Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng; hoặc nhiều trường hợp trẻ sốt cao nhưng bàn chân, tay lạnh cóng khiến cha mẹ lo lắng. Nên làm gì khi bé bị sốt tay chân lạnh đầu nóng? Mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

1. Hiện tượng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là gì?

Không phải tất cả trường hợp trẻ bị sốt đều đáng lo. Sốt đôi khi chỉ là biểu hiện của cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khi có tác nhân lạ xâm nhập cơ thể; hệ thống miễn dịch của bé sẽ tạo ra các kháng thể ngăn cản sự xâm nhập này. Đồng thời, trung tâm điều nhiệt của hệ thần kinh trung ương sẽ phát tín hiệu cho cơ thể giải thoát nhiệt ra ngoài bằng cách sốt.

1.1 Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng do phản ứng của cơ thể

Khi trẻ có thân nhiệt 38,5 độ được coi là sốt cao và cần phải can thiệp bằng các biện pháp hạ sốt; hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình sốt cao sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng đột ngột; khiến hệ thần kinh trung ương điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da giúp cân bằng thân thiện. Từ đó trẻ có hiện tượng sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.

Nếu trẻ bị sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh là do phản ứng của cơ thể thì không có nguy hiểm; mẹ chỉ cần biết cách chăm sóc là bé sẽ đỡ hơn.

1.2 Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện bệnh viêm màng não

Ngoài dấu hiệu trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng; trẻ bị viêm màng não còn có thể bị tiêu chảy, nôn ói, đau cơ bắp, đau bụng hoặc đau đầu. Đây là trường hợp trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh nguy hiểm; mẹ chú ý đến dấu hiệu bệnh viêm màng não.

trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng kèm tiêu chảy, đau đầu, đau dạ dày, nôn ói,… có thể là do viêm màng não

1.3 Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện của các bệnh khác

Đa phần những trường hợp bé bị sốt cao đều do sự tấn công của các loại virus; vi khuẩn gây bệnh trẻ em như: (1) Bệnh thủy đậu; (2) Sốt siêu vi gây bệnh cúm; (3) Bệnh sốt xuất huyết; (4) Bệnh tay chân miệng

Một số trẻ sơ sinh cũng sốt do mọc răng; cảm nắng; hoặc sốt sau khi tiêm phòng.

Tình trạng trẻ bị sốt tay chân lạnh kéo dài do bệnh lý có thể nguy hiểm; vì gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như co giật, mất nước, rối loạn hô hấp. Nặng hơn thì có thể để lại di chứng não; thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, cách tốt khi gặp trường hợp trẻ bị sốt cao tay chân lạnh; cha mẹ cần mang trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

[inline_article id=281461]

2. Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ sốt chân tay lạnh là do virus đã tấn công vào mao mạch; gây rối loạn vận động mạch; dẫn đến hạ nhiệt độ tứ chi.

Ngoài những triệu chứng thông thường của một cơn sốt như: lừ đừ; thiếu lực; ra mồ hôi nhiều; quấy khóc; nóng ở vùng trán; nách; bụng…, mẹ sẽ nhận thấy tay chân trẻ lạnh toát trong một số trường hợp.

2.1 Các dấu hiệu khác của sốt cha mẹ an tâm rằng con mình không bệnh nặng

Sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên và:

  • Bú sữa tốt.
  • Có màu da bình thường.
  • Vẫn thích chơi đùa với cha mẹ.
  • Trông nhiều năng lượng và mỉm cười.
  • Nhìn bé đỡ mệt mỏi hơn khi nhiệt độ của giảm.

2.2 Dấu hiệu cho thấy trẻ sốt bị chân tay lạnh đầu nóng đang ở tình trạng nguy hiểm

  • Môi và má hồng đỏ.
  • Bé quấy khóc liên tục, mặt tím tái, ra mồ hôi trộm nhiều.
  • Sốt đầu nóng, chân tay trẻ bị lạnh liên tục trong nhiều giờ.
  • Trẻ dần ngưng quấy khóc, lừ đừ và ngủ li bì, cơ thể xìu xuống.
  • Sốt cao liên tục đến ngưỡng 39 độ; không có dấu hiệu giảm sốt dù đã áp dụng nhiều biện pháp.

(*) Lưu ý, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt mẹ cần đưa đi thăm khám bác sĩ ngay tức thì; để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đi bác sĩ
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng dai dẳng, kéo dài trên 2 ngày thì mẹ đưa bé đi bệnh viện ngay nhé

3. Bé bị sốt tay chân lạnh đầu nóng cha mẹ nên làm gì?

3.1 Với trẻ sốt dưới 38ºC

Những trường hợp trẻ sốt dưới 38ºC, mẹ không nên lo lắng quá và cũng không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Đây chỉ là cách cơ thể phản ứng nhằm tạo ra các kháng thể giúp ngăn cản các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể.

Mẹ chỉ cần làm những việc sau:

  • Cho bé uống nhiều nước hơn.
  • Kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và luôn theo dõi thân nhiệt cho trẻ.
  • Giữ cho cơ thể bé sạch sẽ; thoáng mát bằng cách lấy khăn ấm lau khắp cơ thể.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

3.2 Với trẻ sốt từ 38ºC trở lên

Đối với những bé sốt từ 38 đến 38,5 độ C; mẹ cần cho bé uống hạ sốt và tiến hành lau mát cho bé.

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt không hạ, tay chân lạnh, cha mẹ cần đưa bé đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ tiến hành các bước xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân.

Sau khi có được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ, các mẹ cần giữ cho cơ thể bé thoáng mát với những bộ quần áo hút mồ hôi tốt. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm pha một chút chanh và muối rồi lau phần bẹn; nách; bàn tay; bàn chân cho trẻ để giữ ấm phần tay chân.

Chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu
Chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

[key-takeaways title=””]

Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay nếu bé có những triệu chứng sau: sốt, co giật, biếng ăn, da xanh tái, mệt mỏi. Viêm màng não nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

[/key-takeaways]

3.3 Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn không? Câu trả lời là KHÔNG. Mẹ không nên dùng chăn mền ủ bé kỹ; hoặc cho bé mặc quần áo quá dày. Vì khi bé tiết mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể; từ đó dẫn đến các vấn đề hô hấp. Hơn nữa, việc đắp chăn dày cũng có thể làm thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn gây nguy hiểm.

Mẹ cũng không nên:

  • Dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.
  • Pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin khi chưa chỉ định của bác sĩ.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này cần ưu tiên thực phẩm mềm và lỏng để giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ là nên duy trì cho bé ăn đầy đủ chất như đạm; tinh bột; béo và đường. Đồng thời, lượng thức ăn mỗi bữa nên ít và chia thành nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng con bị đầy bụng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung nước cho bé. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm cữ bú và cho con bú mỗi lần nhiều hơn bình thường.

4. Trẻ sốt chân tay lạnh khi nào cần đưa đến bệnh viện?

Trên thực tế, trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nhiệt độ thấp hơn 38ºC; và thường không cần dùng thuốc; trừ khi trẻ khó chịu.

  • Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ 38°C trở lên; hãy đưa đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt tay chân lạnh đầu nóng từ 39°C trở lên; cha mẹ hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Còn những trẻ lớn hơn hãy tính đến con hoạt động quá mức khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Hy vọng với các thông tin về trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu còn thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc con cái hãy đăng nhập vào trang MarryBaby ngay mẹ nhé!