Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Khi mua máy hút sữa, các mẹ thường “mách” nhau nên lựa chọn máy giúp tiết kiệm thời gian, sử dụng hút êm với mức giá hợp túi tiền. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mẹ bầu cần biết là cách chọn size phễu máy hút sữa phù hợp; vừa vặn để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh tình trạng đầu ty bị đau rát, khó chịu.
1. Cách đo size phễu máy hút sữa chuẩn nhất
Để biết cách chọn size phễu máy hút sữa, các mẹ sẽ cần hiểu làm thế nào để đo núm vú của mình. Các bước thực hiện như sau:
Đầu tiên, các mẹ lấy thước dây hoặc thước kẻ.
Sau đó, các mẹ đo đường kính hoặc chiều ngang của núm vú tính bằng milimét. Lưu ý, mẹ không nên đo phần quầng vú của mình (phần lớn hơn xung quanh núm vú).
Chọn kích thước phễu dựa trên số đo của mẹ.
Các kích thước phễu phổ biến tương ứng với số đo núm vú như sau:
Nếu số đo đến 17mm, hãy sử dụng kích thước 21mm.
Nếu số đo đến 20mm, hãy sử dụng kích thước 24mm.
Nếu số đo đến 23mm, hãy sử dụng kích thước 27mm.
Nếu số đo đến 26mm, hãy sử dụng kích thước 30mm.
Nếu số đo đến 32mm, hãy sử dụng kích thước 36mm.
Nếu nhà sản xuất máy hút sữa của mẹ không cung cấp những kích thước nêu trên; hãy tìm kích thước gần nhất tiếp theo.
[inline_article id=173102]
2. Cách chọn size phễu máy hút sữa: Cần lưu ý những gì?
Rất nhiều mẹ không biết: Phễu máy hút sữa cũng cần lựa chọn size phù hợp
Giống như áo ngực hay giầy dép, mỗi mẹ sẽ có size cỡ riêng! Vì thế, mẹ cũng cần lựa chọn phễu hút theo size để vừa vặn với mẹ.
Một điểm nữa khiến các mẹ không biết cách chọn size phễu máy hút sữa; và không để ý tới size phễu là do phần lớn các thương hiệu máy hút sữa trên thị trường chỉ cung cấp duy nhất 1 size phễu đi kèm với máy.
Và khi mẹ mua máy về, mẹ cũng mặc nhiên sử dụng size phễu duy nhất ấy, bất kể phễu có vừa với mẹ hay không.
Thậm chí rất nhiều mẹ sử dụng máy hút sữa ròng rã tới cả năm trời mới “đau khổ” biết mình không biết cách chọn size phễu máy hút sữa; và đang sử dụng phễu hút không vừa vặn.
Với những nội dung trong bài viết, hy vọng mẹ đã biết cách chọn size phễu máy hút sữa; cũng như hiểu tầm quan trọng của việc chọn đúng size phễu giúp bảo vệ sức khỏe của mình.
Quan hệ tình dục là một trong những khía cạnh quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng. Nhiều ông bố, bà mẹ tỏ ra lo lắng và băn khoăn về vấn đề quan hệ tình dục trong thai kỳ vì nhiều lí do mà quan trọng nhất là sợ ảnh hưởng đến thai nhi.Trong tam cá nguyệt thứ ba; chẳng hạn khi thai 7 tháng; nhiều mẹ băn khoăn liệu quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?
Tin vui cho các cặp vợ chồng đang và sắp sửa có con; nếu bạn đã có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho đến nay; thì việc quan hệ tình dục khi mang thai với một số biện pháp phòng ngừa là cần thiết và an toàn.
Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Cần lưu ý sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu trước
Trước khi biết quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không; bạn sẽ cần hiểu rõ hơn những sự thay đổi thể chất, tâm lý của mình trong giai đoạn này.
1. Cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối thay đổi như thế nào?
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các cử động của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn. Những cảm nhận về chuyển động của bé thường đi kèm với các dấu hiệu và sự thay đổi thể chất khác, bao gồm:
Các cơn co thắt Braxton Hicks. Bạn có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ ở bụng. Thường quan sát rõ vào buổi chiều hoặc buổi tối; không thể dự báo trước; không gây đau và không gây ra chuyển dạ thật sự.
Đau lưng. Hormone thai kỳ làm giãn các mô liên kết giữ xương, đặc biệt là ở vùng xương chậu; cũng như thai lớn nặng nề, tăng trưởng nhanh có thể gây khó chịu cho lưng.
Hụt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị hụt hơi; do đó, hãy thực hành tư thế tốt để phổi có nhiều không gian mở rộng hơn.
Ợ nóng. Hormone thai kỳ làm giãn van giữa dạ dày và thực quản cũng như sự chèn ép của thai có thể tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng.
