Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ biết lắng nghe với 5 “nguyên tắc vàng”

Dưới đây là 5 nguyên tắc cần thiết để bé toàn tâm toàn ý lắng nghe bố mẹ.

1/ Không cho bé làm việc riêng khi bạn đang nói với bé

Khi nói chuyện với con, muốn trẻ lắng nghe và thực hiện theo lời nói của bố mẹ thì việc đầu tiên là bạn hãy dừng tất cả công việc đang làm, nhìn thẳng vào bé và yêu cầu bé thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì lúc này những điều bạn nói mới thực sự có “ấn tượng”.

Hãy hạn chế việc bé thực hiện yêu cầu cầu của bạn khi đang chơi đồ chơi, vì lúc đó chắc chắn trẻ sẽ bị phân tâm, không kịp xử lý thông tin, đồng thời cách xử lý các thông tin sẽ trở nên khó khăn hơn.

[inline_article id=63785]

2/ Nhìn thẳng vào mắt trẻ và nói chuyện

Khi bé đã ngừng làm việc riêng, tập trung hoàn toàn và sẵn sàng lắng nghe thì bạn hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ để bắt đầu câu chuyện. Cách nói chuyện này giúp bé ghi nhớ tốt hơn, cũng như mẹ có thể kiểm soát được thái độ hợp tác của trẻ, đồng thời bé hiểu được cảm xúc bố mẹ đang thể hiện. Vì thế, ngôn ngữ và âm lượng hết sức vừa phải, không quá lớn, đồng thời phải dễ hiểu. Nét mặt không thể hiện sự bực bội mà thân thiện nhưng nghiêm túc.

Khi bố mẹ yêu cầu trẻ thực hiện hoặc muốn bắt đầu câu chuyện thì cần bé thực hiện ngay, không nên trì hoãn bởi thói quen trì hoãn sẽ không tốt cho trẻ lâu dần trở thành thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.

Trò chuyện với trẻ
Cách nói chuyện nhìn vào mắt con vừa giúp trẻ phát triển khả năng từ vựng, ngôn ngữ, vừa kích thích trí tuệ, nuôi dưỡng khả năng giao tiếp, đồng thời giúp trẻ biết lắng nghe hiệu quả.

3/ Không lặp lại nhắc nhở quá nhiều lần

Bạn ra điều kiện cho trẻ trước khi yêu cầu và không nhắc lại yêu cầu quá 3 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dần nhàm với nhưng mệnh lệnh của mẹ hoặc khi bạn không giữ được bình tĩnh và nhắc nhở lớn tiếng nhiều lần sẽ làm cho trẻ thấy sợ hãi, có tâm lý tránh xa.

Có thể yêu cầu trẻ nhắc lại những lời bố mẹ vừa nói hay hỏi lại trẻ bố mẹ vừa muốn bé làm gì, bởi đây là cơ hội để trẻ ghi nhớ được yêu cầu của bố mẹ được tốt hơn.

4/ Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi

Nếu trẻ quá ương bướng bố mẹ có thể dùng đến hình phạt để răn đe trẻ, tùy theo độ tuổi mà có những hình phạt thích đáng, không làm tổn thương trẻ. Khi phạt trẻ các hình thức phạt cần đúng độ tuổi và phạt trẻ trong tầm kiểm soát của bố mẹ, phân tích đúng sai khi con bình tĩnh để trẻ có thể rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa, chỉ có như vậy thì hình phạt mới có giá trị răn đe, giúp trẻ nhận thức tốt hơn.

Với những trẻ lứa tuổi lên 2, hình phạt với trẻ hiệu quả nhất là bắt trẻ phải ở yên tại chỗ trong một khoảng thời gian, có thể chỉ là một cái ghế trong phòng bếp hoặc chân cầu thang trong một hoặc 2 phút. Thời gian lâu hơn sẽ không hiệu quả.

5/ Khen ngợi khi trẻ vâng lời

Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của bạn khi bé biết vâng lời, thực hiện tốt yêu cầu của mẹ đưa ra. Trẻ con cũng như người lớn, đều mong muốn nhận được những phản hồi tốt từ người khác. Khi nhận được phản hồi là những lời khen, bé cảm thấy hào hứng và muốn thực hiện hành vi được khen đó vào lần sau.

Theo các nhà tâm lý, lời khen đối với trẻ rất quan trọng, đó là yếu tố động viên – khích lệ và tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống. Thế nên, mẹ hãy biết tận dụng cơ hội để khen ngợi, cổ vũ những việc làm tốt của con trẻ. Đôi khi, bên cạnh các lời khen ngợi, những món quà nho nhỏ như que kem, quyển sách, món đồ chơi,… cũng là nguồn khích lệ lớn đối với trẻ con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết chọn cách khen như thế nào cho hiệu quả nhé!

[inline_article id=22080]

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

6 trò chơi cực hiệu quả giúp bé nhận biết màu sắc

1/ Chơi với thức ăn

Mẹ có thể hướng dẫn bé cách nhận biết màu sắc ngay bên bàn ăn nhà mình. Hãy biến bữa ăn của bé thành bữa tiệc sắc màu với màu đỏ của cà chua, màu xanh của rau, màu trắng của gạo, màu vàng của xoài chín… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt chua, ngọt, hình dáng và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.

Hoặc để bé tự tạo ra “bảng màu” của riêng mình bằng cách để bé trộn lẫn các loại thức ăn, chẳng hạn như 1 thìa mứt dâu, mứt quả việt quất với sữa chua để tạo ra màu hồng hay màu tím,… Chắc hẳn, bé sẽ rất hào hứng khám phá và đây chính là cơ hội tốt nhất để mẹ dạy con về màu sắc đấy!

