Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

8 loại sữa bầu tiêu biểu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Câu trả lời là nên uống sữa nhé các mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ nên bổ sung các loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ tìm hiểu một số loại sữa bầu an toàn cho người tiểu đường cũng như là lợi ích của sữa trong thai kỳ.

Tại sao bà bầu nên uống sữa?

Sữa có thể cung cấp cho mẹ bầu một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

  • Là nguồn cung cấp canxi và vitamin D quan trọng cho phụ nữ trong suốt quá trình mang thai.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi mỗi ngày.
  • Sữa rất giàu protein, axit amin và axit béo hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
  • Sữa giúp hình thành, phát triển xương và vận chuyển oxy cho thai nhi.
  • Sữa hoạt động như một loại thuốc kháng axit hiệu quả làm dịu chứng ợ nóng và các bệnh dạ dày khác thường gặp khi mang thai.
  • Hàm lượng i-ốt trong sữa được chứng minh là có tác dụng tăng cường sự phát triển trí não và tăng chỉ số thông minh của thai nhi từ trong bụng mẹ.
  • Uống sữa trong thai kỳ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như đa xơ cứng, còi xương ở trẻ sơ sinh và loãng xương.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống sữa gì để thai nhi tăng cân nhanh và khỏe mạnh?

Bà bầu tiểu đường có nên uống sữa không?

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết khi mang thai, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần có một chế độ dinh dưỡng ít đường. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh và nên uống thêm sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ.

Bởi vì, sữa có chứa các dưỡng chất có lợi cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ như canxi, vitamin D, và phốt pho rất cần cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết các nguyên tắc chọn sữa bầu dành cho người tiểu đường thai. Điều này sẽ giúp mẹ không bị tăng lượng đường trong máu và có một thai kỳ khỏe mạnh.

sữa dành cho bà bầu
Sữa bầu nào dành cho người tiểu đường thai kỳ?

Nguyên tắc chọn sữa bầu dành cho tiểu đường thai kỳ

Sữa gì tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ? Dưới đây là các nguyên tắc chọn sữa bầu dành cho người tiểu đường:

  • Chọn loại sữa ít béo hoặc không có chất béo để tránh làm gia tăng lượng đường trong máu.
  • Mẹ cần chọn loại sữa bầu cho người tiểu đường có hàm lượng đường thấp và có chất dinh dưỡng phù hợp với mẹ bầu.
  • Khi mang thai, cơ thể cần rất nhiều vitamin và khoáng chất. Mẹ nên cân nhắc chọn loại sữa dành cho bà bầu giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi mang thai.
  • Cuối cùng mẹ nên chọn một loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ có thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên thực hiện “bài kiểm tra sữa bầu cho người tiểu đường”. Mẹ hãy uống một ly sữa như một món ăn nhẹ. Sau đó, mẹ kiểm tra sự tác động của sữa sau một giờ. Nếu thấy lượng đường trong máu tăng cao thì nên đổi sang loại sữa khác hoặc tìm cách bổ sung dưỡng chất thay thế.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường có tốt không?

8 Loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ được các mẹ tin dùng

Trước khi đề cập đến tên thương hiệu cũng như tên sản phẩm, MarryBaby muốn chia sẻ với các mẹ thêm một tiêu chí khi chọn sữa dành cho người tiểu đường thai kỳ chính là, nên chọn các loại sữa có tỷ lệ carbohydrate khoảng 3.1gr/100ml sữa và 

Dưới đây phần review 8 loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu đang muốn biết.

1. Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Nutren Diabetes

Nutren Diabetes
Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Nutren Diabetes

Sữa Nutren Diabetes được nhập khẩu từ Thụy Sĩ, là một loại sữa dành cho người tiểu đường thai kỳ được nhiều mẹ bầu đánh giá tốt. Loại sữa bầu cho người tiểu đường này có chỉ số đường huyết GI = 28 giúp hạn chế tăng đường huyết và kiểm soát đường huyết hiệu quả, đạt mức khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) là thấp hơn 55 (GI < 55).

Bên cạnh đó, sữa Nutren Diabetes rất giàu chất xơ, chất đạm whey, 80% chất béo không bão hòa MUFA, PUPA, SFA,.. Bao gồm tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ thống miễn dịch và duy trì chỉ số đường huyết ổn định cho mẹ bầu.

Ưu điểm:

  • Sữa Nutren Diabetes được nhập khẩu từ Thụy Sỹ và phân phối bởi Công ty TNHH Nestle Việt Nam.
  • Sữa Nutren Diabetes có chỉ số đường huyết thấp, giúp làm giảm tỷ lệ gặp tai biến sản khoa và nguy hiểm ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Với thành phần 100% đường đa, không có các loại đường đơn hấp thụ trực tiếp như glucose, fructose giúp kiểm soát đường huyết không tăng đột ngột
  • Sản phẩm sữa Nutren Diabetes cung cấp hơn 31 vitamins và khoáng chất giúp mẹ và thai nhi đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.

Nhược điểm:

  • Hiện tại, người dùng chưa có nhận định không tốt về sản phẩm. Tuy nhiên, điều người dùng lo lắng chính là sợ mua nhầm hàng giả, vì đây là một dòng sản phẩm nổi bật và được sử dụng phổ biến. Vì lý do này mà nhiều kẻ xấu thường xuyên trà trộn và tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng.

Cách dùng: Pha 55g bột, tương đương với 7 muỗng gạt ngang, khuấy đều hoàn toàn với 180 – 200ml nước ấm cho đến khi tan hết, và thưởng thức.

Chú ý: Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng 1 tháng kể từ khi mở nắp.

Giá tham khảo: 330.000đ/hộp 400g.

2. Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Sữa Glucerna

Sữa Glucerna
Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Sữa Glucerna

Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Glucerna được chính minh lâm sàng rất tốt cho người đái tháo đường thai kỳ. Sữa bầu cho người tiểu đường này có hệ chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng Inositol tăng 4 lần giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Sữa Glucerna được sản xuất bởi hãng sữa cao cấp Abbott đến từ Mỹ với nhà máy đặt tại Hà Lan theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ và EU. Với hệ dinh dưỡng Triple Care giúp ổn định đường huyết, đồng thời có các dưỡng chất như Fructo-oligosaccharid (FOS); và hỗn hợp chất béo không no (MUFA), Omega 3 tốt cho tim mạch.

Ưu điểm:

  • Giúp ổn định đường huyết nhờ hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care kết hợp cùng hệ bột đường tiên tiến giúp hạn chế chỉ số đường huyết tốt nhất.
  • Sữa glucerna có chỉ số đường huyết thấp đạt hiệu chỉnh bằng 36% những người không dùng, đây là con số lý tưởng giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ, kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Sữa Glucerna giàu dưỡng chất Vitamin E, Axit Folic, Vitamin B6, Chromium là dưỡng chất quan trọng đối với bà mẹ bầu tiểu đường
  • Sữa Glucerna còn bổ sung thêm các axit béo không bão hòa MUFA và PUFA giúp đào thải và hạn chế tối đa Cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Sữa cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, với tỷ lệ cân đối đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ trong thai kỳ.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao so với các loại sữa bầu và sữa bầu dành cho người bị tiểu đường thai kỳ.

Cách dùng: Pha 200ml nước ấm và cho từ từ 5 muỗng gạt ngang và khuấy đều để hòa tan sữa hoàn toàn. Thành phẩm là một ly với thể tích khoảng 237ml, và nên dùng trong ngày.

Giá tham khảo: 850.000 đồng/ hộp 850g.

[affiliate-product id=”320464″ sku=”182173ID742″ title=”Sữa Bột Dành Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ Glucerna Hương Vani” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309168″ sku=”HHGGlucernaPregnant” title=”Glucerna” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

3. Sữa Vinamilk Sure Diecerna là sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Sữa Vinamilk Sure Diecerna
Sữa Vinamilk Sure Diecerna là sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Sure Diecerna Vinamilk được nghiên cứu lâm sàng bởi viện dinh dưỡng quốc gia. Sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI= 27,6 giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Sữa dành cho bà bầu tiểu đường có chứa lượng đường Palatinose giúp hấp thu chậm và hàm lượng chất xơ hòa tan giúp kiểm soát mức độ đường huyết.

Hàm lượng vitamin A, C, E, nhóm B và khoáng chất magie, kẽm, selen giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi cho mẹ bầu. Đây quả là một sản phẩm mẹ bầu nên chọn cho chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ.

Ưu điểm:

  • Sữa sử dụng chất béo là các acid béo không no nên có lợi cho sức khỏe tim mạch. 
  • Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, số lượng đa dạng giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. 
  • Giá thành tương đối rẻ so với các dòng sữa nước ngoài khác. 
  • Là sản phẩm sữa nội địa nên thuận tiện trong việc mua bán. 

Nhược điểm:

  • Do có chứa nhiều khoáng chất (đặc biệt là kali) nên sữa tiểu đường vinamilk cần dùng thận trọng trên đối tượng bệnh nhân suy thận. Nếu dùng, cần tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ điều trị. 
  • Không dùng sữa này đối với trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Chưa có dạng sữa pha sẵn nên không thuận tiện mang theo khi ra ngoài.

Cách dùng: Cho từ từ 5 muỗng gạt ngang (khoảng 46g) Vinamilk Sure Diecerna vào 180 ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. (Có thể dùng thay cho bữa ăn phụ).

Chú ý: Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng 1 tháng kể từ khi mở nắp.

Giá tham khảo: 260.000 đồng/ hộp 400g và 550.000 đồng/ hộp 900g.

[affiliate-product id=”320465″ sku=”182173ID743″ title=”Sữa Bột Dành Cho Người Tiểu Đường Vinamilk Sure Diecerna” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309162″ sku=”HHGVinamilkDiece” title=”Vinamilk Sure Diecerna” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

4. Sữa gì tốt cho bà bầu? Sữa Royal Ausnz Pregnant Mother Formula

Sữa Royal Ausnz Pregnant Mother Formula
Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Royal Ausnz Pregnant Mother Formula

Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Royal Ausnz Pregnant Mother Formula là sữa đặc biệt an toàn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Trong mỗi 100ml sữa có hàm lượng 4,8g lượng đường và 1,4% lượng chất béo. Chỉ số này rất an toàn cho các mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh lượng đường và chất béo, sữa chứa canxi, magie, kẽm, DHA và vitamin tổng hợp giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Đặc biệt, sản phẩm luôn tuân thủ nguyên tắc 4 không. Bao gồm không chất bảo quản, không chất tạo màu; không hương vị tổng hợp và không nguyên liệu biến đổi gen (GMO).

Giải thưởng tiêu biểu:

  • Trong quá trình hoạt động và phát triển Royal Ausnz đã đạt đến hơn 60 giải thưởng trong các cuộc thi bình chọn về chất lượng Sữa tại Úc và trên thế giới. 
  • Trong đó, 3 năm liền đạt giải bạc (2014 – 2016), 3 năm liên tiếp đạt giải vàng (2017 – 2019) trong các cuộc thi về sữa của Hiệp hội công nghiệp sữa Úc DIAA.

Cách dùng: Pha 4 muỗng sữa bột (mỗi muỗng 8,5g) với 250ml nước ấm, khuấy đều với nước ấm cho đến tan hoàn toàn, và thưởng thức. Có thể uống 2 lần một ngày.

Chú ý: Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng 1 tháng kể từ khi mở nắp.

Giá tham khảo: 640.000 đồng/ hộp 900g.

[affiliate-product id=”320473″ sku=”182173ID748″ title=”Sữa Bột Hoàng Gia Pregnant Mother Formula” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309170″ sku=”HHGRoyalAusnzPregnant” title=”Royal Ausnz Pregnant” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

5. Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Glucare Gold

Glucare Gold
Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Glucare Gold

Sữa gì tốt cho bà bầu? Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Glucare Gold là sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường với chỉ số đường huyết là 48. Sản phẩm còn chứa MUFA, PUFA và Omega 3 có lợi cho tim mạch; phòng ngừa đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ.

Sữa Glucare Gold còn có 29 vi chất thiết yếu hệ antioxidant gồm vitamin A,C, E và Selen giúp tăng sức đề kháng. Và chất xơ hòa tan giảm táo bón, cải thiện chức năng hệ tiêu hoá, giúp mẹ ăn ngon miệng.

Công dụng của sữa Glucare Gold đối với người tiểu đường:

  • Kiểm soát chỉ số đường huyết: Được chứng minh lâm sàng bởi các chuyên gia Australia tại đại học Sydney là sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ tăng đường huyết quá cao sau khi uống và hạ đường huyết sau bữa ăn.
  • Tăng sức đề kháng: Bổ sung 27 vitamin & khoáng chất giúp giảm tình trạng mệt mỏi do thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn kiêng khem hằng ngày của người tiểu đường
  • Tốt cho tim mạch: Sữa Glucare Gold giàu chất béo không no MUFA, PUFA nguồn gốc từ thực vật, không chứa Cholesterol giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tim mạch
  • Cải thiện tiêu hóa: Giàu chất xơ hòa tan FOS giúp tái tạo hệ vi khuẩn có lợi, giảm tình trạng táo bón.

Cách dùng: Cho từ từ 45 g Glucare Gold (5 muỗng gạt) vào 180ml nước đun sôi để nguội đến 45-50 độ, khuấy đều cho đến khi tan hết sẽ được khoảng 210ml dung dịch GlucareGold. Ngày dùng 1 – 2 ly.

Giá tham khảo: 370.000 đồng/ hộp 400g.

[affiliate-product id=”320472″ sku=”182173ID747″ title=”Sữa Bột Dành Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ Glucare Gold” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309172″ sku=”HHGGlucareGoldPregnant” title=”Glucare Gold” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

6. Sữa Gluvita Gold – Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Sữa Gluvita Gold
Sữa Gluvita Gold – Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Sữa gì tốt cho bà bầu? Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Gluvita Gold dành cho người tiểu đường thai kỳ với công thức cải tiến mới giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, hấp thu và tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường, tiền đái tháo đường.

Sữa Gluvita Gold cung cấp hàm lượng cao các acid amin có giá trị sinh học cao; chất béo nguồn gốc thực vật rất tốt cho tiêu hóa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra Sữa Gluvita Gold cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị của các chuyên gia.

Công dụng của Sữa Gluvita Gold:

  • Cải thiện tiêu hóa, cải thiện hấp thu: Sữa Gluvita chứa FOS/INULIN – chất xơ hòa tan – làm chậm quá trình hấp thu đường, giảm hấp thu Cholesterol, tăng cường phát triển hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ miễn dịch đường tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
  • Ổn định đường huyết: kiểm soát lượng đường huyết sau khi uống và ổn định lâu dài.
  • Có lợi cho tim mạch: cải thiện mỡ máu, giảm LDL-Cholesterol và phòng các bệnh tim mạch.
  • Bảo vệ mắt: Lutein trong Sữa Gluvita Gold là một carotenoid tham gia cấu tạo của võng mạc, giúp hỗ trợ thị lực, chống lại các tác hại của tia cực tím, của gốc tự do. 
  • Sữa Gluvita Gold bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể.

Đối tượng sử dụng:

  • Người đái tháo đường và tiền đái tháo đường. 
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. 
  • Không dùng cho người bệnh Galactosemia.

Cách dùng: Pha 6 muỗng gạt (50g) với 200ml nước chín ấm sẽ được 1 ly khoảng 235ml. 

Giá tham khảo: 268.000 đồng/lon/400g và 538.000đ/lon/900g.

