Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Nước ối là gì? Vai trò và tác dụng đối với mẹ bầu và thai nhi

Nước ối có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Tình trạng quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ, cần được nhận biết sớm và theo dõi sát sao. Bài viết này không chỉ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về màu sắc, tác dụng của nước ối mà còn hướng dẫn mẹ bầu cách đọc chỉ số ối để biết được nước ối đang bình thường hay bất thường, từ đó có hướng xử lý phù hợp.

1. Nước ối là gì?

Nước ối là môi trường chất lỏng trong suốt bao quanh thai nhi suốt thai kỳ. Bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai, nước ối nằm bên trong túi ối, có khả năng tái tạo và trao đổi liên tục, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi.

Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối chủ yếu được tạo thành từ nước của cơ thể mẹ. Đến khoảng tuần thai thứ 16 – 20, nước ối được sản xuất chủ yếu từ nước tiểu của thai nhi. Nước ối chứa chủ yếu là nước, hormone, kháng thể, các chất dinh dưỡng, điện giải, các tế bào của thai nhi…

Không chỉ là chất lỏng hỗ trợ sự phát triển cơ, phổi và hệ tiêu hóa của thai nhi, nước ối còn đóng vai trò như một lớp đệm, bảo vệ em bé trong bụng mẹ khỏi các lực tác động.

Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Do đó, bác sĩ thường theo dõi lượng nước ối bằng các phương pháp như siêu âm và xét nghiệm chọc ối khi cần thiết.

2. Nước ối có tác dụng gì?

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau hình thành, dịch ối giữ phần biến dưỡng nước và các chất khác, giúp duy trì sự sống và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Không những thế, nước ối còn là lớp đệm tự nhiên, giúp thai nhi tránh được những tác động từ bên ngoài, bảo vệ bé khỏi các chấn động hoặc sang chấn khi mẹ di chuyển, vận động, thậm chí té ngã. Khi thai nhi lớn hơn, dịch ối tạo điều kiện cho bé cử động thoải mái, hỗ trợ sự phát triển của cơ và xương.

Bên cạnh đó, nước ối còn có tác dụng bảo vệ dây rốn – cầu nối quan trọng giữa mẹ và thai nhi. Nhờ dịch ối, dây rốn không bị chèn ép, đảm bảo việc cung cấp oxy và dưỡng chất liên tục cho thai nhi.

Hơn nữa, dịch ối còn duy trì môi trường vô trùng trong tử cung, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi. Nước ối cũng chứa kháng thể, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi. Mặt khác, chất lỏng này còn có chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể của em bé trong bụng mẹ.

Đồng thời, nước ối góp phần phát triển hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ cơ xương của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, thai nhi thường xuyên nuốt và hít nước ối, giúp phổi phát triển và chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau khi chào đời. Nhất là kể từ tuần thai 34, thai nhi hấp thu từ 300-500ml dịch ối mỗi ngày. Dịch ối cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất của thai nhi. Khi đi vào ruột bé, nước ối góp phần tạo phân su. Khi hấp thụ vào máu, nước ối giúp cân bằng dịch trong cơ thể bé, cũng như được lọc một phần để tạo thành nước tiểu. 

Trong những tháng cuối thai kỳ, dịch ối tạo môi trường để thai nhi phát triển và bình chỉnh về ngôi thai. Đến giai đoạn chuyển dạ sinh con, nước ối bảo vệ em bé khỏi những sang chấn của cơn gò tử cung, cũng như hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ. Nước ối cũng hỗ trợ hình thành đầu ối nong cổ tử cung của mẹ bầu, đem đến nhiều thuận lợi trong quá trình xóa mở cổ tử cung. Khi vỡ ối, đặc tính nhờn của dịch ối còn có tác dụng bôi trơn đường sinh dục của mẹ, giúp bé chào đời dễ dàng hơn.

Nước ối bảo vệ, nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Dịch ối bảo vệ, nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

3. Nước ối có màu và mùi gì?

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong suốt. Khi thai nhi phát triển, nước ối có thể trở nên hơi trắng đục do chứa nhiều chất gây. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt từ tuần 38 trở đi, dịch ối có màu trắng đục nhẹ.

Đôi khi, nước ối cũng có thể có màu vàng nhạt như màu rơm. Trong một số trường hợp, dịch ối có thể chuyển sang màu nâu hoặc xanh lá cây. Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã đi ngoài phân su vào trong nước ối. Phân su là phân của lần đi tiêu đầu tiên của bé. Sự xuất hiện của phân su trong nước ối có thể gây ra hội chứng hít phân su, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé sau khi chào đời.

Thông thường, nước ối không có mùi hoặc có mùi rất nhẹ. Nếu bạn nhận thấy dịch ối có mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của phân su trong nước ối. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

4. Lượng nước ối bình thường là bao nhiêu?

Để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định và an toàn, lượng nước ối trong bụng mẹ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ. Lượng ối thường đạt đỉnh ở tuần thứ 34 đến 36 và sau đó giảm dần đến khi mẹ bầu chuyển dạ sinh con (tuần thứ 40). Ở thời điểm đạt đỉnh, lượng ối có thể lên đến khoảng 1000ml.

Theo Radiopaedia, thể tích nước ối ở các tuần thai như sau:

  • Khoảng tuần 10 của thai kỳ: Lượng ối khoảng 10-20ml.
  • Khoảng tuần 16 của thai kỳ: Lượng ối khoảng 250ml.
  • Khoảng tuần 34 của thai kỳ: Lượng ối khoảng 800 – 1000ml.
  • Khoảng tuần 38-39 của thai kỳ: Lượng ối khoảng 800ml.
  • Khoảng tuần 40 của thai kỳ: Lượng ối khoảng 500 – 800ml.

5. Chỉ số nước ối là gì?

Chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid Index) là một thông số ước tính về thể tích nước ối trong tử cung của thai phụ vào từng giai đoạn của thai kỳ. Đây là một phần trong hồ sơ sinh lý của thai nhi, được đo khi mẹ bầu đi khám thai, giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi và phát hiện sớm các bất thường như đa ối, thiểu ối hay vô ối.

Để đo chỉ số ối, bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm và thực hiện theo các bước sau:

  • Chia buồng tử cung thành 4 phần bằng cách kẻ hai đường tưởng tượng cắt nhau tại rốn của thai phụ, tạo thành 4 buồng ối.
  • Đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng ối (cần đảm bảo khoang ối sâu nhất trong mỗi buồng ối đều không có dây rốn hoặc bộ phận nào khác của thai nhi).
  • Cộng tổng 4 số đo của 4 buồng ối để xác định chỉ số AFI.

6. Bảng chỉ số nước ối theo tuần

Bảng chỉ số nước ối theo tuần tính theo mm giúp đánh giá sự phát triển của dịch ối trong thai kỳ, thông qua các bách phân vị khác nhau, bao gồm bách phân vị thứ 2,5, thứ 5, thứ 50, thứ 95 và thứ 97,5. Trong đó, các bách phân vị thể hiện tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc thấp hơn so với một giá trị cho trước. Để dễ hiểu hơn, hãy đọc các ví dụ sau để biết cách đọc bảng chỉ số nước ối theo tuần:

  • tuần 16, giá trị AFI tại vị trí bách phân vị thứ 5 có nghĩa là: Có ít hơn hoặc bằng 5% thai phụ có chỉ số ối bằng hoặc thấp hơn 79 mm trong tuần thai 16.
  • tuần 20, giá trị AFI tại vị trí bách phân vị thứ 50 có nghĩa là: Có ít hơn hoặc bằng 50% thai phụ có chỉ số ối bằng hoặc thấp hơn 141 mm trong tuần thai 20.

Dưới đây là bảng chỉ số nước ối theo tuần tính theo mm:

Tuần Bách phân vị thứ 2,5 Bách phân vị thứ 5 Bách phân vị thứ 50 Bách phân vị thứ 95 Bách phân vị thứ 97,5
16 73 79 121 185 201
17 77 83 127 194 211
18 80 87 133 202 220
19 83 90 137 207 225
20 86 93 141 212 230
21 88 95 143 214 233
22 89 97 145 216 235
23 90 98 146 218 237
24 90 98 147 219 238
25 89 97 147 221 240
26 89 97 147 223 242
27 85 95 146 226 245
28 86 94 146 228 249
29 84 92 145 231 254
30 82 90 145 234 258
31 79 88 144 238 263
32 77 86 144 242 269
33 74 83 143 245 274
34 72 81 142 248 278
35 70 79 140 249 279
36 68 77 138 249 279
37 66 75 135 244 275
38 65 73 132 239 269
39 64 72 127 226 255
40 63 71 123 214 240
41 63 70 116 194 216
42 63 69 110 175 192

[key-takeaways title=””]

Dựa vào chỉ số ối theo tuần, bác sĩ sẽ đánh giá xem thai nhi có đang phát triển trong môi trường ối an toàn hay không. Nếu AFI quá thấp hoặc quá cao, mẹ bầu có thể cần được theo dõi và can thiệp y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

[/key-takeaways]

7. FAQs: Một số câu hỏi thường gặp

7.1. Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Chỉ số nước ối được coi là bình thường khi nằm trong khoảng 5-25 cm (50-250 mm). Nếu chỉ số AFI nằm ngoài phạm vi này, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng thiểu ối, đa ối hoặc vô ối, ảnh hưởng đến thai nhi.

Đánh giá chỉ số ối:

  • Vô ối hoặc thiểu ối nặng: < 3 cm.
  • Thiểu ối: < 5 cm.
  • Chỉ số ối bình thường: 5-25 cm.
  • Đa ối: > 25 cm.

