Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Với tình trạng sốt xuất huyết đáng báo động như trên; trẻ em cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, cha mẹ bổ sung kiến thức đầy đủ về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em để phòng ngừa cũng như điều trị cho con kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết (Dengue Fever) là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Virus có thể gây sốt, nhức đầu, phát ban và đau khắp cơ thể.

Sốt xuất huyết ở trẻ em được gây ra bởi 4 chủng virus do muỗi vằn (Aedes aegypti) lây lan. Loại muỗi này phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới.

Muỗi vằn gây ra sốt xuất huyết ở trẻ bằng cách đốt người mang virus sốt xuất huyết. Sau đó, muỗi vằn sẽ đốt đồng thời truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể trẻ em.

Trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết không? Câu trả lời là CÓ. Trẻ sơ sinh có mẹ từng bị sốt xuất huyết có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn. Nếu gia đình đang sống hoặc đang đi du lịch đến khu vực có dịch sốt xuất huyết; chỉ cần vết cắn của một con muỗi bị nhiễm bệnh là trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm bệnh.

sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

2. Dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bao gồm:

[key-takeaways title=”Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em:”]

  • Trên người dễ bị bầm tím.
  • Phát ban trên hầu hết cơ thể.
  • Sốt cao, có thể cao tới 40° C.
  • Chảy máu mũi hoặc nướu răng.

[/key-takeaways]

Thỉnh thoảng bé bị nóng đầu không phải do sốt mà là vì một số nguyên nhân khác. Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì, nguyên nhân, cách xử trí ra sao?

3. Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

biến chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng và dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi vằn nhiễm bệnh cắn. Các triệu chứng nhẹ thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

Sau khi hạ sốt, các triệu chứng khác ở trên có thể trở nên tồi tệ hơn và gây chảy máu nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trẻ còn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng dữ dội và các vấn đề về hô hấp như khó thở. Mất nước, chảy máu nhiều và huyết áp giảm nhanh có thể xảy ra nếu sốt xuất huyết không được điều trị kịp thời. Những triệu chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Có 3 giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh:

  • Giai đoạn sốt (Kéo dài 3-4 ngày): Trẻ có những biểu hiện như sốt cao, xuất huyết dưới da; đau đầu dữ dội, đau nhức hốc mắt. Ở trẻ lớn hơn có thể bị đau các khớp, đau mỏi người; có viêm long đường hô hấp trên, chảy máu nướu răng, chán ăn, buồn nôn.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ có biểu hiện giảm sốt nhưng có thể xuất huyết da, tràn dịch màng phổi, màng bụng, giảm albumin máu hoặc cô đặc máu; nôn ra máu.
  • Giai đoạn hồi phục: Trẻ bị sốt xuất huyết hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, tổng thể khỏe lên; phát ban giai đoạn hồi phục có thể gây ban ngứa trên da; xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Làm thế nào để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết?

4. Biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút Dengue gây ra.

Các biến chứng do mắc sốt xuất huyết nặng ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Co giật.
  • Bại não.
  • Tổn thương tim.
  • Các cục máu đông.
  • Tổn thương cho gan và phổi.
  • Hội chứng sốc do sốt xuất huyết.

Vậy trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có sao không? Câu trả lời là CÓ. Sốt xuất huyết Dengue có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết được đề cập ở trên; cha mẹ nên cho trẻ điều trị ngay. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh bên dưới.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ 6 tháng bị sốt: mẹ cần làm gì để tránh biến chứng nguy hiểm?

5. Cách điều trị sốt xuất huyết cho bé

5.1 Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà

Không có phương pháp điều trị kháng virus cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà. 

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị bệnh tại nhà, hãy kiểm soát cơn sốt bằng cách cho trẻ uống paracetamol theo chỉ định và dùng nước mát lau da cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước và theo dõi các dấu hiệu mất nước. Chẳng hạn như đi tiểu ít hơn, khô miệng, lưỡi hoặc môi, ít hoặc không có nước mắt khi khóc.

5.2 Điều trị sốt xuất huyết ở bệnh viện

Khi phát hiện những triệu chứng sốt xuất huyết nặng ở trẻ em; cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

Các bác sĩ sẽ truyền dịch truyền tĩnh mạch và chất điện giải để thay thế những chất bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nên cho con đi khám sớm để việc điều trị bệnh hiệu quả. Trong những trường hợp nặng hơn; các bác sĩ có thể phải truyền máu.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em: Nhận biết sớm để kịp thời chữa trị!

[inline_article id=189657]

6. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ em

sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Ngăn ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em

Để phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em, cha mẹ cần cho con hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Đó là muỗi vằn. Các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị muỗi vằn nhiễm bệnh cắn:

  • Sử dụng màn chống muỗi trên giường.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng, thuốc xịt muỗi.
  • Trồng thêm xả, hương thảo ở quanh nhà để đuổi muỗi.
  • Cho trẻ mặc áo dài tay, quần dài, đi giày và tất khi ra ngoài.
  • Sử dụng các tấm chắn trên cửa ra vào và cửa sổ và đóng các khe hở không được che chắn.
  • Tránh những nơi đã được báo cáo về trường hợp nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như người lớn.
  • Hạn chế chơi ở ngoài quá lâu. Đặc biệt là vào những khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn, khi muỗi hoạt động mạnh nhất.

Muỗi vằn cái thường đẻ trứng vào thành trong của các vật chứa nước. Các vật chứa phổ biến, nơi mà trứng phát triển thành muỗi vằn bao gồm: chậu trồng cây chứa nước, lu, thùng chứa nước, bụi rậm,…

[key-takeaways title=”Để ngăn chặn muỗi đẻ trứng, cha mẹ cần phải:”]

  • Làm sạch tất cả cống rãnh và máng xối.
  • Vứt bỏ đồ vật không sử dụng có thể tích tụ nước.
  • Cắt cỏ thường xuyên, không để cây cối mọc um tùm.
  • Lật úp các thùng chứa để ngăn chúng thu nước mưa.
  • Đổ nước từ chậu hoa và chậu trồng cây đi và thay bằng cát ẩm.

[/key-takeaways]

Tóm lại về sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết (Dengue Fever) ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi 4 chủng virus do muỗi vằn (Aedes aegypti) lây lan.

Muỗi vằn gây ra sốt xuất huyết ở trẻ bằng cách đốt người mang virus sốt xuất huyết. Sau đó, muỗi vằn sẽ đốt đồng thời truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể trẻ em. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của sốt xuất huyết bao gồm sốt, nhức đầu, phát ban, đau khắp cơ thể và chảy máu mũi, răng.

Biến chứng nghiêm trọng khi trẻ mắc sốt xuất huyết lâu ngày là bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) – bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Các triệu chứng bao gồm: co giật, tổn thương tim, bại não,…

Các triệu chứng và dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em có thể bắt đầu từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi vằn nhiễm bệnh cắn. Sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện tùy tình hình bệnh.