Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu

Quãng thời gian mang thai sẽ đem đến khá nhiều thay đổi, một trong những hệ quả là các cơn đau nhức dữ dội ở lưng dưới. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho cuộc sống thường nhật của bạn. Vì vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ nhé.

Vì sao phụ nữ thường bị đau lưng sau khi sinh?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ sau khi sinh mổ, cụ thể là đau loanh quanh vùng lưng dưới. Dưới đây là một nguyên nhân có thể kể đến:

  1. Thay đổi cơ thể: Các thay đổi có thể kéo theo tình trạng đau lưng sau khi sinh là tăng độ mở tử cungtăng cân trong khi mang thai, các vấn đề này làm yếu vùng cơ bụng và làm tăng áp lực lên khớp.
  2. Tư thế đi đứng trong khi mang thai: Cân nặng của thai nhi khiến bạn phải nghiêng người về phía trước nhiều trong suốt giai đoạn thai kỳ. Tư thế này khiến lưng dưới của bạn cong nhiều hơn bình thường, gây áp lực lên các cơ xung quanh. 
  3. Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể thường giải phóng progesterone và relaxin khi mang thai để giúp thư giãn dây chằngkhớp xương chậu và để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn. Sau khi sinh, các nội tiết tố này vẫn còn trong cơ thể nên có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. 
  4. Sai tư thế khi cho con bú: Những mẹ lần đầu cho con bú sẽ thường gặp tình trạng này vì chưa quen ẳm bồng con, thường sẽ ngồi sai tư thế và hơi gồng người nên khiến cho lưng dưới mau mỏi.
  5. Thiếu chất: Sau khi sinh nếu cơ thể bị thiếu các chất như Canxi, Phốt pho, Axit folic, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1… thì đau lưng sẽ là vấn đề khó tránh khỏi.
Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.
Tư thế cho con bú sai có thể gây nên cơn đau lưng cho các mẹ.

Gây tê màng cứng có gây đau lưng sau khi sinh không?

Theo nghiên cứu được công bố trên PubMed, việc gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ và sinh nở dường như không liên quan đến chứng đau lưng trong vòng 1-2 tháng sau sinh. Biện pháp gây tê màng cứng hay gây tê tủy sống thực chất không dẫn đến đau lưng sau sinh mà chỉ tăng nguy cơ nhức mỏi vùng lưng dưới.

Đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

[key-takeaways title=””]

Bác sĩ Ostgaard từ Bệnh viện Sahlgren (Thụy Điển) chỉ ra rằng phải mất đến gần 6 tháng thì cơn đau lưng sau khi sinh mới bắt đầu tiêu biến.

[/key-takeaways]

Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên phải vận động cật lực và nặng nhọc thì cơn đau lưng sau sinh có thể kéo dài từ 10 đến 12 tháng. Đó là còn chưa kể đến tình trạng béo phì hoặc tăng cân quá mức trong khi mang thai, tình trạng này cũng góp phần làm tăng thêm mức độ của cơn đau do các khớp phải chịu thêm trọng lượng.

Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.
Cơn đau lưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh, hoặc hơn nếu mẹ phải vận động nặng nhọc.

Các mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ

Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà dành cho chứng đau lưng sau sinh rất đơn giản và đầy hiệu quả. Bạn hãy thử các hãy mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ dưới đây để đẩy lùi tình trạng này nhé:

Giữ tư thế đúng

  • Tránh mang vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng đến khớp.
  • Kê cao chân khi ngồi, có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới lưng.
  • tư thế ngủ thoải mái, nên kê một chiếc gối mềm và mỏng.
  • Nên khuỵu gối khi bạn muốn nhặt đồ vật dưới sàn thay vì uốn cong eo.
  • Ngồi thẳng và chú ý không nghiêng người về phía trước trong khi cho con bú.
  • Bế em bé ngang hông trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau trở nên dai dẳng hơn, vì vậy bạn nên dùng dụng cụ địu em bé khi đưa con ra ngoài.

