Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng bú và cách xử lý

“Lật tẩy” nguyên nhân trẻ biếng bú hoặc đột ngột từ chối bú sữa

Để “đọc vị” được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đột ngột biếng bú, không chịu bú là một việc không hề dễ dàng. Nếu mẹ cũng đang gặp phải tình huống này và đau đầu không biết lý do tại sao, vậy hãy thử quan sát để xem có phải là do những nguyên nhân sau đây không nhé!

Trẻ bị ốm hoặc đang cảm thấy không khỏe [1]

Khi thấy trẻ biếng bú, bỏ bú, không chịu bú, mẹ hãy xem thử trẻ có đang bị đau ở miệng hay không. Một số trẻ đang trong quá trình mọc răng, bị tưa lưỡi hoặc bị nổi mụn rộp ở miệng… có thể biếng bú. Bên cạnh đó, việc đau nhức do tiêm chủng đôi khi cũng có thể khiến bé khó chịu, gây ra tình trạng tương tự. Ngoài ra, trẻ biếng bú cũng có thể là do trẻ đang bị cảm, nghẹt mũi nên thấy khó thở khi bú hoặc trẻ đang bị nhiễm trùng tai gây đau khi bú hoặc nằm nghiêng.

Trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, táo bón… có thể khiến bụng bé thấy khó chịu và không muốn bú [1], [2]. Nếu bé đang dùng sữa ngoài, một nguyên nhân mẹ nên lưu ý là có thể bé biếng bú do hệ tiêu hóa đang gặp “rắc rối” với đạm biến tính có trong công thức sữa bé đang dùng [3].

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, đặc biệt là đạm trong sữa mẹ sẽ dễ tiêu hóa và hấp thu nhất [3]. Trong trường hợp con dùng sữa ngoài, mẹ sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến chất lượng đạm sữa. Bởi đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu trong quá trình sản xuất trải qua quá trình gia nhiệt nhiều lần, đạm sữa sẽ bị biến đổi cấu trúc, trở thành đạm sữa vón cục, khó tiêu. Khi đi vào cơ thể bé, đạm biến tính này mất nhiều thời gian để tiêu hoá hơn nên khiến trẻ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, táo bón… dẫn đến việc bụng trẻ khó chịu, quấy khóc và bỏ bú.

trẻ sơ sinh biếng bú

Vấn đề về dòng sữa

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng bú, không chịu bú cũng có thể đến từ các yếu tố bên ngoài như việc dòng sữa chảy quá mạnh hay quá yếu. Nếu dòng sữa chảy yếu, chậm, bé sẽ “lười” bú vì tốn nhiều sức mà sữa chảy vào miệng lại khá ít. Tuy nhiên, nếu tốc độ dòng sữa xuống quá nhanh, bé có thể sẽ bị nghẹt thở, ọc, trớ sữa hoặc nuốt nhiều không khí trong lúc bú. Việc này cũng có thể gây khó chịu ở bụng bé, từ đó khiến bé không muốn bú [4], [5].

Mùi hương cơ thể hoặc vị sữa bất thường

Những tiếp xúc gần gũi hàng ngày giữa mẹ và bé trong lúc bú mẹ lâu dần đã khiến bé quen thuộc với mùi hương trên người mẹ và hình thành cảm giác an toàn. Chính vì thế, những thay đổi về mùi hương do xà phòng, nước hoa hoặc kem dưỡng da trên cơ thể mẹ có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm, chưa kịp thích ứng với mùi hương mới, và có thể khiến bé tạm thời “mất hứng thú” đối với việc bú sữa. Ngoài ra, việc mẹ dùng thuốc hay thay đổi chế độ ăn cũng có thể khiến sữa mẹ tiết ra có mùi vị lạ, gây cho bé sự hoang mang, lạ lẫm dẫn đến tình trạng biếng bú, bỏ bú [1], [2].

Trẻ bị phân tâm khi bú sữa

Bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi thường bắt đầu nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh, do đó những tiếng ồn từ tivi, điện thoại hoặc cuộc đối thoại của những người bên cạnh rất dễ khiến bé bị phân tâm và khó tập trung bú trọn vẹn một cữ sữa. So với những vấn đề trên, bé biếng bú do nguyên nhân này thường không khiến ba mẹ quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để điều chỉnh thói quen và hành vi của bé tốt hơn [6].

Mách mẹ bí quyết “hữu dụng” để xử lý tình trạng trẻ biếng bú

Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là việc bé biếng bú, bỏ bú xảy ra vì rất nhiều nguyên do, đó không phải là lỗi của mẹ và mẹ cũng không cần quá lo lắng, áp lực, dẫn đến căng thẳng, gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ [1]. Dựa vào những quan sát cá nhân, sau khi phỏng đoán được nguyên do, mẹ có thể tùy từng trường hợp mà áp dụng các biện pháp dưới đây:

Duy trì việc cho bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đột ngột biếng bú, không chịu bú, mẹ hãy thử kiểm tra lại chế độ ăn uống gần đây của mình xem liệu có sự thay đổi về thực phẩm hay loại thuốc không, do chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa của mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý sử dụng nước hoa hay xà phòng tắm dịu nhẹ để bé cảm thấy thoải mái hơn khi bú [1].

