Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé xì hơi nhiều, mẹ có cần phải lo lắng?

Mẹ sau sinh vốn có rất nhiều lo toan; từ việc chăm cho bé bú, thay tã, đến thích nghi với thời gian ngủ của bé. Nhiều mẹ cũng lo lắng khi thấy bé xì hơi nhiều lần; không biết em bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không, có tốt không. Cùng MarryBaby tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này mẹ nhé.

1. Tình trạng xì hơi nhiều của trẻ sơ sinh là gì?

Tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ em và trẻ sơ sinh đều xì hơi mỗi ngày; thường là vài lần một ngày. Xì hơi là hoàn toàn bình thường và lành mạnh đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, có một số lý do khiến đôi khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn người lớn.

Nếu bé xì hơi nhiều, có thể do bụng của bé đang bị nhiều hơi hơn bình thường. Quá nhiều hơi đôi khi có thể làm cho trẻ sơ sinh của mẹ rất khó chịu và bực bội. Em bé có thể quấy khóc khi bị đầy hơi. Xì hơi là một giải pháp đáng hoan nghênh cho trẻ sơ sinh (và người lớn); vì trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể giúp loại bỏ căng thẳng do hơi tích tụ.

Tình trạng xì hơi của trẻ là gì?
Trẻ sơ sinh thường xì hơi nhiều hơn người lớn vì những lý do khác nhau.

2. Lý do khiến bé xì hơi nhiều lần

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị xì hơi nhiều; và trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.

2.1. Do tư thế bú sai cách hoặc chế độ ăn uống của mẹ

Cách mẹ cho trẻ sơ sinh bú có thể ảnh hưởng đến việc bé xì hơi nhiều. Nếu mẹ không cho trẻ ợ hơi đủ sau mỗi lần bú; thì khí còn sót lại sẽ thoát ra; và bé sẽ xì hơi nhiều.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể nuốt nhiều không khí khi bú sữa. Một số trẻ bú sai tư thế, ngậm không chặt; và hút thêm không khí khi chúng cố gắng bú sữa lâu.

Hãy đảm bảo cho bé bú đúng với khớp ngậm bú sâu (hay còn gọi là chốt sâu); đây là khi toàn bộ núm vú và quầng vú nằm trong miệng của trẻ; với núm vú được đặt ở phía sau vòm miệng, gần họng của em bé. Lưỡi của em bé che hàm dưới, bảo vệ núm vú khỏi bị hư hại.

Những thay đổi trong chế độ ăn uống của mẹ có thể dẫn đến những thay đổi về tiêu hóa và hơi trong bụng của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh quấy khóc hoặc phản ứng mạnh đối với món ăn của mẹ; mẹ có thể thử đổi những món ăn khác để xem bé có cải thiện tình trạng xì hơi nhiều hay không?

>> Mẹ có thể muốn tìm hiểu: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

2.2 Trường hợp trẻ xì hơi nhiều có thể do sử dụng sữa công thức

Mẹ có thể chú ý đến bọt bong bóng sữa; và vị trí khi cho trẻ bú bình. Sau khi lắc sữa công thức, hãy để nó lắng xuống trước khi cho trẻ ăn để giảm bọt khí trong hỗn hợp; và tránh trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều.

Trong khi bé ăn, hãy đảm bảo rằng mẹ đã đặt đúng vị trí để núm vú có đầy sữa công thức; tránh để quá nhiều không khí lọt vào khi bé bú.

Một số trẻ nhạy cảm hoặc không dung nạp với một số loại sữa công thức có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến bé xì hơi nhiều hơn.

Trường hợp trẻ xì hơi nhiều có thể do sử dụng sữa công thức
Cách mẹ cho bé uống sữa công thức có ảnh hưởng đến tình trạng xì hơi của bé. Ngoài ra, một số bé không dung nạp được sữa cũng xì hơi nhiều hơn.

2.3 Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do hệ tiêu hóa chưa phát triển

Giống như một chiếc động cơ mới; dạ dày và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để khởi động. Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển; và chưa có đủ vi khuẩn tốt để giúp tiêu hóa.

