Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

4 biểu hiện dễ nhận thấy “thông báo” con bạn đang gặp tình trạng mẫn cảm cần can thiệp ngay

Vậy đâu là biểu hiện dễ nhận thấy nếu con có cơ địa mẫn cảm? Mẹ hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau để phần nào nhận diện được bé nhà mình có mẫn cảm không để hướng can thiệp và chăm sóc phù hợp!

Hiểu về mẫn cảm: Tình trạng thường thấy ở trẻ mà nhiều mẹ chưa nhận biết

Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm gây ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được [2]. Nghiên cứu cho thấy mẫn cảm thường có tính gia đình. Nếu tiền sử gia đình có người bị dị ứng thì trẻ có nguy cơ mẫn cảm cao hơn. Cụ thể, trẻ không có ba mẹ bị dị ứng thì nguy cơ mẫn cảm là khoảng 15% nhưng nếu ba mẹ mắc dị ứng thì nguy cơ này ở trẻ có thể lên đến 60 – 80% [4], [5]. Ngoài ra, còn có các yếu tố tác nhân khác làm tăng nguy cơ mẫn cảm ở trẻ như [6], [7]:

  • Mẹ hút thuốc lá khi mang thai
  • Dị nguyên từ môi trường, nhất là các chất có trong sữa, chẳng hạn như đạm sữa bò nguyên vẹn
  • Chất gây ô nhiễm
  • Hệ thống miễn dịch yếu chưa hoàn thiện
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa hay nhiễm trùng nói chung

4 biểu hiện dễ nhận thấy “thông báo” con đang gặp tình trạng mẫn cảm

Tre-bi-cham-da

Mọi đứa trẻ sinh ra đều có nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm. Do đó, trong quá trình chăm sóc bé, bạn sẽ cần “nằm lòng” triệu chứng mẫn cảm ở bé để kịp thời nhận diện và can thiệp phù hợp. Các triệu chứng mẫn cảm có thể được thể hiện qua [8], [9]:

  • Da & niêm mạc: Trẻ bị mẫn cảm khi tiếp xúc với đạm sữa bò nguyên vẹn sẽ có các phản ứng trên da như viêm da cơ địa, chàm, mề đay, phù mạch, mẩn đỏ, ngứa, hăm tã
  • Tiêu hóa: Các biểu hiện bao gồm nôn mửa, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, đau dạ dày, biếng ăn, đi ngoài ra máu, phân nhầy bọt
  • Hô hấp: Các biểu hiện gồm hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn ở trẻ
  • Các biểu hiện toàn thân: Chẳng hạn như quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, mệt mỏi, thờ ơ, bồn chồn, ngủ kém…

Phần lớn bé có biểu hiện mẫn cảm thường có biểu hiện da, niêm mạc nên dễ nhận biết và dễ chẩn đoán. Còn với trường hợp bé quấy khóc trong hoặc sau khi bú, tiêu chảy… thì những triệu chứng này sẽ khiến mẹ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên mẹ cần lưu ý [10]. 

Mẹ nên làm gì khi nhận thấy con có cơ địa mẫn cảm, khó hấp thu với đạm sữa nguyên vẹn?

Giai đoạn đầu đời là thời điểm quan trọng để hỗ trợ và can thiệp trẻ có cơ địa mẫn cảm. Do đó, khi nhận thấy con có các biểu hiện kể trên, mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để con được thăm khám và có lời khuyên chính xác.

Khi chăm sóc trẻ có cơ địa mẫn cảm, việc chọn đúng chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng vì đây là biện pháp trực tiếp hỗ trợ, can thiệp và phòng ngừa sớm cho trẻ. Đối với việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫn cảm, mẹ nên:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 4 đến 6 tháng đầu đời [11], [12]. Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn là nguồn thức ăn giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn [1]. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ còn là biện pháp quan trọng giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm với những lợi ích đã được chứng minh như [13], [14], [15]:

  • Giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi
  • Giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời (nhưng không giảm dị ứng thức ăn nói chung)

Lựa chọn nguồn sữa với đạm whey thủy phân một phần trong trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú

dau-hieu-tre-man-cam

Với các bé có cơ địa mẫn cảm, nếu không đủ điều kiện cho bé bú do các vấn đề sức khỏe hoặc vì một lý do bất khả kháng nào khác, mẹ sẽ cần chú ý nhiều hơn đến việc chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp cho bé, trong đó ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có thành phần: [16], [17], [18]. 