[affiliate-product id=”320460″ sku=”182173ID746″ title=”Sữa Bột Dành Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ Gluvita Gold” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309159″ sku=”HHGVitadairyGG” title=”Vitadairy Gluvita Gold” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

7. Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa gì tốt cho bà bầu? Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – Sữa Boost Glucose Control

Dòng sản phẩm chuyên biệt từ tập đoàn Nestlé – Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ Boost Glucose Control là giải pháp được nghiên cứu dành cho người tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân đái tháo đường và rối loạn đường huyết. 

Thành phần của sữa Boost Glucose Control bao gồm: đạm whey, đường đa phân tử, hỗn hợp chất xơ được nghiên cứu độc quyền (FOS, Acacia gum, PHGG), MUFA, PUFA, SFA và hỗn hợp vitamin khác.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, trải qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nên đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ minh bạch.
  • Hương vị thơm ngon, dễ uống, rất an toàn và lành tính khi sử dụng lâu dài.
  • Chứa chất béo bão hòa và đường đa, làm giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời hỗ trợ tim mạch.

Nhược điểm:

  • Đây là sản phẩm sữa dành cho người tiểu đường thai kỳ, cũng như những bệnh nhân bị rối loạn chỉ số đường huyết và được nhiều tin dùng. Vì vậy, sản phẩm thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng trà trộn sản phẩm kém chất lượng trên thị trường.

Cách phân biệt sản phẩm thật thông qua 3 tiêu chí:

  • Khi mua, các bạn cần đảm bảo sản phẩm phải có nhãn phụ bằng Tiếng Việt (thị trường Việt Nam).
  • Sản phẩm phải có số đăng ký sản phẩm, số xác nhận công bố do cục An toàn vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.
  • Hình ảnh, bao bì, nhãn dán được in rõ nét, không bị làm mờ hoặc có dấu hiệu bong tróc.

Giá tham khảo: 450.000 đồng/ lon/ 400g.

[affiliate-product id=”320459″ sku=”182173ID745″ title=”Sữa Bột Dành Cho Người Tiểu Đường Thai Kỳ Boost Glucose Control” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309177″ sku=”HHGBoostGlucoseControl” title=”Boost Glucose Control” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

8. Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – NutriCare Metamom

NutriCare Metamom
Sữa gì tốt cho bà bầu? Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ – NutriCare Metamom

Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ NutriCare Metamom là một sản phẩm nổi bật được rất nhiều mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hoặc có nguy cơ tiểu đường tin dùng. Với ưu điểm ít ngọt, giảm đường, sử dụng đường isomalt, palatinose được EFSA Châu Âu chứng minh là phù hợp cho người bị tiểu đường với chỉ số GI thấp dưới 55.

Lợi ích của sữa NutriCare MetaMom dành cho người bị tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu: 

  • Kiểm soát đường huyết tốt: Sữa sử dụng hệ đường ăn kiêng  Isomalt, Maltitol, Palatinose, được EFSA châu Âu chứng minh có chỉ số đường huyết thấp giúp đường huyết giữ ổn định nên rất an toàn cho mẹ bầu và cung cấp năng lượng ngày dài.
  • Giảm chất béo: Sữa Metamon giảm chất béo thông thường, thay thế bằng  tinh chất dầu Olive (3,6g trong 210ml sữa, theo đúng với khuyến nghị không nên ăn quá 15g chất béo/ngày). Qua đó,uống sữa giúp tăng cường hấp thụ và hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường cho mẹ.
  • Chỉ số carbs phù hợp với mẹ bầu tiểu đường là 22.6g/210ml.
  • Hỗ trợ phòng chống biến chứng tiểu đường: Omega-3 và omega-6 trong sữa Metamom có lợi cho việc cải thiện lipid, làm giảm chất béo trung tính và cholesterol phòng chống biến chứng

Lợi ích của sữa NutriCare MetaMom với thai nhi:

  • Hỗ trợ phát triển não bộ: Cung cấp Axit Folic đáp ứng 100% khuyến nghị Bộ Y tế giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, hỗ trợ phát triển chức năng của hệ thần kinh và nhận thức của bào thai.
  • Hỗ trợ phát triển xương: Đột phá với bộ 3: Canxi tự nhiên từ tảo, Vitamin K2,Olive giúp tăng cường hấp thu từ đó phát triển hệ xương của bé cứng cáp, tránh còi xương sau này.
  • Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng: Sữa bổ sung đầy đủ các vitamin A, nhóm B, C, D, khoáng chất canxi, photpho, sắt, kẽm… cùng acid béo omega 3, DHA giúp bé phát triển đầy đủ về thể chất, trí não, tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé.

Cách dùng:

  • Cho từ từ 4 muỗng gạt sữa bột vào 180ml nước đun sôi để ấm khoảng 45 – 50 độ C, khuấy đều được 200ml dung dịch và thưởng thức..
  • Mỗi lần uống 1 ly. 
  • Dùng 2 – 3 ly mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hỗn hợp sau khi pha sử dụng hết trong vòng 3 giờ.

Giá tham khảo: 195.000 đồng/ hộp 900g.

[affiliate-product id=”320458″ sku=”182173ID744″ title=”Sữa Bột Dành Cho Mẹ Bầu Nutricare MetaMom” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”309174″ sku=”HHGNutriCareMetamom” title=”NutriCare Metamom” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Những lưu ý khi uống sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

sữa gì tốt cho bà bầu
Những lưu ý khi uống sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

Sau khi mẹ đã tham khảo những loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ, thì nên lưu ý một số điều sau khi dùng thực phẩm này.

  • Sữa là một dạng carbohydrate lỏng và uống quá nhiều một lúc có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Mẹ bầu nên uống sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Mẹ không nên uống sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ ngay sau khi ăn vì làm tăng lượng đường huyết. Thay vào đó mẹ nên uống sữa vào bữa phụ như một bữa ăn nhẹ.
  • Mẹ cũng không nên uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ vì dễ làm tăng lượng đường huyết vào buổi sáng do không vận động.
  • Mẹ cũng nên kết hợp sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thay kỳ với các thực phẩm khác để tránh nạp quá nhiều calo dẫn đến dư thừa cân nặng khiến tình trạng tiểu đường nặng hơn.

[inline_article id=88065]

Hy vọng mẹ bầu đã biết cách chọn loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ phù hợp với mình. Sữa rất quan trọng trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường cần chọn loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ ít đường, ít béo hoặc không đường, không béo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ tìm được một loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ phù hợp.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách chăm sóc vợ khi mang bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ

Muốn yên bình vượt qua thai kỳ 9 tháng cùng vợ, các ông bố hãy nằm lòng cách chăm sóc vợ khi mang bầu cho suốt thời gian mang thai sau đây! Đặc biệt là với mỗi giai đoạn trong tam cá nguyệt, chồng cần lưu tâm những cách chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa3 tháng cuối cụ thể.

Vì sao chồng biết cách chăm sóc vợ khi mang bầu lại quan trọng?

Mang thai thường là một thời gian nhiều sự hào hứng. Nhưng đôi khi, phụ nữ mang thai và chồng có thể cảm thấy lo lắng hòa lẫn cùng niềm vui. Chồng sẽ có một danh sách dài những việc cần làm để chăm sóc vợ khi mang bầu. Chồng cũng phải đương đầu với những thay đổi và vấn đề tiềm ẩn trong quá trình mang thai và sinh nở.

Khi cả hai vợ chồng hỗ trợ lẫn nhau, mối quan hệ sẽ được củng cố sâu sắc hơn.

Những lợi ích khi chồng biết cách chăm sóc vợ khi mang bầu:

  • Vợ bầu khi cảm thấy được chồng hỗ trợ trong và sau khi mang thai có thể cảm thấy hạnh phúc hơn và ít căng thẳng hơn.
  • Giảm căng thẳng cho mẹ khi mang thai cũng có thể giúp ích cho trẻ sơ sinh.

cách chăm sóc vợ khi mang bầu

Cách chăm sóc vợ khi mang bầu cho từng giai đoạn mang thai

1. Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng đầu

Để biết cách chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu thật tốt, chồng sẽ cần hiểu một số sự thay đổi của vợ bầu như sau:

  • Sự mệt mỏi, kiệt sức do thay đổi nội tiết tố.
  • Ốm nghén. Buồn nôn và nôn ói xảy ra phổ biến nhưng hãy chú ý đến các triệu chứng của chứng của ốm nghén nặng. Nếu vợ bầu không thể tiêu thụ bất kỳ đồ ăn hoặc thức uống nào; vợ bầu sẽ cần gặp bác sĩ.
  • Đi vệ sinh thường xuyên. Một lần nữa, đó là sự thay đổi nội tiết tố.
  • Ngực đau. Khi chúng chuẩn bị cho việc cho con bú, vú của vợ bầu có thể bị đau.
  • Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng; cô ấy có thể vui buồn thất thường vào lúc này, vì vậy hãy kiên nhẫn.

>>>> Bố có tò mò về Các chỉ số thai nhi theo tuần không? Tìm hiểu ngay!

1.1 Chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cách chăm sóc vợ khi mang bầu.

  • Các ông chồng có thể hỗ trợ vợ bầu ăn uống lành mạnh hơn; và đảm bảo bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng mà họ có thể mắc phải từ thực phẩm. Cô ấy cũng nên bắt đầu bổ sung axit folic.
  • Nấu ăn cho vợ bầu. Mùi thức ăn có thể khiến một số vợ bầu cảm thấy buồn nôn. Vì vậy, chồng có thể nấu các bữa ăn để giúp vợ bầu tránh những mùi đó. Mang cho cô ấy một ít bánh mì nướng; khô hoặc bánh quy đơn giản trước khi cô ấy rời khỏi giường; cũng như một cốc nước lớn.

>>>> Chồng có thể xem thêm Bà bầu nên ăn gì trong thai 3 tháng đầu để mẹ khỏe con thông minh?

1.2 Chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu: Các vấn đề trong sinh hoạt

Cách chăm sóc vợ khi mang bầu hiệu quả cũng cần đảm bảo sinh hoạt hợp lý giữa hai vợ chồng.

  • Trước khi mang thai, hai vợ chồng có thể chia đều công việc nhà. Nhưng giờ là lúc chồng phải là người hút bụi dưới đệm ghế sofa.
  • Giúp nâng vật nặng lên. Phụ nữ mang thai không nên nâng vật nặng do lưng của họ bị căng. Vì vậy, hãy giảm tải cho cô ấy nhiều nhất có thể.
  • Khuyến khích lựa chọn lối sống lành mạnh: ngừng hút thuốc, uống rượu hoặc dùng thuốc kích thích nếu vợ bầu có thói quen như vậy. Ngoài ra, cô ấy cũng cần xây dựng thói quen luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng.
  • Khuyến khích cô ấy nghỉ giải lao và chợp mắt. Hormone khi mang thai có thể thay đổi mức năng lượng và nhu cầu ngủ của phụ nữ.
  • Khuyến khích vợ bầu tập các bài tập phù hợp cho 3 tháng đầu.

chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu

1.3 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng đầu: An toàn trong nhà

  • Giúp vợ bầu hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Ví dụ như một số loại sơn, chất pha loãng sơn, chất tẩy rửa lò nướng, chất tẩy vecni, chất làm mát không khí, bình xịt, chất tẩy rửa thảm.
  • Không để vợ bầu sử dụng bình xịt côn trùng.
  • Tránh để vợ bầu thực hiện các hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể vợ lên trên 38,9 độ C.

1.4 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng đầu: Các hỗ trợ khác

Ngoài những cách chăm sóc vợ khi mang bầu cơ bản nhất đã chia sẻ ở trên, chồng cũng chú ý thêm:

  • Hãy giữ bình tĩnh. Hãy nhớ rằng vợ bầu có tâm trạng thất thường chỉ là hormone và sẽ sớm qua đi.
  • Hỏi cô ấy những gì cô ấy cần ở bạn.
  • Thể hiện cảm xúc. Nắm tay và trao những cái ôm cho vợ bầu.
  • Một số phụ nữ có thể muốn quan hệ tình dục ít hơn. Nói chuyện với vợ bầu về cảm giác của cô ấy và cởi mở với những thay đổi trong cách chồng thể hiện sự thân mật.

2. Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, vợ bầu cũng có một số sự thay đổi riêng cần những cách chăm sóc vợ khi mang bầu cụ thể. Sau đây là một số điều khác chồng cần chú ý:

  • Tăng ham muốn tình dục – cho dù đó là do hormone thai kỳ hay do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, cô ấy có thể cảm thấy muốn ân ái.
  • Đau đầu và mệt mỏi. Một số phụ nữ thường bị đau đầu khi mang thai, vì vậy hãy sẵn sàng thông cảm.
  • Đau lưng khi mang thai, các dây chằng trong cơ thể phụ nữ tự nhiên trở nên mềm hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Điều này có thể gây căng thẳng cho lưng dưới và xương chậu của vợ bầu.
  • Khó tiêu và ợ chua; những triệu chứng này đều rất phổ biến trong thai kỳ do thay đổi nội tiết tố và em bé ép vào dạ dày của vợ bầu.
  • Sưng bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và mặt – đó là do cơ thể vợ bầu giữ nước.

Ngoài những lưu ý trong cách chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu, các ông bố cần ghi nhớ những điều sau đây.

2.1 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu: Chế độ dinh dưỡng

  • Đảm bảo chế độ ăn của vợ bầu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết bao gồm: sắt, đạm, canxi, folate (vitamin B9), vitamin D, omega-3.
  • Lưu ý về việc bổ sung sắt và canxi đúng cách (không được bổ sung cùng lúc).
  • Đảm bảo vợ bầu uống nước đầy đủ để tránh các biến chứng do mất nước gây ra.
  • Những nhóm thực phẩm cần tránh bao gồm: thịt sống, trứng sống, cá sống; cá có hàm lượng thủy ngân cao, bao gồm cá kiếm, cá mập, cá ngói và cá thu vua; các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng; pho mát mềm, chẳng hạn như Brie, pho mát xanh và feta; thịt và hải sản ăn liền.

>>>> Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? – Các ông bố tuyệt đối không được bỏ qua thông tin này!

2.2 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng giữa: Sắp xếp sinh hoạt

  • Chia sẻ công việc nhà và cho cô ấy thời gian để vợ bầu nghỉ ngơi. Một mẹo hay cho vợ bầu đó là ngồi gác chân lên có thể giúp đỡ giữ nước và gây sưng tấy.
  • Làm những công việc nặng nhọc; lưng của vợ bầu có thể có nguy cơ bị tổn thương khi mang thai. Vì vậy, hãy giúp đỡ bằng cách nâng vật nặng hoặc mang đồ nặng.
  • Khuyến khích vợ bầu tập các bài tập phù hợp cho 3 tháng giữa.

Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng giữa

2.3 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng giữa: Đảm bảo an toàn trong nhà

  • Tránh tắm nước nóng trong phòng tắm hơi.
  • Tránh làm sạch khay vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Quan hệ tình dục an toàn cho mẹ và thai nhi.
  • Cố gắng không để vợ bầu ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân. Hạn chế calo hoặc tập thể dục quá nhiều có thể gây hại cho em bé.
  • Làm sạch hộp vệ sinh của mèo. Phân mèo có thể mang theo một loại ký sinh trùng nguy hiểm gây bệnh.