Một số trẻ sơ sinh có lượng hơi trong bụng bình thường; nhưng bé có thể nhạy cảm hơn với khí và cần xả ra nhiều hơn. Mẹ có thể nhận thấy trẻ sơ sinh ưỡn lưng; hoặc làm mặt như đang cố gắng đi vệ sinh để bé xì hơi nhiều.

2.4 Táo bón khiến bé bị xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh không thường bị táo bón; các bé sẽ đi phân mềm. Nhưng một số bé bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm có thể bị táo bón; dẫn đến hiện tượng bé xì hơi nhiều.

Đôi khi trẻ vài ngày mà không ị; đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ. Nếu phân khi đi ngoài vẫn mềm và ẩm, mẹ đừng lo lắng. Tuy nhiên, phân khô và cứng là dấu hiệu của táo bón ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

2.5 Bé quấy khóc nhiều

Khi bé quấy khóc nhiều, bé có thể nuốt rất nhiều không khí. Điều này khiến lượng khí trong cơ thể trẻ bị dư thừa nên bé xì hơi nhiều lần như một cách để giải tỏa.

2.6 Ảnh hưởng của thuốc

Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào; bé xì hơi nhiều lần nó có thể do thuốc làm thay đổi quá trình tiêu hóa của trẻ. Ngay cả một chút thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra nhiều khí và bị xì hơi nhiều lần hơn.

3. Em bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không, có tốt không?

em bé xì hơi nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Nếu trẻ sơ sinh xì hơi dưới 21 lần/ngày, mẹ không cần phải quá lo lắng.

Khi bé bắt đầu bú mẹ, dấu hiệu xì hơi cũng xuất hiện. Khi bé no bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách ợ hay xì hơi; bé sẽ cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn. Nhưng bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Bao nhiêu lần thì là dấu hiệu bình thường?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, bé yêu chỉ nên xì hơi không quá 21 lần. Nếu trẻ sơ sinh xì hơi to hơn bình thường và hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày, hoặc có mùi khó chịu; chứng tỏ bé đang gặp vấn đề tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Để biết bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không; mẹ hãy tìm hiểu thêm những vấn đề như:

  • Đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
  • Thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón
  • Ọc sữa, kém ăn, kém ngủ.

Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé. Nếu mẹ vẫn lăn tăn bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không; hãy đến các bệnh viện và hỏi ý kiến của bác sĩ.

4. Một số giải pháp cha mẹ để tránh tình trạng bé xì hơi nhiều

4.1 Cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ nhi khoa

Với trẻ dưới 6 tuần tuổi bị xì hơi nhiều và không đi ngoài trong vài ngày; cha mẹ nên cho con đi khám ngay. Trẻ hay xì hơi có thể liên quan đến một số vấn đề sức khoẻ chẳng hạn như:

  • Trẻ bị sốt cao.
  • Người bé mẩn đỏ.
  • Bé nôn những thức ăn đã ăn.
  • Căng tức hoặc chướng bụng.
  • Quấy khóc nhiều sau khi ăn, hoặc bỏ bú…
  • Nhiều trường hợp bé bị táo bón, phân cứng và khó đi ngoài.

4.2 Các biện pháp khác

Sau khi mẹ đã cho trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều đi khám bác sĩ; mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp ở nhà như:

  • Cho bé bú đúng tư thế. Khi cho con bú, mẹ nhớ luôn giữ đầu bé cao hơn so với bao tử. Bằng cách này sữa sẽ trôi xuống đáy bao tử; còn khí thừa sẽ nằm ở trên; dễ dàng để bé ợ ra hơn.
  • Lựa chọn bình sữa. Nếu bé bú bình, mẹ hãy lựa chọn loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc và ngăn bé nuốt hơi. Khi cho bú bình sữa cũng phải nâng hơi dốc.
  • Giúp bé ợ hơi. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ; bàn tay mẹ đỡ lấy cằm bé; và mẹ dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu mẹ đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
  • Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé không nên quá lâu; và không thực hiện ngay sau bữa bú. Nhưng dành thời gian tập nằm sấp có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Mẹ cũng có thể mát-xa bụng cho bé bằng cách dùng cách đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng; và di chuyển theo vòng chiều kim đồng hồ để giúp bé thoát khí. Tuy nhiên, thời gian nằm sấp nên có sự theo dõi sát của ba mẹ để đảm bảo an toàn cho bé.