Dành thời gian để thư giãn

  • Chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng lưng bị đau.
  • Tắm nước nóng ở nhiệt độ từ 40 – 45 độ C cũng là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả vì nó giúp làm dịu cơ. Bạn cũng có thể thêm một chút muối Epsom và ngâm mình trong đó khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. 
  • Mỗi tuần một lần, bạn nên massage bằng tinh dầu. Biện pháp này giúp tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm đau cơ ở lưng.

Một số bài tập đơn giản

  • Đi bộ chậm, ngắn và thực hiện một số động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện tính linh hoạt của bạn
  • Ngoài ra, các tư thế yoga như nghiêng xương chậu rất hữu ích để phục hồi các cơ bị yếu hoặc bị tổn thương.

[key-takeaways title=””]

Một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ hiệu quả là động tác nghiêng xương chậu, thực hiện như sau:

  1. Nằm ngửa, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn nhà
  2. Hít thở sâu và bắt đầu gồng cơ bụng
  3. Bắt đầu nâng mông lên nhưng bạn hãy cố gắng để hông chạm sàn
  4. Thở ra và từ từ hạ mông xuống
  5. Lặp lại từ 8–10 lần.

[/key-takeaways]

Tập yoga có thể giúp các mẹ cải thiện cơn đau lưng hiệu quả.
Tập yoga không chỉ giúp các mẹ cải thiện vóc dáng và đây còn là một mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ 

Cải thiện chế độ ăn uống

Thực đơn đủ dưỡng chất không chỉ bù đắp lại khoáng chất mà còn là một mẹo trị đau lưng sau sinh mổ hiệu quả.

  • Ăn nhiều trái cây để bổ sung Vitamin C. 
  • Sử dụng các loại thịt nạc như lợn, gà, bò và tránh ăn thịt mỡ.
  • Các mẹ cũng cần uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước ấm đun sôi để nguội, sữa, nước trái cây…
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, ngũ cốc dinh dưỡng, thịt bò….giúp hấp thụ Canxi tốt hơn. 
  • Tăng cường những thực phẩm giàu sắt (lòng đỏ trứng gà, thịt bồ câu, tim cật heo, các loại đậu…

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các mẹo trị đau lưng sau sinh mổ trên sẽ hiệu quả trong đa số trường hợp, nhưng bạn có thể cần dùng thuốc ngay lập tức trong các trường hợp sau:

  • Đau lưng kèm theo sốt.
  • Đau lưng dữ dội do vấp ngã.
  • Cảm giác tê rần ở cả hai chân hoặc một chân.
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Đau lưng kéo dài hơn 7 tháng nhưng vẫn không hề thuyên giảm.

Nếu cơn đau lưng gần như không thể chịu đựng được và kéo dài liên tục, bạn nên đi khám và gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

Kết luận

Trên đây là một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ cực kỳ hữu hiệu mà bạn nên biết. Hiểu rằng, sau khi sinh thì việc chăm con sẽ là điều cần được ưu tiên nhất, nhưng một điều mà mẹ cũng cần lưu ý rằng đó là việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng là điều tất yếu. Vì nếu sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng thì việc chăm con cũng trở nên khó khăn hơn. 

[related-articles title=”” articles=”329972,328525,330996,328075,327784,326927″][/related-articles]

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Tắc ống dẫn trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn trứng là gì? Và có cách để điều trị tình trạng này hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn làm rõ nhé.

Tắc vòi trứng (tắc ống dẫn trứng) là gì?

Ống dẫn trứng là cơ quan kết nối giữa buồng trứng và tử cung. Nếu trứng được tinh trùng đến thụ tinh, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ. Còn nếu ống dẫn trứng bị tắc, đường đi của tinh trùng đến trứng cũng như đường trở về tử cung sẽ bị chặn.

Như vậy có thể hiểu việc tắc vòi trứng (Blocked Fallopian Tubes) là tình trạng dính tắc hay hẹp đường dẫn, khiến quá trình di chuyển của trứng bị cản trở.

Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng

Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease – PID) xảy ra khi vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung lan lên tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Các vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Tình trạng này ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh ở vùng chậu của phụ nữ, bao gồm cả việc gây viêm nhiễm và tắc vòi trứng.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases – STDs) như Chlamydia trachomatis hoặc bệnh lậu, hoặc từng được chẩn đoán mắc các bệnh STDs trước đây, cũng có thể gây tổn thương và/hoặc tắc vòi trứng.

