Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT là gì? Những điều mẹ cần biết về xét nghiệm NIPT

Để hiểu rõ hơn về phương thức sàng lọc này cũng như có cái nhìn toàn diện về xét nghiệm NIPT, mời mẹ cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.

1. Xét nghiệm NIPT là gì?

Xét nghiệm NIPT (Non-invasive prenatal testing) là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, không ảnh hưởng đến thai nhi, được thực hiện bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ bầu.

Bằng cách phân tích các đoạn DNA ngoại bào (cfDNA) của thai nhi lưu thông tự do trong máu của mẹ bầu, xét nghiệm NIPT giúp phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, từ đó đánh giá nguy cơ thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh liên quan đến các bất thường này. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định chăm sóc và quản lý thai kỳ phù hợp.

[related-articles title=”” articles=”290466″][/related-articles]

2. Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc những dị tật thai nhi nào?

NIPT có thể giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể và sàng lọc những dị tật thai nhi như:

Ngoài ra, NIPT cũng có thể sàng lọc các rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y) như:

  • Hội chứng Turner (chỉ chứa một nhiễm sắc thể X).
  • Hội chứng siêu nữ (tam nhiễm sắc thể X – XXX).
  • Hội chứng Klinefelter (XXY).
  • Hội chứng Jacobs (XYY).

[key-takeaways title=”Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm NIPT là bao nhiêu?”]

Xét nghiệm NIPT có tỷ chính xác lên đến 99% đối với hội chứng Down. Đối với các tình trạng khác như hội chứng Edwards và hội chứng Patau, độ chính xác có phần thấp hơn nhưng vẫn ở mức đáng tin cậy. Ngoài ra, NIPT còn mở rộng tầm soát lệch bội cả 24 nhiễm sắc thể của thai.

Có thể nói, NIPT cho tỷ lệ dương tính giả thấp hơn so với các so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác như Quad test.

[/key-takeaways]

Xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.
NIPT có thể sàng lọc được một số hội chứng dị tật bẩm sinh phổ biến.

>>> Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm khác: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

3. Mẹ bầu nào nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

Theo các chuyên gia sức khỏe, NIPT phù hợp với hầu hết phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc NIPT từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi trong máu mẹ đã có đủ lượng cfDNA của thai nhi.

Đặc biệt, có một số trường hợp được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm NIPT, bao gồm:

Tuy nhiên, có một vài trường hợp sản phụ không được xét nghiệm NIPT như:

  • Được truyền máu trong vòng 4 tháng.
  • Đã phẫu thuật tủy xương hoặc nội tạng.
  • Đang mắc bệnh ung thư (trừ trường hợp thuyên giảm).
  • Đã điều trị bằng tế bào gốc.

Mẹ bầu nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về những trường hợp chống chỉ định xét nghiệm NIPT nhé.

[key-takeaways title=”Lợi ích của việc thực hiện NIPT sớm”]

Việc thực hiện sàng lọc NIPT sớm giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi (nếu có), từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.

[/key-takeaways]

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

4. Ý nghĩa mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

4.1. Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số đặc biệt và duy nhất, dùng để nhận biết phòng thí nghiệm nào đã thực hiện phân tích mẫu máu của thai phụ. Mỗi phòng thí nghiệm có mã số LAB riêng biệt và không trùng lặp, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác.

4.2. Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp mẹ hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì:

  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của mẹ bầu, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm bảo tính chính xác của kết quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân.
  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, mẹ bầu có thể biết được kết quả xét nghiệm của bản thân được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp mẹ bầu có cái nhìn đầy đủ về kết quả xét nghiệm.

[/key-takeaways]

4.3. Cách đọc mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB được ghi trên tờ phiếu kết quả xét nghiệm. Mẹ bầu có thể tìm thấy mã số này ở các vị trí sau trên phiếu kết quả:

  • Phần đầu của kết quả xét nghiệm: Nằm gần các thông tin cá nhân của mẹ bầu như họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số bệnh nhân…
  • Phần thông tin phòng thí nghiệm: Vị trí này thường gồm tên, địa chỉ của phòng thí nghiệm và mã số.
  • Phần kết quả xét nghiệm: Nhằm đảm bảo tính chính xác và truy xuất thông tin dễ dàng, đôi khi mã số LAB cũng được ghi kèm trong phần mô tả kết quả xét nghiệm NIPT.

