Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Da mềm mịn, căng tràn sức sống với 6 cách chăm sóc da khô đơn giản

Da khô là tình trạng xảy ra khi da mất nhanh lượng nước và dầu vốn có, khiến chúng thiếu độ ẩm và dễ bị bong tróc. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu, đặc biệt là vào những ngày thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp hoặc khi bạn phải ngồi điều hòa thường xuyên. Nếu không có cách chăm sóc da khô hiệu quả, tình trạng này dễ gây kích ứng, bong tróc, nổi mẩn đỏ, đau, ngứa ngáy và làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người mắc. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, trên da còn có thể xuất hiện những vết nứt sâu, dẫn đến chảy máu.

Vậy nếu da bị khô thì nên làm gì? Với 6 cách chăm sóc da khô dưới đây, bạn sẽ sớm lấy lại được làn da mềm mại, căng tràn sức sống!

Thay đổi thói quen tắm rửa và chọn sữa tắm phù hợp

Có thể bạn không biết, việc tắm bằng nước nóng sẽ khiến da mất dần độ ẩm và dễ bị khô. Do đó, thay vì tắm bằng nước quá nóng, bạn nên dùng nước vừa đủ ấm để tắm. Không chỉ vậy, việc tắm quá lâu hoặc quá thường xuyên cũng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, từ đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị bạn chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần trong khoảng 5 – 10 phút, tối đa không quá 15 phút.

Khi tắm, bạn nên đóng cửa phòng tắm để đảm bảo độ ẩm trong phòng. Sau khi tắm xong, hãy dùng khăn vải mềm để lau người. Thay vì chà xát quá mạnh, bạn nên dùng khăn vỗ và lau nhẹ nhàng để giữ lại độ ẩm cho da.

Ngoài ra, nếu sở hữu làn da khô “khó chiều”, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ có bổ sung thêm nhiều thành phần dưỡng ẩm như dầu và chất béo. Hãy tránh dùng các sản phẩm có chứa chất khử mùi, chất tẩy rửa mạnh hoặc cồn.

Lựa chọn các loại quần áo mềm mại

Đối với những người sở hữu làn da khô, việc lựa chọn quần áo cũng cần hết sức thận trọng. Bạn nên ưu tiên chọn trang phục được làm từ các loại vải mang lại cảm giác mềm mại và có tác dụng thấm hút tự nhiên, giúp giữ ẩm cho da như vải cotton, vải lụa và vải bông.

Ngược lại, bạn nên tránh các loại quần áo làm từ chất liệu len, vải lanh hoặc các loại sợi tổng hợp như nylon và polyester vì đây là những chất liệu dễ gây kích ứng, có thể khiến da ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các loại bột giặt và nước giặt mà mình sử dụng. Bạn nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi, chất làm mềm vải và chất tẩy rửa mạnh bởi các chất này có thể gây kích ứng da.

Uống nhiều nước là một cách chăm sóc da khô đơn giản

Uống nhiều nước là cách chăm sóc da khô hiệu quả

Nhiều bạn tự hỏi “Da bị khô thì nên làm gì?”. Theo đó, uống đủ nước là một cách cấp ẩm hiệu quả cho da khô, giúp da không bị bong tróc và nứt nẻ, từ đó mang lại cho bạn làn da rạng rỡ và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, việc uống đủ nước mỗi ngày còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá và làm mờ vết thâm trên da.

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da khô

Trong hành trình chăm sóc da khô, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm tốt cho da khô dưới đây là bí quyết giúp bạn lấy lại làn da mềm mại và căng tràn sức sống:

  • Lựu chứa một lượng lớn nước, vitamin và khoáng chất có khả năng giữ ẩm, giảm viêm ngứa và cải thiện đáng kể độ đàn hồi của da.
  • Rau lá xanh như bắp cải, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn … chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin, giúp cải thiện lưu thông máu, làm dịu da, giảm khô ngứa và loại bỏ độc tố khỏi da.
  • Khoai lang chứa nhiều phốt pho, biotin, kali, đồng, carotenoid, vitamin và chất xơ, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, từ đó giúp làm dịu da từ bên trong.
  • Các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân, hồ trăn… chứa nhiều axit béo, vitamin, khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm cho da khô, cải thiện lưu thông máu và giúp bảo vệ các tế bào da.
  • Trà hoa cúc chứa chamazulene và alpha-bisabolol, hai hợp chất chống viêm giúp làm dịu da khô. Đồng thời, lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong trà hoa cúc còn mang lại đặc tính chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố và giữ ẩm cho da.
  • Dưa chuột là loại thực phẩm giúp giảm tình trạng da khô và nứt nẻ hiệu quả do chứa nhiều nước, vitamin A, C, K và các loại khoáng chất như kali, canxi, folate…
  • chứa nhiều axit béo, giúp loại bỏ độc tố khỏi da, giảm viêm và khóa ẩm hiệu quả. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và protein tuyệt vời giúp bảo vệ da khỏi bong tróc và khô ráp.

Cách chăm sóc da khô: Sử dụng máy tạo độ ẩm

Một cách chăm sóc da khô là dùng máy tạo độ ẩm

Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp có thể khiến cho làn da khô trở nên nhạy cảm, bong tróc và ngứa ngáy. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này bằng cách làm tăng độ ẩm không khí để giúp da hạn chế tình trạng mất nước.

Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng máy lạnh, phòng ngủ hoặc trên bàn làm việc. Mức độ ẩm tốt nhất cho da là khoảng 60%.

Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô

Dưỡng ẩm là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da khô. Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có thể giúp da thư giãn, tránh được tình trạng khô ráp, lão hóa và giữ cho da luôn mềm mại, rạng rỡ. Theo đó, để tăng hiệu quả, bạn nên thoa các sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô ngay sau khi tắm.

Đồng thời, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm gel dưỡng ẩm gốc dầu với các thành phần có khả năng giữ lại dưỡng chất bên dưới lớp biểu bì và tăng hiệu quả giữ ẩm cho da. Sản phẩm dưỡng ẩm da lý tưởng nên chứa 3 nhóm thành phần sau:

  • Nhóm khóa ẩm: Tạo lớp màng mỏng giúp khóa ẩm hiệu quả, ngăn cản việc thoát hơi nước ra bên ngoài gây khô da.
  • Nhóm cấp ẩm: Cung cấp và giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng hút ẩm ngược từ dưới da ra bên ngoài.
  • Nhóm bảo vệ: Bảo vệ cấu trúc bền vững của làn da, duy trì làn da khỏe mạnh, đồng thời cải thiện các vấn đề về da

Da khô có thể khiến bạn kém tự tin và mang đến nhiều “phiền toái” trong cuộc sống. Thế nhưng với 6 cách chăm sóc da khô đơn giản trên đây, Marry Baby tin rằng làn da của bạn sẽ luôn căng bóng, mịn màng, dù thời tiết có hanh khô hay bạn phải ngồi điều hòa suốt 8 tiếng mỗi ngày.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì: Nỗi niềm khó nói của các bạn tuổi teen!

Vậy tình trạng rạn nứt da ở tuổi dậy thì là gì, các yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da ở trẻ tuổi teen và làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành của các vết rạn đáng ghét trên da? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì?

Lớp hạ bì nằm ngay dưới da có chứa các sợi đàn hồi cho phép da căng giãn khi cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu cơ thể phát triển quá nhanh, làn da bị kéo căng đột ngột có thể khiến các sợi đàn hồi bị đứt gãy, tạo thành những vết rách trên bề mặt da mà chúng ta hay gọi là vết rạn. Các vết rách này sẽ làm lộ mạch máu ở bên dưới da. Đây cũng là lý do vì sao vết rạn thường có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành. Qua thời gian, các mạch máu co lại, đồng thời lớp mỡ màu trắng nhạt bên dưới da lộ rõ hơn. Lúc này, vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng bạc và dần trở thành sẹo mờ.

Bất kỳ yếu tố nào khiến làn da bị căng giãn quá mức đều có thể là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt da ở tuổi dậy thì là:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể
  • Sự phát triển nhảy vọt của cơ bắp và các bộ phận
  • Sự tăng cân nhanh chóng, đột ngột

Tuy nhiên, việc một bạn trẻ có bị rạn da hay không cũng như mức độ trầm trọng của các vết rạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại da, yếu tố di truyền, độ đàn hồi của da cũng như nồng độ cortisol trong cơ thể trẻ. Cortisol là một loại hormone được sản sinh ở tuyến thượng thận có khả năng làm tăng độ đàn hồi của các sợi protein trên da.

Tình trạng rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở vị trí nào?

Nam giới có thể bị rạn nứt da ở thắt lưng tuổi dậy thì

Vết rạn có thể xuất hiện ở những vị trí mà da bị kéo căng quá mức hoặc tích trữ nhiều mỡ khi trẻ dậy thì. Trong đó, các vị trí dễ bị rạn da nhất là:

  • Bụng
  • Ngực
  • Bắp tay
  • Mông
  • Đùi
  • Vai (thường gặp ở các bạn có tập thể hình)

Các bạn nam tuổi dậy thì thường bị rạn da ở mông, thắt lưng và đầu gối. Những vết rạn ở thắt lưng có xu hướng phát triển vắt ngang qua lưng. Trong khi đó, các bạn nữ thường bị rạn da ở mông, ngực, đùi và bắp chuối. Khoảng 40% nam giới, đặc biệt là các bạn nam thường xuyên tập luyện thể thao, và 70% nữ giới sẽ bị rạn da trong giai đoạn dậy thì.

