Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có bất thường không?

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có phải là bình thường không? Hay là đang báo hiệu bệnh trạng gì ở bé? Cha mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

1. Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng là do đâu?

Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt thì đây là hiện tượng bình thường, con vẫn khỏe mạnh. Còn nếu nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm; nguyên nhân có thể thuộc về chế độ dinh dưỡng và bệnh lý, bao gồm:

1.1  Các nguyên nhân về dinh dưỡng

Khi uống không đủ nước hoặc bú không đủ sữa; nước tiểu trẻ sơ sinh dễ trở nên cô đặc, có mùi khai và có màu vàng sẫm. Để con bú đủ sữa, mẹ nên lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: Cho con bú ít nhất 8 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần không được quá 6 tiếng; cứ làm như thế liên tục trong ít nhất 6 tuần đầu tiên. Cho bé bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên; tổng cộng là 20 phút/lần bú. 
  • Đối với trẻ sơ sinh bú bình: Cho trẻ bú bình sau mỗi 2 đến 3 giờ hoặc khi bé có vẻ đói. Mỗi lần cho bé bú khoảng 30-60 ml trong thời gian đầu, rồi sau đó tăng lên 60-90ml. 

Ngoài ra, việc mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vào thì nước tiểu sẽ có màu vàng. 

>> Xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo từng tháng

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Vàng da sơ sinh là tình trạng điển hình nhất khiến cho màu sắc nước tiểu có màu vàng ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này rất phổ biến ở bé sơ sinh; đặc biệt là những trẻ sinh non.

Bên cạnh đó, việc nước tiểu trẻ có màu vàng kèm mùi khai có thể là do mắc các bệnh lý sau:

  • Viêm gan do virus, thuốc …: Gan có nhiệm vụ lọc và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bị tổn thương do bệnh lý như viêm gan có thể gây suy gan cấp tính; dẫn đến những triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, nổi chấm xuất huyết, rối loạn đông máu…
  • Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: Đây là bệnh liên quan đến tế bào máu (hồng cầu), có tính di truyền; do thiếu men G6PD (men này giúp ngăn hồng cầu không bị vỡ) và bệnh lý Hemoglobin bất thường.
  • Tắc nghẽn đường mật: Tình trạng vàng da thường từ sau sinh và kéo dài đến 2-3 tháng tuổi; nước tiểu sậm màu, tiêu phân bạc màu (màu trắng như phân cò). Trong trường hợp này; trẻ cần phẫu thuật sớm vì có thể diễn tiến đến suy gan và xơ gan
  • Nhiễm trùng gây mất nước: Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng như ói, tiêu chảy; lượng nước trong cơ thể sẽ giảm. Do đó, nước tiểu sẽ cô đặc bù lại và có màu vàng sậm. Nguyên nhân khác có thể do nhiễm trùng tại đường tiểu. Đối với trẻ nhỏ thường có sốt cao, bỏ bú, quấy khóc; nhất là khi đi tiểu, nước tiểu có màu vàng hay đỏ…
  • Thuốc: Một số loại thuốc mẹ uống vào có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở một số bệnh lý chuyển hóa.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng
Nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm là do bệnh lý như viêm da, viêm gan, tán huyết bẩm sinh,…

2. Cách đoán bệnh lý qua sắc độ nước tiểu của trẻ sơ sinh

Tình trạng nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm cũng không đáng phần lo ngại vì nguyên nhân do trẻ mắc bệnh lý cũng không thường gặp. Bên cạnh nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng; mẹ cũng nên tham khảo thêm một số màu sắc nước tiểu khác để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con:

  • Nước tiểu màu vàng nhạt: Màu nước tiểu bình thường phụ thuộc vào lượng sắc tố gọi là “urochrome” được pha loãng trong nước tiểu. Nếu trẻ được bổ sung đủ lượng sữa mẹ hoặc nước (đối với trẻ trên 6 tháng); chất này sẽ loãng hơn làm nước tiểu có màu vàng nhạt. 
  • Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng sẫm: Ngược lại với vàng nhạt, khi trẻ bú không đủ hay bị mất nước; sẽ làm nước tiểu cô đặc có màu vàng sậm. Bên cạnh đó, nếu phần trên trán của bé phồng hoặc lõm sâu; đây là dấu hiệu cơ thể bé thiếu nước trầm trọng. Mẹ cần bổ sung đủ dịch kịp thời cho con.
  • Nước tiểu màu đậm như trà đặc: Không đơn giản chỉ là thiếu nước, khi trẻ đi tiểu có màu trà đặc, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận… Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
  • Nước tiểu trẻ màu đỏ hoặc hồng: Nước tiểu màu hồng/đỏ có thể là do bé ăn các thực phẩm có các màu này như thanh long ruột đỏ, mâm xôi, củ dền,… Hoặc cũng có thể do trẻ tiểu ít, tiểu ra máu, nhiễm độc chì, hoặc thủy ngân làm nước tiểu trẻ sơ sinh màu hồng.
  • Nước tiểu màu cam, đỏ hoặc nâu: Đây có thể do nước tiểu của trẻ sơ sinh dính máu. Trên thực tế, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đi tiểu có máu có thể do dịch tiết âm đạo ở bé gái hoặc cắt bao quy đầu ở bé trai. Tuy nhiên, đây còn là biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận. Do đó, tốt hơn hết là cha mẹ cho bé đi kiểm tra với bác sĩ.
  • Màu xanh lam, xanh lục và nâu: Nguyên nhân nước tiểu của trẻ có màu này có thể là do màu thực phẩm, tác dụng của thuốc.

 

nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng
Cha mẹ phải làm gì khi nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm

 

3. Cần làm gì khi nước tiểu bé có màu vàng sẫm?

Khi đã biết nguyên nhân nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng sẫm là do trẻ uống ít nước, thiếu sữa; mẹ nên bổ sung đầy đủ dịch cho bé. Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tăng cường cho bé bú sữa. Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung nước hoặc uống nước điện giải

Nhưng tuyệt đối không được cho bé uống quá nhiều nước; hoặc sữa vì có thể làm trẻ ngộ độc nước, nôn ói.

Nếu sau khi đã giúp trẻ sơ sinh bú đủ mà nước tiểu vẫn vàng sẫm; có thể kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ. Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện nhi để được chẩn đoán bệnh sớm.

Ngoài quan sát nước tiểu, mẹ xem thêm về màu sắc phân của trẻ sơ sinh. Đồng thời, hiểu tần suất đi ngoài của bé qua từng tháng tuổi:

[key-takeaways title=”Tóm lại”]

  • Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng nhạt là hiện tượng bình thường do trong nước tiểu có sắc tố “urochrome” làm vàng nước tiểu.
  • Nhưng nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm thì có thể là do trẻ đang bị thiếu nước, uống không đủ sữa. Những lúc này, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước và sữa cho trẻ.
  • Còn nếu nước tiểu trẻ vàng sẫm, kèm theo những triệu chứng khác như vàng da, tiêu phân bạc màu hay tiêu chảy, sốt, ọc sữa liên tục, bụng chướng, lừ đừ… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các bệnh viện ngay.

[/key-takeaways]