Học màu bằng thức ăn

2/ Những sợi ruy băng màu ngộ nghĩnh

Không cần phải quá cầu kỳ hoặc tốn quá nhiều tiền mà mẹ vẫn dạy cho trẻ ghi nhớ và biết về những sắc màu vừa nhanh lại hiệu quả. Bằng cách thu thập những sợi ruy băng có màu sắc khác nhau để trẻ chơi, phân biệt chúng và sắp xếp chúng lại với nhau cũng rất thú vị và cho trẻ cơ hội trải nghiệm nhiều hơn.

Mẹ có thể buộc vào những đồ vật trong nhà và chơi trò “Tìm màu phù hợp” để bé đi tìm những sợi dây có màu mà mẹ đưa ra. Bé sẽ rất thích thú với việc chạy vòng vòng trong nhà và tìm màu sắc phù hợp. Trò chơi này rất thích hợp cho những hoạt động vui chơi trong nhà của 2 mẹ con và mẹ đừng quên chụp ảnh bé những lúc như vậy vì đây chính là lúc bé vui tươi và vô cùng đáng yêu.

3/ Vẽ bằng ngón tay

Đây là trò chơi mà mẹ có thể giúp bé học cách phân biệt màu sắc nhanh chóng, đồng thời mang lại niềm vui, sự hứng thú đến cho bé yêu. Để an toàn mẹ có thể tự làm màu vẽ cho bé. Mẹ có thể trộn ½ chén bột bắp với 2 chén nước rồi đun sôi hỗn hợp này lên đến độ lỏng, sệt như ý. Sau đó cho vào các chén nhựa nhỏ rồi thêm màu thực phẩm vào cho đến khi đạt được màu sắc như mong muốn. Hãy để bé dùng tay tự do sáng tạo trên mảnh giấy lớn hoặc tấm áp phích.

Học màu vẽ bằng ngón tay

4/ Chơi ném đồ vào giỏ

Mẹ đặt 2 hoặc nhiều hơn giỏ (hoặc rổ) trên sàn nhà và băng lại bằng 1 mảnh giấy màu lớn. Lấy những vớ, quần áo đơn sắc của bé (sao cho màu phù hợp với màu của các giỏ) và yêu cầu bé ném (đặt) món đồ có màu sắc phù hợp vào giỏ. Để trẻ thêm hào hứng, có thể “bổ sung” thêm cho trò chơi bằng những gấu nhồi bông, khăn,…  Trò chơi này chắc chắn sẽ mang lại cho trẻ sự háo hức và thích thú, bởi đây không chỉ là “bài học” về màu sắc mà còn luyện cho bé kỹ năng vận động đấy!

5/ Nhận biết màu sắc tự nhiên

Trước khi đi dạo, mẹ hãy cắt 1 vài mảnh giấy thủ công màu sắc đem theo cùng. Trong chuyến đi chơi, bạn hãy chỉ cho bé những màu sắc của sự vật, đồ vật phù hợp với màu của mảnh giấy đó. Chẳng hạn như màu xanh, vàng của lá; màu vàng của hoa mai, màu đỏ của hoa hồng, màu cam của quả bí đỏ,…

Lúc về đến nhà, bạn chuẩn bị cho bé một bộ bút chì (bút sáp) màu và tờ giấy trắng. Hãy bày cỏ, hoa, lá vừa thu thập được lên mặt bàn. Khuyến khích bé vẽ một bức tranh mà chỉ sử dụng những màu giống những màu (hoa, lá) vừa nhặt được. Vậy là thêm 1ần nữa, với trò chơi này, mẹ đã khéo léo dạy con cách phân biệt được màu sắc rồi đấy!

Học màu sắc từ thiên nhiên

6/ Học màu sắc qua trang phục

Khi thay quần áo, mẹ có thể đưa 3 lựa chọn về màu sắc của trang phục để bé tự chọn. Nếu bé chọn áo màu đỏ thì khi bước ra khỏi phòng, nếu thấy vật dụng hay món đồ gì cùng màu với chiếc áo bé chọn, mẹ hãy reo lên: “A, cái khăn, cái ba-lô này cũng màu đỏ, giống áo của con”. Hay khi đưa bé ra ngoài, hễ thấy món đồ gì màu đỏ, mẹ hãy áp dụng ngay câu nói này nhé! Dần dần, mẹ có thể gợi ý bé cách tự tìm màu sắc trùng với trang phục bé đang mặc. Với “mẹo” phân biệt màu sắc này của mẹ, bé còn học được cách quan sát thế giới xung quanh, từ đó tăng trí tưởng tượng của bé.

[inline_article id=109365]

>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

4 việc trẻ nên tự làm ở tuổi tập đi

1/ Chải răng

Bé ở lứa tuổi tập đi thường rất thích quan sát và bắt chước những việc ba mẹ làm mỗi ngày và việc chải răng cũng không ngoại lệ. “Lợi dụng” tính tò mò này của trẻ, các phụ huynh hãy hướng dẫn kĩ càng từng bước một bằng cách “làm mẫu” cho bé, đồng thời giải thích cho con tầm quan trọng của hoạt động này. Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với con, thay vì một việc bắt buộc phải làm. Lưu ý là bố mẹ đừng quá bận tâm đến kỹ năng của bé, vì ở thời điểm này, quan trọng là giúp bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cũng như tạo cảm giác hứng khởi, thích thú vì bản thân có thể hoàn thành hoạt động đó.

Bé tự chải răng
Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với con, thay vì một việc phải làm.