2.4 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng giữa: Các hỗ trợ khác

  • Tránh tất cả sự can thiệp nha khoa cho đến sau khi sinh vì chụp X-quang nha khoa; và một số loại thuốc nha khoa có thể gây hại cho thai nhi.
  • Củng cố mối quan hệ của hai vợ chồng bằng cách cùng nhau làm những việc mà cả hai cùng thích.
  • Hãy thấu hiểu và cởi mở với nhau về những cảm xúc lẫn lộn mà cả hai có thể đang trải qua.
  • Bắt đầu cuộc trò chuyện với vợ bầu về tài chính, kỳ vọng về các công việc gia đình; chẳng hạn như ai làm những gì – và bất kỳ điều gì khác mà bạn đang nghĩ.
  • Nếu hai vợ chồng có những thay đổi về tâm trạng hoặc cảm xúc kéo dài hơn hai tuần; và cản trở cuộc sống hàng ngày; hãy tìm sự trợ giúp từ chuyên gia. Bắt đầu bằng cách đặt lịch hẹn với bác sĩ gia đình.

3. Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng cuối

Đối tác của bạn có thể phải trải qua những gì trong tam cá nguyệt thứ ba

  • Khó thở – em bé đang đè lên phổi và trọng lượng lên vợ bầu.
  • Chuột rút ở chân; khó ngủ và khó tìm được một tư thế ngủ thoải mái.
  • Đau lưng. Các dây chằng của vợ bầu sẽ trở nên mềm hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ; điều này có thể gây căng thẳng lên lưng dưới và xương chậu của cô ấy, khiến cô ấy bị đau.
  • Braxton Hicks – đây là khi tử cung của vợ bầu thắt lại; tử cung của cô ấy đang luyện tập để co thắt hoặc co thắt khi chuyển dạ.
  • Sưng chân, mặt hoặc bàn tay – những triệu chứng này có thể không khiến cô ấy cảm thấy quyến rũ lắm, chúng là do giữ nước.

Ngoài những lưu ý trong hai tam cá nguyệt đầu tiên, các ông bố cần ghi nhớ những điều sau đây.

3.1 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng cuối: Chế độ dinh dưỡng

Không chỉ giúp thai nhi bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn phát triển “thần tốc”, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong 3 tháng cuối còn là tiền đề quan trọng để mẹ bầu vượt cạn một cách dễ dàng hơn.

Vì vậy, trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối, ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.

>>>> Với những mẹ bầu thích củ sắn, liệu có nên chiều vợ bầu mà đưa vào chế độ dinh dưỡng? Bố nhớ xem Có bầu ăn củ sắn được không?

3.2 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng cuối: Cách sắp xếp sinh hoạt

  • Chia sẻ, hoặc thậm chí tốt hơn là làm phần lớn công việc nhà và cho vợ bầu thời gian để nghỉ ngơi nếu cô ấy cần.
  • Khuyến khích cô ấy gác chân lên để tránh tích nước và sưng tấy.
  • Khuyến khích vợ bầu tập các bài tập phù hợp cho 3 tháng cuối.

Chồng hỗ trợ vợ bầu

3.3 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng cuối: Chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con ra đời

Đây là lúc hai vợ chồng đang chuẩn bị tinh thần đón con chào đời; việc lập kế hoạch chuẩn bị cho việc sinh sản cũng rất quan trọng khi chồng tìm cách chăm sóc vợ khi mang bầu.

  • Đảm bảo rằng vợ bầu có thể liên hệ được chồng mọi lúc.
  • Quyết định cách hai vợ chồng sẽ đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh khi lập kế hoạch sinh con xa nhà.
  • Nếu vợ chồng đang sử dụng ô tô của riêng mình, hãy đảm bảo rằng nó còn hoạt động và có xăng, đồng thời chạy thử để xem mất bao lâu để đi từ nhà đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản.
  • Biết túi bệnh viện của vợ bầu ở đâu và sẵn sàng mang theo khi cô ấy chuyển dạ.
  • Đóng gói hành lý của riêng chồng, bao gồm đồ ăn nhẹ, máy ảnh và điện thoại (kèm đồ sạc).
  • Đảm bảo rằng đã lắp ghế ô tô dành cho trẻ nhỏ trong xe.
  • Có nơi nào đó an toàn cho em bé ngủ.

3.4 Cách chăm sóc vợ khi mang bầu 3 tháng cuối: Các hỗ trợ khác

  • Hát hoặc trò chuyện với em bé của bạn – em bé có thể nghe thấy bạn.
  • Nói chuyện với đối tác của bạn về cách bạn có thể giúp cô ấy cảm thấy thoải mái hơn và được nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tham dự các lớp học về sinh. Hỏi những người đàn ông trong lớp học của bạn xem họ đang làm gì để chuẩn bị cho việc sinh con – họ có đang đọc sách, xem ca sinh trên internet, học các kỹ thuật thư giãn và thở, giúp viết kế hoạch sinh con không?
  • Nếu có thể, hãy đặt một chuyến tham quan nơi bạn đời của bạn sẽ sinh con.
  • Nói chuyện với đối tác của bạn về cảm giác của cả hai về việc sinh nở. Cảm thấy lo lắng hoặc không chắc chắn là điều bình thường.
  • Nếu bạn biết một số ông bố khác, hãy hỏi họ về việc sinh con của họ.
  • Nếu bạn muốn biết thêm hoặc bạn không chắc chắn về những điều cụ thể phải làm với quá trình sinh nở hoặc sức khỏe của em bé, hãy hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn.
  • Kiểm tra xem công việc của bạn sẽ linh hoạt như thế nào về thời gian nghỉ sinh và sau này.
  • Yêu cầu bạn bè và gia đình trước để được giúp đỡ thiết thực sau khi em bé của bạn được sinh ra.

Cách chăm sóc vợ khi mang bầu: Những điều chồng tuyệt đối tránh

1. Không hút thuốc lá

Nếu như lúc chuẩn bị mang thai các ông chồng phải kiêng thuốc lá để cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai thì khi vợ mang bầu, việc kiêng khem này vẫn nên tiếp tục. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật thai nhi.

2. Không cho mẹ bầu ăn lung tung

Với các ông bố, mọi mong muốn lúc này của vợ đều là “ý trời”. Nếu có thể, chắc hẳn không ông bố nào dám “trái lệnh”, nhất là khi vợ ốm nghén. Cần phải chiều, nhưng bố không nên để mẹ ăn uống tùy ý nhé. Dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Ăn uống không cẩn thận, gây hại cho con thì nguy.

3. Không lạnh lùng, thờ ơ

Đi kèm với những hạnh phúc vui sướng, chắc hẳn lúc này mẹ cũng đang phải đương đầu với nhiều sự khó chịu, nào là đau lưng khi mang thai, giãn tĩnh mạch, chuột rút, táo bón… Bố nghĩ xem, nếu cả bố cũng thờ ơ, mẹ sẽ còn mệt hơn bao nhiêu nữa?

Không cần nhiều, chỉ đơn giản là những câu hỏi thăm, vài buổi massage tối, đôi ba câu chuyện cười… Bấy nhiêu cũng đủ để mẹ cười suốt ngày rồi.

4. Không quên buổi khám thai quan trọng

Có 3 mốc khám thai quan trọng không thể quên vào tuần thứ 11-14, tuần thứ 21-24 và tuần thứ 30-32 của thai kỳ. Đây là thời điểm thực hiện những xét nghiệm thai kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển của bé đang diễn ra bình thường.  Được bố “tháp tùng”, mẹ sẽ tự tin và an tâm hơn hẳn.

5. Không về nhà trễ

Đôi khi công việc đòi hỏi bố cần ở lại làm thêm hoặc có buổi gặp quan trọng với đối tác. Tuy nhiên, nếu được, hãy hạn chế về nhà quá khuya bố nhé! Hầu hết các mẹ bầu đều rất khó ngủ, nhất là vào buổi đêm. Ngoài ra, nếu bố chưa về nhà, mẹ cũng sẽ chẳng thể nào yên tâm mà đi ngủ cho được. Thường xuyên ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu như suy nhược, nhức đầu, chán ăn…

6. Không được kiệm lời khen

Bên cạnh cảm giác tự hào khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng, thỉnh thoảng nhiều mẹ sẽ cảm thấy phiền lòng bởi những thay đổi của cơ thể. Nếu mẹ có than phiền về vấn đề nhan sắc của mình, bố nhớ không được hùa theo. Thay vào đó, hãy đánh lạc hướng của mẹ bằng những lời khen.

7. Không quá đặt nặng chuyện “yêu”

Thân thể ngày càng nặng nề và cảm giác mệt mỏi có thể làm hứng thú của mẹ biến mất hoàn toàn. Nhiều mẹ bầu thậm chí không cảm thấy thoải mới với “chuyện ấy” khi mang thai. Bố có thể cùng mẹ thảo luận về vấn đề này. Giao tiếp cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau nhiều nhất có thể để cùng vượt qua những thay đổi trong quá trình mang thai. Hơn nữa, quan hệ tình dục không phải cách duy nhất để thỏa mãn cảm xúc. Vợ chồng bạn có thể ôm, hôn và âu yếm nhau.

Vậy là chồng đã nắm trong tay cách chăm sóc vợ khi mang bầu để giúp vợ đảm bảo sức khỏe. Cũng như hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Nhau thai là gì? Những vấn đề của nhau thai mẹ bầu cần biết

Nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Nhưng nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu nhau thai là gì? Chức năng của cơ quan này đối với sức khỏe mẹ và con? Đồng thời, những biến chứng, cách ngăn ngừa và những sự thật khoa học thú vị khác về nhau thai.

Cùng MarryBaby tìm hiểu nhau thai là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Nhau thai là gì?

Nhau thai là một cơ quan phát triển trong tử cung của phụ nữ khi mang thai; nhau thai có hình tròn giống chiếc bánh, màu đỏ, bề mặt mịn, nối bào thai, cụ thể là dây rốn của bé với thành tử cung của mẹ.

Cơ quan này cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển; và loại bỏ các chất thải ra khỏi máu của bé. Nhau thai bám vào thành tử cung; và dây rốn của em bé sẽ phát triển từ đó. Cơ quan này thường được gắn vào phía trên, bên cạnh, phía trước hoặc phía sau của tử cung. Trong một số trường hợp hiếm hoi; nhau thai có thể bám ở vùng dưới của tử cung. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là nhau thai nằm thấp (nhau thai tiền đạo).

nhau thai là gì

Vị trí của nhau thai là gì?

Sau khi hiểu về nhau thai là gì; mẹ bầu hẳn sẽ tò mò về vị trí nằm của nhau thai. Ở tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ, các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh bánh nhau thông qua siêu âm bằng đầu dò âm đạo. Thông thường, có 4 vị trí nhau thai bám vào và phát triển được coi là bình thường, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé là:

  • Nhau bám mặt trước (phía trước thành tử cung): chỉ có một rắc rối nhỏ là nhiều khả năng người mẹ phải chỉ định mổ đẻ.
  • Nhau bám mặt sau (phía sau thành tử cung).
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Nếu trong tờ ghi kết quả siêu âm, mẹ bầu được bác sĩ xác định những vị trí nhau thai như trên thì có thể hoàn toàn yên tâm.

[inline_article id=84536]

Cấu tạo của nhau thai là gì?

Nhau thai bao gồm cả mô của mẹ và mô có nguồn gốc từ phôi thai. Màng đệm là phần có nguồn gốc từ phôi thai của nhau thai. Nó được cấu tạo bởi các nguyên bào nuôi dưỡng – đây là những tế bào tạo nên lớp tế bào bên ngoài của phôi nang.

Trong quá trình cấy ghép, các nguyên bào nuôi nhân lên số lượng và kéo dài vào thành tử cung. Cuối cùng chúng hình thành cấu trúc giống ngón tay được gọi là nhung mao màng đệm; là cấu trúc giống ngón tay của nhau thai bao gồm các nguyên bào nuôi có nguồn gốc từ phôi thai.

Các nhung mao màng đệm được bao quanh bởi máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với các tế bào nguyên bào nuôi phôi. Khoảng đệm là phần của nhau thai bao quanh nhung mao màng đệm và chứa máu mẹ.

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau thai sau sinh sẽ về đâu?

Chức năng của nhau thai là gì?

Để trả lời cho câu hỏi chức năng của nhau thai là gì, mẹ bầu hãy nghĩ nhau thai như một cơ quan của sự sống. Nhau thai của mẹ được kết nối với con qua dây rốn. Thông qua kết nối này, nhau thai có thể:

  • Lọc và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho thai nhi đang phát triển, bao gồm cả oxy.
  • Giữ cho cơ thể con an toàn và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu của thai nhi.
  • Cho phép hỗ trợ, nuôi dưỡng và bảo vệ em bé, ngăn ngừa nhiễm trùng ở em bé.

Chức năng của nhau thai

>>>> Mẹ cũng có thể quan tâm Túi thai nằm bên trái là trai hay gái?

Các vấn đề liên quan đến nhau thai là gì?

Chắc chắn khi biết về tầm quan trọng của nhau thai, mẹ bầu sẽ muốn hiểu về các vấn đề liên quan đến nhau thai là gì.

Trong thời kỳ mang thai, các vấn đề về nhau thai có thể xảy ra bao gồm bong nhau thai, nhau tiền đạo và sót nhau thai. Những tình trạng này có thể gây chảy máu âm đạo nhiều.

Một số triệu chứng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau bụng.
  • Đau lưng.
  • Cơn co tử cung.

Mẹ bầu đã biết thông tin tổng quan về các vấn đề liên quan đến nhau thai là gì chưa? Mẹ bầu đọc tiếp nhé!

1. Nhau bong non

Đây là tình trạng khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai bong ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Điều này có thể làm mất oxy và chất dinh dưỡng của em bé và khiến mẹ bầu bị chảy máu nhiều. Nhau thai bị đứt có thể dẫn đến tình huống khẩn cấp cần sinh sớm.

2. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung – lối ra cho tử cung. Nhau tiền đạo thường phổ biến hơn ở giai đoạn đầu của thai kỳ và có thể biến mất khi tử cung lớn lên. Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng khi mang thai hoặc khi sinh nở.
Việc xử trí tình trạng này phụ thuộc vào lượng máu chảy ra, máu có ngừng chảy hay không, độ dài của thai kỳ, vị trí của nhau thai, và sức khỏe của bạn và thai nhi. Nếu nhau tiền đạo vẫn tồn tại muộn trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ.

3. Nhau cài răng lược

Thông thường, nhau thai bong ra khỏi thành tử cung sau khi sinh con. Với nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ bánh nhau vẫn bám chặt vào tử cung. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu và các bộ phận khác của nhau thai phát triển quá sâu vào thành tử cung. Điều này có thể gây mất máu nghiêm trọng trong khi sinh. Trong một số trường hợp, nhau thai xâm lấn vào các cơ của tử cung hoặc phát triển qua thành tử cung; bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

4. Sót nhau thai

Nếu nhau thai không được đẩy ra trong vòng 30 phút sau khi sinh con; đây được gọi là sót nhau thai. Nhau thai bị sót lại có thể xảy ra do nhau thai bị kẹt sau cổ tử cung đã đóng một phần; hoặc do nhau thai vẫn còn bám vào thành tử cung. Nếu không được điều trị, sót nhau thai có thể gây nhiễm trùng nặng hoặc mất máu đe dọa tính mạng.

>>>> Mẹ bầu cũng có thể quan tâm Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất

Mẹ bầu có thể làm gì để giảm rủi ro mắc các vấn đề về nhau thai?

Hầu hết các vấn đề về nhau thai không thể được ngăn chặn trực tiếp. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể thực hiện các bước để thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Thường xuyên thăm khám thai kỳ theo lịch trình.
  • Làm việc với bác sĩ để kiểm soát bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, chẳng hạn như huyết áp cao.
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng ma túy.
  • Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn trước khi quyết định theo đuổi sinh mổ chủ động.

