Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà, an toàn và hiệu quả

Khi bé bị viêm tai giữa, điều quan trọng là mẹ cần điều trị bệnh cho con theo chỉ định từ bác sĩ. Những mẹo chữa viêm tai giữa cho bé chỉ để mẹ tham khảo vì chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học. Trước khi áp dụng để hỗ trợ chữa bệnh cho con, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1. Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Có đến hơn 80% trẻ nhỏ từng bị viêm tai giữa trong 3 năm đầu đời. Hầu hết trẻ viêm tai giữa đều có biểu hiện đau tai và nghe kém. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi có thể biểu hiện dụi hoặc giật tai, quấy khóc, cáu kính, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng có thể gặp như sốt, sổ mũi, chán ăn, khó chịu…

Trẻ có thể khóc nhiều và kéo tai bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm. Một số trẻ có thể bị đau tai dữ dội, tuy nhiên cũng có trường hợp viêm tai giữa không gây ra bất kỳ biểu hiện đặc biệt nào.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ.
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ.

2. Viêm tai giữa có cần thiết dùng kháng sinh không?

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ đều do virus gây ra và có thể tự khỏi sau 2-3 ngày. Do đó, các khuyến cáo cập nhật về điều trị viêm tai giữa ở trẻ là trì hoãn kháng sinh. Trong thời gian chờ đợi, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng khuyến nghị. 

Nếu các triệu chứng viêm tai giữa xấu đi hoặc không cải thiện sau 48 – 72 giờ, trẻ cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Khi đó, cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, cho trẻ dùng đủ liều lượng và thời gian ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện. Việc tự ý bỏ thuốc giữa chừng có thể làm tăng nguy cơ tái phát viêm tai giữa trong tương lai.

Lưu ý, những trường hợp sau đây có thể cần dùng kháng sinh ngay từ đầu để trị viêm tai giữa:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

– Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi bị viêm tai giữa cấp cả hai bên tai.

– Trẻ bị viêm tai giữa nặng với biểu hiện đau nhức kéo dài hơn 48 giờ hoặc sốt trên 39 độ C.

>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

3. Cách điều trị viêm tai giữa cho bé tại nhà khoa học

Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà, cha mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây: 

– Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn: Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho con uống acetaminophen để giảm đau hoặc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

– Chườm ấm: Chườm ấm có thể giúp giảm đau do viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.

– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Cha mẹ có thể cho con uống nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bằng cách tăng số lần bú để bù nước cho con, đặc biệt là khi sốt cao.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn và cho bé ăn từ từ, bởi bé có thể chán ăn, quấy khóc, dễ nôn mửa…

– Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên

4. Mẹo dân gian chữa viêm tai giữa cho bé

Một số mẹo dân gian có thể giúp giảm triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ. Tuy nhiên, các phương pháp không được kiểm chứng hay nghiên cứu, chỉ là lời truyền miệng lại từ ông bà, trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi nó không an toàn và dễ nhiễm khuẩn. 

4.1. Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé với lá mơ lông

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng lá mơ lông
Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng lá mơ lông

Lá mơ lông được tìm thấy ở nhiều địa phương tại nước ta với đặc điểm nhận dạng là dựa vào màu sắc của mặt lá, lớp lông nhỏ trên cả hai mặt và mùi đặc trưng. Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có đặc tính sát khuẩn, giải độc, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, dân gian xưa đã dùng lá mơ lông để chữa viêm tai giữa.

Cách làm như sau:

– Rửa sạch lá bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.

– Hơ trên lửa cho lá mềm.

– Cuốn lá theo chiều dọc, rồi nhẹ nhàng đưa lá vào trong tai. Thực hiện trong 10 phút rồi lấy ra, có thể áp dụng mỗi ngày kết hợp với vệ sinh tai đúng cách để rút ngắn quá trình điều trị.

Lá mơ lông có thể giúp chữa viêm tai giữa cho bé.

4.2. Dùng mật ong chữa viêm tai giữa cho bé

Dùng mật ong chữa viêm tai giữa cho bé

Mật ong có những đặc tính kháng khuẩn, có thể dùng để chữa viêm tai giữa cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

– Để tai bé hướng lên phía trên.

