Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sa sinh dục là như thế nào? Dấu hiệu bệnh là gì và cách điều trị ra sao?

Sa sinh dục là như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến sa sinh dục. Hãy theo dõi bài viết này để biết chi tiết hơn về bệnh lý này nhé.

1. Sa sinh dục là như thế nào?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI; sa sinh dục còn gọi là sa thành âm đạo hay sa âm đạo (uterine prolapse). Đây là tình trạng các cơ và mô xung quanh tử cung trở nên yếu đi; làm cho tử cung bị chùng xuống hoặc sa xuống âm đạo.

Sa sinh dục là có những mức độ như thế nào? Sa sinh dục sẽ có mức độ nặng và nhẹ tùy vào sự suy yếu của các cơ và mơ nâng đỡ tử cung. Tình trạng sa sinh dục được chia thành hai trường hợp:

  • Sa sinh dục không hoàn toàn: Khi tử cung đã bị chùng xuống đủ để lọt vào âm đạo. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Sa sinh dục hoàn toàn: Đây là trường hợp nghiêm trọng khi tử cung của bạn bị sa xuống và lòi ra khỏi âm đạo.

[key-takeaways title=”Sa sinh dục được chia thành 4 giai đoạn:”]

  • Giai đoạn I: Tử cung chùng vào phần trên của âm đạo.
  • Giai đoạn II: Tử cung sa xuống phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Tử cung tử cung lòi ra ngoài âm đạo xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Giai đoạn IV: Toàn bộ tử cung lòi ra ngoài âm đạo.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Khi con gái đến tháng phải làm gì để bớt đau và mệt mỏi

2. Dấu hiệu của sa tử cung hay sa sinh dục

Khi bạn bị sa sinh dục ở mức độ nhẹ thì có thể không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng khi tử cung của bạn bị chùng xuống hay sa xuống ở mức độ nặng hơn thì sẽ có các dấu hiệu sau.

Như thế nào là dấu hiệu của sa sinh dục?

  • Táo bón.
  • Cảm giác bị nặng ở cửa mình.
  • Đau khi vợ chồng quan hệ tình dục.
  • Đau ở xương chậu, bụng hoặc lưng dưới.
  • Xuất hiện cảm giác nặng nề, áp lực trong xương chậu và bị đầy hơi.
  • Gặp khó khăn khi đưa băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc những dụng cụ khác vào âm đạo.
  • Gặp các vấn đề về tiểu tiện như tiểu không tự chủ; đi tiểu thường xuyên hoặc đột ngột muốn đi tiểu (tiểu gấp).

Các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài hoặc khi ho và hắt hơi. Bởi vì các hoạt động này gây ra trọng lực dẫn đến áp lực lên các cơ vùng chậu khiến cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.

3. Nguyên nhân gây sa sinh dục là như thế nào?

Tử cung của bạn được giữ cố định trong khung chậu bởi một nhóm cơ và dây chằng (được gọi là cơ sàn chậu). Khi cấu trúc này bị suy yếu sẽ bị chảy xệ và không thể giữ tử cung của bạn đúng vị trí. Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sinh dục hay sa thành âm đạo sau đây:

3.1 Nguyên nhân do suy yếu của cơ quan trong cơ thể

  • Dây chằng và cân vùng sàn chậu bị yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung.
  • Thần kinh chi phối cân cơ vùng chậu bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống cân cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

3.2 Nguyên nhân tác động từ các yếu tố khác

Các nguyên nhân như thế nào là có thể gây ra sa sinh dục?

  • Mang thai.
  • Tăng cân hoặc béo phì.
  • Tiêu chảy – táo bón mãn tính.
  • Lão hóa gây suy yếu cơ vùng chậu.
  • Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh).
  • Sinh con nặng cân qua đường âm đạo.
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc sinh khó, tổn thương vùng hội âm khi sinh em bé
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, khối u vùng chậu, táo bón, cổ trướng, thường xuyên phải nâng đỡ vật nặng…)

>> Bạn có thể xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín là lành tính nếu thuộc trong 5 nguyên nhân này

4. Đối tượng có nguy cơ bị sa sinh dục

Khi bạn đã hiểu sa sinh dục là như thế nào; bạn cần biết thêm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh này:

  • Lớn tuổi
  • Béo phì.
  • Thai quá lớn.
  • Táo bón mãn tính.
  • Phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Từng sinh con qua ngả âm đạo.
  • Có thể suy yếu mô liên kết vùng chậu do yếu tố di truyền.
  • Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mắc bệnh sa sinh dục nhiều hơn phụ nữ da màu).

5. Cách điều trị sa sinh dục là như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu rõ về sa sinh dục là bệnh như thế nào; bạn cần đi khám ngay khi thấy dấu hiệu sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục. Bác sĩ có thể điều trị bệnh theo các phương pháp sau:

tử cung lòi ra ngoài
Điều trị sa sinh dục là như thế nào?

5.1 Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Nếu tình trạng sa thành âm đạo ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn cách cắt bỏ tử cung. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết cắt trong âm đạo hoặc ở bụng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung. Điều này sẽ khiến cho bạn không thể mang thai nữa.

5.2 Cách chữa sa sinh dục là như thế nào? Phẫu thuật đưa tử cung vào vị trí cũ

Nếu mức độ sa sinh dục không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để đưa tử cung vào trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện gắn lại các dây chằng vùng chậu phần dưới tử cung để giữ cố định. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua âm đạo hoặc qua phần bụng tùy thuộc vào kỹ thuật của các bác sĩ.

5.3 Pessary âm đạo

Điều trị sa sinh dục là như thế nào? Pessary là một dụng cụ hình tròn làm bằng cao su được chèn vào âm đạo. Để chữa sa thành âm đạo khi mang thai, bạn sẽ đeo dụng cụ này cả ngày để giữ cố định tử cung đúng vị trí. Bạn cần làm vệ sinh dụng cụ thường xuyên và tháo ra khi quan hệ tình dục.

5.4 Cách các bài tập Kegal chữa sa sinh dục là như thế nào

Các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu. Đây là phương pháp điều trị cho trường hợp cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai mức độ nhẹ. Để thực hiện các bài tập Kegel, hãy siết chặt các cơ vùng chậu của bạn trong vài giây rồi thả ra. Bạn hãy lặp lại bài tập này 10 lần và có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

5.5 Chế độ ăn uống và lối sống

  • Tăng lượng nước và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
  • Duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp sẽ tạo ít áp lực hơn lên các cơ vùng chậu khi bạn đứng hoặc đi bộ.

>> Bạn xem thêm: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

[key-takeaways title=”Các cách phòng ngừa tình trạng sa sinh dục là như thế nào?”]

Những cách dưới đây sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện sa sinh dục hoặc sa tử cung bạn nên thử:

  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Tránh khiêng vác nặng.
  • Giảm cân nếu thừa cân.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không hoặc bỏ thói quen hút thuốc.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
  • Thực hiện các bài tập Kegel cho phụ nữ sa tử cung để tăng cường cơ sàn chậu.

[/key-takeaways]

[inline_article id=312373]

Như vậy bạn đã biết bệnh sa sinh dục là như thế nào rồi phải không? Khi nhận thấy các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục bạn cần đi khám ngay nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp điều trị bệnh cùng với việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chữa được bệnh hiệu quả hơn.