Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Giải đáp thắc mắc thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH hay không

Theo luật hiện hành, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản trong 6 tháng. Thế nhưng, thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH hay không vẫn là điều nhiều người còn phân vân. Ở bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp điều đó để mẹ bầu yên tâm nghỉ sinh con nhé!

Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?
Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?

Lao động khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không?

Mỗi một người lao động khi đi làm trong các công ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước… phải tham gia BHXH và mỗi mức đóng được tính trên cơ sở tiền lương hàng tháng của họ (Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm Xã hội, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định).

Theo quyết định 959/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội là 26%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị sử dụng người lao động đóng 18%. Trong 18% đơn vị đóng gồm có 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 14% còn lại vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, chúng ta biết việc tham gia BHXH, giúp người lao động đảm bảo được quyền lợi về ốm đau, bệnh tật, thai sản, hưu trí, tử tuất… Theo đó, khi phụ nữ nghỉ sinh con, họ được nhận tiền thai sản theo đúng quy định của Bảo hiểm thai sản.

Thế nhưng, trong thời gian nghỉ thai sản có phải đóng BHXH hay không? Về vấn đề này, Luật bảo hiểm xã hội quy định trong 2 điều cụ thể sau:

– Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11, Điều 35, tại Khoản 2 quy định chế độ thai sản như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”.

– Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Điều 39, tại Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Gợi ý cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Như vậy, căn cứ vào hai văn bản pháp luật nêu trên, nếu thời gian nghỉ thai sản ít hơn 14 ngày thì người lao động vẫn phải đóng BHXH trong tháng nghỉ việc. Trong trường hợp lao động có thời gian nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên, với câu hỏi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm hay không thì lao động và người sử dụng lao động không cần đóng BHXH trong tháng nghỉ việc đó.

Quy định này có hiệu lực kể từ năm 2016 trở đi. Bởi trước đó, năm 2015, thời gian nghỉ việc trong tháng không phải là căn cứ để quyết định việc lao động đóng và hưởng BHXH.

Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?
Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?

Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?

Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH? Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11, tại Điều 35, Khoản 2: “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội…”, chúng ta có thể khẳng định rằng người lao động được tính thời gian đóng BHXH trong thời gian nghỉ sinh.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH hay không là có bạn nhé!

Thời gian nghỉ thai sản có tính hưởng BHXH một lần hay không?

Theo Khoản 2, Điều 60 của Bộ Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần sẽ được căn cứ vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động. Mặt khác, như chúng ta đã biết, thời gian nghỉ thai sản vẫn tính là thời gian đóng BHXH, do vậy, thời gian nghỉ thai sản vẫn sẽ tính vào thời gian để hưởng BHXH một lần.

Một số quy định khác của Luật BHXH cần lưu ý

Bên cạnh các khoản đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), thì bạn và gia đình cũng cần quan tâm đến bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi nghỉ thai sản. Bởi tất cả điều này đều liên quan đến quyền lợi thiết thực của người lao động nữ khi nghỉ sinh con.

♦ Bảo hiểm y tế khi nghỉ thai sản

Theo Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 46/2014/QH13 và Luật 25/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung, khi lao động nghỉ việc và hưởng BHXH theo quy định của Luật thì mức đóng Bảo hiểm y tế tối đa chiếm 6% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ thai sản. Và Bảo hiểm xã hội sẽ đóng khoản tiền BHYT này.

Như vậy, lao động nghỉ thai sản theo đúng Luật BHXH thì vẫn sẽ phải đóng BHYT. Thế nhưng, tổ chức BHXH sẽ phải chịu trách nhiệm đóng khoản này và người lao động không phải chi trả.

Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?
Thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH?

♦ Bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ thai sản

Căn cứ vào Điều 11 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản của người lao động từ 14 ngày trở lên, hưởng trợ cấp BHXH, đồng thời không nhận lương tại đơn vị làm việc thì không thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Tức là trong thời gian này lao động không phải đóng BHTN.

♦ Thời gian nghỉ thai sản có tính hưởng BHTN hay không?

Theo Khoản 1 Điều 38 của Quyết định 959/QĐ- BHXH, thời gian nghỉ thai sản của lao động từ 14 ngày trở lên không phải là đối tượng đóng BHTN và không tính thời gian đóng BHTN. Vì vậy, khi làm thủ tục thất nghiệp, khoảng thời gian đã nghỉ thai sản của người lao động sẽ không được tính vào mục này.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi

♦ Nghỉ thai sản có bị trừ phép năm?

Căn cứ vào Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian làm việc và cũng là căn cứ để tính phép năm. Vì vậy, khoảng thời gian mà người lao động nữ nghỉ sinh con theo đúng luật (6 tháng) không bị trừ vào phép năm.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thời gian nghỉ thai sản có được tính đóng BHXH hay không và một số quy định khác của Luật BHXH. Bạn tham khảo để đảm bảo quyền lợi cho mình khi nghỉ thai sản nhé!

[inline_article id=179147]

Hương Hoa

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai giáo tháng thứ 7 cho bé yêu phát triển toàn diện

Đến với tháng thứ 7 của thai kỳ, bé lúc này đã đã có khuôn mặt và diện mạo gần như hoàn chỉnh, cùng với đó là hệ thần kinh phát triển. Vậy mẹ cần thai giáo tháng thứ 7 như thế nào để phù hợp với giai đoạn này của bé yêu?

thai giáo tháng thứ 7

Thai giáo là gì?

Thai giáo là một trong những phương pháp giáo dục trẻ được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Phương pháp này thực hiện ngay khi bé còn trong bào thai, nhằm kích thích sự phát triển các tiềm năng cũng như về thể lực và trí tuệ của trẻ. Ở nước ta, phương pháp thai giáo còn khá mới mẻ, vậy nên nhiều người đã mắc sai lầm khi thực hiện.

Thai giáo được bố mẹ áp dụng nhằm mục đích:

  • Tạo ra một môi trường tuyệt vời trong và ngoài cơ thể mẹ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngay thời điểm nằm trong bụng mẹ, thai nhi đã có sự phát triển ổn định về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Nhằm tạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi.
  • Giúp bố mẹ trang bị những kiến thức trong việc nuôi dạy bé, làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho việc giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 như thế nào?

Vào thời điểm tại tháng thứ 7, da trẻ sẽ căng hơn, đỡ nhăn nheo và các nếp nhăn ở da tay chân và cơ thể sẽ được bồi đắp một cách liên tục. Não bộ của bé cũng lớn dần và hệ thần kinh chuyển đổi phát triển một cách hoàn chỉnh.

Song song với sự phát triển đó, bé cũng bắt đầu xoay trong bụng mẹ, xoay lên, xoay xuống, xoay ngang hông và thậm chí là xoay đầu ngang rốn.

Móng tay móng chân của bé đã được hoàn thiện, một số bé khi ra đời còn phải được cắt móng vì sợ bé có thể tự làm mình bị thương. Phổi của bé cũng bắt đầu sản xuất một chất cho phép phổi được mở rộng và co bóp đúng cách. Không những thế, bé khi này đã có thể đóng mở to mắt, không còn ti hí nữa.

Với sự phát triển nhanh chóng này của bé, mẹ bầu đừng quên thai giáo tháng thứ 7 để đem lại những điều tuyệt vời nhất cho đứa con bé bỏng của mình nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Mách mẹ cách trò chuyện cùng thai nhi

Lợi ích của thai giáo tháng thứ 7 cho mẹ và bé

thai giáo tháng thứ 7

Tháng thứ 7 là thời điểm khá nặng nề và mệt mỏi cho mẹ bầu, hãy tìm cho bản thân mình những cách thai giáo tháng thứ 7 để làm nhẹ nhàng tâm trạng của mình.

