Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn và cách chăm sóc sau khi rụng rốn

Vậy khi nào thì cuống rốn của bé sẽ khô và tự rụng? Dấu hiệu bé sắp rụng rốn trông ra sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dấu hiệu bé sắp rụng rốn là như thế nào?

Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh thông thường là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, con số này không cố định ở tất cả các bé. Vì rốn của bé có thể sẽ rụng sớm hoặc trễ hơn.

Dấu hiệu trẻ sắp rụng rốn
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? Thông thường là từ 8 – 15 ngày sau khi sinh, rốn của trẻ sẽ rụng

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn trông như thế nào?

  • Rốn bé bắt đầu rụng dần khi có dấu hiệu khô lại không còn ướt nữa.
  • Rốn bé sắp rụng sẽ có biểu hiện se lại và chuyển màu nâu xám; có khi chuyển qua màu xanh.
  • Rốn bé bắt đầu sẽ khô từ 6-8 ngày; và bắt đầu rụng từ 8-15 ngày.

2. Cách chăm sóc trẻ trước và sau khi rụng rốn

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh rụng rốn
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh rụng rốn

2.1 Cách chăm sóc trước khi trẻ rụng rốn

Sau khi chào đời, dây rốn của trẻ sẽ được kẹp và cắt đi. Nhưng mẹ yên tâm là con sẽ không cảm thấy đau khi dây rốn bị cắt và bị kẹp lại sau đó. 

Trong những ngày trước khi rụng rốn, rốn của trẻ sẽ có màu vàng sáng bóng; và dần chuyển sang màu nâu, đen xám hoặc màu xanh. Lúc này mẹ cần chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ như sau:

  • Luôn giữ cuống rốn khô, thoáng, sạch sẽ.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
  • Để hở phần rốn ra bên ngoài, để rốn nhanh khô hơn.
  • Mẹ hạn chế để cho phần rốn của trẻ bị ướt quá lâu, vì có thể nhiễm khuẩn.
  • Tuyệt đối không dùng xà phòng; hoặc cồn 70 độ để vệ sinh cuống rốn cho bé.
  • Nếu cuống rốn của trẻ có xuất hiện dịch mủ, hoặc rỉ máu; mẹ hãy dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cho con.
  • Tuyệt đối không tự ý bứt cuống rốn khi cha mẹ thấy dấu hiệu rốn bé sắp rụng. Nếu làm vậy, rốn của con sẽ bị chảy máu và nhiễm trùng.

>> Mẹ xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh?

2.2 Cách chăm sóc sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn

Sau khi trẻ rụng rốn, mẹ sẽ cần tiếp tục theo dõi và chăm sóc con từ 7 – 10 ngày cho đến khi rốn của con khô và lành hoàn toàn. Tương tự, mẹ cũng giữ cho rốn của con được thoáng khí, sạch sẽ; cũng như hạn chế tiếp xúc nước quá lâu. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dùng băng để che cuống rốn của con. Vì điều này sẽ làm rốn của con lâu khô và lâu lành hơn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

3. Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng mẹ cần chú ý

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng
Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng

3.1 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng có biểu hiện nhiễm trùng

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Umbilical Cord Infection) rất có thể là do mẹ vệ sinh rốn cho con không kỹ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé sắp rụng rốn nhưng có thể bị nhiễm trùng:

  • Bé có thể sốt và quấy khóc.
  • Rốn bé bị sưng và đỏ xung quanh.
  • Chân rốn bắt đầu chảy dịch mủ ra ngoài và có mùi hôi.

3.2 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trong như có u hạt

U hạt rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical granuloma) sau khi rụng rốn là tình trạng phần chân rốn của trẻ còn sót lại sau khi rụng. Cha mẹ có thể nhận thấy một cục nhỏ màu đỏ, rỉ dịch ra ngoài. 

Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, tức là lâu hơn 21 ngày. Mặc dù tình trạng này có thể tự khỏi sau 1 tuần. Nếu không, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh rụng bị chảy máu và có mùi

3.3 Dấu hiệu bé sắp rụng rốn nghiêm trọng bé bị thoát vị rốn

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical hernia) là tình trạng tại rốn của trẻ có một khối lồi ra có thể chứa ruột hoặc tạng khác trong ổ bụng do lớp cân cơ chỗ này còn lỏng lẻo.

Thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ từ 12 – 18 tháng. Nhưng nếu tình trạng vẫn kéo dài đến lúc trẻ 5 tuổi, khối u của con sẽ cần được bác sĩ can thiệp để phẫu thuật.

>> Xem thêm: Dấu hiệu rụng rốn ở trẻ sơ sinh: Khi nào mẹ cần lo?

Tóm lại, các dấu hiệu của trẻ khi sắp rụng rốn mẹ sẽ rất dễ nhận ra, và thời gian rụng rốn là trong khoảng 2 tuần sau sinh. Thế nên mẹ hãy chú ý quan sát và theo dõi rốn của con trong thời gian này. Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về dấu hiệu trẻ sơ sinh sắp rụng rốn, cả tình trạng bình thường và nhiễm trùng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng là như thế nào?

Dưới đây, Marrybaby sẽ gửi đến cha mẹ một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng sẽ trông như thế nào. Để mẹ có thể phân biệt, cũng như có cách chăm sóc phù hợp.

1. Rốn trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Rốn ở trẻ sơ sinh bình thường (Normal Umbilical Cord) là một chiếc rốn rụng đúng thời gian, khô ráo, sạch sẽ và hoàn toàn không có mùi hôi.

  • Rốn trẻ sơ sinh bình thường sẽ rụng từ khoảng 7-10 ngày sau sinh.
  • Rốn ở trẻ sơ sinh bình thường sau khi cắt sẽ còn cuống rốn khoảng từ 2-3 cm.
  • Đôi khi, ở một số bé sẽ gặp tình trạng chảy máu sau khi rụng rốn; và tình trạng này thường không quá đáng lo ngại.

1.1 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường trông như thế nào?

Dưới đây là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường:

Hình ảnh kẹp cuống rốn trẻ sơ sinh
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô có màu đen tức là sắp rụng
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh đúng cách để rốn của con không vị viêm nhiễm
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường trông như thế nào
Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bình thường sau khi rụng. Trông rất sạch sẽ và khô thoáng

1.2 Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng

Sau khi xem những hình ảnh rốn bình thường ở trẻ sơ sinh, ít nhiều cha mẹ đã hiểu hơn về chức năng của cuống rốn. Tiếp theo đây, cha mẹ cũng sẽ cần biết cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh; để tránh bị viêm nhiễm sau khi rụng rốn.

Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng:

  • Mẹ sử dụng tăm bông và nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh cuống rốn cho con tối thiểu mỗi ngày 1 lần.
  • Mẹ hạn chế để cuống rốn của con bị ướt quá lâu khi tắm.
  • Khi mặc tã cho con mẹ nhớ để hở phần cuống rốn, để rốn luôn khô thoáng.
  • Trong quá trình đợi cuống rốn lành hẳn, mẹ ưu tiên cho con mặc quần áo thoáng mát.

Một số vấn đề liên quan mẹ nên biết thêm:

2. Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là như thế nào?

Mặc dù rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khô và rụng một cách tự nhiên. Nhưng cũng có một số trường hợp, các bé không được vệ sinh rốn kỹ; nên đã gặp phải trường hợp rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, bị chảy máu & mủ

Hay còn gọi là rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Umbilical Cord Infection).

2.1 Nguyên nhân khiến của rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Vệ sinh dây rốn cho bé chưa đúng cách: Không lau rửa rốn thường xuyên, băng rốn quá chặt, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn; hoặc dùng các bài thuốc dân gian để xử lý rốn mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng:

  • Bé có thể bị sốt.
  • Bé sẽ khó chịu và quấy khóc dữ dội.
  • Phần cuống rốn của trẻ bị sưng và đỏ.
  • Vùng da xung quanh rốn của con bị sưng đỏ.
  • Rốn của con vẫn ướt sau khi đã rụng. Thậm chí có mủ và mùi hôi.

2.2 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Dưới đây là những hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau khi rụng. Nguyên nhân rất có thể là do vệ sinh không đúng cách.

Hình ảnh rốn của trẻ sơ sinh không bình thường, do bị nhiễm trùng sẽ bị ướt do dịch mủ
Chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và mùi hôi
Phía chân cuống rốn của trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dịch mủ và có mùi hôi

2.3 Nhận diện dấu hiệu và chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Trường hợp rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng; bị ướt; có dịch mủ; có mùi hôi sau khi rụng, điều mẹ nên làm là hãy đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chỉ định và hướng dẫn điều trị thích hợp. 

Có 3 mức độ chính khi rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Theo tổ chức Y tế thế giới WHO):

  • Nhẹ: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường.
  • Trung bình: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm.
  • Nặng: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch vùng hạ vị.

Cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn bị nhiễm trùng như sau:

  • Cho con uống thuốc theo đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ luôn rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh rốn cho con.
  • Mẹ dùng cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3% để vệ sinh cuống rốn cho.
  • Nếu con mặc tã cạp cao, mẹ nên kéo quần cạp phía trước để phần rốn được của con được thoáng khí cả ngày.

>> Mẹ nên xem thêm: Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị lồi trông như thế nào? Và có nguy hiểm không?

Tóm lại, nội dung và những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và nhiễm trùng đã nêu trên, chắc hẳn mẹ cũng đã biết cách theo dõi và chăm sóc con. Trường hợp con của mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cách tốt nhất là cho con nhập viện ngay mẹ nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tại sao uống rượu bia bị đỏ mặt hoặc đỏ khắp người?

Vậy uống rượu bị đỏ mặt hoặc đỏ khắp người thì có sao không? Nguyên nhân là gì và cách nào để khắc phục tình trạng này không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây!

1. Lý do tại sao bạn uống rượu bia và bị đỏ mặt

1.1  Do cơ địa nhạy cảm

Cơ địa nhạy cảm là nguyên nhân lý giải tại sao khi uống rượu bia hoặc các chất có cồn lại khiến bạn bị đỏ mặt. Và chất làm bạn bị đỏ mặt là do Ethanol có trong rượu bia. 

Khi cơ thể tiếp nhận Ethanol, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa chất này thành các chất dễ đào thải, trong đó có Acetaldehyde. Chất này được xem là có rất hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ rượu bia ở mức độ vừa phải, cơ thể bạn sẽ kịp thích nghi và xử lý triệt để các chất này. Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn mức cơ thể kịp xử lý. Lúc này lượng Acetaldehyde sẽ tăng dần trong cơ thể và kéo theo một số tình trạng như buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh,..