Hy vọng mẹ đã hiểu hiện tượng bé xì hơi nhiều; và trả lời được câu hỏi em bé xì hơi nhiều có tốt không. Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có bình thường không?

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; phát ra tiếng lớn và có mùi khó chịu. Đây có thể là các vấn đề của các triệu chứng như: táo bón, đầy hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để lý giải được nguyên nhân và có cách xử lý hiện tượng này mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều có sao không?

Đánh rắm hay xì hơi chẳng phải là hiện tượng lạ gì ở cả trẻ em và người lớn. Đó đơn thuần chỉ là sự “lên tiếng” của hệ tiêu hóa mà thôi. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là bình thường hay bất thường. Mẹ nên đếm số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi con có biểu hiện như thế nào.

[key-takeaways title=”Vậy trẻ sơ sinh xì hơi, đánh rắm nhiều có sao không?”]

Trẻ sơ sinh mà xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày có thể được xem như điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng làm cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

[/key-takeaways]

Khi nào trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều và to là dấu hiệu bất thường? Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng; nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay xì hơi, đánh rắm nhiều và to?

Nguyên nhân có thể là do thức ăn của mẹ, thức ăn của trẻ hoặc đôi khi là những yếu tố đến từ bên ngoài. Bởi vì trẻ sơ sinh thật sự rất nhạy cảm. Nên để nắm bắt đúng nguyên nhân; mẹ chỉ có thể quan sát con thật kỹ và ghi lại những dấu hiệu.

Dưới đây là những lý do khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to, cha mẹ cần lưu ý:

2.1 Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều vì thức ăn của mẹ

Nếu mẹ ăn uống nhiều thực phẩm có caffeine như cola, trà, cà phê và sô-cô-la… Hay những món ăn có nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa của con cũng bị ảnh hưởng. Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để nguồn sữa được tinh khiết, giúp nuôi dưỡng bé tốt hơn.

2.2 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì thức ăn của con

Nếu con bú phải nhiều sữa đầu sẽ bị đầy hơi: Bởi vì sữa đầu của mẹ là đợt sữa có nhiều nước và đường lactose. Đây là một chất khó dung nạp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Nên thường thì khi cho con bú, mẹ phải nhớ bỏ bớt đi lớp sữa trong chảy ra ban đầu, rồi hãy cho con bú lớp sữa đục và đặc sau đó.

Ăn dặm sớm:  Thật ra hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu mẹ cho trẻ em dặm trước 6 tháng tuổi sẽ khiến con gặp trục trặc trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Điều này dẫn đến trình trạng khó tiêu, đầy hơi và đánh rắm nhiều thường xuyên xảy ra.

Ăn dặm với thực phẩm khó tiêu: Để giúp con dễ làm quen, mẹ hãy cho con ăn thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu để hỗ trợ hệ tiêu hóa dung nạp thức ăn. Đừng cho trẻ ăn cá, thịt hay mỡ động vật ngay trong những lần đầu ăn dặm.

Nước uống trái cây: Những loại nước trái cây như cam, quýt là loại thực phẩm tạo bọt khí nhiều trong dạ dày. Vì thế, nó khiến trẻ bị đầy hơi và đánh hơi nhiều.

Ăn dặm phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua; sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề “trục trặc”.

2.3 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều vì bú không đúng tư thế

tư thế bú không đúng
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều vì bé hút nhiều không khí khi bú mẹ

Khi con bú không đúng tư thế hoặc thiết kế bình sữa không có chỗ thoát hơi sẽ dẫn đến bé nuốt nhiều không khí. Vì thế, cơ thể sẽ tống khí dư thừa trong hệ tiêu hóa ra ngoài bằng cách ợ hơi và đánh rắm.

Bởi vậy, mẹ nên cho con bú đúng tư thế, đầu lúc nào cũng nằm cao hơn phần thân. Dù bú mẹ hay bú bình, sau khi bú mẹ cũng cần hỗ trợ cho bé ợ hơi.

