Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Vi khuẩn Mycoplasma là gì mà gây viêm phổi cho trẻ nhỏ?

Vậy vi khuẩn Mycoplasma là gì? Hãy đọc bài viết này để tìm ra câu trả lời cũng như cách điều trị loại vi khuẩn này cha mẹ nhé! 

1. Vi khuẩn Mycoplasma là gì?

Mycoplasma là vi khuẩn gây nhiễm trùng ở các nơi khác nhau trên cơ thể; bao gồm đường hô hấp, tiết niệu và sinh dục. Hiện nay, vi khuẩn Mycoplasma là một nhóm vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất; một số loài trong nhóm này gây bệnh cho cả con người và động vật. 

Vi khuẩn Mycoplasma khá đặc biệt vì chúng không có thành tế bào. Đa số các loại kháng sinh được chế ra để tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá hủy thành tế bào của chúng. Tuy nhiên, vi khuẩn Mycoplasma không có thành tế bào nên các loại kháng sinh ấy hầu như vô hiệu.

Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi) thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi đến trường từ 5 đến 9. Tuy nhiên, những năm gần đây, tần suất trẻ dưới 5 tuổi viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ngày càng tăng. Các đợt bùng phát cũng thường xuyên xảy ra trong các môi trường tập thể như ký túc xá; hoặc trường học nơi vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. 

Vậy vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae là gì? Cha mẹ hãy đọc phần tiếp theo nhé!

Vi khuẩn Mycoplasma là gì
Vi khuẩn Mycoplasma là gì

2. Những chủng loại của vi khuẩn Mycoplasma là gì?

Có khoảng 200 loại vi khuẩn Mycoplasma, nhưng hầu hết chúng đều vô hại. Tuy nhiên trong số chúng có 3 loại tiêu biểu chuyên gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người bao gồm:

  • Mycoplasma pneumoniae: là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng phổi được gọi là viêm phổi. Triệu chứng của bệnh viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae gây ra bao gồm cảm lạnh, khó chịu ở vùng ngực hoặc viêm phổi nhẹ và không cần nhập viện.
  • Mycoplasma genitalium: sống trong cơ quan sinh sản và có thể lây lan qua đường tình dục. Hầu hết các triệu chứng khi nhiễm khuẩn do loại Mycoplasma này gây ra tương tự như triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ví dụ đau khi quan hệ tình dục; hoặc tiết dịch bất thường từ âm đạo hoặc dương vật.
  • Mycoplasma hominis: sống trong đường tiết niệu và bộ phận sinh dục. Nó cũng gây nhiễm trùng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu kém. Nhiễm trùng có thể truyền từ cha mẹ sang con trong khi sinh; đặc biệt là ở trẻ sinh non.

3. Những triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Mycoplasma

3.1 Triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae

Khi trẻ bị nhiễm Mycoplasma pneumoniae, thường có biểu hiện tại đường hô hấp và các triệu chứng toàn thân bao gồm:

  • Biểu hiện tại đường hô hấp: ho, khò khè, sổ mũi, hắt hơi ….
  • Biểu hiện ngoài đường hô hấp: đau đầu, phát ban, đỏ mắt, sốt , mệt mỏi…

Các triệu chứng phổ khác khi trẻ nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae bao gồm:

Còn có nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae dẫn đến các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp như: viêm họng, viêm hô hấp trên, viêm phế quản và viêm phổi. Đa phần các bệnh lý thường nhẹ; tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae gây viêm phổi nặng cần phải nhập viện để điều trị khi việc điều trị ngoại trú không thuận lợi. 

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae có thể kéo dài chỉ trong vài ngày hoặc đến một tháng. Triệu chứng cũng có thể xuất hiện trong hai tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và các biến chứng mẹ cần biết

Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae là gì?

3.2  Triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Mycoplasma genitalium và hominis

Nhiễm trùng với các loại mycoplasma khác liên quan đến các cơ quan sinh dục và sinh sản có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như:

  • Nhiễm Mycoplasma ở trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra khi người mẹ bị nhiễm trước đó; và trẻ được sinh qua ngã âm đạo.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Sưng niệu đạo (viêm niệu đạo).
  • Dương vật hoặc âm đạo có nhiều khí hư.
  • Đau khi đi tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu).
  • Chảy máu từ âm đạo sau khi quan hệ tình dục.

4. Con đường lây nhiễm bệnh viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae là gì?

Bệnh viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nếu trẻ vô tình hít phải không khí mà người mắc bệnh hắt hơi, ho bắn ra các dịch hô hấp có chứa vi khuẩn gây bệnh thì trẻ sẽ bị lây nhiễm.

Do cơ chế lây truyền khá đơn giản nên việc nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi này rất dễ lây lan ở những cộng đồng nhỏ như gia đình, cơ quan, trường học,…

Các yếu tố như khói thuốc lá, môi trường khói bụi ô nhiễm,…tuy không trực tiếp gây ra tình trạng nhiễm Mycoplasma cho trẻ nhỏ nhưng đây chính là những yếu tố khiến các triệu chứng của bệnh viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae thêm trầm trọng. Vì vậy trẻ bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma nên được đảm bảo sống trong môi trường sống trong lành, tránh xa sự ô nhiễm.

Con đường lây nhiễm Mycoplasma
Con đường lây nhiễm bệnh viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae cho trẻ em là gì?

5. Cách chẩn đoán vi khuẩn mycoplasma là gì?

Trẻ em có thể cần chụp X-quang ngực để chẩn đoán nhiễm trùng Mycoplasma pneumoniae. Tuy nhiên, hình ảnh viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn mycoplasma pneumonia trên phim X quang ngực không điển hình; chỉ có một số hình ảnh gợi ý; và có thể gặp trong những trường hợp viêm phổi do tác nhân khác gây ra.

Một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán Mycoplasma pneumoniae là tác nhân gây viêm phổi bao gồm:

  • Thử nghiệm nuôi cấy: Thử nghiệm này tìm kiếm sự phát triển của vi khuẩn Mycoplasma từ các mẫu mô hoặc máu. Cách này thường không được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhưng có thể giúp chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng mycoplasma lây truyền qua đường tình dục.
  • Xét nghiệm huyết thanh học: Xét nghiệm này là quan sát một mẫu máu của trẻ để tìm kháng thể và xem liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có đang chống lại vi khuẩn Mycoplasma hay không.
  • Xét nghiệm PCR (xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase): Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc lấy chất lỏng, thường là từ mũi hoặc cổ họng của bé để phát hiện xem có vi khuẩn Mycoplasma hay không. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Lưu ý gì khi tắm cho trẻ

6. Cách chữa trị bệnh do vi khuẩn mycoplasma gây ra

Mặc dù nhiều loại kháng sinh không có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn Mycoplasma; nhưng nhóm kháng sinh Macrolide có hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn khỏi cơ thể bé khi dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae không có thành tế bào; cho nên để gây bệnh vi khuẩn sẽ trốn trong tế bào của biểu mô hô hấp của trẻ. Các kháng sinh muốn tiêu diệt được vi khuẩn này cần phải đi vào được tế bào biểu mô hô hấp.

Những loại kháng sinh có đặc tính này bao gồm các nhóm kháng sinh Macrolide, Fluoroquinolone, Tetracycline. Việc sử dụng nhóm kháng sinh nào và thời gian bao lâu; cha mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng thuốc không kê đơn để giảm các triệu chứng nếu trẻ bị nghẹt mũi hoặc bị ho.

Một số trường hợp nhiễm Mycoplasma có thể tự khỏi; vì vậy không phải lúc nào cũng cần điều trị. Đặc biệt nếu trẻ có các triệu chứng rất nhẹ. 

Sau khi trẻ bắt đầu dùng kháng sinh, các triệu chứng thường sẽ giảm sau 2-3 ngày nhưng có thể mất vài tuần để khỏi hoàn toàn bệnh viêm phổi. Và cha mẹ cũng lưu ý đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé vẫn còn các triệu chứng của bệnh dù đã dùng thuốc trong thời gian dài.

[inline_article id=225336]

Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã hiểu rõ thêm về vi khuẩn Mycoplasma là gì; và vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae – nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cho bé là gì. Hy vọng cha mẹ sẽ giảm bớt lo lắng vì bệnh viêm phổi do Mycoplasma đều có cách chữa trị nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Trẻ bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, có nguy hiểm không? Và nếu trẻ em bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi? Cùng Marrybaby tìm hiểu xem nhiễm virus hợp bào hô hấp – RSV gây ra bệnh gì và nguy hiểm ra sao.

1. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

RSV (Respiratory Syncytial Virus) là một loại virus hợp bào hô hấp gây nhiễm trùng mũi, cổ họng; và đường hô hấp nói chung. 

2. Virus hợp bào hô hấp – RSV có lây không? Và lây lan qua đường nào?

Virus hợp bào hô hấp có khả năng lây lan; con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường hô hấp.  

Cụ thể con đường lây lan RSV như sau:

  • Tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt của người bệnh (ho và hắt hơi).
  • Chạm vào tay, chân của người mắc bệnh khi chưa được vệ sinh sạch sẽ.
  • Chạm vào vết thương, quần áo và vật dụng của người bệnh.

Theo thống kê của Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), hàng năm, trên khắp thế giới, RSV ảnh hưởng đến 64 triệu người; và gây ra hơn 160.000 ca tử vong hàng năm.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể sống và bám trên da và các bề mặt vật dụng trong vài giờ (khoảng 6 giờ). Người bị nhiễm virus này bắt đầu lây lan mạnh nhất trong vòng vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Từ lúc này đến sau đó vài tuần, virus vẫn có thể tiếp tục lây lan.

>> Cùng chủ đề Virus hợp bào hô hấp – RSV: Adenovirus là gì? Virus adeno gây bệnh gì ở trẻ em?

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)

virus rsv là gì
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì và đối tượng nào sẽ dễ bị nhiễm bệnh?

Theo thông tin của Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết, các đối tượng khả năng bị nhiễm virus RSV cao là:

  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
  • Người cao tuổi, nhất là người từ 65 tuổi trở lên.
  • Người bị suy giảm miễn dịch bao gồm những người bệnh được ghép tạng; bị bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS.
  • Người bị hen suyễn; suy tim sung huyết; mắc bệnh lý hô hấp mạn tính; hoặc mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

>> Cùng chủ đề Virus hợp bào hô hấp (RSV): Virus VZV là gì? Một loại virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ

4. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm RSV?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV):

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi; hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Trẻ bị sinh non hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, mới vừa trải qua quá trình điều trị.
  • Trẻ sơ sinh sống trong môi trường đông người, không sạch sẽ.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, nên đây chính là đối tượng mà virus RSV dễ tấn công nhất. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo thực hiện tiêm chủng cho con, cho con ăn uống đủ chất; tạo cơ hội cho con hoạt động thể chất thường xuyên,..

5. Trẻ bị nhiễm RSV có triệu chứng như thế nào và bao lâu thì khỏi?

Virus RSV là gì
Triệu chứng của trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì? Nhiễm virus hợp bào hô hấp bao lâu thì khỏi?

Khi trẻ em bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), loại virus này bắt đầu đi vào hệ hô hấp (mũi, họng) và gây ra các rối loạn và triệu chứng giống cảm lạnh như:

  • Đau tai.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Ho, đau họng nhẹ, sau đó ho nặng, ho dữ dội.
  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè.
  • Sốt lúc bắt đầu bệnh. Tuy nhiên, sốt cao không có nghĩa là bệnh nặng hơn.