1.2 Do di truyền (gen)

Tại sao uống rượu bia lại bị đỏ mặt
Tại sao uống rượu bia lại bị đỏ mặt? Rất có thể do gen di truyền, nhất là nhóm người Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,..

Nguyên nhân tại sao uống bia rượu lại khiến bạn đỏ mặt rất có thể là do gen di truyền. Đặc biệt là nhóm người Châu Á. Hiện tượng này thường được giới y khoa quốc tế gọi là “Asian Glow” hoặc “Alcohol and Facial flushing”.

Những người đỏ mặt khi uống rượu có thể do trong gen bị thiếu hụt enzyme aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH-2). ALDH-2 là một loại enzyme giúp cơ thể phân hủy một chất có trong rượu gọi là acetaldehyde.

Khi cơ thể không kịp xử lý hoặc không đủ enzyme để phân hủy Acetaldehyde. Khi đó cơ thể sẽ bắt đầu tích tụ Acetaldehyde; và gây ra một số hiện tượng phổ biến khi uống bia rượu. Trong đó có hiện tượng đỏ mặt.

2. Uống rượu bia bị đỏ mặt có nguy hiểm không?

Uống rượu bia bị đỏ mặt có nguy hiểm không?
Uống rượu bia bị đỏ mặt là tốt hay xấu? Và có hại cho sức khỏe không?

Uống rượu bia bị đỏ mặt KHÔNG quá nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị cao huyết áp và tim mạch hơn so với người thường.

Trước đây, một nghiên cứu được công bố năm 2013 trên Thư viện Khoa học Wiley Library; kết quả cho thấy, 1,763 người đàn ông tham gia nghiên cứu có biểu hiện uống rượu bị đỏ mặt có nguy cơ mắc bệnh huyết áp; và tim mạch cao hơn người bình thường. 

Không chỉ vậy, các bác sĩ còn cho nhận định rằng biểu hiện còn có liên quan đến tình trạng ung thư thực quản (vòm họng) ở nam giới; nhất là những người uống rượu bị đỏ mặt. Nguyên nhân là do hàm lượng acetaldehyde cao trong máu sẽ gây hại làm biến đổi DNA của tế bào; đồng thời, khiến cho tế bào ung thư phát triển và lan rộng.

>> Cùng chủ đề: Bà bầu uống bia có được không, có ảnh hưởng gì không?

3. Tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia có giảm được không?

Nguyên nhân chính gây đỏ khắp người khi uống rượu bia là do cơ địa hoặc gen di truyền bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa và thải lọc Acetaldehyde. Do đó KHÔNG CÓ CÁCH ngăn ngừa và điều trị hoàn toàn tình trạng này. Nhất là đối với những người Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc,..).

Thế nên, cách tốt nhất dành cho bạn chính là chọn những sản phẩm có nồng độ cồn thấp hoặc chỉ uống rượu bia ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng thuốc để làm giảm tình trạng này.

Hiện nay có 1 số loại thuốc ức chế Histamin H2 sẽ giúp bạn giảm tình trạng bị đỏ mặt hay đỏ khắp người khi uống rượu bia. Thuốc có công dụng làm chậm quá trình phân hủy Ethanol trong rượu, từ đó hàm lượng Acetaldehyde cũng ít tác động hơn đến các mạch máu trong cơ thể.

Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không nên tùy tiện sử dụng.

>> Cùng chủ đề: Uống bia có tác dụng gì? Và uống như thế nào là vừa phải

4. Nên làm gì khi bạn bị say sau khi uống rượu bia?

Nên làm gì sau khi uống rượu bia?
Sau khi uống rượu bia bạn nên uống nhiều nước, hoặc trà. Đồng thời TÌM NGƯỜI ĐƯA BẠN VỀ NƠI AN TOÀN.

Cảm giác say sau khi uống nhiều bia rượu là hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, để có thể giảm bớt những tình trạng khó chịu về cơ thể; bạn nên thực hiện những cách sau đây:

  • Uống nhiều nước lọc để bù nước.
  • Ăn hoặc uống các thực phẩm giàu vitamin C để lấy lại sức.
  • Uống các loại trà tốt cho sức khỏe để giảm buồn nôn, như trà gừng.

(*) LƯU Ý: Y khoa không khuyến khích tự thực hiện các biện pháp gây nôn bằng cách móc họng; đè lưỡi;…Vì có nguy cơ bị mất nước; mất cân bằng điện giải và tổn thương cổ họng.

>> Xem thêm: Cách giải rượu bia nhanh, an toàn và hiệu quả ngay tức thì

Tóm lại, hiện tượng đỏ khắp người khi uống rượu bia là khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần biết tửu lượng của chính mình để uống vừa phải. Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về hiện tượng uống rượu bia bị đỏ mặt là như thế nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc

Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì? Và dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang mắc bệnh thủy đậu? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi; nhất là với những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu không đơn giản chỉ là một bệnh ngoài da thông thường. Vì biến chứng của thủy đậu là hoàn toàn nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng có thể kể đến như viêm phổi; nhiễm khuẩn ngoài da; hôn mê; co giật,..

Tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ em Việt Nam

Hiện nay, bệnh thủy đậu ở trẻ em được sếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thường gặp và có tỷ lệ lây lan rất cao.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Y học Dự phòng năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh. Trong đó 90% người bệnh bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ em thuộc độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em

nguyên nhân dẫn đến bệnh
Hình ảnh dấu hiệu của thủy đậu ở trẻ

Biểu hiện thủy đậu ở trẻ em là gì? Biểu hiện thường thấy là trên da của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti, phát triển thành những mụn nước và dần dần lan rộng ra các vùng da lân cận.

Thông thường bệnh thủy đậu sẽ được chia làm 4 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14 – 16 ngày và phát triển trong khoảng 10 – 21 ngày, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Đối với trẻ em, phát ban thường là dấu hiệu đầu tiên bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát: Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể gặp một số triệu chứng thông thường của cơ thể như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,..Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể sẽ bị viêm họng, nổi hạch sau tai,.. Những biểu hiện này của cơ thể sẽ giống với một số bệnh lý cảm cúm thông thường, nên nhiều cha mẹ sẽ dễ chủ quan và phớt lờ tình trạng.
  • Giai đoạn bệnh: Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em đã bắt đầu rõ ràng hơn. Lúc này, những đốm đỏ phát ban vừa trở thành mụn nước gây ngứa và vừa lan rộng ra khắp cơ thể của bé. Gây ngứa và khó chịu toàn thân. 
  • Giai đoạn hồi phục: Sau khi được điều trị, tình trạng bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm trong vòng 7 – 10 ngày. Các mụn nước đỏ li ti sẽ bắt đầu khô và đóng vảy. Đây là dấu hiệu cho thấy con của bạn sắp khỏi bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục.

LƯU Ý: Nhằm tránh để lại sẹo trên da, cha mẹ cần đảm bảo các mụn nước không được trầy xước và nhiễm trùng. Vì những mụn nước này sẽ không để lại thẹo trừ khi bị vỡ và nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân khiến trẻ em bị bệnh thủy đậu là gì?

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính khiến trẻ em bị bệnh thủy đậu là do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thủy đậu, virus này sẽ không hoạt động nữa; nhưng vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Loại virus này hoạt trở lại là khi trẻ bị bệnh ngoài da Zona (Herpes Zoster), hay còn gọi là bệnh giời leo ở trẻ.

Bệnh thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp; nhất là khi người bệnh ho; nói chuyện hoặc ở gần. Thành thử, đổi với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin thì rất dễ bị lây bệnh thủy đậu khi tiếp xúc phải virus của người bệnh qua các vật dụng sinh hoạt; hoặc ở gần.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?

4. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể biến chứng như thế nào?

biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Đối với trẻ bị thủy đậu có thể trạng khỏe mạnh sẽ không có biến chứng và rất nhanh hồi phục. Ngược lại, đối với trẻ có sức đề kháng yếu thì khi bị nhiễm khuẩn rất có thể sẽ kéo theo những biến chứng sau đây:

  • Viêm phổi. 
  • Viêm gan.
  • Viêm khớp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Thủy đậu xuất huyết.
  • Viêm não; mất điều hòa tiểu não.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có nguy hiểm không? Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, mặc dù tình trạng mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc phải bệnh thủy đậu sẽ phân cấp tình trạng bệnh như sau:

  • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn 20 tuần đầu (tam cá nguyệt thứ nhất), trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ khoảng 2% là con bị thủy đậu bẩm sinh. Con có thể bị sẹo trên da; dị tật ở mắt; bị các vấn đề về thần kinh,..
  • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn từ sau 20 – 36 tuần thai, em bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh Zona khi còn nhỏ.
  • Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu từ 5 đến 2 ngày trước khi sinh, trẻ sinh ra có thể sẽ mắc bệnh thủy đậu.

>> Xem ngay: Cách chữa thủy đậu cho mẹ bầu an toàn và nhanh hồi phục

5. Trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày?

Thông thường, thời gian từ khi nhiễm virus đến khi phát triển các triệu chứng của bệnh là khoảng 10-21 ngày, nhưng thường là khoảng 14-16 ngày. Sau khi xuất hiện các triệu chứng, trẻ thường có thể sốt trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, mức độ và thời gian sốt có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và nghiêm trọng của bệnh.

Trong suốt thời gian này, trẻ cần được giữ ấm và uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt cao. Để giảm sốt, bạn có thể sử dụng các phương pháp như tắm nước ấm, sử dụng thuốc hạ sốt được bác sĩ chỉ định, và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

6. Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

cách điều trị bệnh thủy đậu
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em tốt nhất là đưa con đến khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chỉ định; và có hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hiện nay chủ yếu là theo dõi các triệu chứng và làm sao để tình trạng thuyên giảm càng sớm càng tốt. Đồng thời, cha mẹ cũng cần áp dụng phương pháp “trong uống – ngoài bôi” để con nhanh chóng hồi phục.

Các loại thuốc bôi ngoài da giúp triều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em:

  • Thuốc tím bôi thủy đậu.
  • Kem bôi thủy đậu Acyclovir.
  • Thuốc bôi thủy đậu Castellani.
  • Dung dịch xanh methylen bôi thủy đậu.
  • Dung dịch Aluminum acetate (Nhôm Acetat) bôi thủy đậu.