Các bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ dần được hình thành từng ngày. Việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng cách theo từng giai đoạn sẽ giúp bé kích thích toàn bộ các giác quan, trẻ lớn lên sẽ phản xạ nhanh và linh hoạt hơn. Dưới đây là một số lợi ích mà mẹ và bé nhận được khi tiến hành thai giáo:

  • Phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
  • Em bé được thai giáo đúng cách sẽ trở nên thông minh hơn, chỉ số IQ có thể tăng lên nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.
  • Việc thai giáo còn có thể giúp trẻ phản xạ một cách tốt hơn.
  • Thai giáo còn làm tăng chỉ số cảm xúc ở bé, giúp bé tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này.
  • Thai giáo là con đường ngắn nhất có thể gắn kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhi.
  • Thực hiện thai giáo còn giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng trầm cảm.

Các phương pháp thai giáo tháng thứ 7

Đến thời điểm hệ thống thần kinh, não bộ và các giác quan của bé yêu đã phát triển và ngày càng hoàn thiện thì việc áp dụng thai giáo tháng thứ 7 lúc này sẽ giúp bé yêu tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức được dạy một cách tốt nhất. Từ đó, giúp kích thích phát triển bộ não, cho bé trở nên thông minh từ trong bụng mẹ.

Có một số phương pháp sau mẹ có thể áp dụng:

1. Phương pháp thai giáo tháng thứ 7 bằng ánh sáng

thai giáo tháng thứ 7

Đến thời điểm này thị giác của bé đã tương đối phát triển hoàn thiện, dù chưa thể nhìn rõ, nhưng bé vẫn có thể nhận biết được ánh sáng và bóng tối. Lúc này, mẹ có thể áp dụng phương pháp thai giáo tháng thứ 7 bằng 2 cách:

– Mẹ dùng đèn pin chơi đùa cùng với bé. Để thực hiện cách thai giáo tháng 7 này, mẹ hãy sử dụng một chiếc đèn pin nhỏ chiếu lên bụng và bật tắt liên tục. Hãy chờ trong vài giây, bé sẽ có những phản ứng lại với mẹ đấy nhé. Mẹ hãy thường xuyên chơi trò này cùng bé vào ban ngày. Đây cũng là phương pháp dạy bé phân biệt giữa thời gian chơi và ngủ.

– Mẹ cũng nên đi dạo và ngắm cảnh ở một không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Đây cũng là một trong những cách thai giáo tháng thứ 7 hợp lý dành cho bé, bởi nó vừa thai giáo ánh sáng, vừa là thai giáo vận động, vừa là thai giáo cảm xúc.

Ánh sáng tự nhiên rất tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy chọn nơi trong lành và nhiều cây xanh, đi dạo thật chậm rãi, tận hưởng thiên nhiên. Việc này cũng góp phần giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, tạo nên những cảm xúc tích cực.

2. Phương pháp thai giáo tháng thứ 7 bằng âm nhạc

Nhạc thai giáo tháng thứ 7 có thể là những bài hát truyền thống, những bài hát mang làn điệu dân ca, bài hát ru hoặc thậm chí những bản nhạc không lời có giai điệu du dương để mẹ bầu có thể thư giãn. Âm nhạc trong giai đoạn này giúp kích thích tối ưu sự phát triển bộ não và thính giác của thai nhi.

Bên cạnh đó, việc cho con yêu nghe nhạc còn giúp bé hình thành và phát triển tính cách tốt đẹp sau khi chào đời. Bé sẽ là một em bé vui vẻ, hoạt bát, năng động và luôn biết yêu thương mọi người. Vậy nên, mẹ đừng quên nhạc thai giáo tháng thứ 7 cho con yêu nhé!

thai giáo tháng thứ 7

3. Phương pháp thai giáo tháng thứ 7 bằng cách đọc truyện cho bé nghe

Cuối tam cá nguyệt thứ hai, bé đã bắt đầu nghe được những âm thanh bên trong cơ thể của mẹ. Không chỉ vậy, bé còn có thể phản ứng lại với những gì mà bản thân nghe được bằng cách di chuyển người hay giật mình. Thế nên, giai đoạn này mẹ hãy thực hiện truyện thai giáo tháng thứ 7.

Truyện thai giáo tháng thứ 7 giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ rất tốt sau này. Vốn từ của bé cũng sẽ trở nên phong phú hơn, ngoài ra khả năng học hỏi và tiếp thu của bé cũng sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, đọc truyện cho bé nghe còn giúp bộ não trẻ phát triển một cách tối ưu. Sau khi chào đời, bé sẽ cảm thấy quen thuộc với những câu chuyện mẹ kể lại. Chưa hết, sự lặp đi lặp lại trong lời nói cũng giúp làm tăng khả năng tập trung của trẻ sau khi chào đời.

Việc đọc truyện trong thai kỳ cũng chính là một trong những cách để mẹ bộc lộ tình yêu thương của mình với con, giúp bé có thể cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng để xây dựng nên nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bé trở thành người có ích, có trách nhiệm và giàu tình thương đối với mọi người.

4. Phương pháp thai giáo tháng thứ 7 bằng việc trò chuyện với con

Việc bước tới những tháng cuối của thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Vậy nên, việc tâm sự, trò chuyện cùng một người gần gũi và mình cảm thấy tin tưởng là điều nên thực hiện mỗi ngày để phần nào giải tỏa tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi đó.

Một số mẹ thời điểm này có thể gặp nhiều khó khăn, đau nhức trong việc sinh hoạt hằng ngày. Mẹ hãy nói với bố để được chia sẻ, đồng cảm và nhớ bảo bố nói chuyện với cả thai nhi trong bụng mẹ nữa nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Ốm nghén đoán giới tính thai nhi

Tháng thứ 7 là lúc bé yêu đã năng động hơn, nghe rõ và đạp nhiều hơn. Bé có thể nhận ra và ghi nhớ những giọng nói quen thuộc. Các nhà khoa học đã chứng minh được trò chuyện với bố mẹ nhiều sẽ giúp bé thông minh hơn khi lớn lên. Mẹ và bố hãy dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện tâm sự cùng bé nhé!

Thực hiện thai giáo tháng thứ 7 là việc làm cực kỳ quan trọng và cần thiết. Mong rằng với những kiến thức mà bài viết chia sẻ, mẹ bầu sẽ có được những khoảnh khắc bên bé yêu của mình thật hạnh phúc.

[inline_article id=27296]

Ngọc Hà

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh mổ được mấy lần? Những điều mẹ cần biết về sinh mổ nhiều lần

Hiện nay tình trạng sinh mổ xảy ra khá nhiều ở các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Bởi có khá nhiều lý do về sức khỏe, sinh lý hay nhu cầu khiến bà bầu trải qua ca sinh mổ bắt con. Thế nhưng sinh mổ được mấy lần thì nhiều mẹ vẫn chưa biết.

sinh mổ được mấy lần

Ưu nhược điểm của sinh mổ

Việc sinh mổ nhiều lần tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho sức khỏe sản phụ và em bé. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế mà bác sĩ đưa ra những chỉ định sinh mổ bắt buộc. Vậy ưu nhược điểm của việc sinh mổ là gì, có thể sinh mổ được mấy lần?