Nếu không chắc chắn về vị trí của mã số LAB trong NIPT, mẹ có thể hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, dù xét nghiệm NIPT có thể giúp mẹ bầu biết được giới tính của thai nhi, nhưng vì tính nhân đạo cũng như quy định của pháp luật, bác sĩ sẽ không tiết lộ thông tin này.

Thế nhưng, theo các mẹ bầu truyền miệng, mã số LAB có thể cho biết thai nhi có hay không có chứa nhiễm sắc thể Y. Đây là vấn đề quy định mã hoá và cách đọc riêng của từng phòng xét nghiệm, mọi thắc mắc mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ tư vấn và nhân viên công ty cung cấp dịch vụ để biết thêm.

Vì vậy, những thông tin truyền miệng không được kiểm chứng mạ bầu chỉ nên tham khảo cho vui thôi nhé.

[/key-takeaways]

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT thế nào?

NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
NIPT được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Quy trình xét nghiệm NIPT khá đơn giản. Thời gian chờ kết quả cũng chỉ kéo dài từ 5 ngày đến tối đa 2 tuần tuỳ vào từng cơ sở y tế.

Dưới đây là các bước trong quy trình xét nghiệm để mẹ tham khảo, giữ một tâm lý thoải mái trước khi gặp bác sĩ:

  • Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Sản khám và đề xuất xét nghiệm NIPT dựa trên tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hoặc theo nhu cầu của thai phụ.
  • Bước 2: Bác sĩ lấy máu của mẹ bầu và gửi về phòng xét nghiệm.
  • Bước 3: Các chuyên gia xét nghiệm phân tích và giải trình tự ADN ngoại bào.
  • Bước 4: Trả kết quả sau khoảng 5-14 ngày (thông thường là 7 ngày).
  • Bước 5: Dựa vào kết quả trên phiếu xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu các bước nên làm tiếp theo.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT”]

  • Mẹ bầu có thể đến các bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc các trung tâm xét nghiệm uy tín để được tư vấn về các gói xét nghiệm NIPT hiện có.
  • Trước khi quyết định thực hiện NIPT, mẹ nên trao đổi với bác sĩ về các lợi ích, rủi ro và chi phí của xét nghiệm.
  • Nếu kết quả xét nghiệm NIPT cho thấy thai nhi có nguy cơ cao với một bất thường nào đó, mẹ nên giữ bình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.

[/key-takeaways]

6. Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, giá xét nghiệm NIPT dao động tuỳ theo đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như số lượng những bất thường mà mẹ bầu có nhu cầu khảo sát.

Nguyên nhân giá thực hiện sàng lọc NIPT cao như vậy là do sử dụng máy móc và thiết bị xét nghiệm hiện đại, phải đảm bảo khắt khe về quy trình kỹ thuật, phân tích, đánh giá, sàng lọc. Chính những yếu tố đó giúp cho kết quả NIPT có độ chính xác rất cao.

Mẹ bầu nên lựa chọn gói xét nghiệm phù hợp dựa theo tư vấn từ bác sĩ và kinh tế của gia đình. Cần hiểu rằng, gói xét nghiệm có giá càng cao thì càng sàng lọc được nhiều loại bất thường về di truyền.

7. FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm NIPT

7.1. Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu?

Theo khuyến cáo, NIPT nên được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ, khi lượng cfDNA của thai nhi có trong máu thai phụ đã đủ nhiều để có thể phân tích.

Xem thêm: Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu? Mẹ lưu ý để không bỏ lỡ thời điểm quan trọng

7.2. Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Xét nghiệm NIPT dựa trên cơ sở phân tích tín hiệu của vật liệu di truyền do đó có thể phát hiện được thai có hay không có mang nhiễm sắc thể Y. Kết quả trả về có thể có chứa thông tin này, tuy nhiên, việc phát triển giới tính chịu sự kiểm soát của nhiều yếu tố có trên cả nhiễm sắc thể Y và nhiễm sắc thể khác.

Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

7.3. Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không cần. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm NIPT là không cần thiết. Mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Bạn có thể xem thêm bài viết sau để có câu trả lời chi tiết: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Kết luận

Hi vọng bài viết ở trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ xét nghiệm NIPT là gì. Đây là một phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, vừa không gây nguy hiểm cho mẹ bầu, vừa mang đến một cái nhìn toàn diện về sức khỏe của thai nhi. Để cân nhắc xem liệu NIPT có phù hợp với mẹ hay không, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nữa nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Sàng lọc trước khi sinh NIPT là xét nghiệm cần thiết vì phương pháp này giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nhi có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ bầu có thể làm xét nghiệm này. Nhiều mẹ bầu thắc mắc trước khi làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Hãy dành chút thời gian cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của MarryBaby bạn nhé!

Xét nghiệm NIPT có thể phát hiện những bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sức khỏe mà phương pháp chẩn đoán này có thể phát hiện là gì. Thực tế, xét nghiệm NIPT không thể tầm soát được tất cả các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể. Thông thường, NIPT có thể xác định liệu thai nhi có nguy cơ mắc phải:

  • Hội chứng Down: Còn gọi là tam nhiễm sắc thể 21 do thai nhi bị thừa 1 NST số 21 trong bộ gene
  • Hội chứng Edwards: Thừa 1 NST số 18 trong bộ gene
  • Hội chứng Patau: Thừa 1 NST số 13 trong bộ gene
  • Rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y), chẳng hạn như hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter, hội chứng siêu nữ (XXX), hội chứng Jacob (XYY)…

Xét nghiệm NIPT có độ nhạy và độ chính xác cao, đặc biệt với các hội chứng Down, Edwards, Patau. Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích thực hiện xét nghiệm NIPT, đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Mang thai khi đã trên 35 tuổi 
  • Mẹ bầu hoặc chồng đã từng có con mắc rối loạn di truyền
  • Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh
  • Kết quả siêu âm thai cho thấy thai nhi có dấu hiệu bất thường
  • Xét nghiệm sàng lọc trước đó cho thấy có vấn đề tiềm ẩn.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm NIPT cũng có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi thông qua việc sàng lọc nhiễm sắc thể giới tính.

[/key-takeaways]

>>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? 

Giải đáp: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không ít mẹ bầu băn khoăn “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn sáng không?”. Thắc mắc này là dễ hiểu vì thực tế cho thấy việc tiến hành một số xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn, kể cả là bữa sáng.

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm NIPT, việc nhịn ăn là không cần thiết. Các mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA tự do ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Mẹ bầu có thể làm NIPT vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì lượng máu cần lấy khá nhiều, nên mẹ hãy nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trước khi lấy máu làm xét nghiệm nhé.

[recommendation title=”Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”]

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là không và mẹ bầu có thể tiến hành lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

[/recommendation]

Lưu ý cho mẹ bầu trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Làm xét nghiệm NIPT cần lưu ý những gì?

Mặc dù NIPT giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới di truyền của thai nhi từ sớm nhưng trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc:Kết quả của xét nghiệm NIPT chỉ cho biết thai nhi có nguy cơ mắc rối loạn di truyền hay không, chứ không giúp chẩn đoán bệnh.
  • Kết quả có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả (*):Mặc dù NIPT rất chính xác nhưng kết quả xét nghiệm có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả. Nguyên nhân là vì xét nghiệm NIPT phân tích ADN của cả mẹ bầu và thai nhi, do đó mà có thể phát hiện vấn đề di truyền ở người mẹ dù trước đó mẹ bầu không biết bản thân mắc phải. Nhìn chung, xét nghiệm NIPT tạo ra ít kết quả dương tính giả hơn so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác.
  • Không có ý nghĩa sàng lọc tất cả các vấn đề về NST hay rối loạn di truyền:Xét nghiệm NIPT không thể sàng lọc tất cả các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Chi phí xét nghiệm NIPT có thể khác nhau giữa các bệnh viện: Do đó, các mẹ bầu cần tìm hiểu trước về chi phí xét nghiệm để chủ động chuẩn bị tài chính.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi làm xét nghiệm:Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy cồn và chất kích thích có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT, nhưng nhìn chung, phụ nữ mang thai nên kiêng đồ uống có cồn và chất kích thích trong suốt thai kỳ.