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau; hoặc thuốc hạ sốt nào. Vì để hạn chế xảy ra tình trạng tương tác thuốc; hoặc tác dụng phụ của thuốc.

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

7. Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị bệnh thủy đậu tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho con, cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc để con sớm hồi phục.

  • Cho con uống thuốc: Dùng thuốc giảm đau, hoặc hạ sốt khi cần.
  • Giữ con ở nhà: Hạn chế cho trẻ ra ngoài và tiếp xúc với các bạn. Để tránh lây lan mầm bệnh cho các bé khác.
  • Giữ cho cơ thể của con sạch sẽ: Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước ấm mà không phải lo lắng rằng; tắm sẽ làm vỡ các mụn nước ngoài da.
  • Bôi thuốc ngoài da sau khi tắm: Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc đã gợi ý ở trên hoặc có thể kết hợp sử dụng một số thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho bé.
  • Cắt móng tay, móng chân và giữ vệ sinh tay chân cho trẻ: Mẹ dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ; để tránh trường hợp trẻ cào vào làm vỡ các mụn nước và dẫn đến nhiễm trùng da. 

Tuy nhiên, với hầu hết trẻ em bị bệnh thủy đậu sẽ thường tự khỏi, kể cả khi không cần điều trị y tế. Chỉ những trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu hoặc có bệnh nền thì sẽ có nguy cơ bị biến chứng.

>> Xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

8. Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ là thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa theo độ tuổi

Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu là đưa con đi tiêm chủng đúng lịch:

  • Trẻ từ 12 tháng – 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tháng. Riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo là: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4–6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1,5 tháng. Riêng với phụ nữ có kế hoạch sinh con, nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Tiêm phòng ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em có hiệu quả đến 98%. Điều này có nghĩa, vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu dù đã được tiêm chủng. Tuy nhiên trẻ được tiêm vắc xin sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

>> Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin bệnh thủy đậu ở trẻ em theo từng độ tuổi.

8. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu ở trẻ 

Sởi và thủy đậu khác nhau như thế nào?

Phát ban thủy đậu bắt đầu bằng những vết sưng đỏ hoặc sần. Những vết này dần dần trở thành mụn nước li ti chứa chất lỏng (dịch). Và cuối cùng sẽ vỡ ra trước khi đóng vảy.

Phát ban sởi xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ phẳng, mặc dù đôi khi có cả nốt sưng to nhưng không có chất lỏng bên trong.

>> Xem chi tiết: Biểu đồ so sánh giữa bệnh sởi và thủy đậu ở trẻ em

Làm sao phân biệt mụn nước do tay chân miệng và thủy đậu?

Mụn nước của bệnh thủy đậu ở trẻ em xuất hiện khắp các bề mặt da của con. Trong khi đó, mụn nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc thù như, lòng bàn tay; lòng bàn chân; quanh miệng; hoặc vùng mông; vùng khớp gối.

>> Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết chính xác bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ em mắc bệnh thủy đậu có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Về mặt y khoa, trẻ bị bệnh thủy đậu không nhất thiết phải kiêng nước hay kiêng gió. Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm; và thậm chí không vệ sinh cơ thể cho trẻ. 

Việc làm này rất sai lầm. Vì nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ, đã khiến bé bị biến chứng nhiễm trùng tại các vị trí mụn nước.

>> Xem thêm: Khi nào cần kiêng nước, kiêng gió cho bé bị sởi?

Nhìn chung, bệnh thủy đậu ở trẻ em là một bệnh phổ biến nhưng cũng không quá nguy hiểm đến tính mạng của con. Điều cha mẹ cần làm chính là theo dõi các dấu hiệu; cũng như thường xuyên quan sát con để sớm nhận diện những điều khác thường trên cơ thể.

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì. Đồng thời cha mẹ cũng được gợi ý cách điều trị và chăm sóc cho con.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Vậy Tết Nguyên Tiêu là ngày Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên là ngày lễ hội trăng rằm truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

  • Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung là 節元宵.
  • Tết Nguyên Tiêu tiếng Anh là Lantern Festival.
  • Tết Nguyên Tiêu năm 2023 rơi vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 2 năm 2023 dương lịch.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Về sự tích và nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu, dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện; nhưng phổ biến là 3 sự tích dưới đây:

  • Sự tích về một cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu sống ở thời Hạn Vũ Đế, Trung Quốc.
  • Sự tích về một con Thiên Nga từ thiên đình xuống hạ giới, và bị người thợ săn bắn chết.
  • Sự tích Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Thời Hán Văn Đế lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.

Trong số 3 sự tích này, thì sự tích về cô cung nữ Tên Nguyên Tiêu là phổ biến nhất. Cụ thể sự tích Tết Nguyên Tiêu này là gì? Mời bạn theo dõi tiếp theo đây.

2.1 Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu của cô cung nữ Nguyên Tiêu

Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu là gì? Và sẽ ăn gì và làm gì trong ngày này?
Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu là gì?

Từ thời Tây Hán ở Trung Quốc. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhưng không sao về thăm nhà được. Thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, đã qua nhiều cái Tết trong cung mà chưa được đoàn tụ với gia đình. Nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May mắn thay, cô được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, Đông Phương Sóc bèn nghĩ ra một kế. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ: “16 tháng Giêng bị lửa thiêu rồi nói rằng, vào ngày này, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành”.

Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi hỏa thần. Đồng thời, để tránh tai họa đó, mỗi người phải treo trước cửa nhà mình một chiếc đèn lồng đỏ vào ngày 15 để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Tràng An dưới trần gian đang bị lửa thiêu.

Để tặng công làm bánh dụ hỏa thần, nhà vua đã cho cô cung nữ Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình. Từ đó, người đời ghi ơn dẹp nạn lửa của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi nước và ngày rằm tháng giêng với cái tên Nguyên Tiêu. Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với Tết đoàn viên hay Tết tình yêu.

Bánh trôi nước còn được gọi là bánh Nguyên Tiêu – món ăn truyền thống trong ngày rằm tháng Giêng của người Trung Quốc.

>> Ngày Tết Nguyên Tiêu ăn gì: Cách nấu chè trôi nước ngon chuẩn người Hoa

2.2 Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì?

Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì?
Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì đối với Phật giáo?

Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiêu của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” có nghĩa là đêm. Ngày này còn được gọi là Nguyên Tịch; Nguyên Dạ; Tết Thượng Nguyên; Tết đoàn viên… là ngày Tết truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Quốc.

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày lễ này, mọi người sẽ thường bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật; với ông bà tổ tiên để cầu cho năm mới bình an, mạnh khỏe. Nhất là những gia đình người Việt gốc Hoa sống ở khu vực Chợ Lớn quận 5.

>> Liên quan đến Tết Nguyên Tiêu: Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

3. Tập tục, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở các nước

3.1 Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu là gì và trông như thế nào? Lễ hội rước đèn ở Hội An, Việt Nam trong ngày Rằm tháng giêng

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng Giêng, là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện.

Tại một số địa điểm còn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa như khu Chợ Lớn Quận 5. Tại đây mọi người còn có tổ chức treo lồng đèn; múa lân sư rồng; đố chữ; thư pháp; ca kịch,…

3.2 Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc (節元宵)

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi nước. Hoặc gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước. Thi đoán hình thù trên lồng đèn; ngâm thơ; ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.

>> Liên quan chủ đề Tết Nguyên Tiêu: Lễ Thất Tịch hằng năm là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

3.3 Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác

Tết Nguyên Tiêu là ngày gì tại các quốc gia khác?
Tập tục tết Nguyên Tiêu ở các nơi là gì? Tại các quốc gia khác cũng như gồm cả Việt Nam sẽ thường tổ chức múa lân sư rồng và một số hoạt động khác.

Tại Hàn Quốc, rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum (대보름). Người dân chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori (쥐불 놀이) đêm trước Daeboreum (còn có tên là Lễ hội lửa Jeongwol Daeboreum).

Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ 小 正月 (Koshōgatsu) rơi vào ngày 15 tháng 1 dương lịch. Các sự kiện chính của Koshōgatsu là nghi lễ và thực hành cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Và cùng ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng. 

Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng Giêng. Đánh dấu khởi đầu năm mới.

>> Liên quan Tết Nguyên Tiêu: Lì xì ngày Tết là gì?

4. Lưu ý khi bày mâm cúng Tết Nguyên Tiêu

Thông thường riêng mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.

Món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu là gì? Ở Trung Quốc, người ta sẽ ăn bánh trôi, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch,… để cầu điều may, sức khỏe. Ở Việt Nam, người dân sẽ ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc,…  với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

>> Lưu ý: Ngày rằm tháng giêng có cần kiên quan hệ không?

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về Tết Nguyên Tiêu là gì, cũng như bạn đã biết thêm về sự tích, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 9 giải pháp hữu hiệu nhất!

Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn là gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay!

1. Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ (Loss of appetite in child) là tình trạng thường gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi. Tuy nhiên, khi bé tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần; và kéo theo lượng thức bé ăn cũng giảm theo.

Đây chỉ là tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ; nhưng trẻ vẫn hoạt động và phát triển bình thường. Tuy vậy, biếng ăn ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Để xác định trẻ có biếng ăn thật sự hay không, tránh việc nhầm tưởng do gia đình quá lo lắng nên nghĩ trẻ biếng ăn; cần dựa vào các yếu tố giúp đánh giá sau:

  1. Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân, hoặc có thể là sụt cân.
  2. Lượng thức ăn trẻ ăn vào trong một ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi.
  3. Trẻ hay bị táo bón, lâu ngày mới đi tiêu hoặc lượng phân ít hơn bình thường.

Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để biết phải làm sao khi trẻ biếng ăn.

2. Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Nguyên nhân biếng ăn và chán ăn ở trẻ là gì, và phải làm sao khi trẻ biếng ăn?

2.1 Tâm lý

  • Trẻ có áp lực về việc phải tăng cân.
  • Trẻ ham chơi, và không muốn dành thời gian để ăn.
  • Trẻ thường xuyên bị thúc ép ăn nhiều. Nên tạo ra cảm giác sợ ăn và chán ăn.
  • Trẻ có thể đang chịu đựng nhiều cảm xúc tức giận, sợ hãi, lo lắng,..dẫn đến trẻ chán ăn. Có thể trẻ đã trải qua một cú sốc tâm lý nào đó như bị lạm dụng tình dục ở trẻ, bạo lực gia đình, áp lực điểm số trong trường học,…

2.2 Bệnh lý

  • Con đang bị bệnh và cảm thấy mệt mỏi nên không muốn ăn.
  • Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
  • Trẻ biếng ăn có thể do con đang mọc răng. Vì con sẽ thấy đau khi hoạt động hàm.
  • Trẻ đang gặp vấn đề bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nấm miệng, viêm nướu,….
  • Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. Trẻ có thể bị viêm tai giữa, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.
  • Trẻ thiếu hụt vitamin và khoáng chất: thường gặp nhất là thiếu hụt sắt và kẽm, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng biếng ăn chậm lớn ở trẻ.

