Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dư ối có nên uống sữa tươi không đường? Lưu ý cho bà bầu khi bị dư ối

Dư ối có nguy hiểm không và dư ối có nên uống sữa tươi không đường? Mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Dư ối là gì? Dấu hiệu dư ối

1. Dư ối và dấu hiệu nhận biết

Trước khi giải đáp câu hỏi dư ối có nên uống sữa tươi không đường không, mẹ cần biết dư ối là sự tích tụ quá mức của nước ối trong tử cung khi mang thai. Dư ối chiếm từ 1-2% các trường hợp mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra với đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba), thai dị tật bẩm sinh hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Mẹ dư ối thường không có triệu chứng gì đặc biệt, đôi khi là thấy bụng to hơn tuổi thai, trừ khi nước ối tăng quá nhanh và nhiều trở thành đa ối cấp thì mẹ sẽ cảm thấy mệt, khó thở thậm chí đau bụng

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

2. Mẹ bầu bị dư ối có nguy hiểm không?

Dư ối có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ mắc chứng dư ối sẽ không gặp vấn đề gì đáng kể trong thời kỳ mang thai và sẽ sinh con khỏe mạnh. Nhưng nếu tình trạng dư ối xảy ra trong thai kỳ càng sớm và lượng nước ối dư thừa càng lớn thì nguy cơ biến chứng càng cao.

Mẹ bầu có thể gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây, thường là liên quan đến việc dư thừa quá nhiều nước ối mà bác sĩ chẩn đoán là đa ối:

  • Mẹ bị khó thở
  • Vỡ ối sớm
  • Nhau bong non
  • Sa dây rốn
  • Thai chết lưu
  • Băng huyết sau sinh
  • Nhiễm trùng
  • Hội chứng Macrosomia bào thai
  • Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ.

Mẹ cần khám thai đều đặn để bác sĩ sớm phát hiện dư ối hay đa ối và tiên lượng các biến chứng mẹ bầu có thể gặp phải nhằm tìm ra các biện pháp cân bằng nước ối cho đến khi sinh em bé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đa ối có nguy hiểm không và những giải đáp liên quan từ bác sĩ chuyên khoa

Dư ối có nên uống sữa tươi không đường?

dư ối có nên uống sữa tươi không đường
Dư ối có nên uống sữa tươi không đường?

Dư ối xảy ra cũng có thể liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh.

Vậy mẹ bầu dư ối có nên uống sữa tươi không đường không? Liệu uống sữa tươi không đường có tăng nước ối không? Bạn có thể dùng sữa tươi không đường để hạn chế lượng đường hấp thu vào cơ thể. Mẹ nên uống loại sữa bò tươi đã tiệt trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng thai nhi và nước ối.

Cách uống sữa tươi không đường cho bầu dư ối

Sữa tươi không đường là nguồn bổ sung dinh dưỡng, canxi và khoáng chất rất tốt cho thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống sữa tươi không đường khi đa ối, lượng sữa sẽ tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và nhu cầu dinh dưỡng mỗi cá nhân. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ lượng uống mỗi ngày cho phù hợp.

Bạn cũng có thể thay thế sữa tươi bằng các loại sữa từ các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, hạt điều… Điều này giúp tránh sự nhàm chán và bổ sung đa vi chất cho thai kỳ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước ối trung bình là tốt hay xấu? Bầu cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối

Lưu ý cho bà bầu dư ối

Dư ối có nên uống sữa tươi không đường? Lưu ý cho bà bầu
Dư ối có nên uống sữa tươi không đường? Lưu ý cho bà bầu

Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán dư ối thì hãy lưu ý những điều này:

  • Mẹ không nên quá lo lắng, hãy nhớ rằng chứng dư ối thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng
  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều và có thể cân nhắc bắt đầu nghỉ thai sản sớm nếu đang đi làm kèm với cảm giác mệt mỏi nhiều
  • Mẹ vẫn phải duy trì uống đủ nước, quan điểm không uống nước để giảm nước ối là một điều sai lầm
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ mẹ và bé
  • Trao đổi với bác sĩ về những việc phải làm nếu bạn vỡ ối hoặc chuyển dạ sớm hơn dự kiến
  • Đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng mới nào, cảm thấy rất khó chịu hoặc bụng to lên đột ngột.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước ối đục và những điều bà bầu cần biết

Dư ối có nên uống sữa tươi không đường? Mẹ bầu dư ối có thể bổ sung sữa không đường đã tiệt trùng hoặc các loại sữa hạt khác mỗi ngày. Mẹ hãy nghỉ ngơi thật tốt và đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào khác nhé.

[inline_article id =259854]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu dùng kem chống nắng được không? Thành phần kem chống nắng mẹ nên tránh

Phụ nữ mang thai nên tránh ra ngoài vào buổi trưa nắng gắt. Trong trường hợp phải đi dưới nắng, cần mặc quần áo bảo hộ, đeo kính râm hoặc bôi kem chống nắng để phòng tránh các tia cực tím gây hại cho cơ thể. Thế nhưng, làn da nhạy cảm của mẹ bầu dùng kem chống nắng được không?  

Bầu dùng kem chống nắng được không? 

1. Tại sao mẹ bầu cần sử dụng kem chống nắng?

Khi bạn mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hơn, làm làn da bạn tăng các sắc tố da và nhạy cảm hơn. Gần 50% phụ nữ mang thai có một số dấu hiệu nám và sạm da. Da của bạn khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng khả năng xuất hiện những đốm nám, sạm này trên mặt.

Các tia cực tím này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt khi làn da mẹ bầu đang rất nhạy cảm. Với câu hỏi bầu dùng kem chống nắng được không, mẹ có thể thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình nhé.

2. Kem chống nắng an toàn cho bà bầu không? 

bầu dùng kem chống nắng được không? Kem chống nắng có an toàn cho bầu không?
Bầu dùng kem chống nắng được không? Kem chống nắng có an toàn cho bầu không?

Biết bầu dùng kem chống nắng được không là chưa đủ. Mẹ cần phải biết kem chống nắng nào là an toàn cho bé để sử dụng.

Hiện nay, các thành phần được phép có trong kem chống nắng đã được FDA công bố. Trong đó, một số thành phần kem chống nắng không thấm qua da đi vào cơ thể mà mẹ bầu có thể sử dụng là Zinc oxide, Titanium dioxide, Octisalate, Octocrylene, Meradimate. Mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng có chứa các thành phần này để chống các tia cực tím.

