Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy mẹ cần làm gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh.

1. Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần

Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. 

Khi thuốc kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của bé, vi khuẩn Clostridium Difficile (C. difficile) có thể nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát. Vi khuẩn này tạo ra độc tố tấn công niêm mạc ruột gây ra các bệnh đường ruột từ tiêu chảy nhẹ đến viêm ruột (bệnh viêm đại tràng giả mạc), thậm chí gây tử vong. Các loại kháng sinh thường liên quan nhất đến nhiễm trùng C. difficile bao gồm clindamycin, fluoroquinolones, cephalosporin và penicillin.

Ngoài ra, kháng sinh cũng có thể làm thay đổi môi trường đường ruột, khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Các loại kháng sinh khiến trẻ dễ bị tiêu chảy bao gồm:

  • Kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn.
  • Kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn đường ruột.
  • Kháng sinh đường uống.
  • Kháng sinh sử dụng trong thời gian dài.

Có thể thấy, hầu như loại kháng sinh nào cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Vì thế, mẹ nên cân nhắc việc cho trẻ dùng kháng sinh để phòng bệnh nhé! Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tiêu chảy ở trẻ, mẹ có thể xem thêm trên website MarryBaby.

Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là di kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột bé
Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nhiều lần là di kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột bé 

2. Dấu hiệu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy bao gồm:

Tiêu chảy do uống kháng sinh thường bắt đầu từ 2-3 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi ngưng dùng thuốc.

>> Mẹ xem thêm: Theo dõi bảng màu phân của trẻ để chẩn bệnh

2. Cách phân biệt trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh với do ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh dễ bị nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm do có một số biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt:

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy:

  • Trẻ bắt đầu bị tiêu chảy trong vòng 2-3 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
  • Trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh có thể bị đau bụng nhưng không sốt.
  • Tiêu chảy thường tự hết trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng dùng kháng sinh.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm:

  • Trẻ bị tiêu chảy ngay sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc.
  • Trẻ có thể bị nôn, đau bụng, đổ nhiều mồ hôi hoặc sốt.
  • Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như co giật, tiêu chảy ra máu, hoặc suy thận.

>> Mẹ xem thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

4. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

 Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng
 Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể gặp một số biến chứng, bao gồm:

  • Mất nước, điện giải: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ bị mất nước có các các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu ít, co giật, hôn mê.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu chất dinh dưỡng. Trẻ cũng thường ăn ít, chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể, chậm phát triển.
  • Viêm ruột già: Đây là biến chứng hiếm gặp. Viêm ruột già có thể khiến trẻ bị đau bụng, sốt, phân có máu hoặc chất nhầy.

5. Trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài phải làm sao?

Dưới đây là các bước xử lý khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.

5.1 Tiếp tục cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Nếu trẻ sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không có dấu hiệu mất nước, cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ sử dụng kháng sinh theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ. Việc ngừng sử dụng kháng sinh một cách tự ý có thể tạo ra sự kháng kháng sinh và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các men tiêu hóa phù hợp để hỗ trợ trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh có tiêu chảy nặng và mất nước, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp và ngừng sử dụng kháng sinh cho đến khi có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp này, trẻ cần được bù nước, bù điện giải và cân bằng kiềm toan để khắc phục tình trạng mất nước và điều trị tiêu chảy một cách hiệu quả.

5.2 Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải 

Bị tiêu chảy do uống kháng sinh có thể khiến trẻ bị mất nước và điện giải, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu ít. Để bù nước cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước oresol, hoặc nước ép trái cây pha loãng.

>> Mẹ xem thêm: Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

5.3 Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa

 Nên cho trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa
 Nên cho trẻ tiêu chảy do uống kháng sinh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa

Tiêu chảy khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp, hoặc trái cây mềm. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, chẳng hạn như đồ ăn cay, đồ uống có ga, hoặc sữa.