Yếu tố khiến trẻ dễ bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì hơn bạn bè

Tăng hoặc giảm cân đột ngột làm tăng nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Rạn da là một tình trạng hết sức phổ biến xảy ra ở tuổi dậy thì. Dù ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, một số yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ dễ bị rạn da hơn bạn bè cùng trang lứa:

  • Giới tính nữ
  • Gia đình có người từng bị rạn da
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Dùng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài
  • Mắc các tình trạng như hội chứng Cushing, Marfan hoặc Ehlers-Danlos

Cách phòng ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Để hạn chế tối đa nguy cơ rạn da, các bạn trẻ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện thể thao phù hợp để giữ cho cân nặng ổn định, không tăng hoặc giảm đột ngột. Đồng thời, trẻ cũng nên áp dụng các phương pháp để bảo vệ da và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện rạn. Dưới đây là một số cách hạn chế rạn nứt da hiệu quả mà các bạn trẻ có thể áp dụng khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, điều độ

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ dậy thì kiểm soát cân nặng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sự phát triển của cơ thể lẫn làn da bao gồm: Rau xanh, trái cây – đặc biệt là dâu và bơ, thịt nạc, cá, ngũ cốc. Đây là những thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh collagen, sợi protein quan trọng giúp tăng độ đàn hồi và tính co giãn cho làn da, nhờ đó da ít bị căng rách khi cơ thể tăng trưởng quá nhanh.

Đồng thời, trẻ cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước có ga và bánh kẹo nhiều đường. Đường dư thừa trong cơ thể sẽ phá hủy collagen, khiến vết rạn dễ hình thành hơn.

Uống đủ nước

Các cơ quan trên cơ thể cần được cung cấp đủ nước để hoạt động hiệu quả và da cũng không ngoại lệ. Việc uống đủ nước sẽ giúp giữ cho làn da luôn dẻo dai, khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị kéo giãn, rạn nứt khi cơ thể phát triển nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì.

Vận động thường xuyên

Tập luyện và vận động thường xuyên sẽ giúp giữ cho cơ thể của các bạn tuổi teen luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa đáng kể nguy cơ tăng cân đột ngột trong độ tuổi dậy thì. Không những vậy, việc tập thể dục cũng làm tăng lưu lượng máu đến da, có thể giúp da phục hồi và tái tạo nhanh hơn, ngay cả khi bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì.

Dùng kem chống nắng

Tia UV có thể gây tổn hại đến các cấu trúc nâng đỡ dưới da, làm tăng nguy cơ rạn da và khiến tình trạng các vết rạn trở nên tệ hơn. Ngoài việc dùng kem chống nắng, các bạn trẻ cũng nên mặc thêm áo khoác mỏng và đội nón mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da mỏng manh tuổi mới lớn.

Dùng dầu chống rạn hàng ngày

Dầu chống rạn không chỉ dành cho mẹ bầu mà còn giúp ngừa rạn nứt da ở tuổi dậy thì

Dầu chống rạn không chỉ dành cho phụ nữ mang thai mà cũng có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm rạn da ở độ tuổi dậy thì. Các loại dầu chống rạn da thường bao gồm nhiều thành phần giúp cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, ngăn cản vết rạn mới hình thành và làm mờ vết rạn cũ. Đồng thời, nhiều sản phẩm còn chứa các hoạt chất giúp giảm ngứa và kích ứng ở vùng da bị rạn.

Khi lựa chọn dầu chống rạn da cho trẻ dậy thì, bố mẹ nên cân nhắc đến các sản phẩm có thành phần tự nhiên 100%, không chứa các chất hóa học, chất tạo mùi có khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Một số nhóm dưỡng chất tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc chống rạn nứt da ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Nhóm gốc dầu như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum: Có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp cải thiện cấu trúc da.
  • Nhóm chuyên dầu như dầu hạt jojoba, dầu hạt chia, dầu hạt lựu: Nhóm dưỡng chất này hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp cải thiện tình trạng rạn da và làm mờ sẹo hiệu quả.
  • Nhóm vitamin như vitamin E hoặc vitamin A: Các loại vitamin này thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo rạn. Đặc biệt, nhiều sản phẩm dầu trị rạn bổ sung vitamin có nguồn gốc từ các loại dầu tự nhiên như dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân… nên rất an toàn cho da của trẻ.
  • Nhóm tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, hoắc hương, hương thảo, cúc vạn thọ: Các loại tinh dầu này có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, từ đó giúp giảm tình trạng kích ứng, làm sáng đều màu da và rất phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ dậy thì.
  • Nhóm chống viêm như hợp chất bisabolol chiết xuất từ cây cúc La Mã: Các hợp chất này có tính chống viêm và kháng khuẩn nhẹ, giúp làm dịu da, giảm mức độ nhạy cảm và kích ứng của da.
  • Nhóm chống oxy hóa như hợp chất tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Rạn nứt da ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất phổ biến vì đây là giai đoạn mà các bạn tuổi teen có những bước phát triển nhảy vọt về mặt thể chất. Đừng lo sợ hay tự ti khi phát hiện các vết rạn trên cơ thể. Thay vào đó, bố mẹ và trẻ nên tập trung vào việc yêu thương, chăm sóc làn da vì đó là cách ngăn ngừa và kiểm soát rạn da hiệu quả nhất.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách massage cho bà bầu tại nhà cùng dầu trị rạn – Bí quyết xua tan nỗi lo rạn da

Trong bài viết này, mời bạn cùng Marry Baby tìm hiểu thêm về các lợi ích của massage trong việc giảm rạn da khi mang thai, cách massage cho bà bầu tại nhà cũng như những điều mẹ bầu cần lưu ý khi massage với dầu trị rạn nhé.

Bà bầu hay bị rạn da ở vị trí nào?

Nằm sâu dưới lớp da mà mẹ bầu có thể nhìn thấy và chạm vào chính là lớp hạ bì, nơi tập trung nhiều các sợi đàn hồi và mô liên kết giúp tạo nên sự săn chắc cho làn da. Thông thường, các cấu trúc dưới da có khả năng co giãn để thích nghi với sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, khi da bị kéo căng quá mức, thường là do tăng cân đột ngột hoặc thay đổi hormone khi mang thai, các sợi đàn hồi dễ bị đứt gãy, tạo thành “vết rách” trên bề mặt da mà chúng ta hay gọi là rạn.

Vết rạn xuất hiện nhiều nhất ở vùng bụng vì đây là khu vực tăng kích thước nhanh nhất và phải chịu áp lực lớn nhất trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể phát hiện vết rạn ở các khu vực tích trữ nhiều mỡ trong thời gian mang thai như ngực, đùi, mông, hông hay thậm chí là thắt lưng.

Dù vết rạn vô hại và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như bé, nhiều mẹ bầu vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng rạn da khi mang thai. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, hạn chế vết rạn phát triển bằng các biện pháp đơn giản như duy trì mức tăng cân phù hợp, có chế độ tập luyện, vận động nhẹ nhàng xuyên suốt thai kỳ và áp dụng một số cách massage cho bà bầu tại nhà với dầu trị rạn có chứa các dưỡng chất tự nhiên.

Massage – Bí quyết giúp phòng ngừa và giảm rạn da hiệu quả

Cách massage cho bà bầu tại nhà để giảm rạn da

Như bất kỳ tổn thương nào trên da, vết rạn hoàn toàn có thể được cải thiện nếu chăm sóc kịp thời và đúng cách. Nghiên cứu cho thấy, các vết rạn ở giai đoạn mới hình thành, lúc da đang nỗ lực chữa lành vết thương sẽ dễ cải thiện hơn so với các vết rạn cũ. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động phòng ngừa và “làm việc” với vết rạn ngay khi chúng vừa mới “chớm” thay vì đợi đến lúc rạn mờ dần và trở thành sẹo vĩnh viễn.

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp vết rạn không phát triển rộng hơn, mau lành và ít để lại sẹo là massage bằng dầu trị rạn. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến vị trí rạn, kích thích sự phát triển của các mô dưới da và đẩy nhanh quá trình loại bỏ tế bào chết. Nhờ đó, vết rạn sẽ lành nhanh hơn, mau mờ và ít để lại sẹo. Ngoài ra, massage còn giúp tăng độ đàn hồi cho da và giảm ngứa, triệu chứng thường thấy khi rạn da xuất hiện.

Một số nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng dầu dưỡng khi massage sẽ làm tăng hiệu quả làm mờ và giảm sẹo rạn. Dầu dưỡng có khả năng thâm nhập vào các cấu trúc bị tổn thương nằm sâu dưới da, giúp cung cấp độ ẩm và kích thích quá trình tái tạo da. Để tăng cường hiệu quả, mẹ bầu nên chọn dầu trị rạn có chứa các dưỡng chất tự nhiên như tinh dầu, vitamin A, E…

Ngoài tác dụng làm mờ và giảm thâm rạn, massage còn có khả năng ức chế các hormone gây căng thẳng và trầm cảm trong quá trình mang thai, giúp máu huyết lưu thông, giảm phù nề, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tỷ lệ biến chứng khi vượt cạn cho mẹ bầu.

Hướng dẫn cách massage toàn thân với dầu trị rạn cho bà bầu tại nhà

Cách massage bụng cho bà bầu tại nhà cùng dầu trị rạn

Cách phòng ngừa rạn da tốt nhất là massage các khu vực dễ bị rạn bằng dầu trị rạn mỗi ngày để giữ cho da luôn săn chắc, khỏe mạnh. Mẹ có thể tự massage cho mình hoặc nhờ chồng, người thân hỗ trợ massage các khu vực khó với tới, đặc biệt là khi bụng bầu đã lớn.

Trong giai đoạn đầu, mẹ bầu có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái để massage. Khi bụng lớn hơn, mẹ nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái bởi tư thế này sẽ góp phần làm giảm áp lực đặt lên dây chằng tử cung của mẹ, đồng thời giúp tối ưu khả năng cung cấp máu và oxy cho bé.