Những trường hợp bé biếng bú do mọc răng hay tiêm chủng chỉ là tạm thời, mẹ không cần quá lo lắng. Trong thời gian này dù bé có khó chịu, không chịu bú, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì việc cho bú, vì đây cũng là một trong những liệu pháp giúp bé giảm đau nhức sau khi tiêm vaccine [7], [8].

Nếu bé đang gặp một số các vấn đề về sức khỏe, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, hầu hết các trường hợp mẹ thường được khuyến khích duy trì việc cho bé bú vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong thời điểm này. Trong sữa mẹ có chứa đạm mềm tự nhiên đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp một nguồn kháng thể giúp bảo vệ bé tốt hơn trước các bệnh truyền nhiễm [9].

Trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng sữa ngoài biếng bú, không chịu bú, mẹ có thể nghi ngờ “thủ phạm” là đạm biến tính và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đổi công thức sữa dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt của bé. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh với đạm mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ sở hữu quy trình Xử Lý Nhiệt Chỉ 1 Lần, giúp bé cải thiện các vấn đề tiêu hoá gây ra tình trạng biếng bú ở trẻ. Đặc biệt, bên cạnh quy trình Xử Lý Nhiệt Chỉ 1 Lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp “êm dịu” đường tiêu hóa, cho bụng con êm, tròn giấc, mẹ cũng nên chọn nguồn sữa mát chất lượng từ giống bò Hà Lan thuần chủng cùng vị thanh nhạt dễ uống, phù hợp với khẩu vị và kích thích bé uống sữa ngon miệng.

[summary title=”Friso Gold – Mạnh mẽ từ bên trong để phát triển không ngừng”]

Friso Gold là nguồn sữa mát được chọn lọc tại những trang trại ở Hà Lan của Friso, với quy trình vận chuyển và bảo quản tối ưu không quá 4°C để đảm bảo độ thanh khiết nhất của sữa khi đến nhà máy. Trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt để tạo ra nguồn dinh dưỡng chất lượng, Friso Gold giúp bé:

  • Tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, bé êm bụng, ngon giấc và cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ sở hữu quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên trong sữa.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa của bé nhờ hàm lượng chất xơ GOS cao 
  • Hương vị sữa thanh nhạt, tự nhiên vì không chứa đường sucrose giúp bé dễ uống, giảm nguy cơ sâu răng, béo phì ngay từ những năm tháng đầu đời.

[/summary]

Tiếp cận các phương pháp cho bú khác nhau

Theo từng giai đoạn phát triển, hầu hết các bé sơ sinh sẽ dần dần hình thành thói quen bú sữa nhưng tần suất bú thường sẽ khác nhau tùy vào thời điểm. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến nghị mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, mỗi khi bé có dấu hiệu đói, không nên ép bé bú [10].

Mẹ có thể thay đổi thời điểm cho bú hoặc tư thế cho bú để tìm ra tư thế khiến bé thoải mái nhất [1]. Nếu bé tiếp tục từ chối ti, mẹ có thể vắt hay pha sữa ra ly rồi đút từng muỗng cho bé hoặc hỏi ý kiến chuyên gia y tế biện pháp để điều chỉnh dòng sữa nhằm giúp bé bú được thoải mái hơn [11], [12].

Tạo không gian tiếp xúc thoải mái

Đôi khi việc tiếp xúc da kề da sẽ làm bé cảm thấy hứng thú hơn với việc bú sữa. Mẹ có thể xem xét xem liệu trẻ có cảm thấy thoải mái và chịu bú hơn khi cùng mẹ ngâm nước ấm hoặc khi nằm sấp áp lên ngực mẹ hay không [1]. Đồng thời, mẹ hãy cố gắng tạo ra một không gian phù hợp để bé có thể tập trung hơn vào việc bú sữa, chẳng hạn như cho bé bú trong phòng riêng, tránh xa sự làm phiền của tiếng ồn [6].

Tóm lại, bố mẹ không nên quá lo lắng với việc bé biếng bú, bỏ bú mà nên bình tĩnh xem xét các trường hợp để nhanh chóng phát hiện và đáp ứng nhu cầu của bé. Nếu việc bé biếng bú kéo dài hơn một vài ngày và mẹ nhận thấy tã bé ít ướt hơn bình thường hoặc mẹ cảm thấy bất an vì một lý do nào đó, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách xử trí cho phù hợp [1].

