Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

Không phải chờ đến khi bé 6 tháng tuổi biết bò hay đến ngày sinh nhật con yêu, mẹ có thể bắt đầu cho bé thực hiện các bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh ngay từ những tháng đầu tiên.

Trong 3 tháng đầu, hầu hết các bé sẽ dành nhiều thời để ăn và ngủ. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ lúc bé thức để cho bé vận động cơ bản.

1. Những bài tập giúp cải thiện kỹ năng vận động tay

1.1 Bài tập thể dục tay cho trẻ sơ sinh

Các bài tập thể dục tay cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động thô mà còn nâng cao sự phát triển ở cả 2 bán cầu não. Sau đây là hướng dẫn tập thể dục cho bé.

Đầu tiên, mẹ nên bắt đầu vuốt ve, massage lòng bàn tay bé; khuyến khích trẻ cầm nắm bàn tay của mình.

  • Động tác 1: Trong tư thế nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng di chuyển cánh tay của bé lên xuống dọc cơ thể để kích thích sự dẻo dai của vai.
  • Động tác 2: Dang tay bé sang ngang sau đó bắt chéo tay trước ngực là động tác giúp trẻ mở rộng vai và phát triển các nhóm cơ ở ngực.
  • Động tác 3: Di chuyển tay bé lên xuống, xen kẽ một tay lên, tay xuống. Khi bé quen dần, mẹ có thể giữ tay bé xoay qua vai tạo thành vòng tròn. Sau đó đổi chiều một lần nữa. Động tác này giúp phát triển khả năng di chuyển của vai.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng đồ chơi chạm vào bàn tay của trẻ, giúp bé cảm nhận được các loại vật thể khác nhau. Tranh thủ lúc cho con bú, mẹ có thể cầm tay trẻ đặt trên ngực; hoặc hướng bàn tay bé sờ vào khuôn mặt, cách tay của mẹ.

>> Mẹ có thể quan tâm Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

1.2 Bài tập vận động cầm nắm

bài tập cầm nắm cho bé
Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh nhặt đồ vật sẽ phát triển khả năng cầm nắm – một cột mốc quan trọng của bé.

Tạo điều kiện cho bé nhặt đồ vật là cách tuyệt vời để xây dựng khả năng cầm nắm của trẻ sơ sinh. Đồng thời, bài tập vận động cho trẻ sơ sinh này cũng cải thiện khả năng phối hợp tay mắt và giúp phát triển các cơ ở vai, cánh tay và bàn tay.

Thời điểm lý tưởng để thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này là sau khi bé bắt đầu cầm nắm đồ vật xung quanh; thường là khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi.

  • Mẹ có thể khuyến khích con thực hiện bài tập vận động cầm nắm như thế nào?
  • Hãy tận dụng tất cả những món đồ mẹ có, miễn sao là an toàn cho bé (ví dụ như lục lạc, đồ chơi nhỏ,…)
  • Cho bé ngồi trên ghế cao hoặc ghế tựa và đặt một vài món đồ nhỏ này trước mặt bé.
  • Khuyến khích trẻ sơ sinh nhấc một cái lên rồi đặt nó xuống rồi nhấc lại hoặc chuyển sang một món đồ khác.

Mẹ có thể cần hướng dẫn con thực hiện công việc đó trong vài lần đầu tiên; bé sẽ nhanh chóng hiểu được ý và bắt chước mẹ.

1.3 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh nắm chặt ngón tay

Đây là bài tập giúp tăng cường cơ bắp ở cánh tay, vai và lưng của em bé. Bài tập này có thể được bắt đầu vào khoảng sau sáu tuần tuổi.

Làm thế nào để thực hiện bài tập này?

  • Đặt trẻ nằm ngửa và đưa các ngón tay trỏ để trẻ nắm.
  • Ngay khi bé nắm chắc, hãy nhẹ nhàng rút tay lại.
  • Làm điều này cho đến khi em bé gần như ở tư thế ngồi hoặc gần khuôn mặt của mẹ.
  • Sau đó, từ từ hạ bé nhẹ nhàng trở lại tư thế nằm.