5.4 Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nặng hơn

Trong trường hợp cha mẹ đã thử tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng của trẻ vẫn không đỡ, hãy đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.
  • Trẻ bị sốt.
  • Có máu trong phân.
  • Trẻ mệt mỏi 
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như ít đi tiểu, cáu kỉnh, mệt mỏi và khô miệng.

6. Cách phòng tránh trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Cách phòng tránh trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Để phòng tránh tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định loại kháng sinh phù hợp và liều lượng phù hợp với bé.
  • Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách: Cha mẹ cần cho trẻ uống kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.
  • Không tự ý kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh: Kháng sinh chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. 

Ngoài ra, cha mẹ có thể phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em bằng cách cho trẻ sử dụng vaccine ngừa virus Rota – virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Vaccine ngừa virus Rota là một trong những loại vacxin được khuyến cáo tiêm cho trẻ.

Lưu ý: Chủng ngừa Rota virus phòng ngừa tiêu chảy do Rota không thể phòng ngừa tiêu chảy do các nguyên nhân như kháng sinh hay vi khuẩn.

Hiện nay, vaccine ngừa Rota được chia làm 3 loại, sử dụng theo đường uống, gồm:

  • Vaccine Rotarix (Bỉ): Thuốc được chia làm 2 liều uống, 1.5ml/liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 1,5 tháng tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó ít nhất 4 tuần. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
  • Vaccine Rotateq (Mỹ): Thuốc được chia làm 3 liều uống, 2ml/liều. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 7,5 – 12 tuần tuổi và liều thứ 2 và thứ 3 được uống lần lượt sau đó, cách nhau tối thiểu 1 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 32 tuần tuổi.
  • Vaccine Rotavin-M1 (Việt Nam): Thuốc được chia làm 2 liều uống. Liều đầu được uống khi trẻ đủ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 được uống sau đó 1-2 tháng. Lưu ý phác đồ uống vaccine cần hoàn thành trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.

>> Mẹ xem thêm: 7 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ giúp nâng cao sức khỏe đường ruột

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là một vấn đề cần được quan tâm. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ khi trẻ sử dụng kháng sinh để có thể xử lý kịp thời nếu trẻ bị tiêu chảy.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Đa khoa Quốc tế IVY Health
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Thứ 6, 7h30 – 18h30 | Thứ 7: 7h30 – 17h00
Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0908 710 710
Website: www.ivyhealthvn.com

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị tiêu chảy ở độ tuổi nào cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời; hoặc dùng mẹo dân gian không đúng [3], [4]. Vì vậy, mẹ nên chú ý quan sát phân của bé hàng ngày để phát hiện và can thiệp sớm nhé.

Khi nào trẻ được xem là bị tiêu chảy?

Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi thường có tần suất đi tiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cơ địa của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi tiêu từ 2 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi và sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.

Tiêu chảy ở trẻ thường được xác định khi phân của trẻ chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ mầm bệnh, có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút, thậm chí phát ban [7], [8]. Để dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát một số triệu chứng sau [3], [6]:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác
  • Phân lỏng hoặc như loãng như nước; hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi
  • Phân của trẻ có mùi tanh khó chịu hoặc lợn cợn hơn
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ăn không ngon

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các dấu hiệu bị mất nước. WHO đưa ra một hệ thống phân loại mức độ mất nước do tiêu chảy, gồm 3 mức [9]:

  • Tiêu chảy không mất nước (No Dehydration): Trẻ không mất nước hoặc mất nước rất ít
  • Tiêu chảy mất nước trung bình (Some Dehydration): Trẻ mất một lượng nước trung bình
  • Tiêu chảy mất nước nặng (Severe Dehydration): Trẻ mất nước nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Phân loại tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Có 2 loại: Tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Chúng khác nhau dựa trên thời gian kéo dài và tính chất của triệu chứng [10].