Với trẻ biếng ăn do bệnh lý, cha mẹ không cần suy nghĩ quá nhiều phải làm sao; mà hãy đưa con đi bác sĩ ngay để được thăm khám nhé.

2.3 Yếu tố di truyền

  • Nhiều nghiên cứu cho rằng, biếng ăn ở trẻ có thể có xu hướng theo di truyền.
  • Trẻ được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.

2.4 Lý do liên quan đến bữa ăn

  • Bữa ăn gia đình thường xuyên có không khí căng thẳng.
  • Trên bàn ăn không có món trẻ thích, khiến con không có hứng thú ăn uống.
  • Trẻ bị phân tâm do xem tivi hoặc mải mê với thiết bị di động, con ăn rất chậm hoặc chỉ ngậm thức ăn.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Con ăn vặt quá nhiều lần trong ngày, nên con không muốn tham gia ăn những bữa chính cùng gia đình.
  • Thực đơn các món ăn nhàm chán, ăn liên tục một món trong thời gian dài: Chưa có sự cân bằng và điều tiết giữa sữa và bữa ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa quá nhiều hoặc sữa cao năng lượng nên trẻ không có cảm giác đói

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là biếng ăn sinh lý – đã đề cập phía trên; đây là dạng biếng ăn do sự ảnh hưởng của những thay đổi trong cơ thể, sự phát triển mới như biết ăn, biết lẫy, biết bò, mọc răng, v.v. Giai đoạn này không kéo dài, mà diễn ra rất nhanh chỉ khoảng tầm từ 7-15 ngày.

Vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn thì phải làm sao? Dưới đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng.

>> Mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi chuẩn WHO (2023)

3. Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân phải làm sao?

Trẻ biếng ăn phải làm sao?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn, chậm tăng cân phải làm sao?

3.1 Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Trong bài viết 7 hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, trong đó hoạt động cả nhà ăn cơm cùng nhau là hoạt động giúp gắn kết gia đình rất hiệu quả.

Không những thế, đối với trẻ biếng ăn và cha mẹ không biết phải làm sao, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích con tự ăn, hướng dẫn con dùng muỗng, nĩa,… cho con cảm thích thú để ăn ngon miệng hơn.

Mẹ cũng có thể cho con ngồi ăn cùng bàn thay vì cho con ăn riêng trước hoặc sau bữa ăn gia đình; việc ngồi ăn cùng gia đình với không khí vui vẻ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

3.2 Không nên làm bé bị căng thẳng

Nhiều cha mẹ không biết phải làm sao khi thấy trẻ biếng ăn. Và cách mà nhiều cha mẹ làm đó chính là dọa nạt, la mắng, trừng phạt để ép bé phải ăn. Lúc này, cha mẹ vô tình đẩy con vào tình trạng sợ hãi và căng thẳng tột độ mỗi khi tới giờ ăn.

Thay vào đó, cha mẹ có thể chia những cữ ăn của con ra thành nhiều cữ nhỏ. Khi con ăn hết một phần, cha mẹ mới cho thêm phần tiếp theo. Dần dần cha mẹ kết hợp thêm nhiều món ăn vào thực đơn buổi sáng; buổi trưa; buổi tối cho con. Thực đơn bắt đầu da dạng, đồng thời trẻ cũng ăn khỏe và hào hứng hơn.

3.3 Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mẹ hãy cân đối khoảng thời gian giữa các bữa ăn sao cho phù hợp.

Thời gian tối đa mỗi bữa ăn của trẻ, cho dù là nhanh hay chậm chỉ nên trong khoảng 30 phút. 

Nếu cha mẹ thấy con ăn lâu hơn hoặc chậm hơn khoảng thời gian này, hãy thêm hoặc bớt lượng thức ăn sao phù hợp. Ngoài ra, cách này cũng giúp bé tránh được áp lực tâm lý phải ăn nhiều, ăn nhanh; mà còn giúp con thấy thoải mái vì ăn vừa đủ.

3.4 Khoảng cách giữa các bữa ăn

Dựa theo bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn, mẹ sẽ biết rằng khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn chính là từ 4 -5 giờ; và giữa các bữa phụ là khoảng 2 giờ.

Bởi vì, nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần thì con sẽ chưa đói. Ngược lại nếu khoảng cách quá xa sẽ vô tình làm cho tình trạng biếng ăn ở trẻ trượt dài thêm. Cha mẹ cũng lưu ý thêm là không nên cho con ăn vặt trong khoảng thời gian chuyển sang cữ ăn tiếp theo.

3.5 Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Nhiều bậc phụ huynh khi đối diện với tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn lâu ngày không biết phải làm sao; và cha mẹ đã dùng các phần thưởng để dụ con ăn.

Mặc dù cách này có thể hiệu quả, nhưng chỉ đáp ứng tức thời. Thành thử trẻ chỉ ăn đối phó để nhận phần thưởng, chứ không giúp ích cho việc cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Thế nên, mặc dù là đang không biết phải làm sao khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng phần thưởng để dụ con ăn.

>> Trẻ biếng ăn phải làm sao? Không vừa ăn vừa xem tivi vì những tác hại khôn lường!

3.6 Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới

Kiên nhẫn và cho con ăn thêm những món ăn mới
Khi thấy trẻ biếng ăn và mẹ không biết phải làm sao. Mẹ có thể thử chế biến nhiều món mới với cách trang trí lạ mắt

Khi thấy trẻ biếng ăn, nhiều mẹ bế tắc, không biết phải làm sao; nhưng mẹ cần chút kiên nhẫn và cho con thử những món ăn mới. Để hiệu quả hơn, cha mẹ hãy làm gương cho con bằng cách tự nấu và tự ăn món của mình nấu. Khi thấy cha mẹ ăn ngon, con sẽ tò mò và muốn ăn cùng.

Cách giúp bé ăn được nhiều hơn:

  • Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt. Đảm bảo Sắc – Hương – Vị.
  • Hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.
  • Để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được.
  • Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích, điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

>> Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao: Lên thực đơn “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

3.7 Xây dựng thói quen ăn đúng giờ

Thói quen ăn đúng giờ là cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn nếu cha mẹ đang không biết phải làm sao. Để bắt đầu, cha mẹ hãy đặt ra quy tắc là không cho phép con ăn bất cứ món gì khi chưa đến cữ ăn chính trong ngày.

Song song đó, cha mẹ cũng nên có thói quen thông báo trước 10 – 15 phút trước bữa ăn. Để con bắt đầu suy nghĩ và tưởng tượng về bữa ăn. Tuy nhiên, cách này sẽ hiệu quả khi và chỉ khi cha mẹ cũng có thói quen ăn đúng giờ.

Cụ thể hơn:

  • Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì các thức ăn này tạo cảm giác “no giả” làm trẻ chán bữa ăn chính.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn vặt vì các món này chứa nhiều dầu mỡ là lý do chính khiến dạ dày của bé luôn được lấp đầy mỗi khi đến bữa. Vì vậy trẻ sẽ bị mất cảm giác đói và lười ăn hơn.
  • Không cho trẻ uống quá nhiều nước trong các bữa ăn sẽ khiến con có cảm giác no bụng và không còn thấy hứng thú để ăn, ngoài ra nước còn làm loãng dịch vị ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của dạ dày con.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ nên ngủ tối lúc mấy giờ để phát triển chiều cao vượt trội?

3.8 Trẻ cần tăng cường vận động thể chất

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn phải làm sao
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Cha mẹ hãy tăng cường hoạt động thể chất cho con

Trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Cha mẹ nên khuyến khích con vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian vận động cùng con. Cha mẹ có thể cho con đi bộ, nhảy dây, đá banh,…

Việc vận động khiến con bị tiêu hao năng lượng và cơn đói đến nhanh hơn. Nếu con còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi chưa thể vận động nhiều. Cha mẹ hãy thực hiện massage cho trẻ sơ sinh. Điều này giúp kích thích hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.

>> Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

3.9 Đảm bảo bữa ăn đủ chất và sổ giun định kỳ

Một trong những điều mẹ phải đảm bảo là thức ăn mà con ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Những thực phẩm mẹ nên tăng cường trong bữa ăn cho trẻ như: thịt bò, gà, cá, đa dạng các loại rau với nhiều màu sắc, đặc biệt là màu xanh đậm. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần để tránh nhiễm giun, sán,… là một trong những nguyên nhân khiến bé suy nhược, và biếng ăn.

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về trẻ biếng ăn phải làm sao. Tóm lại, nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé; tốt nhất là nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi để con được kiểm tra chính xác.

Categories
Gia đình Giải trí

Tử vi tuổi Ất Sửu 1985 trong năm 2024 – Nữ mạng

Nếu bạn muốn xem chi tiết tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024, thì tất cả nội dung dưới đây là những gì bạn cần biết.

1. Thông tin tổng quan về tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2023

Nữ mạng tuổi Ất Sửu 1985 cầm tinh con Trâu, có ngày sinh vào khoảng 21/01/1985 – 08/02/1986 dương lịch. Thiên can Ất kết hợp với địa chi Sửu mang ý nghĩa là Hải Nội Chi Ngưu, tức là Trâu trong biển. Tổng quan tử vi Ất Sửu 1985 nữ mạng trong năm 2024:

  • Năm sinh: 1985.
  • Tuổi âm lịch: 40.
  • Cầm tinh: Con Trâu.
  • Mệnh ngũ hành: Hải Trung Kim (Vàng dưới biển).
  • Thiên can: Ất gặp năm Giáp – Bình hoà .
  • Địa chi: Sửu gặp năm Thìn – Tương xung.
  • Vận niên: Khuyển Cuồng Phong .
  • Sao hạn: Thái Âm.
  • Vận hạn: Tam Kheo

>> Xem thêm: Tử vi vui: Tiết lộ sửng sốt về tương lai bé qua các khung giờ sinh

2. Luận giải tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2023 trên các phương diện

2.1 Công việc, sự nghiệp

Năm Giáp Thìn 2024 này, tử vi tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 sẽ được ghi nhận những nỗ lực trong công việc. Bản thân mệnh dần hiểu thành công là cả quá trình nên biết tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để ngày càng tiến bộ hơn. Bản mệnh chỉ cần chăm chỉ, kiên trì thì sẽ gặt hái được thành tựu.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Mặc dù, công việc có những áp lực nhất định nhưng nữ mạng đều vượt qua được bằng khả năng kiểm soát cảm xúc. Bản mệnh kiểm soát sự tức giận mà luôn bình tĩnh, làm việc quả quyết, biết nắm bắt thời cơ để hành động thì khó khăn sẽ thành cơ hội.

