Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nấm da đầu ở trẻ em: Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

1. Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ở trẻ em

triệu chứng nấm da đầu
Hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em

Bệnh nấm da đầu (Scalp Ringworm) hay còn gọi là bệnh hắc lào trên da đầu ở trẻ em là bệnh phát ban do nhiễm nấm. Bệnh thường gây ngứa, có vảy và các mảng hói trên đầu. Nấm da đầu ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan. Nấm da đầu phổ biến nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ em trong độ tuổi đi học.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào (nấm) trên da đầu trẻ em bao gồm:

  • Một hoặc nhiều mảng tròn, có vảy hoặc bị viêm, nơi tóc bị gãy ở hoặc gần da đầu trẻ.
  • Các mảng tròn chứa vảy từ từ lớn hơn và có các chấm nhỏ màu đen nơi tóc bị gãy.
  • Tóc trẻ giòn và dễ gãy.
  • Vùng da đầu nhiễm nấm bị sưng mềm hoặc gây đau cho trẻ.

Nấm da đầu có liên quan đến bệnh nấm da chân (Tinea pedis), nấm bẹn (Tinea cruris) và bệnh nấm da toàn (Tinea corporis).

2. Nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em

nấm da đầu ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng nấm da đầu ở trẻ em như trên là do một loại nấm tên Dermatophytes gây ra. Loại nấm tấn công lớp da trên da đầu và tóc. Điều này làm cho những sợi tóc bé bị yếu và gãy. Quá trình lây lan có thể theo những cách sau:

  • Lây nấm da đầu ở trẻ em từ người sang người: Bệnh hắc lào trên da đầu thường lây lan khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.
  • Lây nấm da đầu ở trẻ em từ động vật sang người: Bé có thể mắc bệnh nấm da đầu khi chạm vào động vật cũng bị nấm da tương tự. Bệnh hắc lào trên da đầu ở trẻ em có thể lây lan khi bé vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo bị nấm. Bệnh nấm da khá phổ biến ở mèo con, chó con, bò, dê, lợn và ngựa.
  • Lây nấm da đầu ở trẻ em do dùng chung các vật dụng cá nhân: Bệnh nấm da đầu ở trẻ em có thể lây lan khi bé tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm vào trước đó. Các đồ vật đó có thể là quần áo, khăn tắm, bộ đồ giường, lược và bàn chải…

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

3. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nấm da đầu ở trẻ em

Các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nấm trên da đầu trẻ em bao gồm:

  • Độ tuổi: Bệnh nấm da đầu thường gặp nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ em trong độ tuổi đi học.
  • Bé tiếp xúc với bạn bè mắc bệnh: Bệnh hắc lào trên da đầu bùng phát phổ biến ở các trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em, nơi vi khuẩn dễ dàng lây lan khi tiếp xúc gần.
  • Tiếp xúc với vật nuôi: Khi nhà nuôi thú cưng, chẳng hạn như mèo hoặc chó, có thể bị nhiễm vi khuẩn nấm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Trẻ không biết có thể vô tình nhiễm bệnh khi chạm vào những con vật đó.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trẻ bị xước măng rô: Cách xử lý hiệu quả mẹ cần biết

4. Biến chứng của trẻ em khi bị nấm da dầu

nấm da đầu ở trẻ em
Bé bị nấm da đầu

Một số trường hợp nấm da đầu ở trẻ em trở nên nghiêm trọng dẫn đến tình trạng Kerion. Kerion xuất hiện dưới dạng những nốt phồng mềm, nhô lên, chảy mủ và đóng vảy dày màu vàng trên da đầu trẻ em.

Khi trẻ mắc Kerion, tóc trẻ càng dễ rụng và dễ dàng kéo ra hơn. Tình trạng này là do cơ thể phản ứng quá mạnh mẽ để cơ thể đáp ứng miễn dịch với các loại nấm sợi. Hậu quả của tình trạng này là trẻ bị sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.

5. Cách chữa và điều trị nấm da đầu ở trẻ em

Sử dụng kem, thuốc xịt hoặc bột chống nấm không kê đơn có thể giải quyết tình trạng nhiễm trùng nhẹ.

Thuốc theo toa; dạng bôi (bôi ngoài da); hoặc uống thuốc dạng viên/siro do bác sĩ chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Bệnh hắc lào trên móng tay hoặc da đầu thường được điều trị bằng thuốc uống trong vòng 1 đến 3 tháng.