– 100% đạm whey thủy phân một phần với kích thước nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn sẽ giúp giảm thời gian làm trống dạ dày. Từ đó, giúp bé dễ hấp thu, hạn chế các phản ứng và hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm [19], [20], [21], [22]. Công thức 100% đạm whey thủy phân một phần được chứng minh hiệu quả giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm đối với da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Trong đó:

  • Giúp giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da, viêm da cơ địa đến 20 tuổi. Công thức này cũng chứng minh được khả năng phòng ngừa lâu dài đối với triệu chứng mẫn cảm trên da. [23], [24], [25], [26], [27], [28]
  • Giảm 53% tỷ lệ mắc các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa [33], dễ tiêu hóa, giảm thời gian làm rỗng dạ dày [29], [30], cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn [31], [32]
  • Giảm 55% nguy cơ mắc bệnh hen với lứa tuổi sau dậy thì (16-20 tuổi) [28]

– 5 HMO giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, thiết lập miễn dịch tiêu hóa [35]. Trong đó, 2’FL và 6’FL cho thấy hiệu quả phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm đường hô hấp, hen dị ứng [34]. Bổ sung HMO giúp trẻ tăng cường đề kháng, phát triển phù hợp với lứa tuổi [35].

– Lợi khuẩn Bifidus BL giúp hỗ trợ cơ địa mẫn cảm khi khu trú thành công hệ vi sinh có lợi tại đường ruột, tăng tiết IgA tốt hơn đến 3 lần đáp ứng miễn dịch và giảm 49% nguy cơ tiêu chảy đến khi trẻ được 3 tuổi [36], [37], [38], [39].

Nhìn chung, trẻ có cơ địa mẫn cảm thường có nhiều biểu hiện qua các vấn đề ở da, tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy, mẹ cần nhận biết đúng và lựa chọn nguồn dinh dưỡng hỗ trợ trẻ bị mẫn cảm đã được chứng minh rõ ràng, đầy đủ về độ hiệu quả. Ưu tiên hàng đầu là sữa mẹ nhưng nếu không đủ điều kiện cho bé bú, bạn hãy ưu tiên nguồn sữa chứa 100% đạm whey thủy phân một phần để giúp bé dễ tiêu hóa và phát triển thuận lợi hơn, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Mách mẹ 3 “dưỡng chất vàng” cần có khi chọn sữa cho trẻ có cơ địa mẫn cảm

Đặc biệt, nếu bé có cơ địa mẫn cảm thì bố mẹ càng phải cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, bởi đây là biện pháp trực tiếp hỗ trợ và phòng ngừa tình trạng này để bé phát triển tốt nhất.

Trẻ có cơ địa mẫn cảm cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tình trạng mẫn cảm đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây [2]. Theo ước tính đến năm 2050, khoảng 50% dân số thế giới sẽ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm [3]. 

Theo Viện dị ứng và Miễn dịch lâm sàng châu Âu, mẫn cảm là tình trạng xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng xảy ra lặp đi lặp lại bắt nguồn bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được. Các triệu chứng mẫn cảm thường gặp là da nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm; các biểu hiện về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ọc ói…; các biểu hiện về hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi… [4].

Dù mẫn cảm có khuynh hướng di truyền nhưng thực tế, bất cứ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ mẫn cảm. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với chất ô nhiễm, dị nguyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải tình trạng này [4], [5], [6]. Do đó, trong quá trình chăm sóc, mẹ cần sẽ để ý xem con có biểu hiện mẫn cảm không. Nếu nghi ngờ con mẫn cảm, mẹ cần tư vấn với bác sĩ để được thăm khám cũng như nhận được lời khuyên tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa để giúp bé giảm thiểu nguy cơ gặp phải các triệu chứng mẫn cảm.

Dinh dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ và phòng ngừa mẫn cảm cho bé. Do đó, nếu bé có cơ địa mẫn cảm, mẹ cần lưu ý lựa chọn cho bé cho một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:

  • Đối với trẻ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi bé 2 tuổi nếu có thể. Sữa mẹ rất giàu các thành phần kích thích hệ miễn dịch phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khoẻ tương lai của bé [7]. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ còn là biện pháp quan trọng giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm. Sữa mẹ đã được chứng minh giúp giảm tần suất viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi, giảm khởi phát sớm những cơn khò khè ở trẻ dưới 4 tuổi và giúp giảm tần suất dị ứng đạm sữa bò trong 2 năm đầu đời. Trường hợp mẹ không đủ điều kiện để cho bú, cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp cho có trẻ có cơ địa mẫn cảm. [8], [9], [10].
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé mẫn cảm, nhất là đối với sữa mà bé dùng. Mẹ cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để lựa chọn những thực phẩm có các thành phần phù hợp với trẻ mẫn cảm. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện có rất nhiều xét nghiệm giúp kiểm tra nhiều loại dị nguyên đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, với những bé có cơ địa mẫn cảm, bác sĩ có thể làm xét nghiệm này trước khi tư vấn việc lựa chọn thực phẩm giúp tránh được các nguy cơ gây dị ứng cho bé.