[/key-takeaways]

2.2 Tài chính, tiền bạc

Trong năm Giáp Thìn, tình hình tài chính của nữ mạng tuổi Ất Sửu năm 2024 sẽ có sự tiến triển. Nữ mệnh càng làm việc chăm chỉ thì số dư tài khoản sẽ càng tăng lên. Các việc chi tiêu sinh hoạt, chăm sóc cha mẹ già và lo lắng cho con cái học hành được nữ mạng quan tâm, chắt chiu và sử dụng hợp lý.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Ở tuổi 40, nữ tuổi Ất Sửu nên xây dựng kế hoạch tài chính cho bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền mỗi tháng cho vào quỹ dự phòng. Đồng thời, nữ mệnh nên phát triển công việc hiện tại để thu nhập được tốt hơn.

[/key-takeaways]

Tử vi tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2023

2.3 Tình duyên, gia đạo

Trong năm Giáp Thìn 2024, gia đạo của tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 sẽ trở nên hạnh phúc trọn vẹn hơn. Bản mệnh là một người luôn quan tâm đến gia đình và những người thân; nên mệnh chủ sẽ luôn biết giữ thái độ phúc hậu, cử chỉ ôn tồn, hạn chế nóng giận, biết động viên chia sẻ với chồng con.

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Dù 2024 hay về sau, bản mệnh nữ Ất Sửu hãy luôn sống trách nhiệm và đồng hành cùng gia đình trong mọi thời điểm. Hãy nỗ lực trở thành người bạn đời ân cần, người mẹ ấm áp và người giữ lửa cho gia đình luôn vui vẻ, thịnh vượng nhé.

[/key-takeaways]

2.4 Sức khỏe

Sang tuổi 40, tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 cần luyện tập sức khỏe theo lịch trình chi tiết và cụ thể. Bản mệnh hãy vận động thường xuyên để có một cơ thể dẻo dai và tinh thần thoải mái. Nữ mệnh có thể chọn môn thể thao phù hợp với bản thân như đi bộ, yoga,…

[key-takeaways title=”Lời khuyên:”]

Những khi rảnh rỗi, nữ hãy đọc sách, suy ngẫm để rèn luyện tâm trí của mình. Từ đó, nữ mệnh sẽ duy trì được năng lượng của tri thức, sự lạc quan để cuộc sống được ung dung tự tại và hạnh phúc.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Xem tử vi sinh con theo ý muốn có hiệu quả như thế nào?

3. Xem chi tiết tử vi tuổi Ất Sửu năm 2024 nữ mạng năm Giáp Thìn

3.1 Xem tử vi 2024 Ất Sửu nữ mạng theo sao chiếu mệnh

Trong năm 2024 nữ mạng tuổi Ất Sửu năm 2024 có sao Thái Âm chiếu mệnh. Trong Cửu Diệu niên hạn, Thái Âm là cát tinh, làm chủ về danh lợi lưỡng toàn nên tốt cho cả nam mạng và nữ mạng.

Vào năm này, nữ mạng sẽ gặt hái được nhiều tài lộc do cố gắng, chăm chỉ và kiên trì của bản thân. Nữ chủ cầu danh thì được danh, cầu lợi thì được lợi, đừng bỏ cuộc vì sẽ có quý nhân giúp đỡ. Nếu nữ chủ làm các công việc liên quan đến bất động sản như mua bán, sửa chữa cũng đều cát lợi.

3.2 Xem tử vi Ất Sửu năm 2024 nữ mạng theo vận hạn

Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 Giáp Thìn sẽ gặp hạn Tam Kheo về sức khoẻ, chân tay, đau mắt. Do đó, mệnh chủ cần chú ý hơn đến sức khoẻ, thường xuyên đi thăm khám định kỳ để phòng ngừa bệnh tật.

Nữ mạng 1985 năm nay nên xây dưng chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình để giữ gìn sức khoẻ. Ngoài ra, nữ mạng cũng nên chú trọng đến không gian sống để cơ thể và tinh thần được thoải mái, thư giãn.

Diễn biến tử vi theo từng tháng tuổi
Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 nên kiên cường đối diện mọi sóng gió cuộc sống

3.3 Xem tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024 theo vận niên

Vận niên của nữ Ất Sửu trong năm 2024 là Khuyển Cuồng Phong, tức là Chó trúng gió dữ. Do đó, nữ mệnh hãy kiên cường vượt qua khó khăn, bình tĩnh đối diện mọi vấn đề, làm gì cũng suy xét, không quyết định vội vàng để tránh hao hụt tài chính.

3.4 Cách hoá giải sao hạn

Để giảm trừ vận hạn, tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 nên tích cực làm việc thiện, sống ngay thẳng chính trực, không hổ thẹn với lương tâm. Trong cách đối nhân xử thế cần chu đáo, khoan dung sẽ giúp đỡ được cho người khác và chính bản thân.

Bên cạnh đó, nữ Sửu 1985 có thể thực hiện lễ cúng dâng sao hạn để cầu phúc lộc, tránh dữ đón lành tại gia hoặc tại chùa trong đầu năm mới. Việc chuẩn bị lễ vật tùy tâm nhưng mệnh chủ cần tôn kính thì tất sẽ gặp bình an thuận lợi.

>> Xem thêm: 11 điểm nét của tướng phụ nữ giàu sang nhờ chồng

4. Phong thuỷ may mắn tuổi Ất Sửu 1985 trong năm Giáp Thìn

4.1 Chọn người xông nhà

Xông nhà là một phong tục văn hoá của người Việt trong đầu xuân năm mới để xin vía một năm bình an, vạn sự như ý. Do đó, gia chủ nên chọn người hợp tuổi, sống tử tế, lương thiện đến xông nhà có tài lộc, thịnh vượng và may mắn vào nhà.

Với chủ nhà là tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 có bản mệnh thuộc hành Kim nên ưu tiên chọn những người mệnh Thổ đến xông nhà vì Thổ sinh Kim. Đồng thời, người đến xông nhà nên thuộc tuổi Tỵ, Dậu nằm trong nhóm tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu; hoặc tuổi Tý nằm trong nhóm nhị hợp Tý, Sửu sẽ rất tốt.

Như vậy, chủ mệnh nên chon người xông nhà trong các năm sinh sau:

  • Đinh Tỵ 1977
  • Tân Dậu 1981
  • Giáp Tý 1984
  • Kỷ Tỵ 1989
  • Quý Dậu 1993
  • Bính Tý 1996

4.2 Chọn giờ xuất hành đầu năm Giáp Thìn

Khi xuất hành mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nữ mệnh nên đi về hướng Đông Nam để đón Tài Thần, đi về hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần. Các khung giờ hoàng đạo nữ Ất Sửu có thể lựa chọn để xuất hành đầu năm bao gồm:

  • Giờ Dần (03-05h)
  • Giờ Thìn (7-9h)
  • Giờ Tỵ (09-11h)
  • Giờ Thân (15-17h)
  • Giờ Dậu (17-19h)

Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 có thể tham khảo bảng tra cứu các ngày đẹp trong tháng Giêng sau đây để chọn ngày tốt xuất hành đi chùa, vãn cảnh, thăm thân…

>> Xem thêm: 5 cách xông nhà tẩy uế để bạn gặp nhiều may mắn và bình an 

5. Các giải đáp về tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024

1. Sinh năm 1985 bao nhiêu tuổi năm 2024?

Tuổi Ất Sửu 1985 trong năm 2024 có tuổi dương lịch là 39 tuổi và tuổi âm lịch là 40 tuổi.

2. Nữ sinh năm 1985 năm 2024 sao gì?

Tuổi Ất Sửu sinh năm 1985 trong năm 2024 Giáp Thìn có sao Thái Âm chiếu mệnh; là một trong những sao tốt nhất thuộc Cửu Diệu niên hạn về tài lộc giàu sang.

3. Tuổi Ất Sửu năm 2024 xây nhà được không?

Năm 2024, gia chủ tuổi Ất Sửu muốn xây nhà thì có thể tiến hành làm nhà mà không cần mượn tuổi. Do nữ Ất Sửu không phạm Tam Tai, không phạm Hoang Ốc và không phạm Kim Lâu nên rất lý tưởng để xây dựng nhà cửa.

4. Tuổi Ất Sửu nữ mạng năm 2024 hợp màu gì?

Năm 2024, nữ mạng tuổi Ất Sửu 1985 hợp màu Nâu, nâu đất, vàng đậm (màu thuộc hành Thổ).

Tử vi tuổi Ất Sửu 1985 nữ mạng năm 2024 được dự báo là sẽ có nhiều điều tốt lành đến với gia đình và sự nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, nữ chủ cần sống với một tâm thiện lành và đối đãi với mọi người thật chu đáo nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

15 trò chơi cho bé 3-4 tuổi phát triển trí tuệ và tư duy toàn diện

Hiểu được điều, Marrybaby gợi cho cha mẹ 15 trò chơi cho bé 3 tuổi, giúp con phát triển trí tuệ và tinh thần toàn diện! Cùng Marrybaby xem ngay mẹ ơi.

1. Lợi ích của chơi trò chơi đối với trẻ 3-4 tuổi

Vui chơi không chỉ giúp con cảm thấy thoải mái, mà còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo báo cáo lâm sàng của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), kết quả cho thấy, những trò chơi dành cho trẻ thật sự hữu ích. Trò chơi giúp trẻ có khả năng lập kế hoạch, có tính tổ chức, biết điều chỉnh cảm xúc; và giao tiếp tự tin hơn.

Không những thế, theo nguồn thông tin của kênh thông tin The Genius of Play, chuyên nghiên cứu về lợi ích và đề xuất ý tưởng trò chơi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; các chuyên gia đã nêu ra 6 lợi ích của những trò chơi dành cho bé từ 0 – 3 tuổi bao gồm:

  • Kết nối với xã hội tốt hơn.
  • Tư duy sáng tạo, đổi mới.
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc.
  • Tăng khả năng tự nhận thức.
  • Tăng cường sức khỏe thể chất.
  • Tự tin giao tiếp với mọi người.