2/ Rửa tay

Rửa tay sạch sẽ là cách tốt nhất để loại trừ vi khuẩn có hại và ngăn ngừa bênh tật cho bé yêu nhà bạn. Do đó, bố mẹ cần sớm hình thành thói quen trẻ tự rửa sạch tay, nhất là giai đoạn ở độ tuổi tập đi. Hãy tạo hứng thú để bé chịu rửa với xà phòng, đồng thời để các vật dụng như xà phòng rửa, khăn lau trong tầm với cũng như kiểm soát thời gian xả sạch lại bằng nước. Hãy hướng dẫn cách chà mặt trước, mặt sau, dưới móng, kẽ móng, kẽ ngón tay trong vòng 20 giây. Để tạo sự hào hứng, vừa rửa mẹ có thể vừa hát cùng bé một bài hát nào đó, chẳng hạn như Happy Birthday. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi chỉ dạy bé, ngoài ra, luôn giải thích nhẹ nhàng để bé hiểu: Rửa tay là một hoạt động cần thiết và quan trọng với bất kỳ ai, kể cả những người lớn như bố, mẹ.

[inline_article id=3061]

3/ Mặc quần áo

Từ 18 – 24 tháng tuổi, các thử nghiệm đã có thấy bé biết đội nón, kéo mở dây kéo, biết cởi áo quần mà không cần trợ giúp. Và vào thời điểm 2 tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho việc tự mặc đồ. Mẹ hãy giúp bé thực hiện thành công việc này bằng cách đưa cho bé những chiếc quần, áo dễ mặc, có thể co giãn, rộng rãi với hình thù đẹp mắt phía trước. Hay những chiếc váy có cổ chui thoải mái và các đôi tất với nhiều màu sắc ở những ngón chân và gót. Phụ huynh cũng nên chia nhỏ các bước từ dễ đến khó, ví dụ như mẹ giúp trẻ tròng áo qua đầu và đưa tay vào tay áo để trẻ sẽ kéo áo xuống, sau khi thành thục, mẹ sẽ giúp trẻ tròng áo qua đầu nhưng trẻ sẽ tự đưa tay vào tay áo và kéo áo xuống và cuối cùng trẻ tự mặc áo. Để giúp trẻ hứng thú, bố mẹ cần tạo không khí vui nhộn khi mặc quần áo như khen bé “giỏi”, nghĩ ra một bài hát, chơi “ú òa” khi trẻ chui áo qua đầu, cũng có thể cho trẻ tự lựa chọn loại quần áo mà bé thích… Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi vì bé cần nhiều thời gian để hoàn tất những công việc này. Đôi khi bé cần sự giúp đỡ của bạn trong việc cài những chiếc khuy khó khăn, nút bấm hay khoá kéo nhưng khi 30 tháng, bé sẽ tự mặc đồ được.

4/ Làm một số công việc nhà

Trẻ có thể được khuyến khích làm việc nhà từ rất sớm, thậm chí từ lúc 18 tháng tuổi trẻ đã có thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản. Ở độ tuổi này, mẹ hãy cho bé làm quen với việc nhà, bắt đầu bằng những việc nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Tất nhiên, đôi khi mọi việc sẽ không như bố mẹ mong đợi. Mẹ hãy chia nhỏ công việc cần hoàn thành thành những phần nhỏ và chỉ cho bé việc chính xác, cụ thể mà bạn muốn bé thực hiện. Môt số công việc phù hợp với trẻ ở giai đoạn này: Nhặt đồ chơi cho vào thùng, lau sạch đồ chơi bằng khăn nhỏ, để quần áo bẩn vào giỏ, tìm chiếc tất cùng loại, hay làm phụ bếp “nghiệp dư” trộn bột, rửa rau,…

[inline_article id=111371]

>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Mách mẹ mẹo hay giúp trẻ thích uống nước

Nhưng nếu bé yêu nhà bạn không thích thú với việc uống nước? 5 “mẹo” dưới đây sẽ là những chiêu “dụ” trẻ hào hứng với loại thức uống “nhạt nhẽo” này, mẹ hãy thử xem nhé! 

1/ Luôn để nước trong tầm tay của trẻ

Đưa cho bé một chai nước nhỏ mỗi khi mẹ rằng nghĩ bé đang khát nước. Chắc hẳn ban đầu bé sẽ luôn luôn nói rằng không khát, nhưng mẹ hãy thuyết phục bé uống vài ngụm nước nhỏ. Kết quả là hơn một nửa số lần làm vậy thì bé luôn uống một lượng nước nhiều hơn thế. Khi bé được uống nước, bé tự nhận ra rằng mình đang khát nước thật sự.

Sau đó mẹ luôn để một cốc nước nhỏ nơi bé dễ dàng nhìn thấy được để mỗi khi cảm thấy khát bé có thể tự lấy và uống. Như vậy, mỗi lần bé khát bé sẽ tự động biết uống nước.

Trẻ uống nước
Vận động, vui chơi nhiều, trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên trong ngày

2/ Tạo sự thú vị khi cho trẻ uống nước

Khoảng thời gian mà bé uống ít nước nhất là khi bé bắt đầu tập đi. Trong khoảng thời gian đó, mẹ bé có thể dùng nước trái cây pha chế với tỷ lệ  3/4 là nước cho bé uống và tiếp tục như vậy ngay cả khi bé cai sữa.

Nước đun sôi thường có vị nhạt nhẽo, không ngon miệng bằng những loại nước khác, vì thế, mẹ có thể trộn thêm một chút nước trái cây vào nước uống cho trẻ với một lượng vừa đủ. Việc đó giúp cho nước có hương vị thơm ngon hơn nhưng vẫn đảm bảo 90% là nước tinh khiết. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử vắt thêm chút nước cốt chanh hay một ít nước cam ép.