Sữa dành cho trẻ dị ứng đạm bò

Khi lựa chọn sữa cho bé mẫn cảm, mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm có các thành phần sau như:

1. Đạm whey thủy phân 1 phần

Đạm thuỷ phân 1 phần là các protein được phân tách thành các peptide có trọng lượng phân tử từ 3-10 kDa bằng các phương pháp gia nhiệt, siêu lọc hay phân tách bằng enzyme giúp tăng cường khả năng tiêu hoá của đạm [11], [12].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, công thức 100% đạm whey thủy phân một phần được chứng minh có hiệu quả cải thiện tình trạng chàm sữa ở trẻ [12]. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát một số triệu chứng mẫn cảm ở đường tiêu hoá như đau bụng, nôn trớ và táo bón ở trẻ sơ sinh [8]. Không những vậy, nghiên cứu còn cho thấy, công thức 100% đạm whey thủy phân một phần còn giúp: 

  • Giúp giảm 41% nguy cơ mẫn cảm da, viêm da cơ địa đến 20 tuổi. Công thức này cũng chứng minh được khả năng phòng ngừa lâu dài đối với triệu chứng mẫn cảm trên da. [13], [14], [16], [17], [18].
  • Giảm 53% tỷ lệ mắc các triệu chứng mẫn cảm tiêu hóa, dễ tiêu hóa, giảm thời gian làm rỗng dạ dày, cải thiện tần suất đại tiện và tính đồng nhất của phân, phân mềm và ít cứng hơn. [19], [20], [21], [22].
  • Giảm 55% nguy cơ mắc bệnh hen với lứa tuổi sau dậy thì (16-20 tuổi) [18].

Điều này có được là do kích thước đạm thuỷ phân nhỏ hơn đạm sữa bò nguyên vẹn, giúp giảm thời gian làm trống dạ dày, giúp bé dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, hạn chế các phản ứng quá mức và hỗ trợ bé có cơ địa mẫn cảm [11], [12]. 

2. HMO

Human milk oligosaccharides hay gọi tắt là HMO có hàm lượng nhiều xếp thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. 5 HMO nhiều nhất trong sữa mẹ là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL [23], [24]. HMO là một thành phần quan trọng, có chức năng giúp [23]:

  • Triệt tiêu sự bám dính của nhiều loại vi khuẩn lên bề mặt tế bào, ngăn chặn khả năng sinh sôi nảy và đào thải mầm bệnh ra khỏi cơ thể. 
  • Thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ miễn dịch và sự trưởng thành của các tế bào biểu mô chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
  • Ảnh hưởng đến sự đa dạng và mật độ của hệ vi sinh vật đường ruột cũng như kích thích sự phát triển của vi khuẩn hội sinh.

3. Lợi khuẩn

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng, đây không chỉ là yếu tố then chốt giúp cải thiện sức khoẻ của trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của bé sau này [25]. 

Trong đó Bifidobacteria (Bifidus) là một trong những nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa và cũng là một trong những nhóm lợi khuẩn đầu tiên xâm nhập vào đường ruột khi trẻ mới sinh thông qua việc bú mẹ tự nhiên [26], [27]. Song song với đó, một số nghiên cứu còn chứng minh được tác dụng tích cực của lợi khuẩn Bifidobacterium có trong các sản phẩm sữa công thức đối với việc cải thiện các triệu chứng mẫn cảm đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [28].

Đối với những bé có cơ địa mẫn cảm, dinh dưỡng chính là yếu tố dễ can thiệp nhất giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng và phản ứng quá mức lên cơ thể. Ngoài ra nếu có các phản ứng mẫn cảm quá mức và liên tục trong thời gian dài không khỏi, bố mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có cần thiết bổ sung viên sắt dạng uống cho mẹ bầu?

Sắt là nguyên liệu dùng để sản xuất huyết sắc tố, có vai trò trong việc vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan và mô trong cơ thể. Do đó, đây là khoáng chất rất quan trọng và cần được chú ý bổ sung, nhất là với phụ nữ mang thai. Khi mang thai, khoảng một nửa lượng sắt trong cơ thể mẹ sẽ được dùng để nuôi thai nhi và nhau thai. Phần sắt còn lại được dùng để tăng lượng máu trong hệ tuần hoàn, bảo vệ người mẹ trong quá trình sinh con [1], [2]. 

