Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên uống mỗi ngày

Qua thời gian, khắp nơi trên thế giới yêu thích các loại trà không chỉ vì ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Tiếp nối văn hóa ày, bài viết giới thiệu cho bạn 5 loại trà tốt cho sức khỏe, mà nhiều người thích “trà đạo” rất hay uống.

1. Trà Atiso

các loại trà tốt cho sức khỏe
Công dụng của trà Atiso là chống oxy hóa và giảm mỡ máu. Đây là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe được ưa chuộng

Trong trà Atiso (Artichoke) có nhiều công dụng như chất chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm mỡ máu,..những lợi ích này đã được chứng minh là thuộc nhóm các loại trà tốt cho sức khỏe thông qua nghiên cứu của NCBI năm 2015.

Trà Atiso cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và chứa nhiều chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn có chứng mất ngủ; trà atiso sẽ là một thức uống tự nhiên giúp bạn cải thiện giấc ngủ của mình tốt hơn.

[key-takeaways title=”Các loại trà từ hoa tốt cho sức khỏe phụ nữ bạn nên bỏ túi”]

  • Trà hoa nhài: Uống trà hoa nhài thường xuyên có thể giúp cơ thể được thanh lọc; tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các loại nhiễm trùng.
  • Trà hoa hồng: Uống trà hoa hồng đúng cách và đều đặn sẽ giúp bạn tăng được sức đề kháng, chống viêm loét dạ dày, hỗ trợ ngăn chặn các bệnh viêm da, viêm đường hô hấp
  • Trà hoa oải hương: Uống trà hoa oải Hương đúng cách có thể hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể; đau đầu vô cùng hiệu quả. Trà hoa oải Hương cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và huyết áp
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa Cúc mỗi ngày giúp người dùng dễ ngủ, an thần, tốt cho da và mắt. Đối với nữ giới, trà hoa Cúc còn có tác dụng giảm co thắt, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
  • Trà hoa đậu biếc:Theo y học cổ truyền, uống trà hoa Đậu Biếc giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư, làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa.

[/key-takeaways]

2. Trà đen

trà đen
Trà đen là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe tim mạch

Trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong trà đen không chứa nhiều hợp chất flavonoid chống oxy hóa như các loại trà tốt cho sức khỏe khác chẳng hạn như trà xanh. Nhưng trà đen lại chứa nhiều chất caffeine hơn các trà xanh. 

Tuy vậy, trà đen vẫn rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là tim của bạn. Trà đen có khả năng giảm bớt mật độ cholesterol trong máu và cung cấp năng lượng giúp bạn khỏe mạnh hơn.

>> Bạn nên xem thêm: Mùa hè uống gì cho mát? 10 món nước thanh lọc cơ thể

3. Trà Kombucha

trà kombucha
Trà kombucha là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe

Kombucha là một loại trà với hàng loạt các công dụng tốt cho sức khỏe nhờ vào việc lên men và tạo ra nhiều lợi khuẩn cần thiết. Theo các chuyên gia về trà, thì trà kombucha là một nguồn cung cấp men vi sinh dồi dào cho cơ thể.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Mayoclinic họ phát hiện một vài tác dụng phụ của trà Kombucha như, đau dạ dày hoặc nhiễm trùng. Chính vì thế, khi chọn mua loại trà này, bạn hãy xin sự tư vấn từ nơi bán về nguồn gốc và loại trà mình sử dụng nhé.

>> Bạn có biết: Uống bột sắn dây giúp kích thích tăng vòng 1 tự nhiên không?

4. Trà trắng

Trà trắng
Các loại trà tốt cho sức khỏe gia đình – Chọn ngay trà trắng

Uống trà trắng có thể giúp bạn giảm cân tốt hơn. Đó là nhờ vào lượng caffeine cũng như chất chống oxy hóa có chứa trong trà trắng. 

Trà trắng là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe vì giúp cung cấp năng lượng tự nhiên tốt nhất cho cơ thể bạn. Trà trắng còn chứa rất nhiều thành phần polyphenol mang đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm men cũng như các loại virus, vượt trội hơn công dụng của các loại trà tốt cho sức khỏe khác.

Một phân tích khác của 26 nghiên cứu và hơn 52.500 người. Các chuyên gia phát hiện ra rằng; uống trà trắng có thể giảm 35% nguy cơ mắc các chứng rối loạn não như bệnh Alzheimer.

5. Trà xanh

trà xanh
Công dụng của trà xanh mà bạn biết là nhờ thành phần Catechin. Bỏ tủi ngay một trong các loại trà tốt cho sức khỏe này!

Một trong các loại trà tốt cho sức khỏe cuối cùng trong bài viết chính là Trà xanh. Một loại trà quen thuộc với hàng loạt các lợi ích cho sức khỏe con người; và thậm chí là động vật.

Công dụng của chất catechin có trong trà xanh giúp chống oxy hóa, bảo vệ gan; giải độc gan; đặc biệt là hạn chế tế bào ung thư phát triển. Hàng loạt lợi ích khác nhau đã được nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả đối với sức khỏe chúng ta.

Nếu bạn lo ngại về tình trạng mỡ máu của mình; thành phần polyphenol trong trà xanh sẽ phát huy tác dụng giúp làm giảm mức cholesterol tổng thể; và cholesterol LDL trong máu của bạn.

Một tác dụng nổi bật của trà xanh khác đó là tốt cho phổi. Ngoài ra, nếu muốn bảo vệ sức khỏe phổi; bạn có thể thử những loại trà như sau.

[key-takeaways title=”Các loại trà tốt cho sức khỏe phổi”]

  • Trà gừng: Gừng có tính ấm với công năng phát tán phong hàn, làm ấm vị, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu. Vì vậy, có thể nói gừng là một trong những loại thảo dược điều trị tốt với các bệnh về đường hô hấp
  • Trà bạc hà: Bạc hà là một trong những hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, đồng thời giúp giảm ho, đau họng, thúc đẩy long đờm
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giàu vitamin C, tăng cường sức đề kháng, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp
  • Trà xạ đen: hoạt chất Flavonoid trong cây xạ đen có tác dụng hạn chế sự phát triển của các khối u ác tính, phải kể đến là ung thư phổi

[/key-takeaways]

Theo tổ chức y tế tại Rhode Island, các bác sĩ không phủ nhận công dụng của các loại trà tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên các bác sĩ lo ngại rằng: “Nếu lạm dụng các loại trà chứa caffein, làm tăng nhịp tim, kéo theo tăng huyết áp. Do đó, sẽ nguy hiểm cho những ai đang bị tim mạch; cao huyết áp và những bệnh nhân rối loạn sức khỏe tâm thần. Vì thế hãy uống vừa phải như một hình thức giải khát, và không làm dụng như thuốc chữa bệnh.”

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

11 nguyên nhân quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới

Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín ở nữ và nam giới là tình trạng gì? Tại sao sau khi hai vợ chồng quan hệ lại bị ngứa? MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc cho chị em và các anh ngay nội dung dưới đây.

11 nguyên nhân quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín ở nữ giới

1. Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch

Quan hệ xong ở vùng kín chị em nữ giới bị ngứa có thể là do dị ứng với tinh dịch.

Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, phản ứng gây dị ứng xảy ra khi cơ thể người nữ mẫn cảm với protein có trong tinh dịch. Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ngay trong lần đầu tiên quan hệ tình dục. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở những lần tiếp theo.

Các triệu chứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào từng tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, bao gồm âm đạo, da và miệng. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy
  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Đau nhức
  • Nóng rát

Việc dùng bao cao su khi quan hệ sẽ giúp chị em biết được mình có bị dị ứng tinh dịch hay không. Nếu thật sự do dị ứng tinh dịch, thì chị em sẽ không gặp phải các biểu hiện trên khi quan hệ tình dục; vì có sử dụng bao cao su.

Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch
Quan hệ xong bị ngứa do dị ứng với tinh dịch

2. Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới do “khô hạn”

Khô âm đạo cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa rát sau khi quan hệ. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do cơ thể không tiết hoặc tiết không đủ chất dịch bôi trơn âm đạo. Bên cạnh đó, các bệnh lý da liễu và thói quen sử dụng nước hoa, xà phòng cho vùng kín cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng “khô hạn” này.

Ngoài ra, khô âm đạo còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc các bệnh lý như tiểu đường hoặc hội chứng Sjogren gây ra.

3. Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex

Dị ứng latex (mủ cao su) là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với thành phần protein có trong mủ cao su. Nếu bị dị ứng với mủ cao su; chị em sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng ngay sau khi tiếp xúc với các vật dụng có chứa chất này, bao gồm cả bao cao su.

Tùy vào mức độ nhạy cảm của vùng kín, thời gian và cách thức tiếp xúc mà các triệu chứng dị ứng sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, dị ứng mủ cao su có thể gây ra các vấn đề như:

  • Bị ngứa sau khi quan hệ.
  • Đỏ.
  • Phát ban hoặc nổi mề đay.
Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex
Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do dị ứng Latex

Trường hợp quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới nghiêm trọng, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra hơn, cụ thể như:

  • Sổ mũi.
  • Hắt hơi.
  • Đau rát họng.
  • Chảy nước mắt.
  • Ho, khò khè.
  • Khó thở.

