Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ. Nhận biết sớm những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em sẽ tránh những tổn thương nặng nề đến hệ tiêu hóa, đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Hiện tượng đau dạ dày kéo dài làm tổn thương nặng nề ở cơ quan này, gây xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nếu không được chữa dứt điểm, trẻ có nguy cơ bị ung thư dạ dày khi trưởng thành.
Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em thường gặp nhất
1. Trẻ bị đau bụng
Khác với người lớn, đau ở trên hoặc quanh rốn là triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở trẻ em. Cơn đau thất thường, có thể tái đi tái lại nhiều lần, dễ gặp trước hoặc sau ăn.
Đáng chú ý, cơn đau dạ dày thường xuất hiện về đêm, thậm chí, cơn đau có thể khiến trẻ tỉnh giấc. Cơn đau dạ dày có thể âm ỉ nhưng cũng có khi lăn lộn dữ dội, kéo dài vài chục phút đến nhiều giờ liền. Và mỗi đợt đau có thể kéo dài một tuần đến vài tháng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ.
Điều đáng lo ngại là các bậc cha mẹ thường nhầm lẫn cơn đau dạ dày với những cơn đau bụng bình thường hoặc đau bụng giun mà chủ quan, không đưa trẻ đi khám.
Thống kê cho thấy, trong số trẻ nhập viện do đau dạ dày thì 60% trẻ bị đau bụng kéo dài, 30% trẻ đã đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà chưa được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Do đó, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện trong những tình trạng nghiêm trọng như dạ dày đã bị loét sâu, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…
2. Trẻ đầy hơi, ợ chua, khó tiêu
Tuy là dấu hiệu đặc trưng của cơn đau dạ dày ở người lớn, nhưng đầy hơi, ợ chua lại không là triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em phổ biến và khó để trẻ có thể miêu tả triệu chứng này; đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Ợ hơi, ợ chua là hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khi dịch; acid trong dạ dày trào lên thực quản và họng, dễ dẫn đến các cơn ho cho trẻ. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, dạ dày của trẻ sẽ sớm bị viêm loét dạ dày, thậm chí chảy máu.
>> Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu, mẹ ơi phải làm sao?
3. Trẻ biếng ăn, chán ăn – triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em cần lưu ý
Những trẻ bị đau dạ dày thường biếng ăn, chán ăn và chậm tăng cân do trẻ không ăn uống được nhiều mà lại nôn ói thường xuyên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có rất nhiều trẻ biếng ăn do đau dạ dày mà các bậc phụ huynh lại cho rằng trẻ giả vờ đau bụng, nôn ói để không phải ăn.
Do đó, cha mẹ càng tìm cách ép con ăn nhiều hơn thì lại vô tình khiến bệnh dạ dày ở trẻ tiến triển nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là tâm lý của trẻ.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?
4. Trẻ nôn ói, có khi ói ra máu
Nôn ói là những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em; và thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhiều hơn. Trẻ có thể bị nôn, ói nhiều lần, tái đi tái lại. Từ đó, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ của kém đi, khiến trẻ bị chậm lớn, ít tăng cân.
Và đến giai đoạn nặng, bệnh dạ dày có thể gây xuất huyết một mạch máu lớn nào đó, khiến trẻ gặp phải triệu chứng ói ra máu. Nếu xuất huyết nhiều và không được điều trị kịp thời, tính mạng của trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?
5. Trẻ bị xanh xao, hay chóng mặt
Cũng có trẻ viêm loét dạ dày và xuất huyết một cách âm thầm, kéo dài trong nhiều ngày, làm tổn thương mạch máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính.
Do đó, trẻ bị đau dạ dày có thể những dấu hiệu mẹ cần chú ý:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
- Lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt
- Mệt mỏi, thường bị chóng mặt
- Kém phát triển
- Trẻ học không tập trung
6. Trẻ đi phân đen hoặc phân có máu là triệu chứng đau dạ dày nguy hiểm ở trẻ em
Có đến 50% trường hợp nhập viện do xuất huyết tiêu hóa gặp phải tình trạng đi ra phân đen hoặc đi phân ra máu tươi. Tuy vậy, đây lại là một trong những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em rất khó để trẻ hoặc người thân có thể phát hiện ra ngay từ sớm.
Bởi theo các chuyên gia y tế, người châu Á, đặc biệt là người Việt Nam, từ người lớn đến trẻ nhỏ thường không có thói quen nhìn phân, vì vậy khó khai thác được biểu hiện đau dạ dày ở trẻ này ngay từ sớm.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu: 7 nguyên nhân mẹ cần biết và cách xử lý
[inline_article id=79172]
Chế độ ăn uống cho trẻ bị đau dạ dày
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm tiết axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống cho trẻ bị đau dạ dày:
- Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Trẻ bị đau dạ dày vẫn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất.
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thành 5-6 bữa/ngày, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 tiếng. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm cứng, dai, nhiều chất xơ.
- Hạn chế các thực phẩm kích thích dạ dày: Hạn chế các thực phẩm có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây tổn thương niêm mạc dạ dày như thực phẩm chua, thực phẩm cay, nóng, thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, nướng…
- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày: Bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, bao gồm:
- Các thực phẩm giàu chất xơ: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Các thực phẩm giàu protein: thịt nạc, cá, trứng, sữa,…
- Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: trái cây tươi, rau xanh,…
Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn uống theo chế độ trên để giúp trẻ cải thiện tình trạng đau dạ dày và phát triển khỏe mạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em nào kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
[key-takeaways title=””]
[/key-takeaways]