Nếu không có đủ sắt để giúp cơ thể thể sản xuất lượng huyết sắc tố cần thiết, người mẹ có thể gặp biến chứng trong quá trình sinh nở và trong thời kỳ hậu sản [1]. Ngoài ra, thiếu sắt khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sinh non, có lượng sắt thấp. Hơn nữa, tình trạng thiếu sắt cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển trí não của trẻ [2].

Với bà bầu, sắt có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn và viên uống bổ sung sắt. Nhiều bà bầu cho rằng dùng viên uống bổ sung sắt là không cần thiết vì chế độ ăn đã cung cấp đủ, nếu dùng thêm viên uống bổ sung sẽ dẫn đến dư thừa. Ngoài ra, uống viên bổ sung hay bị các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như táo bón, buồn nôn… Vậy liệu điều này có đúng? Bạn hãy cùng xem tiếp infographic dưới đây để hiểu hơn nhé!

[affiliate-product id=”317973″ sku=”HHGTardy” title=”Tardyferon B9″ newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Nhìn chung, việc dùng viên uống bổ sung sắt khi mang thai là điều cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời lựa chọn viên uống bổ sung sắt phù hợp giúp hấp thu sắt tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

“Lật tẩy” thủ phạm không ngờ khiến trẻ hay ốm vặt

Bé nhà bạn hay ốm vặt: Nguyên nhân do đâu?

Ở trẻ nhỏ, việc trẻ hay ốm vặt là điều rất phổ biến. Theo thống kê, trẻ mới biết đi có thể mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh đường tiêu hoá từ 8-12 lần/năm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Nền tảng đề kháng chưa hoàn thiện: Nền tảng đề kháng của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn toàn mà sẽ dần trưởng thành và phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn [1], [2]. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao trẻ nhỏ rất hay ốm. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn này, bé hay gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc có sức khỏe đường ruột kém thì sức đề kháng lại càng yếu hơn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa và nền tảng đề kháng có mối liên hệ chặt chẽ khi 70-80% tế bào miễn dịch cư trú tại đường ruột [4]. 
  • Ảnh hưởng từ thời tiết và sự phát triển theo mùa của mầm bệnh: Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi theo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại virus theo mùa phát triển và lây lan mạnh, chẳng hạn như virus cúm [5]. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ nhỏ lại rất non nớt nên các mầm bệnh này rất dễ tấn công và gây bệnh cho bé [6]. 
  • Dùng kháng sinh quá sớm và không tuân thủ liều lượng chỉ định: Khi thấy con ốm, nhiều ba mẹ có xu hướng cho con dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ giúp điều trị các bệnh do vi khuẩn chứ không có tác dụng chống lại virus. Do đó, việc “vội vàng” cho bé dùng kháng sinh khi chưa biết rõ nguyên nhân không những khiến bệnh không khỏi mà còn có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn và khiến đề kháng đường ruột yếu đi. Ngoài ra, lạm dụng kháng sinh thậm chí còn gây ra tình trạng kháng thuốc [7], [8].
  • Môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không hợp lý: Môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị ho, khó thở, thở khò khè và mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, hen suyễn nghiêm trọng hơn những trẻ khác [9]. Ngoài ra, việc ít được tắm nắng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt vì bé dễ bị thiếu hụt vitamin D – một loại vitamin được tổng hợp qua da dưới ánh nắng mặt trời có tác dụng nâng cao đề kháng, giúp trẻ chống lại mầm bệnh [3].

“Công thức vàng” khi nuôi con giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít ốm vặt

Tại sao trẻ hay ốm vặt

Cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tối ưu giúp tăng đề kháng tự nhiên

Với trẻ nhỏ, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, không chỉ quyết định đến sự phát triển thể chất, trí tuệ mà còn góp phần giúp bé xây dựng nền tảng đề kháng. 

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu sau sinh và khuyến khích tiếp tục cho trẻ bú đến tận 12 tháng nếu mẹ có khả năng [10]. Bởi sữa mẹ không chỉ phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp bé tăng đề kháng [11]. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là HMO, dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột [11], [12], [13]. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có một “cộng đồng” lợi khuẩn đa dạng với hơn 200 chủng loại, tiêu biểu là Lactobacilli, Bacteroides và Bifidobacteria giúp ngăn ngừa hiệu quả những bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hoá, tiêu chảy… [14], [15].

Tiêm phòng theo khuyến cáo

Mặc dù các biện pháp dinh dưỡng có thể giúp bé tăng cường đề kháng và hạn chế các nguy cơ ốm vặt, tuy nhiên chúng vẫn không thể nào bảo vệ con bạn hoàn toàn khỏi các bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con. Do đó để đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh, ba mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế [16].