Sau đây, Marry Baby sẽ hướng dẫn bạn cách bôi dầu trị rạn và massage cho bà bầu tại nhà:

Cách massage bụng cho bà bầu

Massage bụng là một cách tuyệt vời giúp mẹ tăng kết nối với bé yêu. Để massage bụng, mẹ hãy cho một ít dầu trị rạn lên hai tay, đặt tay lên bụng và bắt đầu thoa dầu đều quanh bụng. Mẹ lưu ý không ấn vào bụng mà chỉ dùng các ngón tay xoa nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc cho đến khi đi hết vòng bụng. Mẹ bầu nhớ đừng bỏ sót hai bên hông vì đây cũng là khu vực dễ bị rạn khi mang thai. Để đảm bảo an toàn khi massage bụng, bạn chỉ nên massage tối đa 5 phút ở khu vực này.

Cách thoa dầu chống rạn da và massage ngực cho bà bầu tại nhà

Massage ngực không chỉ giúp phòng ngừa và làm giảm rạn da mà còn có khả năng làm mềm bầu ngực, tăng cường cung cấp sữa nhằm chuẩn bị cho quá trình nuôi con sau sinh. Để massage ngực, bạn hãy thoa một ít dầu trị rạn lên hai tay, sau đó, đặt bốn đầu ngón tay lên bầu ngực và nhẹ nhàng massage quanh bầu ngực theo hình tròn trong khoảng 5 phút. Bạn lưu ý massage với lực vừa phải và chậm rãi để giúp dầu dưỡng thấm sâu hơn vào da.

Cách massage lưng trị rạn da khi mang thai

Lưng, đặc biệt là thắt lưng, có kết nối chặt chẽ với bụng và cũng là khu vực chịu nhiều áp lực, dễ bị rạn khi mang thai. Để massage lưng, mẹ hãy nhờ đến sự hỗ trợ của chồng hoặc người thân. Cách thoa dầu chống rạn da và massage lưng cho bà bầu tại nhà như sau:

  1. Đầu tiên, mẹ bầu nằm nghiêng thoải mái trên giường, người massage sẽ đứng ở phía sau lưng bạn.
  2. Người massage thoa dầu trị rạn lên tay, sau đó đặt hai tay lên lưng của mẹ bầu sao cho các ngón tay hướng về phía thắt lưng, hai ngón cái nằm ở hai bên đốt sống ngực T1.
  3. Tiếp theo, người massage từ từ ấn ngón cái tại vị trí này, trong khi mẹ bầu thở ra nhẹ nhàng. Người massage lưu ý ấn ngón cái thật nhẹ, sau đó điều chỉnh lực tay cho đến khi mẹ bầu cảm thấy thoải mái, tránh ấn quá mạnh ngay từ đầu vì có thể gây tổn thương đến mẹ bầu.
  4. Người massage từ từ thả lỏng ngón cái. Lúc này, mẹ bầu bắt đầu hít vào nhẹ nhàng.
  5. Người massage tiếp tục di chuyển bàn tay đến những vị trí bên dưới và lặp lại các thao tác trên cho tới khi massage được đến vùng thắt lưng (xương cùng).

Ngoài ra, còn một cách massage lưng khác cho bà bầu tại nhà với dầu trị rạn mà bạn có thể áp dụng. Bạn hãy nhờ người thân thoa dầu trị rạn da và dùng ngón cái massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn trên lưng. Lưu ý không massage trực tiếp trên cột sống và nên tập trung vào các vùng dễ bị rạn như hông, thắt lưng. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da mà còn kích thích tuần hoàn máu và giảm đau lưng cho mẹ bầu.

Cách massage đùi và chân với dầu trị rạn cho bà bầu tại nhà

Cách massage chân cho bà bầu tại nhà cùng dầu trị rạn

Bạn hãy dùng dầu dưỡng thoa đều và massage nhẹ nhàng dọc theo chân, chú ý các khu vực dễ bị rạn như phía trong đùi, xung quanh đầu gối và bắp chân. Đặc biệt, việc massage chân sẽ giúp mẹ bầu tăng cường lưu thông máu, giảm phù nề ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần tránh massage quanh mắt cá chân và ngón chân út vì đây là những khu vực nhạy cảm, có nhiều huyệt đạo có thể kích thích các cơn gò tử cung.

Những lưu ý khi massage với dầu trị rạn da cho bà bầu tại nhà

Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng việc massage với dầu trị rạn da cho bà bầu cần đặc biệt thận trọng, bởi lúc này, cơ thể của các mẹ vô cùng nhạy cảm. Việc thao tác sai hoặc dùng dầu trị rạn không phù hợp có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, bạn có thể bắt đầu massage ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, nên đặc biệt thận trọng ở tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3 vì massage có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình massage, bạn cần lưu ý massage nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh ở một số điểm nhất định trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, bạn nên tránh nằm ngửa khi massage vì điều này có thể gây nhiều áp lực lên lưng và tĩnh mạch chủ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách massage tốt nhất trong thai kỳ, đặc biệt nếu đang gặp phải các tình trạng sau:

  • Bạn bị buồn nôn, nôn hoặc ốm nghén
  • Có nguy cơ sảy thai cao
  • Gặp các vấn đề nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, huyết áp cao
  • Gặp tình trạng huyết khối trong cơ thể
  • Bị đau bụng hoặc ra máu trong thai kỳ
  • Bị sưng một hoặc cả hai chân

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả phòng ngừa và giảm thâm rạn tối ưu, việc lựa chọn loại dầu trị rạn phù hợp cũng rất quan trọng. Theo đó, mẹ bầu nên chọn các loại dầu trị rạn da có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa các hóa chất có khả năng gây kích ứng da. Một số thành phần nên có trong dầu dưỡng chống rạn tự nhiên, bao gồm:

  • Các loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, hoắc hương, hương thảo, cúc vạn thọ: Các loại tinh dầu này chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng da và làm sáng đều màu da.
  • Các loại dầu tự nhiên như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum, dầu hạt lựu, dầu hạt jojoba, dầu hạt chia: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và phục hồi hàng rào bảo vệ da, cải thiện các cấu trúc dưới da, từ đó làm mờ sẹo và cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả.
  • Các loại vitamin như vitamin A và E có nguồn gốc tự nhiên từ dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân: Đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sự hình thành của sẹo rạn.
  • Chất chống viêm bisabolol chiết xuất từ tinh dầu cúc La Mã: Giúp giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu các vùng da bị kích ứng.
  • Chất chống oxy hóa tự nhiên tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Khi đã chọn được loại dầu trị rạn ưng ý, an toàn, mẹ bầu nên bắt đầu áp dụng những cách massage cho bà bầu tại nhà kể trên để ngăn ngừa rạn da ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ và duy trì thói quen này đến sau khi sinh. Vài phút massage với dầu trị rạn mỗi ngày không chỉ giúp mẹ phòng ngừa rạn da mà đây còn là những giây phút thư giãn quý báu, cho mẹ cơ hội kết nối với cơ thể và em bé trong bụng.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giới thiệu cho bạn các dấu hiệu bị rạn da khi mang thai cũng như cách giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của chúng.

3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Dưới đây là 3 dấu hiệu rạn da mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai:

Ngứa hoặc khó chịu trên da

Vết rạn chính là một dạng tổn thương nhỏ trên bề mặt da. Khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, làn da bị kéo căng đột ngột, vượt quá khả năng tái tạo và đàn hồi tự nhiên của da, từ đó khiến bề mặt da bị “rách”. Quá trình chữa lành các tổn thương này có thể gây ra cảm giác ngứa, tương tự như khi vết thương ngoài da “lên da non”. Vì vậy, một trong những dấu hiệu rạn da dễ nhận biết nhất chính là cảm giác ngứa ngáy, châm chích xuất hiện ở những vị trí mà da bị kéo căng trong thai kỳ, như bụng, ngực, mông, đùi…

Dấu hiệu bị rạn da khi mang thai: Xuất hiện vết lõm hoặc gờ nhẹ trên da

Đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, mẹ bầu có thể nhận thấy trên bề mặt da xuất hiện những vết lõm và gờ nhẹ có kết cấu khác với các vùng da bình thường. Khi sờ vào, da ở khu vực này có cảm giác bị kéo căng và mỏng hơn so với các vùng da xung quanh. Nguyên nhân của sự khác biệt trên chính là do các sợi collagen và elastin có tác dụng nâng đỡ bên dưới da bị xáo trộn và đứt gãy khi da bị kéo căng quá mức.

Xuất hiện các đốm hay vệt màu bất thường trên da

Ở giai đoạn đầu tiên khi mới hình thành, các vết rạn thường nhỏ, màu hồng hoặc đỏ nhạt. Theo thời gian, chúng có xu hướng phát triển thành các vết rạn lớn hơn, có màu đỏ, tím hoặc nâu, chạy dài theo hướng căng của da. Các vết rạn phát triển tối đa có thể dài đến vài chục centimet và rộng từ 1-10mm. Để kịp thời ngăn chặn sự phát triển của các vết rạn, mẹ bầu hãy chú ý đến các vệt màu bất thường trên da, đặc biệt là ở những khu vực tăng kích thước nhiều trong thai kỳ như bụng, mông, đùi. Mẹ cũng đừng bỏ qua các vùng da ở bắp tay, chân, hai bên hông hay thắt lưng vì vết rạn cũng có thể xuất hiện ở các vị trí này.

Yếu tố nào cảnh báo bạn dễ bị rạn da hơn người khác?