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hiểu rõ nguyên nhân để bớt lo lắng khi lần đầu thấy bé ọc, trớ sữa

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ,

Bé nhà em hiện đã gần 3 tháng tuổi. Mỗi lần cho bé bú no, em thấy bé trào một ít sữa ra miệng. Tình trạng này diễn ra khá nhiều lần trong ngày nên em rất lo lắng. Em có hỏi mẹ thì bà nói đây là tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ọc sữa, trớ sữa nhiều lần trong ngày rất thường gặp nên không cần lo. 

Xin bác sĩ giải đáp giúp em là mẹ em nói như vậy có đúng không? Vì sao trẻ sơ sinh trớ sữa thường xuyên như vậy? Ọc, trớ một lượng sữa ra ngoài sau khi bú có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé không và làm sao để bé bớt gặp phải tình trạng này sau khi bú? Cám ơn bác sĩ nhiều!

Trần Minh Thư, 31 tuổi, Quận 9, TP.HCM

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn Minh Thư,

Với câu hỏi vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ọc, trớ sữa nhiều lần trong ngày cũng như cách khắc phục để trẻ bớt ọc, trớ sữa, bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, chuyên ngành Nội tổng quát – Hồi sức cấp cứu giải đáp như sau: 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ọc, trớ sữa nhiều lần trong ngày

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị trào một ít sữa ra miệng sau khi bú là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, với những ai mới lần đầu làm cha mẹ, lần đầu thấy tình trạng này, đặc biệt là khi tình trạng này diễn ra nhiều lần trong ngày thì không khỏi hoảng hốt, lo lắng, không biết bé có bị gì không và tại sao bé lại bị như vậy. Với thắc mắc này, bác sĩ xin giải đáp như sau: 

Đầu tiên, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị ọc, trớ sữa là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện. Cụ thể, trong giai đoạn đầu đời, dạ dày của bé còn nhỏ, nằm ngang, cơ vòng thực quản nằm tiếp giáp đoạn trên dạ dày có tác dụng ngăn ngừa sự trào ngược thức ăn vẫn còn yếu. Do đó, việc trẻ bú no có thể gây áp lực lên bụng cũng như cơ vòng thực quản khiến cơ này mở ra và khiến bé bị trớ, ọc sữa. [1], [2]

Ngoài ra, bé bị trớ, ọc sữa nhiều lần trong ngày cũng có thể là do: [2]

  • Bé bú không đúng tư thế, bú sai khớp ngậm khiến bé nuốt nhiều không khí khi bú
  • Bé bú quá nhiều, thời gian giữa các cữ bú quá ngắn
  • Mẹ cho bé nằm ngay hoặc cho bé chơi các trò chơi vận động mạnh sau khi bú xong
  • Mẹ không vỗ ợ hơi cho bé
  • Bé quấy khóc thường xuyên.

Nếu bú sữa mẹ, bé sẽ được bổ sung nguồn dinh dưỡng với đạm mềm tự nhiên, dễ tiêu, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Do đó, đối với các bé dùng sữa ngoài, “thủ phạm” khiến trẻ bị ọc, trớ sữa có thể là do công thức sữa bé dùng có chứa thành phần đạm biến tính, gây kích thích hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Nguyên nhân là bởi đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nên nếu trong quá trình sản xuất, đạm sữa trải qua gia nhiệt nhiều lần sẽ dễ bị biến đổi cấu trúc thành đạm vón cục, biến tính. Khi vào cơ thể bé, đạm biến tính khiến thời gian sữa tiêu hóa trong dạ dày lâu hơn, từ đó gây nên tình trạng trớ, ọc sữa… Do đó, trong trường hợp cần phải lựa chọn công thức sữa cho trẻ, mẹ hãy ưu tiên chọn sữa có nhiều thành phần đạm mềm tự nhiên, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu.

Ọc, trớ sữa thường xuyên có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không?

Ọc, trớ sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp [1], [3]. Theo thống kê, có đến ⅔ trẻ nhỏ gặp phải tình trạng ọc, trớ sữa trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ “thoái lui” khi trẻ lớn lên nhờ cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần.  Do đó, nếu bé dưới 6 tháng tuổi, 1 ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng đây chỉ là hiện tượng trào ngược sinh lý nên mẹ không cần quá lo. [4]

