Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Bé ho có đờm phải làm sao? Cách xử lý an toàn, hiệu quả và triệt để

Khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường không chỉ có biểu hiện ho mà còn hay bị nôn trớ, đau họng, chán ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý kịp thời.

Thực chất, ho không quá đáng sợ như mọi người vẫn thường lo lắng. Ngược lại, ở một mức độ nhất định, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp đẩy những vật vướng mắc trong cổ họng ra ngoài. Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của virus hay vi khuẩn có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.

Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bé đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.

Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm như:

  • Thay đổi thời tiết: Nhất là khi trời chuyển lạnh. Phế quản và phổi có thể bị tổn thương khi nhiễm virus – vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng của bé sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện cả đờm trắng.
  • Các bệnh lý về đường hô hấp: Hoạt động của các cơ quan trong đường hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và khiến trẻ sơ sinh bị ho. Một số bệnh đường hô hấp ở trẻ có thể khiến bé bị ho có đờm bao gồm viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày, viêm phổi…
  • Do ăn uống: Bé ăn nhiều đồ lạnh hoặc nước lạnh cũng dễ bị sưng, viêm cổ họng.

>> Xem thêm: Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?

Bé ho có đờm phải làm sao? Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ có thể áp dụng những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm tại nhà dưới đây.

Bé ho có đờm phải làm sao?

Bé ho có đờm phải làm sao? 
Bé ho có đờm phải làm sao? Hãy bổ sung đầy đủ chất lỏng cho bé

Dưới đây là những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm bố mẹ cần biết:

1. Bổ sung chất lỏng cho con

Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi bé ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé bổ sung chất lỏng. Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú thường xuyên. Đối với trẻ trên 6 tháng, bạn hãy bổ sung nước cho con đầy đủ. Nếu con không chịu uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…

>> Xem thêm: Trẻ 6 tháng uống bao nhiêu ml nước mỗi ngày là đủ?

2. Vệ sinh mũi cho trẻ bị ho đờm bằng nước muối sinh lý

Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.

Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.

Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.

3. Bé ho có đờm phải làm sao? Hãy kê cao đầu cho con khi bé ngủ

Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?

Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.

cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm
Ngủ cao gối sẽ giúp trẻ đỡ ho hơn

4. Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí giúp lọc bụi bẩn, khí độc trong nhà nên giúp bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh về các đường hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi…

5. Cho con ngậm mật ong khi trẻ trên 1 tuổi

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.

Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.

cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm
Mật ong sẽ giúp bé đỡ ho hơn

6. Sử dụng tinh dầu cho bé

Với trẻ bị ho đờm, một số loại tinh dầu có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm ho khi được khuếch tán vào không khí.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu để giảm ho cho con, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nguyên nhân là vì không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho bé. Hơn nữa, mỗi bé cần được sử dụng tinh dầu với liều lượng thích hợp.

>> Xem thêm: Có nên sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh không?

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho có đờm

Bên cạnh những cách xử lý bé ho có đờm phải làm sao, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ có thể thực hiện thêm một số biện pháp dưới đây:

  • Cha mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Mẹ lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
  • Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên được cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể giúp làm tăng sức đề kháng của trẻ và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tay, mũi, miệng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu sốt thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
  • Pha nước ấm với một ít tinh dầu tràm để tắm cho trẻ. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng ho liên tục và ho có đờm. Sau khi tắm xong có thể dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng và giữ ấm cơ thể trẻ. Tuy nhiên, như đã đề cập, mẹ cần hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng. Nếu bé có dị ứng với tinh dầu, cần ngưng sử dụng.

Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp được phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường, bị ho, cha mẹ nên tìm hướng xử lý, có thể đưa bé đi viện để được thăm khám, tìm cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm cho trẻ phù hợp, hiệu quả nhất.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.