[key-takeaways title=””]

Bé bị nấm da đầu bôi thuốc gì? Các thuốc điều trị nấm da đầu thường được các bác sĩ chỉ định như ketoconazol, itraconazol, griseofulvin. Các thuốc này có tác dụng trị nấm tóc, nấm da, nấm móng do Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum gây ra.

[/key-takeaways]

Dầu gội chống nấm do bác sĩ kê đơn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.

Giữ cho vùng bị ảnh hưởng sạch sẽ và khô ráo để giúp chữa lành da khi bé bị nấm da đầu. Mẹ cần giúp trẻ:

  • Rửa sạch và sau đó lau khô khu vực bằng khăn sạch. (Nên dùng khăn sạch riêng cho phần còn lại của cơ thể.
  • Bôi kem, bột hoặc xịt chống nấm theo chỉ dẫn trên nhãn.
  • Thay quần áo hàng ngày.
  • Điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nấm nào khác, chẳng hạn như nấm da chân.

[key-takeaways title=””]

Trẻ em chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo, ngay cả khi tình trạng phát ban có vẻ thuyên giảm. Nếu không, nhiễm trùng có thể quay trở lại và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

[/key-takeaways]

6. Cách phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em

giữ da đầu bé sạch sẽ
Cách chữa trị và phòng ngừa bé bị nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu ở trẻ em rất khó phòng tránh. Loại nấm gây ra bệnh này khá phổ biến và nó có thể lây lan ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện. Cha mẹ hãy thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu cho trẻ em

  • Giáo dục trẻ về bệnh nấm da đầu: Dạy trẻ biết về bệnh nấm da đầu ở trẻ em; và những lưu ý cần tránh và dạy bé cách phòng ngừa bệnh
  • Cho bé gội đầu thường xuyên: Đảm bảo gội đầu cho trẻ thường xuyên; đặc biệt là sau khi cắt tóc. Một số sản phẩm dưỡng da đầu, chẳng hạn như dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa nấm da đầu ở trẻ em.
  • Đảm bảo da bé luôn sạch và khô: Đảm bảo trẻ em rửa tay, kể cả sau khi chơi với vật nuôi. Giữ cho các khu vực chung luôn sạch sẽ, đặc biệt là trong trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục và phòng thay đồ.
  • Hạn chế tiếp xúc động vật mang mầm bệnh: Nhiễm trùng thường trông giống như một mảng da bị thiếu lông. Nếu gia đình nuôi thú cưng hoặc các động vật khác thường mang bệnh hắc lào, hãy yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra xem chúng có bị nhiễm trùng không.
  • Dặn bé tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác: Cha mẹ hãy dạy trẻ không để người khác sử dụng quần áo, khăn tắm, bàn chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân khác của mình để hạn chế con bị nhiễm nấm bệnh hắc lào.

Tóm lại

Nấm da đầu ở trẻ em thường có các triệu chứng hay thấy ngứa ở vùng đầu; thường xuyên gãi đầu; da đầu xuất hiện các mảng nhỏ, nhìn giống với gàu ngoài da. Nguyên nhân nấm da đầu ở trẻ em là do bé bị nhiễm nấm lây từ bạn bè; người thân hoặc thú nuôi cũng bị bệnh nấm tương tự. Để phòng ngừa trẻ bị nấm, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con; tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân với người mang bệnh và giới thiệu cho trẻ về căn bệnh phiền toái này.

[inline_article id=265599]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh hắc lào (nấm da) ở trẻ em và cách điều trị dứt điểm

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào (nấm da) là một dạng nhiễm trùng nấm da. Dưới kính hiển vi, nấm là những vi sinh vật giống thực vật phát triển mạnh ở môi trường ẩm nóng. Nấm không nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh.

Hắc lào phát triển ở những nơi khác nhau thì có tên gọi khác nhau. Nếu nấm phát triển ở háng, đùi trên và mông thì gọi là ”ngứa vùng bẹn”. Nấm xuất hiện trên đầu thì gọi là nấm da đầu, xuất hiện ở móng tay thì gọi là nấm móng…

bệnh hắc lào (nấm da) ở trẻ em
Lác đồng tiền ở trẻ em. Ảnh minh họa: megahow

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em

Hắc lào do một loại nấm tên dermatophytes sống trên da, tóc và móng gây ra. Khi các vùng này ấm nóng và ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi khó kiểm soát và làm xuất hiện các triệu chứng của hắc lào.

Có 3 nguyên nhân chính khiến loại nấm này tấn công cơ thể trẻ:

– Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Ở độ tuổi tiền dậy thì, nhiều trẻ vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân và thường làm cho có lệ. Việc đánh răng, tắm rửa hay rửa tay sau khi đi vệ sinh không thực hiện đúng sẽ làm các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công gây bệnh hắc lào một cách dễ dàng.