Đặc biệt, ở những người quá mẫn cảm với mủ cao su, phản ứng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Người bị sốc phản vệ thường có các triệu chứng như khó thở, nổi mề đay, nôn ói, chóng mặt, mất ý thức…

Do đó, nếu có tiền sử dị ứng với mủ cao su, chị em nên khuyên chồng sử dụng các loại bao cao su không chứa latex như bao cao su polyurethane hoặc bao cao su làm từ da cừu.

4. Quan hệ xong bị rát và ngứa có thể do vùng kín nữ giới mất cân bằng PH

Mất cân bằng PH trong âm đạo có thể khiến vùng kín nữ giới bị ngứa sau khi quan hệ.

Độ PH là chỉ số dùng để xác định một loại dung dịch có tính axit hoặc kiềm, được đo trên thang đo từ 0 đến 14. Môi trường của âm đạo được xem là cân bằng nếu có độ PH dao động từ 3,8 đến 4,5. Với độ pH ổn định, âm đạo sẽ được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn và nấm men có hại. Do đó, khi độ PH tăng cao, nguy cơ bị nhiễm trùng và ngứa ngáy âm đạo cũng sẽ tăng lên.

Dấu hiệu nhận biết âm đạo chị em đang bị mất cân bằng PH thường gặp là:

  • Tiết dịch bất thường
  • Có mùi hôi khó chịu
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Độ PH của âm đạo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (do tinh dịch có tính kiềm làm giảm độ axit trong âm đạo)
  • Thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng kháng sinh làm lợi khuẩn giúp duy trì độ PH bị tiêu diệt
  • Mất cân bằng PH do chu kỳ kinh nguyệt

5. Quan hệ xong bị ngứa do vùng kín nữ giới bị nhiễm trùng

Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới có liên quan đến bệnh không? Rất có thể do nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, nấm men và các hại khuẩn gây ra.

Tùy vào tác nhân gây nhiễm trùng mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ở chị em phụ nữ thường có các biểu hiện sau:

  • Ngứa rát âm đạo, đặc biệt là sau khi quan hệ.
  • Thay đổi màu sắc và số lượng dịch tiết âm đạo.
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Đau khi giao hợp.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Sốt.

6. Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục
Quan hệ xong bị ngứa rát ở vùng kín nữ giới do mắc bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ xong bị đau rát và ngứa vùng kín ở cả nữ giới và nam giới, rất đáng lo khi có thể do các bệnh lây qua đường tình dục.

Học việc y khoa – Family Doctor cho biết một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra tình trạng quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới và nam giới, bao gồm:

  • Trichomonas: là căn bệnh do nhiễm Trichomonas vagis – một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Hầu hết những người bị nhiễm Trichomonas đều không có biểu hiện cụ thể nào. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, bệnh có thể gây cảm giác ngứa sau khi quan hệ; nóng rát khi đi tiểu hoặc âm đạo tiết dịch có mùi.
  • Chlamydia: là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh diễn ra âm thầm, và dường như không có triệu chứng. Bằng cách quan sát các dấu hiệu, bạn có thể nhận biết tình trạng này khi quan hệ tình dục. Như, bị ngứa; rát khi đi tiểu; tiết dịch bất thường là những biểu hiện cho thấy bạn có khả năng bị nhiễm chlamydia.
  • Bệnh lậu: là cụm từ phổ biến của tình trạng quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới. Vì bệnh này khiến vùng kín chị em tăng tiết dịch, thậm chí là chảy máu vùng kín. Vì những dấu hiệu sẽ đến âm thầm, nên chị em hãy dành sự quan tâm đến sức khỏe đời sống tình dục của mình nhé.
  • Herpes sinh dục: là bệnh do các loại virus herpes simplex (HSV) loại 1 và loại 2 gây ra. Bệnh có thể được nhận biết thông qua các nốt mụn nước nhỏ, gây ngứa và đau trên bề mặt hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đôi khi herpes sinh dục có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác như sốt, nhức mỏi cơ thể, sưng hạch bạch huyết.

7. Không vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ nên bị ngứa

Nấm, virus và vi khuẩn dễ xâm nhập vào âm đạo khi có hoạt động tình dục; và giải thích vì sao quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới. Do đó nên trước và sau khi quan hệ tình dục nếu chị em không rửa vùng kín thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập khá cao và vùng kín có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

8. Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới do thụt rửa sâu

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tình dục phụ nữ Marie Stopes, cho biết 1 trong 5 cách nên làm sau khi quan hệ chính là vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Âm đạo có đủ khả năng tự làm sạch nhờ các lợi khuẩn. Và nếu dùng xà phòng, vùng kín chị em có thể bị khô và rát sau đó.

9. Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín sau quan hệ

Tương tự như việc thụt rửa sâu, chị em dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín liên tục, làm cho âm đạo sạch đến mức khô rát và làm mất cân bằng độ PH và môi trường sống tự nhiên của lợi khuẩn. Đây cũng là lý phổ biến vì sao quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới.

10. Quan hệ thô bạo nhiều lần xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới

Quan hệ thô bạo nhiều lần sẽ làm tăng ma sát khiến vùng kín bị trầy xước. Và đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong bộ phận sinh dục gây ngứa vùng kín.

>>> Chị em cùng hỏi: Quan hệ nhiều lần có bị rộng cô bé không?

11. Mặc những bộ “Nội y gợi cảm”

Mặc những bộ “Nội y gợi cảm”
Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nữ giới do nội y có chất lượng vải không tốt

Là phụ nữ, ai chẳng muốn mình trở nên quyến rũ trong bộ “nội y gợi cảm”. Mặc dù không phải ai cũng nhìn thấy. 

Nhưng chị em có biết, phần lớn trang phục “nội y gợi cảm” được sử dụng từ chất liệu như nylon hoặc polyester; đây là chất liệu không có khả năng thông thoáng và thấm hút kém. Trong khi đó, âm đạo luôn ấm và ẩm, và rất cần sự thoáng khí. Nếu chị em thường xuyên để vùng kín bị ngộp thở như thế, thì có thể dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới sau khi quan hệ.

Chồng bị ngứa vùng kín sau khi quan hệ là do đâu?

Không chỉ ở nữ giới, quan hệ xong bị ngứa cũng có thể xuất hiện ở cánh mày râu bởi các nguyên nhân tương tự. 

Thông thường, quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín nam giới xảy ra do khô dương vật, thiếu chất bôi trơn hoặc tổn thương dương vật trong quá trình quan hệ tình dục. Để giảm triệu chứng ngứa các anh chồng nên ngừng quan hệ một vài ngày.

Nam giới bị ngứa vùng kín sau khi quan hệ cũng có một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Cậu nhỏ do dị ứng mủ cao su: Do sử dụng loại bao cao su latex được làm từ mủ cao su
  • Dương vật bị nhiễm trùng nấm: Tình trạng này gây ngứa ngáy, phát ban và hình thành chất nhầy màu trắng bao phủ bao quy đầu và các nếp gấp của da.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm balan: Viêm balan là tình trạng viêm ở các mô đầu dương vật. Bệnh có thể gây phát ban, sưng đau và tiết dịch có mùi hôi ở dương vật. Tình trạng này thường phổ biến ở nam giới chưa thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu.

>>> Chị em có biết: Cách quan hệ lâu ra cho vợ chồng kéo dài cuộc yêu

Vợ chồng bị ngứa sau khi quan hệ – khi nào cần đi khám?

Tại sao sau khi quan hệ cả hai vợ chồng lại bị ngứa? Như các nguyên nhân đã kể trên; và nếu tình trạng vẫn kéo dài; và quan trọng là khi không biết lý do tại sao sau khi quan hệ lại bị ngứa, và càng không thấy biểu hiện cụ thể. Lúc đó, hai vợ chồng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám trực tiếp để đảm bảo an toàn.

Quan hệ xong bị ngứa vùng kín ở nữ giới khiến chị em lo lắng, và đôi khi không dám thổ lộ với chồng. Nguy hiểm hơn, chị em có thể âm thầm lây lan cơn ngứa cho chồng, hoặc các bệnh trạng tiềm ẩn nào khác. Hơn lúc nào hết, ngay cả không ngứa, chị em vẫn nên chủ động thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Tình trạng này còn nặng hơn với một số loại da tăng tiết bã nhờn. Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường kéo dài bao lâu? Có thể là từ 5 đến 10 năm, tình trạng bắt đầu thuyên giảm và biến mất ở đầu độ tuổi 20.

Độ tuổi dậy thì ở cả hai giới thường kéo dài như sau:

Tại sao ở tuổi dậy thì lại gặp hiện tượng có mụn trứng cá? Và chúng có thật sự tự hết theo thời gian không? Nội dung giải đáp cho bạn ngay bên dưới bài viết.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là như thế nào? Về lý thuyết, khi bước vào tuổi dậy thì; một loại hormone giới tính là Androgen sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Đến một mức nhiều hơn cần thiết; chúng bắt đầu thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Chính vì nhiều bã nhờn hơn; đã khiến lỗ chân lông bị tắc và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển và gây mụn. 

Quá trình này chính xác được gọi là “hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì”.

Vậy tại sao tuổi dậy thì lại có mụn trứng cá? Thông thường, do sự thay đổi nội tiết tố hoặc khi dùng thuốc tránh thai, rối loạn kinh nguyệt và việc mang thai cũng có thể gây ra mụn trứng cá. 