[inline_article id=57721]

3/ Sử dụng chiếc ly riêng và đặc biệt

Mua cho trẻ một cái ly riêng biệt để trẻ uống nước là một biện pháp rất hiệu quả, ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng những chiếc ống hút bắt mắt. Khi càng có vật dụng của riêng mình thi các bé sẽ càng cảm thấy hào hứng hơn.

Với những trẻ ở độ 2 tuổi, bé sẽ cực kỳ thích hình tượng công chúa hay các nhân vật trong phim ảnh. Mẹ đã mua một chiếc ly nhựa với màu sắc lấp lánh và bảo với bé rằng bé sẽ dùng chiếc ly này để uống “nước của công chúa”, nhưng thực ra đó chỉ là nước lọc bình thường. Bất cứ khi nào mẹ nói “Con có muốn uống nước của công chúa không?” thì bé luôn nói có và hứng thú sử dụng chiếc ly để uống nước. Phương pháp này vẫn hiệu quả ngay cả khi bé được 3 – 4 tuổi.

Bên cạnh đó, mẹ hãy luôn khuyến khích bé uống một lượng nước đã được chia bằng vạch nhất định trên chiếc cốc dễ thương của mình. Mẹ có thể khích lệ bé uống ở vạch thấp nhất rồi từ từ nâng lên những vạch cao hơn. Và nhớ hoan hô, khích lệ khi trẻ uống hết lượng nước nhé!

4/ Tạo cho trẻ thói quen tự lập

Mẹ hãy mua cho bé những bình đựng nước nhỏ với dung tích khoảng 300ml có chỗ kê miệng uống hay ống hút để bé có thể tự uống nước một mình.

Hoặc ngay trong nhà, mẹ có thể để sẵn một bình nước lớn ngang tầm của bé và dạy cho bé cách tự lấy nước. Chắc chắn bé sẽ vô cùng thích thú  khi có thể tự lấy nước uống mà không cần nhờ cậy ai. Mỗi khi nhà có khách bé cũng cảm thấy rất hãnh diện hứng khoe rằng mình có thể tự lấy nước và uống một mình đấy!

5/ Giới hạn số lượng loại thức uống

Mẹ không nên để quá nhiều loại thức uống để bé lựa chọn. Chỉ 3 loại nên có cho bé uống là nước, sữa và nước trái cây (có hàm lượng nước cao, khoảng 2/3).

Chúng ta có thể thay đổi luân phiên giữa sữa, nước và nước quả trong một ngày. (Tỷ lệ pha chế nước quả với nước là 50/50). Trẻ sẽ không được uống sang loại nước khác nếu chưa uống hết ly trước đó của mình. Thỉnh thoảng, những trò chơi như xem ai là người uống nhanh nhất cũng là một phương pháp tuyệt vời để tạo nguồn cảm hứng cho trẻ.

Mẹ nên tập cho bé uống hết một ly nước lọc khoảng 100- 150 ml trước khi bé được uống những thức uống khác. Đồng thời, hãy để bé tự động uống để bé luôn cảm thấy mình được “tự chủ”. Một khi bé biết “chịu trách nhiệm” về thời gian và cả lượng nước uống thì lúc đó việc uống nước sẽ trở nên dễ dàng thôi!

[inline_article id=124627]

>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết lượng vitamin E trẻ cần là bao nhiêu?

1/ Tầm quan trọng của vitamin E với sức khỏe và sự phát triển của bé

Vitamin E có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của trẻ em. Vitamin E tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào, giảm oxy hóa các protein tan trong mỡ do đó giúp con bạn ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch. Loại vi chất này còn giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương, do đó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các vi trùng. Khả năng chống oxy hóa của vitamin E còn làm giảm nguy cơ bé bị đục nhân mắt và các bệnh khác có thể khiến bé bị suy giảm thị lực.

[inline_article id=77864]

2/ Nhu cầu vitamin E cho trẻ cần là bao nhiêu?

Từ 1-3 tuổi: 6 mg, hoặc 9 IU (đơn vị quốc tế) vitamin E hàng ngày.

Từ 4-8 tuổi: 7 mg hàng ngày, hoặc 10,5 IU hàng ngày.

Nhiều trẻ em không có đủ vitamin E từ chế độ ăn uống, nhưng cũng không thiếu hụt vitamin E nghiêm trọng và gây ra các vấn đề sức khỏe. Ở Hoa Kỳ, đa số người lớn và trẻ em tiêu thụ vitamin E thấp hơn một chút so với mức khuyến nghị. Bé không cần phải đạt đủ lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó, mẹ nên tính lượng vitamin E trung bình trong vài ngày hoặc một tuần.

3/ Nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin E cho trẻ

Dưới đây là một số trong những nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin E:

Thực phẩm nhiều vitamin E
Vitamin E có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau, các loại hạt và hạt giống.

