Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh

Vì vậy, tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn rất quan trọng. Điều này còn giúp cho vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn hãy cùng tìm hiểu rạch tầng sinh môn là gì, tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh và tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh nhé. 

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật mà bác sĩ sản khoa sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn (*) trong khi sinh, giúp mở rộng âm đạo để em bé có thể chui qua dễ dàng hơn. Hiện nay để giảm nguy cơ rách phức tạp khi sinh qua ngả âm đạo, các bác sĩ sản phụ khoa đã chủ động rạch tầng sinh môn, trừ một số trường hợp chuyển dạ quá nhanh không kịp cắt trước đó. 

(*) Tầng sinh môn chính là toàn bộ mô bao gồm da, cơ, mô liên kết nằm ở giữa bộ phận sinh dục (lỗ âm đạo hoặc bìu) và hậu môn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cận cảnh sinh thường rạch tầng sinh môn: Đau đớn chỉ bà đẻ mới hiểu

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Mục đích chính của việc rạch tầng sinh môn khi sinh qua ngả âm đạo (hay sinh thường) là nhằm mở rộng ống sinh, giúp thai nhi đi qua ống sinh dễ dàng hơn. Hiện nay, việc rạch tầng sinh môn được thực hiện thường quy ở hầu hết các trường hợp sinh thường. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể có những lý do khác để đề nghị rạch tầng sinh môn cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ.

Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Tư thế nằm nào tốt cho vết khâu tầng sinh môn?

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 tại Bệnh viện Safdarjung – Ấn Độ cho thấy; tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn với sản phụ sinh thường là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa (1). Vì những tư thế nằm này sẽ giúp cho sản phụ giảm bớt những cơn đau tầng sinh môn khi ngủ, cho con bú và sinh hoạt thường ngày.

Cơn đau tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh. Do đó, khi bạn chọn đúng tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn thì sẽ có tác động tích cực hơn đối với sức khoẻ tổng thể và việc hồi phục của vết khâu tầng sinh môn.

Bên cạnh lưu ý tư thế nằm sau khi sinh thường bị cắt tầng sinh môn, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành. 

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

Những lưu ý để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

Những lưu ý để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành

Dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành là vùng đáy chậu sẽ từ từ giảm sưng đau dần trong vài tuần sau khi rạch tầng sinh môn theo tiến trình lành lại của vết thương.

Để vết khâu phục hồi nhanh hơn, ngoài lưu ý tư thế nằm bạn cũng nên áp dụng thêm mẹo dưới đây: 

  • Sử dụng thuốc xịt gây tê: Bạn có thể dùng Dermoplast® vài lần trong ngày để giảm đau và ngứa tầng sinh môn. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngâm vùng kín trong nước ấm: Tắm ngồi trong bồn tắm hoặc ngâm vùng kín trong nước ấm sẽ giảm đau và nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn đáng kể. Tuy nhiên nên hạn chế không nên ngâm quá lâu. 
  • Ngồi trên một chiếc gối hình tròn: Chiếc gối hình tròn giúp giảm áp lực lên vùng đáy chậu khi bạn ngồi. Bạn có thể tìm thấy những chiếc gối hình tròn này ở các hiệu thuốc tại địa phương.
  • Chườm túi lạnh: Chườm túi lạnh ở tầng sinh môn sẽ giúp giảm sưng và đau nhức. Hầu hết các bệnh viện đều có túi chườm lạnh cho sản phụ sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, khi bạn đã xuất viện để về nhà thì có thể tự mua túi lạnh này để chườm tại nhà nhé. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen theo khuyến nghị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau tầng sinh môn dữ dội thì có thể dùng thuốc giảm đau mạnh hơn được bác sĩ kê toa như acetaminophen và codein.

[key-takeaways title=””]

Trong quá trình vết khâu tầng sinh môn đang dần hồi phục; bạn lưu ý không sử dụng tampon, quan hệ tình dục hoặc nhét bất cứ thứ gì vào âm đạo cho đến khi bác sĩ cho phép. Đồng thời, bạn cần nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các mẹo để nhanh phục hồi tầng sinh môn, tránh tự ý thực hiện. 

[/key-takeaways]

[inline_article id=288812]

Như vậy, bạn đã biết tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn là nằm nghiêng bên trái và nằm ngửa. Đây là hai tư thế giúp cho sản phụ giảm bớt cơn đau và nhanh hồi phục vết khâu tầng sinh môn.