2. 15 trò chơi tại nhà cho bé 3-4 tuổi phát triển trí tuệ tốt nhất

2.1 Trò chơi đồ hàng

trò chơi đồ hàng cho bé 3-4 tuổi
Trò chơi đồ hàng cho bé và trẻ 3 tuổi

Chuẩn bị:

Cha mẹ hãy chuẩn bị bộ đồ chơi nấu bếp, bộ đồ chơi làm bác sĩ; hoặc những vật dụng có sẵn trong nhà như bát nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa, nước sạch, rau xanh, đồ chơi các loại,…

Cách chơi:

Cha mẹ dùng đồ chơi, vừa chơi vừa làm để con xem và tự bắt chước. Khi chơi con sẽ tự khám phá và nhớ lại những động tác của cha mẹ. Trò chơi này giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng.

2.2 Trò chơi phân loại

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị nhiều đôi tất hoặc quần áo khác loại, khác mau,..

Cách chơi: 

Cha mẹ yêu cầu còn tìm ra những đôi tất, và quần áo có cùng màu; hoặc cùng loại. Trò chơi này giúp bé rèn luyện kỹ năng quan sát và phân biệt các vật dụng.

2.3 Thẻ bài và Board Game

Chuẩn bị:

Cha mẹ có thể tham khảo một số trò chơi Board Game cho bé 3 tuổi như Đâm hải tặc, Candy land, Chutes and Ladders,…

Cách chơi:

Tùy vào mỗi bộ Game mà sẽ có cách hướng dẫn chơi sao cho đúng. Board Game là một giải pháp vô cùng hữu ích, giúp trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và thảo luận cùng bạn bè, cha mẹ; hoặc người chơi cùng con.

(Lưu ý: Cha mẹ nên chọn loại trò chơi phù hợp với lứa tuổi của con).

2.4 Đồ chơi xâu chuỗi

Trò chơi xâu chuỗi cho trẻ từ 3 tuổi
Trò chơi xâu chuỗi cho trẻ 3 tuổi rèn luyện đôi tay khéo léo, linh hoạt

Chuẩn bị:

Mẹ chuẩn bị dụng cụ đồ chơi có tên gọi là xâu chuỗi hạt cho trẻ từ 0 – 3 tuổi; hoặc lớn hơn. Trong đó sẽ có một sợi chuỗi, đi kèm với rất nhiều cục đồ chơi đa dạng hình dáng, và có khoét lỗ.

Cách chơi:

Các con sẽ dùng sợi dây chuỗi và xỏ qua từng cục đồ chơi với hình dạng mà con thích. Trò chơi này giúp cho bé 3 tuổi cải thiện sự khéo léo của đôi tay. Giúp cho các ngón tay của con thêm linh hoạt.

2.5 Trò chơi nhận biết âm thanh

Chuẩn bị:

Mẹ chuẩn bị một vài video có tiếng âm thanh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Như tiếng xe máy, tiếng xe đạp, tiếng vật dụng nhà bếp,…

Cách chơi:

Mẹ mở cho bé nghe và gợi ý cho con để con có thể đoán được âm thanh đó là âm thanh gì. Trò chơi này giúp con tập trung sâu hơn, lắng nghe tốt hơn.

>> Xem thêm: 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, trẻ 3 tuổi vừa vui vừa bổ ích

2.6 Nhận biết màu sắc

Chuẩn bị

Tương tự như trò chơi phân loại cho bé từ 0 – 3 tuổi. Mẹ chọn vài món đồ, mỗi đồ vật đại diện cho một màu sắc cụ thể.

Cách chơi:

Với bé bắt đầu học màu sắc, cha mẹ hãy dạy con mỗi ngày 1-2 màu riêng biệt. Sau đó, cha mẹ chuẩn bị một rổ đồ chơi có các màu sắc khác nhau. Chọn vài đồ vật đại diện cho từng màu, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé tìm những màu tương tự trong rổ đồ chơi, đưa cho mẹ.

Mở rộng hơn từ trò chơi, cha mẹ có thể cho trẻ nhận biết một số màu sắc đặc trưng của những đồ vật và thực phẩm xung quanh. Ví dụ như, cà chua màu đỏ, lá cây màu xanh,..

Đây là trò chơi giúp bé nhận biết màu sắc và ghi nhớ chúng hiệu quả.

2.7 Trò chơi vẽ tranh

Chuẩn bị:

Sau khi con đã hiểu và nhận diện được màu sắc, cha mẹ có thể mua thêm những bộ trò chơi tô màu cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Cách chơi:

Dựa theo những khoảng trống trong bức tranh. Con có thể kết hợp giữa trí nhớ; và trí tưởng tượng của mình để chọn tô màu mà con thích. Trò chơi này giúp phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng; phân biệt hình dạng và kích thước giỏi hơn.

2.8 Trò chơi đếm số

Chuẩn bị:

Ban đầu, mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, chai lọ…. Sau đó, cha mẹ cũng tập cho bé đếm theo thứ tự các con số tăng dần và nâng cao câu hỏi kiểm tra trí nhớ cũng như kích thích trí não bé.

Cách chơi:

Trò chơi đếm số chắc chắn kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ của bé. Để trẻ 3 có thể chơi trò chơi này tốt hơn, mẹ có thể đọc qua bài viết Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh chóng, nhớ lâu.

2.9 Tìm hình giống nhau

Tìm hình giống nhau

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị một rổ đựng nhiều mảnh ghép, với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.

Cách chơi:

Khi chơi, cha mẹ có thể đặt ra mốc thời gian để con có thể tìm đúng số lượng hình dáng và màu sắc giống nhau. Cha mẹ có thể kết hợp giữa trò chơi tìm hình giống nhau cho bé 3 tuổi với các câu đố IQ cho trẻ. 

>> Cùng chủ đề trò chơi cho bé 3 tuổi: 60+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

2.10 Nâng cao vốn từ vựng

Chuẩn bị:

Trò chơi cho bé 3 tuổi để nâng cao vốn từ vựng, cha mẹ cần chuẩn bị một loạt các thẻ bài (flashcard). Trên thẻ bài có thể in hình con vật, đồ vật, hoặc các từ ngữ mới dành cho trẻ.

Cách chơi:

Cha mẹ đưa ra mỗi thẻ bài để con đoán. Ví dụ như cha mẹ đưa ra hình con Dê – chữ D; con Cá – chữ C,.. hoặc một số thẻ bài có hình minh họa các vật dụng, các con vật nuôi,..

2.11 Trò chơi tìm điểm giống và khác cho trẻ 3 tuổi trên điện thoại

Trò chơi tìm điểm giống và khác cho trẻ 3 tuổi trên điện thoại
Trò chơi tìm điểm giống và khác cho trẻ 3 tuổi – Cha mẹ có thể tải về một số hình ảnh tương tự

Chuẩn bị:

Đây là một trò chơi cho bé 3 tuổi trên điện thoại di động. Mẹ có thể tìm những hình ảnh với từ khóa “tìm điểm giống nhau”. Lưu ý là mẹ tìm tranh đơn giản và phù hợp với tuổi của con.

Cách chơi:

Cách chơi khá đơn giản, mẹ cho con quan sát và đặt ra mốc thời gian để con tìm ra những điểm khác và giống nhau giữa hai bức tranh. Khi chơi mẹ nhớ nhắc con không đặt mắt quá sát vào màn hình điện thoại.

>> Cùng chủ đề: 12 trò chơi và hoạt động yêu thích cho bé 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi,..

2.12 Trò chơi xếp hình khối

trò chơi xếp hình khối

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị cho bé những hình khối có thể xếp chồng lên nhau. Hoặc cha mẹ có thể mua các trò chơi như đồ chơi Lego cho bé 3 tuổi. 

Cách chơi:

Ban đầu, nếu con chưa từng chơi qua trò chơi xây dựng, cha mẹ cho con Lego để xây dựng theo mẫu. Sau khi con đã biết cách chơi, cha mẹ hãy cho con tưởng tượng và sắp xếp theo ý thích của con.

>> Cùng chủ đề các trò chơi cho trẻ: Dạy bé 2 – 3 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 – 3 tuổi thông minh

2.13 Tìm đồ vật cất giấu

Chuẩn bị:

Cha mẹ tìm sẵn những món đồ chơi của con và những vị trí trong nhà mà cha mẹ có thể đặt đồ chơi của con vào đó.

Cách chơi:

Khi bắt đầu chơi, cha mẹ đặt giấu những món đồ chơi của con và yêu cầu con đi tìm. Ban đầu, cha mẹ chỉ nên đặt 1, 2 món; rồi mới tăng dần số lượng sau đó. Trò chơi này cho con biết cách tìm và dẹp đồ chơi lại đúng vị trí ban đầu.

2.14 Trò chơi nối câu

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị một số câu hỏi, và có sẵn câu trả lời. Tuy nhiên, câu trả lời chỉ nên là những từ hoặc cụm từ đơn giản, dễ nhớ. Cha mẹ tham khảo Trò chơi câu đố cho bé từ 3 – 5 tuổi.

Cách chơi:

Cha mẹ hướng dẫn con cách chơi như sau: Bé sẽ đặt một câu hỏi bất kỳ và bố mẹ trả lời. Sau đó con phải dùng câu trả lời của bố mẹ để đặt ra câu hỏi tiếp theo.

Ví dụ con hỏi: “Con vật gì có cổ cao nhất?”. Bố mẹ trả lời “Con hươu cao cổ”. Con sẽ hỏi tiếp: “Con hươu cao cổ thích ăn gì?”. Bố mẹ lại trả lời: “Con hươu cao cổ thích ăn lá cây”… Cứ như vậy bé sẽ liên tiếp đặt câu hỏi.

Thông qua trò chơi này, bé sẽ luyện được kỹ năng đặt câu hỏi và khả năng tư duy rất tốt.

>> Cùng chủ đề: 16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé từ 3 tuổi

2.15 Trò chơi đóng vai

Trò chơi đóng vai cho bé và trẻ 3 tuổi phát triển nhiều khả năng
Trò chơi đóng vai cho bé và trẻ 3 tuổi phát triển nhiều khả năng về ngôn ngữ và trí tuệ

Chuẩn bị:

Cha mẹ chuẩn bị 2 đến 3 con rối, búp bê, hoặc thú nhồi bông,..