– 28g hạnh nhân sấy khô: 7mg

– 1 muỗng cà phê dầu mầm lúa mì: 6mg

– 28g hạt hướng dương rang khô: 6mg

– 1 muỗng canh hạnh nhân bơ: 4mg

– 1 muỗng canh bơ từ hạt hướng dương: 4mg

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng mịn: 2mg

– 28g đậu phộng rang khô: 2mg

– 1 muỗng cà phê dầu hướng dương: 1,8mg

– 1 muỗng cà phê dầu cây rum: 1,5mg

– ½ trái kiwi vừa (bóc vỏ): 1mg

– 1 muỗng cà phê dầu bắp: 0,6mg

– ¼ chén rau bina nấu chín đông lạnh: 0,8mg

– ¼ chén bông cải xanh đông lạnh: 0,6mg

– 1 muỗng cà phê dầu đậu tương: 0,4mg

– ¼ chén xoài: 0,9mg

Lưu ý: Các loại hạt khô có nguy cơ gây nghẹn cho trẻ. Do đó, bạn nên nghiền hoặc cắt nhỏ. Tương tự, bạn cũng nên phết lớp mỏng bơ từ các loại hạt trước khi cho trẻ ăn. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị của trẻ. Do đó bạn có thể ước lượng hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

[inline_article id=122000]

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Anh xã đã biết dấu hiệu đầu tiên vợ chuyển dạ?

1/ Cơn gò Braxton Hick

Quan sát biểu hiện của những cơn co thắt không dữ dội hay các cơn thắt dạ dày thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy vợ bạn sắp chuyển dạ. Những cơn co thắt này còn được gọi là cơn gò Braxton Hick, chúng đến rồi đi theo chu kỳ trong khoảng nhiều giờ đến vài ngày, trước khi chuyển thành những cơn co thắt càng lúc càng đau đớn hơn.

[inline_article id=105238]

2/ Dịch nhầy màu hồng

Coi chừng những dấu hiệu khác của chuyển dạ như nút màng nhầy đóng kín cổ tử cung bắt đầu bung ra. Vợ bạn có thể nhận thấy một ít dịch nhầy màu hồng dính trên quần lót của cô ấy. Đây có thể là lúc vỡ nước ối và bạn nên gọi bệnh viện để thông báo với họ dấu hiệu vợ chuyển dạ.

3/ Thư giãn để giảm căng thẳng

Cố gắng giữ cho vợ bạn đừng nghĩ nhiều đến việc sinh nở trong khi quãng thời gian chờ đợi để vào bệnh viện. Khuyến khích cô ấy tập vài động tác nhẹ nhàng, đi bộ một quãng ngắn, ngâm mình trong nước ấm, massage lưng, đọc tạp chí, xem phim hay chỉ đơn giản là xem tivi. Điều này có thể giúp cô ấy thư giãn và giảm được căng thẳng.

 khi vo chuan bi vo benh vien
Khi những dấu hiệu “báo động” đầu tiên của việc vợ chuyển dạ xuất hiện, nhiệm vụ của chồng là giữ cho tinh thần cô ấy luôn thư giãn và thoải mái.

 

4/ Chế biến vài món lót dạ cho vợ bầu

Nấu cho vợ bạn một vài món lót dạ trong khi chờ ở nhà. Bữa ăn nên chứa nhiều tinh bột như pasta, ngũ cốc hay bánh mỳ. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo. Điều này sẽ giúp cô ấy duy trì được năng lượng, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.           

5/ Khuyến khích vợ đi vệ sinh

Khuyến khích vợ bạn đi vệ sinh mỗi giờ, thậm chí là nhiều lần hơn cũng được. Bàng quang trống sẽ làm giảm bớt căng thẳng và khiến cô ấy thoải mái hơn. Nó cũng giúp cho em bé khi di chuyển xuống rãnh tử cung một cách dễ dàng hơn.

[inline_article id=112883]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 việc bố “không được quên” sau khi con chào đời

1/ Ẵm con càng sớm càng tốt

Ẵm bé yêu ngay sau khi con chào đời càng sớm càng tốt. Thật tuyệt vời khi được kết nối với bé, đặc biệt là khi bạn có thể cởi áo ngoài ra để da bé có thể tiếp da bạn, đồng thời cũng giúp bé nhận biết được mùi quen thuộc của bố. Nhưng tất nhiên mẹ vẫn là người bế bé trước nhé!

Bố ẵm con khi chào đời
Ẵm bế bé là cách tốt nhất để bố giao lưu, làm quen với bé, để bé biết được rằng ngoài mẹ bố cũng là người rất quan trọng, gần gũi.

2/ Kiểm tra dị tật dính thắng lưỡi

Yêu cầu bác sỹ hay bà đỡ kiểm tra xem bé có bị dính thắng lưỡi hay không. Bởi dị tật này thường xảy ra ở 1/20 trẻ sơ sinh và khiến cho việc bú mẹ của các bé trở nên khó khăn hơn. Vậy nên hãy để con bạn được kiểm tra càng sớm càng tốt và để mắt đến bé trong vài ngày tới.

3/ Tặng quà cho người vừa “lên chức” mẹ

Mua tặng người bạn đời của mình một món quà và một tấm thiệp thật chu đáo sau khi con chào đời. Bạn sẽ muốn nói lời cảm ơn sau bao nhiêu thứ cô ấy đã phải trải qua. Dây chuyền, nhẫn hay vòng tay được chạm khắc là những sự lựa chọn sáng suốt đấy!

4/ Chụp hình kỷ niệm

Chụp vài tấm hình và quay phim lại những những tiếng đầu đời của bé. Nếu bạn không có một cái máy ảnh hay máy quay xịn nào thì dùng điện thoại thông minh quay lại cũng được. Những kỷ niệm này là vô giá, đặc biệt là khi vợ chồng bạn xem lại chúng vào những năm tháng sau này.

5/ Thông báo tin vui

Quyết định xem ai sẽ là người bạn thông báo tin vui này và ai sẽ là người biết tin trước, ai biết tin sau. Thông thường thì bạn bắt đầu với cha mẹ, anh em, cô chú trước khi báo tin với bạn bè và những gia đình quen biết khác. Nếu bạn có thể đảm nhận nhiệm vụ này, vợ bạn chỉ cần phải tập trung và việc chăm bé thôi, tránh cho cô ấy phải trả lời một đống tin nhắn và email từ mọi người.