Sinh hoạt hợp lý

Trẻ hay bị ốm vặt phải làm sao

Giấc ngủ có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bé tăng cường đề kháng. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ dự trữ đủ năng lượng để chống lại các tác nhân gây bệnh, ngoài ra trong khi ngủ, cơ thể cũng sẽ có thời gian hồi phục tốt hơn. Chính vì thế, hãy giúp con bạn duy trì thời gian nghỉ trưa đều đặn và giờ đi ngủ cố định mỗi đêm để  đảm bảo con bạn luôn phát triển khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh vặt tốt hơn [17].

Giữ gìn vệ sinh cho bé

Chú ý giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc bé là điều rất quan trọng bởi việc này sẽ giúp bé giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Cụ thể, ba mẹ hoặc người chăm sóc nên chú ý rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay tã, trước khi cho bé bú mẹ hoặc trước khi pha sữa cho bé. Với các bé bú sữa ngoài, mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng kỹ các dụng cụ pha sữa. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé thường xuyên và không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá [18]. 

Việc trẻ hay ốm vặt có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên do. Tuy nhiên, thay vì quá lo lắng, ba mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của trẻ, đồng thời thực hiện các biện pháp giúp bé tăng đề kháng, giảm ốm vặt kể trên để giúp bé phát triển tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sau khi sinh Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Đâu là công thức sữa phù hợp cho trẻ sinh mổ?

Chọn công thức sữa cho trẻ sinh mổ: Mẹ cần đặc biệt lưu tâm!

Kết thúc thai kỳ 9 tháng 10 ngày, những ông bố, bà mẹ lại bắt đầu một hành trình mới mang tên “chăm con”. Đối với các bé sinh thường, quá trình này có thể đỡ vất vả hơn đôi chút do khi sinh thường, đường ruột trẻ nhận được các lợi khuẩn từ âm đạo mẹ. Điều này giúp hình thành hệ vi sinh đường ruột và qua đó, góp phần củng cố hệ miễn dịch ở trẻ [2].

Tuy nhiên, với những bé sinh mổ, do không trải qua quá trình này nên đường ruột thường chứa các vi khuẩn gây hại có trong môi trường bệnh viện [4], dẫn đến nguy cơ sức khỏe bé có thể kém hơn và hay gặp các vấn đề về:

  • Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe  như dị ứng, đái tháo đường típ 2… [6], [13].
  • Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ thường không phải chịu lực ép từ việc chui qua ống sinh, dẫn đến phổi còn sót lại dịch nhầy bên trong, điều này có thể làm bé khó thở, thở khò khè và tạo nên nguy cơ mắc hen suyễn về sau [6], [7].
  • Tiêu hoá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh mổ thường có nguy cơ bị viêm dạ dày ruột cấp cao hơn 5 đến 30% so với trẻ sinh thường [5].

Theo nhiều nhà nghiên cứu, các vấn đề về sức khoẻ và hệ vi sinh đường ruột có thể giải quyết bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong một vài trường hợp, nếu không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể lựa chọn công thức sữa phù hợp cho bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày [1].

Điều quan trọng các mẹ nên chú ý khi lựa chọn công thức sữa cho bé sinh mổ là tìm hiểu kỹ thông tin các thành phần, để chắc chắn rằng chúng phù hợp với nhu cầu phát triển và khắc phục được các nguy cơ sức khỏe của bé trong quá trình trưởng thành [1], [8].

Mách mẹ sinh mổ cách chọn công thức sữa phù hợp giúp chăm con khỏe mạnh

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ là lựa chọn dinh dưỡng tối ưu nhất dành cho bé. Bởi trong sữa mẹ có chứa các thành phần hỗ trợ miễn dịch và hormone tăng trưởng có lợi cho sự phát triển của con, giúp ngăn ngừa dị ứng, chống lại một số tác nhân gây các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính [1].

Vì lý do đó, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ, nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. thậm chí các chuyên gia còn khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ đến khi bé 24 tháng tuổi nếu có thể. Thế nhưng, quyết định cho con bú hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như quan niệm, lối sống hay tình trạng y tế của người mẹ. Trong trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần lựa chọn một công thức sữa phù hợp để giúp trẻ bù đắp các thiếu hụt về dưỡng chất nhằm phát triển một cách tốt nhất [1].