Trẻ em bị nhiễm RSV, các triệu chứng sẽ bắt đầu sau 4-6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng lần lượt xuất hiện theo từng giai đoạn.

  • Ở ngày đầu tiên và thứ hai biểu hiện sẽ ở mức độ nhẹ.
  • Các biểu hiện tăng dần mức độ trong 3 ngày tiếp theo. Ngày thứ 5 là nặng nhất.
  • Sau ngày bệnh nặng, bệnh tình bắt đầu suy giảm ở ngày thứ 6. Và từ ngày 7-10 bệnh sẽ thuyên  giảm và khỏi hẳn.

>> Cùng chủ đề virus RSV là gì: Trẻ bị sốt do viêm Amidan bao lâu thì khỏi bệnh?

6. Biến chứng của virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết, người bệnh nhiễm RSV có thể diễn biến nặng hơn; và có thể gặp các biến chứng như:

  • Viêm phổi: RSV là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Những biến chứng này xảy ra khi virus lây lan đến đường hô hấp dưới. Các đối tượng như trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; người bị suy giảm miễn dịch; những người bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, tình trạng viêm phổi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Viêm tai giữa: Nếu virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tai giữa. Biến chứng này thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Bệnh hen suyễn: Nếu trẻ nhỏ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV ở mức độ nặng, về sau nguy cơ cao trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn.
  • Một số biến chứng khác về đường hô hấp khác như suy phổi; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; ứ khí phổi…

7. Cách điều trị virus hợp bào hô hấp (RSV) thực hiện như thế nào?

7.1. Đối với trẻ nhiễm mà các biểu hiện nhẹ và không xảy ra biến chứng

Cha mẹ, người lớn có thể thực hiện việc chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, việc chăm sóc tại nhà cho trẻ cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ, trong đó chú trọng:

  • Sử dụng nước muối sinh lý 2 tới 3 giọt để thực hiện nhỏ mũi rồi hút dịch cho trẻ.

  • Giữ không gian nơi trẻ nằm được trong sạch, đủ ẩm, tránh xa khói thuốc bởi đây có thể là tác nhân dẫn tới nguy cơ hen suyễn sau này.

  • Động viên, cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ chất. Có thể chia các bữa ăn nhỏ hơn, cho ăn đồ mềm, nước. Đặc biệt, chú trọng bổ sung nước cho cơ thể trẻ để làm dịu họng và loãng đờm.

  • Chỉ dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định để tránh có thể dẫn tới tác dụng phụ hoặc nguy cơ không tốt, tái khám theo lịch.

7.2. Đối với trẻ có dấu hiệu, biểu hiện bất thường

Trẻ nên được điều trị tại bệnh viện với những trường hợp dịch ra nhiều hoặc khò khè hay bội nhiễm,… bác sĩ có thể phải sử dụng cả kháng sinh hoặc trợ thở.

8. Cách phòng ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) cho trẻ em là gì?

cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa Virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì?

Sau khi đã biết rõ về virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, cũng như hình thức lây lan và các biến chứng có thể xảy ra. Từ đó, để không phải trị bệnh thì cách tốt nhất lúc này chính là phòng ngừa.

Cha mẹ có thể giảm nguy cơ mắc virus hợp bào hô hấp hoặc lây nhiễm ở trẻ như sau:

  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
  • Tránh sờ tay lên mặt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào.
  • Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, bắt tay, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác. Nếu bạn hoặc họ bị bệnh.
  • Đối với trẻ nhỏ, đối tượng có nguy cơ cao nhiễm RSV. Cha mẹ tránh đưa trẻ đến nơi công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại khi con đang không khỏe hoặc bị bệnh.

Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp sẽ có biểu hiện tương tự như trẻ mắc Covid-19. Mặc dù vậy, trường hợp cha mẹ hoặc con (trẻ nhỏ) bị nghi ngờ nhiễm Virus hợp bào hô hấp (RSV) cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hợp lý. 

>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về virus hợp bào hô hấp (RSV) là gì, và cũng đã giải thích nếu trẻ bị nhiễm RSV bao lâu thì khỏi. Mong cho cha mẹ và các con mạnh khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và bao lâu sẽ khỏi?

Vậy trẻ bị viêm amidan sẽ hành sốt mấy ngày và bao lâu sẽ khỏi? Nếu chưa biết, thì đây là tất cả thông tin mà cha mẹ có thể cần.

1. Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày?

Trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày? Thông thường, trẻ bị sốt amidan sẽ gây sốt từ 1 – 4 ngày. Và tình trạng sốt cũng sẽ giảm dần sau 3 – 4 ngày điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp sốt amidan cấp tính không điều trị kịp thời; cũng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Mặc dù vậy, khoảng thời gian từ 1 – 4 ngày là con số ước lượng của phần lớn các trường hợp. Khi trẻ bị viêm amidan và không được chăm sóc kỹ; tình trạng có thể kéo dài thêm từ 7 -10 ngày. Hoặc thậm chí là tái phát sau khi đã hết bệnh; hay còn gọi là viêm amidan tái phát.

Vậy ngoài thắc mắc “trẻ bị viêm amidan thường sốt mấy ngày”; cha mẹ cũng cần biết viêm amidan cụ thể là gì và có mấy loại viêm amidan?

2. Viêm amidan là gì và có mấy loại?

trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày
Viêm amidan là gì và có mấy loại?

Viêm amidan (Tonsillitis) là tình trạng amidan bị nhiễm trùng. Amidan là hai tuyến mô (hạch bạch huyết) nằm phía sau cổ họng, có chức năng phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Theo cơ chế này, nếu amidan không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus, lúc này amidan sẽ bắt đầu sưng đỏ và gây viêm; và còn gọi là viêm amidan. 

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể bị viêm amidan. Tuy nhiên, nhóm độ tuổi bị viêm amidan thường rơi vào độ tuổi của trẻ từ 5 – 15 tuổi. 

Có 3 dạng viêm amidan thường gặp:

  • Viêm amidan cấp tính: Các triệu chứng kéo dài từ 3 – 4 ngày; hoặc cũng có thể kéo dài đến 2 tuần. 
  • Viêm amidan tái phát: Trường hợp này là khi trẻ bị viêm amidan nhiều hơn 1 lần mỗi năm.
  • Viêm amidan mạn tính: Đây là tình trạng viêm amidan kéo dài và xảy ra thường xuyên.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sốt cao 40 độ: Bố mẹ cần làm gì?

3. Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan

Thông thường, viêm amidan bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính la viêm amidan do vi khuẩn; hoặc virus (vi-rút).

  • Viêm amidan do virus (vi-rút): Khoảng 70% trẻ bị viêm amidan là do virus gây ra. Cụ thể như virus gây cảm lạnh, cảm cúm (adenovirus). Trường hợp này, trẻ có thể nhanh khỏi sau 3 – 4 ngày điều trị.
  • Viêm amidan do vi khuẩn (liên cầu khuẩn): Vi khuẩn gây viêm amidan như liên cầu khuẩn nhóm A (streptococcus). Trường hợp này, các bé cần được theo dõi trong 2 tuần và uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ; vì có thể gây nhiễm trùng lan rộng hoặc để lại tổn thương ở tim nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

>> Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

4. Biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan

Biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Biểu hiện khi trẻ bị viêm amidan là gì?

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm amidan rất dễ trùng với những bệnh hô hấp thông thường như: triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm tai mũi họng nên dễ gây nhầm lẫn.

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh. Tuy nhiên, những triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan lại có phần giống với các bệnh liên quan đến đường hô hấp như Tai – Mũi – Họng.

Triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan:

  • Trẻ bị sốt run lạnh người từ 38 – 39 độ C.
  • Đau đầu, mệt mỏi và chán ăn, khó nuốt, hôi miệng.
  • Ho và có cảm giác nóng trong cổ họng, gây đau họng.
  • Viêm mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, và có thể bị ho có đờm.
  • Quan sát cổ họng sẽ thấy Amidan bị sưng đỏ, có chấm trắng, thậm chí là có mủ.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: 20 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

5. Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày nên đi bác sĩ?

Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày thì nên đi bác sĩ?

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây thì nên ưu tiên cho bé đi khám bác sĩ, để có phương pháp điều trị kịp thời; cũng như tránh tái phát nhé.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và có triệu chứng gì thì nên đi bác sĩ?

  • Trẻ bị co giật.
  • Thấy có mủ ở amydal.
  • Trẻ mệt mỏi, mất sức.
  • Sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Đau khi nuốt kéo dài khiến trẻ bỏ ăn vì khó ăn, khó nuốt.
  • Sốt không thuyên giảm dù đã dùng thuốc hoặc thuốc kháng sinh.
  • Trường hợp, trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, cha mẹ phải đưa đi khám ngay.

Nhìn chung, thắc mắc trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày đã được giải đáp ở trên. Tóm lại, điều cha mẹ cần làm nhất lúc này chính là tiếp tục theo dõi bệnh tình của con, để kịp thời đưa ra phương án tốt nhất cho các con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng

Nếu bệnh ho của bé vẫn cứ cứng đầu lì lợm mãi không chịu biến mất, mẹ có thể sử dụng thuốc để trị ho cho bé. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc dạng siro với thành phần thảo dược giúp trị ho cho bé. Bên cạnh trị ho, các loại siro này còn loại bỏ đờm, giúp cho bé bổ phổi. Cha mẹ có thể tham khảo ở bài viết này nhé! 

1. Khi nào nên sử dụng siro trị ho cho bé?

Ho là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Ho có thể giúp bé tống chất nhầy ra ngoài và bảo vệ phổi. Trẻ không ho được sẽ khiến đờm ứ đọng; tắc nghẽn đường thở trong và là nguy cơ gây viêm phổi hoặc suy hô hấp. Do đó, cha mẹ không nên quá lạm dụng siro trị ho cho bé.

Trẻ mấy tuổi có thể dùng siro trị ho? Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trẻ dưới 4 tuổi không được khuyến khích dùng thuốc hoặc siro trị ho. Vì trong siro và thuốc ho sẽ có một số thành phần gây quá liều cho trẻ.

Chính vì thế trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi cũng không được khuyến khích sử dụng siro trị ho. Trước khi sử dụng siro trị ho cho bé; cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ; hoặc kiểm tra kỹ không có thành phần gây hại cho bé thì mới có thể cho bé uống.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả ngay tại nhà Cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm cực hay mẹ nên biết

2. Dùng siro ho thảo dược cho bé mang lại lợi ích gì?

siro trị ho cho bé
Lợi ích của siro trị ho cho bé

Nếu bé chỉ mới bắt đầu ho, cha mẹ nên cho bé uống nước ấm để làm dịu cổ họng. Mẹ cũng hạn chế cho bé tiếp xúc nơi bụi bẩn, ô nhiễm, ăn thực phẩm cay nóng để cơn ho không trở nặng. Nếu bệnh lâu ngày chưa thuyên giảm, bé thậm chí còn có đờm, cha mẹ nên cho bé dùng siro trị ho.

Siro ho là chế phẩm có nguồn gốc từ tân dược hoặc thảo dược, có tác dụng ức chế, làm giảm cơn ho. Sử dụng siro ho thảo dược cho bé giúp:

  • Giảm bớt cơn ho, giảm nôn ói, khó chịu cho bé.
  • Ngăn ngừa tác dụng phụ khi bé sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Phục hồi niêm mạc tổn thương, cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Siro trị ho thảo dược cho bé vô cùng lành tính vì thành phần nguyên liệu làm từ thảo dược thiên nhiên.