[inline_article id=21673]

>>> Xem thêm thảo luận ở các chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu vì sao cần bổ sung kali cho bé; đồng thời, biết nhu cầu kali cho trẻ theo từng độ tuổi và nguồn thực phẩm giàu kali để mẹ cho bé ăn trong thực đơn mỗi ngày nhé.

1. Vì sao cần bổ sung kali cho bé?

Kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc bổ sung kali cho bé đúng và đủ sẽ:

  • Giúp trẻ điều hoà cân bằng nước và điện giải.
  • Giúp trẻ duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.
  • Cùng với natri, kali giúp cân bằng nước cho cơ thể, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
  • Giảm nguy cơ sỏi thận ở trẻ em.
  • Giảm mất xương khi già đi.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cảnh báo rằng kali là một trong những chất dinh dưỡng mà trẻ em ở tuổi đi học bị thiếu hụt. May mắn thay, hầu hết trẻ em có thể nhận đủ kali nếu trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm. Nhưng mẹ cần lưu ý đến nhu cầu kali theo từng độ tuổi; bởi vì bổ sung kali cho bé quá nhiều (tình trạng tăng kali máu) hoặc quá ít (tình trạng hạ kali máu) đều gây hại.

bổ sung kali cho bé

2. Nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi

Theo khuyến cáo, nhu cầu bổ sung kali theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 0-4 tháng tuổi: 400 mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng tuổi: 600 mg/ngày.
  • Trẻ tập đi từ 1-3 tuổi: 2000 mg/ngày
  • Trẻ ở độ tuổi dậy thì:  2300 mg/ngày cho trẻ em nữ; 3000 mg/ngày cho trẻ em nam.

Trường hợp không đạt đủ lượng kali cho trẻ cần thiết mỗi ngày; mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy tính lượng kali trung bình trong vài ngày hoặc một tuần để có bổ sung hợp lý.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Mẹ tham khảo 8 cách hay để hóa giải

3. Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé

Kali có trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại hoa quả và rau xanh là nguồn cung cấp kali quan trọng nhất: các loại đậu quả và đậu hạt, táo, bầu, bí, chuối và đu đủ…

Mẹ cần lưu ý là việc nấu chín trong nước sẽ làm giảm từ 50 – 70% lượng kali trong các loại thực phẩm này. Do đó, chúng ta nên làm chín bằng hơi hoặc bỏ lò hoặc ăn sống để lượng kali trong thực phẩm được hấp thụ tối đa. Kali còn có trong nhiều loại cá, sò biển, sữa chua, hạt bí đao, ngũ cốc, chocolate…

Nguồn thực phẩm giúp bổ sung kali cho bé
Bổ sung kali cho bé bằng cách thêm trái cây, rau vào chế độ ăn uống

Một số nguồn cung cấp và bổ sung Kali cho bé tốt nhất như:

  • 1/2 củ khoai tây nướng vừa: 463 mg.
  • 1/2 ly nước ép mận: 352 mg.
  • 1/4 chén mận khô: 318 mg.
  • 1/4 chén nho khô: 299 mg.
  • 1/2 ly nước ép cà chua: 278 mg.
  • 1/4 chén đậu trắng: 251 mg.
  • 1/2 cốc nước cam: 248 mg.
  • 1/4 chén đậu lima: 242 mg.
  • 29g  hạt hướng dương: 241 mg.
  • 1/2 trái chuối vừa: 211 mg.
  • 1/4 chén cải bó xôi : 210 mg.
  • 28g hạnh nhân: 200 mg.
  • 1/2 quả cà chua: 146 mg.
  • 1/2 chén ngũ cốc với nho khô: 181 mg.
  • 1/2 trái cam: 118 mg.
  • 2 quả chà là sấy khô: 94 mg.
  • 1/2 chén dưa hấu: 85 mg.

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

4. Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu hoặc thừa kali?

Bổ sung kali cho bé đòi hỏi sự cân bằng; bởi vì quá thiếu hay quá dư thừa kali đều không tốt cho sức khỏe của trẻ.

4.1 Dấu hiệu trẻ bị thiếu kali

Rất hiếm khi trẻ em bị thiếu kali do chế độ ăn uống quá ít. Những trường hợp giảm lượng kali trong cơ thể trẻ thường là do các nguyên nhân như đi ngoài, nôn nhiều lần, bị tiểu đường, rối loạn chức năng thận, sử dụng aspirin, cortisone, thuốc lợi tiểu; hoặc ra mồ hôi quá nhiều dẫn đến mất nước.

Triệu chứng liên quan đến thiếu hụt kali ở trẻ em:

  • Rối loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ.
  • Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, tăng huyết áp.
  • Đầy hơi chướng bụng hoặc giảm nhu động ruột.

Việc giảm kali huyết kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ tim mạch và thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến liệt cơ, thậm chí tử vong.

Việc bổ sung kali cho bé có thể là cần thiết trong trường hợp giảm kali huyết. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi nếu tỷ lệ kali trong máu quá lớn cũng rất nguy hiểm đối với trẻ.

>> Mẹ có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

4.2 Dấu hiệu trẻ bị thừa kali

Nhận quá nhiều kali, hoặc tăng kali máu; cũng nguy hiểm như bị thiếu kali. Tuy nhiên, điều bất thường là trẻ em nhận được quá nhiều kali chỉ từ chế độ ăn uống mà không bổ sung kali hoặc có vấn đề về thận.