– Chuẩn bị một tờ giấy dài, phết mật ong lên bề mặt giấy rồi cuộn lại. 

– Dùng lửa thật nhỏ nhỏ hơ một đầu giấy. Phần không đốt để vào trong ống tai, lưu ý phải đặt thẳng với lỗ tai để có thể xông hơi ra ngoài. Chú ý không được để mật ong rơi vào trong tai của bé, có thể gây bỏng.

– Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày và liên tiếp trong vòng một tuần để đạt kết quả tốt nhất.

>> Xem thêm: Trẻ uống mật ong hàng ngày có tốt không? Nên cho trẻ dùng sáng hay tối?

4.3. Sử dụng rau diếp cá tươi

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé từ rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả khi dùng chữa viêm tai giữa. Cha mẹ có thể:

– Lấy một lượng rau diếp cá tươi vừa đủ dùng rửa thật sạch và để ráo nước.

– Dùng cối giã nhuyễn hoặc dùng máy xay xay nát rau diếp cá. Cho phần rau đã giã vào một miếng khăn sạch sau đó vắt lấy nước.

– Để nước vừa chắt được vào bình thủy tinh sạch, đậy kín.

– Lấy 1 miếng bông thấm nước lá diếp cá rồi nhỏ 1 ít vào tai. Thực hiện đều đặn kết hợp với vệ sinh tai đúng cách để giúp bé nhanh khỏi.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bé bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa có thể tự khỏi sau 2-3 ngày, tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan trong trường hợp nhiễm trùng tai kéo dài hoặc nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng lặp đi lặp lại. Điều này có thể gây ra các biến chứng như giảm thính lực…

Ngoài ra, các triệu chứng nên cảnh giác bao gồm:

– Đau tai tăng lên hoặc cảm giác đầy tai.

– Chảy dịch từ tai, có thể kết hợp với sốt cao liên tục dù đã dùng thuốc hạ sốt.

Trẻ nôn nhiều lần trong ngày, nghe khó, quấy khóc… 

– Các dấu hiệu bệnh của trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị.

Nếu gặp phải tình trạng nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị chuyên khoa tai mũi họng…

Nếu các triệu chứng viêm tai giữa không cải thiện sau 2 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Nếu các triệu chứng viêm tai giữa không cải thiện sau 2 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

>> Xem thêm: Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn, hiệu quả và không đau

6. Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ mà ba mẹ nên áp dụng bao gồm:

– Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ chứa kháng thể cùng nhiều dưỡng chất quan trọng giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật, bao gồm viêm tai giữa.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì nguy cơ nhiễm trùng tai: Bởi trong gia đình có người hút thuốc lá, trẻ hít phải khói thuốc thường xuyên có thể khiến cho hệ thống đường hô hấp bị phù nề, làm tắc ống thông và dẫn đến viêm tai giữa.

– Giữ gìn vệ cho trẻ: Bằng cách rửa tay bé kỹ và thường xuyên, vệ sinh đồ chơi của trẻ nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác…

– Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch: Tiêm vaccine cúm mỗi năm một lần và vaccine ngừa phế cầu càng sớm càng tốt (từ 6 tuần tuổi) nhằm giảm nguy cơ viêm tai giữa.

>> Xem thêm: 6 cách phòng ngừa tai trẻ sơ sinh có mùi hôi mẹ cần biết

Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù đây là bệnh lành tính, song cha mẹ không nên chủ quan và tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Thay vào đó, cần theo dõi sát triệu chứng bệnh, thực hiện các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp dân gian chữa viêm tai giữa.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi? Những lưu ý quan trọng ba mẹ cần nên biết

Hãy cùng tìm hiểu trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi trong bài viết dưới đây nhé mẹ.

1. Tại sao không nên cho bé ngồi xe tròn tập đi sớm?

Xe tròn tập đi là loại xe thông dụng, bao gồm một bộ khung cứng đặt trên bánh xe, một tấm vải thoáng mát cho bé ngồi và khay nhựa có thể gắn đồ chơi trước mặt. Xe tập đi thường được dành cho trẻ từ 5-15 tháng tuổi. Tuy nhiên, các khuyến cáo hiện nay không khuyến khích cha mẹ cho bé ngồi xe tập đi sớm.