Dấu hiệu mẹ bầu dễ bị rạn da khi mang thai hơn người khác

Có mẹ hoặc bà bị rạn da khi mang thai

Để biết bạn có nguy cơ bị rạn da hay không, hãy hỏi mẹ hoặc bà của bạn xem họ có từng bị rạn da khi mang thai không. Cấu trúc làn da của chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu “thừa hưởng” làn da đàn hồi kém, thiếu các sợi elastin nâng đỡ thì mẹ bầu sẽ có khả năng gặp phải các dấu hiệu bị rạn da khi mang thai cao hơn người khác.

Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì

Rạn da không chỉ được hình thành trong giai đoạn mang thai mà còn có thể xuất hiện trong quá trình dậy thì. Sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ ở hai thời điểm này được cho là có thể làm tăng khả năng xuất hiện vết rạn trên da. Vì vậy, nếu mẹ bầu từng bị rạn da khi dậy thì, hãy chú ý kỹ hơn khi mang thai vì nguy cơ xuất hiện vết rạn của bạn là rất cao.

Tăng cân nhanh trong thai kỳ

Tăng cân nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da ở mọi độ tuổi. Vì thế, mẹ bầu hãy chủ động kiểm soát chế độ ăn uống và vận động để duy trì mức tăng cân ổn định, không vượt quá cân nặng được bác sĩ khuyến cáo. Trung bình, mẹ bầu không nên tăng quá 11-16kg. Ngoài ra, mẹ mang thai đôi hoặc thai quá to so với thể trạng cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn.

Mang thai khi còn trẻ

Da của người trẻ thường có độ căng cao. Càng lớn tuổi, da càng mất dần độ đàn hồi, trở nên mỏng manh và dễ bị kéo giãn hơn. Tuy nhiên, chính vì sở hữu cấu trúc da săn chắc, chưa bị co giãn nhiều, các mẹ bầu trẻ tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn. May mắn là làn da của những người trẻ tuổi cũng sở hữu tốc độ phục hồi và tái tạo nhanh hơn nên mẹ bầu trẻ không cần quá lo lắng.

Mẹ bầu cần làm gì nếu nhận thấy dấu hiệu bị rạn da khi mang thai?

Làm giảm các triệu chứng khó chịu

Như đã đề cập, da bị kéo căng quá mức sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy, châm chích cho mẹ bầu. Để làm giảm cảm giác khó chịu này, mẹ bầu nên chọn các loại quần áo được làm từ vải cotton thoáng mát, tránh mặc các loại vải thô, cứng, làm từ sợi tổng hợp dễ gây kích ứng da. Khi tắm, mẹ bầu hãy pha nước vừa đủ ấm, không tắm nước quá nóng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh dùng sữa tắm và kem dưỡng chứa cồn hoặc các chất dễ làm khô da.

Mỗi ngày hai lần, mẹ bầu có thể dùng dầu chăm sóc da có chứa các dưỡng chất, tinh dầu kháng khuẩn, kháng viêm và ngừa rạn tự nhiên để massage nhẹ nhàng lên các khu vực bị căng, ngứa. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể dùng một chiếc khăn lạnh để chườm lên các vùng da này trong 5-10 phút.

Chú ý duy trì cân nặng hợp lý

Chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa dấu hiệu bị rạn da khi mang thai

Một trong những cách đơn giản để ngăn ngừa các vết rạn xấu xí xuất hiện trên da là giữ cho cơ thể không tăng cân quá nhanh trong suốt thai kỳ. Để làm được điều này, mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài chế độ ăn uống giúp kiểm soát cân nặng, bạn cũng nên ưu tiên một số loại thực phẩm giúp kích thích sản sinh các sợi protein đàn hồi dưới da như quả bơ, đậu, hạt, rau lá xanh, cam, chanh…

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, tăng cường tuần hoàn máu và có chế độ luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho làn da luôn săn chắc, khỏe mạnh.

Ngăn ngừa dấu hiệu bị rạn da khi mang thai bằng các sản phẩm chăm sóc da

Việc phát hiện dấu hiệu bị rạn da khi mang thai từ sớm, trước khi các vết rạn kịp lan rộng và biến thành sẹo sẽ giúp mẹ bầu có thêm thời gian vàng để kịp thời chăm sóc da, đẩy lùi sự phát triển của vết rạn và ngăn chặn quá trình hình thành sẹo rạn xấu xí trên da.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các loại dầu dưỡng có chiết xuất từ tự nhiên có thể giúp phòng ngừa và giảm rạn da khi mang thai hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, da của mẹ bầu trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn so với bình thường. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn các loại dầu chống rạn da để sử dụng trong thai kỳ. Các loại dầu chống rạn da có chứa hoạt chất quá mạnh có thể gây tổn thương, kích ứng da của mẹ và đôi khi làm ảnh hưởng đến bé. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi sử dụng dầu chống rạn da, mẹ nên lựa chọn các loại dầu có chiết xuất thuần tự nhiên 100%, phù hợp với làn da nhạy cảm và chứa các dưỡng chất, tinh dầu có tác dụng kháng viêm, làm mềm da, giảm thâm rạn trên da.

Dầu dưỡng có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu bị rạn da khi mang thai xuất hiện

Dưới đây là một số thành phần tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa và giảm rạn da mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Các loại dầu tự nhiên như dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu hoa rum, dầu hạt lựu, dầu hạt jojoba, dầu hạt chia: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và phục hồi hàng rào bảo vệ da, cải thiện các cấu trúc dưới da, làm mờ sẹo và cải thiện tình trạng rạn da hiệu quả
  • Các loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu oải hương, lá hương thảo, cúc vạn thọ, hoắc hương: Chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng da và làm sáng đều màu da.
  • Các loại vitamin như vitamin A và E có nguồn gốc tự nhiên từ dầu mầm lúa mì, dầu hạt tầm xuân: Đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa sự hình thành của sẹo rạn.
  • Chất chống viêm bisabolol chiết xuất từ tinh dầu cúc La Mã: Giúp giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu các vùng da bị kích ứng.
  • Chất chống oxy hóa tự nhiên tocopherol chiết xuất từ dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương: Giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện hệ miễn dịch của da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da mới, làm mờ rạn và sẹo rạn.

Để đạt hiệu quả ngăn ngừa rạn da tối ưu, mẹ bầu nên sử dụng dầu dưỡng ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ và dùng đều đặn mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng. Khi sử dụng dầu dưỡng, mẹ nên massage dầu lên bụng và các vùng da dễ bị rạn trong vòng vài phút để dưỡng chất có thể thấm sâu vào các cấu trúc da bên dưới.

Các vết rạn da dù không nguy hiểm nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và khiến mẹ bầu cảm thấy tự ti, lo lắng. Nhận biết sớm các dấu hiệu bị rạn da khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chăm sóc da để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Rạn da khi mang thai là “nỗi ám ảnh” của nhiều bà bầu. Cứ ngỡ vết rạn sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất theo thời gian thì nhiều mẹ lại rơi vào tình cảnh “khốn khổ” hơn khi các vết rạn da bỗng dưng bị ngứa sau khi sinh mà không biết phải làm sao.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến các vết rạn da bị ngứa sau sinh cũng như bật mí một vài bí quyết giúp bạn sớm thoát khỏi tình cảnh “khổ sở” này.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Nguyên nhân do đâu?

Rạn da khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Theo thống kê, 8 trên 10 bà bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ. Vết rạn da không nguy hiểm nhưng có thể tồn tại một thời gian dài sau khi sinh, làm mất thẩm mỹ và đôi khi gây ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ bỉm.

Đa phần, tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh không đáng lo ngại. Nguyên nhân gây ngứa chủ yếu là do vùng da sau khi bị rạn trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, nếu gặp thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí giảm thì da dễ bị khô và khiến các vết rạn trở nên ngứa ngáy.

Ngoài ra, rạn da thực chất là một dạng sẹo, hình thành do da bị kéo căng quá mức khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ. Điều này làm cho liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì bị đứt gãy. Sau khi sinh, những tổn thương sẽ dần được sửa chữa và vết sẹo cũng bắt đầu lành lại. Quá trình này có thể gây ngứa tương tự như khi các vết thương khác “lên da non”.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ngứa ở vết rạn do tình trạng ngứa sẩn mề đay khi mang thai (PUPPP) phát triển trực tiếp trên các vùng da này. Tình trạng PUPPP thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả sau khi sinh. Biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng, nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước trên da.

Có nên gãi vết rạn da khi bị ngứa?

Có nên gãi vết rạn da bị ngứa sau sinh

Khi vết rạn da bị ngứa sau sinh, chắc hẳn phản ứng đầu tiên của bạn là muốn gãi thật mạnh để làm giảm cơn ngứa. Gãi có thể mang lại cảm giác dễ chịu tức thời nhưng sẽ khiến bạn càng ngứa hơn sau đó.

Không những vậy, việc gãi quá mạnh khi các vết rạn bị ngứa có thể làm trầy xước bề mặt da và khiến vùng da bị rạn tổn thương nghiêm trọng hơn. Các vết thương hở cũng tạo điều kiện để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong da, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Vì vậy, dù cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bạn cũng không nên gãi các vùng da bị rạn mà hãy thử áp dụng những phương pháp khác để giúp giảm ngứa hiệu quả và an toàn hơn.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao? Đâu là cách giảm ngứa hiệu quả?