Giãn tĩnh mạch. Tuần hoàn máu gia tăng; dãn mạch, chèn ép hồi lưu tĩnh mạch có thể gây ra các tĩnh mạch nhỏ màu đỏ tía (tĩnh mạch mạng nhện) xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay chân của bạn.
Đi tiểu thường xuyên. Khi em bé di chuyển sâu hơn vào khung xương chậu, bạn sẽ cảm thấy áp lực lên bàng quang của và đi tiểu thường xuyên hơn.
2. Sự thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba
Khi ngày sinh càng gần, những thay đổi sinh lý khiến thai phụ mệt mỏi hơn cũng như nỗi lo về việc sinh con; chăm sóc con và khôi phục sức khỏe, vóc dáng sau sinh có thể trở nên dai dẳng hơn. Bạn cũng thấy bứt rứt với câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Đẻ sẽ đau như thế nào và kéo dài trong bao lâu?
Bạn sẽ phải đối phó như thế nào? Đặc biệt nếu đây là em bé đầu tiên hoặc khi không có hoặc ít nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Bác sĩ thường yêu cầu thai phụ theo dõi thai kỹ hơn; vì những biến chứng cấp tính có thể xảy ra cũng khiến việc mang thai trong 3 tháng cuối trở nên áp lực hơn.
[inline_article id=181218]
Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?
Câu trả lời cho câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là hoàn toàn ổn; nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bằng cách sử dụng các tư thế quan hệ được đề nghị; quan hệ tình dục có thể được tiếp tục cho đến tháng cuối cùng của thai kỳ.
Bạn nên tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn khi mang thai; vì bệnh trĩ có thể gây chảy máu trực tràng; và làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó chịu và đau đớn.
1. Quan hệ khi mang thai 7 tháng có gây chuyển dạ?
Bạn có thể suy nghĩ nhiều về việc quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không vì bạn sợ hoạt động này sẽ gây chuyển dạ sinh.
Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ ba; đa số các thai phụ đều sẽ thấy xuất hiện các cơn co sinh lí, gọi là cơn co Braxton- Hicks, cảm nhận về cơn co này có thể khác nhau tuỳ từng người nhưng đều là những cơn co ngắn, tần số thưa thớt, không gây ra chuyển dạ thật sự. Không có can thiệp y khoa nào có thể và được cho là cần thiết để làm mất cơn co này vì nó hoàn toàn bình thường.
Braxton-Hicks có thể sẽ hết khi nghỉ ngơi; hoặc uống nước; hoặc thay đổi vị trí. Nhưng nếu các cơn co xuất hiện đều đặn hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn; kèm theo bất kì những thay đổi nào như ra huyết âm đạo thì nên tìm đến trợ giúp và khám xét y tế ngay.
Tinh dịch có chứa prostaglandin: Trong quá trình quan hệ, khi xuất tinh vào âm đạo, những chất prostagladin này sẽ lắng đọng gần cổ tử cung; có thể giúp làm mềm cổ tử cung để chuẩn bị cho quá trình giãn nở; và thậm chí có thể khiến tử cung co lại.
Oxytocin hay còn gọi là “hormone tình yêu” được tiết ra khi đạt cực khoái. Đây là dạng hormone tự nhiên do cơ thể người phụ nữ tiết ra; có thể gây ra các cơn gò tử cung mạnh, nó được ứng dụng trong khởi phát chuyển dạ và hổ trợ cầm máu sau sinh.
Tuy nhiên thực tế nghiên cứu ghi nhận thấy, với thai kỳ khoẻ mạnh và không biến chứng; việc quan hệ tình dục đúng cách không những không gây ra chuyển dạ sinh non mà còn tạo hưng phấn, thoải mái tinh thần, giảm căng thẳng cho cả bố và mẹ.
Để trả lời câu hỏi: “Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?” Ngoại trừ những trường hợp liệt kê bên dưới; thì quan hệ tình dục trong giai đoạn này là an toàn và có nhiều lợi ích.
[inline_article id=57448]
2. Quan hệ tình dục có gây hại cho thai nhi không?
Một trong những điều khiến bố mẹ lo lắng với câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là sự an toàn của con. Nhìn chung, quan hệ tình dục khi mang thai khá an toàn. Bạn sẽ không làm tổn thương thai nhi vì em bé đã được bảo vệ bằng nước ối và cổ tử cung của bạn.
Nếu bạn vẫn băn khoăn liệu quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không; bạn nên thảo luận với đội ngũ chăm sóc y tế và bác sĩ của mình. Điều này giúp bạn xóa bỏ những quan niệm sai lầm về quan hệ khi mang thai; giảm thiểu các rào cản; và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn ngăn cản hai vợ chồng tận hưởng trải nghiệm tình dục.
Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Có, nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây
Với mẹ bầu khỏe mạnh, không có dấu hiệu hay tiền sử bệnh tật bất thường nào, chuyện “yêu đương” vốn dĩ là thoải mái. Tuy nhiên, nếu đã từng hoặc đang phải đối mặt với một trong trường hợp sau, tốt nhất bà bầu nên từ chối khi được hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?