1.4 Bài tập vận động cho trẻ sơ sinh: “Sit-Up”

bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh
Bài tập thể dục, vận động cho trẻ sơ sinh sit-up giúp bé phát triển các nhóm cơ ở vai, cánh tay và lưng

Theo Tiến sĩ Giáo dục Steve Sanders, tác giả của đầu sách Encouraging Physical Activity in Infants, bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh vào tư thế ngồi là một cách tốt để củng cố các cơ ở vai, cánh tay và lưng.

Mẹ tập “sit-up” cho bé như thế nào? Rất đơn giản thôi, khi trẻ sơ sinh đang nằm ngửa, mẹ hãy nắm lấy cẳng tay của con và nhẹ nhàng kéo con về phía mẹ. Để gia tăng thêm niềm vui, mẹ có thể hôn bé mỗi khi ngồi dậy; hoặc tương tác với con những lúc nhấc bé lên.

Thời gian lý tưởng để thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này là vào khoảng 6 tuần tuổi. Đối với những bé nhỏ hơn, mẹ có thể tập cho con nhưng đồng thời cần nâng đỡ đầu của bé.

2. Những bài tập vận động chân cho trẻ sơ sinh

2.1 Bài tập thể dục chân cho trẻ sơ sinh

  • Động tác 1: Cho bé nằm ngửa, nắm chân trẻ ở phần đầu gối, di chuyển lên xuống hướng về bụng bé. Lần lượt, một chân đưa lên, chân còn lại sẽ kéo thẳng ra, giống động tác đạp xe. Không chỉ giúp bé vận động chân, bài tập này còn giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Động tác 2: Vẫn trong tư thế nằm ngửa, giữ 2 chân bé chuyển động tròn từ bụng sang 2 bên và kéo xuống dưới. Động tác này sẽ giúp phát triển cơ đùi trong và sự đàn hồi của chân.

Lưu ý: Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển các kỹ năng không giống nhau. Vì vậy, đừng ép bé tập nếu bé không muốn. Thay vào đó, mẹ nên quan sát và chỉ cho bé tập những bài tập làm bé vui. Mẹ cũng không nên cho bé tập quá nhiều, khoảng 5-10 phút/lần là đủ.

2.2 Bài tập thể dục đạp xe cho trẻ sơ sinh

Động tác đạp xe khá hữu ích trong việc giúp bé giảm đầy hơi. Ngoài ra, những bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh đạp xe cũng hỗ trợ bé cải thiện sức mạnh của chân, hông, đầu gối và cơ bụng. Đạp xe còn là bài tập giúp tăng tính linh hoạt cũng như khả năng di chuyển của con.

Vậy với bài tập thể dục đạp xe cho trẻ sơ sinh, mẹ cần làm gì?

  • Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển chân của bé lên và xuống nhịp nhàng như thể con đang chạy chiếc xe đạp.
  • Mỉm cười, hát hoặc tạo âm thanh ngộ nghĩnh khi thực hiện động tác này.
  • Lặp lại từ 3-5 lần, sau đó để cho bé nghỉ ngơi và tiếp tục chu trình mới.
  • Mẹ có thể thực tập bài tập thể dục này cho trẻ sơ sinh khi bé vẫn mỉm cười và tỏ vẻ thích thú.

>> Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không? Tìm hiểu ngay!

2.3 Bé bật nhảy

bài tập chân cho bé
Các bài tập vận động chân cho trẻ sơ sinh

Trong khi bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh ngồi trên ghế đẩu có tác dụng giữ thăng bằng; bài tập cho em bé bật nảy sẽ cải thiện sức mạnh của đôi chân:

  • Để em bé đứng lên trong lòng mẹ.
  • Tiếp theo, để bé bắt đầu nhún nhảy với chân của chúng trên chân của mẹ.
  • Mẹ sẽ nắm tay trẻ để có thể bắt đầu di chuyển cánh tay của trẻ sơ sinh lên và xuống. Điều này giúp trẻ nẩy lên nếu trẻ không thích bật nhảy ngay từ những lần đầu tiên.

