Viêm da ở trẻ sơ sinh không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Càng biết rõ các thông tin về bệnh trẻ em này mẹ sẽ có cách chữa trị hiệu quả cho bé.
Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da là một danh từ khá chung để chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài rất thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng.
Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt bệnh có thể tự khỏi, nhưng không điều trị đúng cách có thể khiến viêm da ở trẻ sơ sinh trở nặng và biến chứng khá nguy hiểm.
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh biểu hiện thành nhiều mức độ khác nhau. Các tổn thương như trầy xước sẽ gây nên vết thương sâu, da bị nhiễm trùng sâu bên trong. Còn các biểu hiện nông như xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, tróc da,…
Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như tay, chân, da đầu, mông,… Khi bạn nhận thấy bé có biểu hiện xấu trên da thì phải nhanh chóng điều trị để đảm bảo bé được bảo vệ tốt nhất, tránh những rủi ro nguy hiểm.
Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh
Viêm da chỉ tỉnh trạng viêm của da, và có nhiều hơn một loại viêm da ở trẻ sơ sinh. Để có phương pháp phòng tránh cũng như điều trị thích hợp, cha – mẹ cần phân biệt được các loại viêm da cơ bản thưởng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
1. Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có cả trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mô hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ nổi từng đám trên da, hay tái phát gây ra những tổn thương cho làn da của bé.
2. Trẻ bị viêm da dị ứng
Tỷ lệ trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh viêm da dị ứng khoảng 10-20%. Viêm da dị ứng là một bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh không mang tính chất lây lan.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm da khô dễ kích ứng. Khi bệnh bùng phát da có triệu chứng ngứa nhẹ đến viêm đỏ ngứa dữ dội.
Mặc dù không có các phương pháp chữa trị nhưng chăm sóc da thường xuyên và kiên trì có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài giai đoạn bệnh không bùng phát.
Có nhiều loại diêm da dị ứng: Bé bị viêm da dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng ở mặt…
3. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ em là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở những trẻ có tiền sử người thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm xoang dị ứng, mề đay….
4. Viêm da ở trẻ sơ sinh: Bé bị viêm da đầu
Viêm da dầu: (viêm da tiết bã nhờn) cũng là một bệnh da mãn tính, do tác dụng từ androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động cả tuyến nhờn) từ mẹ truyền qua rau thai vì thế rất nhiều trẻ mắc bệnh.
5. Bệnh viêm da thể tạng ở bé sơ sinh
Bé bị chàm thể tạng (hay viêm da thể tạng) là một bệnh da mãn tính, gây ngứa, bùng phát theo đợt. Đây là một bệnh lý phức tạp có nhiều tác nhân tham gia, gây nên hai sự bất thường:
- Khiếm khuyết ở hàng rào da (do thiếu filaggrin), làm cho da trở nên khô và nhạy cảm một cách bất bình thường đối với mọi loại kích ứng.
- Khuynh hướng nhạy cảm với các dị ứng nguyên IgE, gây ra phản ứng miễn dịch quá mức.
[inline_article id=214419]
Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh
Mẹ có biết cấu tạo da của trẻ sơ sinh cực kỳ non yếu, theo đó cơ chế bảo vệ da bé yếu gấp 5 lần so với người lớn? Chính vì vậy, khi có vi khuẩn tấn công, bệnh viêm da rất dễ xuất hiện.
Trong đó, vùng da ở chỗ quấn tã như mông, bẹn, bộ phận sinh dục là “nạn nhân” thường xuyên của chứng bệnh này.
Khi quấn tã quá lâu, nhất là khi bé đã ị hoặc tè nhưng mẹ không hay biết, các enzyme độc hại từ phân và nước tiểu xâm nhập vào da trẻ, gây viêm da, hay còn gọi là hăm tã.
Ngoài ra, chất liệu tã thô ráp, gât tổn thương da bé cũng là thủ phạm dẫn đường cho chứng viêm da ở trẻ sơ sinh.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc chứng viêm da trong những năm đầu đời, nhất là trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi.