– Ưu điểm của sinh mổ

Bạn có thắc mắc đẻ mổ được mấy lần không? Sinh mổ là phương pháp mổ bắt con được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp đặc biệt. Sinh mổ có một số ưu điểm so với sinh thường như:

  • Sinh mổ là phương pháp hạn chế nguy cơ tai biến, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé đối với các trường hợp bất thường về tim mạch, biến chứng thai kỳ, thai nhi quá lớn hoặc suy thai khi chuyển dạ.
  • Sinh mổ là biện pháp sử dụng thuốc tê tiêm vào tủy sống làm giảm cảm giác đau đớn khi sinh. Vì vậy mẹ bầu không mất nhiều sức lực khi chịu đựng những cơn đau chuyển dạ. 
  • Trong trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh về u nang buồng trứng, u xơ tử cung… thì mổ lấy thai là biện pháp hiệu quả để kết hợp điều trị bệnh. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Chi phí sinh mổ có bảo hiểm

– Nhược điểm khi sinh mổ

Đẻ mổ có những ưu điểm nhất định và được chỉ định cho nhiều trường hợp bệnh lý đặc biệt. Tuy nhiên đây là phương pháp cũng có khá nhiều điểm hạn chế. 

  • Thuốc gây mê sử dụng trong đẻ mổ gây nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, tụt huyết áp, dị ứng, hay quên.
  • Mức độ phục hồi sức khỏe của người mẹ sau sinh mổ sẽ chậm hơn và đau hơn so với sinh thường.
  • Mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, sẹo mổ, viêm bàng quang, nứt vết mổ khi sinh lần sau. 
  • Hệ miễn dịch, hệ hô hấp của trẻ sinh mổ kém hơn so với trẻ sinh thường.
  • Mẹ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Mẹ bầu đã từng sinh mổ thì ở những lần mang thai sau thường sẽ phải tiếp tục áp dụng phương pháp sinh mổ (cũng có những ca sinh thường sau sinh mổ nhưng rất ít).

sinh mổ được mấy lần

Sinh mổ được mấy lần?

Sinh mổ được mấy lần và có thể sinh mổ tối đa bao nhiêu lần là điều mà hầu hết các mẹ đã từng sinh mổ quan tâm. Theo ý kiến các bác sĩ chuyên môn thì nếu bạn khỏe mạnh và lần sinh mổ đầu tiên không có biến chứng gì thì bạn nên sinh mổ 2 lần. Bởi sau sinh mổ, tử cung khó hồi phục hơn sinh thường. Vết sẹo do sinh mổ khiến cho thành tử cung trở nên nhạy cảm và yếu ớt hơn. 

Số lần sinh mổ càng nhiều càng dễ gặp phải những biến chứng thai kỳ trong những lần sau. Một số biến chứng nguy hiểm như nhau tiền đạo, nhau bong non, viêm dính tử cung… gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Lưu ý khoảng cách các lần mang thai cần cách nhau ít nhất 2 năm giúp vết mổ được hồi phục. Trên thực tế vẫn có một số trường hợp bà mẹ sinh mổ lần 3, 4, tuy nhiên bạn nên cân nhắc bởi việc này gây nguy hiểm cho mẹ và con. 

Vì vậy để trả lời câu hỏi sinh mổ được mấy lần, các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất chỉ nên sinh mổ 2 lần nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Biến chứng có thể xảy ra khi sinh mổ nhiều lần

Sau đây những biến chứng thường gặp của việc sinh mổ nhiều lần để mẹ có cái nhìn tổng quan hơn và cân nhắc nên đẻ mổ bao nhiêu lần.

Một số biến chứng thường gặp gây nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi như:

  • Vỡ tử cung, thai bám vào sẹo mổ cũ gây mất máu
  • Gây ra các biến chứng ở bàng quang
  • Cắt bỏ tử cung khi sinh con
  • Xảy ra những bất thường về nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược
  • Nguy cơ bị dính ruột tăng cao
  • Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ.

sinh mổ được mấy lần

Có bắt buộc phải sinh mổ trong lần sinh con tiếp theo hay không?

Bạn đang băn khoăn liệu có thể sinh mổ được mấy lần, có bắt buộc sinh mổ lần tiếp theo hay không? Nếu bạn không có vết mổ dọc thân tử cung, ngôi thai không phải ngôi chỏm, khung chậu hẹp dị dạng… thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ có nên sinh thường cho lần tiếp theo hay không.

Thông thường nếu bạn đã từng sinh mổ sẽ tiếp tục sinh mổ ở lần sau. Nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu không vướng phải những vấn đề nêu trên có thể cân nhắc việc sinh thường. Đầu tiên bạn nên thử nghiệm phương pháp chuyển dạ sau sinh mổ để đánh giá khả năng có thể sinh con bằng phương pháp sinh thường hay không.

>>> Bạn có thể tham khảo: So sánh ưu – nhược điểm giữa sinh mổ và sinh thường

Trường hợp nào nên sinh mổ?

Sinh mổ là trường hợp được các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng phổ biến bởi những nhược điểm nêu trên. Tuy nhiên từ một số trường hợp cụ thể dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định bắt buộc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

  • Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.
  • Mẹ bầu gặp các biến chứng thai kỳ như nhau tiền đạo, nhau bong non, suy thai, tiền sản giật…
  • Mẹ bầu đã từng sinh mổ ở những lần sinh trước đây.
  • Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u nang buồng trứng…
  • Thai nhi quá to, thai nhi bị dị tật bẩm sinh. 
  • Ngôi thai không thuận, ngôi thai quá cao.
  • Trường hợp bà bầu có triệu chứng sinh non.
  • Mẹ bầu có khung xương chậu nhỏ và hẹp khó có thể sinh thường.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho bạn câu hỏi sinh mổ được mấy lần? Theo ý kiến bác sĩ thì chỉ nên sinh mổ 2 lần để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hy vọng những chia sẻ của MarryBaby sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích về vấn đề này.

[inline_article id=85203]

Hà My

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Siêu âm doppler thai là gì và khi nào nên thực hiện?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ được làm quen với nhiều đợt thăm khám, xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé. Một trong những xét nghiệm quan trong trong giai đoạn cuối thai kỳ, đó là siêu âm doppler thai nhi. Vậy siêu âm doppler thai nhi là gì? Lợi ích của siêu âm doppler cũng như cách thực hiện phương pháp này? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

1. Siêu âm doppler là gì?

Siêu âm doppler thai nhi là hình thức siêu âm hiện đại, có độ chính xác cao và hình ảnh siêu âm có màu ( nếu siêu âm doppler màu). Đặc điểm của kỹ thuật siêu âm này là sử dụng sóng cao tần, chạy liên tục để đo lưu lượng mạch máu, tim thai và các chức năng khác. Siêu âm doppler sẽ cho ra kết quả chính xác hơn siêu âm truyền thống, đồng thời kết quả sẽ được thể hiện sẽ có màu sắc, rất rõ ràng và dễ quan sát, đo đạc.

Đây là phương pháp sử dụng trong quá trình thăm khám thai nhi ở cả thai kì, nhưng thường gặp hơn là ở 3 tháng cuối của thai kỳ, khi mà hình thái thai nhi đã hình thành tương đối ổn định. Việc đo chuyển động các mạch máu trong tế bào thai giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé cũng như tầm soát một số bệnh lý. Siêu âm doppler được đánh giá là an toàn, không gây đau đớn và nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

siêu âm doppler thai nhi

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 12 tuần cần làm những xét nghiệm gì?

2. Vai trò của siêu âm doppler

  • Đánh giá tuần hoàn nuôi dưỡng thai và tầm soát sức khỏe thai nhi. Tuần hoàn tử cung-nhau, tầm soát tiền sản giật…
  • Kiểm tra bất thường mạch máu như: hẹp động mạch, suy giãn tĩnh mạch, huyết khối động tĩnh mạch…
  • Kiểm tra cấu trúc, chức năng tim, phát hiện vấn đề ở tim như hở van tim, thông liên thất, thông liên nhĩ…
  • Kiểm tra tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Khối u mạch máu ở chân (đánh giá tuần hoàn của các khối u)
  • Giúp đánh giá các tạng ghép như: ghép gan, thận…

3. Chỉ số siêu âm doppler thai nhi

Siêu âm doppler thai nhi thường dùng để đo nhịp tim thai, đánh giá động mạch tử cung 2 bên của mẹ, động mạch rốn, động mạch não giữa, và quan sát hình thái tim và mạch máu thai nhi.  