2.4 Bài tập leo núi cho bé

Trò chơi này giúp pha trộn thời gian chơi với thời gian tập thể dục. Nó là lý tưởng để xây dựng cơ bắp chân.

Làm thế nào để thực hiện bài tập này

Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hoặc một bề mặt chắc chắn với hai chân mở rộng và uốn cong ở đầu gối. Đặt em bé trên đùi của bạn và giữ em bé một cách chắc chắn. Sau đó, ngả người về phía sau một chút và để bé đi qua người bạn.

2.5 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh du ngoạn trên biển

Đây cũng là một bài tập vận động cho trẻ sơ sinh rất tốt để trẻ sớm biết đi. Mẹ phải làm những bước nào? Sau đây là hướng dẫn chi tiết:

  • Để em bé bám vào nội thất và cảm nhận hình dáng của chúng khi bé di chuyển chân.
  • Để con nắm một tay của mẹ trong khi tay còn lại đặt ở trên đồ nội thất.
  • Dần dần, theo thời gian, bé sẽ có được sự tự tin để buông bỏ và tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Khi em bé đang tập đi, hãy tránh những loại xe tập đi dành cho em bé (loại có đế có bánh xe và ghế có lỗ để chân). Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên sử dụng vì có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Bám sát các bài tập cho bé để bé tự đứng bằng hai chân.

2.6 Bài tập vận động cho trẻ sơ sinh nhảy múa!

bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh nhảy múa
Các bài tập vận động cho trẻ sơ sinh

Những bài tập này không phải là mẹ sẽ dạy bé sơ sinh của mình những bước nhảy. Nhưng nếu mẹ để ý, mẹ sẽ quan sát thấy trẻ sơ sinh thích được di chuyển xung quanh và kiễng chân đúng không? Những cử động ngón chân và bàn chân này giúp chân của bé trở nên cứng cáp hơn.

Mẹ sẽ giúp bé “nhảy múa” như thế nào đây? Thật ra, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng bế bé dưới nách và để bàn chân của bé nhẹ nhàng chạm đất.

Vì bây giờ bạn đang nâng đỡ phần lớn trọng lượng của bé, hãy để bé thăng bằng một cách nhẹ nhàng. Chú ý rằng em bé của bạn sẽ thường xuyên đá, điều này sẽ khiến bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này giống như bé đang nhảy!

Mẹ không nên thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này trong thời gian dài vì trẻ sẽ mệt.

3. Các bài tập cải thiện kỹ năng vận động khác

3.1 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh mở rộng tầm nhìn

Với dạng bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này, mẹ có thể tập cho bé trong và sau khi bú, hoặc vào thời điểm bé đầy tháng. Cụ thể như sau:

  • Giữa 2 cữ bú, mẹ có thể cho bé nằm sấp, dùng đồ chơi thu hút sự chú ý để bé ngẩng đầu, quay trái quay phải. Hoặc mẹ có thể cho bé nằm ngửa, cho bé nắm tay và di chuyển chéo tay của bé, khuyến khích bé tự di chuyển người theo hướng tay. Mách nhỏ cho mẹ: Nếu bé chưa đủ mạnh để kích hoạt nhóm cơ này, mẹ đừng nên dùng lực để ép bé di chuyển. Có thể chỉ khuyến khích bé quay đầu sang trái, phải là đủ.
  • Sau khi cho con bú, mẹ ôm bé vào lòng để phần đầu bé tựa vào vai mẹ. Nhẹ nhàng đỡ đầu của bé thẳng đứng tự nhiên. Động tác này sẽ giúp trẻ phát triển cơ ở phần cổ. Mẹ lưu ý vỗ nhẹ lưng bé trước khi thực hiện, tránh tình trạng bé bị ọc sữa do vừa bú quá no.
  • Khi bé đầy tháng, mẹ có thể bế bé ngồi trên cách tay, phần đầu và lưng bé tựa vào ngực. Dùng tay đỡ ngực cho bé hơi hướng về phía trước. Cách này vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng kiểm soát đầu, cổ, vừa khơi gợi hứng thú khám phá thể giới xung quanh của trẻ.