Mẹ bỉm có thể thử các bí quyết ngăn ngừa và làm giảm tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh an toàn, khoa học và hiệu quả dưới đây:

  • Chườm lạnh: Bạn hãy đắp một miếng khăn lạnh hoặc chườm đá lên các vết rạn bị ngứa trong khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
  • Tắm bột yến mạch. Bột yến mạch có thể cung cấp độ ẩm, giúp da bớt khô và giảm ngứa hiệu quả.
  • Dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi.
  • Tắm nước ấm, hạn chế tắm bằng nước nóng hoặc ngâm trong bồn tắm nóng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ cotton. Bạn nên tránh các loại quần áo được làm từ vải tổng hợp hoặc vải lanh vì những loại vải này có thể tạo cảm giác thô ráp, khiến da dễ bị kích ứng và gây ngứa.
  • Tránh để nhiệt độ phòng quá cao. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn có thể dùng điều hòa để không gian trong nhà luôn mát mẻ. Hãy sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong mùa đông để tránh da bị khô và gây ngứa.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức vì căng thẳng có thể làm cho tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh trở nên tồi tệ hơn.

Nếu ngứa không thuyên giảm, ngứa dữ dội gây ảnh hưởng đến tâm lý, cản trở sinh hoạt hàng ngày hoặc có các biểu hiện sẩn ngứa và mề đay, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Giải pháp ngăn ngừa rạn da bằng các dưỡng chất tự nhiên

vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao

Các vết rạn có xu hướng mờ dần một cách tự nhiên theo thời gian. Thế nhưng, thực tế, rất khó để các vết rạn da hình thành khi mang thai biến mất hoàn toàn sau sinh.

Hầu hết các phương pháp trị rạn phổ biến hiện nay như dùng thuốc trị rạn, liệu pháp laser hay kỹ thuật siêu mài mòn da cũng chỉ có thể giúp vết rạn nhanh mờ chứ rất khó loại bỏ hoàn toàn.

Do đó, cách tốt nhất để rạn da không “đeo bám” bạn sau khi sinh chính là không để chúng có cơ hội phát triển trong giai đoạn mang thai. Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn các dưỡng chất tự nhiên để giúp ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ. Đặc biệt, nhiều dưỡng chất không chỉ có khả năng hạn chế sự xuất hiện của vết rạn khi mang thai mà còn giúp làm mờ vết rạn và giảm tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh vô cùng hiệu quả:

  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có chứa các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hình thành mô liên kết dưới da, giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng rạn da khi mang thai. Ngoài ra, tinh dầu này cũng có tính kháng viêm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích và viêm ngứa ở những vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Tinh dầu cúc xu xi có thể giúp kiểm soát tình trạng rạn da hiệu quả nhờ khả năng tăng cường tái tạo tế bào da và làm lành các vết nứt do rạn da.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Các hoạt chất có trong tinh dầu cúc La Mã mang những đặc tính làm dịu và chống viêm vượt trội, từ đó có khả năng làm giảm tình trạng sưng tấy và ngứa rát do vết rạn gây ra.
  • Tinh dầu lá hương thảo: Loại tinh dầu này có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời cho thấy nhiều lợi ích trong việc làm mờ vết rạn trên da
  • Vitamin A: Vitamin này giúp kích thích tăng sinh collagen, cải thiện tình trạng mất độ đàn hồi và những dấu hiệu tổn thương da. Ngoài ra, vitamin A cũng thúc đẩy quá trình dưỡng ẩm tự nhiên của da, giúp ngăn ngừa tình trạng khô da gây ngứa.
  • Vitamin E: Vitamin E tác động vào sâu các lớp dưới da và giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời.

Trong thai kỳ, việc dùng tinh dầu và vitamin dưỡng da cần hết sức thận trọng. Bởi trong giai đoạn này, da của mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm, nếu dùng không đúng sẽ khiến da bị tổn thương và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, tốt nhất, thay vì dùng riêng lẻ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại dầu chống rạn có chứa các dưỡng chất kể trên và được điều chế theo công thức phù hợp với phụ nữ mang thai để giúp các dưỡng chất thẩm thấu nhanh và sâu hơn vào da.

Bạn có thể dùng dầu chống rạn da để massage các vùng da dễ bị rạn như bụng, ngực, đùi, cánh tay, hông và mông ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, trước khi các dấu hiệu rạn da xuất hiện và dùng kéo dài đến cả sau khi sinh. Điều này không chỉ ngăn ngừa rạn da hiệu quả mà còn giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái và bớt mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Trong trường hợp đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh, bạn cũng có thể dùng các loại dầu trị rạn này để massage mỗi ngày. Các dưỡng chất tự nhiên có trong dầu trị rạn có thể giúp làm mờ vết rạn và giảm viêm ngứa rất hiệu quả.

Rạn và ngứa là các vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và mang đến nhiều sự khó chịu cho các mẹ. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn bị ngứa sau sinh, hãy thử áp dụng một vài bí quyết giảm ngứa kể trên. Nếu tình hình không cải thiện, tốt nhất bạn nên đi khám để tránh tình trạng ngứa làm bạn căng thẳng, khó chịu và gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Top 4 loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu và cách sử dụng hiệu quả

Tinh dầu từ lâu đã được chứng minh giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đối với mẹ bầu, tinh dầu có thể được xem là “vị cứu tinh” trong việc ngăn ngừa và điều trị rạn da khi mang thai nhờ khả năng hạn chế sự hình thành các vết rạn mới cũng như làm mờ nhanh các vết rạn cũ. Tuy nhiên, mỗi loại tinh dầu sẽ có những đặc tính và cách sử dụng khác nhau. Không phải tất cả các loại tinh dầu đều có tác dụng trị rạn và an toàn với mẹ bầu. Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giới thiệu cho bạn 4 loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu cũng như bí quyết sử dụng các loại tinh dầu này hiệu quả.

Top 4 loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu

Rạn da khi mang thai là tình trạng rất thường gặp, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Rạn da không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé nhưng có thể gây mất thẩm mỹ, khiến mẹ cảm thấy mặc cảm và tự ti.

Không có cách nào giúp ngăn ngừa rạn da triệt để, tuy nhiên bạn có thể giảm tối đa nguy cơ rạn da cũng như khắc phục nhanh các vết rạn da “mới chớm” bằng cách dùng 4 loại tinh dầu dưới đây:

1. Tinh dầu oải hương

Nói đến tinh dầu chống rạn da cho bà bầu thì không thể không nhắc đến tinh dầu oải hương. Đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ hoa oải hương hay hoa lavender, nổi tiếng với nhiều đặc tính tốt cho da như làm dịu da, chống kích ứng, giúp da sáng màu và chống lão hóa.

Đặc biệt, tinh dầu oải hương có chứa các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hình thành mô liên kết dưới da. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị rạn da bởi vết rạn chủ yếu được hình thành do các sợi collagen bị đứt gãy khi cân nặng tăng nhanh trong thai kỳ, làm da bị kéo căng quá mức.

Ngoài mang lại nhiều lợi ích cho làn da, tinh dầu oải hương còn nổi tiếng với tác dụng thư giãn tinh thần, giúp phụ nữ mang thai giảm bớt căng thẳng và đem lại cảm giác thư thái khi sử dụng.

tinh dầu oải hương chống rạn da cho bà bầu

2. Tinh dầu cúc xu xi

Tinh dầu cúc xu xi có thể giúp kiểm soát tình trạng rạn da hiệu quả nhờ khả năng tăng cường tái tạo tế bào da và làm lành các vết nứt do rạn da. Không những vậy, với các thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tinh dầu cúc xu xi còn có thể mang đến nhiều lợi ích như:

  • Làm dịu và mềm da
  • Kháng khuẩn, kháng viêm
  • Tăng tốc độ chữa lành vết thương
  • Ngăn ngừa khô da và chống lão hóa
  • Giảm nguy cơ hình thành sẹo

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn còn lo ngại về việc sử dụng tinh dầu cúc xu xi để thoa trực tiếp lên da cho phụ nữ mang thai. Do đó, nếu mẹ bầu có ý định dùng loại tinh dầu này để ngăn ngừa và giảm rạn thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc lựa chọn các sản phẩm chứa tinh dầu cúc xu xi đã được chứng minh an toàn cho mẹ bầu.

3. Tinh dầu cúc La Mã

Tinh dầu cúc La Mã là thành phần rất phổ biến có trong các sản phẩm chăm sóc da và các loại dầu massage chống rạn da cho bà bầu. Các hoạt chất có trong tinh dầu cúc La Mã mang những đặc tính chống viêm vượt trội và có khả năng xâm nhập vào các lớp nằm sâu dưới da, từ đó giúp làm giảm tình trạng sưng tấy và ngứa rát trong quá trình hình thành vết rạn.

Ngoài ra, tinh dầu cúc La Mã cũng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và vết rạn da ở mẹ bầu. Đặc biệt, các sản phẩm chống rạn có chứa loại tinh dầu này còn có khả năng làm dịu và làm mềm da, vì vậy đặc biệt phù hợp cho cả những mẹ bầu có làn da nhạy cảm.

4. Tinh dầu lá hương thảo

Ngoài tinh dầu oải hương, tinh dầu cúc xu xi và tinh dầu cúc La Mã, tinh dầu lá hương thảo cũng là một loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu được nhiều người quan tâm.

Các dưỡng chất trong tinh dầu lá hương thảo có khả năng chống oxy hóa và chống viêm, giúp cải thiện lưu thông máu, đồng thời cho thấy nhiều lợi ích trong việc làm mờ vết rạn da. Những dưỡng chất này cũng nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào da tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại. Không những vậy, tinh dầu lá hương thảo còn giúp cải thiện đáng kể độ ẩm và độ đàn hồi của da.

Khi sử dụng đúng cách, tinh dầu lá hương thảo có thể giúp phụ nữ mang thai tạm biệt nỗi lo rạn da hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, loại tinh dầu này còn giảm nếp nhăn, chống lão hóa, làm se khít lỗ chân lông, giúp mẹ bầu sở hữu làn da khỏe đẹp hơn ngay cả trong thai kỳ vất vả.