3. Lưu ý khi dùng siro trị ho cho bé

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng siro trị ho cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cần ghi nhớ:

  • Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng về thành phần, liều lượng, nguồn gốc, xuất xứ rồi mới cho bé uống.
  • Để siro trị ho ở nơi cao ráo để bé không với tới được vì tự ý uống thuốc có thể khiến cho bé gặp nguy hiểm.
  • Không nên dùng siro ho cảm cho bé trước bữa ăn vì đường trong siro sẽ hấp thụ nhanh vào máu, khiến bé mất cảm giác thèm ăn.
  • Không nên cho bé uống siro trị ho trước khi đi ngủ bởi lượng đường còn lại trong miệng có thể làm hỏng men răng, viêm lợi của bé.
  • Cha mẹ nên ưu tiên dùng siro ho có cốc định lượng chia vạch rõ ràng. Việc này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng định lượng lượng thuốc cho bé.
  • Tránh cho bé uống siro ho lúc bé quấy khóc. Bé sẽ dễ bị sặc. Hãy cố găngs giúp bé bình tĩnh bằng những món đồ chơi, thức ăn mà bé thích.

[inline_article id=268204]

4. Tiêu chí lựa chọn siro trị ho cho bé

Tiêu chí 1: Chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên và lành tính

Trong trường hợp cha mẹ muốn dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng ho an toàn cho bé; mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên và lành tính. Thuốc có chứa kháng sinh, cồn hoặc chất tạo màu có thể gây ra ngộ độc cho bé.

Hơn hết, việc lạm dụng khác sinh có thể gây ra các tình trạng lờn thuốc. Bên cạnh đó, những loại siro trị ho thảo dược có thành phần tự nhiên thường ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tiêu chí 2: Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín

Những sản phẩm siro trị ho cho bé có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng từ các hãng lâu đời, uy tín sẽ giúp cha mẹ tránh mua phải hàng kém chất lượng, gây hại đến sức khoẻ của bé.

Tiêu chí chọn syrup chữa ho cho trẻ

Tiêu chí 3: Chọn siro trị ho cho bé phù hợp với độ tuổi

Đa số siro ho trên thị trường đều có ghi chỉ định đối tượng sử dụng. Thông thường sẽ có những loại siro ho dành cho trẻ từ 0 tuổi, 6 tháng tuổi, 1 tuổi, 3 tuổi,… trở lên. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ thông tin của sản phẩm để chọn được loại thuốc ho cho bé phù hợp nhất với lứa tuổi của bé nhé!

Tiêu chí 4: Chọn sản phẩm có vị dịu nhẹ, dễ uống

Siro ho cảm cho bé có hương vị dịu ngọt, mùi thơm nhẹ nhàng sẽ dễ dàng khiến bé “hợp tác” hơn. Đồng thời cũng để bé không quá ác cảm mỗi khi bố mẹ nhắc đến từ “thuốc”. Bố mẹ nên tránh mua những loại siro ho có mùi khó chịu, hơi hắc hoặc chất siro quá đặc vì sẽ rất khó để dỗ trẻ uống.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!

5. Các loại siro ho cho trẻ 

Siro ho cho bé có nguồn gốc thảo dược thường được cha mẹ tin dùng bởi nó có có thành phần từ tự nhiên, lành tính thay vì hóa dược. Thảo dược có trong siro ho vừa giúp thuốc phát huy được hết hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

5.1 Prospan – siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược

siro prospan

Ra đời từ năm 1950 tại Đức, hiện nay Prospan là thuốc ho thảo dược chiếm thị phần số 1 ở Đức và được tin dùng trên 102 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Prospan được phân phối tại khắp các bệnh viện và hơn 25.000 nhà thuốc toàn quốc.

Công dụng của siro ho thảo dược cho bé Prospan

  • Là một trong những siro ho cảm cho bé được tin dùng trên thị trường hiện nay.
  • Prospan thảo dược được bào chế dưới dạng siro, có mùi thơm và vị dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
  • Prospan có công dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, điều trị các triệu chứng ho, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Thành phần chính của siro trị ho cho bé Prospan

Dịch chiết độc quyền EA575™ từ lá thường xuân.

Ưu điểm của thuốc trị ho thảo dược cho bé – Prospan 

  • Hương vị dịu ngọt, dễ dàng cho bé uống.
  • Cơ chế trị ho an toàn khi không làm mất đi phản xạ ho tự nhiên của trẻ mà tập trung hơn vào mục đích điều trị.
  • Đáp ứng 3 tiêu chí nổi bật: Không chứa cồn, không chứa đường và không chất tạo màu nên mẹ an tâm cho bé sử dụng sản phẩm.

Với mức giá chỉ từ 73.000/chai 100ml, Prospan là sản phẩm siro ho thảo dược cho bé mà cha mẹ có thể an tâm chọn mua. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng; để có thể chắc chắn về liều lượng cũng như độ tương thích của cơ địa từng bé với sản phẩm nhé!

[affiliate-product id=”320175″ sku=”311651ID693″ title=”Siro Ho Prospan” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.2 Muhi – Siro ho cảm cho bé

siro muhi trị ho cho bé

Siro ho Muhi là sản phẩm hỗ trợ điều trị ho cho bé từ 3-7 tháng tuổi. Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên giúp giảm ho, thân thiện cho bé.

Công dụng của siro ho cảm Muhi cho bé

  • Siro ho Muhi (sản phẩm có màu xanh nước biển): Công dụng trị ho, long đờm.
  • Siro ho Muhi (màu xanh lá): Làm giảm các triệu chứng sau viêm mũi cấp tính, do viêm xoang hay viêm mũi dị ứng.
  • Siro ho Muhi (màu hồng): Trị cảm lạnh với các triệu chứng đau chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, đờm, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và các triệu chứng cảm lạnh khác.
  • Siro ho Muhi (màu đỏ): Trị cảm lạnh với các triệu chứng như đau chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, đờm, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và các triệu chứng cảm lạnh khác.

Thành phần chính của siro trị ho cho bé Muhi

Hoa cúc, bạc hà, bạch đàn,…là những thành phần thảo dược lành tính và không chứa kháng sinh.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Muhi

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh.
  • Có nhiều hương vị, điều trị tương ứng với từng cơn ho cụ thể cho bé.
  • Được bào chế từ thảo dược với dạng siro mang hương vị thanh ngọt, có mùi hoa quả tạo thích thú cho con.

Giá bán hiện nay trên thị trường dao động từ 190.000đ/120ml. Sản phẩm có 4 màu sắc với các hương vị khác nhau, do đó bố mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho tình trạng của con mình.

5.3 Siro trị ho thảo dược cho bé Astex

siro astex

Siro ho Astex là siro ho chứa thành phần thảo dược của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC được bào chế từ năm 1983, sản xuất theo công thức siro ho Astex của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, có xuất xứ từ Việt Nam. Astex chứa công thức từ thảo dược thiên nhiên có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Công dụng của siro ho thảo dược cho bé Astex

  • Điều trị các chứng ho khan, ho có đờm,…
  • Giảm ho trong các trường hợp viêm phế quản, viêm họng, viêm khí quản và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Thành phần chính của siro ho thảo dược Astex cho bé

Tần dày lá, núc nác, húng chanh, Cineol và một số tá dược khác.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Astex

  • An toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Sản phẩm này hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả của các kháng sinh dùng kèm theo.
  • Được bào chế từ các thành phần từ thiên nhiên, đã được sử dụng nhiều trong dân gian và mang lại hiệu quả cao.
  • Hiệu quả của siro ho thảo dược Astex không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thành phần từ thiên nhiên kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại, siro trị ho cho bé Astex đã được chứng nhận về hiệu quả giảm ho cũng như độ an toàn đối với sức khỏe.

Với mức giá từ 60.000đ cho chai 90ml, Aster có thể xem là một sản phẩm đáng cân nhắc bố mẹ có thể tin dùng.

5.4 Siro ho thảo dược cho bé Paburon S

siro Paburon S trị ho cho bé

Thương hiệu đến từ Nhật Bản với sản phẩm siro ho được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên. Đây là giải pháp hữu hiệu để điều trị cho các bé trên 3 tháng tuổi với những triệu chứng như ho, sốt, đau họng hay có đờm,…

Công dụng của siro ho cho bé Paburon S

  • Các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi.
  • Điều trị ho, sốt, đau họng, hắt hơi hoặc có đờm.
  • Giảm ngứa rát họng, làm dịu những cơn ho cho con.

Thành phần chính siro ho cho bé Paburon S

Dextromethorphan hydrobromide hydrate, Guaifenesin, Clorpheniramin maleat,… và một số phụ gia khác.

Ưu điểm của siro trị ho cho bé Paburon S

  • Được sản xuất với dạng siro, dễ uống.
  • Được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, không chất độc hại hay chất bảo quản.
  • Ngoài việc điều trị các chứng ho bé gặp phải khi thời tiết thay đổi, Paburon S còn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bé khỏi những tác nhân gây hại.

Giá dao động từ 130.000đ – 200.000đ/chai 120ml, khá đắt so với các sản phẩm còn lại trong danh sách. Tuy nhiên với chiết xuất tự nhiên không chứa kháng sinh, đồng thời có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho cho bé thì đây cũng là sản phẩm đáng được cha mẹ cân nhắc đấy!

[affiliate-product id=”320180″ sku=”311651ID695″ title=”Siro Ho Sổ Mũi Cho Bé” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.5 Zarbee’s Baby Cough – siro ho cho bé với thành phần từ thảo dược

Zarbee’s Baby Cough

Zarbee’s Baby Cough thuộc nhãn hiệu Zarbee’s Natural từ Mỹ. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng ho khan thường gặp ở trẻ. Bác sĩ nhi khoa – tiến sĩ Zak Zarbock – đồng thời cũng là một người cha – đã tạo ra Zarbee’s Naturals sau khi nhận thấy rằng ho là triệu chứng phổ biến hàng đầu khiến các “tiểu” bệnh nhân đến phòng khám của ông. 

Công dụng của siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

  • Hạn chế tình trạng nôn trớ khi ho.
  • Tiêu đờm, giúp vòm họng của bé dễ chịu hơn.
  • Bổ sung vitamin C và kẽm để hỗ trợ miễn dịch.
  • Làm dịu cơn ho, loại bỏ nguyên nhân gây khàn tiếng cho bé.
  • Loại bỏ chất nhầy trong cổ họng, giúp bé giảm ho nhanh chóng.

Thành phần chính siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

Dịch chiết lá thường xuân và nguyên liệu tự nhiên, không chứa gluten, cồn, hương liệu hay các chất tạo màu gây hại.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho cho bé Zarbee’s Baby Cough

  • An toàn, không gây buồn ngủ hay tác dụng phụ cho bé.
  • Hương vị của siro trị ho thảo dược thơm ngon, dễ uống.
  • Ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố xấu như vi khuẩn và bụi bẩn đến hệ hô hấp của bé.
  • Sản phẩm có kèm theo ống bơm có chia vạch ml giúp mẹ dễ dàng pha chế, canh chỉnh liều lượng.

Sản phẩm từ Mỹ hiện đang được bán tại Việt Nam với giá 250.000đ/chai 60ml, bố mẹ có thể lựa chọn siro ho thảo dược Zarbee’s Baby Cough để chấm dứt những cơn ho dai dẳng, kéo dài mà bé yêu mắc phải.