[inline_article id=171309]

3.2 Bài tập nằm sấp “Tummy time” cho bé

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian nằm trên lưng; do đó, việc lật úp bé và hỗ trợ con nằm sấp sẽ là bài tập thể dục tốt cho trẻ sơ sinh. Bài tập “Tummy time” giúp xây dựng các nhóm cơ ở cổ, cánh tay, vai, lưng và bụng.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ đã có thể tập nằm sấp cho bé ngay từ thời điểm trẻ từ bệnh viện về nhà. Thời gian cho mỗi phiên tập: từ 3-5 phút.

Sau đây là hướng dẫn mẹ tập “Tummy Time” cho bé:

  • Đặt bé nằm sấp trên chiếu hoặc chăn.
  • Nằm sấp xuống cùng với trẻ để mẹ và bé có tương tác.
  • Mỉm cười, nói chuyện, ca hát và “làm mặt xấu” để con vui.
  • Mẹ cũng có thể lắc chìa khóa hoặc đặt đồ chơi ở trong tầm tay của trẻ.
  • Mẹ tập cho bé chuyển sự chú ý vào những đồ vật xung quanh – đây là bước quan trọng để bé dần chuyển từ nằm sấp, sang biết lật, ngồi và bò.

Lúc đầu, trẻ có thể quấy khóc trong thời gian nằm sấp, nhưng với việc luyện tập và khi cơ bắp của bé khỏe hơn, trẻ sẽ bắt đầu thích thú. Khi sức mạnh và khả năng chịu đựng của bé tăng lên, hãy dần dần tập tối thiểu 20 phút chơi sấp mỗi ngày.

>> Mẹ đọc thêm Trẻ sơ sinh nằm sấp và những lợi ích mẹ chưa biết

3.3 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh giữ thăng bằng

Bài tập cho bé sơ sinh giữ thăng bằng
Bài tập vận động với bóng sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giữ thăng bằng, phản xạ tốt hơn với tình huống thiếu an toàn

Đặt bé nằm sấp trên một quả bóng lớn, loại bóng thường sử dụng trong các phòng tập. Giữ bóng và bé để có thể vừa di chuyển bóng, vừa đảm bảo an toàn cho bé. Lưu ý: Không giữ bóng quá chặt, bé sẽ gặp khó khăn khi tự mình di chuyển bóng.

Khi mẹ lăn bóng, bé sẽ cố gắng tự điều chỉnh cơ thể và bám chắc vào bóng. Hoạt động này sẽ giúp kết nối thần kinh cơ bắp, đồng thời kích thích sự phát triển kỹ năng phản xạ của trẻ.

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

3.4 Ôm trẻ sơ sinh như cầu thủ bóng đá

Đây là một bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh phát triển sức mạnh các nhóm cơ ở vùng cổ và bụng.

Các bước thực hiện bài tập này bao gồm:

  • Ôm cơ thể em bé hướng xuống sàn dưới cánh tay của mẹ.
  • Đảm bảo rằng cánh tay mẹ đang nâng đỡ hoàn toàn bụng và ngực của bé.
  • Khi em bé nhìn xuống và nhìn xung quanh, con đang tăng cường cơ cổ của mình.

3.5 Bài tập thể dục “Peanut ball” cho trẻ sơ sinh

Không phải đứa trẻ nào cũng thích nằm sấp, do đó, điều quan trọng là mẹ có thể khiến cho những bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này trở nên thú vị. Bằng cách sử dụng một quả bóng có hình dạng đậu phộng, mẹ sẽ tạo ra được trải nghiệm vận động tích cực cho trẻ sơ sinh.

Mẹ cần làm gì để giúp bé vận động bài tập này?

  • Đầu tiên, mẹ cần tìm mua quả bóng có hình dạng đậu phộng.
  • Bế em bé trên quả bóng đậu phộng, úp bụng xuống.
  • Tiếp theo, nhẹ nhàng lăn bé về phía sau và về phía trước trong khi bế.
  • Điều này sẽ dần giúp trẻ sơ sinh quen với việc ngẩng cao đầu.