7.2. Nước ối trung bình là tốt hay xấu?

Nước ối trung bình là mức nước ối ổn định, không quá ít cũng không quá nhiều, giúp thai nhi phát triển tốt và giảm nguy cơ biến chứng. Khi lượng ối nằm trong khoảng bình thường theo từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu không cần lo lắng.

7.3. Một số hiện tượng bất thường của nước ối là gì?

Các trường hợp nước ối bất thường mà mẹ bầu cần biết.
Các trường hợp dịch ối bất thường mà mẹ bầu cần biết.

Thiểu ối

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn mức bình thường, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng nguy hiểm hơn trong 6 tháng đầu. Những biến chứng của thiểu ối bao gồm:

Ở giai đoạn sau của thai kỳ, thiểu ối có thể gây chèn ép dây rốn hoặc hạn chế thai nhi tăng trưởng trong tử cung.

Đa ối

Đa ối là tình trạng nước ối quá nhiều, có thể gây khó chịu cho mẹ bầu và làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Tình trạng đa ối có thể khiến mẹ bầu bị phù, khó thở hoặc táo bón. Đa ối cũng có thể gây áp lực lên các cơ quan lân cận.

Các biến chứng thai kỳ do đa ối gây ra là:

Rò rỉ nước ối

Rò rỉ nước ối xảy ra khi dịch ối chảy ra từng chút một qua âm đạo, dù chưa đến thời điểm chuyển dạ. Nếu rò rỉ ối kéo dài thì có thể dẫn đến các nguy cơ như:

  • Rối loạn hô hấp.
  • Dị tật xương.
  • Sinh non.
  • Nhiễm trùng ối.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu nghi ngờ bị rò rỉ ối để tránh biến chứng nguy hiểm.

Vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm là tình trạng màng ối bị vỡ trước tuần 37 của thai kỳ, khi mẹ bầu chưa bắt đầu chuyển dạ. Nếu vẫn tiếp tục mang thai sau khi vỡ ối thì mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng hoặc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, nếu bị vỡ ối sớm, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ đánh giá và xử lý kịp thời.

7.4. Nếu mẹ bị đa ối hay thiểu ối thì phải làm sao?

Khi phát hiện bất thường về lượng ối, mẹ bầu cần bình tĩnh và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến thai kỳ để có hướng xử lý phù hợp.

Kết luận

Nước ối là môi trường sống quan trọng của thai nhi, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Việc hiểu rõ các chỉ số ối cũng như những dấu hiệu bất thường sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình theo dõi thai kỳ. Nếu phát hiện bất thường, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? 7 bệnh lý chị em nên “cảnh giác”!

Vậy những bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? MarryBaby sẽ bật mí cho các chị em 7 bệnh lý dưới đây để tìm cách đề phòng. Nếu chị em nào đang mắc phải các bệnh lý này hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để được chữa trị kịp thời nhé.

Vô sinh ở nữ là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ; chúng ta cần phải biết vô sinh ở nữ là như thế nào. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Mayo tại Mỹ; vô sinh ở nữ giới là việc cố gắng mang thai khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong 6 tháng đến 1 năm mà không có thai.

Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau; trong đó có thể do các bệnh lý. Vậy bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Xin mời bạn cùng đọc tiếp phần dưới đây để biết các loại bệnh lý có thể là nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.

>> Bạn có thể xem thêm: Hiếm muộn ở nam và nữ, những điều các cặp đôi cần quan tâm

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ?

1. Tắc vòi trứng

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Theo chia sẻ của các chuyên gia tại Đại học Columbia ở Mỹ; tắc vòi trứng (Tubal Factor Infertility) là sự tắc nghẽn trong ống dẫn trứng gây cản trở cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Yếu tố vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 25 – 30% tổng số các trường hợp vô sinh.

Tình trạng này bao gồm các trường hợp ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn và các trường hợp chỉ một ống bị tắc hoặc sẹo làm hẹp ống dẫn trứng. Thông thường, phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng sẽ không nhận biết các dấu hiệu của bệnh lý cho đến khi đi khám bệnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị đau ở vùng xương chậu do tổn thương ống dẫn trứng.

2. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U nang buồng trứng

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ
Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U nang buồng trứng

Theo Bộ Y Tế Việt Nam, u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ khoảng 80% các khối u buồng trứng nói chung. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn sinh nở; thậm chí là các bé gái mới sinh ra.

Bệnh lý này thường diễn ra âm thầm trong thời gian dài và không có biểu hiện lâm sàng điển hình. Các biến chứng của u nang buồng trứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau.

3. Đa nang buồng trứng

Bên cạnh u nang buồng trứng thì còn bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Đó là hội chứng đa nang buồng trứng (Polycystic ovary syndrome – PCOS). Đây là một rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có thể có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc kéo dài; hoặc lượng nội tiết tố nam (androgen) dư thừa.

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS khác nhau nhưng nếu bạn có 2 trong các dấu hiệu sau thì nên đi khám bệnh ngay nhé.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài.
  • Dư thừa nội tiết tố nam khiến cho lông mặt và cơ thể rậm rạp.
  • Buồng trứng của bạn to lên và chứa các nang bao quanh trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!

4. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? U xơ tử cung

U xơ tử cung (Fibroids) là khối u phát triển xung quanh hoặc bên trong tử cung. Nhưng đây không phải là khối u ung thư. Đây là sự phát triển được tạo thành từ cơ và mô sợi, có kích thước khác nhau.

Nhiều phụ nữ không biết mình bị u xơ tử cung vì không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên có khoảng 1/3 chị em có thể nhận biết được qua các dấu hiệu cảnh báo của National Health Service (Dịch vụ Y tế Anh Quốc – NHS) cảnh báo:

  • Kinh nguyệt ra nhiều.
  • Thường đau bụng khi hành kinh.
  • Đau lưng dưới.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục

U xơ tử cung dưới niêm mạc có thể làm biến dạng lòng tử cung gây sảy thai liên tiếp. 

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chúng ta còn bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ nữa không? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý xảy ra ở phần tế bào tuyến. Điều này khiến chúng bị viêm nhiễm, phát triển và xâm lấn ra phía ngoài của bề mặt cổ tử cung. Do khu vực này thường xuyên ẩm ướt nên tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn, ký sinh phát triển thuận lợi, gây nhiễm trùng.

Lộ tuyến là một dạng tổn thương lành tính, nhưng khi khu vực này bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Viêm lộ tuyến phát triển lặng lẽ với những biểu hiện khá giống với dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như ngứa vùng kín; ra nhiều khí hư; đau rát âm đạo…

6. Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo

Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo
Bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ? Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ thường găp. Viêm âm đạo (Vaginitis) là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, có thể tiết dịch nhầy, ngứa và đau. Nguyên nhân thường là sự thay đổi cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng. Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Các loại viêm âm đạo thường gặp là:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng nấm men.
  • Nhiễm trùng trichomonas.

Viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây viêm ngược dòng, đôi khi dẫn tới viêm phần phụ, dính vòi trứng làm tắc nghẽn cản trở trứng thụ tinh với tinh trùng. 

7. Lạc nội mạc tử cung

Ngoài viêm âm đạo thì còn bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ nữa? Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis) là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung tìm thấy ở ngoài tử cung. Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định rõ.

Một số chuyên gia cho rằng, các mảnh nội mạc tử cung đi ngược lại qua các ống dẫn trứng và đi ra ngoài vào khoang chậu. Các mô “bị lạc” có thể chảy máu giống như nội mạc tử cung bên trong tử cung khi hành kinh. Vậy lạc nội mạc tử cung có thai được không? Các mô “đi lạc đường” này có thể bị viêm. Theo thời gian, chúng sẽ để mô sẹo và u nang gây ra nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 nhóm nguyên nhân gây vô sinh ở nữ có thể bạn chưa biết

Làm gì để tránh các bệnh gây vô sinh ở nữ?

Khi chị em đã nhận biết các bệnh lý nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ rồi thì nên cẩn thận đề phòng. Cách tốt nhất đề phòng các bệnh lý này là duy trì một lối sống lành mạnh; tránh căng thẳng và thường xuyên tập thể dục.

Bên cạnh đó, chị em nên kết hợp với việc đi khám phụ khoa và khám tổng quát sức khỏe thường xuyên. Vì một số bệnh lý không có các dấu hiệu rõ ràng nhưng âm thầm phát triển. Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ kịp thời nhận biết các dấu hiệu vô sinh sớm. Từ đó, bác sĩ sẽ can thiệp ngay để tránh hậu quả đáng tiếc sau này.

[inline_article id=299942]

Hy vọng bài viết về bệnh nào trực tiếp gây vô sinh cho nữ sẽ giúp ích cho các chị em. Nếu theo dõi cơ thể có những biểu hiện bất thường, chị em hãy đi khám bệnh sớm, đừng để muộn màng mới hối tiếc nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cách uống nước để vào ối hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu ối

Thiếu nước ối có thể gây nên nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu ối có thể là một hậu quả từ sự phát triển bất thường của thai nhi, bệnh lý từ phía mẹ, diễn tiến tự nhiên ở thai quá ngày hoặc vô căn… Trong khi đó, uống nước hay truyền dịch là một điều trị mong đợi ở những trường hợp thiếu ối đơn độc vô căn khi mà chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ vì vẫn còn bằng chứng cho thấy có thể cải thiện nước ối. Ở trường hợp này, biết cách uống nước để vào ối vẫn có thể cải thiện được tình trạng thiếu ối. 

Vậy cách thức và thời gian uống nước khi mang thai thế nào là hợp lý? Hãy đọc ngay bài viết này để tìm được lời giải đáp nhé.

Nước ối có vai trò gì?

Trước khi tìm hiểu cách uống nước để vào ối, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của chất lỏng này. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối được tiết ra bởi các màng của nhau thai và qua thẩm thấu từ mẹ. Sau 16 tuần, nguồn gốc nước ối chủ yếu là từ nước tiểu thai nhi. 