Bật mí bí quyết sử dụng tinh dầu chống rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

cách sử dụng tinh dầu chống rạn da cho bà bầu

Sử dụng tinh dầu chống rạn da cho bà bầu là giải pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa và điều trị rạn da hiệu quả. Tuy nhiên, việc thoa hoặc massage trực tiếp tinh dầu lên da cần hết sức thận trọng.

Nếu muốn dùng tinh dầu chống rạn da trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, bởi không phải loại tinh dầu nào có tác dụng trị rạn cũng an toàn và lành tính với mẹ bầu. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, làn da của bà bầu thường mỏng manh và nhạy cảm hơn so với bình thường. Vì vậy, một số loại tinh dầu có chứa các hoạt chất mạnh có thể gây tổn thương da của mẹ và làm ảnh hưởng đến bé.

Các loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu vẫn tồn tại nguy cơ gây dị ứng nhất định, dù nguy cơ này thường thấp hơn nhiều lần so với các sản phẩm hóa dược. Do đó, khi sử dụng, mẹ bầu cần lưu ý đến các biểu hiện của cơ thể. Nếu xuất hiện tình trạng phát ban, mẩn đỏ hoặc ngứa thì nên ngưng sử dụng và đi khám ngay.

Khi dùng tinh dầu, bạn cần pha loãng chúng với các loại dầu nền như dầu purcellin, dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân… Mỗi lần chỉ sử dụng 1 giọt tinh dầu và pha loãng với tỷ lệ nhất định. Nếu dùng tinh dầu để tắm thì không nên pha quá 4 giọt.

Một bí quyết dùng tinh dầu chống rạn da cho bà bầu khác là thay vì dùng trực tiếp, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm dầu trị rạn phù hợp cho phụ nữ mang thai có chứa các loại tinh dầu này.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dầu trị rạn với thành phần tinh dầu thiên nhiên mà mẹ bầu có thể lựa chọn. Không những vậy, một số sản phẩm dầu trị rạn còn kết hợp cả 4 loại tinh dầu kể trên, giúp mang lại hiệu quả ngăn ngừa và trị rạn da tốt hơn cho mẹ bầu. Đồng thời, trong thành phần của các sản phẩm này đôi khi còn bổ sung thêm các hoạt chất tốt cho da khác như vitamin E và vitamin A.

Thông thường, bạn nên sử dụng các loại tinh dầu chống rạn da ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, tốt nhất là trước khi nhận thấy các dấu hiệu rạn nứt trên da. Để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn, bạn có thể thoa một lượng tinh dầu vừa đủ rồi massage nhẹ nhàng các vị trí dễ bị rạn như ngực, đùi, mông, hai bên hông, cánh tay và vùng bụng khoảng 2 lần/ngày trong ít nhất 3 tháng. Đối với vùng bụng, bạn không nên thoa quá 5 phút mỗi lần. Chú ý thoa nhẹ nhàng, không ấn mạnh bằng cả bàn tay.

Vết rạn da khi mang thai hoàn toàn vô hại và sẽ mờ dần theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vết rạn khiến bạn khó chịu, đừng ngần ngại dùng dầu chống rạn cho bà bầu với chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên để ngăn ngừa và giảm rạn da hiệu quả nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Điểm danh 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý

Cùng Marry Baby điểm qua 5 vị trí dễ bị rạn da mà bà bầu nên chú ý và cách đơn giản để giúp các mẹ ngăn ngừa tình trạng này ngay từ sớm nhé.

5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý

Rạn da là một vấn đề mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai. Dù bà bầu có thể bị rạn da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng vết rạn có xu hướng phát triển ở những khu vực tích nhiều mỡ cũng như tăng kích thước nhanh trong thai kỳ. Dưới đây là 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý:

Vùng bụng: Vị trí bà bầu dễ bị rạn da nhất

Vùng da quanh bụng thường bị kéo căng và chịu nhiều áp lực nhất trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở ba tháng cuối, khi em bé bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, đây cũng chính là vị trí mà mẹ bầu dễ bị rạn da nhất khi mang thai.

Các vết rạn ở bụng thường xuất phát từ vùng bụng dưới và kéo dài lên trên. Kích thước, hình dáng và độ đậm nhạt của vết rạn sẽ thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người. Ban đầu, vết rạn có màu hồng, đỏ, nâu hoặc tím. Sau khi sinh, chúng có xu hướng mờ dần và chuyển thành màu trắng nhạt như vết sẹo mờ.

Tuy các vết rạn da quanh bụng thường bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ, một số bà bầu còn trẻ hoặc có cơ địa dễ bị rạn da có thể gặp phải tình trạng này ngay khi bụng bầu vừa “nhô” ra, vào tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ.

Vùng ngực

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, ngực của mẹ bầu sẽ bắt đầu phát triển và tiếp tục tăng dần kích cỡ cho đến cuối thai kỳ. Thông thường, vòng ngực của bạn có thể tăng từ 1-2 size để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con. Trong giai đoạn này, mẹ bầu đôi khi cảm thấy ngứa ngáy ở vùng ngực do da bắt đầu căng giãn. Những vết rạn nhỏ có màu sáng hơn màu da cũng có thể xuất hiện ở vùng da dưới bầu ngực, hai bên hoặc xung quanh bầu ngực.

Lúc này, để phần nào ngăn ngừa tình trạng rạn da ngực khi mang thai, mẹ bầu nên chọn các loại áo ngực vừa vặn, có độ co giãn, nâng đỡ tốt. Hãy tránh mặc áo ngực quá rộng hoặc quá chật so với kích cỡ ngực.

Đùi và chân

bà bầu bị rạn da đùi khi mang thai

Đùi và chân cũng thuộc nhóm các bộ phận dễ tăng cân trong thai kỳ. Vì vậy, đây cũng là những vị trí mà bà bầu dễ bị rạn da khi mang thai, đặc biệt là vùng da phía sau chân, mặt trong của đùi và xung quanh đầu gối. Nếu mẹ bầu thuộc tuýp dễ tích mỡ ở đùi và chân, hãy tăng cường đi bộ và tập luyện chân nhẹ nhàng ngay từ những tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng rạn da nhé.

Cánh tay: Vị trí dễ bị rạn da mà ít bà bầu quan tâm đến

Khu vực phía trong bắp tay, phần gần với ngực vốn là nơi thường tích tụ nhiều mỡ trên cơ thể, do đó vết rạn cũng dễ xuất hiện tại đây khi bạn mang thai. Tuy nhiên, may mắn là những vết rạn ở khu vực này thường khó nhìn thấy và dễ được che giấu bởi quần áo. Cách dễ dàng nhất giúp bạn hạn chế rạn da ở bắp tay là thường xuyên vận động, sử dụng cơ tay để giữ cho da luôn săn chắc, hạn chế tích mỡ.

Vùng mông và hai bên hông

Cơ thể người mẹ có xu hướng tích trữ thêm mỡ ở hông và mông khi mang thai để hỗ trợ nâng đỡ em bé đang lớn dần lên trong bụng. Không những thế, khi thai kỳ tiến dần đến những tháng cuối cùng, các vùng da xung quanh bụng như hông và mông sẽ chịu thêm nhiều áp lực, buộc phải căng giãn để thích nghi với tình trạng bụng bầu bắt đầu to và nặng nề hơn.

Các vết rạn da trên hông và mông thường xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó chạy dọc sang bên còn lại. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì các vết rạn ở khu vực này thường mảnh và có màu tương đối nhạt. Để giảm thiểu vết rạn quanh mông và hông, mẹ bầu nên đi bộ mỗi ngày và tập các động tác yoga được thiết kế riêng nhằm gia tăng sự dẻo dai và sức mạnh cho khu vực này.

Bà bầu bị rạn da ở hai bên hông

Những ai dễ bị rạn da khi mang thai?

Theo các nghiên cứu, khoảng 80% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Trái với suy nghĩ của nhiều người, bụng bầu to hay nhỏ không phải là yếu tố quyết định mẹ bầu có bị rạn da hay không. Rất nhiều bà mẹ có bụng bầu to nhưng không bị rạn da, ngược lại, có những mẹ bầu bị rạn da từ khi bụng bầu còn rất nhỏ. Dưới đây là một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ rạn da ở mẹ bầu:

  • Mang thai khi còn trẻ: Có một sự thật là, bà bầu trẻ tuổi có làn da căng, săn chắc sẽ dễ bị rạn da hơn. Bởi vì lúc này, các kết cấu dưới da vẫn còn chặt chẽ, chưa quen với biên độ co giãn cao và dễ đứt gãy hơn khi da bị kéo căng đột ngột.
  • Mẹ hoặc bà từng bị rạn da trong thai kỳ: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng xuất hiện rạn da ở mẹ bầu. Nếu có mẹ hoặc bà từng bị rạn da khi mang thai, bà bầu sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
  • Thừa cân: Các mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn các mẹ bầu khác.
  • Bạn từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có thể tăng lên rất cao, tương tự như khi dậy thì. Tình trạng này được cho là một trong những nguyên nhân chính gây nên rạn da. Vì vậy, nếu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì, nguy cơ bị rạn da khi mang thai của bạn là rất cao.

Bà bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ bị rạn da bằng các dưỡng chất tự nhiên

Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, đồng thời hạn chế tình trạng tăng cân quá mức trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ còn có thể sử dụng thêm các loại dầu chống rạn da có chiết xuất tự nhiên ngay từ ba tháng đầu thai kỳ đến sau khi sinh để giữ ẩm, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa vết rạn xuất hiện ở những vùng da như bụng, đùi, mông, hai bên hông….