Vậy nên, bầu dùng kem chống nắng được không? Câu trả lời là mẹ có thể sử dụng được với các thành phần an toàn không thấm qua da để an toàn cho sức khỏe hai mẹ con. 

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Kem chống nắng vật lý có dùng được cho bà bầu, trẻ con không?

Tiêu chí chọn kem chống nắng cho bà bầu

1. Tránh các thành phần kem chống nắng độc hại 

Bầu dùng kem chống nắng được không? Thành phần kem chống nắng nào mẹ nên tránh? Đó là những thành phần có thể đi qua da vào các cơ quan trong cơ thể.

Kem chống nắng an toàn cho bà bầu không nên chứa các thành phần này như Octinoxate, Oxybenzone, Padimate O, Trolamine salicylate. Mẹ cần chú ý và tránh dùng các sản phẩm chứa những thành phần này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

2. Chỉ số SPF phù hợp

Bầu dùng kem chống nắng được không? Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chống nắng có SPF từ 30 trở lên tùy theo nhu cầu sử dụng.

3. Chọn sản phẩm không chứa cồn, hương liệu

Các thành phần chứa cồn, hương liệu, paraben có thể gây kích ứng với làn da của mẹ bầu. Mẹ nên dùng các sản phẩm chống nắng không sử dụng cồn, hương liệu, paraben được ghi chú trên nhãn sản phẩm.

4. Bầu dùng kem chống nắng được không? Nên dùng dạng kem bôi

Bầu dùng kem chống nắng được không còn tùy thuộc đó là loại kem chống nắng nào.

Mẹ có thể dùng kem chống nắng dạng bôi để tránh nắng. Kem chống nắng dạng xịt không được khuyến cáo sử dụng vì mẹ có thể hít phải các chất trong kem chống nắng.

Chưa có nghiên cứu nào nói về mức độ an toàn của viên uống chống nắng với mẹ bầu. Mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại viên chống nắng nào nhé. 

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách chống nắng tự nhiên không cần dùng kem chống nắng

Cách dùng kem chống nắng cho bà bầu

Bầu dùng kem chống nắng được không? Cách dùng kem chống nắng cho bà bầu
Bầu dùng kem chống nắng được không? Cách dùng kem chống nắng cho bà bầu

Kem chống nắng rất hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Mẹ hãy thực hiện cách dùng kem chống nắng theo các nguyên tắc sau để bảo vệ làn da tốt nhất:

  • Bôi kem chống nắng ít nhất 20-30 phút trước khi bạn ra ngoài trời, bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với da từ 30 phút trở lên.
  • Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ khi bạn ở ngoài trời, ngay cả khi sản phẩm ghi rằng bạn có thể dùng cả ngày. Nếu bạn bị ướt hoặc đổ nhiều mồ hôi, hãy thoa lại kem chống nắng thường xuyên hơn.
  • Không nên tiết kiệm: Thoa đều kem chống nắng trên cơ thể. Nhờ đó, tất cả các vùng da hở đều được che phủ và đạt được mức chống nắng tốt nhất.
  • Bôi kem chống nắng cho tất cả các khu vực tiếp xúc, bao gồm cả tai, môi, mặt và mu bàn tay của bạn.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bà bầu tắm nắng: Cẩn thận để không hại cả mẹ lẫn con!

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng cho bà bầu

Mẹ bầu cần lưu ý kiểm tra thật kỹ các thành phần trong kem chống nắng, chỉ số SPF và hạn sử dụng trước khi sử dụng nhé. Nếu có làn da dễ bị kích ứng, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem chống nắng nào.

Ngoài ra, mẹ nhớ tẩy sạch lớp kem chống nắng cũ trên da trước khi bôi lớp mới để tránh bị bí da nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

Như vậy, bài này đã giúp chị em biết được mẹ bầu dùng kem chống nắng được không. Mẹ có thể sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da trước các tác hại của tia cực tím nhưng nhớ tránh các loại kem chống nắng chứa cồn, hương liệu, paraben và thành phần không an toàn. Mẹ cũng cần lưu ý cách dùng kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da tối ưu nhất. Nếu muốn chắc chắn hơn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem chống nắng nhé.

[inline_article id =271052]

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền và những lưu ý bạn nên quan tâm

Ngoài ra trong các trường hợp đặc biệt khi ở giai đoạn đầu thai kỳ thì xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá thai có phát triển bình thường hay thai nghén thất bại sớm. Từ đó có những phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. 

Xét nghiệm HCG là xét nghiệm định lượng HCG có trong cơ thể. HCG chỉ xuất hiện khi người phụ nữ mang thai. Có thể tìm lượng HCG trong nước tiểu hoặc trong máu thông qua que thử thai hay xét nghiệm máu. Cách đọc kết quả xét nghiệm beta HCG và que thử thai khá đơn giản. Que thử thai 2 vạch hay chỉ số HCG trong máu trên 25 mIU/mL cho kết quả dương tính. Ngược lại que thử thai 1 vạch hoặc chỉ số HCG trong xét nghiệm máu dưới 5 mIU/mL nghĩa là kết quả âm tính. Đến đây, hẳn bạn đang thắc mắc xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền?

Nhưng trước khi tìm hiểu xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền, bạn cần biết mục đích xét nghiệm HCG để làm gì.

Mục đích xét nghiệm HCG 

Xét nghiệm HCG thường giúp bạn xác định mình có đang mang thai không, hỗ trợ phát hiện những biến chứng thai kỳ hoặc giúp trong việc tầm soát ung thư.

1. Khi nghi ngờ mình đang mang thai

Trong các trường hợp bạn nghi ngờ mình có thai và có các dấu hiệu mang thai, bạn có thể làm xét nghiệm beta HCG bằng que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu.

2. Với chị em đã mang thai

Nồng độ HCG trong các tuần của thai kỳ sẽ khác nhau nên bác sĩ có thể dựa vào việc đánh giá sự biến thiên của chỉ số beta-hCG để theo dõi thai kỳ. Xét nghiệm HCG hay được sử dụng để xác định các nguy cơ tiềm ẩn chị em có thể gặp, bao gồm:

Bạn có thể làm xét nghiệm máu để biết nồng độ HCG đang là bao nhiêu và có bất thường gì với thai nhi không nếu gặp các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, bụng to bất thường… 

3. Với các cặp đôi muốn tầm soát ung thư

Xét nghiệm HCG có thể phát hiện: các loại ung thư xuất phát từ trứng hay tinh trùng (gọi là u tế bào mầm), chẳng hạn như ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn. 