Vậy vai trò của nước ối là gì? Nước ối giúp:

  • Tạo môi trường ấm áp ổn định cho thai nhi phát triển.
  • Bảo vệ thai nhi chống lại những chấn thương cơ học.
  • Giúp thai nhi co duỗi hoạt động dễ dàng trong bụng mẹ.
  • Hỗ trợ hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương của thai nhi phát triển bình thường.
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Tại sao mẹ bầu lại bị thiếu ối?

Khi thai nhi ngày càng lớn sẽ di chuyển và nhào lộn trong bụng mẹ với sự trợ giúp của nước ối. Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé sẽ bắt đầu thở và nuốt nước ối. Trong một số trường hợp, nước ối có thể đo quá thấp hoặc quá cao. Nếu kết quả đo lượng nước ối quá thấp, nó được gọi là thiếu ối.

Nguyên nhân thiếu nước ối do các yếu tố sau:

  • Dị tật bẩm sinh: Các bất thường bẩm sinh nhiễm sắc thể, dị tật thận, đường tiết niệu của thai nhi hoặc nhiễm trùng bào thai có thể khiến sản xuất ít nước tiểu.
  • Thai suy dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng, giảm lượng máu đến thai sẽ dẫn đến giảm lượng máu đến thận và giảm sản xuất nước tiểu.
  • Các vấn đề về nhau thai: Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng em bé có thể ngừng tái chế chất lỏng.
  • Rò rỉ hoặc vỡ ối: Màng ối bị rách chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
  • Mang thai quá ngày: Càng về cuối thai kỳ lượng nước ối càng giảm, mức độ giảm nhanh hơn nếu sau 40 tuần. 
  • Các biến chứng ở mẹ: Các yếu tố như mất nước ở mẹ; tăng huyết áp; tiền sản giật; tiểu đường và thiếu oxy mãn tính có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối.
  • Vô căn

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường?

Dấu hiệu thiếu nước ối là gì?

Nếu có dấu hiệu thiếu ối, mẹ bầu hãy thử cách uống nước để vào ối
Nếu có dấu hiệu thiếu ối, mẹ bầu hãy thử cách uống nước để vào ối

Bên cạnh cách uống nước để vào ối, chúng ta cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu thiếu ối dựa trên chia sẻ của các chuyên gia:

  • Bụng nhỏ hơn so với kích thước của thai kỳ.
  • Đã từng bị thiếu ối trong những lần mang thai trước.
  • Bác sĩ chẩn đoán thiếu ối qua siêu âm.

[inline_article id=31037]

Cách uống nước để vào ối đơn giản và dễ làm

Như đã nói, thiểu ối có rất nhiều nguyên nhân và uống đủ nước chỉ có thể cải thiện tình trạng thiểu ối trong một số trường hợp. Đây cũng là việc làm đơn giản, có lợi cho sức khoẻ bên cạnh tuân thủ các quy trình chăm sóc và quản lí thai kỳ của bác sĩ khuyến cáo.

1. Uống 2-25l nước một ngày

Uống gì để tăng nước ối nhanh? Đó chính là nước lọc. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 8-10 ly tương đương 2 – 2,5l nước, có thể nhiều hơn nếu nắng nóng. Khi cơ thể mẹ bầu được cung cấp đầy đủ nước thì hi vọng nước ối sẽ cải thiện.

2. Cách uống nước để vào ối: Uống nước vào buổi sáng

Uống nước vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy là cách uống nước để vào ối mẹ bầu nên áp dụng. Mẹ chỉ cần 1 cốc nước ấm trước khi ăn sáng, thì cơ thể sẽ trao đối chất tốt hơn; nhờ đó quá trình sản xuất nước ối cũng tốt hơn.

Uống gì để tăng nước ối nhanh? Cách tốt nhất là mẹ bầu nên uống nước ấm và thêm một vài lát chanh tươi + 1 thìa mật ong để bổ sung thêm hệ miễn dịch cũng như vitamin cho cơ thể.

3. Uống nước trước khi ngủ

Có một số thai phụ bị đổ mồ hôi khi đi ngủ. Để tránh mất nước và dưỡng ẩm cơ thể, mẹ bầu nên uống một ly nước trước khi đi ngủ. Khi uống nước, cơ thể mẹ cũng nhận được nguồn nước dự trữ; và nguồn nước ối cũng được cung cấp liên tục cho thai nhi. Tuy nhiên, uống nhiều nước trước khi ngủ có thể khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều vào ban đêm gây mất giấc ngủ nên chỉ nên uống vừa phải, có thể tăng cường uống vào buổi sáng.

4. Cách uống nước để vào ối: Sau khi ăn 30 phút nên uống nước

Cách uống nước để vào ối: Sau khi ăn 30 phút nên uống nước
Cách uống nước để vào ối: Sau khi ăn 30 phút nên uống nước

Mẹ bầu không nên uống nước ngay sau khi ăn vì sẽ làm loãng dịch dạ dày; gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Cách uống nước để vào ối tốt nhất là mẹ bầu nên đợi ít nhất 30 phút sau bữa ăn. Mẹ chỉ cần uống khoảng 200 ml nước ấm hoặc nước trái cây sẽ giúp cơ thể được thoải mái hơn.

5. Sau khi tắm

Cơ thể sẽ nóng hơn; các mạch máu giãn ra; nhịp tim nhanh hơn sau khi chúng ta tắm. Sự thay đổi này giúp cân bằng nhiệt cho cơ thể nhưng lại dẫn đến mất nước. Vậy nên, uống nước sau khi tắm là cách uống nước để vào ối và để bù nước cho cơ thể. Tốt nhất, thời gian uống nước này mẹ nên uống nước ấm.

6. Cách uống nước để vào ối: Mệt mỏi nên uống nước

Khi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, việc uống một ly nước mát hòa chút mật ong hoặc uống nước ép trái cây sẽ khiến mẹ khoẻ hơn. 

Mẹ bầu cần làm gì để tăng nước ối?

Khi được phát hiện ra tình trạng thiểu ối trong thai kỳ, cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và thai của nhân viên y tế, việc làm cụ thể sẽ tuỳ vào nguyên nhân của thiểu ối, tuổi thai, tình trạng mẹ…

Trong trường hợp bác sĩ cho mẹ tiếp tục theo dõi và khuyên uống nhiều nước, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng nước ối nhanh như rau, trái cây, thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất… Mẹ cũng nên nhớ những thực phẩm này cũng chỉ giúp cải thiện tình trạng. 

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tránh các loại thực phẩm theo lời khuyên từ bác sĩ tuỳ theo tình trạng bệnh lý.

>> Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

[inline_article id=302473]

Như vậy mẹ bầu đã hiểu hơn về cách uống nước để vào ối như thế nào; các thời gian uống nước; thực phẩm tăng ối nhanh và uống gì để tăng nước ôi nhanh rồi phải không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc tăng nước ối hiệu quả.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Ý nghĩa tên Nhật Minh là gì và cuộc đời con sẽ ra sao?

Trước khi chọn tên gọi, ba mẹ nên xem tên cho con về ý nghĩa tên Nhật Minh và vận mệnh của con. Bởi vì cái tên là điều gắn bó với con trai suốt cả cuộc đời. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến số phận của con. Vì thế, ba mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này để hiểu hơn về ý nghĩa cách đặt tên cho con trai nhé.

Ý nghĩa tên Nhật Minh là gì ba mẹ nhỉ?

Tên Nhật Minh có gì đặc biệt không? Quả là rất sáng suốt nếu ba mẹ định đặt tên này cho con đấy.

1. Ý nghĩa tên Nhật Minh theo nghĩa Hán Việt

Tên Nhật Minh được ghép từ chữ Nhật và chữ Minh. Trong Hán Việt, Nhật và Minh mang ý nghĩa như sau:

  • Nhật là mặt trời, ban ngày, sự sáng suốt và là sự khởi đầu mới tốt đẹp.
  • Minh là thông minh, sáng suốt, trí dũng luôn song toàn. Minh còn chỉ sự ngay thẳng, cương trực, không lừa gạt nên tạo sự tin tưởng cho người tiếp xúc bởi chính sự thật thà, ngay thẳng ấy.

Theo nghĩa Hán Việt, tên Nhật Minh là người con thông minh, tài giỏi, luôn giúp đỡ mọi người và có tấm lòng yêu thương. Cuộc đời của con sẽ luôn rực rỡ như ánh mặt trời, luôn có sự khởi đầu tốt đẹp, thành công, ngập tràn niềm vui.

>> Xem thêm: Cập nhật mới nhất 100+ tên Hán Việt hay cho con trai

2. Ý nghĩa tên Nhật Minh theo phong thủy

Bên cạnh ý nghĩa tên theo nghĩa Hán Việt, thì tên con trai hay này còn được giải mã theo phong thủy.

  • Nhật theo Hán tự thuộc mệnh Hỏa.
  • Minh theo Hán tự thuộc mệnh Hỏa.

Tên Nhật Minh nếu được đặt cho những bé trai có mệnh Hỏa và mệnh Thổ đều rất tốt. Bởi vì theo ngũ hành, Hỏa sinh Thổ và hai mệnh này tương hợp với nhau.

>> Xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành với những quy tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

Tử vi cuộc đời qua tên Nhật Minh

Tử vi cuộc đời qua ý nghĩa tên Nhật Minh

Khi ba mẹ đã hiểu ý nghĩa tên Nhật Minh rồi, thì cũng nên xem tên cho con qua tử vi cuộc đời dưới đây nữa nhé.

1. Tính cách

Với tên Nhật Minh cho thấy con là người cương trực, không lừa dối ai và được thể hiện rõ ràng qua lời nói cũng như hành động. Cũng vì thế mà mọi người xung quanh cũng đều rất yêu thương con.