Nếu mẹ bầu gặp vấn đề về nhau thai trong lần mang thai trước và đang có kế hoạch sinh em bé sau; hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách để giảm nguy cơ gặp lại tình trạng này. Mẹ bầu cũng cần nói với bác sĩ nếu đã từng phẫu thuật tử cung trong quá khứ.

Mẹ bầu có thể làm gì để giảm rủi ro mắc các vấn đề về nhau thai?

>>>> Mẹ bầu đã biết Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều chưa? Tìm hiểu ngay!

Dưới đây là những điều thú vị mà mẹ bầu nên biết về nhau thai

1. Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.

2. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, thông qua nhau thai, thai nhi có thể “gửi” một phần tế bào phôi thai mang DNA của mình vào cơ thể mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của một số tế bào phôi thai trong máu, xương, da, thận và gan của một số phụ nữ; những người thậm chí đã kết thúc thai kỳ của mình cách đây 20 năm. Một số bằng chứng cho thấy, các tế bào này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.

3. Là cơ quan duy nhất được cơ thể sử dụng 1 lần trong giai đoạn thai nghén, và không “tái sử dụng”. Thông thường, sau khi sinh khoảng 30-60 phút; tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể.

4. Ngay từ lúc trứng bắt đầu được thụ tinh; các tế bào nhau thai cũng được hình thành trong cơ thể người mẹ.

5. Nhau thai là cơ quan đặc biệt; và nó thể hiện đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Giống như thai nhi; mỗi nhau thai sẽ khác nhau cả về hình dạng, kích thước, vị trí .

6. Vào tuần thai thứ 40, nếu quá trình chuyển dạ vẫn chưa xảy ra; bánh nhau sẽ xuất hiện tình trạng can-xi hóa rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thông qua bài viết, hy vọng mẹ bầu đã hiểu rõ về nhau thai là gì? Cấu tạo, chức năng và những vấn đề liên quan đến nhau thai; cũng như cách giúp mẹ bầu phòng tránh rủi ro cùng với những sự thật thú vị về nhau thai.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

Táo bón là tình trạng gặp khó khăn khi đi ngoài. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn trong cơ thể mẹ bầu cứng lại ở phần dưới của đường tiêu hóa thay vì đào thải dưới dạng phân. Bà bầu thường bị táo bón khi mang thai tuần đầu vì sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Trong bài viết, MarryBaby chia sẻ về nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị táo bón khi mang thai tuần đầu để mẹ bầu tham khảo.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu?

1. Thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể khiến đường ruột của mẹ bầu hoạt động kém hiệu quả hơn; và thức ăn di chuyển qua ruột chậm hơn. Điều này còn được gọi là giảm nhu động dạ dày; và gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.

2. Chế độ dinh dưỡng

Ít chất xơ trong khẩu phần ăn uống của mẹ bầu có thể góp phần gây ra táo bón khi mang thai tuần đầu.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu
Nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai tuần đầu

3. Bổ sung sắt và canxi

Một nguyên nhân khác của táo bón khi mang thai tuần đầu là do các loại thuốc và chất bổ sung mà một số phụ nữ mang thai sử dụng. Các loại thuốc được kê đơn để điều trị ốm nghén, thuốc kháng axit cho chứng ợ nóng và một số loại thuốc giảm đau mạnh có thể gây táo bón cho mẹ bầu. Các chất bổ sung như sắt và canxi; cũng như một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây táo bón.

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này trong khi mang thai và bị táo bón; hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi trong công thức thuốc; hoặc chất bổ sung. Đôi khi một thay đổi đơn giản về nhãn hiệu hoặc liều lượng có thể làm giảm táo bón. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu mỗi khác; và một công thức gây táo bón cho người này có thể hiệu quả với người khác.

>>>> Mẹ bầu xem thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

4. Thói quen sinh hoạt

Chế độ ăn uống của mẹ bầu, lượng nước mẹ bầu uống mỗi ngày và tần suất tập thể dục đều đóng vai trò trong việc làm cho mẹ bầu bị táo bón. Hầu hết những người đang mang thai đều không ăn đủ chất xơ, uống đủ nước hoặc tập thể dục đầy đủ khiến hệ tiêu hóa khó di chuyển chất thải ra khỏi cơ thể.

5. Các yếu tố khác

Thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung của mẹ bầu nặng nề hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể gây áp lực nhiều hơn lên ruột của mẹ bầu, khiến chất thải khó di chuyển ra ngoài cơ thể.

[inline_article id=163519]

Triệu chứng táo bón khi mang thai tuần đầu

Táo bón là khi mẹ bầu đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần và phân khó đi ngoài. Nếu mẹ bầu bị táo bón, mẹ bầu có thể khó đi hoặc đau sau khi đi đại tiện; và mẹ bầu có thể thấy mình cần phải rặn. Một số người bị táo bón cảm thấy họ chưa đi ngoài hết và thậm chí sau khi đi ngoài, họ cảm thấy cần phải đi nhiều hơn.

Cứ 4 phụ nữ thì có đến 1 phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, táo bón thường sẽ tự hết khi thai kỳ tiến triển.

Một số triệu chứng mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tuần đầu:

  • Chỉ có thể đi ngoài vài lần một tuần.
  • Phải gồng mình, rặn mạnh để đi ngoài, và bụng cảm thấy sưng lên và đầy hơi.
  • Khi mẹ bầu đi cầu, phân bị vón cục và cứng. Chúng quá khô nên việc đào thải chúng rất đau đớn.

Đôi khi, táo bón dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và nứt hậu môn. Giống như táo bón, cả hai tình trạng này đều phổ biến trong thai kỳ.

Triệu chứng táo bón khi mang thai
Triệu chứng táo bón khi mang thai khá phổ biến

Táo bón khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Thường thì tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu không gây nguy hiểm; nhưng thỉnh thoảng táo bón khi mang thai có thể là triệu chứng của một vấn đề khác.

Nếu mẹ bầu bị táo bón nghiêm trọng kèm theo đau bụng; xen kẽ với tiêu chảy hoặc đi ngoài ra chất nhầy hoặc máu; hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.

Ngoài ra, táo bón khi mang thai tuần đầu có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ; tức là các tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị sưng lên. Bệnh trĩ có thể cực kỳ khó chịu, mặc dù chúng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trĩ biến mất khá sớm sau khi mẹ bầu sinh xong. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội hoặc nếu mẹ bầu bị chảy máu trực tràng, hãy gọi cho bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bị táo bón khi mang thai tuần đầu

Chế độ và khẩu phần ăn uống giúp giảm táo bón và đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn. MarryBaby chia sẻ một vài điều để mẹ lưu ý nhé!

1. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ

Các loại thức ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng. Các loại đậu và hoa quả sấy khô cũng giúp mẹ bầu bổ sung chất xơ. Nếu mẹ bầu cảm thấy cần món gì đó mềm và dễ nuốt, mẹ bầu có thể mua một ít rau câu (loại làm từ rong biển) có chứa nhiều chất xơ hòa tan.

Tốt nhất, mẹ bầu sẽ tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì nguyên hạt, mận khô và cám. Điều này giúp đảm bảo phân cứng hơn và dễ đi tiêu hơn.

2. Không thay đổi chế độ ăn đột ngột

Cơ thể mẹ bầu cần có thời gian để thích nghi với việc ăn nhiều hơn; kể cả là nhiều chất xơ. Khi mẹ bầu vội vã ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mẹ bầu có thể sẽ bị đầy hơi.

Nếu trước đây không ăn nhiều rau, ban đầu mẹ bầu chỉ cần cho thêm vài miếng súp lơ hay một chén cơm gạo lứt là đủ rồi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tránh táo bón

3. Đừng ăn quá nhiều một lúc

Khi có quá nhiều thực phẩm cùng lưu thông trong hệ tiêu hóa, hiện tượng tắc nghẽn rất dễ xảy ra. Thay vì ăn một bữa thật hoành tráng và sau đó bị đầy hơi cùng với táo bón; mẹ bầu hãy chia nhỏ thực phẩm thành 6 bữa mỗi ngày.

4. Ăn sữa chua và uống nhiều nước

Các vi khuẩn có trong sữa chua uống rất tốt cho đường ruột; tăng cường khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.

Uống nhiều nước rất quan trọng. Mẹ bầu hãy uống 10 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày. Sự kết hợp của một chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ chất thải của mình một cách tốt nhất.

>>>> Mẹ bầu có biết, nước đậu đen cũng hỗ trợ cho mẹ bầu giảm táo bón đó! Tìm hiểu ngay Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không?

5. Đưa việc ăn uống vào thời khóa biểu

Nếu mẹ bầu phải đi làm vào lúc 8 giờ, hãy ăn và uống các thức uống có chất xơ vào lúc 7 giờ. Việc lên thời gian biểu thích hợp giúp mẹ bầu không cảm thấy hấp tấp, vội vã khi phải tìm nhà vệ sinh để giải quyết “nỗi buồn”.

[inline_article id=254293]

Cách giúp mẹ xử lý táo bón khi mang thai tuần đầu

1. Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn không hoạt động, bạn có nhiều khả năng bị táo bón hơn. Đi bộ, bơi lội và các bài tập thể dục vừa phải khác sẽ giúp ruột hoạt động bằng cách kích thích ruột của bạn. Lên lịch tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút.

2. Đừng ngồi quá nhiều

Ngược lại, hãy di chuyển. Nửa tiếng đi bộ mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh mà còn giảm táo bón. Mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế ngồi không tốt cho thai kỳ.

3. Sử dụng thuốc không kê đơn

Có những sản phẩm không kê đơn như Metamucil (Loại B) có thể giúp làm mềm ruột và giảm táo bón. Luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc không kê đơn mẹ bầu nhé!

>>>> Mẹ bầu đọc thêm Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

4. Giảm hoặc loại bỏ chất bổ sung sắt

Chất bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Chế độ dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ.

Uống liều lượng sắt nhỏ hơn trong ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc có thể làm giảm táo bón. Nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra mức độ sắt và các khuyến nghị để quản lý lượng sắt trong thai kỳ. Tìm cách tự nhiên để lấy sắt ở đây.

[video-embeb title=’ Bí kíp tránh xa táo bón cho mẹ bầu’ description=” url=’https://youtube.com/embed/ZtEkMHEVRms”>’ ][/video-embeb]

Tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu là phổ biến và có thể được khắc phục. Mẹ bầu chỉ cần làm theo các bước trên để giúp giảm bớt sự khó chịu của ruột; và thúc đẩy sức khỏe thể chất của mình.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

Mẹ bầu nào cũng sẽ đều tăng cân trong thai kỳ, nhưng giới hạn số cân ở mức phù hợp sẽ cải thiện sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi; trong cả hiện tại và tương lai. Xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân phù hợp sẽ là cách hiệu quả để mẹ bầu kiểm soát cân nặng; và thực đơn cho bà bầu béo phì cũng giúp ứng phó với tình trạng thừa cân khi mang thai.

Nhận biết bà bầu bị thừa cân trong khi mang thai

Trước khi nắm bắt về thực đơn cho bà bầu thừa cân; mẹ bầu cần hiểu mình có đang bị béo phì hay không?

Phụ nữ mang thaiCc ó chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Béo phì được chẩn đoán khi chỉ số BMI của mẹ bầu từ 30 trở lên. Mẹ bầu hãy sử dụng Công cụ Đo lường Cân nặng Thai kỳ này; hoặc trao đổi với bác sĩ để biết mình có đang bị thừa cân hay không nhé.

Bà bầu thừa cân có nguy hiểm không?

Một trong những lý do vì sao thực đơn cho bà bầu thừa cân quan trọng đó là do những biến chứng mẹ bầu béo phì có thể gặp phải.

Những phụ nữ bị béo phì có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc mang thai (hoặc vô sinh) hơn những phụ nữ có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của mẹ bầu càng cao thì khả năng mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm càng ít.

Bà bầu thừa cân cũng có thể gặp một số vấn đề trong quá trình siêu âm. Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu khó nhìn thấy thai nhi qua siêu âm. Việc kiểm tra nhịp tim của em bé trong quá trình chuyển dạ cũng có thể khó khăn hơn.

Bà bầu thừa cân có nguy hiểm không?

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ có nhiều khả năng bị các biến chứng sau:

1. Cao huyết áp, tiền sản giật và các vấn đề về đông máu

  • Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch quá cao.
  • Tiền sản giật là tình trạng có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai. Đó là khi mẹ bầu bị cao huyết áp; và có dấu hiệu cho thấy một số cơ quan như thận và gan có thể không hoạt động bình thường.
  • Vấn đề đông máu là khi cục máu đông làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dòng chảy của máu trong mạch máu.

2. Tiểu đường thai kỳ

Đây là một loại bệnh tiểu đường mà một số phụ nữ mang thai mắc phải. Bệnh tiểu đường là khi cơ thể mẹ bầu có quá nhiều đường (gọi là glucose) trong máu. Bà bầu thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn sau khi sinh con. Mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc một dạng nhẹ hơn được gọi là kháng insulin.

Bà bầu thừa cân cũng dễ gặp phải những vấn đề như mang thai quá ngày dự sinh; và các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh nở; bao gồm các vấn đề về gây mê (thuốc giảm đau). Hơn nữa, mẹ bầu béo phì cũng nằm viện lâu hơn sau khi sinh con so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh hơn.

[inline_article id=862]

3. Tăng khả năng phải sinh mổ chủ động

Sinh mổ chủ động là quá trình phẫu thuật mà em bé được sinh ra thông qua một vết cắt bác sĩ rạch trong bụng và tử cung (dạ con) của mẹ bầu. Nếu bị béo phì, mẹ bầu có nhiều khả năng bị các biến chứng do sinh mổ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc mất quá nhiều máu.

4. Sảy thai hoặc thai chết lưu

  • Sảy thai là khi em bé chết trong bụng mẹ trước 20 tuần của thai kỳ.
  • Thai chết lưu là khi em bé chết trong bụng mẹ trước khi sinh nhưng sau khi thai được 20 tuần.

>>>> Mẹ bầu hãy lưu lại Chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu bị dọa sảy thai nha!

5. Những biến chứng khác

  • Khó giảm cân khi mang thai sau khi sinh.
  • Nhiễm trùng khi mang thai, như nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Gặp vấn đề về cục máu đông được gọi là huyết khối tĩnh mạch: Đây là khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển qua máu của bạn đến các cơ quan như não, phổi hoặc tim. Điều này có thể gây ra đột quỵ hoặc đau tim.
  • Cần đến bệnh viện sớm hơn khi chuyển dạ, chuyển dạ lâu hơn và cần được kích thích chuyển dạ.
  • Các vấn đề với việc cho con bú.
  • Quá nhiều chất béo trong cơ thể cũng có thể cản trở đường đi của em bé qua khung xương chậu.

[inline_article id=242310]

Bà bầu thừa cân ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu cần chú trọng đến thực đơn cho bà bầu thừa cân để tránh ảnh hưởng đến thai nhi như sau:

  • Sinh non. Sinh non là khi em bé chào đời trước 37 tuần của thai kỳ. Điều này là quá sớm và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé.
  • Dị tật bẩm sinh. Đây là một tình trạng sức khỏe mà em bé mắc phải khi sinh ra. Dị tật bẩm sinh làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể. Chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tổng thể, về cách cơ thể phát triển hoặc về cách hoạt động của cơ thể.
  • Macrosomia (tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại). Điều này có nghĩa là em bé của bạn nặng hơn 4 – 4,5kg khi sinh. Khi em bé lớn như vậy, nó có thể gây ra các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở; bao gồm cả thương tích cho em bé của bạn. Tình trạng này cũng làm tăng khả năng mẹ bầu phải sinh mổ. Em bé cũng dễ mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, hen suyễn và béo phì khi lớn lên.
  • Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể gặp vấn đề về hô hấp, mức đường huyết thấp và vàng da. Vàng da là khi da hoặc lòng trắng trong mắt của một người có màu vàng.

