Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất để thai kỳ khỏe mạnh

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó mẹ bầu cần ăn uống cực kỳ cẩn thận. Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu sau!

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu có quan trọng không? Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu đang trải qua những thay đổi nhất định để dần phù hợp với thai kỳ, cũng như đồng bộ hòa với sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Trong giai đoạn này, bên cạnh sự chú trọng đến việc sinh hoạt, luyện tập, chế độ ăn uống cần được lưu tâm hàng đầu. Dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của thai nhi ở những tháng về sau, hơn nữa, còn là nền tảng để cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc sinh đẻ.

Do đó, việc lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu rất cần thiết, nhất là với những ai làm mẹ lần đầu. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đang trong mức phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng khoảng 1g.

Nếu không bị cơn ốm nghén làm phiền dữ dội, mẹ bầu chưa cần phải tẩm bổ quá nhiều. Cứ ăn ngày 3 bữa đầy đủ dưỡng chất, chưa kể ăn vặt thêm nếu thấy cần thiết.

[inline_article id=188650]

Nhóm thực phẩm quan trọng cho thực đơn bà bầu 3 tháng đầu

Khi lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, bạn không nên bỏ qua những nhóm thực phẩm quan trọng sau:

  • Nhóm chất bột bao gồm gạo, bún, mì, bắp, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…
  • Nhóm chất béo như dầu, mỡ, vừng, đậu phộng…
  • Nhóm vitamin và giàu khoáng như rau củ, trái cây. Nếu muốn biết trái cây gì tốt cho bà bầu, mẹ có thể tham khảo các chị em đi trước hoặc người lớn tuổi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ.
  • Nước, nước ép trái cây, sữa…
thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu 4
Bà bầu 3 tháng đầu không cần ăn quá nhiều nhưng phải ăn đúng và đủ để thai nhi phát triển tốt

Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu cũng nên tập trung vào những dưỡng chất sau, nhất là các mẹ bầu có sức khỏe yếu, cơ địa nhạy cảm, để bù vào sự thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể trong giai đoạn đầu mang thai:

  • Canxi: Cần 1.000mg canxi mỗi ngày từ thực phẩm và viên uống bổ sung.
  • Folate: Đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh của thai nhi, có nhiều trong gan động vật, rau xanh đậm…
  • Sắt: Thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt thường xuyên gặp phải ở thai phụ, cũng như hạn chế hiện tượng này ở bé con sau khi chào đời.

Đây là những dưỡng chất rất cần thiết trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu 7 ngày trong tuần

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu chia làm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, các mẹ cần cân đối thời gian giữa các bữa ăn cho phù hợp.

Ngày/Bữa Bữa sáng (Thường vào lúc 7 giờ, bữa phụ lúc 9 giờ 30) Bữa trưa (Thường vào lúc 12 giờ, bữa phụ lúc 15 giờ) Bữa tối (Thường vào lúc 18 giờ, bữa phụ lúc 21 giờ)
Thứ 2 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Phở
  • Nước dừa

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Mực chiên
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh bao

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Mướp luộc
  • Thịt bò xào nấm rơm
  • Nho

Bữa phụ: Sữa

Thứ 3 Bữa chính:

  • Trứng
  • Ổi
  • Cháo
  • Nước mía

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Đậu đỗ luộc
  • Lươn xào giá đỗ
  • Nước ép táo

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Bắp cải xào
  • Thịt gà luộc
  • Canh mọc nấu nấm
  • Dâu tây

Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy

Thứ 4 Bữa chính:

  • Táo
  • Xôi
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Sườn chua ngọt
  • Cải chíp xào nấm hương
  • Canh cải nấu thịt băm
  • Nước dưa hấu

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng cút
  • Mực xào cần tỏi
  • Su hào luộc
  • Quýt

Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy

Thứ 5 Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Bánh mỳ kẹp
  • Nước dừa

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt bò kho
  • Củ quả luộc
  • Canh đậu nấu xương
  • Đậu sốt cà chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá chép hấp
  • Canh ngao nấu chua
  • Thịt lợn sốt cà chua
  • Táo

Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy

Thứ 6 Bữa chính:

  • Trứng vịt lộn
  • Kiwi
  • Bánh bao
  • Nước mía

Bữa phụ: Bánh bao kim sa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Măng tây xào thịt bò
  • Cá hố om
  • Nước ép hoa quả