[recommendation title=””]

(*) Kết quả dương tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi khỏe mạnh. Kết quả âm tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi không có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi lại có bất thường.

[/recommendation]

[inline_article id=330015]

MarryBaby hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được xét nghiệm NIPT có thể giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới số lượng nhiễm sắc thể với độ chính xác cao, đồng thời giải đáp được thắc mắc xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không. Hãy tham gia Cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng bàn luận và chia sẻ với chủ đề Review tất tần tật xoay quanh xét nghiệm NIPT các mẹ bầu nhé!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mã số LAB trong NIPT là gì? Thực hư việc đọc mã số LAB biết giới tính thai nhi

Mã số LAB trong NIPT là gì?  Tại sao nhiều người lại truyền tai nhau mã số LAB có thể giúp xác định giới tính thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn đúng hơn về khả năng dự đoán giới tính của thai nhi bằng phương pháp này nhé. 

Xét nghiệm NIPT là gì?

NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ từ người mẹ, trong đó có chứa các mảnh ADN tự do của thai nhi.

Từ đó, NIPT có thể giúp chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể và tầm soát dị tật thai nhi từ sớm như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18), và hội chứng Patau (trisomy 13), cùng một số bất thường khác.

Tuy xác định giới tính không phải mục đính chính của xét nghiệm NIPT, nhưng nhờ việc phân tích ADN, xét nghiệm này cũng có khả năng cho biết thai nhi là trai hay gái. Nếu xét nghiệm NIPT phát hiện nhiễm sắc thể Y, thì thai nhi là con trai. Ngược lại, nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con gái.

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì
Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì

Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số duy nhất được sử dụng để xác định phòng thí nghiệm (laboratory) đã thực hiện xét nghiệm cho mẫu máu của bạn. Mỗi phòng thí nghiệm sẽ có hệ thống mã số LAB riêng biệt, không trùng lặp với nhau, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác. 

Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp bạn hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì. 

  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, bạn có thể biết được kết quả xét nghiệm NIPT của mình được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của bạn, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm Bảo Tính Chính Xác của Kết Quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân. 
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp bạn tin tưởng hơn vào kết quả xét nghiệm. 

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB thường được in trên phiếu kết quả xét nghiệm NIPT. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mã số này bằng cách quan sát kỹ trên phiếu kết quả.

Thường khi trả kết quả xét nghiệm NIPT, bác sĩ không cho bạn biết giới tính thai nhi vì tính nhân đạo. Do đó, một số mẹ trên cộng đồng bỉm sữa truyền miệng nhau về cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai nhi (xem thêm tại đây).

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu đọc 2 số cuối ở phần mã số Lab có thể dự đoán thai nhi là trai hay gái. Cụ thể, mã số chẵn thì thai nhi là bé gái và mã số lẻ là bé trai. Thật trùng hợp, nhiều mẹ thực hiện cách này mà lại chính xác.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có chuyên gia nào xác minh tính thật – giả của cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai. Việc xác định giới tính thai chính xác nhất vẫn là thông qua siêu âm (sẽ cho kết quả chính xác hơn từ tuần 16-18 của thai kỳ trở đi) và kết luận của bác sĩ chuyên khoa.

[/key-takeaways]

[inline_article id=297449]

Như vậy, bạn đã biết mã số LAB trong NIPT là gì và khả năng xác định giới tính của dãy số này. Bạn không nên dựa vào mã số LAB để dự đoán giới tính thai nhi. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin chính xác và tin cậy nhất.

>> Bài đọc liên quan: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu, có chính xác không và bao lâu có kết quả?