Các chỉ số siêu âm doppler thường bao gồm:

– Bpm: Nhịp tim.

– RI : chỉ số trở kháng.

– PI: Chỉ số sức đập.

– Các chỉ số về tốc độ dòng chảy: vp, vm, vd…

– CPR: Chỉ số não / rốn…

Hầu hết các chỉ số này đều là các chỉ số chuyên sâu, mẹ bầu cũng không cần thiết nắm rõ. Ngoài ra, khi siêu âm thai, ngoài các chỉ số siêu âm Doppler , sẽ có các chỉ số khác mà mẹ có thể tìm hiểu như: 

– EDD: Ngày sinh dự kiến.

– GA: Số tuần tuổi thai nhi.

– EFW: Cân nặng của thai nhi, được ước tính dựa trên nhiều yếu tố khác.

– Tibia: Chiều dài xương ống chân.

– Ulna: Kích thước xương khủy tay.

– HUM: Chiều dài xương cánh tay.

– APAD: đường kính bụng, được đo từ trước ra sau.

– TAD: Đường kính cơ hoành.

– BD: Khoảng cách giữa hai mắt.

– AFI: Chỉ số của nước ối.

– AF: Tình trạng nước ối.

– HC: Chu vi vòng đầu.

– FL: Chiều dài xương đùi.

– GS: Đường kính túi thai.

– AC: Chu vi vòng bụng.

– CRL: Chiều dài đo từ đầu đến mông.

– BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.

Các chỉ số này tuy không phải chỉ số siêu âm Doppler nhưng quan trọng trong đánh giá thai nhi.

siêu âm doppler thai nhi

4. Siêu âm doppler thai nhi 3 tháng cuối để làm gì?

Siêu âm doppler cho mẹ bầu nhìn chung sẽ giúp mẹ đánh giá được các yếu tố sau đây:

– Dự đoán thời điểm em bé ra đời.

– Tầm soát những dấu hiệu bất thường về hình thái thai nhi và khả năng dị tật bẩm sinh về mạch máu, tim.

– Đánh giá nguy cơ, nguyên nhân thai nhẹ cân, thiếu dọn dưỡng, oxy. – Đánh giá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy của thai nhi thông qua lưu lượng máu đo lường được ở dây rốn, não, tim.

– Quan sát hình thái thai nhi, chẩn đoán thể trạng, sức khỏe và sự phát triển của em bé.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định sẽ thực hiện siêu âm doppler thai nhi tại những khu vực khác nhau.

>>> Bạn có thể tham khảo: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

5. Siêu âm doppler phần nào thai nhi

Siêu âm Doppler động mạch tử cung 2 bên của người mẹ được thực hiện bằng đầu dò, được chỉ định cho những mẹ bầu không có dị tật bẩm sinh ở tử cung. Động mạch tử cung là bộ phận dẫn máu đến tử cung để đảm bảo cho quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu đến bào thai. Siêu âm doppler ở động mạch tử cung giúp bác sĩ đánh giá được tình hình hấp thụ dưỡng chất của thai nhi. Nếu các chỉ số siêu âm doppler  mẹ bầu động mạch tử cung cho ra kết quả bất thường, có nghĩa là thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ dây rốn.

Siêu âm doppler thai nhi động mạch rốn: Dây rốn là bộ phận liên kết giữa em bé và mẹ. Thông qua dây rốn, mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để em bé phát triển mạnh khỏe. Siêu âm doppler thai nhi sẽ giúp bác sĩ biết được lưu lượng máu từ dây rốn của bé đến nhau thau, kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không và dự đoán thời điểm em bé chào đời.

Siêu âm doppler tim thai: Đây là phương thức để các bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý về tim như hở van 2 lá, 3 lá, hẹp van tim, các bất thường như: tứ chứng Fallot, thông sàn nhĩ thất, Thiểu sản tim trái…

siêu âm doppler thai nhi

6. Siêu âm doppler thai nhi có những loại nào?

Hiện nay, kỹ thuật siêu âm doppler thai nhi được chia thành hai loại chính, là siêu âm Doppler liên tục và Doppler xung.

– Doppler liên tục: Với kỹ thuật siêu âm này, có hai tinh thể được tích hợp trong đầu dò với nhiệm vụ khác nhau. Một tinh thể làm nhiệm vụ phát sóng âm cao tần liên tục và tinh thể còn lại có chức năng thu nhận những sóng phản hồi. Siêu âm Doppler liên tục có thể đo được kết quả của những chuyển động có vận tốc lớn. Tuy nhiên, phương pháp này không ghi nhận kết quả theo từng vị trí cụ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ngày dự sinh theo siêu âm có chính xác không?

– Doppler xung: Đây là kỹ thuật siêu âm chỉ sử dụng một tinh thể đảm nhiệm cả hai chức năng, vừa phát sóng âm và vừa thu nhận tín hiệu trả về. Tinh thể sẽ phát sóng dọc theo hướng quét của đầu dò và lấy kết quả tại những vị trí được yêu cầu. Phương pháp này có thể cho ra kết quả theo từng vị trí cụ thể với những độ sâu khác nhau.

Như vậy, siêu âm doppler thai nhi là một trong những thăm khám quan trọng cho các mẹ bầu. Phương pháp này được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ, nhằm đánh giá sự phát triển của em bé và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Phương pháp này không gây đau đớn và an toàn với thai nhi nên các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi thực hiện nhé.

[inline_article id=2385]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai nhi 3 tháng tuổi đã phát triển như thế nào, mẹ biết chưa?

Khi thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ sẽ kết thúc kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn hầu như đã bắt đầu giảm. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi cũng như những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ nhé.

1. Thai nhi 3 tháng tuổi có sự phát triển như thế nào?

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ từng bước chuyển từ phôi thai thành một cơ thể em bé hoàn chỉnh. Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ có những bước phát triển cơ bản sau:

– Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ có mức cân nặng trung bình khoảng 14 gram, chiều dài khoảng 5,4cm.

– Cơ thể em bé đã trở nên cứng cáp hơn, các ngón tay ngón chân đã phát triển rõ rệt.

– Cơ quan sinh dục của thai nhi đã bắt đầu hình thành.

– Một số cơ quan như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành.

– Thai nhi 3 tháng tuổi sẽ xuất hiện mí mắt và bắt đầu mọc tóc.

– Các bộ phận như cổ, cằm, đôi tai dần hoàn thiện rõ rệt.

– Em bé đã có những cử động đầu tiên, hay còn được gọi là thai máy. Tuy nhiên những cử động này vẫn còn rất nhẹ nhàng nên mẹ vẫn rất khó để nhận ra được.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa?

2. Thai nhi 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa?

Khi em bé trong bụng mẹ được 3 tháng tuổi, ngón tay và ngón chân đã phát triển rõ ràng. Lúc này, khuỷu chân, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay đã bắt đầu có sự phân chia và bắt đầu hoạt động. Nếu tinh ý, mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé. Thai nhi 3 tháng tuổi đã biết đạp chưa? Thực tế, những cử động của em bé không chỉ có động tác đạp mà còn có những chuyển động như nấc, huơ tay, quay qua quay lại, nháy mắt, cựa quậy, di chuyển nhẹ nhàng. Tuy nhiên, những cử động này tạo ra cảm nhận khá giống nhau nên mẹ khó phân biệt được.