Ngoài ra, Nhật Minh cũng là người sống tình cảm và luôn trân trọng giữ gìn các mối quan hệ xung quanh mình. Tấm lòng cao thượng, luôn giúp đỡ mọi người lại khiến mọi người thêm trân trọng con hơn.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Giải mã ý nghĩa tên Minh Khang cho bé

2. Sự nghiệp

Nhật Minh là người thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Vì thế sự nghiệp của con sẽ rất thành công và phát triển. Tên Nhật Minh còn cho thấy cuộc đời con có thêm nhiều may mắn và thuận lợi kiếm được nhiều tiền bạc.

Con luôn sáng suốt để đặt những những mục tiêu và kế hoạch lớn trong sự nghiệp. Nếu có gặp sóng gió, Nhật Minh cũng không vì thế mà bỏ cuộc. Ngược lại con lại rất tỉnh táo và bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề một.

3. Tình duyên

Khi tìm hiểu về ý nghĩa tên Nhật Minh, ba mẹ sẽ thấy con là người sống rất tình cảm. Khi yêu, con sẽ là một chàng trai lãng mạn, chung thủy và trân trọng người thương rất nhiều. Nếu đã gặp đúng người, con sẽ luôn bảo vệ và chở che cho cô ấy suốt cả cuộc đời.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Ý nghĩa tên Phương Anh và những điều có thể mẹ chưa biết

Ý nghĩa tên Nhật Minh qua các ngôn ngữ

Ý nghĩa tên Nhật Minh theo một số ngôn ngữ
Ý nghĩa tên Nhật Minh qua các ngôn ngữ

1. Ý nghĩa tên Nhật Minh theo tiếng Anh

Nếu muốn đặt tên cho con trai bằng tiếng Anh với tên Nhật Minh, ba mẹ chỉ có thể chọn những cái tên có cùng ý nghĩa với tên tiếng Việt. Dưới đây là những tên đẹp cho bé trai bằng tiếng Anh với ý nghĩa giống tên Nhật Minh.

  • Robert
  • Hugh
  • Alfred
  • Albert
  • Bertram

>> Xem thêm: 156 tên tiếng anh cho con trai mang ý nghĩa bình an, đại cát

2. Ý nghĩa tên Nhật Minh theo tiếng Hàn Quốc

  • Nhật trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 일 – Il.
  • Minh trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 명 – Myung.
  • Nhật Minh tiếng Hàn Quốc là 일 명 – Il Myung

3. Ý nghĩa tên Nhật Minh theo tiếng Trung Quốc

  • Nhật trong tiếng Trung Quốc được viết là: 日 – Rì.
  • Minh trong tiếng Trung Quốc được viết là: 明 – Míng.
  • Nhật Minh tiếng Trung Quốc là 日 明 – Rì Míng.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Tên con trai tiếng Trung hay và ý nghĩa dành cho quý tử nhà bạn

Gợi ý những họ tên cho con 

Gợi ý tên họ và tên Lót cho bé trai tên Nhật Minh
Gợi ý tên họ và tên Lót cho bé trai tên Nhật Minh

Khi đã tìm hiểu rõ những ý nghĩa tên Nhật Minh, ba mẹ có thể đặt tên cho con trai với những gợi ý sau:

  • Nguyễn Hồ Nhật Minh
  • Hồ Nguyễn Nhật Minh
  • Lê Gia Nhật Minh
  • Hoàng Nhật Minh
  • Trần Nhật Minh
  • Đỗ Ngọc Nhật Minh
  • Trương Nhật Minh
  • Lý Nhật Minh
  • Dương Nhật Minh
  • Đặng Nam Nhật Minh
  • Phạm Nhật Minh
  • Vương Gia Nhật Minh
  • Huỳnh Nhật Minh

Các tên đệm khác đi cùng với tên Minh

Không chỉ đệm Nhật, nhiều cha mẹ còn sử dụng một “kho” tên đệm để đi cùng tên Minh, một cái tên rất nhiều ý nghĩa đẹp và sâu sắc.

Bảo Minh: Con thông minh rạng ngời, tinh tế và ngoan ngoãn, quý báu như một viên ngọc quý chiếu sáng cho gia đình.

Tuấn Minh: Mang ý nghĩa của một thiếu niên tài năng, thanh tú, và trí thông minh rạng ngời.

Ngọc Minh: Viên ngọc quý của bố mẹ và gia đình, được ban tặng với tài năng, thông minh đầy hứa hẹn.

Tuệ Minh: Tên gọi này ám chỉ một tâm hồn sáng dạ, trí tuệ tỏa sáng. Bố mẹ đặt tên con Tuệ Minh với hy vọng rằng con sau này sẽ trở thành một tài năng xuất sắc.

Quốc Minh: Bố mẹ hi vọng rằng con trưởng thành sẽ đóng góp cho đất nước bằng trí tuệ của mình, tạo nên những điều lớn lao.

[inline_article id=278292]

Đặt tên con trước khi sinh mang lại lợi ích gì cho bé?

Mẹ đặt tên cho bé trước khi sinh có thể mang đến một lợi ích chính là giúp thai giáo cho bé. Mẹ gọi tên bé trong lúc nói chuyện sẽ mang đến một số lợi ích dưới đây:

  • Bé sẽ được phát triển thính giác từ trong bụng mẹ do nghe được những âm thanh, tiếng gọi của bố mẹ phát ra từ gần bụng mẹ. Hơn nữa, hệ thống truyền âm thanh của tai hoàn chỉnh vào tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ. Do vậy, 3 tháng giữa là thời gian thích hợp để bố mẹ phát triển thính giác cho trẻ.
  • Não bộ của bé sẽ được kích thích nhạy bén, từ đó phát triển ngôn ngữ sớm
  • Thai giáo bằng thính giác cũng là cách gắn kết tình cảm của bố mẹ và con

>> Xem thêm: Thai giáo ánh sáng giúp bé phát triển thị giác từ trong bụng mẹ

Trên đây là những lý giải về ý nghĩa tên Nhật Minh và cuộc đời của con. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho ba mẹ có ý định đặt tên cho con trai là Nhật Minh nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Ý nghĩa tên Quỳnh Anh là gì? Tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

Trước khi chọn đặt tên này cho con gái, ba mẹ cũng nên tìm hiểu ý nghĩa tên Quỳnh Anh. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh cái tên con gái đẹp và ấn tượng này. Ba mẹ hãy theo khảo ngay để hiểu hơn về ý nghĩa và vận mệnh của con gái nhé.

Ý nghĩa tên Quỳnh Anh

1. Theo nghĩa Hán Việt

Bất kì cái tên tiếng Việt nào cũng mang một ý nghĩa rất đặc biệt và thường được chuyển sang nghĩa Hán Việt. Ý nghĩa tên Quỳnh Anh theo tiếng Hán Việt được cắt nghĩa như sau:

  • Quỳnh: Là tên một loài hoa đẹp, là biếu tượng cho sự nhẹ nhàng, thanh khiết và dịu dàng.
  • Anh: Có nghĩa là sự tinh anh, thông minh và trí tuệ hơn người.

Như vậy, theo Hán Việt tên Quỳnh Anh là “cô gái thông minh, nhẹ nhàng, thanh khiết và mềm mại như một đóa hoa Quỳnh”.

2. Theo phong thủy

Bên cạnh nghĩa Hán Việt, ý nghĩa tên Quỳnh Anh còn được phân tích và hiểu theo phong thủy. Xét về ngũ hành, tên Quỳnh Anh có phong thủy như sau:

  • Tên Anh thuộc hành Thổ.
  • Tên Quỳnh thuộc hành Mộc.

Theo phong thủy, Mộc sẽ khắc Thổ. Nếu xem tên cho con gái theo phong thủy thì được coi là một cái tên không tốt lắm.

>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: 130+ tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho bé yêu thật “sang chảnh”

Vận mệnh của người tên Quỳnh Anh

Ngoài việc xem ý nghĩa tên Quỳnh Anh, cái tên của một người còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của họ. Dưới đây là những dự đoán về cuộc đời của người mang tên Quỳnh Anh.

1. Tính cách

Khi ý nghĩa tên Quỳnh Anh được giải mã, chúng ta rằng sẽ là người biết lắng nghe và chia sẻ. Vì con luôn nhiệt tình, giúp đỡ người khác nên mọi người xung quanh rất yêu thương. Tuy nhiên khi bất đồng quan điểm với ai đó, cô bé cũng sẽ tranh luận rất thẳng thắn

Ngoài ra, dù trong hoàn cảnh nào Quỳnh Anh cũng luôn rất tự tin và yêu đời. Với tài giao tiếp và ứng xử khéo léo, số phận của Quỳnh Anh sẽ có rất nhiều mối quan hệ tốt. Vì sống không màn đến tiền tài và vật chất nên cuộc đời con rất vui vẻ, bình an.

Ở một khía cạnh nào đó, cô bé Quỳnh Anh lại là một cô gái sống khép kín. Cô bé cũng rất nóng nảy và khó kiểm soát được cảm xúc bởi những chuyện vụn vặt. Vì thế, con sẽ là một cô bé nhạy cảm và dễ bị tổn thường.

2. Sự nghiệp

Một phần ý nghĩa tên Quỳnh Anh còn nói đến những ngành nghề phù hợp với cô bé này. Vì con có tính cách cởi mở và hòa đồng nên rất phù hợp với nghề y tá; bác sĩ; giáo viên; chuyên viên tư vấn… Nếu ba mẹ có ý định đặt tên cho con gái hãy cân nhắc tư vấn cho con chọn những ngành nghề này nhé.