[inline_article id=174641]

3.6 Đặt bé lên ngực của mẹ

Đây lại là một bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh tăng cường các nhóm cơ cổ và bụng. Mẹ làm theo những bước sau nha:

  • Đặt em bé trên ngực trong khi mẹ nằm xuống.
  • Bé sẽ ngẩng đầu lên để nhìn mẹ! Điều này giúp tăng cường các cơ cổ.
  • Chuyển sang sàn nhà và có đồ chơi gần đó để thu hút sự chú ý của trẻ khi trẻ nằm sấp.
  • Nếu mẹ muốn biến bài tập này thành bài tập thể dục cho cả mẹ và bé, hãy nâng đầu và vai lên khỏi mặt đất khi em bé nằm trên bụng.

3.7 Bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh tập bò

Trong bài tập này, mẹ cần làm những bước sau:

  • Lấy một chiếc khăn tắm và gấp vài lần theo chiều dài.
  • Đặt em bé nằm trên khăn.
  • Dùng cả hai tay nâng một trong hai bên của khăn lên sao cho ngực của em bé nằm trên đó và cách mặt đất.
  • Nâng ngực và bụng của em bé lên trên khi tay và chân của bé đung đưa về phía mặt đất.

Điều này sẽ giúp bé quen với chuyển động bò khi bạn di chuyển bên cạnh bé. Khi bé đã giỏi hơn, bạn có thể nới lỏng tay cầm cho đến khi bé tự di chuyển!

3.8 Bài tập thể dục đi bộ cho trẻ sơ sinh: Ngồi trên ghế đẩu

bài tập vận động cho trẻ sơ sinh ngồi ghế đẩu
Các bài tập thể dục và vận động cho trẻ sơ sinh

Thời điểm lý tưởng để thực hiện bài tập thể dục này cho trẻ sơ sinh là sau khi bé đã biết bò. Thông thường, bé dần tập đi vào khoảng từ 9 đến 18 tháng tuổi.

Vì thăng bằng là một phần quan trọng trong quá trình đi bộ; trẻ sơ sinh có thể tập thăng bằng bằng cách ngồi trên ghế đẩu.

Các bước mẹ thể làm để hỗ trợ bé trong bài tập này cụ thể là:

  • Đảm bảo chân trẻ có thể chạm sàn và có người lớn ở gần để đảm bảo an toàn.
  • Bảo em bé đứng dậy, nhặt một món đồ chơi trên sàn nhà và sau đó ngồi xuống.
  • Bài tập này buộc bé phải đứng; tập giữ thăng bằng và quen với việc có trọng lượng trên đôi chân của mình.

3.9 Bài tập thể dục “Bubble Gaze” cho bé sơ sinh

Bubble Gaze là một bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Hơn nữa, đây cũng là bài vận động thú vị cho bé vì trẻ sơ sinh thường bị mê hoặc và nhìn chăm chú vào bong bóng.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản mẹ nhé:

  • Cho con ngồi trên ghế và thổi bong bóng.
  • Quan sát bé theo dõi các bong bóng bằng mắt của con. Con thậm chí có thể giơ tay để cố gắng chọc vỡ quả bóng!

Bài tập này giúp điều chỉnh các kỹ năng vận động và phối hợp tay mắt mà lại vô cùng đơn giản và hiệu quả cho bé.

3.10 Bài tập Yoga tư thế “Em bé hạnh phúc”

Đây là một bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh tuyệt vời giúp mở cơ hông và kích thích tiêu hóa.

  • Cho trẻ nằm ngửa và đưa hai chân lên trời.
  • Tiếp theo, để bé tự nắm lấy hai chân và lắc lư qua lại.
  • Nếu con không tự nắm lấy chân của mình, đừng lo lắng. Hãy nhẹ nhàng giữ chân bé, với đầu gối uốn cong và mở rộng; để tạo điều kiện duỗi thẳng cho con.