Massage bằng dầu chống rạn giúp bà bầu ít bị rạn da hơn

Ngày nay, nhiều dưỡng chất tự nhiên đã được sử dụng để tạo ra các sản phẩm dầu chăm sóc phù hợp cho bà bầu bị rạn da. Trong đó, các loại tinh dầu thiên nhiên và vitamin dưới đây đã cho thấy nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và làm giảm tình trạng rạn da, bao gồm:

  • Tinh dầu oải hương: Không chỉ có tác dụng thư giãn tinh thần, tinh dầu oải hương còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen và hỗ trợ quá trình hình thành các kết cấu nâng đỡ dưới da, giúp da thêm săn chắc và khó bị rạn hơn.
  • Tinh dầu lá hương thảo: Tinh dầu lá hương thảo chứa nhiều thành phần có khả năng chống oxy-hóa, kháng khuẩn nhẹ và kháng viêm tự nhiên có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa và hạn chế hình thành sẹo ở vùng da bị rạn, đồng thời còn có khả năng tăng cường lưu thông máu, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và thay mới làn da.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Các chất chống viêm tự nhiên trong tinh dầu cúc La Mã có khả năng xâm nhập vào những lớp nằm sâu dưới da, giúp làm giảm tình trạng sưng, ngứa, căng rát trong quá trình hình thành vết rạn, đồng thời hỗ trợ làm lành các thương tổn cũng như hạn chế rạn da hiệu quả.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Chiết xuất từ loài cúc này chứa các chất chống viêm và sát khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng rạn da và đẩy nhanh quá trình làm mờ sẹo, tái tạo da.
  • Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ da trước tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời. Loại vitamin này từ lâu đã được dùng để làm mờ các vết sẹo và rạn trên da. Ngoài ra, vitamin E cũng giúp làm tăng độ đàn hồi và khả năng tái tạo của làn da. Tuy nhiên, thay vì dùng vitamin E dạng uống, mẹ bầu nên dùng các loại dầu dưỡng thoa ngoài da.
  • Vitamin A: Vitamin A giúp ngăn ngừa và bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời hỗ trợ tăng sinh collagen, đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo da mới và làm đều màu da.

Các loại tinh dầu và vitamin tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa rạn da nói riêng và cải thiện sức khỏe làn da nói chung. Tuy nhiên, các loại tinh dầu này thường có độ đậm đặc cao, dễ gây kích ứng khi thoa trực tiếp lên da. Vì vậy, một số sản phẩm dầu chống rạn da cho bà bầu còn bổ sung thêm các loại dầu như dầu purcellin để làm giảm độ đặc của tinh dầu, tạo điều kiện cho các dưỡng chất và vitamin thấm sâu hơn vào cấu trúc dưới da. Ngoài ra, dầu purcellin còn có tác dụng dưỡng ẩm, giúp da thêm mềm mịn.

Để ngăn ngừa rạn da tối đa, mẹ bầu nên dùng dầu chống rạn ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ, trước khi các vết rạn xuất hiện. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp tăng hiệu quả ngăn ngừa và giảm rạn da.  Vì thế, ngoài việc kiên trì sử dụng dầu dưỡng trong thai kỳ, bà bầu đừng quên dành ra vài phút mỗi ngày vừa thoa dầu dưỡng, vừa massage các khu vực dễ bị rạn da như bụng, ngực, đùi, cánh tay, hông và mông…để có một làn da săn chắc, khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

7 băn khoăn thường gặp về vết rạn da khi mang thai

Vậy vết rạn da khi mang thai trông như thế nào và làm sao để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng rạn da trong thai kỳ? Mời bạn cùng Marry Baby tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

1.  Vết rạn da trông như thế nào?

Tình trạng rạn da được biểu hiện bởi những vệt dài, mảnh và hơi lõm trên da, có màu sắc cũng như kết cấu khác với các vùng da bình thường. Trung bình, 8 trên 10 mẹ bầu gặp phải tình trạng này trong quá trình mang thai.

Các vết rạn thường có màu hồng, đỏ, tím, nâu, xanh hay đen. Màu sắc và độ đậm nhạt của vết rạn thay đổi tùy theo thời gian, vị trí xuất hiện, màu da và cơ địa của mẹ bầu. Phụ nữ có màu da sáng thường xuất hiện vết rạn màu hồng. Trong khi đó, các mẹ bầu có làn da sẫm hơn thường có vết rạn sáng hơn màu da.

2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai? Liệu tình trạng này có nguy hiểm?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai. Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự kéo giãn đột ngột của các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Thông thường, làn da có khả năng co giãn để thích nghi với sự tăng, giảm cân nặng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi cân nặng tăng đột biến, vượt quá khả năng đàn hồi và tốc độ sản sinh mô mới của da, các kết cấu dưới da sẽ bị phá vỡ, từ đó dẫn đến những vết “rách” trên bề mặt da. Sẹo hình thành từ các vết rách này chính là tình trạng rạn da mà chúng ta thường thấy.

Nguyên nhân thứ hai gây nên những vết rạn da khi mang thai chính là sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ ở giai đoạn này. Hormone thúc đẩy quá trình đưa nước về da, khiến kết nối giữa các sợi collagen trở nên lỏng lẻo, từ đó làm da dễ giãn và hình thành vết rạn hơn.

3. Bà bầu thường bị rạn da ở tháng thứ mấy?

Thông thường, các vết rạn sẽ xuất hiện ở tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ khiến các vùng da bị kéo căng hết mức. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu, vết rạn có thể xuất hiện ngay từ khi bụng mới bắt đầu nhô rõ.

Các vết rạn thường có ba giai đoạn phát triển chính, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn mới hình thành sẽ có màu hồng nhạt và có thể gây ngứa. Vùng da xung quanh vết rạn có cảm giác phẳng và mỏng hơn.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, các vết rạn sẽ dần trở nên to và dài hơn, màu sắc cũng bắt đầu chuyển sang đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Khi vết rạn đã hình thành hoàn chỉnh, chúng sẽ dần mất màu (chuyển thành màu trắng hoặc xám nhạt) vài tháng sau khi sinh. Các vết rạn thường hơi lõm nhẹ và có hình thù đa dạng, không đồng nhất.

Vết rạn da khi mang thai mờ dần

4. Vết rạn da khi mang thai xuất hiện nhiều ở vị trí nào?

Các vết rạn khi mang thai xuất hiện phổ biến nhất ở vùng bụng bởi đây là vùng da chịu sức ép nhiều nhất khi thai nhi phát triển. Các vị trí phổ biến tiếp theo là ngực, mông và đùi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng rạn da ở nhiều vị trí ít ngờ tới, chẳng hạn như hông, bắp tay, bắp chân hay thậm chí là thắt lưng. Nhìn chung, dù có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu nhưng các vết rạn có xu hướng phát triển ở những khu vực tích tụ nhiều mỡ trên cơ thể.

5. Ai có nguy cơ cao bị rạn da?

Dù là một vấn đề thường gặp nhưng không phải mẹ bầu nào cũng bị rạn da khi mang thai. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rạn da trong quá trình bầu bí là cân nặng của mẹ khi mang thai, cân nặng của em bé, tuổi tác và yếu tố di truyền.

Các bà mẹ tăng cân vượt mức trung bình trong quá trình mang thai thường dễ bị rạn da hơn. Cân nặng của bé quá lớn so với cơ thể của mẹ cũng làm tăng đáng kể nguy cơ này. Vì vậy, để giảm nguy cơ rạn da khi mang thai, mẹ bầu hãy giữ mức tăng cân trong khoảng 11-16kg. Để biết mức tăng cân phù hợp với thể trạng của mình, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các bà mẹ mang thai khi tuổi đời còn trẻ, lúc da còn săn chắc sẽ đối mặt với nguy cơ rạn da cao hơn. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu trong gia đình có người thân từng bị rạn da khi mang thai, mẹ bầu cũng sẽ dễ bị rạn da hơn.

6. Bị rạn da bao lâu? Rạn da có hết sau khi sinh?

Các vết rạn da xuất hiện khi mang thai có xu hướng mờ dần trong 6-12 tháng sau sinh. Nếu mẹ bầu có làn da sáng hoặc có vết rạn nhỏ, qua thời gian, vết rạn mờ dần sẽ trở nên khó nhận thấy hơn. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, các vết rạn thường rất khó biến mất hoàn toàn.

Vì vậy, thay vì đau đầu tìm cách “xử lý” vết rạn, mẹ bầu nên áp dụng một số phương pháp để giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da xảy ra. Theo đó, mẹ bầu có thể sử dụng các loại dầu dưỡng có nguồn gốc tự nhiên để ngăn ngừa hoặc hạn chế vết rạn phát triển.

7. Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì?

Rạn da là một hiện tượng tự nhiên và không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cảm thấy tự ti và lo lắng về những vết rạn thiếu thẩm mỹ trên da. Để ngăn ngừa và hạn chế rạn da trong thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bí mật phía sau một làn da dẻo dai, có độ đàn hồi cao và khó bị rạn chính là sự phát triển khỏe mạnh của hai loại protein mang tên collagen và elastin. Hai loại protein này có kết cấu dạng sợi và tạo thành một mạng lưới liên kết bền chặt dưới da.

Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm vết rạn da khi mang thai

Để giúp tăng cường sức mạnh và khả năng tái tạo của collagen cũng như elastin, mẹ bầu có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống của mình:

  • Các loại cá, rau quả, đậu, hạt giàu chất béo tự nhiên như cá hồi, bơ, óc chó…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin A, E và C như cam, cải xoăn, bông cải, ớt chuông…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B2, B3 như thịt bò, sữa, gan…

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp làn da thêm khỏe mà còn hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, từ đó làm giảm nguy cơ rạn da do tăng cân quá mức trong thai kỳ.

Uống đủ nước

Cách đơn giản nhất để giúp mẹ bầu đảm bảo làn da luôn căng tràn sức sống chính là uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể dùng thêm các loại nước ép rau củ, sữa hạt để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo da.