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Beta bao nhiêu thì có thai? Xét nghiệm beta HCG bằng cách nào?

Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? 

Hiện nay, bạn có thể làm xét nghiệm beta HCG bằng que thử thai hoặc xét nghiệm máu. Vì vậy, xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. 

1. Que thử thai bao nhiêu tiền?

xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? Que thử thai bao nhiêu tiền

Bạn có thể dùng que thử thai tại nhà hoặc trong phòng khám. Cách này rất đơn giản, dễ thực hiện, dễ mua tại các nhà thuốc. Bạn chỉ cần chú ý thực hiện thử thai bằng que đúng cách để cho kết quả chính xác nhất nhé. Giá que thử thai hiện nay rất đa dạng, từ 30.000-200.000VND cho một que. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn các loại que thử thai khác nhau.

Dù đơn giản và dễ thực hiện, nhưng que thử thai chỉ có thể giúp bạn biết mình đã có thai hay chưa.

[key-takeaways title=””]

Bạn cần làm xét nghiệm beta HCG bằng xét nghiệm máu mới biết được các dấu hiệu biến chứng trong thai kì hay nguy cơ ung thư có thể xảy ra.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

2. Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm này cần thực hiện tại bệnh viện hay phòng khám. Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu cần thiết để tiến hành đo lượng HCG. Bạn có thể chờ từ 25-40 phút để nhận kết quả. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm beta HCG cho bạn và trao đổi với bạn về kết quả.

Vậy xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? Tùy vào bệnh viện bạn lựa chọn, chất lượng máy móc và trình độ chuyên môn bác sĩ mà giá xét nghiệm sẽ khác nhau.

[key-takeaways title=””]

Thường xét nghiệm HCG có giá từ 180.000VND trở lên và có chênh lệch theo dịch vụ của từng bệnh viện, phòng khám khác.

[/key-takeaways]

Làm xét nghiệm beta HCG ở đâu? Hiện nay, rất nhiều bệnh viện có dịch vụ làm xét nghiệm beta HCG, bạn có thể tham khảo các bệnh viện uy tín để đến làm xét nghiệm này, bao gồm bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Bưu Điện, Bệnh viện phụ sản Trung ương…

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các bệnh viện uy tín phù hợp khác để làm xét nghiệm.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không và đáp án dành cho bạn!

Lưu ý khi xét nghiệm beta HCG

Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm beta HCG
Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm beta HCG

Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm HCG, bạn nên lưu ý những điều này sau khi biết xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền nhé:

  • Bạn nên lựa chọn các hãng que thử thai chất lượng và lựa chọn nhà thuốc uy tín để mua  
  • Bạn nên thử que thử thai vào buổi sáng sớm, và hạn chế uống nước để que thử thai ra kết quả chính xác
  • Bạn cũng được khuyến cáo không ăn sáng để lượng máu lấy làm xét nghiệm không bị loãng dẫn đến kết quả sai lệch
  • Chọn các bệnh viện có dịch vụ tốt, uy tín, phù hợp với nhu cầu cá nhân bạn để làm xét nghiệm.

[inline_article id =299288] 

Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền? Xét nghiệm beta HCG có thể thực hiện bằng que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu. Cả hai phương pháp này đều có giá thành phải chăng, có thể thực hiện nhiều lần nếu cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn chưa biết nên làm xét nghiệm beta HCG ở đâu, bạn có thể tham khảo các bệnh viện được gợi ý trên đây nhé. 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Nước ối thường xuất hiện và tăng dần trong những tháng đầu thai kỳ và bắt đầu giảm khi ở tam cá nguyệt cuối. Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể gặp những vấn đề khác nhau ở thời điểm này, trong đó có dư ối. Vậy dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì khi phát hiện dư ối vào tuần thứ 38? 

Dư ối là trường hợp nước ối tích tụ nhiều hơn mức bình thường khi mang thai. Thường chỉ chiếm 1-2% trong các trường hợp mang thai. Dư ối có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do vô căn. 

Đa ối và dư ối có khác nhau không?

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa đa ối và dư ối nên tự hỏi đa ối và dư ối có khác nhau không.

Thường nước ối sẽ được đo lường thông qua chỉ số nước ối (AFI). Khoảng AFI từ 5-25cm được xem là mức nước ối bình thường. Nếu lệch khỏi phạm vi này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ do thiếu ối hoặc dư ối.

Ở tuần 38, mức nước ối trung bình là 12,2cm, tức là khoảng 600ml. Từ tuần này, nước ối đã bắt đầu giảm để chuẩn bị chuyển dạ sinh nở. Nếu chỉ số nước ối trên 15cm, mẹ bầu có thể được bác sĩ chẩn đoán bị dư ối. Mẹ sẽ bị đa ối nếu chỉ số nước ối vượt qua ngưỡng 25cm. 

Chẩn đoán dư ối thường ít mang ý nghĩa bệnh lý mà là một dấu hiệu cảnh báo để bác sĩ đánh giá lại sức khoẻ thai nhi, tình trạng của mẹ. Liệu có kèm theo thai to hay đái tháo đường hay bệnh lý gì không, có cần điều chỉnh gì không?

Do đó với câu hỏi đa ối và dư ối có khác nhau không? Câu trả lời là dư ối và đa ối khác nhau, lượng nước ối do đa ối bị tích tụ lại nhiều hơn rất nhiều so với dư ối. Song liệu dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Hay nước ối nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu dư ối nên ăn gì để không bị tích nước?

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không?

dư ối tuần 38 có nguy hiểm không
Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không?

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Sẽ không ảnh hưởng nhiều nếu mẹ bị dư ối hơn mức trung bình không nhiều.

Nước ối nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tương tự như trên, sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu lượng nước ối bị tích tụ nhiều hơn một chút so với chỉ số nước ối bình thường ở tuần 38.

