Sau sinh mổ, mẹ sẽ thấy chỉ vài tuần vết mổ ngoài da đã kéo da non. Nhưng thực chất, vết mổ tử cung phải mất rất nhiều tháng để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, chuyên gia sản khoa thường khuyến cáo phụ nữ muốn có thai lại phải chờ ít nhất 2 năm trở lên. Theo đó, có thai sau sinh mổ 15 tháng thật sự vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro với mẹ.
Tại sao không nên có thai sau sinh mổ 15 tháng?
Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ tạo ra 2 vết rạch. Một vết rạch dưới bụng và một vết rạch thông qua tử cung để bắt em bé ra ngoài.
Sau sinh, việc chăm sóc vết mổ ngoài da sao cho mau lành và không để lại sẹo chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ. Thực chất, điều quan trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản lâu dài của mẹ chính là chăm sóc vết mổ tử cung.
Một trong những cách không gây hại cho vết mổ tử cung chính là không nên có thai sau sinh mổ 15 tháng, thậm chí là dưới 2 năm.
Nhiều hiệp hội sản khoa thế giới thì cho rằng phụ nữ sinh mổ có thể mang thai lại sau 18-23 tháng tính từ thời điểm mổ “bắt con”. Nhưng để an toàn hơn cho người mẹ, nhiều bác sĩ vẫn cho rằng chỉ nên có thai lại sau sinh mổ ít nhất 2 năm.
Theo đó, những trường hợp sinh mổ 7 tháng có thai, sinh mổ 9 tháng có thai, mang thai sau sinh mổ 10 tháng, mang thai sau sinh mổ 1 năm thật sự là “liều lĩnh”.
Hãy cùng tìm hiểu về vết sẹo tử cung sau sinh mổ để biết tại sao không nên có thai sau sinh mổ 15 tháng hoặc sớm hơn.
[inline_article id=263714]
Vết sẹo tử cung sau sinh mổ
Trên lý thuyết, nếu không xảy ra nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề liên quan đến vết mổ, tử cung có thể tạm lành trong khoảng thời gian 3 tháng. Tuy nhiên, tại sao không thể có thai sau sinh mổ 15 tháng mà phải chờ sau 2 năm? Vì vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục hoàn toàn cũng như khả năng “mang đỡ” một em bé của bộ phận này.
Hai trong số các yếu tố đó bao gồm độ vững chắc của tử cung và vị trí vết rạch mổ.
1. Độ vững chắc của tử cung
Vết sẹo của tử cung dù lành bản chất vẫn là mô sẹo được hình thành bởi các sợi collagen, không phải là cơ. Vì vậy, dù tử cung có lành thì độ bền chắc của tử cung cũng không thể trở về tình trạng ban đầu.
Chính vì vậy mà độ co giãn, chịu lực của tử cung, sự trương nở của phần cơ tử cung vẫn khó đảm bảo cho sự an toàn khi mang thai lần 2, nhất là có thai sau sinh mổ 15 tháng hoặc sớm hơn.
2. Vị trí vết rạch mổ
Tùy theo tình huống khi sinh mà bác sĩ sẽ quyết định mổ rạch dọc hoặc rạch ngang.
Thường bác sĩ sẽ rạch ngang nhưng trong một số trường hợp buộc phải rạch dọc nếu có vết sẹo từ một cuộc phẫu thuật cũ, em bé ở vị trí bất thường hoặc sản phụ chảy máu nhiều do nhau tiền đạo, suy thai, sinh non…
Vết rạch ngang sẽ được tạo ra ngay phía trên vùng lông mu, tương ứng với nếp lằn ngang vùng mu.
Vết rạch dọc là cách mổ đẻ truyền thống trước đây. Vết rạch sẽ được thực hiện trên đường chính giữa bụng, từ phía dưới rốn cho tới vùng lông mu.
Vết rạch dọc sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn và có thể gây ra nhiều đau đớn hơn vết rạch ngang. Đồng thời, nguy cơ bục vết mổ ở vết rạch dọc luôn cao hơn ở vết rạch ngang.
Tóm lại, sau khi sinh mổ, vợ chồng nên có những biện pháp tránh thai phù hợp, tránh trường hợp có thai sau sinh mổ 15 tháng hoặc sớm hơn sẽ gây ra nhiều rủi ro, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và thai nhi.
Hương Lê
Nguồn
1. Multiple C-section
https://healthcare.utah.edu/womenshealth/pregnancy-birth/multiple-c-sections.php
Ngày truy cập 31/05/2021.
2. Planning another pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/planning-another-pregnancy/
Ngày truy cập 31/05/2021.
3. Can I Have a Vaginal Birth If I Had a Previous C-Section?
https://kidshealth.org/en/parents/vbac.html
Ngày truy cập 31/05/2021.
4. Vaginal birth after caesarean (VBAC)
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-birth-after-caesarean-vbac
Ngày truy cập 31/05/2021.
5. Getting pregnant again
https://www.womenshealth.gov/pregnancy/childbirth-and-beyond/getting-pregnant-again
Ngày truy cập 31/05/2021.