Làn da bị tổn thương lâu ngày sẽ phần nào ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn hằng ngày của trẻ. Do đó, mẹ đừng nên lơ là trong khâu chăm sóc da cho bé, đặc biệt là vùng da quấn tã.
Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh
Tùy theo từng loại viêm da ở trẻ sơ sinh mà có các biểu hiện khác nhau.
- Cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, trẻ bị mẩn ngứa, phù nề, chảy nước.
- Giai đoạn bán cấp: Dhương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
- Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.
Trong trường hợp không được chữa trị tốt có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, có mủ, đau rát, lở loét ở bất cứ vị trí da trên cơ thể nếu bị tổn thương.
Bệnh viêm da nếu không chữa sớm rất có thể chúng không tự khỏi mà để lại những di chứng nặng nề do các vết viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh.
Khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục.
Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm da thì bạn cần phải đưa bé tới cơ sở ý tế chuyên khoa da liệu để được bác sĩ thăm khám và chấn đoán chính xác về loại viêm da, tình trạng, cũng như hướng dẫn sử dụng các loại thuốc và chăm sóc trẻ tốt nhất.
- Không để tình trạng tổn thương của bé quá năng mới cho trẻ đi khám vì có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
- Vệ sinh da cho trẻ: có thể rửa, tắm bằng lá nhưng chỉ là khi thể nhẹ, chưa bội nhiễm và tắm lại với nước sạch.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc trị viêm da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng có thể gây di ứng
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ khi đã thăm khám, không tự ý tăng giảm liều lượng, đổi thuốc hoặc ngưng thuốc.
- Không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày, lạm dụng corticoid và chỉ sử dụng kháng sinh có bội nhiễm.
Một số loại thuốc thường được dùng đề điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh:
- Cấp tính: dung dịch Jarish đắp thương tổn (bằng gạc) ngày 2-3 lần. Kháng histamin để an thần và chống ngứa.
- Bán cấp: bôi các loại hồ, kem: Kem kẽm, hồ nước, kem có corticoid, protopic, kháng histamin.
- Mạn tính: mỡ corticoid, mỡ kháng sinh, mỡ salicyle, protopic, chống ngứa, an thần bằng kháng Histamin.
Biến chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Thông thường, dấu hiệu của bệnh viêm da sẽ là đỏ da ở vùng quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm mùi hôi, khó chịu.
Vùng da xung quanh hậu môn có thể có màu đỏ nhạt, càng dần càng loét đỏ, chảy máu, chảy mủ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Bên cạnh sự khó chịu trên, bệnh còn ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ thường hay quấy khóc, giật mình trong lúc ngủ, ngủ không thẳng giấc.
Về lâu về dài, trẻ trở nên cáu gắt, giảm sút sức khỏe, chiều cao cân nặng chậm tăng.
Phòng chống viêm da ở trẻ sơ sinh
- Mẹ nên làm sạch da trẻ hằng ngày bằng các sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng.
- Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần, nhất là không để trẻ mặc bỉm có phân hoặc nhiều nước tiểu quá lâu. Lưu ý lau khô vùng bẹn, mông sau khi bé đại tiện, tiểu tiện.
- Khâu chọn bỉm, tã cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại có chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại, kích cỡ phù hợp.
- Trước khi quấn tã cho bé, mẹ có thể bôi thuốc mỡ để bảo vệ vùng da nhạy cảm phải tiếp xúc lâu với tã. Theo đó, thuốc mỡ mẹ chọn nên là loại lành tính, không chứa chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu.
Xử lý khi bé bị viêm da
- Vệ sinh da bé sạch sẽ, mẹ có thể rửa bằng nước trà xanh.
- Giữ da ở vùng quấn tã thoáng mát, tránh mặc tã nhiều.
- Rửa bằng thuốc tím pha loãng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
- Thoa thuốc chống nhiễm trùng theo toa kê của bác sĩ.
- Cho bé uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.
Nếu sau một thời gian dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi nhưng tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh không đỡ, mẹ nên đưa bé đi khám lại.