Thông thường, nếu nước ối chỉ mới nhiều lên trong khoảng thời gian gần đây và quá trình khám thai bình thường thì mẹ có thể yên tâm tiếp tục theo dõi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu lượng nước ối tích tụ quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, và nguy cơ biến chứng sau đây sẽ tăng lên:

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tình trạng nước ối của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng nước ối của bạn và thông báo cho bạn nếu lượng nước ối nhiều hơn mức cần thiết. Từ đó đưa ra các khuyến cáo và phác đồ điều trị tùy theo trình trạng của bạn. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Mẹ bầu nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao? 

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Dư ối phải làm sao?
Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Dư ối phải làm sao?

Sẽ là thiếu sót nếu quan tâm dư ối tuần 38 có nguy hiểm không mà không để ý đến hướng xử lý khi nước ối nhiều.

Mẹ bầu nhiều nước ối ở tuần 38 cần được theo dõi lượng nước ối thường xuyên thông qua việc khám thai định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến khám thường xuyên hơn nếu nghi ngờ một vấn đề bất thường nào liên quan đến sức khoẻ mẹ hoặc thai nhi.

Như đã nói ở trên, dư ối mới xuất hiện trong thời gian gần đây (hiện tại thai đang 38 tuần) thì thông thường lượng nước ối sẽ không tăng quá nhanh gây khó chịu cho mẹ. Nếu quá trình khám thai trước đó bình thường, sức khoẻ hiện tại của thai nhi được đánh giá là tốt thì sẽ không có bất kỳ can thiệp nào trên tình trạng dư ối. Mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi thai định kỳ và quyết định can thiệp hay chấm dứt thai kỳ tuỳ thuộc vào các chỉ định sản khoa.

[inline_article id =278935] 

Việc mẹ bầu dư ối tuần 38 có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào lượng nước ối tích tụ là bao nhiêu. Bác sĩ sẽ đo lượng nước ối và cho biết nước ối của bạn đang trong tình trạng như thế nào. Bạn cũng đừng nên quá lo lắng nhé. Quan trọng nhất vẫn là đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Phương pháp điều trị mẹ cần biết!

Thai ngoài tử cung khi lớn lên có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ và gây xuất huyết bên trong. Do đó, đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay lập tức. Song mang thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Và thai ngoài tử cung phải làm sao?

Có thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng, bạn cần tìm hiểu có thai ngoài tử cung có nguy hiểm không. 

Đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Khi trứng đã bắt đầu phát triển ngoài tử cung, đặc biệt là tại ống dẫn trứng, thì càng phát hiện muộn, nguy cơ ống dẫn trứng bị vỡ và gây chảy máu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng càng cao. 

Tuy nhiên, dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung không phải lúc nào cũng xuất hiện và chỉ có thể được phát hiện khi khám thai định kỳ.

Một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bạn cần chú ý gồm chảy máu âm đạo bất thường, đau lưng dưới, đau nhẹ ở bụng hoặc xương chậu, chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu.

Ngoài ra một số triệu chứng cho thấy dấu hiệu bạn bị vỡ ống dẫn trứng:

  • Đau đột ngột, dữ dội ở bụng hoặc xương chậu
  • Đau vai
  • Mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức để tránh trường hợp nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng
Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Rất nhiều chị em thắc mắc thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng. Rất khó để xác định được khi nào chị em sẽ gặp triệu chứng đau bụng khi mang thai ngoài tử cung.

Bạn có thể đau bụng từ 6-8 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng.  Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể bị chảy máu bất thường và đau vùng chậu hoặc bụng và thường ở 1 bên. Nếu thai ngoài tử cung không nằm trong ống dẫn trứng, các triệu chứng bao gồm đau bụng có thể xảy ra muộn hơn. 

Nếu các cơn đau nhẹ xuất hiện, có thể bạn mới mang thai ngoài tử cung. Nhưng nếu là một cơn đau đột ngột, dữ dội kèm theo choáng váng, mệt mỏi, rất có thể thai ngoài tử cung đã phát triển và làm vỡ ống dẫn trứng. Lúc này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ nếu không đi cấp cứu kịp thời.

Vậy nên không thể xác định rõ thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng. Bạn chỉ có thể thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện điểm bất thường với thai nhi. Từ đó có hướng điều trị phù hợp để hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy ra với mình.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

Thai ngoài tử cung phải làm sao?

Ngoài việc tìm hiểu thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng, mẹ bầu cần biết thai ngoài tử cung phải làm sao. Thai ngoài tử cung thường không thể phát triển thành em bé nên cần được điều trị sớm nhất có thể.

Trong nhiều trường hợp, một phương pháp điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên các triệu chứng và kết quả của các xét nghiệm bạn có.

1. Điều trị bằng thuốc

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc
Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc

Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc này ngăn không cho các tế bào phát triển, làm chấm dứt thai kỳ.

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng methotrexate nếu thai chưa làm vỡ ống dẫn trứng. Trước khi điều trị bằng Methotrexate, bạn cần thực hiện xét nghiệm máu để đo lường nồng độ HCG trong máu. 

Methotrexate thường được tiêm một liều. Nếu nồng độ hCG vẫn chưa giảm đủ sau liều đầu tiên, có thể khuyến nghị một liều methotrexate khác. Bạn sẽ được theo dõi cẩn thận theo thời gian cho đến khi không còn tìm thấy hCG trong máu.

Lưu ý: Methotrexate không được sử dụng khi bạn đang cho con bú hay có một số bệnh nền nhất định.

2. Phẫu thuật

Bạn đừng chờ thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng. Bởi ống dẫn trứng có nguy cơ vỡ hoặc đã bị vỡ là rất cao.

Trong trường hợp thai ngoài tử cung có nguy cơ vỡ hoặc đã vỡ, cần phải mổ cấp cứu. Bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ toàn bộ ống dẫn trứng với trứng vẫn còn bên trong hoặc lấy trứng ra khỏi ống nếu có thể. Thường thủ thuật này sẽ thực hiện cùng với nội soi để tiến hành.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục

Điều trị thai ngoài tử cung mất bao lâu? 

Điều trị thai ngoài tử cung mất bao lâu? 
Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Điều trị thai ngoài tử cung mất bao lâu? 

Ngoài lo lắng thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng, nhiều chị em còn băn khoăn điều trị thai ngoài tử cung mất bao lâu?

