Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bệnh cúm A ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cảm cúm là bệnh do virus đường hô hấp gây ra, rất dễ lây lan. Một trong những loại cảm cúm phổ biến, lây lan diện rộng được biết đến nhiều là cúm A. Cúm A là cũng khá phổ biến ở trẻ em.

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu tất tần tật những gì cần biết về bệnh cúm A ở trẻ em.

1. Cúm A là bệnh gì? Các loại chủng bệnh cúm A ở trẻ em thường gặp

Cúm A (Influenza A) là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa; do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.

Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm; có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

Bệnh cúm A rất dễ lây lan ở trẻ em. Nếu bé có dấu hiệu cảm cúm và có các triệu chứng dưới đây, bé có thể đang mắc cúm A.

2. Dấu hiệu, triệu chứng, cách nhận biết bệnh cúm A ở trẻ em

bệnh cúm a ở trẻ em

Không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm thường xảy ra với các triệu chứng khởi phát đột ngột. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh cúm A ở trẻ em bao gồm:

Đôi khi, các triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện; hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

3. Bệnh cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ em là bệnh rất thường gặp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của bé. 

Virus cúm A có nhiều chủng; chúng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. Hơn nữa, các biểu hiện của cúm A cũng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường nên nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan; không thăm khám và điều trị sớm cho bé; dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cúm A ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp với triệu chứng khó thở, đờm lẫn máu, viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

4. Cách điều trị bệnh cúm A ở trẻ em

4.1 Chẩn đoán

Trước khi điều trị tình trạng của bệnh cúm A ở trẻ em, bác sĩ sẽ cần kiểm tra virus cúm. Bác sĩ sẽ ưu tiên xét nghiệm phân tử nhanh. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ ngoáy mũi hoặc họng cho trẻ. Xét nghiệm sẽ phát hiện RNA của virus cúm trong vòng 30 phút hoặc ít hơn.

Kết quả không phải lúc nào cũng chính xác và bác sĩ có thể sẽ phải chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của trẻ hoặc các xét nghiệm cúm khác.

4.2 Điều trị tại nhà

Với những trẻ mắc cúm A với các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước và hạn chế ăn uống các thực phẩm lạnh.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Hạn chế đến những nơi đông hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có phải sử dụng khẩu trang y tế.

Trong trường hợp, sau khoảng 7 ngày các triệu chứng không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn; người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

4.3 Điều trị tại bệnh viện

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, để chữa trị cúm A trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu và hồi sức ban đầu để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Các đơn thuốc kháng virus phổ biến bao gồm:

Một loại thuốc mới có tên baloxavir marboxil (Xofluza), được tạo ra bởi một công ty dược phẩm Nhật Bản; đã được Hoa Kỳ phê duyệt vào tháng 10 năm 2018. Thuốc kháng virus này giúp ngăn chặn virus cúm A sinh sôi.

5. Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị bệnh cúm A

5.1 Cách chăm sóc

Người thân chỉ nên chăm sóc trẻ mắc cúm A khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Cho trẻ em mắc bệnh cúm A cách ly ở phòng riêng; tối thiểu là 7 ngày tính từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nên cách ly thêm 1 ngày sau khi các triệu chứng cúm A ở trẻ đã hết.
  • Cho bé ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nên cho con tắm rửa, đi vệ sinh ở phòng riêng. Nếu không có nhà vệ sinh riêng thì khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang, giữ kín cho bé và nhớ rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên cho bé ra ngoài nếu không thật sự cần thiết. Nếu phải ra khỏi phòng thì nên đeo khẩu trang và hạn chế cho bé sử dụng hoặc đụng vào đồ dùng chung của cả nhà.
  • Chú ý chế độ ăn của bé, cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất. Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
  • Cha mẹ cần tuân thủ cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho con hoặc cho bé uống quá liều vì có thể gây hại cho trẻ.

5.2 Cách phòng ngừa

cách phòng tránh

Cách để phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em tốt nhất là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm đều bảo vệ cơ thể bé khỏi 4 loại virus cúm khác nhau (A,B,C,D).

Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm A ở trẻ em, mẹ có thể cho bé:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh đám đông lớn; đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch cúm.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Ở nhà nếu trẻ bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.

[inline_article id=270506]

6. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cúm A ở trẻ em

6.1 Vì sao trẻ em dễ bị mắc cúm A?

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, ở trẻ em, bệnh cúm A có thể dễ dàng lây lan khi:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
  • Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

6.2 Các biến chứng bệnh cúm A ở trẻ em là gì?

Cúm A ngoài các biểu hiện thông thường của bệnh cúm như sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho… thì có thể đi kèm các triệu chứng nặng hơn như mỏi cơ; lười vận động, nôn trớ, háo nước, mất nước… Trẻ nhỏ bị cúm A có thể bỏ bú, bỏ ăn; có gan bàn chân, lòng bàn tay lạnh. Một số trường hợp trẻ bị cúm A có thể sốt cao kèm co giật.

Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải khi mắc cúm A như: suy hô hấp, viêm phổi; viêm tai giữa; viêm màng não; viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát… Những biến chứng này nếu không phát hiện và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe; thậm chí tính mạng của trẻ.

6.3 Bệnh cúm A lây qua đường nào?

Bệnh cúm A ở trẻ em chủ yếu lây qua hai con đường là:

  • Qua giọt bắn: Khi người bệnh cúm A nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ bắn ra những giọt dịch chứa virus từ đường hô hấp. Khi trẻ hít phải sẽ bị nhiễm virus cúm A.
  • Qua tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có chứa các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra bám vào, sau đó đưa tay lên mũi, miệng.

Cúm A có khả năng lây nhanh từ người sang người trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi mắc bệnh.

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.