– Sức đề kháng yếu: Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe không ổn định, cơ địa nhạy cảm, là đối tượng để vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

– Lây nhiễm bệnh: Lác đồng tiền là một bệnh dễ lây nhiễm. Nếu dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì trẻ thường sẽ bị mắc bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

Các vị trí và triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em

1. Hắc lào ở chân

Tình trạng này thường không gặp ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu thấy ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân của tình trạng này là do chân đổ mồ nhiều nhưng không được vệ sinh sạch, không lau khô chân sau khi bơi hoặc tắm, đi tất, đem giày chật hoặc sống trong thời tiết nóng bức…

Các triệu chứng có thể bao gồm: trắng vùng da giữa các ngón chân, nổi mẩn ngứa, mụn nước ở bàn chân.

>> Xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

2. Ngứa vùng bẹn

Các triệu chứng ngứa ở vùng bẹn như xuất hiện các mảng màu đỏ giống như vòng ở vùng háng, ngứa và đau ở bẹn.

3. Hắc lào trên da đầu

– Hắc lào trên da đầu lúc mới hình thành là một vết loét nhỏ giống như mụn, sau đó đóng vảy, bong tróc loang lổ. Vảy nhìn có thể nhầm là gàu. Tóc có thể rụng tạo thành mảng hói hoặc gãy gần chân tóc tạo thành các mảng tóc lởm chởm. Da đầu có thể bị sưng, cứng và tấy đỏ. Hắc lào da đầu thường xuất hiện ở trẻ từ 2-10 tuổi.

Hắc lào trên da đầu
Hắc lào (nấm da) trên da đầu

Hắc lào da đầu có một biến chứng đáng sợ gọi là nấm tổ ong (kerion), nhìn gần giống như bệnh chốc lở. Lúc này hạch bạch huyết bị sưng nặng nề ở sau đầu hoặc cổ, tóc rụng mảng lớn, da đầu mưng mủ vàng, rỉ máu. Những vùng khác cũng bị ảnh hưởng như má, cằm, quanh mắt, trán, mũi.

>> Xem thêm: 15+ bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

4. Phát ban ở nơi khác trên cơ thể

Các trường hợp bệnh hắc lào nặng ở da đầu cũng có thể phát triển thành kerion (nấm tóc gây thâm nhiễm và mưng mủ). Kerion là một vùng dày, chứa nhiều mủ trên da đầu và có thể gây sốt. Nguyên nhân gây ra kerion có thể là do phản ứng tích cực quá mức của hệ thống miễn dịch hoặc phản ứng dị ứng với nấm. Nó có thể gây phát ban ở những nơi khác trên cơ thể và làm xuất hiện các hạch bạch huyết mềm ở cổ.

5. Nấm móng

Loại nấm ngoài da này khiến móng trở nên dày và biến dạng, thường xảy ra ở móng chân chủ yếu hơn móng tay. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu ở trẻ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và người lớn. Các triệu chứng thường là móng dày lên và có màu vàng.

Hắc lào (nấm da) cũng có thể xuất hiện ở ngón tay và ngón chân, gọi là nấm móng. Lúc này móng sẽ dày sừng, có màu trắng hoặc vàng, giòn và dễ gãy. Kẽ chân xuất hiện mụn rộp.

nấm móng và hắc lào ở chân
Biểu hiện của nấm móng (trái) và hắc lào ở kẻ ngón chân (phải)

6. Hắc lào toàn thân

Hắc lào toàn thân bắt đầu xuất hiện là những mảng loang lổ hoặc u nhọt màu đỏ, có vảy. Sau đó, nó lan rộng nhìn giống như một chiếc vòng (đồng tiền). Đường biên đóng vảy, sần sùi, phần trung tâm thường nhẵn. Tuy nhiên, hắc lào không phải lúc nào cũng có hình dạng đồng tiền.

Lúc này, làn da sẽ bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát khiến bé khó chịu, đứng ngồi không yên.

Các vị trí và triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em
Lác nhẹ trên da trẻ. Ảnh minh họa: sussextrichology

>> Xem thêm: Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ

Bệnh hắc lào có lây nhiễm không?

Câu trả lời là có. Hắc lào có thể lây từ người sang người do tiếp xúc da, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm như hồ bơi, phòng tắm công cộng, phòng thay đồ.

Do đó các bé ưa chơi thể thao có thể lây cho nhau hoặc lây từ người lớn. Dùng chung lược, nón, khăn tắm, quần áo, cọ trang điểm với mẹ… cũng lây bệnh.

