Tiêm HPV là gì? Giá tiêm HPV hết bao nhiêu và nơi tiêm ở đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thật chi tiết về các mũi tiêm ngừa HPV trong bài viết dưới đây nhé.
Tiêm HPV là gì?
Vacxin HPV là các mũi tiêm phòng giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV gây u nhú ở người (human papillomavirus virus). Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến trên thế giới.
Hiện có khoảng 40 chủng virus HPV trên thế giới và có khoảng 80% dân số quan hệ tình dục bị nhiễm HPV vào một thời điểm trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì có thể chống lại virus này khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Thế nhưng, cũng có một số trường hợp nhiễm HPV không thể tự miễn nhiễm mà còn tiến triển trở thành bệnh ung thư và hình thành mụn cóc sinh dục; trong đó đa số là bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư liên quan đến bộ phận sinh dục.
>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu nhiễm HPV: biết càng sớm càng tốt
Mục đích tiêm vacxin HPV là gì?
Mục đích tiêm vacxin HPV là giúp ngăn ngừa virus HPV xâm nhập vào cơ thể và tiến triển thành các bệnh ung thư hoặc mụn cóc sinh dục. Khi bạn tiêm vacxin HPV có thể giúp ngăn ngừa hình thành các bệnh lý như:
- Ung thư âm hộ
- Ung thư âm đạo
- Ung thư hậu môn
- Ung thư vòm họng
- Ung thư dương vật
- Ung thư cổ tử cung
- Mụn cóc sinh dục
Bên cạnh tìm hiểu tiêm HPV là gì; chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về vấn đề quan hệ rồi có tiêm hpv được không để biết cách phòng tránh các bệnh từ virus HPV.
Hiện nay có mấy loại vacxin HPV?
Tiêm HPV là gì và có mấy loại vacxin? Hiện nay trên thị trường có 3 loại vacxin HPV với những công dụng khác nhau. Cụ thể:
1. Vacxin Gardasil-9
Vacxin Gardasil-9 được phê chuẩn từ năm 2014 là loại vacxin ngừa HPV giúp bảo vệ toàn diện nhất so với các loại vacxin HPV khác. Vacxin Gardasil-9 có thể bảo vệ bạn bởi các chủng HPV như:
- HPV-6 và HPV-11: Những chủng HPV này gây ra 90% mụn cóc sinh dục.
- HPV-31, 33, 45, 52 và 58: Nếu bạn nhiễm thêm các chủng HPV này thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung sẽ tăng thêm 20%.
- HPV-16 và HPV-18: Đây là hai chủng HPV có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Những chủng này gây ra 70% bệnh ung thư cổ tử cung, 90% bệnh ung thư hậu môn và nhiều bệnh ung thư ảnh hưởng đến cổ họng và bộ phận sinh dục.
2. Vacxin Gardasil
Gardasil là loại vacxin ngừa HPV được sáng chế vào năm 2006 và được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đầu tiên. Vacxin Gardasil bảo vệ bạn chống lại các chủng HPV sau:
- HPV-6 và HPV-11: Các chủng HPV này gây ra 90% mụn cóc sinh dục.
- HPV-16 và HPV-18: Đây là những chủng gây ra 70% bệnh ung thư cổ tử cung, 90% bệnh ung thư hậu môn và nhiều bệnh ung thư ảnh hưởng đến cổ họng cũng như bộ phận sinh dục.
[quotation title=””]
Không giống như vacxin Gardasil-9, vacxin Gardasil ban đầu không thể bảo vệ bạn khỏi chủng HPV-31, 33, 45, 52 và 58 là những chủng có thể tăng thêm 20% nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Do đó, nếu vacxin Gardasil-9 có giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung chiếm 90% thì vacxin Gardasil chỉ giúp ngăn ngừa được 70%.
[/quotation]
3. Vacxin Cervarix
Vacxin Cervarix được FDA phê chuẩn vào năm 2009. Cervarix chỉ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm các chủng HPV có nguy cơ cao hình thành các bệnh ung thư là HPV-16 và HPV-18. Tuy nhiên, loại vacxin này không bảo vệ bạn khỏi các chủng gây mụn cóc sinh dục.