Tiêu chảy cấp (Acute diarrhea) [3], [10]:

  • Thời gian kéo dài: Tiêu chảy cấp xuất hiện và kéo dài trong một thời gian ngắn, thường ít hơn 14 ngày
  • Tính chất: Triệu chứng của tiêu chảy cấp thường là phân lỏng (trên 3 lần/1 ngày) có thể đi kèm với buồn nôn, và nôn mửa
  • Nguyên nhân: Tiêu chảy cấp thường do nhiễm virus hoặc nhiễm độc thực phẩm gây ra

Tiêu chảy mãn tính (Chronic diarrhea) [11], [12]:

  • Thời gian kéo dài: Tiêu chảy mãn tính là khi triệu chứng tiêu chảy kéo dài, xảy ra 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ và kéo dài từ 4 tuần trở lên
  • Tính chất: Tiêu chảy mãn tính thường bao gồm phân lỏng, trẻ tăng tần suất đi tiêu, và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, tiêu chảy đêm, và mất nước
  • Nguyên nhân: Tiêu chảy mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý tiêu hóa, tác động của thuốc, dị ứng thức ăn, hoặc các vấn đề khác về sức khỏe

Việc xác định xem trẻ đang mắc tiêu chảy hay không rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vậy nên, mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng phân của bé để có hướng xử lý kịp thời. Nếu vẫn chưa hiểu rõ màu sắc và kết cấu của phân nói lên điều gì về tình hình sức khỏe của bé, mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Nếu kết quả phân tích phân của bé nhận được không khả quan, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

nguyên nhân

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do đường ruột của bé bị nhiễm trùng virus, vi trùng; hoặc ký sinh trùng. Trong số đó Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ [13], [14].

Ngoài ra, bé bị tiêu chảy kéo dài có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ; chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Với trẻ nhỏ, việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn [13].

Với bé bú mẹ, tình trạng tiêu chảy có khả năng xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ hoặc việc mẹ sử dụng kháng sinh, làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé [16], [17]. Với các bé bú sữa ngoài, việc bảo quản sai cách hoặc pha sữa sai tỷ lệ cũng có thể khiến con bị tiêu chảy [17], [18]. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bé bị tiêu chảy do không tiêu hóa được đạm sữa. Hiện một số công thức sữa trên thị trường có quy trình sản xuất qua nhiều lần gia nhiệt nên khiến đạm sữa bị biến tính. Đây là “thủ phạm” khiến con hay bị tiêu chảy do khi đi vào hệ tiêu hóa của bé, đạm biến tính sẽ bị đông vón, làm con khó tiêu và khó hấp thu.

Do đó khi lựa chọn sữa cho bé, mẹ nên chú ý tìm hiểu quy trình sản xuất để đảm bảo trẻ có thể nhận được nguồn đạm sữa chất lượng nhất. Những loại sữa chỉ trải qua 1 lần gia nhiệt thường tốt hơn cho hệ tiêu hóa trẻ vì sẽ giúp hạn chế tình trạng đạm bị biến tính, bảo toàn 90% phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên để đường ruột dễ dàng hấp thu từ đó giảm thiểu tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Bé bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

dấu hiệu

Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không đúng; trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài [3], [19]. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng là [8], [20]:

  • Da khô
  • Miệng khô
  • Nước tiểu vàng sẫm
  • Mắt sâu hơn bình thường
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  • Ít đi tiểu hơn bình thường

Một trong những biến chứng nguy hiểm của trẻ mắc tiêu chảy nặng là suy dinh dưỡng. Ngoài ra một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng; điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao [21], [22].

Điều trị tiêu chảy cho bé như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

  • Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất [23].
  • Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé [8].
  • Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị [8].

Bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa thông qua lời khuyên và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Việc cho bé uống thuốc cần nên nghiêm chỉnh thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ [24].

Bổ sung kẽm

Các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung viên kẽm trong khoảng 10-14 ngày để giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. Kẽm có tác dụng trong việc hồi phục biểu mô ruột, giúp cơ quan tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt; góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của đường ruột vốn đang bị rối loạn trong thời gian bé bị tiêu chảy. Từ đó, sẽ rút ngắn thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm lượng phân, qua đó bệnh nhanh chóng thuyên giảm [25].

Thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau cho bé [26]:

  • Chuối
  • Thịt gà
  • Bánh quy giòn
  • Mì ống
  • Ngũ cốc gạo

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn/uống các thực phẩm sau [26]:

  • Nước ép trái cây
  • Sữa
  • Đồ chiên

Cách chống mất nước cho trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì [23]. Cách cho trẻ tiêu chảy uống nước: [23]

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi uống 50-100ml, sau mỗi lần đi tiêu. Cho trẻ uống ít một và cho uống từng thìa
  • Trẻ lớn trên 2 tuổi cho uống 100-120ml sau mỗi lần đi ngoài. Cho trẻ uống từng ngụm bằng cốc cho tới khi trẻ hết khát
  • Nếu trẻ bị nôn, mẹ hãy đợi 10 phút sau mới tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn cho tới khi ngừng tiêu chảy

Đổi sữa khi nghi ngờ con tiêu chảy do sữa ngoài

Nếu bé bú ngoài hay bị tiêu chảy, mẹ nên xem lại cách bảo quản sữa cũng như cách pha sữa cho bé đã đúng hay chưa. Trường hợp nghi ngờ con tiêu chảy là do công thức sữa con đang dùng chứa đạm biến tính, vậy mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho con.

Để tránh tình trạng tiêu chảy tái diễn, mẹ hãy chọn sữa cẩn thận, xem xét kỹ quy trình sản xuất của từng sản phẩm. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần gia nhiệt để bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp con dễ hấp thu, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột của con đã trở nên mất cân bằng, hại khuẩn bắt đầu chiếm ưu thế. Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé rất quan trọng. Do đó, khi chọn sữa, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần giúp tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn cho bé, điển hình là chất xơ prebiotic chất lượng cao để cân bằng lại vi sinh vật đường ruột, qua đó giúp bé hồi phục tốt hơn khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, sữa nên có vị thanh nhạt, để bé dễ làm quen, bú khỏe và nhận đầy đủ dưỡng chất.

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề sau [8], [27]:

  • Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống nước đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch)
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, núm vú, bát, đĩa, cốc, thìa ăn)
  • Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, nhặng…
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, khi pha chế thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã lót cho trẻ
  • Xử lý đúng cách phân của trẻ tiêu chảy
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi bệnh dễ mắc tiêu chảy

Các thắc mắc thường gặp về chứng tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Tùy theo sự phát triển của bé và việc bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà số lần đi ngoài nhiều ít khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (loại phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường) [28].

Nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần là phân tròn, dạng viên nhỏ, cứng thì trẻ bị táo bón. Ngược lại, bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường [5], [6].

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Nếu bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ kết hợp với chế độ chăm sóc bé bị tiêu chảy kéo dài như ở trên. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho dùng thuốc kháng sinh và đưa con đến bệnh viện để điều trị [8].

Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng phải làm sao?

Nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng thì mẹ không cần lo lắng, vì tính trạng này sẽ kết thúc sau khi quá trình con mọc răng hoàn thành. Mẹ chỉ cần áp dụng các cách chăm sóc bé mọc răng như cho con bú nhiều hoặc uống nhiều nước hơn [29].

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà?

Trứng gà rất giàu chất béo khiến bé khó tiêu lúc bị tiêu chảy, vì vậy mẹ không nên cho con ăn nhé. Lý do là khi bé bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra ít làm giảm hoạt tính men tiêu hóa. Vì vậy việc chuyển hóa chất béo và đường bị rối loạn. Điều này khiến chức năng tái hấp thu nước và dinh dưỡng của ruột non kém. Từ đó dẫn đến việc dinh dưỡng sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì thế nếu mẹ cho con ăn trứng gà lúc này sẽ càng khiến con đi ngoài nhiều hơn.

Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã có thể cập nhật nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa tiêu chảy cho bé yêu. Chúc mẹ chăm bé khỏe và tận hưởng hành trình làm mẹ thật suôn sẻ!