Ngoài ra, với trí thông minh, tài ăn nói khéo léo, Quỳnh Anh sẽ có một sự nghiệp rất tươi đẹp và phát triển. Con luôn được cân nhắc để được xếp vào những vị trí và vai trò quan trọng trong công ty. Với khả năng lãnh đạo giỏi con sẽ khẳng định được bản lĩnh và năng lực của mình khi cơ hội đến.

Khi xem tên cho con Quỳnh Anh còn thể hiên cô bé là người kiếm tiền giỏi nhưng không quản lý tài chính giỏi. Có thể với con tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống nên con không quá xem trọng nó. Do đó số phận của Quỳnh Anh lại không mấy quan trọng trong việc quản lý tài chính.

3. Tình cảm

Ý nghĩa tên Quỳnh Anh còn nói về chuyện tình cảm của con gái. Cô bé là một người rất nghiêm túc trong tình cảm. Khi yêu, con sẽ yêu hết long hết sức và trao hết tình cảm cho người thương. Dù có trải qua thử thách khó khăn, con vẫn một long hướng về đối phương.

Nhưng vì quá ham mê với công việc đôi khi con sẽ bỏ bê chuyện con cái. Tuy nhiên, số phận của Quỳnh Anh lại có một người chồng yêu thường giúp con chăm lo chuyện gia đình để mái ấm thêm ấm cúng.

>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Ý nghĩa tên Minh Anh và dự đoán về cuộc đời qua cái tên ba mẹ đặt

Ý nghĩa tên Quỳnh Anh theo một số ngôn ngữ

Ý nghĩa tên Quỳnh Anh
Ý nghĩa tên Quỳnh Anh theo một số ngôn ngữ

Ngoài những cách giải mã ý nghĩa tên Quỳnh Anh trên đây, ba mẹ có thể tham khảo các cách viết tên con gái qua một số ngôn ngữ sau:

1. Ý nghĩa tên theo tiếng Hàn

  • Quỳnh trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 꾸인 – kku-in.
  • Anh trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 영 – Yeong
  • Quỳnh Anh theo tiếng Hàn là 꾸인영 – Kku-in-yeong

2. Ý nghĩa tên theo tiếng Trung

  • Quỳnh trong tiếng Trung Quốc được viết là: 琼 – Qióng
  • Anh trong tiếng Trung Quốc được viết là: 英 – Yīng
  • Quỳnh Anh là 琼英 – QióngYīng

3. Ý nghĩa tên theo tiếng Anh

Theo ngôn ngữ Anh thì không thể phiên dịch từng từ ngữ từ tiếng Việt qua tiếng Anh. Vì thế, ba mẹ có thể đặt tên cho con gái bằng tiếng Anh với một từ cùng nghĩa với cái tên tiếng Việt. Trong tiếng Anh, tên Bertha là một cô gái xinh đẹp, thông thái. Cái tên này rất gần nghĩa với ý nghĩa tên Quỳnh Anh của tiếng Việt đấy ba mẹ.

4. Ý nghĩa tên theo Tiếng Nhật

  • Quỳnh trong tiếng Nhật Bản được viết là: クイン (kuin)
  • Anh trong tiếng Nhật Bản được viết là: アイン (ain)
  • Quỳnh Anh là: クインアイン – Kuin’ain

>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: 450+ Tên bắt đầu bằng chữ H cho bé gái và bé trai vừa hay vừa ấn tượng

Gợi ý họ và tên Quỳnh Anh ấn tượng

Khi ba mẹ đã hiểu rõ ý nghĩa của tên này rồi, MarryBaby sẽ gợi ý thêm những họ và tên Quỳnh Anh hay để ba mẹ tham khảo thêm nhé.

  • Nguyễn Lương Quỳnh Anh
  • Ngô Quỳnh Anh
  • Phạm Quỳnh Anh
  • Trương Quỳnh Anh
  • Hoàng Lê Quỳnh Anh
  • Nguyễn Thụy Quỳnh Anh
  • Đoàn Ngọc Quỳnh Anh
  • Lý Quỳnh Anh
  • Lê Nguyễn Quỳnh Anh
  • Lâm Quỳnh Anh
  • Trần Cao Quỳnh Anh
  • Đặng Quỳnh Anh
  • Dương Mỹ Quỳnh Anh

[inline_article id=278744]

Trên đây là những ý nghĩa tên Quỳnh Anh và vận mệnh của đời của cô bé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các ba mẹ đang muốn đặt tên cho con gái là Quỳnh Anh nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Góc thắc mắc: Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI giúp tinh trùng khỏe mạnh đến gần trứng hơn khi buồng trứng phóng noãn. Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng là điều các cặp vợ chồng rất quan tâm. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi để có được câu trả lời bất ngờ nhé!

Phương pháp IUI là gì?

Trước khi tìm hiểu sau bơm IUI thì tinh trùng gặp trứng, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này. IUI là phương pháp hỗ trợ sinh sản; trong đó tinh trùng được bơm trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ. Phương pháp này thường được áp dụng trước các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.

Những cặp vợ chồng sau thường được chỉ định điều trị phương pháp IUI:

  • Phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân hoặc các cặp đồng tính nữ.
  • Vợ/chồng hoặc cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân.
  • Người vợ bị vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung.
  • Người chồng có tinh trùng yếu.
  • Người vợ có chất nhầy ở cổ tử cung quá đặc gây cản trở di chuyển của tinh trùng.
  • Người vợ gặp các vấn đề về sự rụng trứng.
  • Người phụ nữ bị dị ứng tinh dịch.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ đúng cách để có thai nhanh nhất các cặp vợ chồng cần biết

Thụ thai bằng phương pháp IUI khác với thụ thai tự nhiên thế nào?

Sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Sự khác biệt giữa iui và quá trình thụ thai
Sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Để hiểu sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng, chúng ta cần biết rõ quá trình thụ thai tự nhiên và IUI khác nhau ra sao. Theo các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland ở Mỹ chia sẻ; trong quá trình thụ thai tự nhiên, tinh trùng phải đi từ âm đạo qua cổ tử cung để vào tử cung và đến ống dẫn trứng.

Trong quá trình đó chỉ 5% tinh trùng có thể đi từ âm đạo đến tử cung. Và khi buồng trứng phóng thích trứng, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng để gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ thai.

Còn với phương pháp IUI, tinh trùng được thu thập, rửa sạch và cô đặc để chỉ còn lại những tinh trùng chất lượng cao. Sau đó, tinh trùng này được đặt trực tiếp vào tử cung của người vợ bằng một ống thông mỏng. Quá trình này đưa tinh trùng đến gần ống dẫn trứng hơn. Vì vậy, IUI giúp tinh trùng gặp trứng dễ dàng hơn. Vì phương pháp này cắt giảm thời gian và quãng đường di chuyển của tinh trùng giúp tăng khả năng mang thai.

Vậy sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Mời các bạn cùng xem tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng?

Đây là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm trước khi cân nhắc thực hiện phương pháp IUI. Vậy sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Theo các chuyên gia tại bệnh viên Mayo ở Mỹ; thời gian thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung rất quan trọng.

Để làm điều này, người vợ có thể sử dụng que thử rụng trứng trong nước tiểu tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone luteinizing (LH); hoặc bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo để xác định ngày rụng trứng. Một số người có thể được bác sĩ cho uống thuốc hoặc tiêm thuốc giúp kích thích rụng trứng.

Khi trứng đã rụng từ 1-2 ngày, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung của người vợ. Như vậy, sau bơm iui bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Quá trình này diễn ra từ 24-36 giờ sau khi tinh trùng được đưa vào tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

Sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch có thai không?

Chú thích: Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và thử thai sau 7 ngày IUI được không?
Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và thử thai sau 7 ngày IUI được không?

Như vậy, bạn đã biết sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng rồi phải không? Vậy còn sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch thì đã có thai chưa? Câu hỏi này về thử thai sau 7 ngày IUI sẽ được MarryBaby giải đáp ngay thôi.

Theo chuyên gia tại bệnh viện Mayo chia sẻ; dấu hiệu mang thai của phụ nữ xuất hiện khi tinh trùng thụ tinh với trứng và trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung. Điều này sẽ cần đến 2 tuần mới nhận biết rõ các dấu hiệu mang thai. Vì vậy sau IUI 7 ngày thử que 1 vạch do hormone thai kỳ vẫn chưa xuất hiện. Và bạn cần phải thử lại sau đó 1 tuần nữa để có kết quả chính xác hơn nhé.

Sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng? Biểu hiện IUI thành công là gì?

Khi đã hiểu sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng; chúng ta cũng cần nhận biết các biểu hiện khi IUI thành công nữa. Dưới đây là các dấu hiệu bạn có thể nhận biết dễ nhất:

  • Ra máu âm đạo sau khi thực hiện IUI 2 tuần. Điều này cho thấy quá trình mang thai đang diễn ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị chảy máu sau 6-12 ngày sau khi thụ thai thành công.
  • Cũng giống như thụ thai tự nhiên, trễ kinh cũng là biểu hiện IUI thành công khi bạn đang mong chờ kết quả.
  • Nếu ngực của bạn bị đau và nhạy hơn có kèm với dấu hiệu chậm kinh nguyệt thì hãy thử thai ngay nhé.
  • Mệt mỏi và buồn ngủ sau khi thực hiện IUI có thể do hormone thai kỳ tăng lên.
  • Bạn cũng có thể buồn nôn do ốm nghén vì lượng hormone estrogen ngày càng tăng cao.
  • Bạn cũng có thể cảm thấy chán ăn hoặc thèm ăn kỳ lạ do thay đổi của hormone trong cơ thể

Việc hiểu rõ sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng và các biểu hiện IUI thành công sẽ giúp các cặp vợ chồng hiểu hơn về phương pháp này. Tuy nhiên, vợ chồng bạn cũng cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này theo chia sẻ của phần tiếp theo.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai nguyên nhân do đâu?