Bệnh lý hoặc phẫu thuật vùng bụng

Một số bệnh lý phổ biến như viêm đại tràng hay viêm ruột thừa đều có thể gây tắc nghẽn ở ống dẫn trứng. Ngoài ra, bất kỳ ca phẫu thuật nào trước đó ở vùng bụng hoặc vùng chậu đều có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng dẫn đến tắc nghẽn, di lệch, viêm hoặc tổn thương bộ phận này.

Hydrosalpinx

Hydrosalpinx, thường gọi là ứ dịch vòi trứng, diễn ra khi phần cuối của ống dẫn trứng (gần buồng trứng) bị sưng và tích tụ đầy dịch, tạo ra tắc nghẽn trong ống dẫn trứng. 

Bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung lại phát triển ở bên ngoài tử cung, có thể là trong khung chậu và buồng trứng xung quanh ống dẫn trứng. Tình trạng này sẽ gây tắc nghẽn cũng như mất khả năng đón trứng của ống dẫn trứng. 

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh được cấy ghép bên ngoài thay vì trong buồng tử cung, rất có thể là ở ống dẫn trứng. Điều này có thể gây tổn thương hoặc tắc nghẽn các ống dẫn trứng. Đặc biệt, trong trường hợp vòi trứng vỡ ra có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc vòi trứng
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc vòi trứng.

Biểu hiện của tình trạng tắc ống dẫn trứng là gì?

[recommendation title=””]

Olivia Dziadek, bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Đại học UTHealth Houston cho biết, thường thì không có dấu hiệu nào cho thấy ống dẫn trứng bị tắc. Một số người có thể không biết mình bị tắc vòi trứng cho đến khi họ bắt đầu nhận thấy sự khó khăn trong việc thụ thai

[/recommendation]

Tình trạng tắc vòi trứng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhẹ hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Một số chị em có thể chỉ bị đau trong chu kỳ kinh nguyệt, còn những người khác thì cơn đau lại dai dẳng.

Một số dấu hiệu khác có thể là chảy máu âm đạo vì thai ngoài tử cung, khí hư âm đạo và thấy đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Nếu cơn đau kéo dài, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán.

Chẩn đoán tình trạng ống dẫn trứng

Có nhiều xét nghiệm và thủ thuật khác nhau để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn ở ống dẫn trứng.

  1. Chụp X-quang tử cung vòi trứng (HSG): Bác sĩ lâm sàng sẽ đẩy thuốc nhuộm cản quang qua cổ tử cung vào tử cung để đi qua ống vào khoang bụng. Nếu chất lỏng không chảy vào ống dẫn trứng, có thể ống dẫn trứng đã bị tắc. 
  2. Siêu âm vòi trứng: Xét nghiệm này tương tự xét nghiệm HSG nhưng sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của ống dẫn trứng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ tắc nghẽn, thì bạn nên được thực hiện nội soi ổ bụng để xác nhận tình trạng tắc nghẽn. 
  3. Nội soi ổ bụng: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ trên cơ thể và đưa một camera nhỏ vào để chụp ảnh ống dẫn trứng từ bên trong. Thủ thuật này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp hệ thống sinh sản và phát hiện tình trạng tắc nghẽn của các ống dẫn trứng. 

Mỗi phương pháp chẩn đoán sẽ được thực hiện dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, bác sĩ có thể gợi ý chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của bạn.

Mỗi mức độ tắc vòi trứng sẽ có cách chẩn đoán khác nhau
Mỗi mức độ tắc vòi trứng sẽ có cách chẩn đoán khác nhau.

Cách phòng ngừa tình trạng tắc ống dẫn trứng

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa tắc vòi trứng, nhưng một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này:

  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh nhiễm STDs.
  • Điều trị kịp thời cho các bệnh nhiễm trùng vùng chậu.
  • Duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh vì béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng như lạc nội mạc tử cung.

Câu hỏi thường gặp

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Nếu không thể phòng tránh, vậy tắc vòi trứng có chữa được không? Thực tế có thể chữa khỏi tình trạng tắc vòi trứng. Tùy theo vị trí tắc và mức độ tắc mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. 