Tăng kali máu có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim nghiêm trọng như một triệu chứng đầu tiên, vì vậy điều quan trọng là mẹ không sử dụng viên kali bổ sung cho bé trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cụ thể. Các triệu chứng khác của tình trạng kali cao có thể bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, tê và ngứa ran ở tứ chi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cùng 4 món ngon bảo đảm bé vét sạch cơm

[inline_article id=195548]

Điều quan trọng là giữ cho kali trong cơ thể ở mức cân bằng, bởi nếu không, về lâu về dài sẽ gặp những tác dụng phụ như yếu cơ và chuột rút, bệnh đường ruột và nhịp tim bất thường. QUa bài viết, hy vọng mẹ đã biết liều lượng và cách bổ sung kali cho bé phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lợi ích của magiê với sức khoẻ của trẻ

1/ Ảnh hưởng của magiê đến sức khoẻ của trẻ

Thiếu magiê trẻ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hòa, đưa đến thiếu canxi và phốt pho gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ magiê trong máu giảm nặng sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.

[inline_article id=77864]

2/ Làm thế nào bổ sung đủ magiê cho trẻ?

Magiê tồn tại với số lượng rất nhỏ, trung bình 30g với cơ thể nặng 60kg, nhưng lại có mặt trong thành phần của gần 300 các men khác nhau, điều hòa các chức năng khác nhau. Khoảng 50 – 75% lượng magiê trong cơ thể tập trung ở xương (magiê kết hợp với canxi và phôt pho trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lượng rất nhỏ trong máu. Hàm lượng magiê trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Tùy theo độ tuổi của bé mà nhu cầu magiê cũng khác nhau. Lứa tuổi 1 – 3 tuổi: 80 mg mỗi ngày, ở độ tuổi 4 – 8 thì cần 130 mg hàng ngày. Tất nhiên, bé không cần phải đạt đủ lượng magiê cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó,  mẹ nên tính lượng magiê trung bình trong một vài ngày hoặc một tuần.

Magiê có mặt trong nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng trong thức ăn thực vật cao hơn động vật, trong lương thực và đậu cao hơn rau, trong rau lá xanh đậm cao hơn rau lá nhạt màu,…

Bổ sung magiê cho trẻ
Bổ sung thực phẩm có chứa magiê vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng với sức khoẻ của trẻ

Dưới đây là bảng tham khảo thành phần kẽm có trong một số loại thực phẩm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chế biến thức ăn cho bé yêu.

– 1/2 chén ngũ cốc nguyên cám: 93 mg

– Khoảng 28g hạt điều rang khô: 74 mg

– 1/4 chén dầu đậu phộng rang: 63 mg

– 1 cốc sữa đậu nành không đường: 61 mg

– 1 muỗng canh bơ hạnh nhân: 45 mg

– 1/4 chén rau bina: 39 mg

– 1 gói bột yến mạch ăn sẵn: 36 mg

– 1/4 chén đậu đen: 30 mg

– 1 muỗng canh bơ đậu phộng mịn: 25 mg

– 1 lát bánh mì: 23 mg

– 1/2 cốc sữa chua không đường, tách béo: 21 mg

– 1/4 chén gạo lứt hạt dài: 21 mg

– 1/4 chén đậu thận: 18 mg

– 1/4 chén đậu trắng: 17 mg

– 1/2 trái chuối vừa: 16 mg

– 1/2 ly sữa (ít béo): 17 mg

– 1/4 chén nho khô: 12 mg

– 1/4 chén quả bơ cắt hình khối: 11 mg

Lưu ý: Các loại hạt có thể gây nghẹt thở nguy hiểm với trẻ nhỏ và với bơ đậu phộng thì bạn nên phết 1 lớp mỏng trước khi cho trẻ ăn. Tương tự, các thực phẩm khác (như đậu) bạn cũng nên nghiền nhỏ và mịn. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn số lượng nêu trên tùy vào độ tuổi và khẩu vị, do đó mẹ có thể ước lượng hàm lượng dinh dưỡng để phân chia phù hợp trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

3/ Lượng magiê cung cấp như thế nào là quá nhiều?

Cách cung cấp magiê tốt nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi trẻ khó có thể nhận “quá liều” magiê từ chế độ ăn uống. Nhưng nếu mẹ cho bé sử dụng chế phẩm bổ sung magiê, bé có thể nạp quá nhiều chất khoáng này vào cơ thể. Mẹ lưu ý rằng, nếu bé uống quá nhiều chế phẩm bổ sung magiê có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy và co thắt dạ dày. Với liều lượng rất lớn, magiê có thể gây ngộ độc. Mức tiêu thụ tối đa trong một ngày mà cơ thể chấp nhận được đối với chế phẩm bổ sung magiê là 65 mg/ ngày cho trẻ lứa tuổi 1 – 3, và 110 mg/ ngày cho trẻ từ 4 – 8 tuổi.

[inline_article id=119272]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

40 bí kíp chăm con các ông bố tương lai cần biết

Nào, bạn còn đợi gì mà chưa bắt đầu đọc thật kỹ những bí kíp chăm con vô cùng hữu hiệu dưới đây:

1/ Đừng có mua máy hâm sữa. Chúng hoàn toàn vô tích sự. Hãy thả bình sữa vào một tô nước nóng trong vài phút là được rồi.

2/ Bạn có thể không cần mua tấm lót thay tã di động. Sau khi được luyện tập nhiều thì bạn sẽ thay tã cho bé cực nhanh trong chưa đến 10 giây.