Cách chơi:

Cha mẹ cùng bé chơi trò đóng vai, mỗi người là một con rối và cùng đối thoại với nhau. Cha mẹ và bé sẽ cùng chơi thông qua một tình huống hội thoại hoặc kể lại một câu chuyện. Trò chơi này giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của bé.

>> Cùng chủ đề: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho bé từ 3 tuổi 

3. Cách chọn trò chơi phù hợp cho bé 3 tuổi

Cách chọn trò chơi cho bé và trẻ 3 tuổi
Cách chọn trò chơi phù hợp cho bé và trẻ từ 3 tuổi

Bên cạnh đó, Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) có hướng dẫn cha mẹ cách chọn trò chơi cho bé từ 0 – 1 tuổi; 1 – 3 tuổi; và từ 4 – 6 tuổi. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến cách chọn trò chơi cho bé 3 tuổi để con phát triển trí tuệ tốt nhất.

Cách chọn trò chơi cho bé 3 tuổi như sau:

  • Cho trẻ không gian để trẻ tự ý làm theo sự tò mò.
  • Nên cho trẻ với các bạn cùng trang lứa, cùng tuổi.
  • Hát và chơi các trò chơi có âm thanh và giai điệu. 
  • Cho bé nghe nhạc và khuyến khích con nhảy múa.
  • Cho con tham gia làm một ít việc nhà cùng cha mẹ.
  • Cho con tham gia trò chơi được đóng vai nhân vật khác.
  • Các trò chơi nên được kết hợp nhiều động tác như: đứng, đi, bò, nhảy,..

>> Mẹ xem thêm: Bé 3 tuổi biết làm gì? Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh

Tóm lại, cho bé 3 tuổi chơi trò chơi là một trong những cách tốt nhất để con được phát triển trọn vẹn. Trong đó, những kỹ năng như sáng tạo, và sự tò mò là một kỹ năng mà tương lai rất cần đến.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bí quyết tìm người trông trẻ con dành cho mẹ

Vậy làm thế nào để có thể tìm được người trông trẻ con (bảo mẫu) phù hợp, tốt tính? Việc phải giao bé cưng cho một người khác thật không dễ dàng; hiểu được nỗi lo lắng của cha mẹ, MarryBaby chia sẻ hướng dẫn tìm người trông trẻ con đáng tin cậy ngay sau đây!

1. Làm rõ nhu cầu trước khi tìm người trông trẻ con

1.1 Thời gian trông trẻ

Đầu tiên, cha mẹ cần làm rõ nhu cầu của mình trước khi quyết định có nên thuê người trông trẻ con hay không.

Cụ thể, cha mẹ cần người trông trẻ con bao nhiêu ngày một tuần; hay bao nhiêu ngày mỗi tháng. Sau khi đã xác định rõ nhu cầu về số ngày cần người trông trẻ, cha mẹ sẽ dễ dàng tìm hơn.

1.2 Tham khảo ý kiến mọi người

Cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề tìm người trông trẻ con trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt là hỏi kinh nghiệm của những mẹ bỉm đã từng thuê người trông trẻ con. Hoặc cha mẹ có thể đăng ký tham gia cộng đồ mẹ bỉm tại đây; để có thể đặt câu hỏi, và có bác sĩ trả lời.

1.3 Tính cách và độ tuổi của con

Trước khi tìm người trông trẻ con, mẹ cũng cần biết rằng, trẻ từ 3 – 5 tuổi trở lên thì mẹ mới nên cần thuê người trông trẻ hoặc bảo mẫu cho con. Nếu con trong độ tuổi từ 0 – 3 tuổi, thì mẹ nên dành thêm nhiều thời gian để bên cạnh con. 

Kết luận này dựa trên khuyến nghị của kênh thông tin SafeSitter chuyên về lĩnh vực cho thuê người trông trẻ con.

1.4 Mức chi phí cha mẹ có thể chi trả cho người trông trẻ con

Mẹ là người đang có nhu cầu tìm người trông trẻ con, nên ít nhiều vấn đề tài chính đối với mẹ cũng là thoải mái. Tuy nhiên, việc trao đổi rõ ràng về chi phí, và hình thức chi trả cũng là điều mà mẹ cần làm rõ trước khi quyết định thuê bảo mẫu trông con.

2. Tiêu chí tìm người trông trẻ con tốt và đáng tin cậy

Tiêu chí tìm người trông trẻ con đáng tin cậy

2.1 Người trông trẻ con (bảo mẫu) phải có danh tính rõ ràng

Yếu tố tiên quyết là danh tính của người trông trẻ phải được xác minh rõ ràng. Thông tin lý lịch, giấy tờ tùy thân của bảo mẫu phải được kiểm tra và làm rõ trước khi thuê.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm một đơn vị trung gian có đủ cơ sở và thẩm quyền để hỗ trợ mẹ xác minh lý lịch của cô bảo mẫu nhé. Ví dụ như đơn vị tư vấn luật; hoặc các dịch vụ công của sở tư pháp chẳng hạn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

2.2 Người trông trẻ con không có mắc bệnh truyền nhiễm

Bên cạnh thông tin lý lịch cá nhân của người trông trẻ con, mẹ cần hỏi sâu hơn về tình trạng sức khỏe, bệnh lý của cô bảo mẫu.

Theo đó, một buổi khám sức khỏe tổng quát cho người trông trẻ là điều vô cùng cần thiết. Không những thế, mẹ cũng có thể quan sát chi tiết hơn về mùi hướng cơ thể; khả năng giữ vệ sinh cá nhân của người bảo mẫu là như thế nào.

>> Mẹ xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

2.3 Trình độ và chuyên môn của người trông trẻ

Về vấn đề này, cha mẹ có thể bắt đầu quan sát người trông trẻ con trong 1 – 2 buổi đầu tiên, kể từ khi cô nhận việc.

Người trông trẻ con có thể đã có kinh nghiệm nuôi con. Tuy nhiên kỹ năng chăm sóc trẻ sao cho khoa học, bài bản thì vẫn cần được đào tạo. Mẹ có thể hỏi cô bảo mẫu về một số thuật ngữ; hoặc thậm chí là những phương pháp nuôi con như phương pháp EASY,…

2.4 Tác phong và thái độ của người trông trẻ

Thái độ chân thật, và cởi mở của người bảo mẫu chính là yếu tố then chốt để cha mẹ có thể dễ dàng tin tưởng để trao niềm tin.

Người bảo mẫu sẽ phải thể hiện được sự rõ ràng, sự minh bạch trong quá trình tiếp nhận công việc. Và để quan sát điều này, cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để tiếp xúc; cũng như giúp đôi bên hiểu nhau nhiều hơn.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

2.5 Đôi bên cùng có lợi

Giữa cha mẹ và người bảo mẫu cần thỏa thuận với nhau về thời gian, chi phí; cũng như là khoảng thời gian nhận thông báo trước khi một trong hai bên muốn ngừng hợp tác.

Bởi vì việc đột ngột ngừng cộng tác của người bảo mẫu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian biểu của con, và của mọi người trong gia đình. Tốt nhất không ai nên bị đưa vào tình huống bị động.

3. Những câu hỏi cho người trông trẻ trước khi quyết định thuê

Câu hỏi dành cho bảo mẫu trước khi quyết định thuê

Mẹ có thể áp dụng một số câu hỏi sau đây để dễ dàng tìm thấy, đây là một người trông trẻ mà mẹ có thể tin tưởng.

Một số câu hỏi về trình độ và kinh nghiệm:

  • Bạn có thường xuyên làm việc và chăm sóc trẻ con không?
  • Bạn đã từng trông trẻ con trước đây chưa? Nếu có, bạn hãy kể chi tiết hơn về kinh nghiệm của mình.
  • Bạn có thể chuẩn bị một buổi ăn sáng đơn giản và nhanh không? Trường hợp trẻ bị mắc nghẹn bạn có biết cách  xử lý không? 
  • Bạn có biết nhiệt độ nước để pha sữa cho trẻ là bao nhiêu không? Bạn có thể diễn giải cách hâm nóng bình sữa trước khi cho trẻ bú là như thế nào.

Một số câu hỏi về sự an toàn cho bé:

  • Những loại thuốc mà trẻ sơ sinh có thể dùng?
  • Bạn đã từng tham gia các lớp đào tạo sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa?
  • Trường hợp khẩn cấp như trẻ bị té, ngã, hoặc có tai nạn nghiêm trọng, bạn sẽ làm gì ngay lúc này?

Người trông con cần biết những nguyên tắc sau (nếu trẻ dưới 4 tuổi):

  • Phải luôn cắt nhỏ thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ em chơi ở những nơi gần cầu thang, cửa sổ, bếp lửa và ổ điện.
  • Tuyệt đối không cho con ăn những thực phẩm sống, cứng, mịn vì có thể làm con bị mắc nghẹn.

Tóm lại, việc thuê người trông trẻ con là cần thiết nếu con đã hơn 3 tuổi; và cha mẹ không thể dành nhiều thời gian cho con. Để có thể tìm được một người trông trẻ tốt tính và hiền lành; thì phần nào đó cha mẹ cũng phải có tính cách; hoặc đối xử với họ tương tự như vậy.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách giải rượu bia nhanh, an toàn và hiệu quả tức thì ngay tại nhà

Vậy có cách nào để giải rượu không? Dĩ nhiên là có! Marrybaby gợi ý cho bạn những cách giải rượu bia nhanh, an toàn và có hiệu quả tức thì. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Cách giải rượu bia nhanh bằng thức uống

cách giải rượu
Cách giải rượu bia nhanh và có hiệu quả ngay lập tức là uống nhiều nước lọc.

Mặc dù những cách giải rượu bia dưới đây có thể giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhưng không có nghĩa là bạn áp dụng những cách này để được phép uống nhiều rượu bia hơn.

1.1 Cách giải rượu bia nhanh nhất: Uống nước lọc

Cách giải rượu bia phổ biến mà phần lớn mọi người áp dụng là uống nước lọc. 

Khi tiêu thụ rượu bia, cơ thể của chúng ta sẽ bắt đầu mất nước do giãn mạch máu đến thận; tăng chuyển hóa từ gan đến thận để đào thải qua nước tiểu. Tiểu nhiều dẫn đếnmất nước; và đó là lý do vì sao bạn khát nước khi uống bia rượu.