Các tác nhân gây ra mụn trứng cá khác có thể bao gồm như:

  • Sử dụng kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc, dầu dưỡng,…
  • Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da cũng làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn; đặc biệt là đối với mụn lưng và ngực.
  • Đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập thể dục; thời tiết nóng ẩm cùng với stress có thể khiến làn da thanh thiếu niên sản sinh nhiều dầu hơn.
  • Nếu cha mẹ của thanh thiếu niên từng bị mụn trứng cá; khả năng cao trẻ dậy thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

2. Các triệu chứng của mụn trứng cá

các triệu chứng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Các triệu chứng của mụn trứng cá ở tuổi dậy thì sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu trên các vùng da của con có nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, ngực, lưng và vai.

Những triệu chứng của hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn u trên da.
  • Da nổi các nốt sần.
  • Da bị tắc lỗ chân lông, gây mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Mụn trứng cá ở dạng nhẹ nhất sẽ gây ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Đây cũng là là hai loại mụn dễ điều trị nhất.

Với mụn trứng cá nặng hơn, bạn có thể cần thuốc kê theo toa để giảm viêm, nhiễm khuẩn, sưng đỏ và mủ.

3. Mụn trứng cá tuổi dậy thì có tự hết không và kéo dài bao lâu?

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì CÓ tự hết. Hầu hết các loại mụn phổ biến kể cả hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cũng sẽ hết; nhưng cần thời gian. Một số tình trạng mụn thông thường sẽ tự lành sau 3 – 7 ngày; và trường hợp mụn bọc hoặc nặng hơn thì cần đến vài tuần để phục hồi. Bệnh viện MayoClinic khuyến khích người bị mụn nên gặp bác sĩ để điều trị sớm để có một làn da khỏe mạnh.

4. Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì như thế nào?

4.1 Dùng thuốc theo toa

Thuốc thoa để trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể ở dạng gel hoặc kem. Cách dùng thông thường là thoa một lớp lông mỏng trên da vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Các loại thuốc thoa trị mụn không kê đơn thường chứa Axit Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide. Những chất này có khả năng chống viêm; đồng thời làm giảm lượng dầu thừa trên da. Những tác dụng này sẽ giúp bạn điều trị các nốt mụn hiện có và ngăn ngừa tình trạng mụn tái phát.

4.2 Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Dùng thuốc chuyên trị hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Thuốc uống nên được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Ba loại thuốc thường được dùng để điều trị mụn trứng cá bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa cho trẻ dậy thì dùng thuốc kháng sinh hàng ngày; chẳng hạn như Tetracycline. Loại thuốc này có thể giúp chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng từ trong ra ngoài. Thuốc kháng sinh cũng thường được kết hợp với các loại thuốc thoa để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc tránh thai: Việc điều chỉnh nồng độ hormone có thể giúp cải thiện mụn trứng cá cho một số phụ nữ (chống chỉ định với phụ nữ mang thai).
  • Isotretinoin: Isotretinoin là một loại thuốc mạnh trong nhóm Retinoid. Nó có tác dụng làm giảm kích thước của các tuyến dầu để giảm lượng dầu trên da. Và thường dùng cho trường hợp bị mụn trứng cá nặng.

4.3 Trị mụn theo liệu trình

Với tình trạng mụn trứng cá nặng; bác sĩ có thể tư vấn cho thanh thiếu niên dậy thì thực hiện các liệu trình như tiêm steroid, liệu pháp laser hoặc bào da vi phẫu.

4.4 Rửa mặt hai lần mỗi ngày

hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Rửa mặt nhẹ nhàng là cách điều trị và làm giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì đó các bạn

Khi rửa mặt, mẹ nhắc con lưu ý không chà quá mạnh vào da mặt. Trẻ dậy thì nên dùng thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm. Nếu có chơi thể thao, con cần rửa mặt ngay sau đó.

>>> Cha mẹ nên đọc thêm: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

4.5 Dùng sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu

Một số trẻ sợ rằng việc dưỡng ẩm hoặc thoa bất cứ thuốc nào lên da sẽ làm mụn trứng cá trên da mặt thêm nghiêm trọng. Nhưng trên thực tế, việc dưỡng ẩm sẽ cho da biết là không cần tiết thêm bã nhờn để làm ẩm da. Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có chứa Axit Hyaluronic.

4.6 Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

Sử dụng mỹ phẩm có chứa Benzoyl peroxide hoặc Salicylic

Hai hợp chất này có khả năng giảm tiết bã nhờn và chống vi khuẩn gây mụn phát triển. Bên cạnh đó, để phát huy tối đa công dụng trẻ cần sử dụng cùng với kem dưỡng ẩm; vì hai hợp chất này có thể khiến da con bị khô khi sử dụng. Nhưng kết quả sẽ đến sau 4 – 6 tuần, mẹ giúp con hiểu rằng trẻ cần kiên trì sử dụng và theo dõi da thường xuyên.

>>> Mẹ tham khảo ngay: Mỹ phẩm cho tuổi dậy thì, chọn sao để bảo vệ da mặt?

4.7 Thay drap giường thường xuyên

Drap giường và áo gối là nơi thấm hút bã nhờn và mồ hôi của chúng ta. Nếu con không muốn da mặt của mình hấp thụ ngược lại chất này thì mẹ dặn trẻ thay chúng thường xuyên từ 1 – 2 lần/tuần.

4.8 Nhớ uống đủ nước

Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Đơn giản nhưng hiệu quả. Uống nước lọc mặc dù không giúp trẻ hết mụn ngay lập tức. Nhưng uống nước lọc chính là cách để làm giảm lượng đường trong máu; là nguyên nhân liên quan đến hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Thậm chí, nước còn giúp con giữ ẩm cho da để da giảm tiết bã nhờn và hoàn toàn tự nhiên và ít tốn kém.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: 3 cách làm ngực to ở tuổi dậy thì, mẹ cập nhật ngay cho con gái nhé!

5. Cách ngăn ngừa hiện tượng mụn trứng cá tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, bạn nên:

  • Rửa mặt hai lần một ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
  • Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên.
  • Không chạm vào hoặc cố gắng nặn mụn.
  • Tránh để da tiếp xúc với các bề mặt bám bụi bẩn, kể cả khẩu trang vải, khăn choàng, áo,…
  • Giữ sạch tóc và tránh để tóc bết tiếp xúc với da.
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Nếu bạn cạo lông mặt, hãy dùng nước ấm để làm mềm lông và dùng dao cạo sạch, sắc.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Hạn chế trang điểm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

[inline_article id=299283]

Để làm thuyên giảm hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì; bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc da cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, khi có dấu hiệu bất thường trên da, bạn hãy đến gặp các bác sĩ tư vấn để kịp thời điều trị nhé! Hy vọng nội dung trên đã giải thích phần nào về nguyên nhân và hiện tượng gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 10 cách khắc phục tự nhiên tại nhà

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là gì? Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Tất cả đều là những thắc mắc chung và mối lo lắng của chị em khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Trong bài viết, bạn sẽ hiểu như thế nào là kinh nguyệt không đều; và có thông tin về những phương pháp hoàn toàn tự nhiên để điều hòa lại kinh nguyệt của mình.

1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo chu kỳ mỗi tháng. Nó biểu hiện bằng thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ngắn hoặc dài hơn hoặc có sự khác thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

Như chị em cũng biết, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Và khoảng thời gian trung bình này thường là 28 ngày, có chị em ngắn hoặc dài hơn 3 – 5 ngày.

[key-takeaways title=””]

Nói một cách ngắn gọn, một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu nó diễn ra đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tuy vậy, bạn không chỉ dựa vào ngày để xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường hay không; bạn cần theo dõi các dấu hiệu liên quan đến màu sắc máu kinh; tần suất ra kinh; thời gian hành kinh và mùi của khí hư nữa.

[/key-takeaways]

Sau đây, chị em sẽ biết phải làm sao nếu kinh nguyệt không đều; hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của thuốc.

2. Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.1 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập Yoga

Tập yoga là cách điều trị kinh nguyệt không đều vô cùng hiệu quả, và một nghiên cứu của NCBI năm 2013 đã chứng minh điều này. Cụ thể trong nghiên cứu có 126 người tham gia, họ thực hiện các bài tập yoga từ 35 – 40 phút với tần suất 5 ngày/tuần. Kết quả sau 6 tháng cho thấy họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. 

2.2 Duy trì cân nặng phù hợp để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn hãy duy trì, kiểm soát cân nặng

Tạp chí sức khỏe tim mạch BSC có thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa những thừa cân và tình trạng kinh nguyệt không đều. Kết quả là 32% phụ nữ thừa cân và có mỡ bụng thường gặp chu kỳ kinh nguyệt không đều nhiều hơn so với nhóm còn lại.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Câu trả lời là chị em nên ưu tiên kiểm soát cân nặng của mình hợp lý hơn. Mặc dù chưa làm được; nhưng chị em nên cố gắng thực hiện. Tương đối đơn giản như kiểm soát bữa ăn, tập thể dục tại nhà, ngủ đủ giấc. Và nếu tạo được thói quen này, mức độ stress cũng sẽ giảm dần, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều lợi ích đến với cơ thể chị em.

2.3 Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Tập thể dục không chỉ giúp chị em duy trì cân nặng mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ NCBI, năm 2020, cho thấy tập thể dục là cách điều trị hiệu quả kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang, cải thiện nồng độ insulin trong máu. Từ đây sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được đều đặn hơn.

Xây dựng thói quen tập thể dục là cách giúp chị em có lối sống lành mạnh và linh hoạt hơn.