5.6 Siro ho thảo dược cho bé Ivy Kids

siro Ivy Kids

Ivy Kids là sản phẩm có nguồn gốc từ Úc, được chiết xuất từ thiên nhiên nên bé có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển một cách toàn diện.

Công dụng của Ivy Kids – siro ho cảm cho bé

  • Với những triệu chứng bé ho có đờm, Ivy Kids vừa trị ho vừa long đờm cho bé.
  • Có tác dụng giảm nhanh, rõ rệt các triệu chứng của đường hô hấp như ngứa rát cổ họng, đau họng, sổ mũi.
  • Hỗ trợ điều trị được nhiều dạng ho như ho có đờm, ho khan, ho kích ứng hay do thay đổi thời tiết dẫn đến ho.

Thành phần chính siro trị ho cho bé Ivy Kids

Cao lá thường xuân chứa hoạt chất glycosid.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho cho bé Ivy Kids

  • Siro ho thảo dược cho bé Ivy Kids có mùi thơm vị dâu rất dễ uống.
  • Giúp cho mũi của bé thông thoáng hơn, dễ thở hơn, không bị khó chịu hay tức ngực do các cơn ho đem lại.

Giá của siro ho thảo dược Ivy Kids dao động từ 140.000đ – 185.000đ/chai 20ml. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm để tránh những trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng ở trẻ.

5.7 Siro trị ho thảo dược Bảo Thanh – hiệu quả cho bé, an tâm cho mẹ

Siro trị ho thảo dược Bảo Thanh

Siro thảo dược Bảo Thanh được nghiên cứu và bào chế bởi công ty dược phẩm Hoa Linh. Từ nền tảng công thức thuốc ho bổ phế Bảo Thanh truyền thống, công thức siro ho, bổ phế Bảo Thanh trẻ em được gia giảm các vị dược liệu nhằm đảm bảo việc sử dụng an toàn, hiệu quả trên đối tượng trẻ nhỏ, dựa trên kinh nghiệm sử dụng thuốc của y học cổ truyền và tác dụng dược lý đã biết của dược liệu.

Công dụng của siro trị ho cho bé Bảo Thanh

  • Giảm ngứa rát cổ họng, khản tiếng, tiêu đờm.
  • Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, giảm ho ở trẻ.
  • Hỗ trợ các liệu pháp điều trị cho bé mắc chứng ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh,…

Thành phần chính trong siro trị ho cho bé Bảo Thanh

Các loại thuốc Đông y như mật ong, ô mai, vỏ quýt, tỳ bà diệp, gừng, cam thảo,…

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Bảo Thanh

  • Sản phẩm có vị ngọt, giúp bé dễ dàng uống
  • Không chỉ chữa ho, Bảo Thanh còn nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe bé.
  • Sản phẩm hỗ trợ tốt cho việc điều trị các chứng ho, khó chịu ở cổ họng cho trẻ nhỏ.

Siro ho thảo dược cho bé Bảo Thanh luôn giữ được uy tín trong lòng người dùng nhờ vào thành phần thảo dược tự nhiên, sự nghiên cứu cẩn trọng của các thầy thuốc từ chất lượng cho đến công thức, kỹ thuật.

Với giá từ 52.000đ – 69.000đ/chai 125ml, cha mẹ có thể xin chỉ định từ bác sĩ đối với sản phẩm này để đưa ra lựa chọn phù hợp cho con.

5.8 Siro trị ho Ích Nhi cho bé

siro Ích Nhi

Siro trị ho thành phần thảo dược Ích Nhi cho bé được sản xuất bởi Công ty TNHH Nam Dược. Đây là công ty Thương hiệu Quốc gia về các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược và thiên nhiên ở Việt Nam. Chính vì thế mẹ có thể an tâm sử dụng sản phẩm trị ho Ích Nhi vì độ lành tính của nó.

Công dụng của siro trị ho Ích Nhi cho bé

Nhờ nguồn nguyên liệu 100% từ thảo dược thiên nhiên, thuốc trị ho Ích Nhi hoàn toàn phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ, mang đến những tác động sau:

  • Làm loãng đờm, giảm ho.
  • Cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa ho hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý viêm đường hô hấp như hắt hơi, cảm, sổ mũi, ho do dị ứng thời tiết, ho do viêm phế quản,…

Thành phần chính của siro trị ho Ích Nhi cho bé

  • Tắc.
  • Mật ong.
  • Cát cánh.
  • Mạch môn.
  • Húng chanh.
  • Đường phèn.
  • Tinh chất gừng.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Ích Nhi

  • Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng toàn bộ thành phần thảo dược chuẩn hóa.
  • Siro vừa có thể trị ho đồng thời cũng có thể trị cảm, sổ mũi.

Siro trị ho cho bé Bisolvon đang được bán với giá chỉ từ 52.000đ/chai 90ml. Sản phẩm thích hợp với những trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt khi thời tiết giao mùa, bé bị viêm họng, viêm phế quản.

5.9 Siro ho cảm cho bé – Bisolvon

Siro Bisolvon

Thêm một sản phẩm uy tín đến từ Đức trong danh sách này, Bisolvon được điều chế dưới dạng siro giúp trị ho cảm cho trẻ nhỏ. Bisolvon là siro có thành phần hoạt chất trị ho. Siro có thành phần hoạt chất trị ho đa số là thuốc kê đơn. Cha mẹ không nên tự ý cho bé uống.

Công dụng của siro thảo dược Bisolvon

  • Giúp hô hấp dễ dàng hơn do bệnh bụi phổi hoặc tắc nghẽn.
  • Làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mãn tính có kèm theo tiết chất nhầy.

Thành phần chính của Bisolvon

Mỗi 5ml Bisolvon Kids chứa 4 mg Bromhexine hydrocloride, tá dược vừa đủ.

Ưu điểm của sản phẩm siro trị ho thảo dược Bisolvon cho bé

  • Không đường, không cồn nên Bisolvon là siro thảo dược an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Được bào chế dưới dạng siro có vị ngọt, hấp dẫn trẻ thích thú khi dùng.

Siro trị ho cho bé Bisolvon đang được bán với giá chỉ từ 36.000đ/chai . Tuy nhiên sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên bố mẹ cần cân nhắc thật kỹ và xin chỉ định từ bác sĩ về liều lượng phù hợp.

[inline_article id=292967]

5.10 Mucosolvan – Siro trị ho cho bé hiệu quả

siro Mucosolvan trị ho cho bé

Siro ho cảm Mucosolvan cũng là một nhãn hiệu đến từ Đức, chế phẩm từ nhà sản xuất Boehringer Ingelheim. Khi cơn ho làm con khó chịu, làm bạn bất an, Mucosolvan sẽ xoa dịu chúng, giúp con nhanh chóng khoẻ mạnh trở lại. Đây cũng là siro có thành phần hoạt chất trị ho.

Công dụng của Mucosolvan – siro trị ho cho bé

  • Hỗ trợ điều trị, giúp dịu bớt cơn ho trong cổ họng.
  • Siro ho cho bé Mucosolvan giúp làm tan chất nhầy.
  • Giúp bé ho dễ dàng hơn, từ đó giải phóng đường cổ.

Thành phần chính của Mucosolvan

Ambroxol là dược chất kích hoạt có tác dụng làm sạch hệ thống hô hấp bằng cách hoá lỏng và đánh tan đờm.

Ưu điểm của sản phẩm siro ho thảo dược cho bé Mucosolvan

  • Không có cồn, không chứa đường và chất tạo màu
  • Sản phẩm thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Giá thành hiện nay trên thị trường của Mucosolvan nằm ở mức từ 200.000đ – 309.000đ/chai. Bố mẹ cần lưu ý liều lượng khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng. Trẻ em dưới 2 tuổi có thể dùng thuốc này sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

[affiliate-product id=”320177″ sku=”311651ID694″ title=”Siro Ho Tan Đờm Mucosolvan” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

5.11 Siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

siro Acc Kindersaft trị ho cho bé
Siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

Siro ho cho bé loại nào tốt, thì siro thảo dược Acc Kindersaft thuộc công ty Hexal AG, Đức chính là câu trả lời. Ngoài việc điều trị các vấn đề về đau họng, ho có đờm, cảm cúm, Acc Kindersaft còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Thích hợp cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Công dụng của siro trị ho cho bé Acc Kindersaft

  • Làm dịu nhanh các cơn đau họng, ngứa rát cổ họng.
  • Giảm độ đặc của chất nhầy, làm tiêu đờm, giúp bé dễ dàng ho ra.
  • Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi dùng siro trị ho Acc Kindersaft.
  • Sản phẩm không có gluten, lactose, không cồn, không đường, không màu và cũng không gây dị ứng.

Thành phần chính của siro ho cảm Acc Kindersaft

Acetylcysteine, Carmellose, muối Natri, Methyl 4 hydroxybenzoate, Sodium benzoate, hương vị anh đào

Ưu điểm của Acc Kindersaft – siro ho cho bé

  • Trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn ngay sau khi uống.
  • Hương vị cherry có mùi thơm, ngon giúp trẻ dễ uống.
  • Sử dụng đơn giản hơn khi được đính kèm ống chia để định lượng dung dịch.

Sản phẩm siro ho cho bé từ Đức có mức giá tham khảo từ 230.000đ – 399.000đ/chai. Với công thức đặc biệt, Acc Kindersaft hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường hô hấp cho con khá tốt nên được nhiều bà mẹ tin dùng.

[inline_article id=225336]

Bên cạnh việc sử dụng siro trị ho cho bé thì cha mẹ vẫn phải đảm bảo việc kết hợp chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện sức khỏe cho bé nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Adenovirus là gì? Virus adeno gây bệnh gì ở trẻ em?

Vậy Adenovirus là gì? Cách thức mà Adenovirus lây lan, gây bệnh gì? Có cách điều trị và phòng ngừa không? Cha mẹ hãy theo dõi bài viết nhé!

1. Adenovirus là gì?

adenovirus là gì
Adenovirus là gì? Trông như thế nào?

Adenovirus là một nhóm virus gây ra hàng loạt bệnh liên quan đến nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm dạ dày, ruột,… 

Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Adenovirus xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong đó, trẻ 5 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do Adenovirus gây ra nhất. 

Vậy cách thức mà Adenovirus lây truyền giữa trẻ với trẻ là gì? Tùy từng cơ quan đích mà Adenovirus có cách lây lan virus khác nhau:

  • Bệnh về đường hô hấp: Dịch từ mũi, miệng và phổi của người bệnh có chứa virus. Nếu trẻ vô tình chạm vào chất dịch hoặc bị người bệnh ho vào thì trẻ dễ bị lây bệnh. 
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiết niệu: Cách thức mà Adenovirus lây bệnh qua đường tiêu hóa, tiết niệu là gì? Đó là thông qua chất thải (phân, nước tiểu). Nếu trẻ ăn, uống phải thức ăn nước uống nhiễm chất thải của người bệnh thì trẻ cũng có thể nhiễm virus.

2. Virus adeno gây bệnh gì ở trẻ em?

2.1 Viêm đường hô hấp

Adenovirus có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm họng kết mạc, viêm đường hô hấp cấp và viêm phổi ở trẻ em. Trẻ nhỏ mắc các bệnh này đều có các triệu chứng như sốt cao, sưng họng, nổi hạch ở cổ,…

2.2 Adenovirus gây bệnh gì? Viêm kết mạc mắt

Trẻ bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do Adenovirus gây ra có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây trầm trọng tình trạng viêm kết mạc.