Như vậy, thai nhi 3 tháng tuổi đã bắt đầu có những động tác co duỗi, đá chân khiến mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những cử động này còn rất nhẹ nhàng, chỉ thoảng nhẹ qua như cơn gió nên nhiều mẹ có thai lần đầu đã bỏ lỡ khoảnh khắc này. Thông thường đến tuần thứ 18, những cú đạp của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn và đến tuần 24, mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cử động mạnh mẽ này.

thai nhi 3 tháng tuổi

3. Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

Một trong những sự phát triển quan trọng của thai nhi 3 tháng tuổi đó là bộ phận sinh dục của bé đã phân chia theo giới tính. Cụ thể:

– Đối với bé trai: Bộ phận sinh dục của bé trai đã bắt đầu xuất hiện rãnh sinh dục từ tuần thứ 9. Từ tuần thứ 10, chồi sinh dục sẽ phát triển thành tuyến tiền liệt. Lúc này, bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần của bé trai sẽ có dương vật, nếp niệu đạo và hậu môn. Trong tuần thứ 14, hệ tiết niệu của bé trai sẽ hoàn chỉnh.

– Đối với bé gái: Vào tuần thứ 12, bộ phận sinh dục của bé gái sẽ xuất hiện buồng trứng và bắt đầu sản xuất trứng. Trung bình một bé gái khi đến 20 tuần tuổi trong bụng mẹ sẽ có 7 triệu quả trứng trong buồng trứng.

Việc phát triển bộ phận sinh dục của thai nhi ở thời điểm 12 tuần có thể giúp mẹ nhận diện được giới tính của em bé thông qua siêu âm. Các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh dương vật và âm vật, từ đó có dự đoán sơ bộ về giới tính. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa của mẹ, tình hình phát triển của thai nhi và kỹ thuật siêu âm, kết quả này chỉ có tỷ lệ chính xác khoảng 50% – 80%.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

4. Thai nhi 3 tháng tuổi cần làm những xét nghiệm gì?

Thời điểm thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm sau để đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi và tầm soát các dấu hiệu bất thường:

– Đo độ mờ da gáy: Vùng da dưới gáy của thai nhi thường sẽ tích tụ chất dịch, tạo nên một khoảng sáng ở khu vực này, gọi là độ mờ da gáy. Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm được thực hiện vào khoảng tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Kết quả đo độ mờ da gáy sẽ cảnh báo về sự bất thường của nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi. Độ mờ da gáy càng cao, thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc bị hội chứng Down (hội chứng gây ra khuyết tật về thể chất và tinh thần của trẻ).

– Xét nghiệm Double test: Đây là xét nghiệm có tác dụng phát hiện nguy cơ mắc các bệnh Edward, Down hoặc Patau.

Xét nghiệm máu: Thiếu máu, thiếu sắt là một trong những tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Các xét nghiệm máu trong thai kỳ sẽ giúp mẹ biết được nguy cơ thiếu chất, từ đó có kế hoạch bổ sung kịp thời.

– Xét nghiệm chỉ số MCH và MCV: Đây là hai chỉ số có tác dụng tầm soát bệnh Thalassemia, một loại bệnh tan máu bẩm sinh khá phổ biến. Do căn bệnh này có tính di truyền nên mẹ bầu cần phải xét nghiệm để xem mẹ có phải là người mang gen bệnh không và có kế hoạch quản lí tiếp theo. 

thai nhi 3 tháng tuổi

5. Thai nhi 3 tháng tuổi, mẹ bầu nên làm gì?

Thời điểm này, hầu hết các mẹ bầu vừa trải qua giai đoạn ốm nghén với nhiều triệu chứng khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Khi các triệu chứng này kết thúc, mẹ nên tăng cường bồi bổ bản thân, phục hồi sức khỏe.

– Mẹ cần có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn nhiều bữa trong ngày và hạn chế để cơ thể bị đói. Ngoài những bữa ăn chính, hãy chuẩn bị nhiều món ăn vặt vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng để có thể nhâm nhi trong bữa phụ, mẹ nhé.

– Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần vui vẻ, thư giãn, tuyệt đối tránh xa lo âu, căng thẳng quá mức.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ho khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

– Mẹ có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu để cơ thể được vận động, tăng cường sức đề kháng.

– Từ giai đoạn này, mẹ bầu dần có sự thay đổi lớn về ngoại hình, bụng sẽ dần to ra rõ rệt. Mẹ có thể mua sắm quần áo mới với size số lớn hơn hoặc trang phục dành cho bà bầu.

Làm mẹ là một hành trình ngọt ngào và nhiều trải nghiệm. Mỗi thời điểm phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm của mọi mẹ bầu. Sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi chắc chắn sẽ đem đến cho chị em nhiều bất ngờ và trải nghiệm mới mẻ trong hành trình làm mẹ của mình.

[inline_article id=85137]

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, hiện tượng ra nhiều huyết trắng là hoàn toàn bình thường, thế nhưng một số khác lại là nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết điều này? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này của MarryBaby mẹ nhé!

Ra nhiều huyết trắng

Huyết trắng là gì?

Huyết trắng còn có tên gọi khác là khí hư, chỉ chất dịch tiết ra từ âm đạo của nữ giới khi bắt đầu bước sang tuổi dậy thì. Huyết trắng được hình thành do nội tiết tố nữ estrogen bên trong bộ phận sinh dục.

Bình thường, khí hư này sẽ xuất hiện một cách rải rác trong chu kỳ kinh nguyệt như vào những ngày cận của chu kỳ. Trong khi quan hệ tình dục, chất dịch này sẽ tiết ra nhiều hơn để làm nhiệm vụ chính của nó là bôi trơn.

Thông thường, huyết trắng sẽ có màu trắng trong, có lúc hơi ngả vàng. Lượng khí hư tiết ra và tính chất của nó thay đổi tùy vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Huyết trắng không chỉ giữ ẩm cho âm đạo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ngứa âm đạo khi mang thai có cần dùng thuốc không?

Vì sao ra nhiều huyết trắng khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Các thay đổi này chính là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện khí hư. Vậy việc ra nhiều huyết trắng có phải là sắp sinh hay không hay chỉ là sự điều tiết bình thường của mẹ bầu? Cụ thể sẽ là những nguyên nhân như sau:

– Do hormone: Phụ nữ trong quá trình của thai kỳ, có nồng độ hormone thay đổi lớn, dẫn đến nhu cầu sinh lý tăng lên. Khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề ấy trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi. Vì thế bạn sẽ ra nhiều huyết trắng hơn nên không cần quá lo lắng.

Sự phát triển của bào thai: Trong khi mang thai, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước em bé có thể thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với việc tử cung, cổ tử cung và các bộ phận khác xung quanh cũng sẽ có những thay đổi nhất định để thích nghi với sự phát triển của bé. Do đó, mẹ ra nhiều huyết trắng để điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn trực tiếp vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hư. Vào thời điểm này, huyết trắng bắt đầu xuất hiện cả các vết dịch nhầy lẫn máu. Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh? Đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

Ra nhiều huyết trắng

Mẹ bầu ra nhiều huyết trắng có bị làm sao không?

Mẹ bầu ra nhiều huyết trắng nhưng phân vân có nguy hiểm không. Sau đây là những trường hợp bình thường và bất thường mẹ cần chú ý:

 Dấu hiệu bà bầu ra huyết trắng bình thường

Biểu hiện của huyết trắng bình thường là chất dịch xuất hiện có màu sắc trắng trong hoặc trắng đục, tựa như nước mũi trong hoặc như bột nhão. Điều đặc biệt để nhận biết huyết trắng bình thường là chúng không được có màu hoặc mùi hôi bất thường. Lượng dịch nhầy này có thể được tiết ra nhiều hay ít tùy vào hormone trong cơ thể người mẹ.

Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ được tập hợp lại thành nút nhầy nhằm mục đích bảo vệ thai nhi khỏi các vấn đề nhiễm khuẩn. Khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ, dạ con bắt đầu co thắt, nút bảo vệ này bung ra và thoát khỏi qua đường âm đạo của mẹ.

– Dấu hiệu bà bầu ra huyết trắng bất thường

Trong trường hợp thai nhi dưới 37 tuần, nếu thấy lượng dịch nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường và xuất hiện lẫn các vết màu hồng, mẹ nên đến thăm khám và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Gặp trường hợp này nhiều mẹ thắc mắc rằng ra nhiều huyết trắng là dấu hiệu gì. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sinh non hoặc viêm cổ tử cung.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý đặc biệt đối với việc ra nhiều huyết trắng và có mùi hôi, chuyển sang màu vàng, xanh hay trắng đục đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa ngáy, khó chịu khi đi tiểu hoặc quan hệ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm trùng âm đạo. Khi gặp vấn đề này, mẹ bầu nên khẩn trương đi khám phụ khoa để được điều trị sớm và đúng cách.

Ra nhiều huyết trắng

Cách xử lý khi mẹ bầu ra nhiều huyết trắng

Hiện tượng ra nhiều huyết trắng khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu báo động rằng “cô bé” đang bị viêm nhiễm. Mẹ bầu nên “bỏ túi” những cách xử lý sau đây:

– Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu như cotton, thoáng mát và tạo cảm giác thoải mái khi mặc, tránh vi khuẩn có thể sản sinh trong điều kiện chật chội, ẩm ướt. Việc mẹ bầu mặc quần lót quá chật cũng rất dễ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.

– Hằng ngày, mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh loại không mùi hoặc thường xuyên thay đổi quần lót 2 lần/ngày.

– Luôn giữ cho “cô bé” khô thoáng và sạch sẽ. Tránh tình trạng khí hư ra nhiều làm âm đạo ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm.

– Vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên, đặc biệt sau quá trình giao hợp. Quy trình đúng là mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập trực tiếp vào “cô bé”.

– Mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng các loại sữa tắm hoặc các dung dịch vệ sinh vì trong thời điểm này, “cô bé” của bạn đang cực kỳ nhạy cảm. Mẹ bầu cũng không nên sử dụng các loại khăn lau có mùi thơm hoặc xịt khử mùi âm đạo.

– Mẹ không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì cách này sẽ gián tiếp làm phá vỡ môi trường cân bằng tự nhiên vốn có của “cô bé”, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, gây tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Dịch nhầy khi mới mang thai và những điều mẹ cần biết

– Mẹ cũng nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập yoga cho mẹ bầu có thể giúp thai phụ ngủ ngon hơn, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó mà có thể phòng tránh được sự tấn công xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, nấm, giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, thủ phạm chính gây ra huyết trắng khi mang thai ở mẹ bầu.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp mẹ bầu nhận biết nguyên nhân và cách phòng tránh việc xuất hiện khí hư cũng như hiện tượng ra nhiều huyết trắng khi mang thai. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ kết hợp với nhiều phương pháp khác sẽ giúp mẹ nhanh chóng hạn chế được tình trạng này. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng nhé!

[inline_article id=34080]

Hương Hoa

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Không có tim thai có bị nghén không?

Thông thường, từ tuần thai thứ 6 trở đi, bác sĩ sẽ nghe được nhịp đập của tim thai thông qua phương pháp siêu âm. Nhịp đập tim thai càng lớn thì càng chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp, mặc dù tuổi thai đã lớn nhưng siêu âm không có tim thai, vì sao lại như vậy nhỉ? Để biết không có tim thai có bị nghén không thì trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quá trình hình thành tim thai trước đã nhé.

không có tim thai có bị nghén không
Không có tim thai có bị nghén không?

Khi nào thai nhi hình thành tim thai?

Theo quy trình phát triển của thai nhi, tim thai sẽ có nhịp đập khá rõ sau 22 tuần thụ thai. Những thiết bị siêu âm hiện đại sẽ nhanh chóng “nghe” được nhịp đập của tim thai ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. 

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp thai nhi ở tuần thứ 8 – 10 mới nghe được nhịp đập tim thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nếu siêu âm tuần thứ 7 không có tim thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi

Siêu âm không có tim thai vì sao?

1. Sảy thai

Nếu không phải vì lý do tính toán sai tuổi thai thì hầu hết các trường hợp siêu âm không có tim thai là do sảy thai. Nguyên nhân sảy thai cũng rất nhiều:

– Sảy thai tự nhiên

Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về việc em bé đột ngột ngừng tim thai mặc dù mẹ bầu vẫn khỏe mạnh nhưng hơn 50% nguyên nhân sảy thai tự nhiên đến từ chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường nhiễm sắc thể…

không có tim thai có bị nghén không
Không có tim thai có bị nghén không?

– Sức khỏe mẹ bầu không tốt

Mẹ bầu mắc một số bệnh sau cũng dễ bị sảy thai:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn đông máu
  • Cổ tử cung bất thường.

– Sảy thai do tác động bên ngoài

  • Bị ốm bệnh
  • Hút thuốc lá
  • Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm.

2. Thiết bị siêu âm không đảm bảo

Có thể thiết bị siêu âm hoặc ống nghe bị lỗi nên không đủ nhạy để nghe được nhịp đập của tim thai, do đó khiến bạn lầm tưởng không có tim thai.

3. Tính toán sai tuổi thai

Trường hợp tính toán sai tuổi thai vẫn thường hay xảy ra dẫn đến tình trạng máy siêu âm chưa nghe được nhịp đập của tim thai. Sai sót này thường chênh lệch khoảng 1 – 2 tuần tuổi thai nếu mẹ bầu tính toán sai ngày rụng trứng.

4. Phương pháp siêu âm chưa đúng

Một trong những nguyên nhân siêu âm không có tim thai là do phương pháp siêu âm chưa đúng, mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp. Thời điểm thai nhi còn nhỏ, nhịp đập yếu nên siêu âm vùng bụng dưới sẽ khó xác định được tim thai hơn là dùng phương pháp siêu âm đầu dò đấy bạn.

không có tim thai có bị nghén không
Không có tim thai có bị nghén không?

Không có tim thai có bị nghén không?

Trước khi trả lời câu hỏi không có tim thai thì có bị nghén không hoặc không có tim thai có biểu hiện gì thì mẹ bầu cũng đừng nên bỏ qua những dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển, đặc biệt là khi tuổi thai đã lớn nhưng siêu âm không có tim thai.

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường như: bầu ngực đang căng to bỗng nhiên nhỏ dần, xuất huyết âm đạo hoặc tiết dịch có màu nâu đen thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Nếu kết quả siêu âm đột ngột không có tim thai thì điều đó chẳng khác nào “bản án” đầy tuyệt vọng dành cho mẹ bầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi dùng máy nghe tim thai tại nhà

Còn với trường hợp siêu âm có phôi thai, không có tim thai nhưng mẹ bầu vẫn có triệu chứng ốm nghén thì sao? Nguyên nhân là do bào thai vẫn có thể tiết ra một lượng nội tiết tố nhất định khi mang thai dẫn đến tình trạng chưa có tim thai nhưng vẫn nghén.

Tốt nhất, khi siêu âm không có tim thai hoặc có kèm theo những dấu hiệu bất thường như trên thì mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế lớn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời, đúng đắn.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc không có tim thai có bị nghén không của mẹ bầu. Đừng xem nhẹ những dấu hiệu bất thường khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé nhé bạn!