Với phương pháp điều trị bằng thuốc, bạn chỉ cần tiêm 1 liều thuốc Methotrexate. Phương pháp phẫu thuật sẽ cần vài giờ để bác sĩ thực hiện xong. Sau đó bạn sẽ cần từ 7 đến 14 ngày để ổn định lại sức khỏe. Trong thời gian này, bạn sẽ cần đi kiểm tra nồng độ HCG thường xuyên. Nếu nồng độ HCG trong máu bạn đã giảm và hết hoàn toàn thì bạn đã điều trị thành công. Trường hợp chưa giảm thì tùy theo trường hợp, bác sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị bổ sung cho bạn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không?

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng không có thời điểm chính xác cụ thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hay muộn. Bạn cần để ý bất kỳ dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung nào, nhất là đau bụng để kịp thời đến khám và có hướng điều trị phù hợp nhé.

[inline_article id =281069] 

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Chỉ số Beta giảm có giữ được thai không? Bạn có thể gặp những vấn đề khác khi Beta giảm

Xét nghiệm Beta HCG là gì? HCG là một loại hormone được sản xuất bởi nhau thai trong thời kỳ mang thai. Xét nghiệm giúp xác định lượng HCG trong cơ thể. Ý nghĩa của xét nghiệm Beta HCG là gì? Kết quả HCG giúp xác định có thai. Phương pháp này cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp mang thai bất thường, như thai ngoài tử cung hay sảy thai có thể xảy ra. Do đó mà nhiều chị em lo lắng chỉ số Beta giảm có giữ được thai không?

Beta giảm có giữ được thai không?

Beta giảm có giữ được thai không? Chỉ số này giúp chẩn đoán các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Thông thường nếu beta giảm so với mức bình thường của tuổi thai thì cho thấy dấu hiệu: 

  • Thai chết lưu
  • Sảy thai không hoàn toàn
  • Dọa sảy thai tự nhiên 
  • Thai ngoài tử cung.

Do đó, beta HCG giảm mang ý nghĩa diễn biến thai kỳ bất lợi trong 3 tháng đầu. 

 Bạn có thể gặp bất kỳ rủi ro nào trên đây trong khi mang thai nên không có câu trả lời chính xác cho việc Beta giảm có giữ được thai không. Bạn sẽ cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về chỉ số này.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Nồng độ beta HCG sau sảy thai

Bạn có thể muốn biết nồng độ beta HCG sau sảy thai là bao nhiêu khi tìm hiểu nồng độ beta giảm có giữ được thai không.

Thường sau khi chấm dứt thai kỳ hoặc sau sinh từ 7- 60 ngày, beta HCG sẽ giảm dần cho tới khi hết hoàn toàn. Nồng độ beta HCG giảm sau khi sảy thai cũng mang ý nghĩa rằng bạn đã hoàn thành việc sảy thai, quá trình này có thể lâu hơn so với việc mô nhau thai đã được tống xuất hoàn toàn vì cần thài từ từ ra khỏi máu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nồng độ beta HCG vẫn cao sau sảy thai thì có thể do còn sót các mô và tế bào của thai nhi trong tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: HCG tăng cao nhưng không có thai, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Các chẩn đoán sảy thai khác

Beta giảm có giữ được thai không? Các chẩn đoán sảy thai
Beta giảm có giữ được thai không? Các chẩn đoán sảy thai khác

Ngoài việc dựa vào nồng độ beta hcg sau sảy thai, bác sĩ cũng có thể tiến hành các thăm khám cho bạn qua các cách sau:

  • Siêu âm để kiểm tra sự phát triển và nhịp tim của thai nhi
  • Khám vùng chậu
  • Sinh thiết nội mạc tử cung nếu nghi ngờ các bất thường khác

Tùy vào tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ áp dùng các phương pháp khác nhau để chẩn đoán sảy thai. Ngoài ra, các dấu hiệu sảy thai cũng giúp việc chẩn đoán cụ thể hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bị sảy thai: Tất tần tật những điều cần biết

Lưu ý khi bị sảy thai

Beta giảm có giữ được thai không? Lưu ý khi bị sảy thai
Beta giảm có giữ được thai không? Lưu ý khi bị sảy thai

Nếu bạn đã có câu trả lời từ bác sĩ beta giảm có giữ được thai không và chẳng may nhận kết quả sảy thai, có 2 trường hợp bạn cần lưu ý:

1. Sảy thai hoàn toàn

Bạn chỉ biết mình đã sảy thai hoàn toàn khi có kết luận từ bác sĩ nên việc tái khám sau sảy thai và làm theo chỉ định từ bác sĩ là rất cần thiết.

Khi đã nhận kết quả sảy thai hoàn toàn, bạn có thể quay lại cuộc sống bình thường và không cần làm thêm kiểm tra nào khác nữa.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không và những dấu hiệu cảnh báo!

2. Sảy thai không hoàn toàn

Nếu bạn đến gặp bác sĩ sau khi gặp các dấu hiệu sảy thai và được chuẩn đoán sảy thai không hoàn toàn. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc giúp đẩy các mô còn sót ra khỏi tử cung. Áp dụng khi các mô thai còn sót lại không đáng kể.
  • Thủ thật nạo hoặc hút các mô còn sót ra khỏi tử cung với trường hợp mô còn sót nhiều.
  • Đôi khi mọi việc có thể không thuận lợi như vậy, ví dụ sẩy thai không trọn gây nhiễm trùng hoặc chảy máu nhiều, bác sĩ có thể cần nhiều can thiệp hợp để giải quyết, thậm chị phẩu thuật.

[inline_article id =276035] 

Beta giảm có giữ được thai không? Qua bài viết này ta có thể thấy rằng không có một đáp án chính xác nào được xác định. Bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng và xem liệu có cơ hội nào để giữ được thai không, nhờ đó tìm ra cách chữa trị phù hợp.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau khi sinh ăn khoai từ có tác dụng gì và những lưu ý cho mẹ sau sinh

Khoai từ có độ nhớt vừa phải và khi ăn có độ bùi dẻo nhất định. Đây là món ăn mà nhiều chị em muốn giảm cân thường ưa thích lựa chọn bởi khá hợp khẩu vị. Thế nhưng, me sau sinh ăn khoai từ được không? Ăn củ từ có tác dụng gì? Hãy cùng đi tìm những lời giải cho mình nhé. 

Sau sinh ăn khoai từ được không?