2.4 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao? Thì nhiều chị em chọn sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của trà gừng đối với kinh nguyệt của Thư viện y học trực tuyến Wiley tại Hoa Kỳ, thực hiện dựa trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh là thật sự hiệu quả.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

2.5 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Thông tin từ tổ chức AJOG năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

>>> Không nên bỏ qua: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

2.6 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung vitamin cho cơ thể

Bổ sung vitamin B và D
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung Vitamin D, B

Hai nhóm Vitamin chính là Vitamin D và Vitamin B.

Vitamin D mang đến cho chị em nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng lo âu. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Chị em có thể ăn một số thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung cho cơ thể như sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt,.. Hoặc tự nhiên hơn là từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của phụ nữ. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

2.7 Kinh nguyệt không đều phải uống gì và làm sao? Chị em nên dùng thử giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt. Giấm táo còn giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Kết quả nghiên cứu của tạp chí y khóa Tohoku J-Stage được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong. Nếu bạn đang hoặc có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng.

>>> Bạn đã biết: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất?

2.8 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

>>> Chị em nên đọc thêm: Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhanh hơn không?

2.9 Giảm căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone Cortisol. Theo tiến sĩ Kolikonda đã nhận định trên kênh thông tin sức khỏe Cleveland Clinic: “Mức độ chịu đựng mức độ stress sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cortisol có thể khiến bạn bị chậm kinh nguyệt hoặc là không có kinh nguyệt trong thời gian dài, nếu bạn bị stress liên tục.”

Bác sĩ khuyên rằng, để cải thiện nồng độ Cortisol, cũng như hạn chế tối đa tình trạng stress, các bạn nên thường xuyên tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng tốt, cười nhiều hơn và tập thiền.

2.10 Thiền

thiền
Không biết phải làm sao khi kinh nguyệt không đều? Tập thói quen thiền bạn nhé!

Tương tự với Yoga, thiền là việc chị em dành thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về bản thân. Thiền không tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng là cách hiệu quả để giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy là một cách gián tiếp, nhưng vô cùng hiệu quả.

[key-takeaways title=”Các bước giúp bạn tập thiền”]

  • Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi.
  • Ngồi thẳng, hai tay thả lỏng và đặt tay lên đầu gối.
  • Hít vào và thở ra sâu.
  • Tập trung vào âm thanh của hơi thở.
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh.
  • Thừa nhận những suy nghĩ khi chúng diễn ra trong tâm trí nhưng sau đó để chúng đi

Lúc đầu, bạn hãy thử thiền chỉ trong vài phút và tăng thời gian lên một phút mỗi ngày.

[/key-takeaways]

2.11 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cân nhắc sử dụng nghệ

Nghệ là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho một loạt các tình trạng sức khỏe; bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, khả năng điều hòa kinh nguyệt của nó vẫn chưa được các nghiên cứu chứng minh.

Lợi ích chính của nghệ mà các nhà khoa học đã tìm ra là khả năng giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin; một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong nghệ, có tác dụng chống viêm. Theo đó, nó có khả năng xoa dịu các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt.

3. Kinh nguyệt không đều, khi nào cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao mới gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng; đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc; hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên đã giúp chị em trả lời được phần nào thắc mắc “kinh nguyệt không đều phải làm sao” trong suy nghĩ của mình nữa. Nhớ thêm điều này, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài chị em rất cần thiết đến gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Biến chủng BA.5 nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay biến chủng BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hơn các biến thể cũ hiện đang tồn tại.

1. Biến chủng BA.5 là gì?

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-Cov-2 đã có nhiều đột biến. Gần đây và cũng là biến chủng mới nhất của covid là Omicron. Đặc biệt nguy hiểm khi chủng Omicron này đã trở nên ưu thế và đã có nhiều đột biến và hình thành thêm biến chủng phụ; trong đó có BA.4 và BA.5.

Biến chủng covid mới BA.4 và BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi, tháng 01/2022. Sau đó chúng bắt đầu lây lan sang các quốc gia lân cận trên Thế Giới và gần đây là Việt Nam. Biến thể phụ BA.5 đã có những sự thay đổi trong protein của chúng với tên gọi là L452R và F486V, sự thay đổi này giúp chúng tăng khả năng bám dính vào tế bào vật chủ; và tự điều chỉnh trung hòa với hệ miễn dịch.

2. Mức độ nguy hiểm của biến chủng mới BA.5

"Mức

Sự nguy hiểm của biến chủng này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh; khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 trước đó.

Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu từ GISAID cho thấy, việc các biến thể virus và số ca mắc bệnh đang tăng mạnh trên diện rộng toàn cầu. Đặc biệt, tại Nam Phi, biến chủng BA.4 tăng từ 1% lên 35%, biến chủng BA.5 hiện tại là 20% kể từ đầu tháng 01/2022.

Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 tuy không bằng chủng Delta; nhưng chúng có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng đã từng mắc chủng Omicron và những biến chủng trước đó. 

Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác. Các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.

>>> Bạn có biết: Bệnh đậu mùa khỉ: Cơn đại dịch tiếp theo sau COVID-19?

3. Triệu chứng do các biến chủng BA.4 và BA.5 gây ra

Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là:

  • Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.
  • Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.
  • Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp; tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống.

>>> Bạn nên đọc thêm: Các nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19, bạn có nằm trong số đó?

4. Hiệu quả của vắc xin trong phòng chống biến chủng mới

Hiệu quả của vắc xin trong phòng chống biến chủng mới

Nghiên cứu gần đây do tạp chí y khoa NEJM công bố cho thấy hiệu quả bảo vệ đạt được sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, cụ thể là:

  • Hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 là 45%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi các triệu chứng của Covid-19 là 55%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 68%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 62%.
  • Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 74%.

Bên cạnh đó, họ cũng lưu ý rằng, đối với biến chủng của Omicron là BA.4 và BA.5 đã phát triển nhanh và mạnh đến mức có thể trung hòa và né tránh kháng thể của vắc xin. Dù vậy, vắc xin vẫn thể hiện được vai trò giảm nhẹ các triệu chứng khi chúng ta nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, cách bảo vệ bản thân an toàn nhất hiện tại là đi tiêm vắc xin khi được nhà nước chỉ định. Đặc biệt là nhóm người cao tuổi, có bệnh nền.

Các loại vắc xin khẩn cấp do tổ chức y tế thế giới WHO đề xuất sử dụng, bao gồm:

  • Covovax(Novavax formulation).
  • Novavax Nuvaxovid.
  • Moderna Spikevax.
  • Pfizer/BioNTech Comirnaty.
  • CanSino Convidecia.
  • Janssen (Johnson & Johnson) Ad26.COV2.S.
  • AstraZeneca Vaxzevria.
  • Covishield (Oxford/ AstraZeneca formulation).
  • Bharat Biotech Covaxin.
  • Sinopharm (Beijing) Covilo.
  • Sinovac CoronaVac.

5. Cách phòng ngừa mắc bệnh covid cũng như các biến chủng mới

Cách phòng ngừa mắc bệnh covid cũng như các biến chủng mới

Tương tự như khẩu hiệu 5K đã được áp dụng tại Việt Nam, song song đó tổ chức CDC khuyến nghị người dân toàn cầu khẩn cấp thực hiện những nguyên tắc sau để bảo vệ bản thân trước biến chủng BA.5.

  • Tiêm vắc xin ngừa COVID-19; bao gồm cả tiêm lần đầu và tiêm các mũi nhắc lại.
  • Đeo khẩu trang.
  • Hạn chế tụ tập đông người.
  • Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây lan cho người khác.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Che miệng, mũi khi hắt hơi và ho.
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc.
  • Theo dõi sức khỏe hàng ngày và bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, và sinh dưỡng.
  • Hạn chế di chuyển giữa các nước; trong trường hợp phải di chuyển cần thực hiện khai báo y tế..
  • Tuân thủ các quy định phòng chống dịch của nhà nước; và địa phương nơi bạn sinh sống.

Bên cạnh đó cần loại bỏ những tâm lý chủ quan như:

  • Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin: chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
  • Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau. 
  • Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn nhưng vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng trước khi công bố toàn cầu.

Tóm lại, biến thể phụ BA.4 và BA.5 đang có tốc độ lây lan chóng mặt với diễn biến phức tạp. Để bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người; bạn hãy thực hiện các quy định phòng tránh dịch bệnh như chỉ thị 5K; tiêm phòng theo đúng lịch; và hạn chế di chuyển hoặc tiếp xúc quá đông người.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Có nên hay không?

Chắc hẳn trong số chúng ta, trước khi đi tới quyết định kết hôn với bạn tình, chúng ta ít nhiều có những nỗi lo, trong đó có tài chính, tôn giáo, sự hòa thuận và sự hòa hợp giữa hai người trong đời sống tình dục. Vậy quan hệ tình dục trước hôn nhân theo định nghĩa là gì?

1. Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân là việc quan hệ tình dục của những cặp tình nhân trước khi kết hôn. Về mặt lịch sử, quan hệ tình dục trước hôn nhân là một vấn đề đạo đức bị cho là cấm kị tại nhiều nền văn hóa và bị coi tội lỗi theo các nền tôn giáo lớn.

Ngày nay, có sự khác biệt giữa pháp luật các nước về vấn đề này; kể từ cuộc Cách mạng tình dục những năm 1960 – 1970 (Sex revolution), vấn đề này đã trở nên phổ biến ở phương Tây; trong khi ở các nước Hồi giáo thì coi đây là hành vi phạm tội theo giới luật của đạo Hồi.