2.3 Bệnh viêm dạ dày, ruột, ống tiêu hóa

Trẻ nhỏ có thể đi ngoài nhiều ngày liên tục dẫn đến mất nước nếu mắc phải bệnh viêm dạ dày ruột do Adenovirus gây ra. Vậy đường lây bệnh viêm dạ dày ruột do Adenovirus gây ra là gì? Chính là qua đường phân-miệng, trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn có chứa Adenovirus được bài tiết ra theo phân của trẻ bị bệnh. 

2.4 Các bệnh khác

Bên cạnh những bệnh trên, Adenovirus còn là tác nhân gây ra viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em. Trẻ bị viêm bàng quang có các biểu hiện rối loạn đi tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu rát, tiểu khó. Ở bệnh này, nước tiểu là tác nhân lây truyền bệnh. 

3. Triệu chứng nhiễm Adenovirus ở trẻ em là gì?

triệu chứng virus adeno
Triệu chứng nhiễm Adenovirus ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp do adenovirus gây ra ở trẻ em có thể bắt đầu từ 2-14 ngày sau khi nhiễm virus. Bao gồm:

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể bắt đầu từ 3-10 ngày sau khi tiếp xúc virus. Các triệu chứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Chúng bao gồm:

4. Adenovirus có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ nhiễm bệnh do Adenovirus gây ra có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh diễn tiến nặng tiển triển thành các biến chứng. Những biến chứng nguy cấp do nhiễm Adenovirus có thể gặp phải là gì?

  • Viêm phổi mãn tính (Chronic lung disease): Đây là bệnh hiếm gặp.  
  • Nhiễm trùng nặng (Severe infection): Xảy ra ở trẻ có hệ thống miễn dịch kém.
  • Lồng ruột (Intussusception): Khi mắc bệnh này, một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận, gây ra tắc nghẽn đường ruột. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh gồm phân có máu, nôn mửa, sưng bụng, suy nhược cơ thể, thiếu năng lượng…

[inline_article id=267554

5. Cách điều trị nhiễm adenovirus ở trẻ em là gì?

điều trị và phòng tránh adenovirus
Khi biết virus adeno có nguy hiểm đến mức nào, cha mẹ cần biết những cách điều trị và phòng tránh cho trẻ em

Khi bệnh liên quan đến ở trẻ em không thuyên giảm mà còn có các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa bé đi khám ngay:

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng bệnh. Các phương pháp này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh: 

  • Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ sẽ được điều trị kháng sinh nếu xác định có bội nhiễm vi khuẩn; bù dung dịch qua đường tĩnh mạch để bổ sung nước; uống thuốc giãn phế quản để dễ thở đồng thời thở bình oxy hoặc thở máy.
  • Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa: Trẻ cần được bù nước, sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn dạng rắn theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng: Đối với trẻ mất nước nghiêm trọng do nhiễm adenovirus thì giải pháp sẽ là gì? Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch cho bé. Đồng thời đặt ống thông dạ dày để bơm chất thức ăn dạng lỏng trực tiếp vào dạ dày bé. 

[key-takeaways title=””]

Chưa có nghiên cứu cho thấy hiệu quả của thuốc kháng vius trong việc điều trị Adenovirus. Nếu cha mẹ muốn sử dụng thuốc cho trẻ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

[/key-takeaways]

6. Cách phòng adenovirus cho bé là gì?

Cha mẹ cần biết cách phòng ngừa adenovirus là gì để giúp ngăn chặn sự lây lan của adenovirus sang bé cưng:

  • Cho trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
  • Tránh cho bé dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn nhà cửa, phòng ốc, chăn mền thường xuyên.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước và sau khi chăm sóc, tắm rửa cho trẻ.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh liên quan đến Adenovirus.
  • Rửa tay sạch sẽ cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Qua bài này, cha mẹ cũng đã phần nào hình dung được Adenovirus là gì, khả năng gây bệnh nguy hiểm đến đâu cũng như là cách điều trị, phòng ngừa bệnh do adenovirus ở trẻ em là gì? Cha mẹ không cần phải quá lo lắng đâu, chỉ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ cho bé là có thể giảm đi phần lớn khả năng mắc bệnh rồi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Bệnh đường hô hấp

Top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé hiệu quả, an toàn

Dưới đây là Top 5 loại siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé mà mẹ có thể mua để sử dụng cho con. Mẹ có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp dành cho con nhé.

1. Siro trị ho sổ mũi nghẹt mũi cho bé Prospan Syrup

siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé

Siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé Prospan Syrup là dược phẩm được sản xuất bởi công ty Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức. Và hiện sản phẩm đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thành phần: Sản phẩm có chứa dịch chiết độc quyền EA575TM từ lá thường xuân. Dịch chiết có tác dụng chính là làm lỏng các dịch nhầy bị ứ đọng trong phế quản, giảm bớt các cơn ho và chống co thắt vùng cơ hiệu quả.

Mức độ an toàn và hiệu quả:

  • Không gây hại cho trung ương thần kinh.
  • Sở hữu 4 sức mạnh trị ho hiệu quả như long đờm – giãn phế quản – kháng viêm – giảm ho.
  • Không chứa đường, không chứa cồn và chất tạo màu nên phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 265.000 đồng/chai.

[affiliate-product id=”320494″ sku=”296134ID710″ title=”Siro Ho Prospan” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

2. Siro ho sổ mũi nghẹt mũi cho bé Muhi xanh lá

muhi xanh lá

Siro Muhi xanh lá là loại siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Thành phần: Sản phẩm có nhiều nguyên liệu thiên nhiên lành tính như: bạc hà, bạch đàn và hoa cúc… hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho trẻ em với tính năng chính là giảm ho và sổ mũi. Sản phẩm hiện đã có mặt tại các cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc.

Mức độ an toàn và hiệu quả: Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như gây táo bón và sản phẩm không dành cho trẻ em bị hen suyễn. Các mẹ có thể cho bé ăn nhiều thực phẩm có rau củ quả để hạn chế tình trạng táo bón.

Giá tham khảo: ~180.000 đồng/chai 120ml.

3. Siro Ích nhi – Siro trị ho khan nghẹt mũi cho bé

siro Ích nhi

Siro Ích nhi là siro chuyên đặc trị tình trạng ho sổ mũi nghẹt mũi cho bé, đặc biệt với các bé sơ sinh đều rất an toàn. 

Thành phần: Sản phẩm có chứa mật ong, kinh giới và các vị thảo dược từ thiên nhiên như quất, mạch môn, gừng… Đây đều là những thành phần khá lành tính và phù hợp với trẻ nhỏ.

Mức độ an toàn và hiệu quả: Siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé có các tác dụng chính như: viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm, sổ mũi, nghet mũi, ho có đờm và ho do dị ứng thời tiết.

Giá tham khảo: ~40.000 đồng/chai.

4. Kids Allergy 0-9 – Siro ho sổ mũi nghẹt mũi cho bé

siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé

Siro Kids Allergy 0-9 là loại siro dành cho bé có độ tuổi từ 0 đến 9 tuổi. Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ với thể tích chỉ 25ml nhưng công dụng của loại siro thật sự khiến nhiều mẹ phải ngạc nhiên.

Thành phần: Sản phẩm  siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé Kids Allergy 0-9 gồm Allium cepa 6X, Nux Vomica 6X, Euphrasia Officinalis 6X… có tác dụng chính là giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt.

Liều lượng sử dụng: Quá trình sử dụng sản phẩm được chia thành 2 giai đoạn: khi xuất hiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi nhẹ nên dùng 3 lần/ ngày và mỗi lần uống 15 giọt, giảm dần liều lượng khi bệnh giảm đi. Với tình trạng cấp tính nên dùng 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 giọt. 

Mức độ an toàn và hiệu quả: Siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé Kids Allergy 0-9 có hương vị chuối cực thơm và dễ uống.

Giá tham khảo: ~180.000 đồng/ chai.

5. Siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé Paburon S

siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé

Siro Paburon S là dòng sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản và dành cho trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi và người lớn cũng sử dụng được.

Thành phần: Trong dung tích 60ml thì siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé Paburon S có chứa: Guaifenesin (làm thông cổ họng), Acetaminophen (giảm sốt, nhức đầu, đau họng), Dextromethorphan hydrobromide hydrat (giảm ho và thở dễ dàng), Clorpheniramine maleate (giảm hắt hơi, nghẹt mũi).

Mức độ an toàn và hiệu quả:

  • Công dụng chính của siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé chính là giúp hạn chế chảy nước mũi, cảm lạnh, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, ớn lạnh…
  • Một số lưu ý không nên sử dụng sản phẩm như: người bị hen suyễn, dị ứng với thành phần thuốc, dùng chung với các loại thuốc điều trị, phụ nữ có thai, mắc bệnh tim gan và dạ dày, sử dụng chất kích thích như bia rượu…
  • Đặc biệt, chỉ sử dụng sản phẩm trong vòng 3 tháng kể từ khi mở nắp, bảo quản nơi khô mát để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Giá tham khảo: 239.000 – 250.000/chai 120ml.

[affiliate-product id=”320495″ sku=”296134ID711″ title=”Siro Ho Sổ Mũi Cho Bé Bledina” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Trên đây là top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo và mua để sử dụng cho con.

Trong mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn sử dụng chi tiết, cũng như là chống chỉ định ở những trường hợp đặc biệt. Mẹ hãy ưu tiên ra các nhà thuốc uy tín để tìm mua sản phẩm chính hãng mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Di chứng hậu covid ở trẻ em: Cách phát hiện và phòng tránh biến chứng

Ngoài việc nhiễm Covid, một mối lo mới của các bậc cha mẹ đó là di chứng hậu Covid ở trẻ em. Nhiều bé sau thời gian bị bệnh vẫn còn có những triệu chứng gây cản trở sinh hoạt và hoạt động thường ngày.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết di chứng hậu Covid ở trẻ em là gì, các dấu hiệu nhận biết; và cách để chăm sóc, đảm bảo sức khỏe của con.

Di chứng hậu covid ở trẻ em là gì?

Theo WHO, di chứng hậu Covid (hay còn được gọi là Covid kéo dài – Long Covid); là tình trạng các triệu chứng kéo dài ở một số người đã mắc Covid-19 trước đó. Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ lần mắc bệnh ban đầu; hoặc phát sinh sau khi đã khỏi bệnh. Chúng có thể đến và đi hoặc tái phát theo thời gian.

Theo UNICEF, di chứng hậu Covid ở trẻ em ý chỉ những triệu chứng kéo dài (mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở, v.v.) mà trẻ em gặp phải trong hơn 4 tuần sau khi nhiễm Covid. Tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ khi trẻ bị nhiễm Covid hoặc xuất hiện sau khi trẻ khỏi bệnh mà không phải do nguyên nhân nào khác.

Một lưu ý quan trọng đó là không phải tất cả các triệu chứng trẻ mắc phải sau khi bị nhiễm COVID-19 đều là di chứng hậu Covid ở trẻ em. Cha mẹ có thể xem thêm triệu chứng hậu Covid của trẻ tại đây.

di chứng hậu covid ở trẻ em
Hội chứng hậu Covid ở trẻ em là tình trạng các triệu chứng của bệnh kéo dài gây cản trở hoạt động hàng ngày.

Tác động của di chứng hậu Covid ở trẻ em

Di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan.