Nguyên nhân là do việc sử dụng xe tập đi có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển các kỹ năng vận động của trẻ. Một số nghiên cứu đã cho thấy, những em bé sử dụng xe tập đi đạt được các mốc biết bò, biết đi muộn hơn so với trẻ không dùng. Ngoài ra, cho bé dùng xe tập đi sớm và không đúng cách còn có thể dẫn đến biến dạng xương, gây ra một số dị tật ở chân như chân vòng kiềng, chân chữ X…

2. Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi?

Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi?
Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi?

Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi là băn khoăn phổ biến của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, độ tuổi thích hợp cho bé sử dụng xe tròn còn phụ thuộc vào sự phát triển của từng bé. 

Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Thông thường, trẻ có thể bắt đầu sử dụng xe tròn tập đi khi con được 10-18 tháng, có dấu hiệu đứng được mới cho con tập đi. Khi trẻ được 10 tháng tuổi mới biết bò thôi thì cũng chưa nên vội cho con ngồi xe tập đi. 

3. Nên cho trẻ ngồi xe tròn tập đi trong bao lâu?

Cha mẹ không nên để trẻ ngồi xe tròn tập đi trong thời gian quá lâu, bởi điều này có khả năng gây hại xương cột sống của bé. Để bé ngồi xe tròn tập đi an toàn, cha mẹ có thể:

– Dạy bé cách sử dụng xe tròn tập đi, khi con ngồi xe cần có sự giám sát của người lớn.

– Ban đầu, cha mẹ có thể để bé làm quen với xe tập đi trong khoảng 2-3 phút.

– Khi con đã quen và tỏ ra thích thú với xe tròn tập đi, cha mẹ có thể tăng dần thời gian này lên 3-5 phút mỗi ngày.

– Khi bé đã sử dụng xe tròn thành thạo, có thể để bé tập đi trong 40 phút. Cha mẹ có thể chia thành từng khoảng thời gian nhỏ trong ngày, thời gian tập đi không nên quá 15 phút/1 lần.

>> Xem thêm: Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Cha mẹ không nên cho bé ngồi quá lâu trong xe tròn tập đi.
Cha mẹ không nên cho bé ngồi quá lâu trong xe tròn tập đi.

4. Lợi ích khi cho trẻ ngồi xe tròn tập đi 

Sau khi mẹ tìm hiểu trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi, mẹ có thể sẽ muốn biết một số lợi ích của xe tập đi với trẻ là gì.

– Thu hút sự chú ý của trẻ: Xe tròn tập đi được thiết kế và trang bị các loại đồ chơi ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để kích thích sự phát triển trí não của bé, giúp con cảm thấy vui vẻ. Khi sử dụng, bé có thể vừa tập đi vừa khám phá các đồ chơi trên đó.

– Khuyến khích bé tập đi: Một chiếc xe tập đi an toàn, phù hợp sẽ giúp bé cảm thấy hào hứng thực hiện những bước đi đầu tiên. 

– Khuyến khích bé khám phá môi trường xung quanh: Nhờ sự hỗ trợ của xe tập đi, bé có thể tự do khám phá môi trường xung quanh.

– Phát triển khả năng phối hợp: Xe tập đi có thể giúp con rèn luyện khả năng phối hợp tay và chân, tai mắt…

– Phát triển cơ bắp: Con sẽ sử dụng cơ chân nhiều hơn khi sử dụng xe tập đi, nhờ đó mà cơ bắp sẽ khỏe hơn.

>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp trẻ tập đi siêu nhanh

5. Những lưu ý an toàn khi cho bé khi ngồi xe tròn tập đi

5.1. Lưu ý khi mua xe tập đi cho bé

Khi lựa chọn xe tập đi cho bé, cha mẹ nên chú ý đến những tiêu chí sau đây:

– Mức độ an toàn của xe tập đi đối với bé: Nên lựa chọn xe có đế rộng, thiết kế chống lật và kiểm soát tốc độ, tránh để xe tập đi di chuyển quá nhanh gây nguy hiểm cho bé.