Mẹ bỉm sau sinh thường lo lắng trước khi ăn bất kì món ăn nào vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Với thắc mắc sau sinh có ăn khoai từ được không hay sau sinh ăn củ từ được không thì câu trả lời là mẹ sau sinh có thể ăn củ từ được nhé. Tuy nhiên, bạn chỉ không nên ăn quá nhiều củ từ có thể dẫn đến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng không tốt cho sức khoẻ.

Trong củ từ có chứa 83 % là tinh bột, 12% là protein và một lượng tương đối cao axit ascorbic (vitamin C). Ngoài ra, củ từ còn có chứa chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B (1, 2, 3) nên giúp mẹ bỉm bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe và tốt cho cả nguồn sữa mẹ nữa.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Ăn củ từ có tác dụng gì với mẹ sau sinh?

sau sinh ăn khoai từ được không
Sau sinh ăn khoai từ được không? Ăn củ từ có tác dụng gì với mẹ sau sinh? 

Vậy ngoài cung cấp dinh dưỡng, ăn củ từ có tác dụng gì nữa không? Khoai từ có những tác dụng: 

  • Chống viêm: Trong khoai từ có các chất ức chế tình trạng phù nề và viêm đáng kể tùy thuộc vào liều lượng sử dụng. 
  • Chất chống oxy hóa: Nghiên cứu sàng lọc cho thấy khoai từ chứa các hợp chất phenolic có hoạt tính chống oxy hóa.
  • Kháng khuẩn: Một nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính kháng khuẩn in vitro của màng nhầy chiết xuất từ khoai từ chống lại năm chủng vi khuẩn gây bệnh cho người. Các chất chiết xuất cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với E. coli, P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) và S. aureus (vi khuẩn tụ cầu).
  • Ngoài ra, khoai từ cũng giúp cơ thể chống căng thẳng và chống co thắt.

Ngoài việc sau sinh ăn khoai từ được không? Mẹ bỉm cũng thắc mắc ăn củ từ có béo không? Câu trả lời là củ từ không làm bạn tăng cân nhé. Củ từ có hàm lượng tinh bột và chất xơ là chủ yếu, thậm chí nó giúp bạn tiêu hóa tốt và giảm cân tốt hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh ăn củ cải trắng được không và một số lưu ý quan trọng

Công thức chế biến món ăn từ khoai từ cho mẹ

Chắc hẳn mẹ sẽ muốn tìm hiểu cách chế biến món ăn từ khoai từ khi đã biết sau sinh ăn khoai từ được không và khoai từ có tác dụng gì. Mẹ hãy trổ tài làm những món ngon từ khoai từ bằng những công thức dưới đây:

1. Nấu canh

Khoai từ rất ngon khi nấu canh cùng thịt bằm, tép nhỏ hoặc hầm cùng xương. Bạn chỉ cần gọt vỏ khoai từ, đem rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, xào sơ qua rồi cho nước sôi và các nguyên liệu cũng như gia vị khác vào nấu.

2. Luộc, hấp

Cách đơn giản nhất để thưởng thức khoai từ đó là luộc hoặc hấp. Cách này vừa đơn giản vừa thưởng thức trọn vẹn hương vị của khoai từ. Bạn chỉ cần rửa sạch khoai từ, cho vào nồi ngập nước hoặc xửng hấp, thêm một chút muối và nấu trong 20 phút.

Ăn củ từ có tác dụng gì với mẹ sau sinh?
Sau sinh ăn khoai từ được không? Ăn củ từ có tác dụng gì với mẹ sau sinh?

3. Chiên hoặc nướng

Khoai từ chiên hoặc nướng cũng rất ngon và hấp dẫn. Cắt khoai từ đã được gọt vỏ thành các miếng mỏng và chiên trên chảo hoặc nướng trong lò nướng.

4. Khoai từ nghiền

Bạn chỉ cần gọt vỏ, luộc hoặc hấp khoai từ. Sau đó nghiền nhuyễn khoai từ, thêm sữa và gia vị tùy thích. Bạn có thể cho thêm các rau gia vị như tiêu, húng quế để tăng hương vị cho món ăn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ, dễ chế biến chị em cần biết

Lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn khoai từ

Mẹ bỉm không còn lo ngại về việc sau sinh ăn khoai từ được không nữa khi đã có câu trả lời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không được ăn khoai từ sống. Khoai từ còn sống sẽ chứa một số chất khiến mẹ ăn vào có thể bị trúng thực hoặc khó tiêu. Hãy luôn nấu chín khoai từ trước khi ăn nhé.
  • Không nên ăn quá nhiều khoai từ. Việc ăn quá nhiều khoai từ sẽ kiến bạn bị đầy bụng và gây cảm giác khó chịu.

[inline_article id =176585]  

Sau sinh ăn khoai từ được không? Hoàn toàn có thể. Mẹ chỉ cần chú ý nấu chín khoai và ăn với lượng vừa phải thôi nhé. Câu hỏi ăn khoai từ có béo không cũng không làm bạn lăn tăn nữa vì đây là loại thực phẩm lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm cho mẹ bỉm sau sinh khác để đa dạng hóa thực đơn hàng ngày của mình.

 

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi bị thai lưu?

Thai lưu là tình trạng thai chết lưu trong tử cung sau 20 tuần thai. Các dấu hiệu cảnh báo thai lưu có thể thông qua cảm nhận của người mẹ hoặc nhờ thăm khám. Mẹ có thể nhận thấy thai ngừng chuyển động hoặc đau bụng dữ dội, chảy máu, ra dịch âm đạo nhiều hơn, buồn nôn và nôn liên tục. Khi khám thai, bác sĩ không nghe thấy tim thai hoặc siêu âm không thấy thai nữa, đó là các dấu hiệu cảnh báo thai lưu. Vậy thai lưu thử que có lên 2 vạch không?

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không?

Thai lưu thử que có lên lên 2 vạch không? Bản chất của que thử thai là phản ứng với lượng HCG có trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. HCG chỉ xuất hiện khi trứng đã thụ tinh và bắt đầu phát triển nên chỉ giúp bạn xác định mình có thai hay không chứ không xác định trình trạng thai như thế nào.

Có 2 kết quả cho câu hỏi thai lưu thử que có lên 2 vạch không.