Những lưu ý sau khi thực hiện phương pháp IUI

Ngoài vấn đề sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng; các cặp vợ chồng cần lưu ý những điều sau:

  • Người vợ có thể bị nhiễm trùng do thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung.
  • Ngoài ra, đôi khi quá trình đặt ống thông vào tử cung khiến chảy một ít máu âm đạo. Nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
  • Phương pháp IUI không liên quan đến việc tăng nguy cơ người phụ nữ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn). Tuy nhiên, khi phối hợp với các thuốc kích thích rụng trứng; thì nguy cơ mang đa thai của người vợ sẽ tăng cao hơn.

Sau khi thực hiện IUI, bác sĩ sẽ yêu cầu vợ chồng bạn quay lại bệnh viện sau 2 tuần để kiểm tra kết quả. Nếu không có thai, vợ chồng bạn có thể thử IUI thêm lần nữa trước khi chuyển sang các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Thông thường, liệu pháp tương tự được sử dụng trong 3-6 tháng để tối đa hóa cơ hội mang thai.

[inline_article id=274124]

Hy vọng bài viết về sau bơm IUI bao lâu thì tinh trùng gặp trứng sẽ giúp ích cho vợ chồng bạn. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Một trong những mẹo dân gian truyền tai nhau để giảm nguy cơ sinh non đó là uống nước dừa. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều chia sẻ về việc uống nước dừa khi mang thai không phải lúc nào cũng là tốt. Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Câu trả lời cho vấn đề này sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết dưới đây. Mẹ bầu hãy theo dõi để có câu trả lời nhé.

Dọa sinh non là gì?

Sinh non (Preterm labor) là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tình trạng này làm xuất hiện những cơn co thắt thường xuyên khiến cho cổ tử cung mở ra. Trẻ được cho là sinh non khi mẹ bầu chuyển dạ và sinh em bé trong khoảng từ tuần 20 đến 37 của thai kỳ.

Sinh non dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe của em bé như nhẹ cân; suy hô hấp các cơ quan phát triển chưa đầy đủ; thị lực kém… Để hiểu hơn vấn đề dọa sinh non có nên uống nước dừa không, mẹ bầu nên nhận biết rõ các dấu hiệu dọa sinh non dưới đây:

  • Thường xuyên cảm thấy bụng căng cứng hoặc co thắt.
  • Đau lưng liên tục và âm ỉ.
  • Đau bụng dưới.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Bong nút nhầy âm đạo.
  • Cảm giác em bé đang bị tụt xuống dưới thấp.
  • Vỡ nước ối.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non

Mẹ bầu có nên uống nước dừa không?

Mẹ bầu có nên uống nước dừa không? Dọa sinh non có nên uống nước dừa?
Mẹ bầu có nên uống nước dừa không? Dọa sinh non có nên uống nước dừa?

Trước khi tìm hiểu dọa sinh non có nên uống nước dừa không; chúng ta nên tìm hiểu mẹ bầu có nên uống nước dừa không. Thật ra, nước dừa có thể mang lại nhiều tác dụng cho mẹ bầu đấy.

  • Hàm lượng axit lauric trong nước dừa có công dụng kháng khuẩn; chống lại vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng. Từ đó giúp mẹ bầu cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ mẹ bầu trước các nguy cơ gây bệnh.
  • Để duy trì hệ tuần hoàn máu hoạt động ổn định và lượng nước ối bình thường; mẹ bầu nên uống nước dừa trong thai kỳ.
  • Những khoáng chất trong nước dừa sẽ giúp mẹ bầu duy trì huyết áp; cân bằng lượng nước; độ pH; tăng cường các hoạt động của cơ và giảm các triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang thai.
  • Nước dừa cũng giúp cung cấp năng lượng; giảm mệt mỏi và kiệt sức cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
  • Hàm lượng kali và magie trong nước dừa sẽ giúp lợi tiểu, thải độc tố và tốt cho đường tiết niệu.
  • Hàm lượng vitamin trong nước dừa cũng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ợ hơi và táo bón đáng kể.
  • Các loại protein, vitamin và khoáng chất trong nước dừa sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu; huyết áp và cholesterol xấu.

Vậy mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Phần tiếp theo của bài viết sẽ được giải đáp mẹ nhé.

Dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Theo United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA); nước dừa là một loại thức uống rất giàu khoáng chất như kali; natri; magie; sắt; phốt pho, kẽm…và các loại vitamin B, C.

Vậy mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Nước dừa là một thức uống rất tốt cho phụ nữ mang thai vì giàu vitamin và khoáng chất. Loại thức uống không chống chỉ định khi mang thai cũng như với những mẹ bầu bị dọa sinh non. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống 1 ly/ngày là đủ. Vì nước dừa có tính lợi tiểu nên có thể khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn. Điều này sẽ gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho mẹ bầu.

Mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống nước mía khi mang thai có lợi hay hại?

Mẹ bầu mấy tháng uống được nước dừa?

Ngoài vấn đề mẹ bầu bị dọa sinh non có nên uống nước dừa không; mẹ bầu cũng cần lưu ý thời gian uống nước dừa cho phù hợp.

Mẹ bầu mới có thai uống nước dừa được không? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên uống nước dừa vì sẽ làm cho tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, mẹ bầu nếu uống nước dừa trong giai đoạn đầu có thể gây ra đầy bụng. Mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa từ tháng thứ tư trở đi.

Như vậy là mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi mới có thai uống nước dừa được không và bầu mấy tháng uống được nước dừa.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa? Mẹ đọc ngay để biết

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước dừa

Mẹ bầu đã biết dọa sinh non có nên uống nước dừa không cũng như mẹ bầu mấy tháng uống được nước dừa rồi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý những điều sau khi uống nước dừa để tránh gặp những tác dụng phụ.

  • Trong nước dừa không chứa quá nhiều đường, mỗi ly chỉ khoảng 6g đường. Nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều tránh gây tác dụng ngược.
  • Ngoài ra, trong nước dừa chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nên mẹ uống quá nhiều sẽ khiến thai nhi tăng cân quá mức.
  • Nếu mẹ bầu đi ngoài trời nắng về, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và mệt mỏi thì không nên uống nước dừa vì sẽ làm cơ thể thêm mệt mỏi.
  • Mẹ bầu lưu ý không nên uống nước dừa đã để qua đêm cũng như nước dừa có vị lạ.
  • Mẹ cũng không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ. Vì khả năng lợi tiểu của nước dừa sẽ làm mẹ mất ngủ do đi tiểu quá nhiều.
  • Bà bầu nên uống nước dừa 3 tháng cuối để giúp cải thiện tình trạng rạn da ở bụng; khô tóc.

[inline_article id=287832]

Dọa sinh non có nên uống nước dừa không mẹ đã có câu trả lời. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý sử dụng mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Dọa sinh non rất nguy hiểm, mẹ hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho bé? Đây là một câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn với những phần giải thích dưới đây. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé.

Thai đủ tháng là bao nhiêu tuần?

Trước khi tìm hiểu, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn; chúng ta cần hiểu rõ thai đủ tháng là bao nhiêu tuần. Theo tổ chức March of Dimes (Quỹ Quốc gia về Bệnh liệt cho Trẻ sơ sinh) tại Mỹ; thời gian mang thai thường kéo dài khoảng 40 tuần (280 ngày). Thời gian này được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến ngày dự sinh.

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (còn gọi là ACOG)Hiệp hội Y học Bà mẹ – Thai nhi (còn gọi là SMFM) định nghĩa thai đủ tháng là bao nhiêu tuần như sau: Thai đủ tháng là một thai kỳ kéo dài từ 39 tuần, 0 ngày tới 40 tuần 6 ngày. Vậy mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Điều này có nghĩa là trẻ sinh đủ tuần có thể sinh vào ngày cách 1 tuần trước ngày dự sinh đến 1 tuần sau ngày dự sinh.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Sinh non là như thế nào?

Để hiểu sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn, mẹ bầu cần phải hiểu sinh non là như thế nào? Các chuyên gia tại bệnh viện Mayo chia sẻ, trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần thai. Điều này được xác định theo các cấp độ khác nhau như sau:

  • Sinh non muộn: Sinh từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ.
  • Sinh non vừa phải: Sinh từ tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ.
  • Sinh rất non tháng: Sinh dưới 32 tuần của thai kỳ.
  • Sinh cực kỳ non tháng: Sinh vào hoặc trước 25 tuần của thai kỳ.
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Sinh non là như thế nào?
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Sinh non là như thế nào? Em bé sinh non nằm trong lồng kính 

Dấu hiệu sinh non?

Theo tổ chức March of Dimes đã cho biết; khi mẹ bầu nhận biết các dấu hiệu sinh non dưới đây thì hãy nhanh chóng đến bệnh viên ngay.

  • Bong nút nhầy, vỡ ối hay ra máu âm đạo
  • Cảm thấy nặng tức trong xương chậu hoặc bụng dưới giống như em bé đang bị tụt xuống.
  • Đau lưng liên tục, âm ỉ.
  • Bụng co cứng kèm theo hoặc không kèm theo tiêu chảy.
  • Những cơn co thắt hoặc bụng căng lên thường xuyên. Các cơn co thắt có thể gây đau hoặc không.
  • Bị vỡ nước ối.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Xin mời các mẹ bầu cùng đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé?

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn là điều rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Theo National Health Service (Dịch vụ Y tế) tại Anh cho biết; trẻ sinh non trước 24 tuần đều không thể sống. Vì phổi và các cơ quan quan trọng khác của trẻ chưa phát triển đủ.

Như vậy sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Những em bé sinh non từ 24 tuần trở lên sẽ có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, trẻ sẽ phải gặp rắc rối nhiều về vấn đề sức khỏe vì chưa phát triển hoàn thiện trong bụng mẹ.