Tập thể dục

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất và ngủ ngon hơn mà còn cải thiện khả năng đàn hồi và sự dẻo dai của làn da. Da vừa săn chắc, vừa có độ dẻo dai sẽ co giãn linh hoạt và ít xuất hiện vết rạn da khi mang thai hơn.

Dùng dầu chống rạn da

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, mẹ bầu còn có thể thoa dầu chống rạn da từ sớm để ngăn ngừa việc hình thành các vết rạn trên da. Nếu da đã xuất hiện vết rạn, dầu dưỡng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vết rạn, làm mờ rạn da và đẩy nhanh quá trình tái tạo, thay mới làn da.

Dùng dầu dưỡng giúp mẹ bầu ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai

Bạn nên chọn các loại dầu chống rạn da có chứa các dưỡng chất tự nhiên tốt cho da như:

  • Tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu cúc xu xi, tinh dầu oải hương, tinh dầu lá hương thảo và tinh dầu cúc La Mã. Những loại tinh dầu này có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên giúp làm giảm độ nhạy cảm và tăng sức đề kháng cho da, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tái tạo và thay mới làn da.
  • Vitamin như vitamin A, vitamin E có tác dụng thúc đẩy hình thành collagen mới, đồng thời bảo vệ làn da tránh khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên dùng dầu chống rạn da ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ và kiên trì sử dụng vì các loại tinh dầu, dưỡng chất từ tự nhiên sẽ cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về các vết rạn da khi mang thai cũng như làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Áp dụng ngay những quy tắc vàng để trị sẹo hiệu quả cho cả gia đình

Sẹo được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chạy nhảy bị té ngã, phỏng bô, vết cắt do dao… Tùy vào mức độ tổn thương da mà sẹo có thể to hoặc nhỏ.

Các tổn thương nhỏ như vết cắt thường sẽ nhanh lành, chỉ để lại sẹo mờ và không đáng kể. Trong khi đó, các tổn thương da lớn có thể gây ra những vết sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại to và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Một số phương pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa và làm mờ hiệu quả các vết sẹo này.

Giải pháp tốt nhất vẫn là hạn chế sự hình thành sẹo, sau đó mới đến khắc phục và làm mờ vết sẹo. Điều quan trọng là bạn cần can thiệp đúng lúc và đúng cách. Vậy làm thế nào để trị sẹo hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Thời điểm “vàng” để trị sẹo hiệu quả

Đối với việc điều trị sẹo, khi bạn bỏ qua thời điểm lý tưởng để lựa chọn các sản phẩm dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa sẹo và phục hồi làn da sau tổn thương thì khả năng hình thành những vết sẹo xấu, khó cải thiện là rất cao. Hiểu rõ bản chất của sẹo sẽ giúp bạn xoay chuyển được tình thế.

Các vết sẹo trên bề mặt da là kết quả của một quá trình phức tạp mà da đã trải qua để tự chữa lành vết thương, trong đó có việc kích thích sản sinh collagen. Sự làm lành vết thương cũng như hình thành sẹo rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình này cũng phụ thuộc khá nhiều vào cách bạn chăm sóc trước khi vết sẹo hình thành hoàn toàn.

Một vết sẹo khi hình thành đều trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tổn thương và sưng tấy. Khu vực tổn thương mất đi các cấu trúc da thông thường như nang lông, tuyến dầu, collagen và elastin.
  • Giai đoạn 2: Hình thành mô mới, là khi miệng vết thương đóng vẩy, các mô da mới, đặc biệt là mạch máu, collagen và mô hạt được hình thành để thay thế các cấu trúc đã bị tổn thương và mất đi.
  • Giai đoạn 3: Tái kết cấu bề mặt da. Quá trình sinh mới và sắp xếp bất bình thường của các sợi collagen gây hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bề mặt vùng tổn thương trước đây cứng hơn và có thể cao hơn hay thấp hơn bề mặt da xung quanh.
Giai đoạn vàng để trị mụn hiệu quả
Khi vết thương đang đóng vẩy, bôi một lớp dưỡng mỏng nhẹ để ngăn ngừa sẹo

Như vậy, có thể thấy rằng thời điểm vàng để ngăn ngừa và trị sẹo hiệu quả chính là giai đoạn 2, khi miệng của vết thương bắt đầu đóng vẩy. Lúc này, các sợi collagen rất mỏng manh, dễ đứt gãy. Nếu để lớp da non bị khô, chúng có thể rạn nứt khi cử động, kéo dài khả năng hồi phục của da và làm sẹo nặng hơn. Vì thế tại thời điểm này, bạn cần dùng một lớp dưỡng mỏng nhẹ chứa các hoạt chất có khả năng tái tạo da và dưỡng ẩm cho da để tránh những rạn nứt này.

Lợi ích ngăn ngừa và làm mờ sẹo của các loại dầu chăm sóc da

Dầu chăm sóc da có chứa nhiều thành phần như tinh dầu thiên nhiên hoặc vitamin có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành sẹo. Chúng hoạt động bằng cách tái tạo lại các tế bào da ở những vị trí bị tổn thương. Ngoài ra, các thành phần trong dầu chăm sóc cũng giúp cải thiện hình dạng và vẻ ngoài của vết sẹo, đồng thời nâng cao sức khỏe làn da. Các dưỡng chất này có những tác dụng:

  • Cung cấp độ ẩm cho da
  • Cân bằng màu da
  • Giảm mẩn đỏ
  • Ngăn ngừa tình trạng viêm
  • Giúp vết thương mau lành

Ngoài ra, một số dưỡng chất còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi các tác hại của gốc tự do.

Những dưỡng chất giúp trị sẹo hiệu quả

Dưỡng chất trị mụn hiệu quả

Một số thành phần từ tinh dầu thiên nhiên và các loại vitamin đã được chứng minh có thể cải thiện và làm mờ sẹo hiệu quả như:

Vitamin E

Vitamin E có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Loại vitamin này giúp dưỡng ẩm sâu, tăng khả năng phục hồi da, tăng độ mềm mại và giảm cảm giác căng rát do làn da bị kéo giãn quá mức. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do.

Vitamin A

Vitamin này có tác dụng tăng sinh collagen, cải thiện tình trạng mất độ đàn hồi và những dấu hiệu tổn thương da. Ngoài ra, vitamin A cũng giúp da sáng màu, cải thiện đáng kể thâm sạm do vết rạn gây ra.

Tinh dầu cúc La Mã

Loại tinh dầu này có tính kháng viêm, làm giảm triệu chứng sưng tấy, căng rát và ngứa trong quá trình hình thành vết rạn.

Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương giúp kháng viêm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích và viêm ngứa ở vùng da bị tổn thương. Sử dụng tinh dầu này tại vị trí bị thương có thể giúp đẩy nhanh quá trình đóng miệng và hỗ trợ thu nhỏ vết thương. Tinh dầu oải hương đặc biệt có tác dụng trong giai đoạn đầu trị sẹo.

Tinh dầu cúc xu xi

Thành phần trong tinh dầu giúp thúc đẩy tái tạo tế bào, làm lành vết nứt do rạn da. Chúng còn bảo vệ da, giúp da khỏe hơn, đồng thời giữ ẩm cho da khô, làm dịu da nhạy cảm bị kích ứng.

Tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, đồng thời rất hiệu quả trong việc làm mờ các vết rạn, vết sẹo, vết thâm sạm. Ngoài ra, dưỡng chất có trong tinh dầu hương thảo còn giúp chống lại các tổn thương liên quan đến gốc tự do và tình trạng tăng sắc tố da.

Những lưu ý khi chăm sóc vết thương để ngăn ngừa và trị sẹo hiệu quả

Luu ý chăm sóc vết thương để trị mụn hiệu quả

Ngoài việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc để cung cấp độ ẩm và hỗ trợ khả năng tái tạo cho làn da, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây để giúp vết thương mau lành và trị sẹo hiệu quả:

  • Vệ sinh vết thương cẩn thận: Hãy vệ sinh khu vực da bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ vi khuẩn cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết thương: Trước khi vệ sinh hoặc thoa dầu chăm sóc da lên vết thương, bạn nên rửa tay cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Băng vết thương: Sau khi vệ sinh và thoa các loại dầu chăm sóc da, bạn nên băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng và giúp chúng mau lành. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên băng kỹ hơn vì các bé thường hiếu động, chạy nhảy nhiều nên dễ khiến băng bị rơi ra. Lưu ý nên thay băng hằng ngày.
  • Bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên băng vết thương hoặc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm vết sẹo sẫm màu hơn, khiến quá trình ngăn ngừa và trị sẹo kém hiệu quả.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Việc thiếu hụt vitamin D và C có thể khiến tình trạng sẹo trở nên tệ hơn. Không những vậy, cơ thể bạn cũng cần đủ lượng protein chất lượng cao để giúp tái tạo da và chữa lành vết thương. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bị các vết thương lớn, vết thương cần khâu thì bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để chăm sóc vết thương hiệu quả.
  • Hạn chế di chuyển vùng bị thương: Việc di chuyển vùng da bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành sẹo, khiến vết sẹo rộng hoặc dày hơn. Một cách giúp bạn ngăn ngừa và trị sẹo hiệu quả chính là tránh vận động tạm thời những vùng da này.
  • Để vết thương lành một cách tự nhiên: Bạn hãy để các vết thương lành một cách tự nhiên. Việc gỡ các mảng vẩy đóng trên vết thương có thể làm chậm quá trình lành thương và tăng khả năng hình thành sẹo.

Sẹo là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu can thiệp đúng thời điểm và đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Hãy sử dụng ngay các sản phẩm chăm sóc da để đánh bay nỗi lo về sẹo cho cả gia đình, bạn nhé.