  • 2 vạch hoặc 2 vạch hơi mờ. Do thai lưu còn trong bụng mẹ, lượng HCG vẫn còn trong cơ thể khiến que lên 2 vạch. Hoặc khi bạn đã điều trị lấy thai lưu ra ngoài, HCG vẫn còn sót lại trong cơ thể khiến que thử thai lên 2 vạch.
  • Que thử lên 1 vạch. Que lên 1 vạch khi thai lưu của bạn đã được cơ thể đẩy ra ngoài sau 7 – 10 ngày hoặc sau khi được điều trị để lấy thai ra ngoài cũng làm que thử thai lên 1 vạch. 

Trường hợp bạn đã mang thai mà có các dấu hiệu cảnh báo thai lưu, hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác nhận xem mình có bị thai lưu không. Vì đây là tình trạng gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần đặc biệt quan tâm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai sinh hóa là gì? Mẹ cần biết vì sao lại xảy ra hiện tượng này

Cần làm gì khi chẳng may bị thai lưu? 

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi chẳng may bị thai lưu? 

1. Điều trị thai lưu

Câu hỏi thai lưu thử que có lên 2 vạch không sẽ giúp bạn xác nhận xem thai còn trong tử cung không sau khi nhận thấy có dấu hiệu thai lưu.

Nếu đã xác nhận mình bị thai lưu thông qua thăm khám, bạn cần làm theo những chỉ định điều trị từ bác sĩ để không gặp nguy hiểm, bao gồm:

  • Khám sàng lọc để xác định các nguy cơ có thể xảy ra
  • Xét nghiệm đông máu trước khi tiến hành lấy thai để đảm bảo an toàn
  • Chuyển dạ tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ. Khi có dấu hiệu thai lưu, cơ thể bạn sẽ chuyển dạ để đẩy thai lưu ra ngoài. Trường hợp không thể chuyển dạ trong vòng 2 tuần hoặc thai quá lớn, bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ để giúp bạn đẩy thai ra ngoài nhanh hơn.
  • Nong cổ tử cung, nạo lấy thai lưu. Bác sĩ sẽ dùng biện pháp này để đảm bảo lấy hết thai lưu và các mô ra ngoài.
  • Mổ lấy thai lưu. Phương pháp này áp dụng khi tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm. Bác sĩ sẽ mổ để lấy thai lưu ra ngoài ngay để đảm bảo an toàn cho người mẹ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 3 thủ thuật y khoa xử lý thai chết lưu phổ biến

2. Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm?

Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm? Câu trả lời là để càng lâu càng nguy hiểm cho mẹ. Mặt khác, thai lưu thử que có lên 2 vạch không không thể giúp bạn xác định thời gian thai lưu, nên bạn càng cần đến bệnh viện sớm nếu nhận thấy bất thường.

Bạn có thể gặp tình trạng sau nếu thai lưu để quá lâu trong tử cung:

  • Rối loạn đông máu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nguy cơ vỡ tử cung
  • Suy hô hấp
  • Sốc hoặc hạ huyết áp
  • Nguy cơ tử vong

[inline_article id =294052] 

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không chỉ có thể giúp bạn biết được thai có còn trong tử cung không. Để biết chắc chắn mình có bị thai lưu không, bạn phải đến bệnh viện. 

Nếu chẳng may bị thai lưu, có lẽ tâm lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn với chồng những tâm sự để giải tỏa. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt để chuẩn bị có thai lại sau khi bị thai lưu nhé. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thế nào là an toàn?

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Cẩn thận với những bệnh nguy hiểm có triệu chứng này 

Chị em thường rất nhạy cảm với các thay đổi của cơ thể, nhất là các dấu hiệu mang thai sớm. Vậy buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không hay đây là triệu chứng của bệnh khác? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay nhé. 

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai?

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Đây là một dấu hiệu mang thai sớm thường thấy với các chị em phụ nữ. Nguyên nhân là vì tử cung mở rộng. Sự thay đổi đột ngột này khiến các cơ dưới bụng bắt đầu thay đổi theo để thích ứng với môi trường mới, dẫn đến triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới đột ngột, liên tục hoặc dữ dội.

Tuy nhiên, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không thì chưa chắc chắn được. Bạn phải xem mình có những dấu hiệu mang thai khác không. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Các dấu hiệu mang thai khác ngoài buồn nôn đau bụng dưới 

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không còn phụ thuộc vào việc bạn có những dấu hiệu mang thai đi kèm dưới đây không:

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Nếu kèm theo các dấu hiệu trên đây, gần như bạn đã mang thai rồi. Lúc này, tốt nhất bạn hãy dùng que thử thai. Nếu que thử thai hiện 2 vạch thì bạn hãy bệnh viện để thăm khám xem có đúng mang thai không. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

Khi nào buồn nôn đau bụng dưới không phải có thai? 

khi nào buồn nôn đau bụng dưới không phải mang thai

Dù nghi ngờ buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai nhưng khi làm các kiểm tra tại bệnh viện lại cho kết quả không có thai. Vậy bạn đang gặp vấn đề gì?

1. Đau bụng cấp tính

Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai? Có thể bạn không có thai mà đang bị đau bụng cấp tính. Nếu bạn buồn nôn khó chịu kèm đau bụng dưới từng cơn và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức bởi khá nguy hiểm. Nguyên nhân có thể là do:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Viêm ống dẫn trứng
  • Sảy thai
  • Phình động mạch chủ bụng
  • Viêm ruột thừa hoặc viêm bàng quang
  • Viêm túi mật, viêm ống mật hoặc viêm tụy
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận), sỏi thận
  • Tắc ruột, viêm tá tràng
  • Táo bón
  • Áp xe gan
  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc bụng)
  • Huyết khối mạc treo (cục máu đông trong tĩnh mạch mang máu ra khỏi ruột của bạn)
  • Viêm hạch mạc treo (sưng hạch bạch huyết ở các nếp gấp của màng giữ các cơ quan trong ổ bụng)
  • Đau tim, viêm màng ngoài tim (viêm mô xung quanh tim)
  • Viêm phổi, viêm màng phổi (viêm màng bao quanh phổi)

2. Đau bụng mãn tính 

Nếu bạn đau bụng dưới, buồn nôn khó chịu không liên tục hoặc theo đợt thì có thể bạn bị đau bụng mãn tính. Nguyên nhân cụ thể của đau bụng mãn tính thường rất khó xác định. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, xuất hiện và hết triệu chứng nhưng không nhất thiết nặng dần theo thời gian. Các tình trạng có thể gây đau bụng mãn tính bao gồm:

  • Hội chứng Mittelschmerz (đau do rụng trứng)
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Đau thắt ngực (giảm lưu lượng máu đến tim)
  • Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm dạ dày mãn tính
  • Viêm loét đại tràng (một loại bệnh viêm ruột)
  • Sỏi mật.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Thoát vị Hiatal (thoát vị khe hoành).
  • Thoát vị bẹn
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Do đó, buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Chưa hẳn là có thai bởi lẽ có rất nhiều bệnh gây ra tình trạng này.