[inline_article id=266117]

Hoa Hồng

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 40 tuần bụng vẫn cao khiến mẹ bầu “đứng ngồi không yên”

Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% mẹ bầu sinh con theo đúng ngày sinh dự kiến của bác sĩ. Có mẹ sinh sớm trong tuần thai 37, 38, nhưng cũng có mẹ sinh muộn hơn ở tuần thai 40, 41. Trường hợp thai 40 tuần bụng vẫn cao, chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến các mẹ lo lắng liệu em bé có gặp vấn đề gì hay không? Phải làm sao để đảm bảo em bé ra đời khỏe mạnh? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải tỏa nỗi băn khoăn này nhé!

Thai 40 tuần bụng vẫn cao

Thai 40 tuần bụng vẫn cao là do đâu?

Thông thường, bụng của mẹ bầu từ tuần 36 trở đi đã bắt đầu tụt xuống để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ sắp tới. Đến tuần 40 (đủ 9 tháng 10 ngày) là em bé sẽ chào đời. 

Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ mặc dù thai 40 tuần bụng vẫn cao, chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Hiện tượng này theo cách gọi của dân gian là “chửa trâu”, còn trong thuật ngữ y học được gọi là thai ngôi đầu cao. Cho đến nay, hiện tượng thai 40 tuần vẫn chưa sinh chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác là do đâu.

Nguyên nhân khách quan của hiện tượng này có thể là do mẹ cung cấp sai về ngày bắt đầu kỳ kinh cuối hoặc do mẹ bầu khám thai muộn khi đã bước qua 3 tháng đầu thai kỳ. Từ đó dẫn đến việc bác sĩ dự đoán sai ngày dự sinh của mẹ bầu. Ngoài ra, mỗi thai nhi đều có sự phát triển khác nhau nên việc chào đời của bé cũng sẽ không giống với bảng tiêu chuẩn.

>>> Bạn có thể tham khảo: 3 cách chuyển dạ nhanh chóng

Thai 40 tuần bụng căng cứng, chưa có dấu hiệu sinh có nguy hiểm không?

Đối với thai 40 tuần, em bé có chiều dài khoảng 50cm, cân nặng khoảng 3,6kg và đang tiếp tục lớn. Khi thai 40 tuần bụng vẫn cao, mẹ bầu cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám cẩn thận và được tư vấn cách xử trí kịp thời. 

Các bác sĩ sẽ đề cập đến vấn đề “kích sinh” hoặc sinh mổ nếu bé vẫn chưa chịu ra đời trong tuần tới. Bởi thai nhi ở trong bụng quá lâu khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Nhất là những trường hợp thai trên 41 tuần sẽ khiến nhau thai già đi, làm đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn tính mạng của con.

Thai 40 tuần bụng vẫn cao

Bầu 40 tuần bụng vẫn cao phải làm sao?

Vậy nếu mẹ bầu 40 tuần bụng vẫn cao phải làm sao? Dưới đây là những lưu ý các mẹ không nên bỏ qua để có thể “vượt cạn” thành công:

1. Khám thai kỹ càng

Nếu mẹ nào gặp hiện tượng thai 40 tuần bụng vẫn cao, chưa có dấu hiệu sinh thì lời khuyên tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ. Các bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo sự an toàn của mẹ và bé.

2. Tránh tình trạng vỡ ối sớm

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, áp lực của những cơn co thắt sẽ khiến nước ối vỡ ra và em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, trong trường hợp em bé chưa được sinh ra mà việc vỡ ối đến sớm hơn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nguy hiểm đến bé. Do vậy, trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tránh các tác động có thể gây áp lực cho tử cung làm vỡ ối sớm như sinh hoạt vợ chồng.

Thai 40 tuần bụng vẫn cao

3. Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học. Các bữa ăn phải đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để mẹ hấp thu tốt nhất.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn. Kết hợp với việc tập luyện nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hay làm việc quá sức để giữ sức khỏe ổn định chuẩn bị cho việc sinh nở suôn sẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

4. Chuẩn bị tốt cho ngày sinh nở

Đến tuần thai thứ 40, mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý, sức khỏe và đầy đủ các vật dụng cần thiết. Những đồ dùng sinh sở quan trọng mẹ cần có như các loại giấy tờ liên quan (sổ khám thai, thẻ bảo hiểm, chứng minh nhân dân), quần áo và đồ dùng cho mẹ (đồ mặc sau sinh, đồ lót, các vật dụng cá nhân…), quần áo và đồ dùng cho con (bình sữa, tã bỉm, quần áo sơ sinh…).

Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, khi có bất cứ điều bất thường nào xảy ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Và hiện tượng thai 40 tuần bụng vẫn cao, chưa có dấu hiệu sinh cũng không ngoại lệ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức hữu ích để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng MarryBaby các mẹ nhé!

[inline_article id=85203]

Phượng Ngô

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các mẹ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ thường lo lắng liệu điều này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Con yêu có phát triển được bình thường không? Hãy cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không?

Vào tháng thứ 5 thai kỳ, thai nhi đã đạt kích thước khá lớn, nặng khoảng 360g, dài 27cm. Tử cung sẽ giãn nở phù hợp với kích thước thai nhi làm cho bụng của mẹ bầu lộ rõ và tiếp tục lớn lên. Nếu được hỏi bụng bầu 5 tháng đã to chưa thì câu trả lời là bụng bầu 5 tháng có thể to như một quả bóng rổ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà kích thước bụng của mẹ bầu cũng khác nhau. 

Vậy mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều này khiến mẹ cảm thấy hoang mang. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Để xác định thai nhi có phát triển tốt hay không; chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường thông qua kích thước và hình dáng bụng của mẹ bầu. 

Thay vào đó, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để khám định kỳ và thực hiện các siêu âm, xét nghiệm… Các kết quả chẩn đoán sẽ giúp mẹ biết được thai nhi đã đạt chuẩn về cân nặng, kích thước và phát triển tốt hay chưa. Vì vậy khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nhưng thai nhi phát triển bình thường thì có thể yên tâm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần.

mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ

Những lý do khiến mẹ bầu mang thai 5 tháng bụng vẫn nhỏ

1. Chiều cao của mẹ bầu

Những mẹ bầu có chiều cao vượt trội hay lưng dài thường có kích thước bụng bầu 5 tháng nhỏ hơn. Vì khoảng cách từ hông xuống mông rộng, khi thai nhi lớn làm cho tử cung có xu hướng kéo dài chứ không đẩy cao ra phía trước. Ngược lại những mẹ bầu có chiều cao khiêm tốn thường có kích thước bụng to hơn. 

2. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột

Bầu 5 tháng bụng to chưa? Tử cung giãn nở khiến bộ phận ruột trong cơ thể có thể bị đẩy lên trên hoặc xuống dưới. Điều này làm thay đổi kích thước bụng của mẹ bầu. Khi ruột bị đẩy xung quanh tử cung, bụng mẹ bầu sẽ to và tròn đầy hơn. 

3. Phụ nữ mang thai lần đầu

Phụ nữ mang thai lần đầu cũng là nguyên nhân giải thích vì sao mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ. Vì những phụ nữ mang thai lần đầu có cơ vùng bụng săn chắc hơn nên bụng bầu 5 tháng trông có vẻ gọn gang và nhỏ hơn. Một số mẹ bầu lần 2, lần 3 mà bụng vẫn nhỏ là do họ chăm chỉ luyện tập đều đặn và có cơ bụng không bị “chảy sệ”.

4. Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do Vị trí của thai nhi

Em bé trong bụng chuyển động và thường xuyên thay đổi tư thế, nhất là từ tuần 32 đến tuần 34. Đây cũng là lý do khiến mẹ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ hay lớn hơn bình thường. Những tháng cuối thai kỳ, em bé ở tư thế nằm nghiêng khiến hình dáng bụng bầu thay đổi theo. 