3.11 Bài tập thể dục “úp ngược” cho trẻ sơ sinh

bài tập cho bé
Bài tập thể dục, vận động cho trẻ sơ sinh “úp ngược” chỉ nên dành cho trẻ từ độ tuổi 6-10 tháng trở lên

Đây là một tư thế đơn giản, nhưng hãy nhớ rằng em bé sẽ không có đủ sức để thực hiện nó cho đến khi chúng được ít nhất từ ​​6 đến 10 tháng tuổi.

Thực hành bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này vô cùng đơn giản: Mẹ hãy để em bé chống cả hai tay xuống sàn và đặt mông trên không. Cách tốt nhất để khuyến khích em bé thực hành tư thế úp ngược này là làm cùng con.

3.12 Bài tập vận động “Butterfly Twist” cho bé sơ sinh

Một số chuyên gia vận động cho biết những tư thế này có thể giúp em bé thư giãn và tìm thấy giấc ngủ sâu hơn.

  • Trong bài tập này, bắt đầu bằng cách đặt trẻ nằm ngửa và điều chỉnh lòng bàn chân của trẻ để chúng tạo thành hình con bướm.
  • Trong khi nhẹ nhàng ấn chân trẻ về phía bụng, hãy khuyến khích cánh tay của trẻ mở sang hai bên.
  • Tiếp tục giữ chân con theo hình con bướm, nhẹ nhàng xoay hai chân của chúng sang bên.
  • Nếu cánh tay của trẻ vẫn còn hoạt động, mẹ nên khuyến khích trẻ bình tĩnh bằng cách đặt bàn tay còn lại của mẹ nhẹ nhàng lên ngực trẻ và nói với giọng điệu nhẹ nhàng.

3.13 Các bài tập xoa bóp cho bé sơ sinh

Mẹ đã có thể mát-xa cho bé khi con được 1-2 tuần tuổi. Một số động tác mẹ có thể thực hiện bao gồm:

  • Giữ cổ tay trẻ và nhấc trẻ khỏi bàn mát-xa (chỉ vài cm). Bài tập này giúp phát triển cột sống cổ.
  • Đặt trẻ nằm sấp, hai đầu gối dang rộng nhưng hai bàn chân chụm lại với nhau. Dùng ngón tay cái ấn vào chân em bé. Bé sẽ cố gắng đẩy mình về phía trước. Bài tập này rất hữu ích cho việc phát triển cơ chân.
  • Sau khi mát-xa, đặt lòng bàn tay của mẹ trên ngực em bé và ấn nhẹ. Điều này giúp loại bỏ tắc nghẽn từ phổi và tăng thông khí, cả hai đều tốt cho hô hấp của trẻ sơ sinh.

Lưu ý: Mẹ chỉ xoa bóp nhẹ nhàng bằng dầu thân thiện với em bé.

>> Mẹ đọc thêm Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

3.14 Bài tập thể dục xoay đầu cho trẻ sơ sinh

Thời điểm tốt để thực hiện bài tập thể dục xoay đầu cho trẻ sơ sinh là vào 2-3 tháng tuổi.

Phát triển các nhóm cơ trên đầu của trẻ sơ sinh rất quan trọng vì chúng khá mong manh trong những tháng đầu đời của con. Do đó, mẹ hãy giúp bé quay đầu sang một bên khi nằm. Điều này giúp tăng cường các cơ trên đầu của em bé.

Mẹ cũng nên thực hiện hai bài tập củng cố nhóm cơ ở cổ sau:

  • Sử dụng đồ chơi: Lấy một món đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc, chẳng hạn như một cái lục lạc. Giữ nó trong tầm nhìn của bé và sau đó di chuyển nó từ trái sang phải. Điều này sẽ khuyến khích em bé cử động đầu và vận động một cách tự nhiên.
  • Sử dụng các đồ vật hàng ngày: Đặt những thứ thú vị ở cả hai bên nôi của con bạn để trẻ có động lực quay đầu sang cả hai bên.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết thêm những bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh giúp phát triển các khả năng vận động, sự linh hoạt và phối hợp các chi với nhau. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào cho trẻ sơ sinh, mẹ luôn cần kiểm tra với bác sĩ nhi khoa để nhận được những khuyến cáo an toàn cho con nhé.