Tổ chức March of Dimes cũng cho biết thêm; hầu hết trẻ sinh non trước 32 tuần và nặng 2,5 kg trở xuống có thể cần trợ thở và được chăm sóc trong phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU) cho đến khi phát triển đủ để tự sống. Còn với trẻ sinh non từ 32 đến 37 tuần cần được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt (SCN).

Cách chăm sóc em bé sinh non

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Cách chăm sóc em bé sinh non
Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn và cách chăm sóc em bé

Như vậy bạn đã biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn rồi đúng không? Vậy cách chăm sóc em bé sinh non như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – TPHCM:

  • Mẹ thực hiện phương pháp kangaroo cho trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế cơn ngưng thở; tránh lạnh; tăng mối liên hệ mẹ con. Ngoài ra, bố, ông bà hoặc người thân cũng có thể làm phương pháp này thay cho mẹ.
  • Người chăm sóc trẻ sinh non phải rửa tay trước và sau thay tã cho trẻ. Các đồ dùng cho trẻ như bình sữa, ly, muỗng phải vô trùng như luộc nước sôi. Quần áo và đồ dùng khác phải sạch sẽ.
  • Ưu tiên cho trẻ uống sữa mẹ, nếu mẹ không đủ thì uống sữa công thức.
  • Mẹ bổ sung vitamin D, sắt, và các vitamin khác theo chỉ định từ bác sĩ để thông qua sữa mẹ bé cũng nhận những vi chất quan trọng giúp bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Cách ly trẻ khỏi những người trong gia đình đang bị bệnh; đặc biệt là bệnh hô hấp. Nếu người chăm sóc trẻ có dấu hiệu cảm ho thì phải đeo khẩu trang.
  • Cho trẻ ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa, tránh tiếng ồn, khói thuốc lá và ánh sáng chói. Phải luôn trông chừng trẻ vì trẻ dễ bị tím và ngưng thở, nhất là sau khi bú xong.
  • Tái khám theo hẹn của bác sĩ để đánh giá dinh dưỡng và phát triển của trẻ định kỳ. Nhất là, ba mẹ phải luôn nhớ tầm soát thính lực và khám mắt theo lịch hẹn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên làm gì để tránh sinh non?

Sau khi đã biết sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn; mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để tránh sinh non:

  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ trong thời gian mang thai để kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
  • Hãy giữ gìn sức khỏe để tránh bị tăng huyết áp; tiểu đường hoặc trầm cảm trong thai kỳ.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng các chất kích thích trong thai kỳ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và giàu chất dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Tăng cân một cách hợp lý khi mang thai.
  • Giữ gìn cơ thể tránh các nguy cơ nhiễm trùng như không ăn thịt cá sống; không ăn phô mai chưa tiệt trùng; rửa tay sạch sẽ khi ăn; sử dụng bao cao su khi quan hệ…
  • Hạn chế lo âu và căng thẳng trong thai kỳ.

[inline_article id=196248]

Hy vọng bài viết về sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con đủ tháng nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

130+ tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho bé yêu thật “sang chảnh”

Nếu ba mẹ nào đang phải “đau đầu” suy nghĩ một cái tên vừa hay vừa ý nghĩa cho con yêu thì hãy xem bài này ngay nhé. MarryBaby sẽ gợi ý cho ba mẹ 130+ tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho bé trai và bé gái. Hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!

Xu hướng đặt tên tiếng Anh cho con

Trước khi tìm hiểu các tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T, ba mẹ cần hiểu hơn về xu hướng đặt tên con bằng tiếng Anh hiện nay.

  • Hầu hết, các bậc phụ huynh trẻ thường sẽ đặt cho con yêu 2 cái tên gọi. Một tên trên giấy khai sinh và một tên gọi ở nhà. Tên gọi ở nhà thường sẽ dễ đặt hơn tên giấy khai sinh. Vì cái tên này giống như một biệt hiệu đặc biệt để ba mẹ thể hiện tình yêu với cục cưng.
  • Ngoài ra, tên ở nhà bằng tiếng Anh cho bé trai và bé gái thường là một cái tên đáng yêu và ấn tượng. Cái tên này thường mang ý nghĩa là một kỷ niệm hoặc gợi ý quan trọng nào đó của gia đình.
  • Việc đặt tên ở nhà bằng tiếng Anh thường dễ dàng hơn khi chọn tên trên giấy khai sinh. Vì tên tiếng Việt sẽ đòi hỏi ba mẹ quan tâm đến nhiều yếu tố hơn. Còn tên tiếng Anh gọi ở nhà chỉ cần dễ đọc, dễ hiểu, dễ thương là được.

Vậy xu hướng tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T nào mà các ba mẹ thường chọn? Hãy xem những gợi ý dưới đây của MarryBaby nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái

Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho nam 

A. Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ t cho nam nguồn gốc tiếng Anh

1. Thomas: Người bảo vệ

2. Tyler: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là vị vua nhỏ.

3. Travis: Người ở trên cầu hay người đi qua cầu.

4. Theodore: Món quà của Thương Đế hay người mang lại niềm vui.

5. Tony: Chiến binh hoàng gia.

6. Troy: Bộ binh.

7. Tom: Sinh đôi.

9. Tommy: Sinh đôi.

10. Trevor: Món quà của Thương Đế.

11. Toni: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là vô giá.

12. Tim: Tôn vinh Thượng Đế.

13. Tyrone: Vị vua.

14. Toby: Vị vua tốt.

15. Teddy: Món quà của Thượng Đế.

16. Tori: Con chim.

tên tiếng anh bắt đầu bằng chữ t
Tên có từ tiếng anh bắt đầu bằng chữ T

B. Tên tiếng Anh hay cho nam có nguồn gốc từ tiếng Mỹ

17. Timmy: Tôn vinh Thượng Đế.

18. Tamika: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là đứa con của Thượng Đế.

19. Tonia: Thác nước.

20. Thurman: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là người hầu của Thor.

21. Tyree: Người đứng đắn.

22. Tameka: Sinh đôi.

23. Tristin: Sâu đậm.

24. Trace: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là dũng cảm.

25. Tyshawn: Con trai của Thượng Đế.

26. Tremaine: Năng lượng.

27. Trae: Đứa con trai thứ ba.

>> Bạn có thể xem thêm: 156 tên tiếng anh cho con trai mang ý nghĩa bình an, đại cát

C. Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T từ Hy Lạp

28. Timothy: Tôn vinh Thượng Đế.

29. Theodore: Món quà của Thượng Đế.

30. Thaddeus: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là trái tim.

31. Titus: Món quà của Thượng Đế.

32. Theo: Món quà của Thượng Đế.

33. Theron: Thợ săn.

34. Theodora: Món quà của Thượng Đế.

35. Thomasina: Tên tiếng anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là sinh đôi.

36. Tillman: Người giữ cửa.

37. Teodoro: Món quà thiêng liêng.

tên tiếng anh bắt đầu bằng chữ t
Tên tiếng Anh cho bé trai bắt đầu bằng chữ T

D. Tên tiếng anh bắt đầu bằng chữ T từ tiếng Palestine

38. Taabid: Long lanh.

39. Taabish: Một người ấm áp.

40. Taafeef: Bài Thánh ca của Chúa.

41. Taahid: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là bảo vệ.

42. Taahir: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là thanh khiết.

43. Taahir: Khiêm tốn.

44. Taai: Vâng lời.

45. Taaib: Ăn năn.

46. Taair: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là con chim.

47. Taaj: Vương miện.

48. Taan: Năng lượng.

49. Taaraz: Sức mạnh.

50. Taariq: Sao mai.

51. Tabriz: Thông minh.

E. Tên tiếng Anh hay cho nam từ các ngôn ngữ khác

52. Tammy: Cây cọ.

53. Tamara: Cây cọ.

54. Tonya: Đáng khen ngợi.

55. Trisha: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là cao quý.

56. Tomas: Sinh đôi.

57. Taryn: Sấm sét.

58. Trudy: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là sức mạnh.

59. Tobias: Vị vua tốt.

60. Titus: Món quà của Thượng Đế.

61. Tierra: Sếp.

62. Thiago: Sức mạnh kì diệu.

63. Trinidad: Thành phố.

64. Travon: Cứng rắn và mạnh mẽ.

65. Tripp: Anh lớn.

66. Taj: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là mạnh mẽ, lạnh lùng.

67. Torin: Trưởng phòng.

68. Thor: Tên tiếng Anh cho nam bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là sấm sét.

>> Bạn có thể xem thêm: Tên tiếng Anh ở nhà cho bé trai hay: Mẹ nên đặt ngay!

Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho bé gái

Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T

A. Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho nữ

Tên tiếng nh cho nữ bắt đầu bằng chữ T nguồn gốc từ tiếng Anh

69. Trista: Xinh đẹp.

70. Twila: Tên chữ T tiếng Anh có nghĩa là ánh sáng.

71. Tera: Ngọt ngào, thông minh, tươi trẻ.

72. Tyrese: Thông minh.

73. Tylor: Bậc thang.

74. Tamela: Ngọt ngào, thông minh, trung thành.

75. Treasure: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là xinh đẹp.

76. Twyla: Hoàng hôn.

77. Tayla: Món quà của Thượng Đế.

78. Tyanna: Nữ thần thanh khiết.

79. Talitha: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là cô gái nhỏ.

80. Tamie: Đứa con gái.

81. Tanna: Ngọc trai.

82. Tylan: Món quà từ Thượng Đế.

83. Teegan: Tên chữ T tiếng Anh có nghĩa là xinh đẹp.

84. Trish: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là điều ước.

85. Torie: Mùa đông.

86. Tiffany: Uy quyền của Đức Chúa Trời.

B. Tên tiếng Anh hay cho nữ từ tiếng Hy Lạp

87. Theresa: Món quà từ Thượng Đế.

88. Tia: Công chúa.

89. Tiana: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là công chúa.

90. Thea: Tốt lành.

91. Thalia: Tên chữ T tiếng Anh có nghĩa là bông hoa.

92. Tana: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là ngôi sao tốt lành.

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên tiếng Anh ở nhà cho bé gái và những gợi ý thú vị, đặc biệt dành cho bạn!

