Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nấm da đầu ở trẻ em: Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Mẹ phát hiện con mình dạo gần đây đầu hay ngứa ngáy, có nhiều vảy đóng thành mảng hoặc tóc yếu. Hãy cẩn thận. Có thể bé đang mắc bệnh nấm da đầu.

1. Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ở trẻ em

triệu chứng nấm da đầu
Hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em

Bệnh nấm da đầu (Scalp Ringworm) hay còn gọi là bệnh hắc lào trên da đầu ở trẻ em là bệnh phát ban do nhiễm nấm. Bệnh thường gây ngứa, có vảy và các mảng hói trên đầu. Nấm da đầu ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan. Nấm da đầu phổ biến nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ em trong độ tuổi đi học.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào (nấm) trên da đầu trẻ em bao gồm:

  • Một hoặc nhiều mảng tròn, có vảy hoặc bị viêm, nơi tóc bị gãy ở hoặc gần da đầu trẻ.
  • Các mảng tròn chứa vảy từ từ lớn hơn và có các chấm nhỏ màu đen nơi tóc bị gãy.
  • Tóc trẻ giòn và dễ gãy.
  • Vùng da đầu nhiễm nấm bị sưng mềm hoặc gây đau cho trẻ.

Nấm da đầu có liên quan đến bệnh nấm da chân (Tinea pedis), nấm bẹn (Tinea cruris) và bệnh nấm da toàn (Tinea corporis).

2. Nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em

nấm da đầu ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng nấm da đầu ở trẻ em như trên là do một loại nấm tên Dermatophytes gây ra. Loại nấm tấn công lớp da trên da đầu và tóc. Điều này làm cho những sợi tóc bé bị yếu và gãy. Quá trình lây lan có thể theo những cách sau:

  • Lây nấm da đầu ở trẻ em từ người sang người: Bệnh hắc lào trên da đầu thường lây lan khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.
  • Lây nấm da đầu ở trẻ em từ động vật sang người: Bé có thể mắc bệnh nấm da đầu khi chạm vào động vật cũng bị nấm da tương tự. Bệnh hắc lào trên da đầu ở trẻ em có thể lây lan khi bé vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo bị nấm. Bệnh nấm da khá phổ biến ở mèo con, chó con, bò, dê, lợn và ngựa.
  • Lây nấm da đầu ở trẻ em do dùng chung các vật dụng cá nhân: Bệnh nấm da đầu ở trẻ em có thể lây lan khi bé tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm vào trước đó. Các đồ vật đó có thể là quần áo, khăn tắm, bộ đồ giường, lược và bàn chải…

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

3. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nấm da đầu ở trẻ em

Các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nấm trên da đầu trẻ em bao gồm:

  • Độ tuổi: Bệnh nấm da đầu thường gặp nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ em trong độ tuổi đi học.
  • Bé tiếp xúc với bạn bè mắc bệnh: Bệnh hắc lào trên da đầu bùng phát phổ biến ở các trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em, nơi vi khuẩn dễ dàng lây lan khi tiếp xúc gần.
  • Tiếp xúc với vật nuôi: Khi nhà nuôi thú cưng, chẳng hạn như mèo hoặc chó, có thể bị nhiễm vi khuẩn nấm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Trẻ không biết có thể vô tình nhiễm bệnh khi chạm vào những con vật đó.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ bị xước măng rô: Cách xử lý hiệu quả mẹ cần biết

4. Biến chứng của trẻ em khi bị nấm da dầu

nấm da đầu ở trẻ em
Bé bị nấm da đầu

Một số trường hợp nấm da đầu ở trẻ em trở nên nghiêm trọng dẫn đến tình trạng Kerion. Kerion xuất hiện dưới dạng những nốt phồng mềm, nhô lên, chảy mủ và đóng vảy dày màu vàng trên da đầu trẻ em.

Khi trẻ mắc Kerion, tóc trẻ càng dễ rụng và dễ dàng kéo ra hơn. Tình trạng này là do cơ thể phản ứng quá mạnh mẽ để cơ thể đáp ứng miễn dịch với các loại nấm sợi. Hậu quả của tình trạng này là trẻ bị sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.