Những bé nào mà trên da có sẵn các vết thương nhỏ (như vết trầy), hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn miễn dịch… thì cũng dễ phát bệnh hắc lào.

Nếu bé dùng tay sờ vào vùng bị nấm rồi lại bôi sang những nơi khác trên cơ thể, thì những nơi này cũng bị lây nấm.

Hắc lào cũng có thể lây từ động vật sang người, thường từ chó, mèo, động vật gặm nhắm.

bệnh hắc lào ở trẻ em
Bé bị hắc lào lây từ chó nuôi. Ảnh minh họa: life-worldwide

Bệnh hắc lào ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Hầu hết các trường hợp nhẹ của bệnh nấm hắc lào thường tự khỏi trong khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, cần có liệu pháp điều trị trong khoảng 3 tháng nếu nhiễm trùng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến móng hoặc vùng da đầu của trẻ.

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán hắc lào ở trẻ em chỉ bằng cách nhìn vào vết nấm đỏ và đặt câu hỏi liên quan đến các triệu chứng cũng như lối sống của trẻ. Bác sĩ cũng có thể sẽ cạo một mẫu nhỏ vùng da bị bong tróc để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và cho kết luận.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em

Sử dụng kem, thuốc xịt hoặc bột chống nấm không kê đơn (OTC) có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng hắc lào nhẹ ở trẻ em. Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể cần dùng thuốc theo toa, thuốc bôi da hoặc ở dạng thuốc viên/si-rô.

Nấm móng hoặc hắc lào ở da đầu thường được điều trị bằng thuốc trong vòng 1 đến 3 tháng. Dầu gội chống nấm do bác sĩ kê toa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.

Bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc trong thời gian bác sĩ khuyến nghị, ngay cả khi phát ban đã thuyên giảm ở trẻ. Nếu không, nhiễm trùng có thể tái phát và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em là phải uống và bôi thuốc đầy đủ theo yêu cầu bác sĩ, nếu không trị triệt để bệnh sẽ tái lại.

Để làn da chóng lành:

– Bạn hãy giúp bé giữ da sạch và khô (rửa sạch vùng da bị hắc lào và lau khô bằng khăn sạch.

– Thoa kem, bột hoặc xịt chống nấm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

– Bạn cho bé dùng khăn mới riêng cho vùng da bị tổn thương, một chiếc khăn mới khác cho những vùng da lành.

– Thay quần áo thường xuyên và ngâm giặt đồ riêng cho bé.

Cách ngăn ngừa bệnh hắc lào

cách ngăn ngừa bệnh hắc lào
Tắm rửa sạch sẽ cho bé để ngăn ngừa bệnh hắc lào (nấm da)

Bệnh này có thể phòng tránh được, bạn hãy hướng dẫn bé giữ khô ráo cơ thể.

– Tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Sau khi tắm gội thì sấy khô tóc và lau người. Sau khi đi bơi hay chơi thể thao, đi bên ngoài về đổ mồ hôi, bé hãy nghỉ ngơi chừng 20 phút rồi đi tắm gội, hong khô sạch sẽ.

– Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là quần áo, khăn tắm, lược, mũ nón, kẹp tóc… Khăn tắm, khăn mặt nên giặt sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng rồi phơi nắng cho khô. Nên có nhiều khăn để thay phiên.

– Các đồ bảo hộ thể thao, mũ nón, chăn gối nên giặt giũ thường xuyên cho bé.

– Không mặc đồ chật.

– Để chân khô thoáng sạch sẽ rồi mới mang vào giày dép. Không mang tất hoặc giày quá chật.

– Sau khi tiếp xúc với vật nuôi thì nên rửa tay bằng xà phòng.

Trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giãm miễn dịch cũng dễ bị phát bệnh này, do đó phải bồi dưỡng cho bé thật tốt.

Hắc lào (nấm da) không phải bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi nếu được chẩn đoán đúng. Tuy nhiên, nhiều trẻ không xuất hiện các vòng tròn giống đồng tiền nên nhiều phụ huynh và cả nhân viên y tế có thể nhầm lẫn với các bệnh dị ứng, viêm da, nóng gan… Thoa nhầm thuốc dây dưa kéo dài khiến bé mệt mỏi, quấy khóc và ngứa ngáy.

Do đó khi trẻ xuất hiện mẩn đỏ, bạn hãy đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa da liễu có thâm niên để khám, đừng tự ý mua thuốc bôi ngoài quầy.

Xuân Thảo