1. Có tiền sử bị sảy thai liên tiếp
Với các mẹ đã từng có tiền sử bị sảy thai, chuyện kiêng kị “yêu đương” trong thai kỳ là điều cần thiết. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh quan hệ vào những tháng đầu mang thai, hoặc kiêng vào thời điểm sảy thai của lần trước.
2. Bị động thai hoặc có dấu hiệu sảy thai
Khi phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, chẳng hạn như ra máu âm đạo, đau bụng hoặc xuất hiện những cơn co thắt tử cung, bà bầu không nên quan hệ tình dục trong thời gian này. Thay vào đó, đi thăm khám bác sĩ và nghỉ dưỡng để giữ an toàn cho thai nhi.
3. Mắc bệnh lây qua đường tình dục
Những bệnh lây qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, dù là bà bầu hay anh xã; khi có dấu hiệu mắc các bệnh này; tốt nhất nên điều trị khỏi hẳn trước khi có ý định tiếp tục quan hệ khi mang thai.
4. Nguy cơ từ bệnh viêm âm đạo
Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh viêm âm đạo; vi khuẩn sẽ lợi dụng trong quá trình quan hệ tình dục “xâm nhập” vào tử cung gây hại cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện “yêu đương” khi chưa điều trị bệnh xong.
5. Bất thường về nhau thai
Khi mẹ bầu gặp bất cứ vấn đề gì về bất thường nhau thai như bệnh nhau tiền đạo; nhau bám thấp, mạch máu tiền đạo… thì việc quan hệ tình dục có thể gây chảy máu ồ ạt, nếu tình trạng không ổn đinh, bác sĩ phải ưu tiên cứu mẹ trước. Do đó, để giữ an toàn cho thai nhi và cả bản thân; mẹ nhớ kiêng quan hệ nếu gặp những bất thường này.
6. Thường xuyên xuất hiện cơn co thắt
Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị co thắt tử cung, nhưng đó là dấu hiệu tương đối bình thường. Chuyện chỉ trở nên nghiêm trọng khi co thắt diễn ra quá thường xuyên và càng lúc càng làm mẹ đau đớn. Lúc này, bạn cần đi thăm khám để theo dõi tình hình thai kỳ, đồng thời tránh xa chuyện “yêu đương”.
[inline_article id=242302]
7. Xuất hiện triệu chứng suy tử cung hay hở eo tử cung
Cổ tử cung trong thai kỳ đóng kín và chỉ mở ra khi mẹ bầu đang trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu phải đối diện với tình trạng cổ tử cung mở sớm từ khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Đây được gọi là hiện tượng suy tử cung.
Thời điểm này cực kỳ nhạy cảm; chỉ một tác động nhẹ vào tử cung cũng có thể làm mẹ bầu lâm vào rủi ro sảy thai, sinh non. Vì vậy, kiêng “yêu đương” là điều quan trọng và cực kỳ cần thiết.
8. Có dấu hiệu rỉ ối
Nước ối rò rỉ sớm trước 37 tuần chính là dấu hiệu cảnh báo không nên quan hệ. Chỉ một chút “phá lệ” cũng có thể dẫn đến rủi ro sảy thai, sinh non; hoặc nhiễm trùng nước ối.
Một trong những yếu tố quan trọng khi tìm hiểu về việc quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là tư thế an toàn. Dưới đây là một vài tư thế mà bạn có thể muốn thử để giao hợp an toàn và thoải mái.
Vị trí úp thìa là một vị trí ấm cúng và thoải mái cho chiếc bụng ngày càng lớn của mình. Bạn nằm nghiêng để anh ấy đi vào bạn từ phía sau. Tương tự tư thế này; bạn cũng có thể nằm nghiêng 1 chân co, 1 chân duỗi để chồng có thể đi vào từ phía sau.
Vị trí bạn nằm trên người bạn đời của mình là một tư thế rất thoải mái trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bạn có thể kiểm soát tốc độ theo sự thoải mái của mình. Chỉ cần đảm bảo rằng anh ấy không thâm nhập quá sâu vào trong.
Vị trí cạnh giường cũng được khuyến khích trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nằm xuống mép giường, đặt chân xuống sàn. Chồng của bạn có thể đứng hoặc cúi xuống để vào bạn. Chỉ cần cẩn thận nói với anh ấy rằng bạn muốn anh ấy chậm rãi và nhẹ nhàng.
[inline_article id=194243]
Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, MarryBaby hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?” Dù bạn đang ở trong tam cá nguyệt nào; hãy yên tâm rằng tình dục là một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc! Miễn là bác sĩ của bạn cho phép; bạn có thể làm những gì bạn cảm thấy tốt; cho dù đó là hành động nô đùa hay âu yếm.