>>>> Một trong những biến chứng thai kỳ rất được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là Nhau thai bám mặt sau; mẹ bầu tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt nha!

Bà bầu thừa cân ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Thực đơn cho bà bầu thừa cân: Những điều cần lưu ý

1. Một số nguyên tắc vàng mẹ bầu cần nằm lòng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân

  • Tránh cố gắng ‘ăn cho cả hai người’.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, đậu lăng, ngũ cốc, hạt, trái cây và rau quả cũng như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và mì ống.
  • Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày, thay vì thực phẩm giàu chất béo và calo.
  • Ăn một chế độ ăn uống ít chất béo trong thực đơn cho bà bầu thừa cân.
  • Ăn càng ít càng tốt những thứ sau đây: đồ chiên, đồ uống và đồ ngọt / bánh quy có nhiều đường bổ sung, và các loại thực phẩm khác giàu chất béo và đường.
  • Không bỏ bữa sáng.
  • Xem xét khẩu phần của bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ; cũng như tần suất ăn.

2. Mẹo ăn sáng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Bữa sáng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân là bữa quan trọng để tạo năng lượng cả ngày. Một bữa sáng giàu protein, chất béo, carbohydrate và chất xơ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn. Một số gợi ý cho mẹ bầu thừa cân:

  • Nên chia thực đơn cho bà bầu thừa cân thành nhiều bữa phụ thay vì chỉ có 3 bữa chính.
  • Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ.
  • Tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định và không bị đói.
  • Thêm trái cây và rau xanh vào bữa ăn theo nhiều cách sáng tạo: thêm đủ loại rau salad kèm vào bữa sáng; thêm rau bí hoặc cà rốt bào kèm với bánh mì. Kẹp thêm miếng dưa chuột và táo vào món sandwich. Mẹ bầu có thể cho thêm táo, các loại hạt, nho khô, trái cây khô vào thực đơn cho bà bầu thừa cân.

>>>> Mẹ bầu nào thích uống sữa thì tham khảo ngay Các loại sữa tốt cho bà bầu thừa cân: Chọn sao cho đúng!

3. Chú ý bổ sung axit folic trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Thực đơn cho bà bầu thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không được dùng liều lượng nhiều hơn lượng bác sĩ khuyến nghị.

thực đơn cho bà bầu béo phì

4. Ưu tiên dầu ô liu trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

Mẹ bầu có thể sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm; và dưỡng chất mẹ bầu đã nạp vào cơ thể để chắc rằng mẹ bầu đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Công cụ này cũng rất hữu dụng để mẹ bầu theo dõi tâm trạng và cơn đói của mình. Từ đó, mẹ bầu có thể chỉ ra những thứ mẹ bầu cần thay đổi trong thực đơn cho bà bầu thừa cân.

5. Những lưu ý khác khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân

  • Giảm các thực phẩm có chứa nhiều chất béo no trong thực đơn cho bà bầu thừa cân như: đồ chiên xào, rán, mỡ động vật, bơ. Thay vào đó sử dụng chất béo không no như dầu oliu.
  • Giảm ăn thức ăn có chứa nhiều đường như: Bánh kẹo, quả ngọt, đồ uống có ga, đồ uống đóng chai chứa hương liệu, nước ép hoa quả ngọt…
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá. Hạn chế cà phê, nước chè.
  • Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn mặn trong thực đơn cho bà bầu béo phì. Lượng natri đưa vào cơ thể khoảng <6g/ ngày.
  • Thực đơn cho bà bầu béo phì cần hạn chế các thực phẩm nhiều mỡ, đường và hạn chế muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất.

Ngoài lưu ý đến thực đơn cho bà bầu thừa cân; mẹ bầu cũng cần quan tâm đến việc luyện tập. Nếu mẹ bầu không có thói quen vận động trước khi mang thai; đừng đột nhiên bắt đầu tập thể dục thật nhiệt tình. Hãy bắt đầu bằng cách tập thể dục liên tục không quá 15 phút 3 lần một tuần. Tăng dần điều này lên ít nhất 4 buổi 30 phút mỗi tuần.

Mẹ bầu cũng có thể thử:

  • Làm cho các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu ít tác động và làm vườn trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn
  • Đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc đi bộ vào giờ ăn trưa
  • Tránh ngồi lâu, xem ti vi hoặc máy tính.

Thực đơn cho bà bầu thừa cân

1. Ngày 1

  • Sáng: 1 bát mì gạo lứt nấu rau ngót thịt nạc.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước cam cà rốt ép.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g cá sốt cà chua, 1 đĩa bắp cải luộc.
  • Ăn nhẹ: 1 quả táo với 1 nắm hạt hạnh nhân hay các loại hạt dẻ khô trộn
  • Tối: 200g bò lúc lắc, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 đĩa salad trái cây.

2. Ngày 2

  • Sáng: 1 bát cháo gạo cẩm, 1 ly sinh tố bơ chuối.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa đậu nành có hương vị va ni, chocolate.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh bí đao nấu sườn, 200g ức gà luộc.
  • Ăn nhẹ: Một lát bánh mì nướng phết một muỗng bơ đậu phộng.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g tôm rim, 1 đĩa măng tây hấp, 1 ly nước ép dưa hấu.

3. Ngày 3

  • Sáng: Bánh pancake yến mạch, 1 ly sữa không đường.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước rau củ ép.
  • Trưa: 1 bát cháo yến mạch, 200g sườn nướng, 1 đĩa salad rau mầm.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa ít béo khoảng 180ml và một quả chuối.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g mực xào tỏi, 1 bát canh rau cải, 1 ly nước ép cà rốt.

4. Ngày 4

  • Sáng: 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì đen, 1 ly chanh ấm mật ong.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước ép lựu và 1 vài nhánh bạc hà.
  • Trưa: 1 bắp ngô ngọt tách hạt, 200g sườn xào, 1 đĩa bắp cải luộc.
  • Ăn nhẹ: ½ tách sữa chua không đường, làm ngọt bằng một ít mật ong.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh cá nấu chua, 1 đĩa rau bina luộc.

5. Ngày 5

  • Sáng: 1 súp gà nấm, 2 bìa đậu phụ hấp, 1 quả táo.
  • Ăn nhẹ: rong nho tươi, 1 quả chuối.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g thịt bò áp chảo, 1 bát canh bầu nấu tôm.
  • Ăn nhẹ: 6 cái bánh quy mặn bột ngũ cốc với 30ml hoặc 60ml phô mai ít béo.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g cá hồi áp chảo, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 ly nước ép dưa chuột.

6. Ngày 6

  • Sáng: 200g thịt xông khói, 1 đĩa salad xà lách cà chua.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa ít béo với đường ăn kiêng.
  • Trưa: 1 bát bún gạo lứt trộn hải sản, 1 đĩa rau luộc.
  • Ăn nhẹ: 1 quả trứng luộc và một ít rau ăn sống.
  • Tối: 1 củ khoai lang nướng, 200g gà nướng mật ong, 1 đĩa súp lơ luộc.

7. Ngày 7

  • Sáng: 1 bát phở gà, vài múi bưởi.
  • Ăn nhẹ: bánh muffle lúa mạch, 1 ly nước ép nho.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g tôm chiên, 1 bát canh bí đao, 1 đĩa nấm xào.
  • Ăn nhẹ: 2 quả trứng luộc, 1 quả dưa chuột.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 đĩa trứng đúc thịt, 1 đĩa bắp cải luộc, 1 ly nước ép cà rốt.

Những lưu ý khi điều trị thừa cân khi mang thai

Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI từ 30 trở lên; ngoài tuân thủ thực đơn cho bà bầu béo phì; bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai của mẹ.

Những lưu ý khi điều trị thừa cân khi mang thai

Những bước mẹ bầu có thể trải qua khi điều trị cân nặng trong lúc mang thai bao gồm:

  • Kiểm tra sớm bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm sàng lọc trong lần khám tiền sản đầu tiên của mẹ bầu. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, mẹ bầu có thể sẽ lặp lại xét nghiệm sàng lọc giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu kết quả bất thường, mẹ bầu sẽ cần kiểm tra thêm. Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu về việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Thay đổi cách siêu âm thai. Siêu âm thai tiêu chuẩn thường được thực hiện giữa tuần 18 và 20 của thai kỳ để đánh giá giải phẫu của em bé. Nhưng sóng siêu âm không dễ dàng xuyên qua các mô mỡ bụng. Điều này có thể cản trở hiệu quả của siêu âm thai.
  • Tầm soát chứng ngưng thở khi ngủ. Phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị tiền sản giật và các biến chứng khác. Nếu nghi ngờ có chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bác sĩ có thể giới thiệu mẹ bầu đến một bác sĩ chuyên về giấc ngủ để đánh giá và điều trị.

Mẹ bầu nhớ nằm lòng những thông tin thực đơn cho bà bầu thừa cân để kiểm soát cân nặng; tránh biến chứng thai kỳ do béo phì gây ra và chăm sóc thật tốt cho mình và con nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

Hầu hết các trường hợp, mẹ bầu sẽ sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu phân vân không biết có trường hợp nào phải sinh mổ chủ động hay không? Liệu sinh mổ trước ngày dự sinh có lợi ích hay bất cập như thế nào? Và tựu chung lại, mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?

Sinh mổ chủ động là gì?

Sinh mổ chủ động là phương pháp mổ lấy thai trước khi chuyển dạ; thường được thực hiện mổ chủ động với những trường hợp đã từng sinh mổ, thai to không thể sanh thường, khung chậu người mẹ hẹp; hoặc mổ cấp cứu khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề; hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển.

Sinh mổ chủ động có thể được lên kế hoạch trước nếu mẹ bầu có các biến chứng thai kỳ; hoặc mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và không muốn sinh qua đường âm đạo. Tuy nhiên, thông thường, nhu cầu sinh mổ chủ động lần đầu xuất hiện mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ.

Đẻ mổ lấy thai là gì?
Đẻ mổ lấy thai là gì?

Trường hợp nào cần phải sinh mổ chủ động?

1. Khung chậu bất thường

  • Thai nhỉ nằm ở ngôi chỏm nhưng khung chậu của mẹ bầu hẹp tuyệt đối, hoặc bị méo; bác sĩ cũng sẽ khuyên sinh mổ chủ động.
  • Các y bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp pháp lọt ngôi chỏm; đây là phương pháp đánh giá cuộc sinh khi khung chậu giới hạn, trọng lượng thai nhi bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng thai nhi lại khá to; nhằm đưa đến quyết định là thai nhi có thể sinh được qua đường âm đạo hay phải phẫu thuật lấy thai.
  • Mẹ bầu đã từng bị gãy xương chậu khiến khung chậu di lệch nghiêm trọng.

2. Đường ra của thai bị cản trở

3. Tử cung có sẹo mổ

  • Các sẹo mổ ở thân tử cung: sẹo bóc u xơ, sẹo của phẫu thuật tạo hình tử cung, sẹo khâu chỗ vỡ, chỗ thủng tử cung, sẹo của phẫu thuật cắt xén góc tử cung, sừng tử cung.
  • Sẹo của phẫu thuật mổ ngang đoạn dưới tử cung từ hai lần trở lên hoặc lần mổ lấy thai trước cách chưa được 24 tháng.
Trường hợp nào cần phải mổ đẻ chủ động?
Có nhiều trường hợp mẹ cần phải mổ đẻ chủ động

4. Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Quá trình chuyển dạ bị đình trệ: Vấn đề này có thể xảy ra nếu cổ tử cung của mẹ không mở đủ (không tiến triển) ; mặc dù các bác sĩ đã áp dụng nhiều biện pháp kích sinh, hỗ trợ sinh
  • Mẹ bầu mang thai từ hai em bé trở lên: Sinh mổ có thể cần thiết nếu mẹ bầu sinh đôi (hay nhiều hơn); hoặc em bé đầu lòng ở vị trí bất thường.
  • Mẹ bầu có vấn đề với nhau thai: Nếu nhau thai che phần mở của cổ tử cung (nhau thai tiền đạo), thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh mổ chủ động.
  • Sa dây rốn: Sinh mổ cấp cứu ngay lập tức nếu một vòng dây rốn trượt qua cổ tử cung của mẹ bầu trước mặt em bé.
  • Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe: Sinh mổ chủ động có thể được khuyến nghị nếu mẹ bầu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; chẳng hạn như bệnh tim hoặc não. Sinh mổ chủ động cũng được khuyến nghị nếu mẹ bầu bị nhiễm herpes sinh dục tại thời điểm chuyển dạ.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh mổ chủ động: Tùy thuộc vào loại vết rạch tử cung và các yếu tố khác; thường mẹ bầu có thể thử sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị tái sinh mổ.

5. Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Thai nhi có vấn đề: Nếu bác sĩ lo lắng về những thay đổi trong nhịp tim của bé; sinh mổ chủ động có thể là lựa chọn tốt nhất.
  • Em bé nằm ở tư thế bất thường như ngôi mông, ngôi ngang: Sinh mổ chủ động có thể là cách an toàn nhất để sinh em bé nếu bàn chân hoặc mông của em bé lọt vào ống sinh trước (ngôi mông); hoặc em bé nằm nghiêng; hoặc nằm ngang vai trước (ngôi ngang).
  • Em bé mắc một tình trạng có thể khiến đầu to bất thường (não úng thủy nghiêm trọng).
  • Em bé to so với khung chậu của người mẹ, những bé có cân nặng trên 4kg có chỉ định mổ tương đối, bé nặng trên 4,5kg chỉ định mổ tuyệt đối.

Lợi ích và bất cập khi sinh mổ chủ động?

1. Lợi ích của sinh mổ trước ngày dự sinh

  • Biết chính xác thời điểm bé cưng chào đời: Chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh. Sinh mổ chủ động, mẹ và gia đình sẽ biết chính xác ngày, thậm chí giờ chào đời của con.
  • Giảm nguy cơ băng huyết: So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, nhiều bằng chứng cho thấy sinh mổ chủ động có tỷ lệ băng huyết sau sinh giảm hơn hẳn. Ngoài ra, mổ chủ động cũng giảm hẳn những nguy cơ mổ thai cấp cứu như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng.
  • Hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu ô-xy.
  • Hạn chế tình trạng sanh thường thất bại phải chuyển mổ người mẹ sẽ phải chuyển qua 2 cơn đau.

[inline_article id=238448]

2. Bất cập của sinh mổ trước ngày dự sinh

Đối với mẹ bầu

  • Do tử cung phục hồi kém, mẹ chọn mổ bắt thai có thể sẽ bị mất nhiều máu
  • Khi mổ chủ động, đoạn eo tử cung thường chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết cũng như ngôi thai còn quá cao nên có thể gây chảy máu, quá trình đưa bé ra ngoài khó khăn.
  • Mẹ sinh mổ thường phục hồi lâu hơn các mẹ sinh ngã âm đạo. Đồng thời, vết mổ có nguy cơ gây dính, tắc ruột khá cao.
  • Mổ chủ động thường diễn ra ngoài giờ hành chính. Lúc này, lực lượng bác sĩ, y tá hỗ trợ có thể sẽ đáp ứng không đủ nếu xảy ra biến chứng bất ngờ.

Đối với bé nếu mổ quá sớm:

  • Bé có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính hoặc bị hội chứng phổi ướt (hội chứng chậm hấp thu dịch phổi)
  • Có thể gặp phải biến chứng như những bé sinh non: hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, tăng thời gian nằm điều trị.