Điều trị tắc vòi trứng như thế nào?

Tắc vòi trứng có thể điều trị thông qua dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng, nhìn chung sẽ có các phương pháp sau:

  1. Tái thông ống dẫn trứng không phẫu thuật: Phương pháp này đặt ống thông ống dẫn trứng có hướng dẫn bằng X-quang. Phương pháp này được biết là có hiệu quả trong điều trị tắc nghẽn ống dẫn trứng gần và đã dẫn đến việc mang thai thành công trong nhiều trường hợp.
  2. Phẫu thuật nội soi nối ống dẫn trứng: Phẫu thuật nối ống dẫn trứng thường được khuyến cáo trong trường hợp ứ nước vòi trứng. Hiện nay, phẫu thuật này được thực hiện bằng nội soi, nhưng trước đây được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi mở ổ bụng; tạo một lỗ thông gần buồng trứng để dẫn lưu dịch và thông tắc các ống dẫn trứng.
  3. Fimbrioplasty: Đây là phương pháp nội soi, tái tạo các đầu tua của ống dẫn trứng. Phương pháp này được thực hiện khi phát hiện thấy tắc nghẽn tối thiểu ở xa.

Nhờ những thủ thuật này, ống dẫn trứng bị tắc có thể được sửa chữa trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào bất thường có thể là tình trạng tắc vòi trứng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?

Một trong những hệ lụy của tắc vòi trứng là mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm đến sức khỏe của chính bạn và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ một phần ống dẫn trứng cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Ảnh hưởng của tắc ống dẫn trứng đến khả năng sinh sản như thế nào?

[recommendation title=””]

Theo một nghiên cứu được công bố trên PubMed, khoảng 30% phụ nữ bị vô sinh do bệnh ống dẫn trứng, trong đó có 10-25% phụ nữ mắc tình trạng tắc vòi trứng gần. 

[/recommendation]

Tắc vòi trứng là một nguyên nhân phổ biến cho vấn đề vô sinh ở nữ giới. Vì ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, tinh trùng và trứng không thể gặp nhau để thụ tinh. Nếu cả hai ống đều gặp tình trạng này, người phụ nữ khó có thể mang thai tự nhiên mà không cần điều trị hỗ trợ gì.

Tắc vòi trứng chiếm khoảng 30% nguyên do vô sinh ở nữ
Tắc vòi trứng chiếm khoảng 30% nguyên do vô sinh ở nữ

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những thông tin về tắc ống dẫn trứng. Trong trường hợp bạn gặp phải những biểu hiện như trên, hãy tìm bác sĩ để được tư vấn cần thiết nhé.

[related-articles title=”” articles=”333755,331663,331283,329976″][/related-articles]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ hiệu quả

Sau khi sinh mổ mẹ bầu thường cảm thấy thế nào mà cần phải ở lại bệnh viện theo dõi? Đồng thời mẹ bầu cần làm gì để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu.

Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh mổ

[recommendation title=””]

Sau khi sinh mổ, các mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng hoặc ngứa do thuốc gây tê. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khác là: khí hư ra nhiều, chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, rụng tóc, rạn da, tâm trạng thay đổi, chủ yếu là cảm xúc buồn bã.

[/recommendation]

Vào khoảng thời gian đầu, mẹ có thể có cảm giác đau kiểu chuột rút, đây là hiện tượng đau dạ con sau sinh. Bên cạnh đó, bàng quang của mẹ (thường dính vào tử cung) có thể bị bầm nhẹ do phẫu thuật. Điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến việc bạn phải thường xuyên đi tiểu do bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu.

Một vấn đề nữa mà các mẹ bầu sau khi sinh mổ cũng thường gặp là tình trạng thoát khí. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi vị trí khí thoát ra gần dưới vết mổ.

Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.
Mẹ bầu có thể sẽ gặp nhiều vấn đề sau khi sinh mổ, đa số là các triệu chứng thường gặp.

Nên làm gì để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ?