  • Các tác động về nhận thức thường thấy ở trẻ là: mệt mỏi, rối loạn khứu giác và vị giác, đau đầu, kém tập trung.
  • Các tác động về hô hấp thường gặp là ho kéo dài, đau họng, khó thở,….
  • Ngoài ra, trẻ có thể bị đau khớp, đau cơ, nặng ngực, tim đập mạnh.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 hiếm gặp. Nhưng đây là một tình trạng nặng và có khả năng đe dọa tính mạng và nó có thể xuất hiện từ 2-6 tuần sau khi nhiễm COVID-19. Cha mẹ sẽ đọc thêm về MIS-C ở phần nội dung sau.

>> Cha mẹ xem thêm Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Những triệu chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Ngoài những di chứng hậu Covid ở trẻ em, Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của đội ngũ y tế và các bậc phụ huynh.

Theo MayoClinic, Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng nghiêm trọng có liên quan đến Covid. Hầu hết trẻ em bị nhiễm vi-rút Covid chỉ bị bệnh nhẹ. Nhưng ở những trẻ tiếp tục phát triển MIS-C; một số cơ quan và mô; chẳng hạn như tim, phổi, mạch máu, thận, hệ tiêu hóa, não, da hoặc mắt sẽ bị viêm nghiêm trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Sốt kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Phát ban da.
  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường.
  • Tim đập nhanh.
  • Thở gấp.
  • Mắt đỏ.
  • Đỏ hoặc sưng môi và lưỡi.
  • Đỏ hoặc sưng bàn tay hoặc bàn chân.
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Hạch bạch huyết mở rộng.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!

Dấu hiệu MIS-C nguy cấp cần đưa đi bệnh viện:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Khó thở.
  • Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam – tùy thuộc vào tông màu da.
  • Đột nhiên dễ bị bối rối, nhầm lẫn.
  • Không có khả năng thức dậy hoặc không tỉnh táo.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào được liệt kê ở trên; hoặc bị ốm nặng kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác; hãy chở con đến phòng cấp cứu gần nhất.

>> Cha mẹ xem thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Khi nào cha mẹ cần đưa con đi khám di chứng hậu covid ở trẻ em?

khi nào đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

Các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc Covid nhưng không được phát hiện); các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện tương tự với MIS-C; cha mẹ cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

Di chứng hậu Covid ở trẻ em vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 ở trẻ em?

Theo Yale Medicine, không có một phương pháp điều trị nào phù hợp và dành cho mọi đối tượng trẻ.

Thông thường, sau khi đánh giá đầy đủ, trẻ em sẽ được giới thiệu đến một hoặc nhiều bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn điều trị những triệu chứng cụ thể.

Hội chứng hậu covid ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác nhau của cơ thể. Vì vậy, ngoài các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em, con có thể cần thăm khám các bác sĩ khác như: bác sĩ tim mạch, bác sĩ thần kinh, bác sĩ xung huyết, bác sĩ thấp khớp, bác sĩ tâm thần và những người khác.

Xu hướng điều trị di chứng hậu covid ở trẻ em thường hiệu quả nhất khi giải quyết từng triệu chứng riêng lẻ. Ví dụ, một đứa trẻ bị đau ngực và suy giảm khả năng vận động cơ thể sẽ được đánh giá tim mạch; một đứa trẻ có sự sụt giảm về nhận thức sẽ được khám bởi một nhà thần kinh học.

Ngoài ra, các chuyên gia của Yale Medicine cũng khuyến khích kết hợp việc điều trị với những hoạt động nhằm gia tăng sức khỏe thể chất của trẻ em. Ví dụ như bác sĩ tim mạch cho biết tim của trẻ ổn và kiểm tra hơi thở cho thấy sự trao đổi oxy của con tốt; bác sĩ có thể yêu cầu trẻ tăng dần điều kiện thể chất bằng cách thêm các bài tập thể dục nhịp điệu và cơ bắp theo thời gian.

Hiện tại không có biện pháp thuốc hoặc thực phẩm nào giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của di chứng hậu Covid ở trẻ em. Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thực hiện tất cả các biện pháp phòng chống Covid phù hợp; và cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh Covid theo khuyến cáo của ngành y tế.

[inline_article id=267214]

Nhìn chung, khi con mắc tình trạng hậu covid ở trẻ em, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng, thường xuyên trao đổi với bác sĩ để biết cách chăm sóc sức khỏe cho con tốt nhất. Đặc biệt là cha mẹ cần chú ý khi biểu hiện của con trở nặng để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao ba mẹ biết chưa?

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Đây là điều mà các phụ huynh thắc mắc và băn khoăn nhất hiện nay. Khi trẻ nhỏ bắt đầu đi học trực tiếp trở lại thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng tăng cao. Nhất là, với nhóm trẻ chưa được tiêm vaccine Covid-19. Với sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn, MarryBaby sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh các vấn đề trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

1. Các vật dụng và thuốc cần chuẩn bị 

Nếu chẳng may con bạn trở thành F0, hãy bình tĩnh và chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau đây:

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Chuẩn bị các vật dung:

  • Nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân
  • Khẩu trang y tế
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh bằng cồn
  • Máy đo nồng độ Oxy máu cá nhân (nếu có)
  • Xà phòng rửa tay
  • Thùng thu gom chất thải lây nhiễm có nắp đậy

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Các thuốc thiết yếu:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol (gói dạng bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống, dạng siro, dạng viên đặt hậu môn, hoặc viên nén nếu trẻ đã có thể uống thuốc viên, hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng ngày 4 lần trong 5-7 ngày).
  • Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
  • Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Dung dịch nhỏ mũi: Natri clorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền (cần chuẩn bị đủ sử dụng trong 1-2 tuần).

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Mẹ đã biết phân biệt triệu chứng Covid-19 ở trẻ em với bệnh cảm thông thường

2. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách uống thuốc thế nào?

Khi phụ huynh đã chuẩn bị tất cả các vật dụng trên xong, phụ huynh cần nắm rõ hướng dẫn cho trẻ uống thuốc như sau.

– Với thuốc hạ sốt:

Hạ sốt cho trẻ con bị Covid-19 thì phải là sao? Khi ba mẹ đo thân nhiệt và thấy trẻ sốt ≥ 38,5 °C, hãy dùng Paracetamol (liều 10-15mg/kg/lần) cho trẻ uống hoặc đặt hậu môn. Nếu cần nhắc lại thì cách tối thiểu 4 – 6 giờ ba mẹ nhé. Nhất là, ba mẹ tuyết đối không cho trẻ dùng tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

– Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước:

Khi trẻ sốt cao hoặc tiêu chảy sẽ thường dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Cách trị Covid-19 cho trẻ là, ba mẹ cho trẻ uống nhiều nước; có thể sử dụng nước trái cây hoặc dung dịch Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn). Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước cho trẻ nhé.

cách trị covid cho trẻ
Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách trị Covid-19 cho trẻ thế nào?

– Các thuốc điều trị triệu chứng khác:

Khi trẻ bị ho quá nhiều thì cách trị Covid-19 cho trẻ như thế nào? Khi ấy, phụ huynh cần ưu tiên sử dụng các thuốc chiết xuất từ thảo mộc. Ngoài ra, ba mẹ đừng quên sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) để nhỏ, rửa mũi nếu trẻ bị ngạt, hoặc chảy nước mũ. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men vi sinh kèm theo.

– Thuốc điều trị bệnh nền:

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao khi mắc bệnh nền? Ba mẹ chỉ cần tiếp tục duy trì các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn đã kê của bác sĩ chuyên khoa. Và ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc kháng virus; hoặc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

[inline_article id=292342][inline_article id=265424]

3. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách súc họng thế nào?

Việc súc họng chỉ được thực hiện với trẻ lớn; có sự giám sát và hướng dẫn của người chăm sóc. Dung dịch súc họng có thể sử dụng tốt nhất là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%); hoặc nước muối tự pha bằng cách cho 9g muối vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Vậy cách súc họng cho trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

Các bước súc họng như sau:

  • Mỗi lần súc họng trẻ chỉ được sử dụng khoảng 5ml dung dịch nước muối.
  • Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng có thể chịu được; súc họng trong thời gian khoảng 1 phút.
  • Sau khi súc xong thì để nguyên không súc lại bằng nước.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid-19

  • Với trẻ còn bú mẹ, hãy tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cung cấp cho trẻ.
  • Với trẻ lớn, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn đa dạng; giàu dinh dưỡng; dễ tiêu; ăn thành nhiều bữa; tăng cường các loại rau, trái cây để bổ sung vitamin.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

trẻ em bị covid
Trẻ con bị covid thì phải làm sao?

Khi trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Nếu nhận biết các triệu chứng này ba mẹ cần báo cho nhân viên y tế; hoặc đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

1. Trẻ dưới 5 tuổi

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc
  • Không chịu chơi hoặc ngủ li bì
  • Co giật, tím tái
  • Sốt cao liên tục mà không hạ sốt được
  • Thở phập phồng cánh mũi
  • Co kéo cơ liên sườn
  • Hõm ức
  • Thở nhanh (Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút)
  • SpO2<96% (nếu có)
  • Bỏ bú hoặc không ăn uống được

2. Trẻ từ 5 tuổi trở lên

Đối với trẻ trên 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Các dấu hiệu cần theo dõi sẽ đơn giản hơn bao gồm:

  • Cảm giác khó thở
  • Ho thành cơn không dứt
  • Không ăn/uống được
  • Sốt cao không giảm
  • Nôn mọi thứ
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Không chịu chơi
  • SpO2 < 96%
  • Thở nhanh (Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút)
  • Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

[inline_article id=292885]

Lưu ý khi chăm sóc trẻ con bị nhiễm Covid-19 

Sau khi ba mẹ đã biết trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao, thì cũng cần nắm những lưu ý sau.

1. Xét nghiệm sau khi trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Sau thời gian cách ly tại nhà đủ 7 ngày, ba mẹ có thể làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho trẻ tại nhà.
  • Nếu kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày. Sau đó ba mẹ có thể xét nghiệm lại hoặc không bắt buộc

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng gì? Ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Đối với trẻ con bị Covid-19 và người chăm sóc thì phải làm sao?

  • Không để trẻ và người chăm sóc rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
  • Không sử dụng chung vật dụng.
  • Không ăn uống cùng với người khác trong gia đình.
  • Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

3. Đối với người chăm sóc trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
  • Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt.
  • Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
  • Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn (nếu có), vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Với những thông tin về trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường khi trẻ bị nhiễm Covid-19 để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao hãy để lại bình luận cho MarryBaby nhé.

Categories
Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?

Rất nhiều mẹ thắc mắc về việc trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Bài viết này nhằm giải đáp băn khoăn của mẹ, đồng thời, chia sẻ thông tin cơ bản về cách nhận biết triệu chứng hen phế quản ở trẻ em.

Hen phế quản là gì? Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản (asthma; hay còn gọi là hen suyễn) là một bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, và các ống dẫn không khí ra/vào khỏi phổi của trẻ. Khi trẻ bị hen phế quản, đường thở của con có thể bị viêm và thu hẹp. Điều này gây ra tình trạng thở khò khè, ho và tức ngực.