>>>> Một trong những mối bận tâm của các mẹ bầu đó là chi phí sinh mổ; tìm hiểu ngay tại bài viết Chi phí sinh mổ có bảo hiểm

Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?

Nói chung, sinh mổ chủ động ngày nay thường an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần nắm những rủi ro khi thực hiện loại phẫu thuật này:

  • Bị chảy máu nhiều (mẹ bầu có thể yêu cầu truyền máu).
  • Nhiễm trùng (thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giúp ngăn ngừa điều này).
  • Chấn thương bàng quang hoặc ruột.
  • Phản ứng với thuốc.
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Tử vong (rất hiếm).
  • Em bé có thể bị thương.

Sinh mổ cũng có thể khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mắc các vấn đề với nhau thai trong những lần mang thai sau này vd: nhau bám vết mổ cũ. Do đó, câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không sẽ còn phụ thuộc vào trường hợp bắt buộc sinh mổ như chia sẻ ở phần trên. Đối với những trường hợp như vậy, sinh mổ chủ động sẽ là lựa chọn an toàn.

Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?
Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không? Còn tùy trường hợp

Sinh mổ chủ động có thể hoặc không ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh nở trong tương lai. Nhiều phụ nữ có thể sinh thường thành công và an toàn sau khi mổ lấy thai.

Nhưng trong một số trường hợp, những lần sinh sau này có thể phải sinh mổ; đặc biệt nếu vết rạch trên tử cung theo chiều dọc chứ không phải theo chiều ngang. Sinh mổ cũng có thể khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mắc các vấn đề có thể xảy ra với nhau thai trong những lần mang thai sau này.

Câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không sẽ còn phụ thuộc vào trường hợp bắt buộc sinh mổ như chia sẻ ở phần trên. Đối với những trường hợp như vậy, sinh mổ chủ động sẽ là lựa chọn an toàn.

Mẹ bầu cần làm gì khi phải sinh mổ chủ động?

  • Vệ sinh cá nhân: Ngoài tắm rửa và gội đầu sạch sẽ, bầu nên dọn dẹp “cô bé” gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ mổ lấy thai. Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất, trước khi mổ, mẹ nên tắm rửa đi vệ sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ít nhất 6 giờ trước khi lên bàn mổ, mẹ bầu không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thời gian trước đó, mẹ có thể uống nước, ăn súp, cháo hoặc những thực phẩm dễ tiêu. Sau khi sinh, nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng như phản ứng phụ của thuốc tê có thể làm mẹ buồn nôn. Vì vậy, lúc này mẹ nên tránh thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
  • Chuẩn bị đồ đi viện: Những đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo cho cả mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Khi đi sinh, mẹ không cần đầu tư quá về trang phục, chỉ cần chọn vài bộ gọn gàng, thoải mái là được. Trang điểm, sơn móng tay hay đồ trang sức đều không cần thiết, mẹ nhé!

>>>> Mẹ bầu có thể đọc thêm hướng dẫn 3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ

Mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh
Mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh? Không nên nếu không cần thiết

Quá trình sinh mổ chủ động diễn ra như thế nào?

Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch dài trên bụng và tử cung để lấy em bé ra. Nghe có vẻ kinh dị nhưng với các bác sĩ chuyên khoa, đây là một ca phẫu thuật khá quen thuộc.

Bác sĩ có thể phải thực hiện mỗi ngày khoảng 3 ca như vậy. Vì vậy, mẹ bầu nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc có thắc mắc gì.

Với đa số các trường hợp mổ lấy thai, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tủy sống. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu vẫn có thể tỉnh táo suốt thời gian phẫu thuật. Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu nên cân nhắc trước khi quyết định sinh mổ:

  • Mẹ mong muốn được gây tê hay gây mê?
  • Nếu được chọn 1 người ở bên cạnh, mẹ muốn chọn ai? Chồng, mẹ hay bạn bè?
  • Nếu có thể ẵm con ngay, mẹ muốn ai là người giữ bé trong lúc mình ở phòng hồi sức?
  • Mẹ biết gì về các phương pháp giảm đau sau khi sinh?
  • Sau khi sinh, cần lưu ý điều gì để phục hồi nhanh chóng?

[inline_article id=82690]

Sau khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ cần thời gian để hồi phục và chăm sóc vết thương; mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về tác động sau sinh mổ chủ động; cũng như cách để lành thẹo mổ nhé! Hy vọng với nội dung trên, mẹ bầu đã có thông tin tổng quan về sinh mổ trước ngày dự sinh; cũng như trả lời được câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh hay không.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu

Giữ cho cơ thể sạch sẽ là một điều bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Rốn là một bộ phận bị thụt vào trong nên dễ tích tụ mồ hôi, da chết và bụi bẩn. Khi mang thai, rốn cũng có nhiều sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu thường quan tâm đến cách vệ sinh rốn cho bà bầu hiệu quả, phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Một số vấn đề về rốn bà bầu thường hay gặp phải

Trước khi tìm ra cách vệ sinh rốn cho bà bầu, phụ nữ mang thai cần lưu tâm đến một số thay đổi của rốn trong thời gian thai kỳ.

1. Rốn mẹ bầu bị lồi ra ngoài

Trong quá trình mang thai, khi em bé phát triển, bụng mẹ bầu giãn nở khiến rốn của bà bầu bị lồi ra ngoài. Điều là một hiện tượng phổ biến; và khiến nhiều mẹ băn khoăn về cách vệ sinh rốn cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến con.

Nếu mẹ bầu cảm thấy không thoải mái với rốn bị lồi, một tin tốt đó là tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và sẽ hết sau khi sinh con. Mẹ bầu có thể che rốn lồi bằng quần áo. Một số mẹ sử dụng băng gạc để tạo ra vẻ phẳng phiu hơn khi mặc quần áo.

Mẹ bầu cũng lưu ý nhờ bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rối lồi không phải là biểu hiện của thoát vị rốn. Bất kỳ chỗ phồng bất thường nào trong thai kỳ, gây đau đớn và không thuyên giảm; mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận tư vấn và can thiệp kịp thời trước khi tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu.

Một số vấn đề về rốn bà bầu thường hay gặp phải
Khi mang thai, rốn mẹ bầu thường sẽ bị lòi ra, hoặc ngứa, một số trường hợp bị đau

2. Rốn mẹ bầu bị ngứa

Một lý do thúc đẩy mẹ bầu tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu đó là do da xung quanh rốn đặc biệt dễ bị ngứa khi mang thai. Hiện tượng này thường tạm thời; nhưng nhiều mẹ bầu tưởng ngứa là do vùng da chưa sạch sẽ. Trên thực tế, da mẹ bầu căng ra có thể bị kích ứng và ngứa.

Một điều quan trọng cần lưu ý đó là mẹ bầu cần để ý tình trạng này có đi kèm ngứa hay phát ban những nơi khác trên cơ thể không? Ngứa trong thai kỳ rất hay gặp, đôi khi lành tính nhưng cũng có thể do rối loạn bệnh lý gan mật, cần được đánh giá toàn diện để chắc chắn. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến  bác sĩ trước khi bị ngứa ở rốn hoặc nơi khác để có thêm thông tin và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

3. Rối mẹ bầu bị đau

Đôi khi, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức bên trong rốn. Điều này có thể do da trên bụng của mẹ bầu bị căng giãn quá mức. Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh rốn cho bà bầu, mẹ bầu hãy luôn thông báo cơn đau cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh; để loại trừ những cơn đau do bất thường hay bệnh lí và nhận một số gợi ý về cách giúp giảm bớt cơn đau. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, rốn bị đau chỉ là tạm thời vì bụng căng ra.

Cách vệ sinh rốn cho bà bầu

Giữ rốn cũng như cơ thể sạch sẽ là điều cần thiết để giúp mẹ bầu khoẻ mạnh và tự tin; tuy nhiên vì là đối tượng đặc biệt cần tham khảo với bác sĩ để biết cách chăm sóc cơ thể, và cách vệ sinh rốn cho bà bầu phù hợp với tình trạng thai kỳ, sức khỏe thể chất của mẹ.

Một số lưu ý chung khi mẹ bầu vệ sinh quanh vùng rốn đó là:

  • Không dùng móng tay hoặc đồ vật dùng để rửa cơ thể gãi vào rốn vì chúng có thể đâm vào da, dẫn đến chảy máu hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Luôn rửa tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào vùng rốn.
  • Sử dụng những sản phẩm do bác sĩ khuyến nghị.
  • Không vệ sinh rốn quá mạnh để tránh gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và làm ảnh hưởng đến thai nhi.

[inline_article id=59342]

Những bộ phận khác cần chú ý

Chăm sóc và làm sạch cơ thể là rất quan trọng đối với mẹ bầu; ngoài những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu; mẹ bầu cũng cần chú ý đến những bộ phận nhạy cảm khác như vùng kín, vùng ngực và phần nách.

1. Vệ sinh vùng kín

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bà bầu vệ sinh vùng kín:

  • Sử dụng một loại nước rửa vệ sinh vùng kín đơn giản không mùi; tốt nhất là loại nước vệ sinh do bác sĩ chỉ địn.
  • Không thụt rửa âm đạo (xịt nước vào trong âm đạo); điều này có thể làm tổn thương niêm mạc và rối loạn khuẩn hệ hay nấm hệ âm đạo cũng như đưa những vi khuẩn bất lợi vào dễ gây ra viêm âm đạo.
  • Không rửa bên trong âm đạo; âm dạo có cơ chế tự làm sạch một cách tự nhiên.
  • Không rửa vùng âm đạo bằng xà phòng hay dung dịch có nhiều hương liệu và phụ gia; điều này có thể ảnh hưởng đến đọ pH môi trường âm đạo cũng như dễ gây kích ứng vã dễ viêm nhiễm hơn. 

[inline_article id=244726]

2. Vệ sinh vùng ngực

Núm vú mẹ bầu có thể bị rỉ sữa non; đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên và điều quan trọng là mặc áo ngực với kích thước phù hợp, thay áo ngực tránh để núm vú quá ướt, vì sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng, ẩm ướt và bí sẽ khiến vi khuẩn dễ phát triển.

Mẹ bầu có thể vệ sinh núm vú bằng khăn sạch và nước ấm để loại bỏ bụ bẩn, cặn váng sữa giúp núm vú thông thoáng, không nên dùng các loại sữa tắm quá nhiều chất tẩy hay xà phòng vì có thể làm khô da núm vú, có thể nên thoa một ít kem dưỡng ẩm lên núm vú nếu chúng quá khô.Không nên xe hay mát xa lên đầu vú vì dễ kích thích gây ra cơn gò tử cung, nên tự nhìn ngắm vú trước gương để phát hiện bất thường núm vú để có hướng can thiệp sớm sau sinh ví dụ như trong trường hợp núm vú tụt vào trong. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu để áp dụng cho vùng ngực.

Những bộ phận khác cần chú ý
Mẹ bầu nhớ thay áo ngực, tránh để núm vú quá ướt để tránh nhiễm trùng nhé!

3. Vệ sinh vùng nách

Nếu mẹ bầu cảm thấy căng thẳng về các mảng da sẫm màu hơn tại vùng nách, đừng quá lo lắng mẹ nhé! Phần lớn các vùng da sẫm màu sẽ mờ dần sau sinh theo thời gian. Mẹ bầu nên mặc áo quần thoáng mát, lựa chọn loại vãi mềm và thân thiện với da, trắng mặc quá chật vì ma xát nhiều cũng khiến da tăng sắc tố; có thể dưỡng ẩm cho da, khi da mềm mại và đủ nước thì trông sẽ đẹp hơn. Các loại kem dưỡng ẩm nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc da liễu nhé.

>> Mẹ bầu xem thêm Những lưu ý khi chăm sóc da trong thời kỳ mang thai

Một số lưu ý khi bà bầu vệ sinh cơ thể

Ngoài những cách vệ sinh rốn cho bà bầu hay biện pháp cụ thể cho những bộ phận nhạy cảm khác; MarryBaby chia sẻ thêm một số lưu ý trong quá trình tắm để bà bầu không gây hại đến em bé trong bụng.

1. Nước tắm không được quá nóng trên 40 độ C

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu khi tắm nên điều chỉnh đến mức nhiệt từ 35-38 độ C là phù hợp. Đã từng có rất nhiều nghiên cứu khẳng định mẹ bầu tắm nước quá nóng hoặc tắm nước nóng trong thời gian dài đặc biệt là trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi thậm chí là gây dị tật.

Một số lưu ý khi bà bầu vệ sinh cơ thể
Khi mẹ bầu tắm nước nóng quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nhớ chú ý nhé!

2. Thời gian tắm chỉ nên từ 10 đến 20 phút

Thời gian tắm cũng nên được các mẹ bầu cân nhắc và không được tắm quá lâu. Thông thường, không gian phòng tắm khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài, trong không gian nhỏ sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở. Việc tắm lâu cũng dễ khiến giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.

Vì vậy mẹ bầu nên kiểm soát thời gian tắm chỉ từ 10-20 phút là đủ.

>>>> Mẹ bầu có thể xem thêm Cách làm cơ thể luôn có mùi thơm tự nhiên cho mẹ sau sinh

3. Nên tắm vòi hoa sen

Hầu hết chị em phụ nữ đều muốn tắm bồn để ngâm mình trong làn nước ấm thư giãn; nhưng theo các chuyên gia; với mẹ bầu thì nên chọn cách tắm bằng vòi hoa sen.

Vùng đáy chậu của mẹ bầu rất nhạy cảm vì vậy việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ dễ gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo; và dễ gây nên các tình trạng viêm nhiễm nấm âm đạo. Đó là chưa kể việc tắm bồn đôi khi dễ té ngã khi bước ra vào bồn tắm.

4. Chọn sữa tắm an toàn với bà bầu

Ngoài ra, nếu có thói quen sử dụng sữa tắm; mẹ nên chọn những loại sữa tắm an toàn với mẹ bầu. Rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần cấm với bà bầu mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Lưu ý khi tắm:

  • Phòng tắm thường rất trơn, trượt, cộng với bọt sữa tắm, dầu gội có thể dễ khiến mẹ bầu bị ngã. Vì vậy phải chú ý khi di chuyển và luôn nhớ một tay phải bám vào tường.
  • Cần lau khô toàn bộ cơ thể sau khi tắm đặc biệt là vùng kín với khăn mềm; và nên bôi kem dưỡng ẩm sau đó để bảo vệ làn da cho mẹ bầu.

Qua bài viết, MarryBaby hy vọng mẹ bầu không chỉ học được cách vệ sinh rốn cho bà bầu; mà còn nắm trong tay những cách để vệ sinh cơ thể giúp vẻ ngoài luôn tươi mới, sáng sủa.

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào?

Đi ngoài phân màu đen có rất nhiều lý do khiến không ít mẹ bầu căng thẳng vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Cùng MarryBaby tim hiểu để tháo gỡ những lo lắng này giúp cho mẹ bầu!

Màu sắc của phân biểu hiện bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bà bầu đi phân đen có sao không, hãy cùng tìm hiểu màu sắc phân biểu hiện điều gì.

Màu sắc thông thường của phân là vàng nâu do dịch mật kết hợp với bã thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi phân có thể có những màu sắc khác như: màu vàng, phân màu xanh lá, phân màu trắng, phân có màu đỏ, thậm chí là phân đen.

Sự thay đổi màu sắc này có thể do thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà mẹ bầu đang sử dụng. Điều này là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì lại là biểu hiện của bệnh lý.

Nguyên nhân bà bầu đi ngoài phân màu đen?