2. Ảnh hưởng của quan hệ tình dục đối với hôn nhân

Ảnh hưởng của quan hệ tình dục đối với hôn nhân là gì
Ảnh hưởng của quan hệ tình dục đối với hôn nhân là gì

Vậy quan hệ tình dục trước hôn nhân nên hay không? Theo kết quả nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) thực hiện dựa trên 2035 người đã kết hôn, đồng ý tham gia đánh giá tình trạng hôn nhân của họ, kết quả cho thấy:

  • Chất lượng đời sống tình dục cao hơn 15% so với những người từng quan hệ tình dục trước hôn nhân.
  • Mức độ ổn định của mối quan hệ là cao hơn 22%.
  • Mức độ hài lòng với các mối quan hệ của họ cao hơn 20%.

Và để khách quan hơn, hãy cùng Marrybaby điểm qua 10 lợi ích và 10 rủi ro khi quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì nhé!

2.1 Lợi ích của việc quan hệ trước hôn nhân

Quan hệ trước hôn nhân giúp bạn khám phá xu hướng tính dục của bản thân (có lẽ bạn thích quan hệ đồng giới nhưng chưa dám thừa nhận cho đến khi bạn thấy việc quan hệ khác giới không thực sự khiến bạn thỏa mãn).

Hơn nữa, bạn sẽ trau dồi trải nghiệm và kỹ năng quan hệ tình dục của mình. Kỹ năng thật ra là sự thấu hiểu bản thân và nhu cầu trong việc đạt khoái cảm của bạn. Việc giao tiếp được những gì bạn mong muốn sẽ giúp cả hai vô cùng thăng hoa.

Quan hệ tình dục trước hôn nhân có lợi ích là gì? Một trong những điểm quan trọng nhất đó là bạn sẽ hiểu đối tác của mình có phải là người đồng hành lâu dài được không. Chúng ta vẫn hay lầm tưởng “hợp” là một yếu tố tự nhiên và sẽ tìm được liền; nhưng thực chất, “hợp” cần được hiểu là một người chịu cùng bạn khám phá sở thích, tư thế quan hệ yêu thích và chịu làm mới, hâm nóng tình cảm.

Cuối cùng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của quan hệ tình dục đối với sức khỏe. Vậy quan hệ tình dục trước hôn nhân có lợi ích là gì với sức khỏe? Cả hai bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng; hạnh phúc hơn; và có một mối quan hệ bền chặt. Có lẽ nhờ những hormone tiết ra trong quá trình quan hệ khiến bạn và người yêu được tận hưởng cảm giác trọn vẹn, nóng bỏng.

Lợi ích của việc quan hệ trước hôn nhân
Quan hệ tình dục trước hôn nhân tốt hay xấu?

2.2 Quan hệ tình dục trước hôn nhân có rủi ro là gì?

Tuy bạn đã biết quan hệ tình dục trước hôn nhân mang lại lợi ích là gì rồi; bạn cũng cần hiểu những rủi ro của lựa chọn này để có một quyết định tốt nhất. Một số rủi ro có thể kể đến như:

  • Giảm hấp dẫn với bạn tình.
  • Mang thai ngoài ý muốn.
  • Nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STDs).
  • Bạn khó nhìn rõ các vấn đề khác của đời sống hôn nhân.
  • Sợ tan vỡ chuyện tình cảm sau khi quan hệ.
  • Nguy cơ trở thành cha mẹ đơn thân.
  • Vi phạm niềm tin đối với tôn giáo.
  • Cảm thấy bản thân thiếu chín chắn.
  • Cảm thấy tội lỗi.
  • Bạn tình kém hiểu biết dẫn đến sự đổ vỡ.

3. Nghiên cứu nói gì quan hệ tình dục trước hôn nhân?

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Xác suất Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NCHS), năm 2017,  88,8% phụ nữ 15-44 tuổi; và 89,9% nam giới 20-44 tuổi có thực hiện quan hệ tình dục trước khi họ kết hôn.

Trước đó, năm 2015, NCHS có một nghiên cứu trên nhóm đối tượng là những cặp đôi đồng ý sống thử trước hôn nhân, một khía cạnh bao gồm cả việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có đến 67% các cặp vợ chồng đã sống cùng nhau trước khi kết hôn.

4. Cách quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì?

Quan hệ tình dục an toàn là khái niệm chỉ hình thức giao hợp không làm lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và không mang thai ngoài ý muốn. Điều này có nghĩa là trong quá trình quan hệ, bạn không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, dịch tiết hoặc máu từ bộ phận sinh dục của đối phương.

4.1 Nói chuyện với đối phương

Câu hỏi quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì? Câu trả lời đầu tiên chính là giao tiếp và làm rõ với bạn tình trước khi gần gũi. Cả hai nên nói rõ với nhau về lịch sử bệnh trạng (nếu có), hoặc đã từng sử dụng chất kích thích (nếu có). Điều này giúp cả hai hiểu nhau trước khi thực hiện quan hệ.

>>> Bạn nên đọc thêm: Cách làm cho bạn gái tăng ham muốn

4.2 Luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ

Bao cao su có vai trò màn chắn. Ngăn không cho tinh trùng tiết ra tiếp xúc vào âm đạo tránh việc thụ thai. Đây được xem cách quan hệ và tránh thai an toàn được nhiều cặp đôi lựa chọn.

4.3 Cách quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì? Chính là không giao hợp âm đạo

Hai người chỉ âu yếm, vuốt ve, tạo cho nhau khoái cảm tình dục và tất nhiên không cho dương vật đi vào âm đạo. Đây được xem là phương pháp quan hệ an toàn và tránh thai tự nhiên, hoàn toàn vô hại đối với cả nam và nữ. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng biện pháp này để bảo vệ mình và bạn tình.

>>> Bạn có biết: Cách hôn ngực phụ nữ thích là gì không? 

4.4 Quan hệ bằng miệng

Cách quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì? Quan hệ bằng miệng

Cách quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì? Chính là quan hệ bằng miệng, giúp cả hai đạt được khoái cảm và cũng là biện pháp tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi quan hệ bằng miệng; cả hai bạn nên biết thêm về quan hệ tình dục bằng miệng đúng cách.

4.5 Tính ngày quan hệ an toàn

Cách tính ngày quan hệ an toàn là một trong những phương pháp tránh thai khá phổ biến với các cặp đôi chưa muốn trở thành “ông bố bà mẹ” quá sớm. Tuy nghe có vẻ đơn giản; nhưng cách tính ngày an toàn trong quan hệ này cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng; đặc biệt là tìm hiểu thật kỹ phương pháp và thực hiện đúng cách (Xem chi tiết cách tính ngày quan hệ an toàn)

4.6 Hạn chế số lượng bạn tình

Nhiều người trước khi kết hôn thường có tư tưởng rất thoải mái trong chuyện quan hệ tình dục. Đôi khi còn quan hệ cùng lúc với nhiều đối tác. Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục nghiêm trọng.

Theo Hội sức khỏe tình dục ASHA khuyến cáo rằng, chỉ khi có sự đồng ý và không gây hại cho ai thì bạn được quyền quan hệ. Nhưng họ lưu ý rằng, ngoài thỏa mãn nhu cầu tình dục, bạn cần có trách nhiệm và sự hiểu biết về bản thân và cả bạn tình hoặc lịch sử quan hệ tình dục của cả hai để đảm đảm an toàn.

4.7 Cách quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân là gì? Không lạm dụng chất kích thích

Sử dụng rượu bia và chất kích thích có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó gây mất kiểm soát nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Đặc biệt là trước hôn nhân vì khi xảy ra hậu quả thì sẽ khó giải quyết hơn.

Một số tác hại bạn ít ngờ tới khi dùng chất kích thích và quan hệ theo ADF công bố:

  • Nguy cơ trầm cảm, loạn thần.
  • Nghiện.
  • Nguy cơ sử dụng quá liều do mất kiểm soát.
  • Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh lây qua đường tình dục vì quan hệ không an toàn.

5. Quan hệ tình dục trước hôn nhân nên hay không?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân nên hay không?
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Cả hai bạn cần nói chuyện và làm rõ với nhau

Thiết nghĩ, mỗi vấn đề luôn tồn tại hai mặt. Như đã đề cập ở trên, bạn đã nhận diện được tác hại và lợi ích của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì. Và hơn lúc nào hết, MarryBaby hy vọng các bạn hãy chọn quan hệ an toàn kết hợp cùng giáo dục giới tính. Là quyết định hợp lý của bạn.

Trên blog Wait But Why, tác giả Tim Urban từng so sánh chuyện yêu đương với một chiếc ghế. Ông viết, nếu bạn biết bạn sẽ phải ngồi một chiếc ghế rất lâu; tốt nhất là nên chọn chiếc ghế khiến bạn thoải mái nhất có thể.

Cái danh sách tiêu chí mà chúng ta chọn người yêu, dài thượt, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm bên dưới là tương tác giữa hai người, là lực hút giới tính, là sự hòa hợp khi ở trên giường. Vì đó là những tiêu chí vô hình và kín đáo, nó dễ bị coi nhẹ. 