– Khả năng điều chỉnh độ cao: Xe tập đi cần có chức năng điều chỉnh độ cao để có thể sử dụng khi trẻ lớn hơn.

– Ghế ngồi: Ghế phải thoải mái, có đệm và có thể giặt để giữ sạch sẽ.

– Độ bền: Hãy tìm những loại xe được làm bằng vật liệu bền, chắc chắn và an toàn với trẻ nhỏ.

– Tính cơ động: Nên ưu tiên các loại xe có thể gập lại và cất gọn khi cần thiết.

– Kiểm tra giới hạn trọng lượng của xe tập đi: Kiểm tra giới hạn trọng lượng của xe tập đi và đảm bảo xe có thể phù hợp với cân nặng của bé.

– Thương hiệu và giá cả: Cha mẹ nên mua xe tập đi của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn. Bên cạnh đó, giá cả và tính năng của các loại xe cũng là vấn đề cần cân nhắc trước khi quyết định. Bạn có thể tham khảo ý kiến đánh giá của những người đã mua và sử dụng sản phẩm để có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm…

Cha mẹ nên cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm trước khi quyết định mua xe tròn tập đi cho bé
Cha mẹ nên cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm trước khi quyết định mua xe tròn tập đi cho bé.

5.2. Lưu ý khi cho bé ngồi để tránh những rủi ro

Trên thực tế, việc cho bé ngồi xe tròn tập đi tập có thể tiềm ẩn nguy cơ ngã, tai nạn nếu không có sự giám sát của cha mẹ, người lớn. Không ít trường hợp trẻ phải nhập viện do tai nạn liên quan tới xe tập đi, chẳng hạn như ngã xe tập đi lăn xuống bậc thềm cầu thang, bỏng khi bé ngồi xe tập đi trong khu vực bếp và va vào bếp hoặc nước nóng…

Không những thế, khi ngồi xe tập đi, tầm với của con sẽ cao hơn, bé có thể tò mò và chẳng may bị vật dụng rơi trúng đầu, gây nguy hiểm cho con…

Chính vì vậy, khi cho bé sử dụng xe tập đi, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Khi đặt bé vào xe tập đi, hãy đảm bảo rằng có một người lớn luôn bên cạnh và để mắt đến bé.

– Chỉ để bé dùng xe tròn tập đi trên nền đất phẳng, tránh xa cầu thang, khu vực bếp, nhà tắm, chỗ có nước…

– Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp ráp và sử dụng xe tập đi.

– Để các vật dụng nguy hiểm ở xa tầm với của trẻ, như dao, kéo, vật dễ vỡ, hóa chất độc hại…

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng ngồi được xe tròn tập đi?”. Tập đi là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu cha mẹ có ý định cho bé sử dụng xe tròn tập đi, hãy cân nhắc thật kỹ ưu, nhược điểm của loại xe này trước khi đưa ra quyết định, đồng thời cần lựa chọn thời điểm phù hợp để bé ngồi được xe tròn tập đi, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của các kỹ năng khác.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không?

Vậy ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong phần dưới đây. 

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không?

Ngoáy tai cho bé bị chảy máu có sao không? Câu trả lời là có. Sử dụng tăm bông ngoáy tai cho trẻ có thể gây xước ống tai, nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến thủng màng nhĩ. Tùy từng tình trạng và mức độ tổn thương, việc ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng tiêu cực đến thính lực, giảm một phần hoặc mất thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn);

– Nhiễm trùng tai;

– Viêm xương tai chũm;

– Tổn thương não do nhiễm trùng lây lan qua tai đến não…

Việc ngoáy tai cho bé bằng tăm bông có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.
Việc ngoáy tai cho bé bằng tăm bông có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, nguyên nhân vì sao?