Bà bầu đi phân màu đen là do đâu? Theo các chuyên gia, việc phụ nữ mang thai đi ngoài phân đen có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Tiêu thụ thực phẩm sẫm màu khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Thực tế là nếu ăn các thực phẩm có màu sẫm, bạn sẽ đi tiêu phân sẫm màu. Do đó, mẹ bầu hãy để ý các loại thực phẩm màu đen hoặc xanh lam và nói chuyện với bác sĩ về quản lý chế độ ăn uống để cân bằng lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Mẹ bầu cũng nên tránh xa bất kỳ thức ăn nào được chế biến bằng màu thực phẩm nhân tạo trong giai đoạn này.

2. Dùng viên uống bổ sung sắt trong quá trình mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu, điều này có thể dẫn đến việc đi tiêu phân có màu sẫm. Nếu bà bầu đi ngoài phân màu đen vì lý do này thì không có gì phải quá lo lắng nhé!

Hầu hết phụ nữ thường bị thiếu máu do thiếu sắt vì mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt và đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về khoáng chất sắt sẽ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Do đó, việc bổ sung viên uống sắt là cần thiết.

Vì những chất bổ sung này nói chung không gây hại, hãy tiếp tục tiêu thụ chúng cùng với các thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, thịt, v.v. Ngoài ra, mẹ bầu hãy kiểm tra nồng độ hemoglobin.

2. Bổ sung sắt trong quá trình mang thai
Bổ sung sắt trong quá trình mang thai làm mẹ bị đi ngoài phân đen

3. Tác dụng phụ của thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một số loại thuốc có thể gây ra phân sẫm màu trong thai kỳ của mẹ bầu. Thông thường, khi gặp tình trạng bà bầu đi ngoài phân đen, trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về các loại thuốc mà mẹ bầu đang dùng. Một số biến thể của thuốc kháng axit được biết là gây ra phân đen.

Thông báo cho bác sĩ của mẹ bầu về các loại thuốc mẹ bầu sử dụng, để có thể loại trừ các nguyên nhân do thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen.

[recommendation title=””]

Việc mẹ bầu dùng thuốc không kê đơn một cách tùy tiện có thể gây hại cho sức khỏe của chính bản thân và thai nhi. Do đó, điều quan trọng mà mọi mẹ bầu cần nhớ nếu cần dùng thuốc hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ.

[/recommendation]

4. Hệ quả của việc mang thai

Bà bầu đi phân màu đen có sao không là mối băn khoăn của nhiều người. Mang thai làm thay đổi quá trình tiêu hóa  khiến màu sắc phân biến đổi.

Do đó, nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường khác, việc phụ nữ mang thai đi ngoài phân đen không có gì đáng ngại.

5. Chảy máu dẫn đến hiện tượng bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một trong những lý do nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng ra phân đen khi mang thai là chảy máu đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể không quá nghiêm trọng như chảy máu đường tiêu hóa hoặc một cái gì đó nghiêm trọng như chảy máu đường ruột. Bất kể là mẹ bầu bị chảy máu dạng nào, điều cần thiết là phải đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

>>>> Mẹ bầu xem ngay: Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

6. Vấn đề sức khỏe và biểu hiện của bệnh lý

Việc đi tiêu phân đen thường chỉ ra các vấn đề sức khỏe. Nếu phân của mẹ bầu có màu đen và có mùi cực kỳ hôi, đó có thể là một tình trạng được gọi là melena. Nếu hỗn hợp phân có màu đen, nó có thể là dấu hiệu của chảy máu bên trong.

Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng giữa mà vùng hậu môn sưng tấy và đi ngoài ra phân có màu đen thì đó có thể là dấu hiệu của vết rách hậu môn. Mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để hiểu xem phân đen có liên quan đến các vấn đề y tế hay không.

Một số bệnh lý phổ biến khiến người bệnh có triệu chứng đi tiêu ra phân có phân đen bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Viêm loét đại tràng khiến phân màu đen.
  • Ung thư trực tràng.
  • Xơ gan làm phân có màu đen.
  • Bệnh trĩ.
  • Polyp hậu môn.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?
Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Trở lại với thắc mắc “bà bầu đi phân đen có sao không, có nguy hiểm không?”. Câu trả lời có ngay dưới đây, mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé!

Mang thai gây ra căng thẳng về thể chất cho cơ thể. Đây là lý do vì sao hầu hết phụ nữ trở nên cực kỳ lo lắng về những thay đổi nhỏ hay triệu chứng có vẻ bất thường trong suốt thời gian mang thai.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen là một trong những tình trạng gây lo lắng và hoang mang cho bà bầu. Tuy nhiên, đây có thể là một nỗi sợ hãi không đáng bận tâm quá mức vì trong nhiều trường hợp việc mẹ bầu đi tiêu phân đen không nguy hiểm.

Các triệu chứng khác đi kèm với phân màu đen có thể là dấu hiệu của bệnh tật, nhiễm trùng hoặc chảy máu bên trong. Phân đen đơn thuần không phải là bệnh mà là một triệu chứng. Bà bầu đi ngoài phân màu đen cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo khác như:

Nếu có một trong những dấu hiệu kể trên, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

>>>> Mẹ bầu đã biết Đau bụng khi mang thai có thể gây nguy hiểm như thế nào chưa? 

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

Bà bầu đi ngoài phân đen phải làm sao? Hiểu được nỗi băn khoăn này của các mẹ bầu, MarryBaby đã tìm hiểu và tổng hợp các giải pháp dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề tiêu hóa khi mang thai là tiêu thụ nhiều chất xơ và chế độ ăn giàu khoáng chất để đảm bảo hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thời gian dễ dàng xử lý và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu loại bỏ hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn uống của mình. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là mẹ bầu tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tiêu thụ các loại carbs phức tạp và lành mạnh.

Mẹ bầu đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và lập một kế hoạch bữa ăn không chỉ cung cấp tất cả các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng mà cơ thể mẹ bầu cần mà còn giúp làm tăng hiệu quả của đường tiêu hóa. Tăng hàm lượng chất xơ làm giảm táo bón và ngăn ngừa nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ, và do đó, chảy máu.

>>>> Mẹ bầu xem ngay Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết 

2. Vận động

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

Hãy nhớ rằng tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ không chỉ duy trì sức khỏe nội tại mà còn giúp cải thiện tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cơ bắp.

Điều này cũng được biết là giúp bà bầu tránh được nguy cơ đi ngoài phân đen. Mỗi tam cá nguyệt khác nhau sẽ có những lưu ý và bài tập luyện riêng biệt. Mẹ bầu tham khảo thêm bài tập thể dục cho 3 tháng đầu, 3 tháng giữa3 tháng cuối thai kỳ nha!

3. Tránh tự uống thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra phân đen, đó là lý do tại sao mẹ bầu không nên tự dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo rằng mẹ bầu nắm rõ thông tin về loại thuốc đang sử dụng.

4. Uống đủ nước

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến sức khỏe đường tiêu hóa của bạn suy giảm là do mất nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như sức khỏe các cơ quan, đặc biệt là sức khỏe đường ruột.

Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước và chất lỏng trong ngày và tiêu thụ thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa chuột và nho.

[inline_article id=196248]

Chẩn đoán và điều trị bà bầu đi ngoài phân màu đen

đi ngoài phân đen ở bà bầu
Tìm ra đúng nguyên nhân sẽ khắc phục được tình trạng bà bầu đi ngoài phân đen

Trước tiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra phân sẫm màu bằng cách xem xét tiền sử tình trạng sức khỏe và thể chất của mẹ bầu.

Nếu họ cảm thấy thông tin không chỉ ra lý do phân đen, bác sĩ có thể phải thực hiện kết hợp chụp X-quang, xét nghiệm máu và kiểm tra phân. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra phân đen.

Nếu kết quả xét nghiệm lẫn việc kiểm tra không thể kết luận, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu nội soi đường tiêu hóa. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ đặt một ống qua thực quản của mẹ bầu, có gắn một máy ảnh. Ống này sẽ điều hướng đường tiêu hóa và cố gắng xác định nguyên nhân gây ra phân sẫm màu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện nội soi để loại trừ nguyên nhân do nhiễm trùng ruột kết và ung thư ruột kết. Tùy vào nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

>>>> Mẹ bầu bị động thai? MarryBaby gửi mẹ bầu Hướng dẫn những điều khi bị động thai

Mang thai có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể mẹ bầu; vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần khi mẹ bầu trải qua một số thay đổi.

[inline_article id=242310]

MarryBaby hi vọng rằng qua bài viết trên, mẹ bầu đã có được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu đi phân đen có sao không. Nếu mẹ bầu còn có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy đi khám và nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ có thể giúp tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết hiệu quả.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

Tập thể dục rất quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai. Nhưng một khi người mẹ sắp bước sang tam cá nguyệt thứ ba, việc tập luyện có thể là một thách thức. MarryBaby gợi ý một số bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để mẹ chuẩn bị sức khỏe đón con chào đời!

Những thay đổi về cơ thể và cảm xúc của bà bầu trong 3 tháng cuối

Trước khi biết thông tin những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ bầu khỏe mạnh, đón con yêu chào đời.

1. Sự thay đổi trong cơ thể

Trong giai đoạn 3 tháng cuối, Khi bé lớn dần lên; mẹ sẽ cảm nhận được các cử động của bé rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến trong tam cá nguyệt cuối cùng bao gồm:

  • Các cơn co thắt Braxton Hicks. Mẹ bầu có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ ở bụng. Những cơn co thắt này cũng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn và trở nên mạnh hơn khi đến gần ngày dự sinh.
  • Đau lưng. Hormone thai kỳ làm giãn các mô liên kết và ảnh hưởng đến vị trí xương, đặc biệt là ở vùng xương chậu. Những thay đổi này có thể gây áp lực và khó chịu cho mẹ bầu.
  • Hụt hơi. Kích thước thai nhi tăng có thể gây chèn ép phổi làm mẹ hụt hơi.
  • Ợ nóng. Các hormone thai kỳ làm giãn van giữa dạ dày và thực quản có thể tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản; gây ra chứng ợ nóng.
  • Giãn tĩnh mạch: Tăng tuần hoàn máu có thể gây ra các tĩnh mạch nhỏ màu đỏ tía xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay của mẹ bầu.
  • Đi tiểu thường xuyên. Khi em bé di chuyển sâu hơn vào khung xương chậu của mẹ bầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực lên bàng quang của mình nhiều hơn; và từ đó, đi tiểu thường xuyên hơn.
Những thay đổi về cơ thể và cảm xúc của bà bầu trong 3 tháng cuối
Những thay đổi về cơ thể và cảm xúc của bà bầu trong 3 tháng cuối

>>>> Mẹ bầu có thể đọc thêm 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì và những điều mẹ cần chuẩn bị để chăm sóc sức khỏe của mẹ thật tốt chào đón con ra đời!

2. Sự thay đổi trong cảm xúc

Cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì thói quen thực hiện những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối.

Mẹ bầu có thể cảm thấy căng thẳng hơn vì ngày cận sinh đã đến cận kề. Mẹ có thể hoang mang với những câu hỏi như: “Đẻ có đau lắm không?”; “Quá trình sinh con mất bao nhiêu thời gian?”. Mẹ bầu hãy cân nhắc tham gia các lớp học về sinh con. Mẹ bầu sẽ chuẩn bị tâm thế tốt hơn khi gặp gỡ những người khác có cùng mối quan tâm.

Mẹ bầu cũng có thể cảm thấy lo lắng, đặc biệt nếu đây là em bé đầu tiên. Để giữ bình tĩnh, hãy viết những suy nghĩ của mẹ bầu vào nhật ký. Ngoài ra, duy trì thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối cũng giúp mẹ bầu điều hòa cảm xúc tốt hơn.

>>>> Gần thời gian dự sinh chắc mẹ bầu cũng thắc mắc về 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo đúng không nào?

Thực hiện các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể tập thể dục trong tam cá nguyệt thứ ba; trừ khi bác sĩ có chỉ định khác. Điều quan trọng là phải chọn các hoạt động và bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tập thể dục hoặc hoạt động vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần. Ước tính là khoảng 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.

Có một số ít phụ nữ không nên thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối đó là:

  • Sinh đổi (hoặc nhiều hơn); đặc biệt nếu mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao.
  • Nhau tiền đạo sau 26 tuần của thai kỳ. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng trong thai kỳ.
  • Chuyển dạ sinh non. Đây là thời điểm bắt đầu chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  • Huyết áp cao do mang thai hoặc tiền sản giật.
  • Một số loại bệnh tim và phổi.
  • Thiếu máu trầm trọng.
  • Cắt hoặc khâu cổ tử cung. Đây là một thủ tục để đóng cổ tử cung của bạn.

Lợi ích của những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực hành những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối thường xuyên có thể mang lại lợi ích theo nhiều cách khác nhau:

  • Giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và sinh mổ.
  • Giảm đau lưng.
  • Cải thiện sức khỏe thể chất toàn diện.
  • Duy trì cân nặng hợp lý khi mang thai.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Giảm táo bón.
  • Tăng khả năng sinh thường qua đường âm đạo.
  • Giảm nguy cơ tăng cân quá mức khi mang thai.
  • Giảm nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ (tăng huyết áp).
  • Giảm nguy cơ sinh non, sinh mổ (mổ đẻ).

Lợi ích của những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu 3 tháng cuối nên tập thể dục như thế nào?

1. Bài tập cho bà bầu tháng thứ 7 là gì?

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ lưu ý rằng phụ nữ mang thai có thể tiếp tục thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối nếu nhịp tim của họ duy trì dưới 140 nhịp/phút. Điều đó có nghĩa là hầu hết các bài tập cardio đều phù hợp với mẹ bầu, miễn là bà bầu không gắng sức quá mức nhịp tim tối đa của mình.

Mẹ bầu cần đặt mục tiêu dành 30 phút cho tim mạch mỗi ngày bằng các bài tập an toàn, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu trước khi sinh và khiêu vũ. Hãy bỏ qua các bài tập thể dục có thể khiến mẹ bầu gắng sức quá mức; hoặc mất thăng bằng, chẳng hạn như kickboxing và lướt ván nước.

Mẹ bầu cũng cần tránh các động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa. Khi thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu phải trang bị áo ngực thể thao để ngăn bị tổn thương cơ do ngực đang ngày một “trổ” size.

2. Hướng dẫn tập cho bà bầu tháng thứ 8

Chỉ còn một tháng nữa thôi em bé sẽ chào đời, vì vậy sẽ rất khó khăn nếu phải tập luyện những bộ môn cần vận động nhiều. Lúc này, mẹ bầu nên tập những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn và hỗ trợ việc sinh nở thêm dễ dàng.

Trước buổi tập khoảng 1 giờ, mẹ bầu nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.

3. Bà bầu tháng thứ 9 nên tập gì?

Giờ G sắp điểm, hiện tại bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối phù hợp nhất dành cho mẹ bầu đó chính là hít thở. Hít thở đúng cách giúp vượt cạn dễ dàng hơn.

>>>> Mẹ bầu cũng lưu ý thêm Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn? để chuẩn bị quá trình sinh con thật tốt nhé!

Gợi ý bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối

1. Bài tập thở cho bà bầu 3 tháng cuối

Tập trung vào hơi thở sâu, chậm có thể giúp mẹ bầu giảm nhịp tim, ổn định huyết áp và giảm căng thẳng tinh thần; vì thở tạo điều kiện cho mẹ bầu thoát khỏi những suy nghĩ xao nhãng hoặc rối loạn. Mẹ bầu hãy nằm lòng 3 kỹ thuật sau đây nhé!

