Muốn biết bé nhà mình có các dấu hiệu sắp biết nói chưa, cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và biết được mình cần làm những gì khi trẻ sắp biết nói.
1. Các mốc phát triển ngôn ngữ ban đầu của bé
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bé sắp biết nói hay chưa; hãy cùng nhìn qua các cột mốc phát triển tiếng nói của bé như thế nào nhé!
- Giai đoạn 3 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nhận biết được sự chuyển động của âm thanh, lắng nghe và hát theo lời bài hát.
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể nói bập bẹ nhiều âm thanh đơn giản khác nhau. Ví dụ như “ba-ba” hoặc “ma-ma”. Bé cũng phản ứng khi cha mẹ gọi tên mình.
- Giai đoạn 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói được những từ cơ bản tròn vành rõ chữ.
- Giai đoạn từ 12–18 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói thành thạo nhiều từ vựng.
Để biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của tiếng nói bé, cha mẹ có thể tham khảo ở Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh.
2. Dấu hiệu bé sắp biết nói
Khi bé sắp biết nói, bé sẽ có các dấu hiệu sau:
2.1 Bé hiểu được lời nói của cha mẹ
Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bé biết nói là bé hiểu những người xung quanh nói gì; và hiểu được ý nghĩa lời nói của bé. Để biết bé có hiểu những gì cha mẹ nói không; hãy thử đặt câu hỏi hoặc một lời đề nghị để xem bé có phản ứng hay không.
Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi bé “búp bê của con đâu rồi?” hoặc là “Đưa mẹ cây kẹo này được không?”. Nếu bé phản ứng, quơ tay chân; và cố gắng thực hiện theo ý mẹ; tức là bé hiểu và sẵn sàng tập nói.
2.2 Trẻ bắt chước và phát ra âm thanh giống cha mẹ
Khi cha mẹ nói với trẻ điều gì đó, bé sẽ lặp lại những chữ cuối hoặc những chữ cha mẹ nhấn mạnh một cách bập bẹ. Đây chính là dấu hiệu bé bé sắp biết nói. Chính vì thế, hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để con có thể bắt chước cha mẹ nhiều chữ nhất có thể.
2.3 Trẻ cố gắng phát ra âm thanh và chỉ vào đồ vật bé muốn nhắc đến
Khi trẻ được 10 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn giản quen thuộc như “baba” và “mama”. Khi lớn tháng hơn một xíu, bé có thể hiểu ý nghĩa tên của một số đồ vật và muốn nói kèm chỉ những món ấy. Điều này đang báo hiệu rằng bé nhà mình sắp biết nói rồi đấy.
2.4 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Bé lắng nghe cha mẹ nói
Khi trò chuyện, cha mẹ có thể thấy gương mặt của bé chăm chú lắng nghe. Điều đó có nghĩa bé hiểu những gì cha mẹ đang nói và đang cố gắng học hỏi từ vựng. Hãy trò chuyện thường xuyên với bé; bất cứ lúc nào, bất cứ đâu về bất cứ mọi thứ để con biết nói nhanh hơn.
[inline_article id=195308]
2.5 Trẻ biết đáp lại khi được vẫy tay chào
Trẻ bắt đầu làm theo các hướng dẫn đơn giản của cha mẹ như “vẫy tay chào” hoặc biết đáp lại bằng hành động khi được yêu cầu “thơm mẹ”. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là dấu hiệu bé sắp biết nói rõ ràng.
2.6 Dấu hiệu bé sắp biết nói: Trẻ trò chuyện với cha mẹ
Khi thấy bé bắt đầu một cuộc trò chuyện không ngừng nghỉ với cha mẹ, có thể hơi bập bẹ và khó hiểu. Nhưng đây là một tin vui đó là dấu hiệu bé nhà mình sắp biết nói rồi!
3. Làm gì khi bé có dấu hiệu sắp biết nói?
Khi thấy bé đang có những dấu hiệu sắp biết nói như trên, nhiều cha mẹ sẽ hơi bỡ ngỡ không biết nên làm gì tiếp theo hoặc là làm thế nào để trẻ nhanh biết nói hơn. Đừng lo nhé, hãy để MarryBaby mách cha mẹ:
- Trò chuyện với bé thật nhiều: Hãy nói, đọc, hát và tâm sự cùng bé trong những tháng đầu tiên này. Hãy nhiệt tình đáp lại những âm thanh bập bẹ và nụ cười của bé. Kể cho bé biết những gì bé đang nhìn hoặc đang làm. Đồng thời hãy gọi tên những đồ vật quen thuộc khi cha mẹ chạm vào hoặc mang chúng đến cho bé.
- Dạy bé cách phát âm các từ đơn giản: Khi cha mẹ thấy bé nói từ nào đấy bập bẹ; hãy lặp lại âm thanh ấy chính xác và chờ bé lặp lại. Ngoài ra, hãy dạy bé về các thanh điệu, nhịp điệu. Khi bé đang nói chuyện, đừng ngắt ngang mà hãy để bé nói xong rồi mới sửa.
- Cho bé thời gian để nghỉ ngơi: Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng muốn nói chuyện. Hãy để bé nghỉ ngơi, đọc sách hoặc mở video lên cho bé xem để học nói.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ
Trên đây là 6 dấu hiệu bé sắp biết nói. Không biết bé nhà mình đã có được bao nhiêu dấu hiệu rồi cha mẹ nhỉ? Nếu có, cha mẹ hãy trò chuyện, dạy bé nói và cho bé nhiều thời gian nghỉ ngơi nhé. Chúc cha mẹ thành công.