Cách chọn sữa công thức cho bé

Khi chọn công thức sữa cho bé sinh mổ, mẹ nên ưu tiên chọn công thức sữa gần với tiêu chuẩn vàng. Đồng thời, các sản phẩm nên chứa 3 dưỡng chất quan trọng giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Dưỡng chất có hàm lượng lớn thứ 3 trong sữa mẹ. Có khoảng 15 cấu trúc HMO đã được các nhà khoa học tổng hợp thành công, trong đó có các loại HMO nổi bật như 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL. Nghiên cứu chỉ ra rằng, HMO đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ vinh sinh vật đường ruột, giảm khả năng bám dính của mầm bệnh, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể [9], [10]. Đặc biệt, 2’FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [14], ngăn ngừa mầm bệnh [15].
  • Nucleotides: Đây là nhóm chất cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. Vai trò của Nucleotides là tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, hợp chất này còn mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [11], [20].
  • BB-12: Sự hiện diện của lợi khuẩn này là minh chứng cho một hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp trẻ giảm tình trạng táo bón, đau bụng và dị ứng trong các giai đoạn về sau [12].

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những nhãn hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, xem kỹ thông tin trên bao bì để biết rõ thành phần cũng như độ tuổi phù hợp mà bé có thể sử dụng [8].

Mẹ sinh mổ nói gì khi chọn công thức sữa cho bé?

Đối với trẻ chưa ăn dặm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, việc lựa chọn cho con các công thức sữa phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, vấn đề chất lượng của những nguồn sữa này luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các ông bố bà mẹ.

Đối với chị N.D, một mẹ bỉm lần đầu tiên sinh mổ, do không thể cho bé bú vì một số lý do cá nhân nên việc quyết định nên chọn công thức sữa nào cho con là một việc khá đau đầu bởi trên thị trường có quá nhiều sản phẩm. Chị tiết lộ: “Mất khá nhiều thời gian tìm hiểu thì mình mới lựa chọn được công thức sữa phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của con. Trước đây, con mình hay khò khè về đêm cộng với hệ tiêu hoá không được tốt lắm, nên mình lựa chọn những loại sữa có chứa HMO, nucleotides với chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột trẻ. Trộm vía uống được 4 tháng rồi, thấy bé lớn nhanh, tăng cân với bớt bị chướng bụng, táo bón hẳn”.

Còn với người đã sinh con thứ hai như chị N.T.H, lần nuôi con trước đã giúp chị có kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn sữa cho con. Được biết cả 2 lần đều sinh mổ nên chị rất chú trọng vấn đề bổ sung dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch cho con. Chị N.T.H chia sẻ: “Khi con bắt đầu cai sữa mẹ và chuyển sang dùng sữa công thức, mình hay ưu tiên chọn cho con những loại nào có nhãn hiệu rõ ràng, uy tín trên thị trường và có chứa các dưỡng chất giúp bé tăng cường miễn dịch như HMO”.

Một số bà mẹ cũng lo lắng rằng việc không cho con bú trực tiếp có thể làm bé không được gần gũi nhiều với mẹ, thế nhưng tình yêu thương của mẹ chính là sợi dây gắn kết tốt nhất mối liên hệ giữa mẹ và bé. Dù mẹ lựa chọn như thế nào, bé yêu cũng sẽ có cơ hội được phát triển tối đa nếu nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý và sự chăm sóc đúng cách.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Vì sao trẻ biếng ăn kéo dài?

Mẹ nên biết rằng sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Bởi chức năng chính của ruột là giúp tiêu hóa thức ăn và cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi hệ vi sinh đường ruột đảm bảo được tỷ lệ lý tưởng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn chiếm ưu thế không chỉ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ mà còn khiến trẻ tiêu hóa kém, hấp thu dinh dưỡng kém, giảm khả năng miễn dịch và chất lượng giấc ngủ. Đây là những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tổng thể của trẻ [4], [5]. 

Mặc dù vậy, mẹ không cần lo lắng vì việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ hiện nay là rất dễ dàng để thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ cải thiện chứng biếng ăn trong phần thông tin sau đây nhé! 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Bé biếng ăn vì mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Bé Tôm (sinh năm 2020) lười ăn từ những ngày đầu. Cậu bé gần 3 tuổi cân nặng hiện quanh 10kg. Mỗi bữa ăn của Tôm được chị Thu Ba (Cầu Giấy, Hà Nội), mẹ bé ví như “cuộc chiến”, vì cậu bé có thói quen ngậm và ngại nhai. Tôm ăn một bát cháo hết gần 90 phút, một ly sữa 150ml hết cả tiếng đồng hồ. Do đó, đến bữa ăn người mẹ 28 tuổi này huy động cả chồng, mẹ chồng, thậm chí hàng xóm sang làm đủ thứ thu hút để bé quên cảm giác đang trong bữa ăn.

“Chỉ chực chờ Tôm mải nghịch hoặc cười đùa, tôi vội vàng bón đồ ăn cho con. Thực sự là tôi cũng mệt mỏi vì chứng biếng ăn của bé”, chị Ba nói.