Bên trong tai khá nhạy cảm, đặc biệt là tai trẻ. Do đó, dù tăm bông có đầu mềm nhưng vẫn có thể gây tổn thương tai của trẻ như xước, chảy máu… Một số nguyên nhân có thể dẫn đến chảy máu khi ngoáy tai cho trẻ bằng tăm bông gồm:

– Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ là một lớp vách ngăn giữa tai ngoài và tai giữa. Việc cha mẹ đưa bông tăm hoặc vật dụng lấy ráy tai vào sâu bên trong cũng có thể khiến màng nhĩ của bé bị thủng, dẫn đến chảy máu. Bé bị thủng màng nhĩ có những biểu hiện như đau tai, quấy khóc, liên tục đưa tay lên tai, thính lực kém, tai có máu chảy ra… Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

– Xước ống tai: Đầu tăm bông có thể vô tình làm ống tai của bé bị trầy xước và chảy máu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng như đau, sưng, khó chịu, quấy khóc…

– Nhiễm trùng tai nặng: Nhiễm trùng tai khiến màng nhĩ bị viêm, sưng đỏ và đau. Trường hợp nặng, chất lỏng tích tụ có thể gây áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị thủng và gây chảy máu. Tình trạng này cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến thính lực.

>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

Cách xử trí khi tai bé bị chảy máu sau ngoáy tai

Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.
Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách.

Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, trường hợp nhẹ thì chỉ chấn thương tai ngoài nhưng nặng thì có thể gây chấn thương màng nhĩ. 

Thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị vì màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công. Dù vậy, khi trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.

Màng nhĩ lành lại sau khi điều trị có thể để lại vết sẹo làm ảnh hưởng phần nào đến thính giác. Nếu ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ tổn thương sâu đến tai trong có thể gây giảm thính lực từ trung bình đến nặng, thậm chí điếc hoàn toàn và có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng.

Khi trẻ bị chảy máu sau ngoáy tai, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định tổn thương đến đâu, vì tổn thương tai ngoài xử trí khác với tổn thương tai giữa và tai trong. 

Cách chăm sóc khi tai bé bị chảy máu 

Khi tai bé bị chảy máu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị đúng cách, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ tai để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Khi chăm sóc bé bị chảy máu tai tại nhà, cha mẹ cần:

– Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc giữa chừng ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

– Chườm ấm cho bé cũng có thể giúp giảm đau tai.

– Theo dõi sát sao, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau bên ngoài để vệ sinh tai cho bé.
Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau bên ngoài để vệ sinh tai cho bé.

Cách vệ sinh tai an toàn cho bé

Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm, có nhiệm vụ bảo vệ ống tai, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt ống tai. Do đó, không cần thiết phải vệ sinh hay lấy ráy tai quá thường xuyên.

Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, gây ngứa, khó chịu hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng nghe. Đối với hầu hết trẻ nhỏ, cha mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau nhẹ phần bên ngoài của tai là đủ. Không nên sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai cho bé tại nhà. 

Cùng với đó, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi vệ sinh tai cho bé:

– Không nên tự ý rửa tai cho bé, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Không nên xông tai, chẳng hạn như xông tai bằng sáp ong bằng cách dùng sáp ong cuốn trong tờ giấy, đốt và thổi khói vào tai trẻ. Phương pháp này được nhiều người truyền miệng có thể chữa viêm tai giữa ở trẻ, tuy nhiên hiệu quả chưa được kiểm chứng, đồng thời có nguy cơ gây bỏng cho bé.

– Không nên dùng bất cứ vật dụng gì để gãi bên trong tai. Nếu bé kêu ngứa tai, cha mẹ có thể xoa nhẹ vành tai và day day vào nắp tai để giúp giảm ngứa. 

– Nếu cần phải lấy ráy, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn.

>> Xem thêm: Bấm lỗ tai cho bé và những điều quan trọng mẹ cần biết!

Nói tóm lại, ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ là tình trạng không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp. Để đảm bảo an toàn khi vệ sinh tai cho bé, tốt nhất cha mẹ không nên sử dụng tăm bông hay bất kỳ vật dụng nào khác. Thay vào đó, chỉ cần sử dụng khăn ấm để lau nhẹ bên ngoài tai cho con. Nếu có vấn đề bất thường xảy ra, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.