Hít thở sâu cơ bản

  • Tìm một nơi yên tĩnh, không bị phân tâm.
  • Ngồi hoặc nằm xuống ở một tư thế thoải mái và bắt đầu bằng cách hít thở bình thường.
  • Sau khi hít thở bình thường, hãy thử hít thở sâu và chậm.
  • Hít vào bằng mũi, chậm và đều đặn.
  • Cho phép ngực và dạ dày phồng lên khi mẹ bầu lấp đầy phổi của mình.
  • Cuối cùng, thở ra bằng miệng, thở ra hết cỡ.
  • Lặp lại động tác này trong vài nhịp thở.
  • Nếu mẹ bầu thấy tâm trí mình đang lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa sự tập trung trở lại với hơi thở.

Thở sâu và hình dung những hình ảnh tích cực 
Hãy làm theo các bước ở kỹ thuật đầu tiên; nhưng lần này hãy kết hợp một hình ảnh hoặc từ ngữ thư giãn để mẹ bầu tập trung vào trong quá trình thở.

Bất cứ điều gì cũng có thể hiệu quả, miễn là nó là thứ khiến mẹ bầu cảm thấy thư thái. Đó có thể là hình ảnh dòng suối trên núi, lời bài hát yêu thích của bạn hoặc có thể là điều gì đó thời thơ ấu khiến bạn cảm thấy an toàn và thoải mái.

Thở chánh niệm mỗi ngày.
Dù mẹ bầu đang ở đâu, bất cứ điều gì đang xảy ra xung quanh mẹ bầu, hãy dành một chút thời gian để tập trung vào nhịp thở. Hít thở chậm, sâu và cảm nhận không khí đi vào mũi. Thở ra hoàn toàn trước khi hít vào lại. Điều này có thể được thực hiện khi mẹ bầu đang ngồi tại bàn làm việc, khi đang lái xe ô tô, khi uống cà phê với bạn bè.

Bài tập thở

2. Bài tập yoga

Những bài tập yoga sẽ ít gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu; nhưng vẫn tăng cường sức mạnh cho lõi và sàn chậu. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu giữ thăng bằng, thoải mái cũng như hỗ trợ quá trình chuyển dạ và sinh nở. Mẹ bầu tham khảo một vài tư thế yoga gợi ý từ MarryBaby nhé!

  • Xoay cổ và vai nhẹ nhàng: Lắc đầu qua lại, rồi xoay theo vòng tròn theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ cùng với hơi thở nhẹ nhàng chậm rãi. Tương tự, xoay bả vai qua lại, lên xuống, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi động tác 3 – 5 lần.
  • Xoay toàn vai: Đặt các đầu ngón tay phải lên trên vai phải và tương tự với bên trái. Từ từ xoay cánh tay và khớp vai xung quanh, như thể mẹ bầu đang vẽ một vòng tròn lớn bằng đầu khuỷu tay. Mở rộng cử động xoay hoàn toàn vào khớp vai. Thực hiện động tác này 5 lần một chiều, sau đó đảo ngược hướng trong 5 vòng. Lặp lại ở phía bên trái.
  • Xoay mắt cá chân: Co chân phải vào trong và đặt bàn chân phải qua đầu gối trái. Dùng tay trái để giữ các ngón chân phải. Cố định cổ chân phải bằng tay phải. Nhẹ nhàng xoay mắt cá chân phải theo một vòng tròn lớn. Thực hiện nhẹ nhàng 10 lần mỗi hướng; sau đó 10 lần xoay mỗi hướng với mắt cá chân còn lại; phối hợp động tác với nhịp thở chậm và nhẹ nhàng.

[inline_article id=186693]

3. Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng

  • Đi dạo: Mẹ bầu nhớ sắm cho mình một đôi giày thoải mái và hỗ trợ cho việc đi bộ. Nếu mẹ bầu thấy lưng dưới hoặc xương chậu của mình bị đau khi đi bộ; hãy thử đeo nẹp lưng hoặc khung xương chậu để được hỗ trợ thêm. Đối với đau lưng hoặc vùng chậu nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để xác định loại bài tập hỗ trợ và tăng cường nào là cần thiết.
  • Các bài tập cơ bắp săn chắc: Nếu bạn đang muốn làm săn chắc cơ và cải thiện sức mạnh; các bài tập đơn giản như squat, nâng cánh tay với tạ trọng lượng thấp, chống đẩy lên tường, nâng chân, v.v. là rất tốt vì chúng có tác động thấp và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.
  • Bài tập cơ đáy chậu: Mặc dù các bài tập sàn chậu có thể không mang lại hiệu quả tập luyện toàn thân tốt; nhưng chúng giúp tăng cường sức mạnh cho sàn chậu; điều này rất quan trọng đối với quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở, sau sinh và nhiều năm sau đó.

Bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu 3 tháng cuối

4. Bài tập hỗ trợ chuyển dạ

Tư thế em bé: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối này giúp kéo dài cơ sàn chậu và giảm bớt sự khó chịu. Các bước thực hiện như sau:

  • Quỳ xuống và ngồi trên gót chân.
  • Sau đó từ từ ngả người về phía trước và dang tay dài ra trước mặt.
  • Thở sâu. Mẹ bầu cũng có thể chống khuỷu tay xuống đất ở phía trước và hai tay đỡ đầu.
  • Mẹ bầu có thể phải dang hai đầu gối ra xa nhau để tạo khoảng trống cho bụng.
  • Chú ý không nâng hông cao hơn tim. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để biết các hướng dẫn khác dành riêng cho mẹ bầu.

[inline_article id=180904]

Squat sâu: Động tác này giúp thư giãn và kéo dài cơ sàn chậu và kéo căng đáy chậu.

  • Đứng với hai chân rộng hơn chiều rộng hông.
  • Từ từ ngồi xổm xuống hết mức có thể với hai tay ép vào nhau trước mặt.
  • Bác sĩ có thể trao đổi với mẹ bầu về tần suất và số lần squats mà mẹ bầu nên thực hiện.

Phình tầng sinh môn

Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối này giúp mẹ bầu có thể rặn đẻ mà không phải nín thở. Phình tầng sinh môn chỉ nên tập vào ba tuần cuối của thai kỳ. Đừng tập thường xuyên vì nó có thể gây áp lực quá mức lên sàn chậu.

Mẹ bầu hãy thực hiện ở những tư thế chuyển dạ và sinh nở theo kế hoạch.

  • Ngồi trên một chiếc khăn nhỏ chạy dọc theo chiều dài từ trước ra sau.
  • Nhẹ nhàng ấn phần đáy chậu hoặc vùng giữa âm đạo và trực tràng vào khăn.
  • Hãy nghĩ đến việc nhẹ nhàng di chuyển xương ngồi ra xa; và di chuyển xương cụt ra khỏi xương mu.

Mẹ bầu nhớ chăm chỉ thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để chuẩn bị nhiều sức khỏe; đón con yêu chào đời nha!

 

Categories
Mang thai

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết năm 2023

Sắp tới Tết Nguyên Đán rồi, mẹ bầu hãy chuẩn bị tút tát cho bản thân để đi chơi và chụp những bộ ảnh siêu đẹp lưu giữ kỷ niệm nha! MarryBaby gợi ý 10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết năm 2023; cũng như cách giúp mẹ bầu chăm sóc tóc tốt hơn trong thời gian thai kỳ.

Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?

Trước khi tìm hiểu các kiểu tóc ngắn cho bà bầu; phụ nữ mang thai cần lưu tâm đến những ảnh hưởng của kỳ mang thai đối với tóc; sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm cho tóc mẹ bầu dày hơn hoặc mỏng hơn.

1. Tóc mẹ bầu có thể trở nên dày hơn

Tóc có một chu kỳ sống tự nhiên. Từng sợi tóc riêng lẻ mọc lên, sau đó nghỉ 2 hoặc 3 tháng trước khi được đẩy ra ngoài bởi một sợi tóc mới mọc trong nang đó (lớp vỏ hình ống bao quanh sợi lông bên dưới da). Khi mang thai, chu kỳ này thay đổi. Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy tóc dày hơn vào khoảng tuần thứ 15 của thai kỳ.

Điều này không phải vì bản thân mỗi sợi tóc trở nên dày hơn, mà vì tóc ở lâu hơn trong giai đoạn phát triển của chu kỳ mang thai, có nghĩa là ít tóc rụng hơn bình thường. Điều này là do sự gia tăng hormone estrogen.

Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai
Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?

2. Tóc mẹ bầu có thể trở nên mỏng hơn

Một số phụ nữ gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều hơn khi mang thai. Điều này là do giảm estrogen, hoặc những lý do như sau:

  • Ngừng uống thuốc tránh thai.
  • Phá thai, sẩy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sự mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai.

Phụ nữ cũng thường bị rụng tóc sau khi sinh con vì lượng estrogen trở lại mức bình thường. Điều này làm cho tóc bổ sung từ giai đoạn tăng trưởng chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi; vì vậy tóc mẹ sau sinh rụng nhiều hơn bình thường cho đến khoảng 3-4 tháng sau khi con chào đời.

Tình trạng rụng tóc này thường không có gì đáng lo ngại; sự phát triển tóc sẽ trở lại bình thường vào thời điểm con được khoảng 12 tháng tuổi. Nếu bạn cảm thấy rụng tóc quá nhiều hoặc tóc không phát triển trở lại bình thường sau 12 tháng; hãy nói chuyện với bác sĩ.

Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu được hay không?

Chọn được kiểu tóc ngắn cho bà bầu là một chuyện; thêm chút màu sắc cho mái tóc của mình cũng là điều mẹ bầu quan tâm. Các bác sĩ thì không khuyến khích mẹ sử dụng các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc. Nhưng nếu các mẹ vẫn muốn làm đẹp tóc thì nên lưu ý:

  • Đeo găng tay nếu mẹ bầu tự nhuộm tóc.
  • Đảm bảo không để thuốc nhuộm tóc lâu hơn thời gian cần thiết.
  • Nhuộm tóc trong phòng thông gió tốt.
  • Rửa sạch da đầu sau khi nhuộm.
  • Làm theo hướng dẫn trên gói thuốc nhuộm tóc.
  • Không trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác nhau.
  • Nên thử phản ứng với thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ, theo dõi trong 48 tiếng; nếu có phản ứng bất thường (ngứa, nổi mẩn,…) thì tuyệt đối không sử dụng.
  • Chọn sản phẩm của hãng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng.
  • Không được nhuộm hoặc tẩy lông mày, lông mi.
  • Chú ý đọc những phản ứng phụ và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu được hay không
Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu cần hết sức cẩn thận

Nếu mẹ bầu không chắc chắn về cách làm tóc ngắn cho bà bầu; hãy nói chuyện với bác sĩ về việc các phương pháp chăm sóc, làm đẹp tóc có đủ an toàn để sử dụng trong thai kỳ hay không.

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm Bí quyết làm đẹp sau sinh với dầu dừa, mẹ đã biết chưa? để biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn sau khi chào đón con ra đời!

Làm thế nào để chọn sản phẩm chăm sóc tóc ngắn cho bà bầu?

1. Dầu gội và dầu xả có thành phần từ thiên nhiên

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên trong thai kỳ là điều rất quan trọng. Mẹ bầu có thể chọn chúng dựa trên loại tóc. Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu hãy xem xét các thành phần trong chai dầu gội và dầu xả.

Những thành phần nổi bật chắc chắn sẽ là tơ thủy phân và protein lúa mì; dầu Argan, bơ hạt Murumuru; chiết xuất củ cải đường. Chọn dầu gội tự nhiên với chất tẩy rửa làm từ dừa thay vì Sulphates để làm sạch tóc mà không làm mất đi độ ẩm của tóc. Tránh các chất độc có hại như Parabens, SLS, Dầu khoáng, PEG và nước hoa tổng hợp.

2. Mua mặt nạ cho tóc

Tóc rụng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu sốt sắng tìm giải pháp để giảm thiểu tình trạng này. Mẹ bầu có thể lựa chọn các thành phần như hạt cỏ cà ri, gel lô hội, dầu thầu dầu để mái tóc luôn khỏe mạnh. Mẹ bầu cũng có thể đắp mặt nạ tóc tự nhiên giàu Keratin và Dầu Argan Ma-rốc để nuôi dưỡng; dưỡng ẩm cho tóc và giảm khô xơ.

3. Sử dụng tinh chất dưỡng tóc

Một trong những món đồ cần phải có để chăm sóc cho mái tóc khi mang thai là tinh chất dưỡng tóc; có thành phần tự nhiên! Tinh chất này phải chứa các thành phần hoạt tính như dầu Argan Ma-rốc, lúa mì, hạt đậu và protein yến mạch, dầu Marula và axit amin.

Các thành phần tự nhiên thiết yếu này bảo vệ tóc khỏi tác hại của môi trường và sửa chữa cấu trúc tóc. Nó cũng giúp làm mềm các lớp biểu bì của tóc và làm cho tóc bớt xoăn hơn. Serum dưỡng tóc chứa protein tự nhiên giúp bảo vệ, phục hồi và làm mềm mượt tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.

>>>> Mẹ bầu xem thêm Cách làm đẹp cho bà bầu luôn trẻ trung và quyến rũ

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết 2023

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết 2022

2023 là năm các kiểu tóc ngắn cho bà bầu lên ngôi. Vốn dĩ, tóc ngắn được ưa chuộng bởi sự trẻ trung mà nó mang lại. 10 kiểu tóc dưới đây có thể phù hợp cho bầu ăn Tết.
  • Tóc ngắn uốn cụp: Kiểu tóc không hề kén chọn gương mặt, giúp chị em che đi những nhược điểm, tạo cảm giác thon gọn trông thấy.
  • Tóc ngang vai uốn xoăn đuôi: Kiểu tóc không hề kén mặt hay màu da, tạo vẻ đẹp bên ngoài mang đậm sự tinh tế, phóng khoáng và cuốn hút vô cùng.
  • Tóc ngắn kết hợp mái thưa: Sự kết hợp hài hòa này đã tạo cho phái đẹp một diện mạo hoàn toàn mới, giúp bạn ăn gian đến vài tuổi mà chẳng cần trang điểm.
  • Tóc ngắn để mái dài: Kiểu ngang vai kết hợp với mái dài sẽ là sự lựa chọn thông minh mà mẹ bầu nhất định phải thử trong năm 2023.
  • Tóc bob: Kiểu đầu bob chỉ thích hợp với gương mặt V-line, trái xoan; còn với những cô nàng sở hữu mặt tròn, bụ bẫm thì kiểu tóc này sẽ làm lộ những khuyết điểm.
  • Tóc bob kết hợp để mái chéo nhằm giúp gương mặt cá tính, trẻ trung.
  • Tóc ngắn duỗi thẳng: Mang phong cách nhẹ nhàng; nữ tính thích hợp với mọi khuôn mặt từ mặt tròn, dài, vuông cho đến trái xoan.
  • Tóc tém: Kiểu tóc này giúp mẹ bầu dễ dàng che đi những khuyết điểm; 2 bên mái ôm trọn lấy khuôn mặt từ đó tạo hiệu ứng gọn gàng, năng động.
  • Tóc ngắn nhuộm màu sáng: Những kiểu tóc ngang vai kết hợp với tone màu sáng sẽ giúp tôn lên làn da trắng của mình.
  • Ngang vai uốn xoăn sóng: Để tránh sự nhàm chán cho kiểu tóc ngang vai; mẹ bầu nên kết hợp uốn xoăn sóng nhằm tạo sự bồng bềnh, gợi nét đẹp sành điệu.

Làm đẹp khi mang thai nên được chú ý nhưng cần phải có sự chọn lọc. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bất kỳ một kiểu tóc ngắn cho bà bầu nào nhé!