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Canh rong biển
  • Cơm
  • Tim xào giá
  • Rau luộc
  • Thịt bò hầm
  • Thanh long

Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy

Thứ 7 Bữa chính:

  • Chuối
  • Ngũ cốc
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Rau luộc theo mùa
  • Canh khoai tây nấu xương
  • Lươn xào xả ớt
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: bánh mỳ kẹp

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rán
  • Bắp cải luộc
  • Cá quả xào thìa là
  • Xoài

Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy

Chủ nhật Bữa chính:

  • Táo
  • Phở
  • Nước dâu

Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua

Bữa chính:

  • Cơm
  • Vịt luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh ngao nấu chua
  • Tôm rang
  • Nước ép bơ

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Móng giò luộc
  • Súp lơ luộc
  • Thịt bò xào nấm
  • Trứng ốp
  • Dưa hấu

Bữa phụ: Sữa + bánh quy

 

thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu 5
Chị em cần nạp vào từ 200-300 calories cho con và cả mẹ

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh gì?

Để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ, mẹ cần biết mới có thai không nên ăn gì trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu để lưu ý tránh xa những loại thực phẩm này:

  • Giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể, bởi thói quen ăn mặn sẽ dẫn đến tình trạng cao huyết áp và sưng phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi.
  • Tránh ăn các loại cá chứa thủy ngân cao như cá thu lớn, cá mập, cá kiếm. Lượng thủy ngân tích lũy nhiều trong cơ thể mẹ có thể gây tổn hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Không ăn củ, quả đã mọc mầm, vì chất độc từ thực phẩm có thể gây hại đến thai nhi.
  • Tuyệt đối không ăn sản phẩm bơ, sữa, phô mai chưa tiệt trùng.
  • Tránh xa cá, thịt, trứng chưa chín, nấu tái.
  • Nói không với thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ.
  • Ăn ít hoặc không ăn nếu đã từng có tiềng sử động thai đối với những thực phẩm có khả năng làm sảy thai như đu đủ xanh, rau sam…
  • Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, bia.
  • Bỏ thói quen uống nước có gas, caffeine và cocain.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh.
thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén, khó ăn uống nên ăn làm 6-8 bữa trong ngày

Bà bầu ăn bí đao được không?

Bí đao chứa các dưỡng chất như vitamin B2, chất xơ, sắt, kẽm, kali, phốt pho cùng các vitamin và khoáng chất khác. Vitamin B2 giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt, giảm stress oxy hóa ở võng mạc cũng như nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Không chỉ vậy, vitamin C trong bí đao còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hiệu hóa các gốc tự do…

Do đó với câu hỏi bà bầu ăn bí đao được không thì là có nhé mẹ. Tuy nhiên, do bí đao chứa nhiều nước, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu khuyên mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều, kẻo lại suốt ngày phải đi tiểu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Lưu ý về cách ăn uống trong 3 tháng đầu của mẹ bầu

Vấn đề ăn uống trong giai đoạn này khá khó khăn, bên cạnh thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nếu bị ốm nghén nặng, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, khoảng 6-8 bữa. Cố gắng ăn nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại lượng năng lượng bị hao hụt do ốm nghén.
  • Với những mẹ bầu khỏe mạnh, đây chưa phải lúc để tăng cân quá nhiều, vì vậy không nên tăng khẩu phần ăn quá nhiều so với thông thường.
  • Để giảm cảm giác buồn nôn vào mỗi sáng, ăn nhẹ chút trên giường trước khi đứng dậy. Một vài miếng bánh quy, đặc biệt có vị gừng, sẽ giúp giảm nghén hiệu quả.
  • Tuyệt đối không bỏ đói cơ thể, hoặc ăn quá no, mỗi lần ăn chỉ ăn vừa phải để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
  • Top những thực phẩm vàng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu: Rau xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, các loại hạt, chế phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng, măng tây, trứng, đậu đỏ, sữa chua, đậu bắp, thịt gà, thịt đỏ, cá hồi.

[inline_article id=85144]

Lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thật sự không khó, chỉ cần mẹ nhớ rõ các nhóm chất dinh dưỡng khi mang thai trong giai đoạn này. Sau đó, hãy thay đổi món thường xuyên để khẩu vị không bị nhàm chán. Dù có ốm nghén nặng bao nhiêu, hãy cố gắng uống 1 cốc sữa bổ sung (sau 1 lần ốm nghén).

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.