1.2 Nước chanh ấm (hoặc nóng)

Chỉ cần vắt nửa trái chanh hoặc 2 trái tắc pha với 100ml nước nóng, cho thêm ít đường rồi khuấy đều là có thể dùng được.

Uống nước chanh hoặc tắc nóng là một trong những cách giải rượu bia hiệu quả. Mặc dù chưa có thông tin nào chính xác để khẳng định chanh có thể hóa giải rượu bia. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu được công bố năm 2017 của Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ NCBI cho thấy chanh có khả năng bảo vệ gan khỏi các tác nhân cho người nghiện rượu mạn tính.

>> Cách giải rượu bia nhanh bằng chanh: 3 cách làm trà chanh siêu ngon

1.3 Chanh muối

Tương tự như nước chanh, chanh muối cũng là cách giải rượu bia nhanh chóng nhờ vào tính kiềm có trong chanh muối. Nhưng bạn cần lưu ý là không uống nhiều chanh muối khi bụng đang đói. 

1.4 Nước cam mật ong

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học đa lĩnh vực Sciencedirect năm 2009, cho thấy, đường fructose trong mật ong có khả năng loại bỏ, hoặc giảm thiểu phần nào nồng độ cồn (ethanol) trong máu. Mặc dù nghiên cứu này không được thực hiện để đưa ra cách giải rượu bia.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách pha nước cam mật ong để giải rượu

1.5 Cách giải rượu bia ngay lập tức tại nhà bằng gừng

Gừng là nguyên liệu giúp giải rượu bia nhanh và tức thời. Bạn cắt vài lát mỏng gừng tươi, sau đó đem pha với nước nóng. Vị gừng nóng có tác dụng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp cơ thể đào thải cồn ra khỏi cơ thể.

Hoặc bạn cũng có thể cho thêm vào nước gừng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh hơn.

1.6 Trà xanh (hoặc các loại trà thảo mộc)

Cách giải rượu bằng các loại trà thảo mộc
Cách giải rượu bằng các loại trà thảo mộc

Để giải rượu bia, bạn có thể dùng lá trà xanh; hoặc cho thêm vài lát gừng tươi thái mỏng. Sau đó bạn đổ nước đun sôi vào; và đợi khoảng 20 phút cho các chất trong trà được hòa tan với nước.

Nếu không có lá trà tươi thì bạn có thể dùng trà túi lọc để giải rượu. Chỉ cần ngâm trà với nước sôi; cho vài lát gừng và uống nóng.

>> Làm sao để giải rượu bia: Cách pha các loại trà để giải khát hoặc uống để giải rượu

1.7 Nước ép trái cây giúp giải rượu bia nhanh

Giải rượu nhanh bằng nước ép trái cây
Cách giải rượu nhanh và có hiệu quả ngay lập tức là uống nước ép trái cây

Một số trái cây như dưa hấu, dâu, dưa leo, dưa lưới, cà chua cung cấp một lượng nước dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, amino axit trong trái cây là thành phần cấu thành nên protein nên nó sẽ hỗ trợ gan trong việc đào thải bớt nồng độ cồn trong máu.

>> Cách giải rượu siêu tốc: Top 25 các loại nước ép tốt cho sức khỏe và tăng đề kháng

1.8 Sữa tươi (hoặc sữa socola)

Sữa tươi không phải là cách giải rượu trực tiếp. Tuy nhiên, sữa giúp ức chế một thành phần có trong rượu bia đó là Acetaldehyde. Đây là thủ phạm chính gây ra cảm giác buồn nôn khi chúng ta uống nhiều rượu.

Song song đó, chocolate (socola) có chứa Phenylethylamine (PEA) giúp kích hoạt não giải phóng dopamine và serotonin. Khi kết hợp cả hai, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi đang trong tình trạng say rượu.

1.9 Cà phê đen

Bạn có biết, cà phê đậm cũng là một cách giải rượu hiệu quả không? 

Khi uống nhiều rượu bia cơ thể sẽ bắt đầu buồn ngủ, trong khi đó cà phê lại chứa một lượng lớn caffein giúp đánh thức cơ thể trở lại. Tuy nhiên, khi dùng cà phê để đánh thức cơ thể, bạn sẽ khó biết rằng mình đang say đến mức nào. Mặc dù bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, nhưng nồng độ trong máu của bạn vẫn ở đó.

2. Cách giải rượu bia nhanh và an toàn bằng thức ăn

Giải rượu bia bằng cháo trắng
Cách giải rượu nhanh bằng thức ăn là bạn nên ăn một chén cháo trắng. Tốt nhất là nên ăn trước khi uống rượu

Bên cạnh những cách giải rượu bia bằng các loại thức uống, bạn có thể thử ăn những thực phẩm sau đây để giải rượu.

2.1 Ăn cháo trắng để giã rượu bia

Thành phần chính có trong cháo trắng là nước và gạo (tinh bột). Nhờ đó mà giúp cơ thể bù lại lượng nước bị mất do nồng độ cồn.

2.2 Cách giải rượu bia nhanh với trứng

Trứng gà, trứng vịt, và các loại trứng khác đều có chứa một lượng protein lớn. Protein có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ rượu bia vào cơ thể. Chính vì thế, cách tốt nhất để giải rượu bia hoặc ngăn chặn cơ thể hấp thụ rượu bia đột ngột; bạn có thể ăn trứng trước khi uống rượu bia.

2. Cách tỉnh rượu bia tại nhà với quả chuối

Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin B, kali và nước,… Do đó, chuối có khả năng làm chậm quá trình nồng độ hấp thụ vào máu; đồng thời giúp bổ sung nước cho cơ thể để giúp cơ thể ít bị mất nước hơn do uống rượu bia.

2.4 Làm sao để hết say? Hãy ăn thử cá hồi

Cá hồi là thức ăn được chọn làm cách giải rượu bia hiệu quả. Cá hồi không chỉ chứa nhiều protein (khoảng 20g protein trong 100g cá hồi), mà còn chứa nhiều chất béo tốt là Omega-3.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên động vật, các nhà nghiên cứu thấy rằng, Omega-3 có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại từ rượu bia, đặc biệt là chứng viêm não do tiêu thụ nhiều rượu bia.

>> Xem thêm: 1 lon bia bao nhiêu calo? Uống bia có béo bụng không?

3. Rượu bia ở lại trong cơ thể bao lâu sau khi uống?

Thời gian rượu bia ở lại trong cơ thể chúng ta sẽ tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, khả năng đào thải nồng độ cồn của cơ thể; và phần lớn còn lại sẽ phụ thuộc vào số lượng và mức độ cồn của loại rượu bia mà bạn uống.

Rượu bia hay nồng độ cồn có thể được phát hiện thông qua những cách sau:

  • Nước bọt: 48 giờ.
  • Hơi thở: 12-24 giờ.
  • Xét nghiệm máu: 12 giờ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: 5 ngày.
  • Xét nghiệm lấy mẫu tóc: 90 ngày.

Tuy nhiên, theo phân tích của Trung tâm y tế học thuật đa khoa Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) cho biết, thời gian cơ thể chúng ta đào thải rượu bia sẽ yếu dần khi chúng ta bắt đầu già đi.

4. Cần bao lâu để rượu tự đào thải ra khỏi cơ thể?

cần bao lâu để rượu tự đào thải ra khỏi cơ thể

Theo thông tin từ Viện Quốc gia về Lạm dụng và Nghiện rượu (NIAAA) kết luận rằng, thông thường cơ thể con người sẽ tự đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Sau khi rượu vào cơ thể, đi qua các cơ quan tiêu hóa để thẩm thấu vào máu; và sau cùng sẽ kết thúc ở gan – nhằm chuyển hóa và giảm dần nồng độ cồn.

Trung bình gan sẽ tự đào thải nồng độ trong rượu bia khoảng 0,015g/100ml/giờ (Giảm 0,015 BAC/giờ). BAC (Blood alcohol concentration) là một đơn vị đo dùng để tính nồng độ cồn trong máu của bạn. 

Lấy ví dụ, bạn nặng 70kg (~155 lbs); và bạn uống 5 lon bia. Lúc này nồng độ BAC của bạn sẽ dao động từ 0,117 – 0,125. Dựa theo thời gian đào thải rượu bia tự nhiên của gan, bạn sẽ cần khoảng 10 – 12 giờ để cơ thể đào thải xong.

Vậy có cách nào để giải rượu bia nhanh hơn và an toàn cho cơ thể không?

5. Cách chăm sóc người say rượu

cách chăm sóc người say rượu

Sau đây là những điều bạn nên làm với một người say rượu:

  • Không cho người uống bia rượu lái xe: Cách tốt nhất là bạn đưa họ về đến nhà an toàn.
  • Ở bên cạnh họ: Nếu bạn không thể ở bên cạnh họ; hãy nhờ một người khác đủ tin tưởng để ở đó và trông chừng họ.
  • Nằm ở tư thế đầu cao hơn bụng: Trường hợp họ muốn nằm, bạn hãy giúp đỡ họ bằng cách để đầu của họ được nâng cao lên. Nếu không, rất có thể họ sẽ mắc nghẹn hoặc nôn mửa.
  • Ngừng uống đồ uống có cồn và ăn thêm thức ăn: Bạn nên khuyến khích họ uống thêm nước (không cồn). Đồng thời cho họ ăn thêm thức ăn để bảo vệ dạ dày của họ khỏi men rượu.
  • Cách giải rượu sau khi nôn: Bạn có thể để họ nôn ra tất cả những gì có thể (*). Đây là phản ứng tự nhiên khi cơ thể rơi vào trạng thái ngộ độc do uống quá nhiều rượu bia. Sau khi nôn xong, bạn cho họ uống nước lọc trở lại.

(*) LƯU Ý: Y khoa không khuyến khích tự thực hiện các biện pháp gây nôn bằng cách móc họng; đè lưỡi;… vì có nguy cơ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và tổn thương cổ họng, răng hoặc nướu.

>> Xem thêm: Ngoại tình tư tưởng là gì? 9 dấu hiệu bạn không ngờ tới!

Tóm lại, rượu bia là một thức uống gần như luôn xuất hiện trong các bữa tiệc. Cách để tận hưởng niềm vui trọn vẹn không nhất thiết phải là uống thật nhiều rượu bia. Cách tận hưởng tốt nhất chính là biết sự chừng mực của bản thân để luôn đảm bảo an toàn cho chính mình và cho mọi người xung quanh.

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về cách giải rượu bia nhanh bằng thức uống và cả thức ăn.