Gia đình anh Thành (ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đau đầu vì con biếng ăn. Cậu bé Mít chỉ ăn một vài món mình thích như snack, bánh kem, bánh quy – chủ yếu là đồ ngọt. Bé thường không muốn ăn trong các bữa chính, chỉ ăn một xíu rau củ quả hay thịt cá rồi lắc đầu. Ai mách có thực phẩm nào kích thích ăn là vợ chồng anh đều mua về ép con ăn. “Tôi cũng đưa con đến phòng khám của Viện Dinh dưỡng, phòng khám của Bệnh Viện Nhi vài lần nhưng cho con uống thuốc còn khó hơn cả cho ăn”, ông bố của cậu con trai 2,5 tuổi chia sẻ. Vì con lười ăn nên nhiều lúc thấy con nhất định ăn đồ ngọt thay vì bữa chính, vợ chồng anh đành để mặc vì “dù sao cũng còn có chút đồ ăn vào dạ dày con”, anh kể.

Khi con bắt đầu ăn dặm, gia đình chị Nguyên Hoa (quận Gò Vấp, TP HCM) mua sẵn một bộ bàn ngồi ăn của em bé. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ thả vào ghế là bé Bin khóc thét lên và chỉ vào cái bụng ỏng của mình. Cu cậu cũng thường xuyên lấy tay che miệng hoặc quay đi chỗ khác khi được mẹ cho ăn. Nhiều lần chị Hoa phải dọa dẫm, quát nạt và đặt cây roi bên cạnh để ép con ăn. Bên cạnh việc con biếng ăn, chị Hoa cũng đau đầu tìm thực phẩm để con tiêu hóa tốt vì bé thường xuyên đi phân sống.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cách xử lý của những phụ huynh như chị Ba, anh Thành, chị Hoa không hiệu quả phần nhiều do họ chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến con biếng ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết hệ tiêu hóa của trẻ dưới 7 tuổi chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột dễ bị rối loạn, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, kém hấp thu, qua đó làm giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn… gây ra tình trạng biếng ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột là tỷ lệ lý tưởng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Các bác sĩ nhi và dinh dưỡng cho rằng, tối ưu tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn ở mức 85% – 15% là một trong những cách quan trọng và cần thiết để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, đủ chất, cần có chất xơ – nguyên liệu cho các lợi khuẩn. Cha mẹ cũng có thể bổ sung lợi khuẩn hàng ngày để tối ưu hệ vi sinh đường ruột cho trẻ bằng những sản phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, sữa chua uống men sống… [1]

Tuy nhiên, hệ vi sinh đường ruột luôn biến động, dễ mất đi tỷ lệ tối ưu 85%:15% do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, khoa học hay trẻ uống kháng sinh kéo dài. Bên cạnh đó, lợi khuẩn dễ bị bất hoạt trong dạ dày do nồng độ axit cao tại đây. Lợi khuẩn cũng bị đào thải do vòng đời (chúng cũng già và chết) và được thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để đạt được tỷ lệ 85%. Bên cạnh đó, để bé ăn ngon miệng hơn cần cung cấp cho bé các dưỡng chất có ích cho chuyển hóa như lysin, kẽm, vitamin….[2]

Gần đây, gia đình anh Thành bắt đầu cho con uống sữa chua men sống chứa lợi khuẩn và có bổ sung lysine, kẽm, vitamin sau khi được người quen mách nước. Vợ chồng anh khá vui khi con có vẻ thích thức uống này. “Lúc này tôi đã biết bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột tối ưu giúp đường tiêu hóa của con tốt hơn và hạn chế biếng ăn”, ông bố trẻ chia sẻ.

Một biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để cải thiện tình trạng biếng ăn của con là sử dụng sữa chua men sống chứa lợi khuẩn, bổ sung lysine, kẽm, vitamin. Ảnh: Vinamilk

Cho con uống loại sữa chua uống men sống chứa lợi khuẩn này chị Hoa cũng cảm thấy vui hơn vì tình trạng thường xuyên đầy hơi chướng bụng, đi phân sống của Bin đã giảm đáng kể. “Hy vọng khi hệ tiêu hóa ổn định, con sẽ chịu ăn hơn và mẹ không phải mệt mỏi dọa nạt mỗi khi con ăn nữa”, chị Hoa cho biết.

Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy trong khi nhiều lợi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt phần nào bởi môi trường axit khắc nghiệt tại dạ dày, thì L.Casei 431TM là một trong những lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng có khả năng sống sót cao để đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa và phát huy các công dụng của mình. Ngoài ra, việc tăng cường số lượng lợi khuẩn lên mức khoảng 65 tỷ cũng đảm bảo cho lượng lợi khuẩn còn tồn tại khá cao khi chúng đến được đường ruột để phát huy tác dụng hiệu quả. [3]

Tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431TM đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống men sống Probi của Vinamilk.

[summary title=”Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi”]

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM độc quyền từ Châu Âu, được Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh cải thiện tỷ lệ biếng ăn ở trẻ. Đều đặn bổ sung hai chai Probi mỗi ngày để hệ vi sinh đường ruột đạt tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, làm nền tảng tiêu hóa khỏe, giúp bé cải thiện biếng ăn. Trên nền sản phẩm này, Vinamilk vừa cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt Probi Pedia+, với 65 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra còn bổ sung thêm lysin, kẽm và các loại vitamin, giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

[/summary]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Hệ vi sinh đường ruột mất cân đối khiến trẻ biếng ăn

Các nghiên cứu đã chỉ ra, 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn là tỷ lệ lý tưởng của hệ vi sinh đường ruột. Nếu đạt tỷ lệ này, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trẻ ít gặp các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ và sẽ có cảm giác ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hệ vi sinh đường ruột của trẻ rất dễ bị mất cân đối, hại khuẩn dễ chiếm ưu thế vì nhiều nguyên nhân. [1]

Dưới 7 tuổi, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ mắc các bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng nhiều kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân đối. Các thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ tiêu diệt ít nhiều các vi khuẩn có lợi. Sử dụng thường xuyên với kháng sinh cũng có thể gây nên sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khiến gia tăng nhanh số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. [2], [4]

Chế độ dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân gây mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Thông tin của Viện Dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn những thực nghèo dinh dưỡng và giàu calo đều có thể làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn và tăng tỷ lệ hại khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. Những thực phẩm không an toàn cũng tạo nguy cơ đưa thêm hại khuẩn vào cơ thể. Khẩu phần ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, ăn ít chất xơ thực vật (vốn là thức ăn cho lợi khuẩn) khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa cũng làm gia tăng tỷ lệ hại khuẩn [3], [4].

Một số thói quen không tốt khi ăn uống thường gặp ở trẻ cũng có thể khiến mất cân đối hệ vi sinh đường ruột. Trẻ ngậm thức ăn, vừa ăn vừa chơi, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt chửng khiến hệ tiêu hóa quá tải, men tiêu hóa làm việc không tốt gây chướng bụng – đầy hơi…, ảnh hưởng hệ vi sinh và hiệu suất tiêu hóa [4].

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Khẩu phần ăn của trẻ cần đa dạng, đủ chất, đúng bữa, cần bổ sung chất xơ, nước và và các thực phẩm thiết yếu khác theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (tham khảo tháp dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi). Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như lysin, kẽm, vitamin D, B12… giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như cân đối hệ vi sinh đường ruột.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách sử dụng những thực phẩm như sữa chua, phô mai. Sữa chua và phô mai có các lợi khuẩn được lên men tốt cho đường ruột nên được tiêu thụ hàng ngày, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. [5]

Việc bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày được các chuyên gia đánh giá là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tỷ lệ tối ưu 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Tuy nhiên, lợi khuẩn đường ruột cũng có vòng đời như các sinh vật sống khác, tức là cũng sẽ già và chết đi, sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Môi trường nhiều axit tại dạ dày và hàm lượng acid mật tại tá tràng (đầu ruột non) cũng dễ dàng tiêu diệt các lợi khuẩn. [6]

Thực tế, nhiều lợi khuẩn khi đi vào cơ thể có thể bị tiêu diệt phần nào bởi môi trường axit khắc nghiệt nơi dạ dày. Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy L.Casei 431TM là một trong những lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng có khả năng sống sót cao để đến được vị trí thích hợp trong đường tiêu hóa và phát huy các công dụng của mình. Tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431TM đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa chua ăn và sữa chua uống men sống Probi của Vinamilk [7].

[summary title=”Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi”]

Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM độc quyền từ Châu Âu, được Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiểm nghiệm lâm sàng chứng minh cải thiện tỷ lệ biếng ăn ở trẻ. Đều đặn bổ sung hai chai Probi mỗi ngày để hệ vi sinh đường ruột đạt tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, làm nền tảng tiêu hóa khỏe, giúp bé cải thiện biếng ăn. Trên nền sản phẩm này, Vinamilk vừa cho ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt Probi Pedia+, với 65 tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM, giúp tối ưu hệ vi sinh đường ruột, ngoài ra còn bổ sung thêm lysin, kẽm và các loại vitamin, giúp tăng cường chuyển hó

[/summary]