Có thể nói, chỉ khi muốn gắn bó với ai đó lâu dài, bạn mới nhận ra sự hấp dẫn của tình dục. Nói tóm lại, lựa chọn quan hệ tình dục dù trước hay sau hôn nhân là gì đều thuộc về bạn. Một cá nhân tự do, sống ở một thế kỷ hiện đại và nhiều sự hiểu biết hơn bao giờ hết.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Thế nào là quan hệ tình dục an toàn? Điều cặp đôi cần biết!

1. Thế nào là quan hệ tình dục an toàn?

Quan hệ tình dục an toàn là khái niệm chỉ hình thức giao hợp không làm lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và không mang thai ngoài ý muốn. Điều này có nghĩa là trong quá trình quan hệ, bạn không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, dịch tiết hoặc máu từ bộ phận sinh dục của đối phương.

Ngược lại, quan hệ tình dục không an toàn là gì? Đây là hành vi giao hợp làm lây lan các bệnh lây qua đường tình dục hoặc làm người nữ có thai ngoài ý muốn. Điều này thường xảy ra do cả hai không sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc không áp dụng những nguyên tắc an toàn khi quan hệ.

2. Quan hệ tình dục an toàn có giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm không?

Quan hệ tình dục an toàn có giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm không?

Quan hệ tình dục an toàn giúp giảm khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên khả năng bảo vệ còn tùy thuộc vào cơ chế hoạt động và cách sử dụng của từng phương pháp.

Trong nghiên cứu của CDC tại Hoa kỳ năm 2021, họ đánh giá là không có phương pháp nào hiệu quả 100% để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên, họ cho rằng cách đảm bảo nhất vẫn là kiêng quan hệ qua đường âm đạo, sử dụng bao cao suquan hệ bằng miệng.

CDC khuyến nghị tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13-64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Giống với việc khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe bản thân.

3. Biết cách quan hệ an toàn là bảo vệ chính bạn

3.1 Giao tiếp với bạn tình 

Trao đổi thông tin về thói quen và các thông tin liên quan đến tình dục với bạn tình là cách an toàn trước khi quan hệ tình dục. Cả hai nên nói rõ với nhau về lịch sử bệnh trạng (nếu có), hoặc đã từng sử dụng chất kích thích (nếu có). Điều này giúp cả hai hiểu nhau trước khi thực hiện quan hệ.

3.2 Luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ

Luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ

Bao cao su có vai trò màn chắn. Ngăn không cho tinh trùng tiết ra tiếp xúc vào âm đạo tránh việc thụ thai. Đây được xem cách quan hệ và tránh thai an toàn được nhiều cặp đôi lựa chọn.

Đánh giá của NHS về hiệu quả khi sử dụng bao cao su để tránh có thai và bảo vệ sức khỏe cả hai khi quan hệ tình dục là 98%. Có nghĩa cứ 100 người thì có 2 người mang thai trong suốt một năm họ dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.

3.3 Không giao hợp âm đạo

Hai người chỉ âu yếm, vuốt ve, tạo cho nhau khoái cảm tình dục và tất nhiên không cho dương vật đi vào âm đạo. Đây được xem là phương pháp giao hợp an toàn và tránh thai tự nhiên; hoàn toàn vô hại đối với cả nam và nữ. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng biện pháp này để bảo vệ mình và bạn tình.

Phương pháp này đòi hỏi cả hai phải thực sự tỉnh táo và có khả năng kiềm chế cao. Bản thân phải biết tự kiểm soát. Cũng như khi xuất tinh sẽ không được để tinh trùng dính vào âm đạo (kể cả bên ngoài). Các cặp đôi có biết rằng quan hệ bằng miệng là cách vừa sướng vừa an toàn không?

3.4 Hạn chế số lượng bạn tình

Nhiều bạn tình được định nghĩa là bạn “có hơn một mối quan hệ thân mật trong cùng một lúc”.

Tuy không khuyến khích bạn có một hay hai hoặc nhiều bạn tình cùng lúc; nhưng đó là lựa chọn của bạn. Theo Hội sức khỏe tình dục ASHA khuyến cáo: chỉ cần có sự đồng ý và không gây hại cho ai thì bạn được quyền quan hệ. Nhưng họ lưu ý rằng, ngoài thỏa mãn nhu cầu tình dục; bạn cần có trách nhiệm và sự hiểu biết về bản thân và cả bạn tình hoặc lịch sử quan hệ tình dục của cả hai để đảm bảo an toàn.

Nghiên cứu từ Khoa sức khỏe Đại học Harvard thấy rằng; những đối tượng có trên 10 bạn tình trong đời có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người ít bạn tình hơn; không hẳn là do quan hệ tình dục. Phần nhiều là do những người có nhiều bạn tình sẽ có thói quen nghiện rượu, nghiện hút thuốc và từ đây làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

3.5 Tính ngày quan hệ an toàn

Tính ngày quan hệ

Cách tính ngày an toàn để tránh thai và an toàn là một trong những phương pháp tránh thai khá phổ biến với các cặp đôi chưa muốn trở thành “ông bố bà mẹ” quá sớm, tuy nhiên phương pháp tránh thai này có độ an toàn không cao.

Tuy nghe có vẻ đơn giản; nhưng cách tính ngày an toàn trong quan hệ này cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng; đặc biệt là tìm hiểu thật kỹ phương pháp và thực hiện đúng cách (Xem chi tiết về cách tính ngày quan hệ)

3.6 Không quan hệ khi đang sử dụng chất kích thích

Tại sao nhiều người thích sử dụng chất kích thích trước khi quan hệ tình dục? Vì điều đó giúp tăng khoái cảm, kéo dài thời gian, cảm thấy tự tin và thỏa mãn hơn. Nhưng một số tác hại bạn ít ngờ tới, theo ADF công bố:

  • Nguy cơ trầm cảm, loạn thần.
  • Nghiện.
  • Nguy cơ sử dụng quá liều do mất kiểm soát.
  • Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tình dục vì quan hệ không an toàn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao đàn ông thích quan hệ khi say?

3.7 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Có nhiều loại bệnh lây lan qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết. Vì thế bạn nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm để yên tâm hơn khi quan hệ tình dục nhé.

Một số cách quan hệ an toàn khác:

4. Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính

Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính

Cha mẹ; thầy cô và cộng đồng nên thực hiện giáo dục giới tính sớm cho trẻ em; nhất là các trẻ ở tuổi vị thành niên. Có kiến thức sớm về quan hệ tình dục; và giáo dục giới tính sẽ giúp thanh thiếu niên có được nguồn thông tin chính xác; giúp tự bảo vệ mình, tránh nguy cơ mắc STDs và mang thai ngoài ý muốn.

Nghiên cứu của tổ chức Unesco năm 2018 cho thấy: việc giáo dục giới tính giúp cho mọi người đáp ứng tốt về văn hóa và cách hòa nhập với xã hội; đặc biệt là trẻ em sẽ phát triển tốt các kỹ năng mềm và sự thấu hiểu nhiều hơn.

Giáo dục giới tính sẽ thực sự hiệu quả khi:

>>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ đồng giới an toàn cho nữ

5. Phải làm gì nếu lỡ quan hệ tình dục không an toàn?

Nếu bạn và bạn tình đã quan hệ với nhau; và gặp vài sự cố không mong muốn do bao cao su bị hỏng, tuột bao cao su hay bất cứ lý do gì khiến bạn lo lắng vì đã quan hệ không an toàn, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Cân nhắc việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp (trong vòng 72 giờ là tốt nhất)
  • Tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo; vì có khả năng gây ra nhiễm trùng vì làm mất sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn có lợi cho âm đạo
  • Đến gặp bác sĩ để kiểm tra về sức khỏe tình dục

Việc tìm hiểu và bổ sung kiến thức về cách quan hệ tình dục an toàn tránh không bị viêm nhiễm là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục vừa giúp ngừa thai hiệu quả vừa bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và đối tác.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?

Đã bao giờ bạn gặp hiện tượng ra máu cục khi hành kinh chưa? Liệu bạn có đang lo lắng rằng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

1. Ra nhiều cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Ra nhiều cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt là do quá trình đông máu xảy ra; và làm thay đổi máu từ dạng lỏng dần chuyển sang dạng rắn. Máu đông thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt; đây được xem là hiện tượng hết sức bình thường.

Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ rất nhiều, có ngày lại ngược lại.  Theo Bác sĩ Sandhya Pruthi – Bệnh viện MayoClinic cho rằng; tình trạng ra nhiều máu kinh vón và đông cục thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường.

Bác sĩ lưu ý thêm, nếu tình trạng kéo dài hơn 10 ngày; chị em cần đến phòng khám phụ khoa để gặp bác sĩ và kiểm tra.

2. Nguyên nhân khiến máu kinh nguyệt bị vón cục

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không
Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? Nguyên nhân là gì?

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? Nguyên nhân do đâu? Chị em nên biết rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên cục máu đông trong những ngày hành kinh, điển hình trong đó là:

2.1 Bị tắc nghẽn tử cung

Khi thành tử cung bị áp lực vì một yếu tố nào đó sẽ khiến cho lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn và xuất hiện cục máu đông. Cũng chính những áp lực này có thể cản trở khả năng co bóp tử cung nên nó co bóp không đúng cách; và khiến cho máu chảy ra nhiều rồi bị đông cục lại trong khoang tử cung.

Nguyên nhân khiến tử cung bị tắc nghẽn chủ yếu là: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh Adenomyosis, Polyp buồng tử cung,…

2.2 Mất cân bằng hormone

Bác sĩ Danielle Wehn – Cleveland Clinic cho rằng cục máu đông xảy ra là do mất cân bằng nội tiết tố. Sự cân bằng nội tiết tố progesterone và estrogen chính là những yếu tố giúp cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên đúng cách. Khi một trong hai yếu tố này quá ít hoặc quá nhiều sẽ dễ làm cho máu kinh chảy nặng hơn.

Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố thường do: mãn kinh, tiền mãn kinh, giảm hoặc tăng cân quá nhiều,… Tình trạng này làm xuất hiện triệu chứng chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều và máu kinh dễ bị vón cục.

>>> Bạn xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

2.3 Sảy thai khiến kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông

Có nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị sảy thai; thậm chí có những trường hợp bị sảy thai trước khi người phụ nữ biết là mình có thai. Nếu sảy thai diễn ra sớm rất dễ gây chảy máu nặng, bụng bị đau và có cục máu đông chảy ra ngoài âm đạo.

3. Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không
Giải đáp “Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?”

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? Câu trả lời là KHÔNG nếu máu bị vón cục nhỏ, không lớn hơn 2,5cm; và chỉ thỉnh thoảng mới có. Không giống như cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, bản thân cục máu đông của kinh nguyệt không nguy hiểm.

Hơn nữa, máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường chảy ra nhiều trong những ngày đầu của kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Thiếu máu (dễ bị bầm tím).
  • Cục máu đông ngày càng to.
  • Đau dữ dội hơn bình thường.
  • Bạn bị xanh xao do thiếu máu.
  • Bạn thường hay ra máu âm đạo dù kỳ kinh chưa đến.
  • Thường xuyên xuất hiện tình trạng máu kinh vón cục ra nhiều.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng.
  • Chu kỳ đèn đỏ gây khó khăn cho bạn, như đi làm hay tham gia các hoạt động xã hội.

Lượng máu kinh ra nhiều ở phụ nữ trẻ thường do sự mất cân bằng hormone tạm thời. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng này sẽ dần ổn định.

>>> Bạn xem thêm: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

4. Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông

Khi chị em phụ nữ gặp phải tình trạng máu kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông và kéo dài trong hơn 10 ngày; tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng khác như:

  • Thiếu máu, không đủ khả năng tạo hồng cầu.
  • Đau bụng, đau ngực, mệt mỏi và xanh xao.

Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là một dấu hiệu bất thường; hãy đi thăm khám bác sĩ. Vì nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý; thì tùy từng loại bệnh mà có những phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để hạn chế tình trạng trở nên nặng hơn:

  • Uống nhiều nước lọc.
  • Ngủ đủ giấc là rất cần thiết.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Tham gia hoạt động thể dục thể thao.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, ổn định.
  • Sử dụng bổ sung thuốc cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, giàu vitamin, đặc biệt là bổ sung chất sắt. Đồng thời, bạn nên tránh dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.

[inline_article id=300376]

5. Chăm sóc bản thân khi kinh nguyệt ra nhiều máu

Chăm sóc bản thân khi kinh nguyệt ra nhiều máu
Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? – Chị em phụ nữ hãy ưu tiên chăm sóc bản thân những ngày này nhé

Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông đôi khi khiến cho bạn gặp khó khăn trong những hoạt động hàng ngày. Những mẹo sau đây có thể sẽ hữu ích:

  • Mặc quần áo màu tối, màu đậm (đen, nâu,..).
  • Dùng loại băng vệ sinh và miếng lót vào những ngày máu ra nhiều.
  • Lót khăn trên giường ngủ vào ban đêm để hạn chế thấm máu lên giường.
  • Ghi chú lại những nơi có nhà vệ sinh công cộng, phòng trường hợp khẩn cấp.
  • Luôn chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết (một chiếc quần dự phòng, băng vệ sinh,..).
  • Cuối cùng là giữ sức khỏe với chế độ ăn uống lành mạnh như: uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu sắt,.. Chị em có thể tham khảo top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt hết nhanh hơn.

>> Bạn xem thêm: “Tự sướng” có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

[inline_article id=308624]

Nói tóm lại, vậy chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không? Câu trả lời là hoàn toàn không sao. Và điều chị em phụ nữ cần nhớ chính là theo dõi tần suất, lượng máu ra nhiều hay không; cục máu đông có tăng dần kích thước hay không; và hãy ưu tiên chăm sóc sức khỏe trong những ngày này nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có nguy hiểm không?

Về mặt y khoa, thuật ngữ chuyên môn của bác sĩ thường gọi tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông và không hẳn là nhìn như bào thai.

Theo nghiên cứu từ American Society of Hematology (ASH – Hoa kỳ) cho biết; tình trạng kinh nguyệt ra máu đông hay kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng đến 90% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt; và 70% phụ nữ đang dùng thuốc chống đông máu.

1. Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?
Vì sao kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

1.1 Tình trạng kinh nguyệt có cục máu đông bình thường

Kinh nguyệt có cục máu đông là do quá trình đông máu xảy ra; và làm thay đổi máu từ dạng lỏng dần chuyển sang dạng rắn.

Theo Bác sĩ Sandhya Pruthi – Bệnh viện MayoClinic cho biết; tình trạng máu kinh vón cục thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường. Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ ra nhiều; và có ngày lại ngược lại.

1.2 Kinh nguyệt có cục máu đông liên quan đến bệnh lý

Mặc dù tình trạng cục máu đông trong kinh nguyệt là hiện tượng khá bình thường. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý như:

  • Polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Tử cung bị tắc nghẽn; không co bóp như bình thường nên không thể đẩy máu kinh ra ngoài nhanh chóng; dẫn đến máu kinh thoát ra khỏi cơ thể chậm và đông thành cục.
  • Lạc nội mạc tử cung: Mô của niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài; gây ra tình trạng kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc rong kinh; dẫn đến máu dễ tích tụ và tạo thành cục máu đông.
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Ở những người bị u tuyến, niêm mạc tử cung phát triển thành cơ tử cung; làm cho nội mạc tử cung và thành tử cung dày hơn; dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn. Do đó, nhiều khả năng xuất hiện các cục máu đông trong máu kinh.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Điều này dẫn đến tử cung không khỏe và gây ra nhiều vấn đề; trong đó có kinh nguyệt ra máu đông hoặc rong kinh.
  • Sảy thai: Trong quá trình sảy thai, tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà số lượng cục máu đông sẽ được bài tiết ra ngoài như chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hay muộn.

>> Chị em nên đọc thêm: Các loại ung thư cổ tử cung

2. Kinh nguyệt ra cục máu đông có phải là sảy thai không?

Kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai có phải là sảy thai không?
Kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai có phải là sảy thai không?

Sau đây là cách phân biệt điểm giống và khác nhau giữa chu kỳ kinh nguyệt và sảy thai; khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai.

2.1 Điểm giống nhau

Sảy thai là hiện tượng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai); và đôi khi khó phát hiện được vì gần giống với chu kỳ kinh bình thường. Trong một số trường hợp, tình trạng sảy thai có thể xảy ra trước khi các bạn nữ biết có thai vì các biểu hiện sẽ tương tự như có kinh, bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau bụng.
  • Âm đạo bài tiết các cục máu đông…

2.2 Điểm khác nhau

Chị em phụ nữ nên lưu ý khi có những dấu hiệu dưới đây để phân biệt nhé:

  • Chuột rút ở bụng dưới: Khi mất thai, các cơn co thắt mạnh sẽ gây đau ở lưng dưới và xương chậu, cường độ cao hơn và nặng hơn theo thời gian so với đau bụng kinh.
  • Chảy dịch: Điều này thường không xảy ra trong một kỳ kinh.
  • Xuất hiện máu đông: Các cục máu thường lớn bất thường, khá giống bào thai và có màu xám hoặc trắng.
  • Ra máu: Trong quá trình sảy thai, hiện tượng ra máu có thể bắt đầu khá đột ngột và sẽ bắt đầu thuyên giảm sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Giảm buồn nôn và căng tức ngực: Trường hợp bạn bị sảy thai thì một vài dấu hiệu mang thai sớm có thể biến mất đột ngột.
  • Nồng độ hormone thai kỳ thấp: Nếu bạn dùng que thử thai có thể cho kết quả âm tính giả nếu nồng độ hormone thai kỳ không cao, vì thế nhiều người không biết rằng mình đã mang thai.

>> Chị em đã biết 12 cách để nhanh hết kinh nguyệt chưa?

 

3. Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông?

Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?
Cần làm gì khi kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai?

Trường hợp trước đó bạn không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục và nghi ngờ mình có thai. Sau đó tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông nhìn như bào thai xảy ra; lúc này chị em phụ nữ nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

  • Kiểm tra tình trạng tử cung và âm đạo có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hay không?
  • Tình trạng ra máu; nhất là cục máu đông có kiểm soát được chưa?
  • Mô thai đã đào thải ra toàn bộ hay vẫn còn trong tử cung?

>>> Chị em nên xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

Kể từ lúc bắt đầu sảy thai đến khi đào thải mô hoàn toàn ra khỏi cơ thể; có thể sẽ mất gần 2 tuần. Nếu mô vẫn chưa được đào thải ra ngoài, các bác sĩ có thể sử dụng một vài cách sau:

  • Sử dụng thuốc: Một số loại được kê toa như misoprostol (Cytotec), giúp tăng co bóp tử cung và tống mô ra ngoài. Nhưng lưu ý, nếu nhóm máu là Rh âm tính thì cần phải tiêm globulin miễn dịch Rh, giúp ngăn ngừa các biến chứng trong lần mang thai sau này.
  • Hút thai: Dụng cụ hút bằng ống mỏng sẽ được đưa vào tử cũng để hút toàn bộ mô thai ra ngoài. Phương pháp này có sử dụng gây tê cục bộ.
  • Nạo thai: Cổ tử cung sẽ được làm giãn và sử dụng công cụ nạo để nạo nội mạc tử cung. Phương pháp này sử dụng gây tê vùng hoặc toàn thân.