Mẹ bầu thường cần từ 4 – 6 tuần để phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ. Trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ cho uống các loại thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường chỉ có tác dụng tạm thời, nên việc phục hồi sức khỏe vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ bầu và người thân trong quá trình chăm sóc.

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý để phục hồi sức khỏe sau sinh:

  • Đi đứng cẩn thận, chú ý quan sát để tránh kéo căng vết mổ, nhất là khi đi lên đi xuống cầu thang.
  • Nếu có điều kiện nghỉ ngơi, mẹ bầu chịu khó nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá mức cũng như tránh khuân vác các vật nặng.
  • Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ, hoặc đến khám sớm nếu xuất hiện các tình trạng như: vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, đau bụng khó chịu, đau bắp chân, tê chân…

[summary title=””]

Trong thời gian phục hồi sau khi sinh, bạn cũng có thể thấy mệt mỏi. Phụ nữ sinh mổ thường hồi phục lâu và khó hơn sinh thường. Vì thế bạn có thể sẽ cần người hỗ trợ chăm sóc em bé trong thời gian này, người đó có thể là chồng bạn, mẹ ruột, mẹ chồng hoặc một người giúp việc.

[/summary]

Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.
Bạn nên tập trung nghỉ ngơi để có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ.

Cho con bú sau khi sinh mổ

Các mẹ sinh mổ thường gặp nhiều trở ngại trong việc cho con bú hơn so với các mẹ sinh thường. Những trở ngại có thể kể đến bao gồm:

  • Sữa mẹ về chậm: Quá trình sinh mổ có thể làm chậm việc tiết sữa, khiến mẹ cảm thấy lo lắng về việc cung cấp đủ sữa cho con.
  • Đau từ vết mổ: Cơn đau sau phẫu thuật có thể làm mẹ khó khăn trong việc tìm tư thế cho con bú thoải mái, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
  • Tiếp xúc da kề da bị trì hoãn: Sau sinh mổ, việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé có thể bị trì hoãn, làm giảm kích thích tiết sữa và ảnh hưởng đến việc cho con bú.
  • Tâm lý căng thẳng: Sinh mổ có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho mẹ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa và khả năng cho con bú hiệu quả.

[recommendation title=””]

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Calgary Canada, đăng tải trên PubMed, nghiên cứu phát hiện ra rằng, các mẹ sinh mổ nhìn chung có tỷ lệ gặp khó khăn trong việc cho con bú cao hơn sinh thường.

[/recommendation]

Bạn cân nhắc đến gặp bác sĩ để xin tư vấn nếu gặp một số tình trạng liên quan đến việc cho con bú

Các câu hỏi thường gặp

Cách ngồi dậy sau sinh mổ?

Đầu tiên, mẹ hãy nằm ngửa và co gối lại. Sau đó, bạn nghiêng nhẹ người sang một bên (bên thuận), và nằm yên từ 2-5 phút để cơ thể quen với tư thế này. Rồi chắp hai bàn tay lại hoặc co tay thuận đặt lên ngang vai.

Đồng thời chống bàn tay phía trên cùng khuỷu tay phía dưới xuống giường, dồn lực vào đó để bạn có thể từ từ nâng phần thân trên dậy. Sau khi duỗi chân, bạn xoay người nhẹ nhàng và dựa vào thành giường. Mẹ bầu cũng có thể kê gối tựa để ngồi thoải mái hơn.

Sinh mổ kiêng ăn những gì?

Sau khi sinh mổ, bạn sẽ phải uống nước trong 8 tiếng trước khi bắt đầu ăn nhẹ. Tuy nhiên bạn nên tránh những thực phẩm sau đây để phục hồi nhanh hơn:

  • Thức uống có ga
  • Các món ăn có bơ
  • Thực phẩm gây táo bón 
  • Thức ăn cay và nóng
  • Rượu và thức uống có cồn
  • Thức ăn nguội, chưa nấu chín
  • Thức ăn lên men, chiên rán và thức ăn nhanh
  • Thức uống có caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực.

Kết luận

Mẹ bầu sinh mổ thường cần nhiều thời gian để phục hồi hơn, thế nên bản thân mẹ bầu hãy cố gắng và nhờ sự giúp sức từ gia đình nhé.. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn được những thông tin giá trị và hữu ích.