>> Mẹ xem thêm: Tư thế cho con bú đúng cách để trẻ sơ sinh không bị sặc sữa, đánh hơi, xì hơi nhiều

2.4 Mẹ uống thuốc kháng sinh làm trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to

Một số loại kháng sinh có thể thông qua sữa mẹ; làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại dẫn đến loạn khuẩn. Việc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sẽ gây khó chịu và sinh khí thừa gây đánh rắm, xì hơi ở trẻ sơ sinh.

2.5 Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều do môi trường sống

Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn khiến con căng thẳng. Điều này là do mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

2.6 Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to do bị táo bón

Trẻ sơ sinh không thường bị táo bón. Chúng thường chảy nước mũi, phân mềm. Nhưng táo bón có thể xảy ra ở một số bé và nhiều khả năng xảy ra hơn nếu trẻ bú sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm.

Nếu trẻ sơ sinh bị đầy hơi, hãy kiểm tra tã của chúng để xem đã được bao lâu rồi kể từ khi bé đi nặng. Đôi khi trẻ có thể đi ị vài ngày mà không ị – đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ. Nếu phân khi đi ngoài vẫn mềm và ẩm, đừng lo lắng – phân khô và cứng là dấu hiệu của táo bón.

[inline_article id=82314]

2.7 Lý do khác khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Bé mệt và khóc nhiều. Khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp với cha mẹ; và khi trẻ sơ sinh khóc; bé đang nuốt rất nhiều không khí; từ đó dẫn đến hiện tượng bé xì hơi nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh chuyển động nhiều. Trẻ sơ sinh mất nhiều thời gian để ngủ. Bé dành nhiều thời gian nằm nghiêng và không thể tự mình di chuyển nhiều. Tất cả những điều này có thể khiến khí tích tụ trong bụng của bé; gây tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

Thuốc men: Nếu em bé đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào; nó có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa của bé. Ngay cả một chút thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra nhiều khí và xì hơi hơn.

Căng thẳng: Trẻ sơ sinh có thể lo lắng và căng thẳng giống như người lớn. Đây cũng là lý do vì sao trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to.

>> Mẹ xem thêm: Những điều cần biết về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé thật tốt!

3. Cách đơn giản giúp trẻ sơ sinh bớt xì hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều không phải là bệnh nên mẹ hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi rắc rối này ngay tại nhà. Một số phương pháp đơn giản mẹ có thể tự làm như sau:

3.1 Massage bụng

Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Massage bụng sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là không nên mát xa ngay sau khi ăn.

3.2 Tư thế đạp xe giúp cho bé ợ hơi

Tư thế đạp xe giúp bé giảm tình tràng xì hơi

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng di chuyển chân bé như thể đang chạy xe đạp. Cách làm này tựa như một bài thể dục giúp con vận động đẩy các hơi khí thừa trong bụng ra ngoài.

[inline_article id=286558]

3.3 Chườm nước ấm giúp xoa dịu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng bé để giúp bé thoải mái hơn. Cách làm này vừa giúp con thư giãn vừa tốt cho hệ tiêu hóa của con được hoạt động trơn tru hơn.

3.4 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của chuyên gia, mẹ có thể cho con uống các loại thuốc hấp thụ khí; hoặc thuốc chống đầy hơi.

(*) Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp tình trạng đánh rắm cực kỳ nghiêm trọng thôi mẹ nhé.

3.5 Cho con đi khám bệnh

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu các con xì hơi nhiều thì cha mẹ cũng không nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện. Thay vào đó, phụ huynh hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có giải pháp cải thiện được tình trạng trên nhé.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng cha mẹ không thể tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và có mùi hôi thối kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến thuyên giảm thì lúc này mẹ nên cho con đi khám bệnh ngay nhé. Bởi vì trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ xì hơi nhiều nhưng không hoặc rất ít khi đi ngoài. Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về hệ tiêu hóa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Hy vọng với những thông tin của MarryBaby cũng cấp sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc hiểu tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều; và nuôi dưỡng con cái tốt hơn. Nếu muốn biết thêm thông tin về những mẹo nuôi con hãy truy cập vào trang MarryBaby các mẹ nhé!