5. Cách chữa và điều trị nấm da đầu ở trẻ em

Sử dụng kem, thuốc xịt hoặc bột chống nấm không kê đơn có thể giải quyết tình trạng nhiễm trùng nhẹ.

Thuốc theo toa; dạng bôi (bôi ngoài da); hoặc uống thuốc dạng viên/siro do bác sĩ chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Bệnh hắc lào trên móng tay hoặc da đầu thường được điều trị bằng thuốc uống trong vòng 1 đến 3 tháng.

[key-takeaways title=””]

Bé bị nấm da đầu bôi thuốc gì? Các thuốc điều trị nấm da đầu thường được các bác sĩ chỉ định như ketoconazol, itraconazol, griseofulvin. Các thuốc này có tác dụng trị nấm tóc, nấm da, nấm móng do Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum gây ra.

[/key-takeaways]

Dầu gội chống nấm do bác sĩ kê đơn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.

Giữ cho vùng bị ảnh hưởng sạch sẽ và khô ráo để giúp chữa lành da khi bé bị nấm da đầu. Mẹ cần giúp trẻ:

  • Rửa sạch và sau đó lau khô khu vực bằng khăn sạch. (Nên dùng khăn sạch riêng cho phần còn lại của cơ thể.
  • Bôi kem, bột hoặc xịt chống nấm theo chỉ dẫn trên nhãn.
  • Thay quần áo hàng ngày.
  • Điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nấm nào khác, chẳng hạn như nấm da chân.

[key-takeaways title=””]

Trẻ em chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo, ngay cả khi tình trạng phát ban có vẻ thuyên giảm. Nếu không, nhiễm trùng có thể quay trở lại và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

[/key-takeaways]

6. Cách phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em

giữ da đầu bé sạch sẽ
Cách chữa trị và phòng ngừa bé bị nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu ở trẻ em rất khó phòng tránh. Loại nấm gây ra bệnh này khá phổ biến và nó có thể lây lan ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện. Cha mẹ hãy thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu cho trẻ em

  • Giáo dục trẻ về bệnh nấm da đầu: Dạy trẻ biết về bệnh nấm da đầu ở trẻ em; và những lưu ý cần tránh và dạy bé cách phòng ngừa bệnh
  • Cho bé gội đầu thường xuyên: Đảm bảo gội đầu cho trẻ thường xuyên; đặc biệt là sau khi cắt tóc. Một số sản phẩm dưỡng da đầu, chẳng hạn như dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa nấm da đầu ở trẻ em.
  • Đảm bảo da bé luôn sạch và khô: Đảm bảo trẻ em rửa tay, kể cả sau khi chơi với vật nuôi. Giữ cho các khu vực chung luôn sạch sẽ, đặc biệt là trong trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và phòng thay đồ.
  • Hạn chế tiếp xúc động vật mang mầm bệnh: Nhiễm trùng thường trông giống như một mảng da bị thiếu lông. Nếu gia đình nuôi thú cưng hoặc các động vật khác thường mang bệnh hắc lào, hãy yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra xem chúng có bị nhiễm trùng không.
  • Dặn bé tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác: Cha mẹ hãy dạy trẻ không để người khác sử dụng quần áo, khăn tắm, bàn chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân khác của mình để hạn chế con bị nhiễm nấm bệnh hắc lào.

Tóm lại

Nấm da đầu ở trẻ em thường có các triệu chứng hay thấy ngứa ở vùng đầu; thường xuyên gãi đầu; da đầu xuất hiện các mảng nhỏ, nhìn giống với gàu ngoài da. Nguyên nhân nấm da đầu ở trẻ em là do bé bị nhiễm nấm lây từ bạn bè; người thân hoặc thú nuôi cũng bị bệnh nấm tương tự. Để phòng ngừa trẻ bị nấm, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con; tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân với người mang bệnh và giới thiệu cho trẻ về căn bệnh phiền toái này.

[inline_article id=265599]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.