3. Đau bụng tiến triển

buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Không hẳn vì bạn có thể đang gặp vấn đề khác
Buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Không hẳn vì bạn có thể đang gặp vấn đề khác

Đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi thường xuyên trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, thường đi kèm với sự phát triển của các triệu chứng khác. Bao gồm:

  • Áp xe vòi trứng (túi chứa mủ trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng)
  • Ung thư
  • Bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính từng vùng)
  • Lá lách to (lách to)
  • Ung thư túi mật
  • Viêm gan
  • Ung thư gan
  • Ung thư thận
  • Nhiễm độc chì
  • U lympho không Hodgkin
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư dạ dày
  • Urê huyết (do tích tụ các chất thải trong máu)

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Lưu ý khi buồn nôn đau bụng dưới

Khi gặp triệu chứng buồn nôn khó chịu bụng, bạn hãy xem xét các vấn đề sau:

  • Bạn có tiền sử mắc bệnh có thể gây nên triệu chứng buồn nôn đau bụng dưới không?
  • Bạn có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nền nào khác không?
  • Theo dõi việc đau bụng dưới buồn nôn mệt mỏi diễn ra như thế nào, trong bao lâu? Có kèm theo triệu chứng nào khác không?
  • Trước đây bạn có từng bị đau bụng dưới kèm buồn nôn khó chịu tương tự chưa?

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định một phần đáp án cho câu hỏi buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không? Ngoài ra, đây còn là cách giúp bạn phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm khác. 

[inline_article id =252212] 

Để chắc chắn buồn nôn đau bụng dưới có phải có thai không, bạn cần xem mình có những dấu hiệu mang thai sớm đi kèm không. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng que thử thai, đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu HCG hoặc siêu âm tử cung để chắc chắn rằng mình có mang thai hay không nhé.

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

Mang thai ngoài tử cung thường xảy ra nhất ở ống dẫn trứng (khoảng 90%), thay vì trứng đi qua ống dẫn trứng và làm tổ tại tử cung. Không có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm chính xác hoàn toàn. Nếu thử thai 2 vạch, bạn cần đến bệnh viện sớm để khám thai và kịp thời phát hiện những biến chứng thai kỳ. Thai ngoài tử cung nếu không được điều trị sớm sẽ vỡ. Vậy thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang thai ngoài tử cung và những thắc mắc thường gặp

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Lý do là vì cơ thể và bệnh lý của mỗi người rất khác nhau. Thời điểm thai ngoài tử cung bị vỡ rất khó xác định và còn tùy vào những điều dưới đây. 

1. Vị trí trứng làm tổ và phát triển

Các vị trí thai ngoài tử cung thường làm tổ như ống dẫn trứng, hoặc buồng trứng, khoang bụng hoặc phần cổ tử cung. Những vị trí này đặc biệt nhạy cảm và không an toàn với bào thai. Vì không có lớp cơ tử cung đủ dày và phát triển lên cùng với thai làm khung an toàn, túi thai sẽ rất dễ bị vỡ.

2. Thời gian phát triển

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ còn phụ thuộc vào quá trình thai phát triển. Thai có có thể vỡ bất kỳ lúc nào trong thai kỳ khi thai đủ lớn vượt quá phạm vi chứa đựng của nơi đó.

3. Kích thước bào thai

Như đã nói thì khi thai phát triển vượt quá không gian tại vị trí thai làm tổ thì có nguy cơ cao sẽ vỡ, do đó, kích thước thai là yếu tố liên quan rất nhiều đến điều này.

Tuy nhiên, hiện tại cũng rất khó nói kích thước đạt đến bao nhiêu thì vỡ, y văn đã ghi nhận những trường hợp thai ngoài tử cung rất lớn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Nguy cơ có thể gặp khi thai ngoài tử cung bị vỡ

Nguy cơ có thể gặp khi thai ngoài tử cung bị vỡ

  • Chảy máu nhiều: Khi thai ngoài tử cung vỡ, các mạch máu xung quanh bào thai cũng vỡ. Thai phụ bị chảy máu rất nhiều có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. 
  • Tổn thương cơ quan tại nơi trứng làm tổ: Nếu thai làm tổ tại ống dẫn trứng, ống dẫn trứng thường bị vỡ nếu thai vỡ. Buồng trứng, cổ tử cung, khoang bụng cũng sẽ bị tổn thương nếu thai tại vị trí này bị vỡ.
  • Khả năng sinh sản: Trong trường hợp thai ngoài tử cung làm tổ tại cổ tử cung bị vỡ, ác sĩ có thể phải phẫu thuật để xử lý phần thai bị vỡ. Tử cung có thể bị ảnh hưởng làm sức khỏe sinh sản của thai phụ giảm sút. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung lần nữa. Nguy cơ bị vô sinh cũng có thể xảy ra, dù tỷ lệ này không cao.

Thay vì hỏi thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, bạn phải nhanh chóng cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Vì nếu thai vỡ, hậu quả sẽ rất khó lường.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không?

Cách xử lý khi thai ngoài tử cung 

Thông thường, bạn sẽ được điều trị ngay khi phát hiện mang thai ngoài tử cung để giảm thiểu tối đa các biến chứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và làm các bước kiểm tra xem vị trí thai vỡ đang ở đâu bằng siêu âm hoặc các phương pháp khác.

Bạn sẽ có thể phải làm phẫu thuật nếu bị chảy máu quá nhiều kèm đau bụng dữ dội. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục

Đọc đến đây bạn đã biết thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và hệ lụy khi thai vỡ. Hãy lên kế hoạch gặp bác sĩ sớm khi có kết quả thử thai 2 vạch, đặc biệt là chị em từng mang thai ngoài tử cung, bị sảy thai hoặc có tiền sử bệnh khác cần đặc biệt lưu ý.

[inline_article id =301564]