Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tụ dịch sẹo vết mổ tử cung sau sinh: Mẹ sinh mổ cần cẩn trọng điều này!

Một trong những nguy cơ sản phụ sinh mổ có thể gặp phải là tụ dịch vết mổ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta cần tìm hiểu tụ dịch sau phẫu thuật sinh mổ là gì trong phần dưới đây của bài viết nhé.

Tụ dịch vết mổ sau sinh là gì?

Tụ dịch vết mổ (isthmocele) là một túi hoặc hốc hình thành trên thành tử cung của sản phụ. Tình trạng này có thể phát triển do vết mổ từ ca sinh mổ trước đây không lành hẳn. Tụ dịch sau phẫu thuật Isthmocele có thể gây vô sinh hoặc các vấn đề liên quan đến việc mang thai kế tiếp.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu bất thường mẹ nên cảnh giác!

Nguyên nhân gây tụ dịch vết mổ

Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch hai vết mổ gồm một ở bụng và một ở tử cung. Nếu vết rạch trong tử cung không lành hoàn toàn. Hoặc thai phụ có nhiều vết rạch ở cùng một khu vực khiến các mô xung quanh mỏng đi. Điều này có thể tạo thành một túi chứa đầy chất lỏng và máu chính là vết mổ bị tụ dịch.

Ngoài ra, vị trí của vết mổ có thể ảnh hưởng đến việc để lại sẹo sau khi sinh mổ. Vì vết rạch quá thấp trên tử cung do sản phụ chuyển dạ một thời gian có thể tạo thành vết sẹo lớn hơn. Một lớp mũi khâu để đóng vết rạch tử cung (thay vì hai lớp) cũng có thể làm cho vết mổ dễ tụ dịch hơn.

Dấu hiệu tụ dịch vết mổ sau sinh

Sau khi đã hiểu tụ dịch vết mổ thành bụng, chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu tụ dịch vết mổ sau sinh dưới đây để kịp thời điều trị.

  • Đau vùng xương chậu
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Xuất hiện đau bụng kinh
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Ra nhiều dịch tiết âm đạo
  • Chảy máu âm đạo hoặc chảy máu tử cung giữa các thời kỳ

>> Bạn có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Mẹ nào có nguy cơ bị tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật?

Mẹ nào có nguy cơ bị tụ dịch vết mổ sau phẫu thuật?

Bất kỳ ai sinh mổ đều có thể bị tụ dịch vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, sản phụ trong các trường hợp sau sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Đã có nhiều sinh mổ
  • Bị béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Không thể chữa lành vết thương do vấn đề y tế
  • Sinh mổ ngoài kế hoạch vào cuối quá trình chuyển dạ.
  • Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.
  • Bị tiểu đường hoặc phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai.

Biến chứng sau tụ dịch vết mổ thành bụng

Nếu bị tụ dịch ở vết mổ sau sinh, bạn sẽ có nguy cơ bị các biến chứng như sau:

  • Vô sinh thứ phát.
  • Hở tử cung (rách hoặc vỡ tại vị trí của vết sẹo tử cung).
  • Tăng nguy cơ gặp biến chứng trong các thủ thuật điều trị phụ khoa.
  • Nếu bạn mang thai lần tiếp theo sẽ có thể gặp các biến chứng sau:
  • Nhau cài răng lược (nhau bám quá sâu vào thành tử cung).
  • Nhau tiền đạo (nhau thai bao phủ cổ tử cung).
  • Thai có sẹo (thai ngoài tử cung khi trứng làm tổ trong sẹo tử cung).

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ lưu lại ngay 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp nhé!

Cách điều trị dịch tụ vết mổ thế nào?

1. Phương pháp chẩn đoán

Các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chụp ảnh để chẩn đoán bạn có bị tụ dịch vết mổ sau sinh hay không. Thời điểm tốt nhất để thực hiện chụp ảnh là ngay sau chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Khi đó, hốc tử cung có thể chứa đầy máu nên sẽ dễ nhìn hơn trong hình ảnh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau để chẩn đoán tình trạng dịch tụ vết mổ như:

  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng được chiếu sáng vào âm đạo rồi kiểm tra bên trong cổ tử cung và tử cung để tìm sẹo, mô bất thường hoặc các vấn đề khác.
  • Siêu âm qua âm đạo: Quá trình kiểm tra hình ảnh này sử dụng đầu dò siêu âm trong âm đạo để kiểm tra vết sẹo và hốc tử cung. Siêu âm cũng có thể giúp bác sĩ đánh giá độ dày của vết sẹo.
  • Siêu âm dịch truyền nước muối: Bài kiểm tra hình ảnh này cung cấp nhiều chi tiết hơn siêu âm qua âm đạo. Bác sĩ sẽ làm đầy tử cung bằng nước muối đã khử trùng trước khi siêu âm. Khi nước lấp đầy hốc tử cung giúp dễ dàng nhìn thấy kích thước và độ dày của sẹo trong hình ảnh.

2. Phương pháp điều trị

  • Dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai cung cấp liều lượng hormone thấp. Các hormone có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt. Phương pháp điều trị này cũng có thể làm giảm kích thước của hốc tử cung đủ để tránh được phẫu thuật lại.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một hoặc nhiều vết rạch nhỏ ở bụng sản phụ. Sau đó, chèn một ống mỏng, sáng vào để xem bên trong tử cung. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô sẹo và mô thừa xung quanh hốc tử cung. Nội soi là một phẫu thuật xâm lấn và sản phục sẽ hồi phục nhanh hơn, ít khó chịu hơn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (HR): Trong quá trình soi tử cung, bác sĩ sẽ loại bỏ mô sẹo tử cung. Các bác sĩ cũng sẽ mở các cạnh của hốc tử cung để máu và chất lỏng thoát ra ngoài. Phương pháp này không yêu cầu rạch bụng. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung với những người có triệu chứng nghiêm trọng và không muốn mang thai lần nữa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Mách mẹ dấu hiệu vết mổ bất thường và cách xử trí

điều trị tụ dịch sẹo vết mổ tử cung

Biện pháp ngăn ngừa dịch sau phẫu thuật

Cách để ngăn ngừa tụ dịch vết mổ sau sinh là bạn không nên chọn phương pháp sinh mổ. Nếu trong trường hợp phải sinh mổ, bạn cần xin tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn sau khi sinh mổ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể rủi ro vết mổ bị dịch tụ sau phẫu thuật là:

  • Kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.

Dịch vết mổ cũ làm thế nào để mang thai?

Nếu bạn bị dịch tụ vết mổ sau sinh thì cần phải đi khám và điều trị ngay. Vì hầu hết các trường hợp tụ dịch sau phẫu thuật đều được chữa trị dứt điểm. Vì thế, việc mang thai lần kế tiếp vẫn an toàn và không xảy ra bất kỳ vấn đề gì.

[inline_article id= 143320]

Như vậy bạn đã biết tụ dịch vết mổ là một tình trạng có thể xảy ra với sản phụ sinh mổ. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện để khám và điều trị ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.