Thăm khám thường xuyên và sàng lọc dị tật trước sinh là việc mẹ bầu nào cũng nên thực hiện để em bé được chào đời khỏe mạnh. Nhờ có phương pháp y học hiện đại này mà rất nhiều em bé được phát hiện dị tật từ sớm và có cách giải quyết kịp thời. Vậy, xét nghiệm NIPT là gì giá bao nhiêu? Giá của xét nghiệm NIPT có đắt như các mẹ vẫn nghĩ?

Xét nghiệm NIPT là gì?

NIPT (Non-invasive Prenatal Testing), test tiền sản không xâm lấn, là một xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thông qua mẫu máu mẹ từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Cơ sở của xét nghiệm này là trong thời kỳ mang thai, một số đoạn ADN của em bé qua được nhau thai và vào trong máu mẹ. Từ đó ta có thể phân tích được những bất thường về di truyền của thai nhi thông qua mẫu máu của mẹ mà không gây rủi ro cho mẹ bầu hay thai nhi.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn tất tần tật những thông tin về xét nghiệm NIPT và có nên xét nghiệm NIPT không, bạn hãy đón đọc ngay bài viết này nhé: Xét nghiệm NIPT là gì? 8 điều mẹ bầu cần nên biết.

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu?

Giá xét nghiệm NIPT dao động từ 3.000.000 – 18.000.000 VNĐ/gói, tùy vào gói sàng lọc mà bác sĩ tư vấn cũng như sự lựa chọn của mẹ bầu. Các gói sàng lọc với giá tiền càng cao thì càng khảo sát được nhiều loại bất thường về di truyền.

Nguyên nhân giá xét nghiệm NIPT cao như vậy là do hệ thống máy móc và thiết bị xét nghiệm là hiện đại nhất, phải đảm bảo khắt khe về quy trình kỹ thuật, phân tích, đánh giá, sàng lọc. Chính những yếu tố đó giúp cho kết quả xét nghiệm NIPT có độ chính xác rất cao.

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Giá dao động trong khoảng từ 3.000.000 - 18.000.000 VNĐ
Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Giá dao động trong khoảng từ 3.000.000 – 18.000.000 VNĐ

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá xét nghiệm NIPT

Rất khó để có một con số cụ thể và chính xác cho xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu. Bởi mức chi trả cho xét nghiệm này còn cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố như:

1. Loại xét nghiệm NIPT:

  • NIPT cơ bản: Chỉ phát hiện các hội chứng Down, Edwards và Patau. Giá thường từ 3.000.000 – 6.000.000 VNĐ.
  • NIPT nâng cao: Phát hiện thêm các hội chứng di truyền khác như Turner, Klinefelter, v.v. Giá thường từ 6.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
  • NIPT toàn bộ NST: Phát hiện tất cả các bất thường số lượng NST. Giá thường từ 12.000.000 – 18.000.000 VNĐ.

2. Cơ sở y tế thực hiện:

  • Bệnh viện công: Giá thường rẻ hơn so với bệnh viện tư và các phòng khám chuyên khoa.
  • Bệnh viện tư: Có nhiều loại dịch vụ và mức giá khác nhau.
  • Phòng khám chuyên khoa: Giá thường cao hơn so với bệnh viện công nhưng có thể có nhiều dịch vụ đi kèm như tư vấn, khám thai, v.v.

3. Khuyến mãi của cơ sở y tế:

  • Một số cơ sở y tế thường xuyên có các chương trình khuyến mãi cho xét nghiệm NIPT.
  • Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể về giá và các chương trình khuyến mãi.

4. Thời gian nhận kết quả xét nghiệm NIPT: 

Giá xét nghiệm NIPT lấy kết quả nhanh thường cao hơn giá xét nghiệm NIPT lấy kết quả thường. Mức chi phí phụ thu cho dịch vụ lấy kết quả nhanh dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào thời điểm bạn thực hiện xét nghiệm. Theo thời gian, giá cả có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại xét nghiệm NIPT phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé

Xét nghiệm NIPT có chính xác không? 