5. Số lượng nước ối

Bầu 5 tháng bụng to chưa? Lượng nước ối là một trong những lý do làm bụng bầu 5 tháng của mẹ bầu to hay nhỏ. Những mẹ bầu có nhiều nước ối, bụng bầu sẽ to hơn. Còn những mẹ bầu bụng nhỏ do thiếu nước ối cần phải bổ sung bằng cách uống thêm nhiều nước và ăn hoa quả để thai nhi phát triển tốt.

mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ nên làm gì?

Có thể thấy phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất và mẹ bầu an tâm hơn. Mẹ bầu nên đi khám thai để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn khắc phục trong từng trường hợp cụ thể.

Vậy bụng bầu 5 tháng to như thế nào? Thông thường, bà bầu sẽ tăng cân tiêu chuẩn từ 11kg đến 18kg. Số cân nặng này tùy thuộc vào từng thể trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như số lượng thai đơn, thai đôi hay đa thai… Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ biết được các chỉ số cân nặng, chiều cao và sự phát triển của em bé có tốt không. 

[inline_article id=185164]

Do đó, việc mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ mà thai nhi phát triển tốt thì mẹ bầu không cần lo lắng. Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước, khám thai định kỳ để sẵn sàng chào đón bé chào đời.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần phát triển hoàn chỉnh hay chưa?

Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng tò mò muốn biết giới tính của con yêu là trai hay gái. Nhiều người thắc mắc bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần tuổi đã phát triển hoàn chỉnh chưa? Liệu từ tuần này, các mẹ đã có thể nhận biết được giới tính của con khi siêu âm? Cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc nhé!

Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

Sự phát triển của bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

Thai nhi từ 7 đến 8 tuần tuổi, bộ phận sinh dục cả hai giới tính đều giống nhau. Bắt đầu từ tuần thứ 9, bộ phận sinh dục thai nhi sẽ có sự phân hóa rõ rệt giữa cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ. Vì vậy bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần đã được hình thành và có thể xác định giới tính qua chẩn đoán sơ bộ. Cụ thể như sau:

1. Bộ phận sinh dục của bé trai

Đối với bé trai, rãnh sinh dục thai nhi ở tuần thứ 9 sẽ chuẩn bị cho sự phát triển thành dương vật. Đến tuần thứ 10, chồi sinh dục biến đổi thành tuyến tiền liệt. Lúc này, phần dưới cơ thể bé trai sẽ xuất hiện dương vật, nếp niệu đạo và hậu môn. Hệ tiết niệu sẽ hoàn chỉnh trong tuần thứ 14.

Tuần thứ 26, tinh hoàn bắt đầu hạ xuống. Bộ phận sinh dục thai nhi sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào tam cá nguyệt thứ 3.

2. Bộ phận sinh dục của bé gái

Sự phát triển bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần của bé gái không có nhiều khác biệt so với tuần 7 và tuần 8. Từ tuần 11, tuần 12, bộ phận sinh dục thai nhi bé gái bắt đầu hình thành buồng trứng và sản sinh ra trứng.

Đến tuần thứ 20, mỗi bé gái có đến khoảng 7 triệu quả trứng, nhưng con số này sẽ giảm đi rất nhiều khi bé chào đời. Ở tuần 22, âm đạo bé gái sẽ mở ra trên bề mặt đáy chậu.

Thai 12 tuần hình thành bộ phận sinh dục đã hoàn chỉnh chưa?

Có thể thấy, bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần đã được hình thành. Tuy nhiên, bộ phận này vẫn đang hoàn chỉnh và tiếp tục phát triển từ tuần 12 trở đi. Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần ở cả bé trai và bé gái đều có kích thước như nhau. Kích thước của cơ quan sinh dục thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi từ tuần 14 trở đi.

Đối với bé trai, bộ phận sinh dục sẽ phát triển mạnh mẽ nhất vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Còn với bé gái, từ tuần 22 âm đạo mở ra ở đáy chậu. 

Thông qua các kết quả xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ vẫn có thể thấy được hình ảnh bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần. Nhưng để xem được kết quả chính xác nhất, thì mẹ bầu nên xét nghiệm, siêu âm từ tuần 18 đến 22 trở đi khi bộ phận sinh dục của thai nhi đã dần hoàn thiện.

Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

Hình ảnh bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần khi siêu âm

Dựa vào hình ảnh bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần trong kết quả siêu âm, mẹ rất khó để nhìn ra được là trai hay gái. Việc này cần phải có sự hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Về cơ bản, hình ảnh bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần có thể xác định bằng cách:

Thai nhi giới tính là bé gái: Khi hình ảnh siêu âm bộ phận sinh dục của thai nhi có ba đường kẻ song song.

Thai nhi giới tính là bé trai: Khi hình ảnh siêu âm bộ phận sinh dục của thai nhi là những hình tròn, cụ thể đó là hình ảnh của bìu và dương vật.

Cách xác định bộ phận sinh dục của thai nhi 12 tuần

Để có được kết quả chính xác về bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần, mẹ bầu có thể nhờ đến các xét nghiệm y khoa hoặc dựa vào các dấu hiệu của cơ thể trong thai kỳ.

1. Dựa vào các xét nghiệm y khoa

– Siêu âm bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

Siêu âm là một trong những cách xác định bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần bằng cách tìm kiếm dương vật. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ra kết quả sai vì nhầm hình ảnh dây rốn của bé gái với bộ phận sinh dục bé trai, hoặc bé trai khép chân quá kín, không nhìn thấy rõ hình ảnh bộ phận sinh dục.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mang thai 13 tuần nên bổ sung thực phẩm nào?

– Xét nghiệm xâm lấn hoặc không xâm lấn

Phương pháp xác định bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần bằng xét nghiệm xâm lấn hoặc không xâm lấn là xu hướng phổ biến hiện nay. Cách này không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường liên quan đến dị tật của thai nhi mà còn có thể giúp mẹ biết giới tính của con yêu.

Với cách xét nghiệm không xâm lấn, các bác sĩ sẽ thực hiện phân tích các tế bào nhau thai có trong máu của mẹ. Còn xét nghiệm xâm lấn bao gồm các hình thức như chọc ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm…

Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần

2. Dựa vào các biểu hiện của mẹ bầu

Bên cạnh các xét nghiệm, siêu âm vừa kể trên, mẹ bầu cũng có thể dựa vào triệu chứng khi mang thai để xác định bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần là bé trai hay bé gái:

– Mẹ bầu thèm ăn đồ ngọt

Theo kinh nghiệm dân gian, những mẹ bầu thích ăn đồ ngọt, thậm chí có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao thường sinh con trai. Còn trong y học, khi bầu bé trai, cơ thể sẽ có sự biến chuyển lớn trong quá trình trao đổi chất gây ra cảm giác thèm ngọt.

– Mẹ bầu thèm đồ chua

Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai bé gái rất thích ăn chua. Vì vậy, nhiều người cho rằng mẹ bầu càng ăn chua thì càng có khả năng sinh bé gái.

– Mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn

Đa số phụ nữ mắc bệnh hen suyễn khi mang thai có tỷ lệ sinh bé gái cao. Vì lúc này cơ thể xuất hiện phản ứng viêm khi bầu bé gái.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa?

– Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng

Thai nhi bé gái thường rất nhạy cảm với các điều kiện bất lợi trong bụng mẹ. Do đó, nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thì rất có thể là đang mang thai bé gái.

Tuy nhiên, cách xác định bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần dựa vào các triệu chứng của mẹ bầu vẫn chưa được khoa học xác minh. Đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo để củng cố thêm cho kết quả xét nghiệm và siêu âm của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần. Qua đó, mẹ bầu có thể biết được những cách xác định giới tính của bé để chuẩn bị tốt nhất khi con chào đời. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ của mình nhé!

[inline_article id=267589]