C.Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T từ Palestine

tên tiếng anh bắt đầu bằng chữ t
Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T

93. Tarib: Vui vẻ.

94. Tarneem: Sắc đẹp.

95. Tarnnum: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là xinh đẹp.

96. Tarnpreet: Ngọt ngào.

97. Taroob: Chúc mừng.

98. Tarrannum: Một bông hoa, xinh đẹp.

99. Tarranum: Xinh đẹp.

100. Taseefa: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là thông minh.

101. Taseem: Tên chữ T tiếng Anh có nghĩa là khen ngợi.

102. Tasfia: Thông minh.

103. Tashfia: Trái tim ngọt ngào.

104. Tasika: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là hạnh phúc.

105. Taskina: Hòa bình.

D. Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T nguồn gốc từ ngôn ngữ khác

106. Tracy: Dũng cảm.

107. Traci: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa dũng cảm.

108. Tina: Dòng sông.

109. Tanya: Công Chúa.

110. Ty: Món quà của Thượng Đế.

111. Therese: Tên chữ T tiếng Anh có nghĩa là mùa gặt.

112. Tatiana: Công chúa.

113. Tracie: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa khích lệ.

114. Talia: Sương từ thiên đường.

115. Tania: Nữ hoàng.

116. Tanisha: Công Chúa.

117. Terra: Trái đất.

118. Tatyana: Tên tiếng Anh cho nữ bắt đầu bằng chữ T có nghĩa nữ hoàng.

119. Tisha: Niềm vui.

120. Tegan: Xinh đẹp.

>> Bạn có thể xem thêm: 100+ tên tiếng Anh hay cho bé gái và bé trai dễ thương với ý nghĩa độc lạ

Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T cho cả nam và nữ

121. Taban: Lấp lánh.

122. Tabananica: Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là mặt trời mọc.

123. Tabbasum: Nụ cười hạnh phúc.

124. Tafadzwa: Hài lòng.

125. Taffy: Tên tiếng Anh bắt đầu chữ T có nghĩa là yêu thích.

126. Tahani: Chúc mừng.

127. Tahj: Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là một người đăng quang.

128. Taisce: Giữ cẩn thận một vật có giá trị.

129. Taitt: Tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T có nghĩa là người mang đến hạnh phúc.

130. Taja: Tên tiếng Anh bắt đầu chữ T có nghĩa là vương miện.

131. Talasi: Một bông hoa.

132. Talore: Một người như sương nhẹ.

[inline_article id=289493]

Trên đây là những gợi ý các tên tiếng Anh bắt đầu bằng chữ T. Ba mẹ có thể tham khảo để chọn cho con yêu một cái tên thật ấn tượng nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Ý nghĩa tên Minh Anh và dự đoán về cuộc đời qua cái tên ba mẹ đặt

MarryBaby sẽ giải đáp ý nghĩa tên Minh Anh trong bài viết này. Ba mẹ sẽ hiểu hơn về cái tên Minh Anh có ý nghĩa gì qua lý giải theo ngũ cách và nghĩa Hán – Việt. Hãy đọc ngay bài viết để ba mẹ hiểu rõ hơn về cái tên sẽ đặt cho con nhé.

Ý nghĩa tên Minh Anh theo nghĩa Hán Việt

Theo nghĩa Hán – Việt, Minh có nghĩa là sáng tỏ, minh bạch, thông minh và nhanh nhẹn, còn Anh có nghĩa là kiệt xuất, giỏi giang hơn người. Như vậy, tên Minh Anh có nghĩa là người thông minh, nhanh nhẹn và tài giỏi vượt bậc.

Vậy ý nghĩa tên Minh Anh theo Ngũ Cách thì sao? Xin mời ba mẹ cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

Ý nghĩa tên Minh Anh theo ngũ cách

1. Thiên cách

ý nghĩa tên minh anh

Thiên cách đại diện cho cha mẹ, bề trên, danh dự, sự nghiệp. Nó còn mang nghĩa chỉ khí chất của người đó nếu không tính tới sự phối hợp với các cách còn lại. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố đại diện cho thời niên thiếu của em bé.

Thiên cách của tên Minh Anh được tính bằng tổng số nét của chữ Minh (8) + 1 = 9, thuộc hành: Dương Thủy. Ý nghĩa của quẻ này nói lên sự bất mãn, bất bình, trôi nổi không nhất định số tài không gặp vận. Tuy nhiên, nếu thời cơ thích hợp thì có thể sẽ nhận được thuận lợi trở thành hào kiệt, học giả và tạo thành nghiệp lớn.

2. Ý nghĩa tên Minh Anh: Nhân cách

Nhân cách còn được gọi là “Chủ Vận”, là vận mệnh cả đời người. Ngoài ra, nó đại diện cho nhận thức và quan niệm nhân sinh của một con người. Nhân cách tên Minh Anh là sự ám chỉ tính cách con người. Theo đó, Nhân cách tên Minh Anh được tính bằng tổng số nét của tên Minh (8) + 1 = 9, thuộc hành: Dương Thủy.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Tên ở nhà cho bé trai năm 2022 độc lạ, đáng yêu và dễ nuôi

3. Địa cách

Địa Cách hay gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi). Nó đại diện cho bề dưới, cho vợ con thuộc hạ, những người có vị trí nhỏ hơn mình và là nền móng của người mang tên đó. Xét về mặt thời gian trong cuộc đời thì Địa cách chính là để biểu thị những ý nghĩa cát hung của tiền vận. Địa cách tên Minh Anh được tính bằng tổng số nét là 1 + số nét của tên Anh (8) tức là 1 + 8 = 9, thuộc hành: Dương Thủy.

4. Ý nghĩa tên Minh Anh: Ngoại cách

Ngoại cách là yếu tố chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, những người ngoài xã hội, những mối quan hệ xã giao ngang hàng. Vì vậy nó được coi là “Phó Vận” cũng có thể được coi là phúc đức dày hay mỏng. Ngoại cách tên Minh Anh được tính bằng tổng số nét của tên Anh (8) + 1 = 9, thuộc Dương Thủy.

5. Tổng cách

Tổng cách bao gồm Thiên cách, Nhân cách, Địa cách. Vì vậy nó chính là yếu tố đại diện chung cho cả cuộc đời của con người. Nhờ đó có thể biểu thị được về hậu vận tốt xấu của bản mệnh từ trung niên trở về sau.

Tổng cách tên Minh Anh được tính bằng tổng số nét là Minh (8) + Anh (8) = 16, thuộc Hành Âm Thổ. Như vậy, ý nghĩa tên Minh Anh theo ngũ cách có nghĩa là có tài làm thủ lĩnh, được mọi người phục, tôn trọng, tiền tài và danh vọng đều có.

Do đó, việc đặt tên cho con là Minh Anh có thể mang đến cho con công thành danh toại, phú quý phát đạt cả danh và lợi.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Bật mí 4 cách đặt tên con theo tên bố mẹ năm 2022 vừa hay vừa ý nghĩa

Ý nghĩa cuộc đời của việc đặt tên cho con là Minh Anh

Khi ba mẹ đã hiểu hơn về ý nghĩa tên Minh Anh qua nghĩa Hán – Việt và luận giải theo ngũ cách thì ba mẹ cũng nên hiểu thêm về cuộc đời của người mang tên Minh Anh theo dự đoán vận mệnh tử vi.

1. Ý nghĩa tên Minh Anh: Tính cách

ý nghĩa tên minh anh

Đặt tên cho con là Minh Anh, ba mẹ nên biết rằng những người mang tên này sẽ là người bền bỉ, cẩn thận. Con sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn các bạn đồng trang lứa. Có thể con sẽ ít nói và không thích những nơi ồn ào, quá đông đúc và sống nội tâm nhưng con sẽ luôn lắng nghe tâm sự của người khác.

2. Công việc

Em bé tên Minh Anh là người có mức độ tập trung rất cao. Cho nên các con sẽ rất hợp với các nghề như kỹ sư, kiến trúc sư, thầu khoán, kế toán, thu ngân, thủ thư, dược sĩ, luật sư hoặc thẩm phán. Ngoài ra, con cũng có thể thành công trong các việc khảo cứu khoa học. Bên cạnh đó, con cũng là người coi trọng chữ tín nên khi được giao nhiệm vụ sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Đặt tên con gái năm 2022 dịu dàng mang đến nhiều may mắn và bình an

3. Ý nghĩa tên Minh Anh: Tình duyên

Trong tình duyên, những người tên Minh Anh luôn rất cẩn thận, thực tế. Con sẽ không tin vào tình yêu sét đánh. Hầu như những người mang tên này sẽ tìm hiểu đối phương khá lâu, từ một năm trở lên rồi mới đi tới quyết định. Con sẽ có thiện cảm với những người biết lắng nghe, chia sẻ và chăm lo cho đời sống gia đình. Cho dù con ít nói nhưng luôn thể hiện tình cảm bằng những cử chỉ quan tâm ngọt ngào.

[inline_article id=284718]

Trên đây là những luận giải về ý nghĩa tên Minh Anh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ có lời giải đáp cho vấn đề tên Monh Anh có ý nghĩa gì. Nếu ba mẹ chọn đặt tên cho con là Minh Anh thì có thể hoàn toàn an tâm rồi phải không ạ?