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu và có chính xác không?
Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu và có chính xác không?

Với giá xét nghiệm NIPT cao hơn các xét nghiệm sàng lọc khác như vậy thì xét nghiệm NIPT có chính xác không?

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm NIPT có độ chính xác cao, lên đến 99% trong việc phát hiện các hội chứng di truyền phổ biến như Down, Edwards, Patau. Tuy nhiên, không có phương pháp xét nghiệm nào có độ chính xác tuyệt đối 100%, bởi điều này còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: chuyên môn của kỹ thuật viên, máy móc phân tích, thời điểm thực hiện xét nghiệm, chất lượng mẫu xét nghiệm, kỹ thuật xét nghiệm, tuổi tác của mẹ… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xét nghiệm NIPT có độ chính xác lên tới 99% nếu quá trình lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích được đảm bảo tiến hành đúng quy cách.

[/key-takeaways]

Mẹ bầu cần lưu ý rằng, xét nghiệm NIPT chỉ là một xét nghiệm sàng lọc, vì vậy sẽ không đủ khả năng để khẳng định chắc chắn rằng em bé có bất thường về mặt di truyền. Trong trường hợp kết quả trả về là “nguy cơ cao” (dương tính) với một bất thường di truyền, cần thực hiện thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán khác như: Sinh thiết gai nhau, chọc dò nước ối hay chọc dò máu cuống rốn.

Tuy nhiên, nếu kết quả là “nguy cơ thấp” (âm tính), gần như chắc chắn (99,9%) thai nhi sẽ không có các bất thường về di truyền được khảo sát, vì vậy không cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn khác, điều mà các xét nghiệm sàng lọc khác (double test, triple test) không làm được.

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT từ tuần bao nhiêu? Mẹ lưu ý để không bỏ lỡ thời điểm quan trọng

Đối tượng nào cần làm xét nghiệm NIPT?

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Đối tượng nào cần nên thực hiện xét nghiệm NIPT?
Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Đối tượng nào cần nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

Xét nghiệm NIPT được khuyến cáo thực hiện trên những phụ nữ:

  • Mang thai khi lớn tuổi (>35 tuổi).
  • Đã từng sinh con với bất thường về di truyền.
  • Kết quả siêu âm cho thấy thai nhi có thể có bất thường.
  • Mẹ có bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Các xét nghiệm sàng lọc trước đó (double test, triple test) có bất thường.

Các chuyên gia khuyến cáo không phải bất kì phụ nữ mang thai nào cũng nên làm NIPT vì giá xét nghiệm NIPT cao hơn nhiều so với các xét nghiệm sàng lọc cơ bản khác.

Làm xét nghiệm NIPT ở đâu?

Một yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu là cơ sở thực hiện. Mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện xét nghiệm NIPT tại những bệnh viện phụ sản uy tín như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Hùng Vương ở phía nam, hay bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện phụ sản Hà Nội ở phía bắc. Cũng như các bệnh viện tư nhân, phòng xét nghiệm di truyền có triển khai dịch vụ xét nghiệm.

Nhiều mẹ mong chờ kết quả xét nghiệm NIPT để biết được giới tính thai nhi. Trên một diễn đàn mẹ và bé, các mẹ đang truyền nhau tai nhau xét nghiệm NIPT biết con trai hay gái bằng cách xem mã phiếu. Mã chẵn là con gái, mã lẻ là con trai. Tuy nhiên, chúng ta không thể tự đọc kết quả xét nghiệm NIPT mà đều phải nhờ đến chuyên gia di truyền học phân tích, hướng dẫn. Chủ đề này đang rất hot. Bạn có thể tham gia bình luận thêm về chủ đề này trên diễn đàn của chúng tôi tại đây.

Như vậy, thông qua bài viết này mẹ đã tìm hiểu rõ hơn xét nghiệm NIPT là gì giá bao nhiêu cũng như độ chính xác và đáng tin cậy của xét nghiệm này. Nếu có thêm những thắc mắc nào về NIPT, mẹ đừng ngần ngại tham vấn với bác sĩ nhé.