Chị em lưu ý, những vấn đề liên quan đến sảy thai, thì rất cần thiết đến gặp bác sĩ cũng như hạn chế tự tìm đến bác sĩ Google và tự cho phép bản thân chẩn đoán bệnh trạng nhé!

4. Kinh nguyệt ra máu đông – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

 

Khi nào nên gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai khi nào nên gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, nếu bạn lo lắng về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông hoặc hiểu là nhìn như bào thai, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Hoặc cụ thể là một số tình trạng dưới đây:

  • Máu kinh ra nhiều hơn và bạn phải thay băng vệ sinh chỉ sau 1-2 giờ.
  • Máu kinh nguyệt kéo dài 8 – 10 ngày.
  • Cục máu đông chiếm hơn một phần tư máu kinh dạng lỏng.
  • Cục máu đông xuất hiện ngày càng nhiều, hoặc to dần.
  • Triệu chứng đau bụng đi cùng với buồn nôn.
  • Trường hợp chị em phụ nữ đang mang thai và bị chảy máu hoặc có cục máu đông.

5. Cách giúp bạn có một kỳ kinh nguyệt bình thường và đều đặn

Kinh nguyệt khỏe mạnh và đều đặn là khi vòng kinh luôn lặp đi lặp lại đúng theo chu kỳ từ 28-35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của chị em phụ nữ.

Chị em có thể áp dụng 5 cách sau đây để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh:

  • Khám phụ khoa định kỳ.
  • Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng.
  • Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất là cách giúp kinh nguyệt đều đặn.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục thể thao.

Như đã đề cập ở trên, tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông không hẳn là nhìn như bào thai và có thể là bình thường. Một số ít trường hợp thì có thể liên quan đến bệnh lý hoặc trường hợp ngoài ý muốn khác là do sảy thai.

Cuối cùng, một điều mà MarrBaby muốn làm rõ với bạn là, kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có thể là do cách mô tả của bạn. Nhưng theo góc nhìn của bác sĩ thì đó chỉ là hiện tượng đông máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

7 hoạt động giúp gắn kết gia đình và vun đắp yêu thương

Vậy lúc này bạn cần làm gì để gắn kết tình cảm gia đình? Chuỗi hoạt động gắn kết tình cảm gia đình có ngay trong bài viết.

Thông qua gợi ý từ MarryBaby, bạn có thể tham gia thảo luận và tương tác xoay quanh chủ đề này tại cộng đồng Gia đình của chúng tôi tại đây.

1. Đọc sách cùng con

Đọc sách cùng con

Bạn có biết, trẻ nhỏ khi được vài tháng tuổi, các con chỉ có thể nhìn tranh và nghe giọng nói của bạn cùng với sự di chuyển bàn tay của bạn trên những mẫu chuyện mà bạn đọc cho con. Giọng đọc của bạn sẽ kích thích trí tưởng tượng của con và gia tăng sự hiểu biết, khả năng nhìn nhận của con về thế giới bên ngoài. Cha mẹ cũng có thể dạy cho các con cách kể chuyện.

Cộng đồng Reading Rockets (Mỹ) kết luận rằng, việc đọc sách cùng con là một điều quý giá của cuộc sống. Giúp gắn kết tình cảm gia đình giữa cha mẹ và các con. Quan trọng là xây dựng được một thói quen tốt và lành mạnh cho con khi trưởng thành.

>>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

2. Cả nhà cùng chạy bộ

Cả nhà cùng chạy bộ
Hoạt động gắt kết tình cảm và xây dựng sức khỏe gia đình

Hãy bắt đầu với những thói quen có lợi cho sức khỏe cho bạn và gia đình mà bạn vẫn chưa thực hiện được trong suốt thời gian qua. Hoạt động cả nhà cùng chạy bộ vừa giúp xây dựng sức khỏe gia đình, tiếp thêm động lực lẫn nhau mà còn là cách giúp gắn kết tình cảm gia đình với nhau. 

3. Chụp ảnh gia đình

Chụp ảnh cùng gia đình

Việc chụp ảnh gia đình có thể là cách lưu giữ kỷ niệm và tạo sự được gắn kết các thành viên gia đình lại với nhau. Nhưng không thể phủ nhận kết luận từ hiệp hội tâm lý APS – Association for Psychological Science tại Mỹ cho rằng: “Chúng ta càng chụp nhiều ảnh chúng ta càng ít cho phép bản thân ghi nhớ. Vì đã có máy ảnh”.

Và điều mà các nhà tâm lý muốn chúng ta thực hiện là hãy chú ý đến khoảnh khắc đó nhiều hơn trong khi chụp ảnh, hơn là chỉ chụp ảnh theo thông lệ hoặc không muốn.

4. Gắn kết gia đình chính là ngồi ăn cùng nhau

Gắn kết gia đình chính là ngồi ăn cùng nhau
Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho gia đình là ngồi ăn cùng nhau

Nguyên liệu, thực đơn, tài nấu nướng đã có. Cơ hội gắn kết gia đình chỉ còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các thành viên nữa là đủ. Bên cạnh món ăn, Marry Baby gợi ý thêm cho bạn cách để các thành viên luôn muốn tham gia ăn cùng nhau nhé.

  • Tạo thói quen ăn sáng cùng nhau với những món ăn sáng nhanh gọn đủ chất
  • Bữa ăn có đủ món mặn và tráng miệng
  • Luôn có rau và trái cây trong bữa ăn
  • Người nấu ăn hãy có một thói quen ăn uống lành mạnh để làm gương
  • Tạo điều kiện cho trẻ mời bạn đến nhà ăn cùng
  • Ăn uống là không tranh cãi
  • Và không hối thúc những người ăn sau

5. Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa

Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa
Cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để gắn kết tình cảm gia đình

Dọn nhà không chỉ giúp bạn đánh bay một đống bụi bẩn tích tụ lâu ngày, mà còn giúp bạn hoạt động tay chân, hay phát hiện ra những điều thú vị: nhà mình mua cái này từ khi nào vậy? Mình có cả cái này à?.. Bạn vừa có thể tái cơ cấu lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nhỏ, cũng như hiểu hơn về căn nhà của mình.  Vừa có phát hiện mới, vừa tìm lại những kỷ niệm đôi khi đã bị bỏ quên.

6. Chơi trò chơi để tạo sự gắn kết gia đình

Chơi trò chơi để tạo sự gắn kết gia đình

Thay vì các trò chơi điện tử, bạn có thể chuẩn bị một số trò chơi lành mạnh và có thể cùng chơi với các con. Các lựa chọn cũng rất phong phú, từ đơn giản như ghép Logo, vẽ tranh, ghép tranh đến những trò chơi cần sức mạnh gọi mây đón gió như Thả diều, tìm nơi trú ẩn như Trốn tìm, và hơn 20 trò chơi thú vị khác.

7. Hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời
Đi du lịch – Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lẫn thể chất cho gia đình

Hoạt động cuối cùng, chắc cũng là hoạt động mà các con rất thích nhất. Chính là đến các khu vui chơi và đi du lịch.

Những lợi ích lâu dài khi dành thời gian cùng gia đình:

  • Cải thiện sức khỏe tinh thần
  • Tăng cường sức khỏe thể chất
  • Giúp trẻ có thành tích học tập tốt hơn
  • Giảm nguy cơ trẻ phát triển những hành vi xấu
  • Xây dựng sự tự tin cho các thành viên
  • Biết cách giải quyết mâu thuẫn
  • Cải thiện tâm trạng

Vậy những thói quen không tốt nào làm mất sự gắn kết gia đình?

“Tốt khoe xấu che”. Bạn có còn muốn che khi những điều xấu đang gây hại cho bạn? Ở đây, khi chúng ta đã cùng nhau hướng đến việc gắn kết tình cảm gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc thì việc đối diện và bộc bạch tính xấu là vô cùng cần thiết.

Những thói quen không tốt làm mất sự gắn kết gia đình bao gồm:

  • Thiếu sự giao tiếp
  • Thiếu sự nhường nhịn mỗi khi không đồng quan điểm
  • Không có thói quen đặt câu hỏi cho người thân để thể hiện sự quan tâm
  • Không làm rõ các vấn đề sau khi tranh cãi. Phớt lờ và tích tụ hiểu lầm
  • Không chú ý lắng nghe người thân
  • Ít quan tâm đến cảm xúc của người thân
  • Cuối cùng là ít có thời gian bên nhau

Bạn có thấy phi lý là, chúng ta có thể dành cả ngày trong phòng một mình, ngồi lê đôi mách với bạn bè hàng giờ, mà hiếm khi dành thời gian cho gia đình và người thân. Đôi khi, những điều muốn làm cùng người thân, một lúc nào đó có thể sẽ là quá muộn.

Mong rằng danh sách trên sẽ giúp gia đình bạn thêm gắn kết, lành mạnh và hạnh phúc. Và đừng quên thực hành những gợi ý này và cùng gia đình tạo nên những kỷ niệm khó quên bạn nhé.