>> Bạn có thể xem thêm: Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị
[key-takeaways title=”Vacxin HPV có hiệu quả trong bao nhiêu năm?”]
- Vacxin Gardasil có hiệu lực hơn 10 năm sau khi tiêm chủng.
- Vacxin Cervarix có hiệu lực hơn 10 năm sau khi tiêm chủng.
- Vacxin Gardasil-9 có hiệu lực ít nhất 6 năm sau khi tiêm chủng.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi hiệu quả của các loại vacxin để có thông tin cập nhật chính xác nhất.
[/key-takeaways]
Vacxin HPV hoạt động như thế nào?
Vacxin HPV là phiên bản mô phỏng gần giống với virus HPV.
Khi tiêm vacxin HPV sẽ kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV thật. Do đó, nếu bạn chẳng may bị virus HPV xâm nhập vào cơ thể thì các kháng thể sẽ giúp chống lại và làm suy yếu virus ngăn nguy cơ hình thành bệnh lý.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hình ảnh nổi mụn ở mép vùng kín nữ giới
Đối tượng nên và không nên tiêm HPV là gì?
1. Đối tượng nên tiêm HPV
Những đối tượng nào nên tiêm HPV? Tất cả mọi người đều nên tiêm vacxin HPV trước khi tiếp xúc với các chủng virus HPV qua việc quan hệ tình dục. CDC đã khuyến cáo các độ tuổi cần được tiêm vacxin HPV như sau:
- Trẻ em từ 11 đến 12 tuổi: Để ngăn ngừa trẻ em nhiễm virus HPV trước khi khi đến tuổi quan hệ tình dục; trẻ em từ 11 đến 12 tuổi nên được tiêm ngừa HPV. Tuy nhiên, trẻ em 9 tuổi cũng có thể được tiêm HPV.
- Thanh niên không quá 26 tuổi: Tiêm vacxin HPV cũng được khuyến nghị dành cho thanh niên không quá 26 tuổi chưa tiêm ngừa.
- Người ở độ tuổi trung niên không quá 45 tuổi: Năm 2018, FDA đã mở rộng độ tuổi tiêm ngừa HPV từ 26 lên 45 tuổi nếu sau khi thực hiện các xét nghiệm và yêu cầu từ cơ sở tiêm ngừa vacxin mà bạn có đủ điều kiện.
>> Bạn có thể xem thêm: Nổi cục u ở mép vùng kín có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản không?
2. Đối tượng không nên tiêm HPV
Đối tượng không nên tiêm HPV là gì? Nếu bạn thuộc các trường hợp sau thì không nên tiêm vacxin HPV:
- Đang mắc bệnh lý với mức độ từ trung bình đến nặng: Nếu đang mắc bệnh, bạn cần phải đợi cơ thể hồi phục rồi mới tiêm vacxin được. Tốt nhất, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ về thời gian thích hợp nhất để tiêm HPV nhé.
- Bị dị ứng hoặc sốc phản vệ khi tiêm mũi HPV trước đó: Hãy cho bác sĩ biết, bạn đã có phản ứng với mũi tiêm HPV trước đó hoặc với các thành phần có trong vacxin. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng dị ứng nào đã mắc phải bao gồm dị ứng với nấm men hoặc mủ cao su nhé.
- Phụ nữ mang thai: Tốt nhất bạn nên tiêm HPV sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn biết tin có thai sau khi bạn tiêm HPV thì đừng lo lắng. Vì vacxin không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi đâu nhé.
Sau khi đã hiểu tiêm vacxin HPV là gì; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề bị sùi mào gà có quan hệ được không để có thêm kiến thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nhé.
Lịch tiêm HPV diễn ra như thế nào?
Lịch tiêm HPV sẽ khác nhau tùy vào đối tượng. Cụ thể như sau:
- Trẻ em từ 9 đến 15 tuổi: Trẻ em từ 9 đến 15 tuổi cần tiêm hai mũi vacxin HPV để được bảo vệ hoàn toàn. Mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất từ 6 đến 12 tháng. Ở độ tuổi này, hệ thống miễn dịch rất mạnh mẽ nên chỉ cần tiêm chủng 2 mũi HPV là đủ.