Khi những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn bình thường, nó được gọi là cơn hen suyễn (asthma attack).

trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì

Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em là gì? Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Cơn ho thường xuyên trở nên trầm trọng hơn khi trẻ bị nhiễm vi-rút; hoặc bị kích hoạt do tập thể dục hoặc không khí lạnh.
  • Tiếng rít hoặc thở khò khè khi thở ra.
  • Khó thở, cản trở các hoạt động thể chất.
  • Tắc nghẽn ngực hoặc tức ngực.
  • Khó ngủ. Mệt mỏi do giấc ngủ kém chất lượng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn khác nhau ở mỗi trẻ; và có thể trở nên nghiêm trọng hoặc đỡ hơn theo thời gian. Những biểu hiện nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ không nên sử dụng để chẩn đoán.

Ngoài ra, việc phân biệt các triệu chứng của trẻ do bệnh hen phế quản hay nguyên nhân khác (như viêm phổi) là rất khó. Do đó, khi mẹ nghi ngờ con có vấn đề về hô hấp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mẹ cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Triệu chứng Covid của trẻ em

Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?

– Món ăn có quá nhiều gia vị

Đồ ăn nhiều muối và chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm trầm trọng các triệu chứng hen phế quản ở trẻ em. Do đó, mẹ nên cho con ăn nhạt, tránh ứ muối và nước làm nặng nề thêm tình trạng khó thở.

[inline_article id=111891]

– Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Thực phẩm có chứa sulfite

thực phẩm cần tránh đối với trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Các món trái cây sấy khô cần tránh vì chứa nhiều sulfites không tốt cho bé đâu mẹ nhé!

Sulfite là một loại chất bảo quản thường có trong thực phẩm và đồ uống cần được bảo quản, chẳng hạn như rượu, nước chanh đóng chai và trái cây sấy khô.

Một chế độ với hàm lượng sulfite cao có thể làm trầm trọng các triệu chứng của hen suyễn. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Associations – ALA) cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm có chứa sulfit, đặc biệt là rượu vang, có thể gây ra cơn hen suyễn.

Do đó, mẹ cần hạn chế những thực phẩm như:

  • Thực phẩm ngâm chua: Dưa cải muối, dưa chuột muối, cà muối,… Thay vào đó có thể chuyển sang làm salad cho bé ăn.
  • Đồ ăn, nước uống đóng hộp, đồ ăn nhanh.
  • Trái cây, rau củ quả sấy khô: Khoai tây sấy khô, nho khô, dứa sấy, mơ sấy, anh đào sấy,…
  • Đồ đông lạnh: Tôm, cua, cá đông lạnh,…

– Các loại thực phẩm có tính axit

Những loại thực phẩm tính chua: Hành, chanh,…, các loại thực phẩm chiên, đồ uống có gas là những thực phẩm cấm kỵ đối với trẻ em mắc bệnh suyễn. Những thực phẩm này có thể gây trào ngược thực quản làm cho các triệu chứng của bệnh suyễn của trẻ càng trở nên nặng hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: 16 loại thực phẩm bổ phổi cho bé

– Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao

Trẻ bị dị ứng thực phẩm cũng nguy cơ cao bị hen phế quản. Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Trứng.
  • Sữa bò.
  • Đậu phộng.
  • Đậu nành.
  • Lúa mì.
  • Cá.
  • Tôm và các động vật có vỏ khác.

– Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Thịt nướng

thịt nướng là thực phẩm nên tránh với trẻ bị hen phế quản
Thịt nướng là một trong những câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì.

Thịt nướng sẽ tạo ra các hợp chất carbon vốn gây mất hiệu lực của một số thuốc trị hen suyễn như theophylline. Ngoài tương tác với thuốc trị hen suyễn , các hợp chất carbon cũng gây ra những trường hợp lên cơn suyễn. Thay vào đó mẹ có thể chế biến thịt thành các món khác để đảm bảo sức khỏe cho bé.

– Thực phẩm có chứa salicylat

Salicylat là các hợp chất có trong trà, cà phê, thức ăn cay và thức ăn có hương vị thảo mộc. Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người bị hen suyễn nhạy cảm với các hợp chất này và có thể dễ bị bùng phát các triệu chứng hơn.

– Đồ ăn nhanh

Một nghiên cứu năm 2013 xem xét việc tiêu thụ đồ ăn nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy những người ăn đồ ăn nhanh từ ba lần mỗi tuần trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn nặng cũng như các tình trạng sức khỏe khác.

[inline_article id=225336]

– Thực phẩm khiến trẻ đầy hơi, khó tiêu

Ăn nhiều bữa hoặc thức ăn gây đầy hơi sẽ tạo áp lực lên cơ hoành, đặc biệt nếu trẻ bị trào ngược axit. Điều này có thể gây tức ngực và làm bùng phát cơn hen. Những thực phẩm này bao gồm: đậu, bắp cải, nước giải khát có ga, hành, tỏi, đồ chiên,…

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã có đủ thông tin để nhận diện triệu chứng hen phế quản ở trẻ em và được giải đáp câu hỏi trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

20 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà nhanh khỏi và nhanh khỏi bệnh

Biết cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà, cha mẹ sẽ giúp con yêu xoa dịu được những cơn đau họng khiến con khó chịu và tăng cường sức khỏe để trẻ phục hồi nhanh chóng hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm Amidan

Trước khi điểm qua 20 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà; bố mẹ cần hiểu tình trạng này là gì và cách nhận biết trẻ bị viêm amidan nhé.

Amidan là các tuyến nằm ở phía sau cổ họng. Viêm amidan là khi amidan bị nhiễm trùng. Thông thường, amidan bị nhiễm trùng do vi rút; hoặc vi khuẩn.

Viêm amidan thường gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi và thường xuất hiện khi trẻ bị cảm, sổ mũi và ho.

Nếu trẻ bị viêm amidan, chúng có thể có một số triệu chứng sau:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Đau trong tai (nhưng tai nên được bác sĩ nhi khoa kiểm tra vì cũng có thể trẻ bị viêm tai giữa)
  • Bị sốt
  • Hơi thở hôi
  • Ăn mất ngon
  • Hôn mê và nói chung là không khỏe
  • Trẻ lớn hơn cũng có thể thấy đau đầu hoặc đau bụng.
cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà
Nhận biết dấu hiệu viêm amidan là bước đầu tiên trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

MarryBaby gợi ý bố mẹ 20 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả. Nhưng trước khi áp dụng những phương pháp này, bố mẹ lưu ý về độ tuổi, thể trạng để biết cách nào an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho con nhất nhé.

1. Sử dụng nước muối hoặc nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý có thể giúp làm dịu cơn đau họng và cơn đau do viêm amidan. Phương pháp này cũng có thể làm giảm viêm và thậm chí có thể giúp điều trị nhiễm trùng. Và do đó, là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà được nhiều bố mẹ ưa chuộng.

Cha mẹ có thể hỗ trợ cho trẻ thực hiện các bước sau:

  • Khuấy khoảng ½ thìa muối trong khoảng 120ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
  • Súc miệng trong vài giây rồi nhổ ra.
  • Trẻ có thể súc họng lại bằng nước thường.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không?

2. Sử dụng nghệ là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà đơn giản

Theo nghiên cứu vào năm 2016, nghệ có tác dụng chống viêm. Thậm chí, nghệ có thể giảm đau đáng kể so với giả dược và nó có tác dụng tương ứng với thuốc ibuprofen và diclofenac trong việc giảm đau.

  • Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ, một ít muối và một ly nước ấm là đủ.
  • Bố mẹ có thể cho bé súc miệng với nước nghệ ấm vài lần trong ngày; hoặc trộn nghệ với nước muối ấm để giúp giảm đau tức thời cho trẻ.

3. Sử dụng tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà
Sử dụng tinh dầu bạc hà là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hữu ích.

Tinh dầu bạc hà là một trong những loại tinh dầu phổ biến nhất được sử dụng trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng tinh dầu bạc hà cũng có vai trò như một chất kháng khuẩn; có nghĩa là nó có thể giúp chống lại vi khuẩn. Bạc hà cũng chứa menthol (tinh chất bạc hà); đây là thành phần cơ bản của nhiều loại thuốc chữa đau họng, chẳng hạn như viên ngậm.

Bố mẹ lưu ý không sử dụng tinh dầu bạc hà cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi vì có thể làm tăng nguy cơ co giật.

4. Nước chanh là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà nhanh chóng

Tương tự như nước muối và mật ong; chanh cũng có khả năng hỗ trợ phục hồi bệnh viêm họng tốt vì chúng có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm đau. Hơn nữa, chanh chứa nhiều vitamin C có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường đề kháng để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng.

Theo AAP, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng hoàn toàn không nên uống nước trái cây; và trẻ mới biết đi từ 1 đến 3 tuổi nên hạn chế nước trái cây ở mức 120ml mỗi ngày. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước chanh ấm bằng cách vắt một ít chanh vào nước ấm; sau đó cho thêm một ít muối; thêm một ít mật ong để món nước chanh có vị ngọt hơn.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Mách mẹ cách làm nước cam pha mật ong cho bé thật ngon và bổ dưỡng

5. Trẻ bị viêm amidan nên tránh ăn gì? Tránh thức ăn khô, cứng

Một trong những cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà tốt đó là tránh ăn những thức ăn cứng hoặc sắc nhọn có thể gây khó chịu, thậm chí là đau đớn. Ngoài ra, khi thức ăn cứng có thể làm xước cổ họng dẫn đến kích ứng và viêm thêm.

Bố mẹ tránh những món thực phẩm sau cho con:

  • Khoai tây chiên
  • Bánh quy giòn
  • Ngũ cốc khô
  • Đồ nướng
  • Cà rốt sống
  • Táo chưa chín

Trẻ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt hoặc súp cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

6. Sử dụng gừng trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Sử dụng gừng
Sử dụng gừng là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà được nhiều bố mẹ ưa chuộng.

Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc vi rút), bao gồm những bệnh gây viêm họng. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống gừng tươi cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi. Gừng được biết là không gây dị ứng; nhưng một số trẻ mới biết đi sẽ không thích mùi vị này.

Bố mẹ chỉ nên cho con tiêu thụ với một lượng gừng rất nhỏ để làm quen dần dần. Bố mẹ hãy đun sôi 1 ít nước, sau đó thêm một ít lá trà xanh và để khoảng vài phút. Thêm gừng tươi hoặc gừng đã cắt lát vào và đun tiếp khoảng vài phút. Cho thêm một ít mật ong để làm tăng vị ngọt và cho trẻ uống vài lần mỗi ngày.

Kinh nghiệm chữa viêm amidan cho bé là uống trà gừng để giúp cổ họng bớt đau cũng như trị ho. Ngoài ra, thức uống này cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, đừng đun gừng quá lâu vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng đấy.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị viêm họng uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc

7. Uống nước ấm là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà tiết kiệm

Uống nước hoặc húp những món ăn ấm như súp, nước dùng và trà cũng là kinh nghiệm chữa viêm amidan cho bé. Với trà thảo mộc có chứa các thành phần như mật ong, pectin hoặc glycerine có thể hữu ích. Vì những thành phần này tạo thành một lớp màng bảo vệ màng nhầy trong miệng và cổ họng, có thể làm dịu kích ứng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhi khoa khuyến nghị trẻ trên 2 tuổi mới nên sử dụng trà thảo mộc. Vì thế cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ này bố mẹ nên lưu ý không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nhé.

8. Tăng độ ẩm trong nhà

Không khí khô có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau họng; do đó, máy tạo độ ẩm là một cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hữu ích. Ngoài ra, trẻ bị khô miệng do viêm amidan cũng sẽ thấy dễ chịu hơn trong không khí ẩm. Máy tạo độ ẩm phun sương mát thường cũng là cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ; đặc biệt khi vi rút là nguyên nhân gây viêm amidan.