Tuy nhiên, dù vậy, mẹ cũng cần chú ý theo dõi, xác định nguyên nhân trẻ bị trớ, ọc sữa và tìm cách khắc phục. Bởi nếu tình trạng trớ, ọc sữa diễn ra quá thường xuyên có thể khiến bé khó chịu, lâu ngày dẫn đến biếng ăn, biếng bú, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, mẹ cũng sẽ cần phân biệt giữa tình trạng trớ, ọc sữa và tình trạng nôn ói ở trẻ. Ọc, trớ sữa là tình trạng bé chỉ trào một ít sữa ra miệng, có thể kèm theo ợ hơi còn nôn ói xảy ra khi trẻ phun mạnh dòng sữa ra ngoài kèm theo co thắt mạnh ở bụng, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Ngoài ra, trong chất nôn của bé cũng có thể lẫn máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng, nếu thấy bé có các biểu hiện này thì mẹ cần đưa bé đi thăm khám ngay. [2]

Giải pháp giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bớt ọc, trớ sữa thường xuyên trong ngày

Để giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bớt trớ, ọc trớ sữa thường xuyên trong ngày, bác sĩ khuyên mẹ nên cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong những ngày tháng đầu đời để giúp hệ tiêu hóa của con “làm việc” trơn tru, ít “áp lực”. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bởi sữa mẹ giàu đạm mềm, nhỏ tự nhiên, giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu và do đó bé sẽ ít gặp các vấn đề về tiêu hóa như trớ, ọc sữa. 

Trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú, hãy ưu tiên lựa chọn cho bé một công thức sữa giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh với đạm mềm nhỏ tự nhiên. Đạm sữa có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé. Thế nhưng, đạm sữa lại vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu trong quá trình sản xuất trải qua quá trình gia nhiệt nhiều lần, đạm tự nhiên ban đầu sẽ bị biến đổi cấu trúc thành đạm vón cục, khó tiêu. Khi bé uống sữa, đạm khó tiêu đi vào cơ thể sẽ ở trong dạ dày lâu hơn và dẫn đến việc bé dễ bị trớ, ọc sữa. Do đó, nếu phải cho bé dùng sữa ngoài, mẹ hãy đặc biệt chú ý đến đạm trong công thức sữa và ưu tiên lựa chọn những công thức sữa có quy trình Xử Lý Nhiệt Chỉ 1 Lần. Bởi quy trình này sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, từ đó giúp quá trình tiêu hóa sữa trong cơ thể bé diễn ra dễ dàng và bé tránh được tình trạng trớ, ọc sữa thường xuyên. Ngoài ra, công thức sữa mà mẹ chọn cũng cần “êm dịu” đường ruột, giúp bé êm bụng, êm giấc cùng hương vị thanh nhạt để bé ăn ngon miệng hơn.

[summary title=”Friso Gold – Mạnh mẽ từ bên trong để phát triển không ngừng”]

Friso Gold là nguồn sữa mát được chọn lọc tại những trang trại ở Hà Lan của Friso, với quy trình vận chuyển và bảo quản tối ưu không quá 4°C để đảm bảo độ thanh khiết nhất của sữa khi đến nhà máy. Trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt để tạo ra nguồn dinh dưỡng chất lượng, Friso Gold giúp bé:

  • Tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, bé êm bụng, ngon giấc và cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ sở hữu quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần bảo toàn đến hơn 90% đạm mềm, nhỏ tự nhiên trong sữa.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa của bé nhờ hàm lượng chất xơ GOS cao 
  • Hương vị sữa thanh nhạt, tự nhiên vì không chứa đường sucrose giúp bé dễ uống, giảm nguy cơ sâu răng, béo phì ngay từ những năm tháng đầu đời.

[/summary]

Ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng, mẹ cũng có thể thử một số lời khuyên khi chăm sóc bé từ bác sĩ để giúp con bớt ọc, trớ sữa: [1], [2]

  • Điều chỉnh tư thế cho bé bú. Khi cho bé bú, mẹ cần lưu ý các điểm “then chốt” như đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng; toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ; mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú; đối với trẻ sơ sinh, mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông trẻ. [5]
  • Tránh cho bé bú quá nhiều trong một lần. Thay vào đó nên chia nhỏ các cữ bú để bé hấp thu dễ dàng hơn.
  • Không để bé nằm ngay sau khi bú hoặc cho bé chơi các trò chơi vận động nhiều ngay sau cữ bú.
  • Vỗ ợ hơi cho bé trước mỗi lần chuyển sang cho bú bên ngực còn lại và sau khi cho bé bú xong bằng cách bế em bé ở tư thế thẳng đứng với phần lưng của bé hướng ra ngoài. Lúc này, cằm của bé sẽ đặt trên vai mẹ. Sau đó, mẹ dùng một tay để bế con và tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng trẻ. 

Tóm lại, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị trớ, ọc sữa là tình trạng thường gặp và nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện cũng như cách chăm sóc, chọn công thức sữa cho bé chưa phù hợp. Khi con gặp tình trạng này, mẹ cũng đừng quá hoảng hốt hay lo lắng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, theo dõi các biểu hiện của bé và thử một số biện pháp kể trên mà bác sĩ chia sẻ nhé!

Trân trọng!