- Thiếu niên từ 15 tuổi trở lên: Những đối tượng từ 15 tuổi trở lên cần tiêm 3 mũi HPV để được bảo vệ hoàn toàn. Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tháng. Và mũi tiêm thứ ba cách mũi tiêm đầu tiên 6 tháng.
>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 7 bệnh lây qua đường tình dục thường gặp
Những lợi ích và rủi ro khi tiêm HPV là gì?
1. Lợi ích khi tiêm HPV
Tiêm vacxin HPV có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục liên quan đến virus HPV ở bất kỳ đối tượng nào đã trải qua việc quan hệ tình dục.
- Năm 2006, nữ giới được khuyến cáo nên tiêm HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, các nhóm ung thư khác liên quan và mụn cóc sinh dục.
- Năm 2011, FDA đã khuyến nghị vacxin HPV nên được tiêm chủng cho nam giới để ngăn ngừa ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…
2. Rủi ro khi tiêm HPV
Vacxin HPV rất an toàn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau:
- Sốt
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Đau cơ hoặc khớp
- Đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi
- Sốc phản vệ (trường hợp hiếm)
- Đau nhức, sưng tấy hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm
[key-takeaways title=””]
Tuy nhiên, các tác dụng phụ trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ tự biến mất. Do đó, bạn đừng quá lo lắng khi tiêm vacxin HPV nhé.
[/key-takeaways]
Bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để tìm hiểu và được bác sĩ giải đáp về vấn đề nổi mụn ở mép vùng kín có sao không khi tìm hiểu thông tin về tiêm HPV là gì nhé.
Giá tiêm mũi HPV bao nhiêu và ở đâu?
Tiêm HPV là gì giá bao nhiêu? Nhìn chung, mũi tiêm vacxin HPV có giá dao động từ 1.700.000 – 3.000.000VNĐ/mũi tuỳ vào phân loại và cơ sở cung cấp vacxin. Bạn có thể tiêm HPV tại các cơ sở dưới đây:
1. Hệ thống tiêm chủng VNVC
- Hiện nay, hệ thống đã có các chi nhánh ở khắp cả nước. Bạn có thể đến chi nhánh VNVC ở địa phương gần nhất để tiêm chủng nhé.
- Hotline: 028 7102 6595
2. Trung tâm tiêm chủng Long Châu
- Hiện nay, trung tâm tiêm chủng Long Châu đã có ở một số tỉnh thành. Bạn có thể tìm đến cơ sở gần nhất để tiêm chủng nhé.
- Hotline: 1800 6928 (nhấn phím 2)
3. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- Hiện nay, bệnh viện đã có các chi nhánh ở khắp cả nước. Bạn có thể đến chi nhánh ở địa phương gần nhất để tiêm chủng nhé.
- Hotline: 1900 565 656
4. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
- Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 1900 599 858
5. Phòng tiêm chủng SAFPO
- Địa chỉ: Số 181 Hùng Vương, Phường 09, Quận 5, TP.HCM.
- Hotline: 1900 2071
6. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC)
- Địa chỉ: 125/61 Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, TP.HCM.
- Hotline: 028 3923 4629
7. Viện Pasteur
- Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM.
- Hotline: (028) 3823 0352
8. Phòng khám Đa khoa SIM Medical Center
- Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM.
- Hotline: 1900 252 535
9. Phòng khám Đa khoa MECCARE
- Địa chỉ: 580 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM.
- Hotline: 028 2253 7650
[inline_article id=330828]
Như vậy, chúng ta đã biết tất cả những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề tiêm HPV là gì. Đây là những mũi tiêm chủng giúp bạn phòng ngừa các bệnh gây ra từ các chủng virus HPV như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,… Hãy theo dõi MarryBaby để có thêm những thông tin hữu ích khác nhé!
[recommendation title=””]
[/recommendation]