Hãy bật máy tạo độ ẩm khi cần; đặc biệt là khi trẻ ngủ vào ban đêm; cho đến khi tình trạng viêm amidan thuyên giảm. Nếu gia đình không có máy tạo độ ẩm và muốn giảm viêm amidan nhanh chóng; bố mẹ có thể cho trẻ ngồi trong phòng đầy hơi nước từ vòi hoa sen để gia tăng độ ẩm và làm giảm các triệu chứng.

9. Quế là gia vị không thể thiếu trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Quế là một loại gia vị thơm và ngon, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nó cũng có thể có lợi ích trong việc kháng khuẩn. Trong y học Trung Quốc, quế là một phương thuốc truyền thống để chữa cảm lạnh và viêm họng. Bố mẹ có thể cho trẻ uống trà quế; hoặc thêm quế vào trà thảo mộc và trà đen. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên áp dụng cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ với trà thảo mộc trên 2 tuổi thôi nhé.

MarryBaby gợi ý với bố mẹ món sữa hạnh nhân quế thơm ngon và hiệu quả như một cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà:

  • Chuẩn bị: sữa hạnh nhân, quế xay, muối nở, mật ong và chất tạo ngọt.
  • Cho quế và muối nở vào nồi và trộn với nhau.
  • Thêm sữa hạnh nhân và trộn một lần nữa cho đến khi hỗn hợp hòa tan đều.
  • Đun hỗn hợp cho đến khi nó bắt đầu sôi lăn tăn thì lấy ra khỏi bếp.
  • Khuấy mật ong hoặc chất tạo ngọt.
Quế là gia vị không thể thiếu trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà
Quế là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà mang lại cảm giác ấm áp, dễ chịu cho cổ họng con.

10. Trẻ bị sốt amidan nên làm gì? Hương nhu tía

Hương nhu tía là một cách chữa viêm amidan tại nhà cho trẻ đến mức sốt. Đây là loại thảo mộc giúp hạ thân nhiệt và an toàn cho trẻ em. Bố mẹ chắc hẳn sẽ rất an tâm khi dùng cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà này.

Trẻ bị sốt amidan nên làm gì? Để xoa dịu cơn đau họng, bố mẹ hãy đun sôi một vài lá hương nhu tía với khoảng nửa lít nước. Sử dụng thức uống này ít nhất ba lần mỗi ngày. Bố mẹ có thể cân nhắc thêm đinh hương để nhận được nhiều ích lợi hơn.

11. Tránh để trẻ nói lớn hoặc phải cao giọng

Sưng ở cổ họng có thể khiến giọng nói bị nghẹt. Trẻ có thể muốn chống lại điều này bằng cách cao giọng; nhưng làm như vậy có nguy cơ khiến cổ họng bị kích ứng thêm.

Một trong những cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà đó là bố mẹ nên dặn con cố gắng giữ giọng nhỏ nhẹ, hoặc không nói nhiều càng lâu càng tốt. Bố mẹ cũng cần cho trẻ kiểm tra với bác sĩ, vì khó nói, mất giọng có thể là một biến chứng nghiêm trọng.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

12. Tỏi là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả

Tỏi có đặc tính khử trùng, có thể hữu ích nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và có thể giúp giảm đau họng. Khi được nghiền nát tỏi sống sẽ giải phóng một hợp chất gọi là allicin có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút. Nhai một tép tỏi sống là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà tốt nhất; hoặc cắt lát tỏi và ngậm trong 15 phút. Nhưng trẻ con có thể khó ăn như vậy vì không quen mùi vị.

Để tỏi sống dễ ăn hơn, bố mẹ có thể băm nhuyễn và thêm một ít mật ong hoặc dầu ô liu. Trộn ít tỏi với các loại rau khác và làm nước ép rau. Điều quan trọng bố mẹ đảm bảo trẻ ăn tỏi sống và càng sớm càng tốt sau khi nghiền nát để allicin phát huy tác dụng.

13. Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì? Rau diếp cá

Các nghiên cứu ở thời điểm hiện tại đã chỉ ra những đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, cũng như các chức năng chống viêm của rau diếp cá. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần cân nhắc và tìm hiểu thêm xem thể trạng của con có phù hợp để tiêu thụ loại rau này hay không.

Sau đây là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà bằng rau diếp cá:

  • Chuẩn bị 20gr lá diếp cá và 20gr cam thảo đất.
  • Cho tất cả vào nồi, đun với 1 lít nước lọc cho tới khi chỉ còn lại 1/3.
  • Chắt lấy nước.
  • Uống 1 lần/ngày.

Với trẻ lớn, cha mẹ có thể xay nhuyễn lá diếp cá với nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, pha thêm mật ong hoặc chút muối và cho trẻ uống trực tiếp.

rau diếp cá
Cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà tiết kiệm chi phí: cho trẻ uống nước rau diếp cá.

14. Quả trám rất có lợi trong cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy các chiết xuất từ quả trám có thể được sử dụng để kiểm soát một số bệnh nhiễm trùng. Nên do đó, bố mẹ cũng có thể sử dụng quả trám như cách chữa viêm amidan cho trẻ. Tuy nhiên, cách giảm sưng amidan tại nhà chỉ nên áp dụng cho trẻ thanh thiếu niên.

Có hai cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà sử dụng quả trám:

Dùng trám với phèn chua:

  • Rửa sạch 12 quả trám, rạch thân quả theo chiều dọc để cho phèn chua vào.
  • Cho trẻ nhai và nuốt từ từ.

Dùng trám với huyền sâm:

  • Chuẩn bị 4 quả trám và 9gr huyền sâm.
  • Rửa sạch rồi sắc với 70ml nước tới khi chỉ còn 20 – 30ml.
  • Uống sau bữa ăn 30 phút khi nước sắc còn ấm.
  • Thực hiện trong 5 ngày.

15. Hạt cỏ cà ri là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà không thể bỏ qua

Hạt cỏ cà ri là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong y học hiện đại; vì nó có nhiều hợp chất kháng khuẩn và chống viêm. Do các đặc tính chống viêm này, hạt cỏ cà ri có thể giúp giảm đau và sưng tấy do viêm amidan gây ra. Các thành phần kháng khuẩn của hạt cỏ cà ri cũng được ghi nhận là một phương pháp điều trị tự nhiên đối với nhiễm trùng do vi khuẩn.

Y học cổ truyền Trung Quốc cũng sử dụng hạt này để giúp long đờm và làm dịu các chứng viêm bên trong cơ thể. Bố mẹ có thể ứng dụng cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà bằng hạt cỏ cà ri như sau:

  • Cho 2 thìa canh hạt cỏ cà ri vào nồi nhỏ, thêm 2 cốc nước.
  • Đun sôi trong 30 phút.
  • Lọc lấy nước và để nguội.
  • Súc miệng bằng nước này trong ít nhất 30 giây, sau đó nhổ nó ra.
  • Lặp lại 2 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ cảm thấy thoải mái.

16. Bé bị amidan phải làm sao? Uống trà mật ong ấm

Đồ uống ấm như trà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm amidan. Mật ong thô, thường được thêm vào trà; có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Nhưng cha mẹ lưu ý lựa chọn trà thảo mộc cho con uống nhé. Đây là những loại trà không chứa caffein; và do đó, tốt hơn cho sức khỏe và tiêu hóa của trẻ.

Đồng thời, các chuyên gia nhi khoa khuyến khích trẻ từ 2 tuổi mới nên sử dụng trà thảo mộc. Và trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể uống trà gói có lượng caffein thấp. Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không được dùng mật ong do có nguy cơ bị ngộ độc.

Uống trà ấm thay vì nóng và cho mật ong vào khuấy đều cho đến khi tan hết. Một số loại trà có thể củng cố lợi ích của phương pháp điều trị tại nhà này. Ví dụ, trà gừng là một chất chống viêm mạnh; cũng như trà thì là, có thể giúp giảm viêm và khó chịu.

17. Thuốc xịt họng và nước súc miệng là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà thông dụng

Thuốc xịt họng và nước súc miệng là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà thông dụng
Thuốc xịt họng là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà an tâm cho bố mẹ

Thuốc xịt và súc họng là một cách khác để đưa thuốc gây tê, chống viêm và sát trùng trực tiếp vào cổ họng. Bố mẹ có thể tìm mua thuốc xịt họng chứa một trong những hoạt chất sau:

  • Benzydamine
  • Phenol
  • Dibucaine
  • Benzocain, chỉ dành cho trẻ lớn và người lớn
  • Benzyl alcohol
  • Cetylpyridinium clorua
  • Chlorhexidine gluconate

18. Ăn thực phẩm lạnh

Ăn thức ăn lạnh, mềm, chẳng hạn như sữa chua đông lạnh hoặc kem, có thể làm tê cổ họng, giúp giảm đau tạm thời. Trẻ bị viêm amidan cũng có thể thử những cách sau:

  • Mút kem
  • Uống sinh tố ướp lạnh
  • Nhấm nháp nước đá lạnh

Kẹo cao su có chứa bạc hà hoặc tinh chất bạc hà cũng có thể là một cách. Những thành phần này mang lại cảm giác làm mát và tê ở cổ họng tương tự.

19. Nghỉ ngơi nhiều là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà quan trọng

Trẻ bị viêm amidan nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nghỉ ngơi sẽ cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn; và là cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà quan trọng.

Tiếp tục đi học không chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ lâu hơn mà còn có thể khiến những người khác có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

20. Cam thảo

Một nghiên cứu năm 2009 trên tạp chí Anesthesia & Analgesia cho thấy nước súc miệng từ cam thảo giúp giảm đau họng sau phẫu thuật.

Ngoài việc làm dịu cơn đau họng, người ta tin rằng rễ cam thảo cũng có thể giúp làm dịu sự tắc nghẽn và giảm viêm, cũng có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Hẳn bố mẹ rất nóng lòng ứng dụng cách chữa viêm amidan này cho trẻ tại nhà đúng không?

Bố mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng cam thảo; hoặc nhai một miếng rễ cam thảo; hay hoặc uống trà cam thảo.

21. Bé bị amidan phải làm sao? Rễ cây đinh lăng

Rễ đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ho, tiêu đờm rất hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp rễ đinh lăng và vỏ cây khế theo hướng dẫn sau để áp dụng cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g rễ cây đinh lăng và 20g vỏ cây khế, đem rửa sạch, đun cùng 2 bát nước sạch.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước trong nồi cô còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước.
  • Cho trẻ uống mỗi ngày 1 – 2 lần khi nước còn ấm, liên tục trong khoảng 1 tuần để nhận thấy hiệu quả điều trị.

[inline_article id=314003]

Phòng ngừa trẻ bị viêm amidan

Sau khi biết cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà; bố mẹ cũng lưu ý cách cách phòng viêm amidan cho trẻ sau để bệnh không tái lại:

  • Yêu cầu con thực hành thói quen vệ sinh tay.
  • Tránh cho con tiếp xúc những người bị viêm họng, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
  • Đừng hút thuốc và để trẻ tránh xa khói thuốc.
  • Đảm bảo con tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian.

Như vậy, bố mẹ đã tổng hợp được những cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà và cách phòng viêm amidan cho trẻ an toàn và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy vào các cách giảm sưng amidan tại nhà mà bố mẹ nên áp dụng theo đúng độ tuổi được khuyến cáo nhé.