3/ Cho hai bé sinh đôi uống sữa cùng một lúc. Nếu một bé đang ngủ và bé kia thì đang thức đòi ăn, hãy đánh thức bé đang ngủ dậy cho dù bạn có phải mở tung cửa sổ cho nắng trưa chiếu vào nhà. Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Ông bố tương lai chăm con
Không chỉ những người mẹ trẻ hồi hộp, mà những người bố trẻ cũng có nhiều lo lắng không kém khi chăm con

4/ Dù như thế nào cũng phải tuân theo thời gian biểu chăm con hàng ngày. Vì điều này có thể cứu vớt cuộc đời bạn và có khi là cả cuộc hôn nhân của bạn ấy chứ!

5/ Nếu bạn phải đi công tác, chỉ đặt vé cho những chuyến bay thẳng cho dù nó đắt đỏ như thế nào.

6/ Vợ chồng bạn có thể thay nhau cho bé ăn. Ít nhất việc làm này có thể cho phép bạn ngủ liên tục được 4 tiếng trong đêm, tất nhiên là nếu bạn may mắn.

7/ Luôn luôn đặt lịch khám với bác sỹ vào sáng sớm để tránh tình trạng chen chúc trong phòng chờ đầy vi trùng ở bệnh viện cùng với con nhỏ.

8/ Máy làm ấm khăn cho bé là một thứ vớ vẩn để bạn phí tiền vào. Tất cả những gì cái máy này có thể làm là sấy khô cái khăn, kết quả cuối cùng mà bạn có là một cái khăn khô dễ rách. Hơn nữa, một cái khăn mát sẽ khiến bé tỉnh táo hơn, như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn khi cho bé ăn.

9/ Hãy chấp nhận sự thật là bây giờ thì bạn sẽ phải tiếp xúc với đủ thứ nước dãi hay chất thải đủ kiểu của bé rồi. Và bạn không còn bận tâm đến chúng nữa.

10/ Bạn sẽ không còn thấy mấy bãi nôn của bé ghê nữa.

11/ Đừng bao giờ để bé nôn trớ mà không để sẵn một cái khăn trên vai, đặc biệt là khi bạn đang mặc đồ đi làm.

12/ Vào lúc này thì giấc ngủ là thứ xa xỉ mà bạn chẳng đủ tiền để mua.

13/ Học cách ngủ khi mà bé đang ngủ, bất kể lúc này là mấy giờ. Nghiêm túc đấy, cho dù bạn chỉ có thể chợp mắt trong 20 phút ở trên đi văng thì vẫn cứ tranh thủ đi nhé.

14/ Đừng cho bé ngủ trên giường cho đến khi bé xin được ngủ ở đó, hoặc là chiếc nôi bây giờ đã không còn an toàn cho bé nữa.

[inline_article id=119667]

15/ Đừng giữ trẻ sơ sinh trong phòng bạn quá lâu. Chuyển bé vào phòng ngủ riêng trước khi bé trở nên thoải mái và quen ở phòng bạn.

16/ Đừng để bé ngủ cả đêm trên giường của vợ chồng bạn. Có rất nhiều lý do để không làm điều này, cho dù bạn có nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn ngủ được nhiều hơn. Không có đâu! Chưa kể nó cũng chẳng giúp ích nhiều đối với cuộc hôn nhân của bạn.

17/ Lắp các thiết bị bảo đảm an toàn cho trẻ trước khi đưa bé về nhà. Sau đó bạn có thể mời bạn bè, các gia đình có con nhỏ đến chơi và xem thử đám nhóc có thể phá khóa mấy cái tủ hay mở được cái cửa nhỏ dưới chân cầu thang hay không. Hy vọng là không!

18/ Đừng bao giờ quên mua bảo hiểm sức khoẻ cho bé. Thực ra thì bạn nên mua ngay bảo hiểm cho bé vào ngày bé ra đời cơ. Hãy gọi cho công ty bảo hiểm của bạn và thêm em bé vào. Hãy nghĩ tới nó như là nhiệm vụ đầu tiên của bạn với cương vị một ông bố. Nó có thể giúp bạn rất nhiều nếu như có chuyện gì đó xảy ra. Đừng có quên bí kíp chăm con này nhé!

19/ Nếu bạn có khả năng chi trả, nên giữ cuống rốn của bé ở ngân hàng cuống rốn trẻ sơ sinh.

20/ Bạn sẽ chẳng có thời gian đâu mà đi tập gym, vậy nên cứ chuyển thẻ thành viên sang chế độ chờ trong vài tháng tới nhé.

21/ Bắt đầu hỏi bạn bè, người thân hay hàng xóm của bạn xem có biết ai giữ trẻ không… Bởi đôi khi sẽ mất nhiều tháng, hay ít nhất là một năm để bạn có thể tìm được ai đó mà bạn thật sự tin tưởng để giao thiên thần nhỏ nhà bạn cho họ chăm sóc.

22/ Hãy thông cảm với tâm trạng thất thường của vợ mình. Cơ thể cô ấy đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, vậy nên nếu cô ấy có hay hờn dỗi hoặc nhạy cảm quá mức, cứ nhường nhịn cô ấy đi.

23/ Nếu bạn có kỳ nghỉ phép để chăm bé mới sinh thì hãy tận dụng nó ngay, dùng nó để gắn kết tình cảm với vợ con mình. Dùng khoảng thời gian này để cùng thống nhất với nhau một lịch hoạt động hiệu quả cho gia đình mới của bạn. Đôi khi những cuộc nói chuyện khuya, khi cả hai vợ chồng đều thiếu ngủ trầm trọng lại là một trong những kỷ niệm vô giá nhất đấy.

Thay tã cho con
Quấn tã cho con cũng là việc bố cần phải học và thực hành cho nhuần nhuyễn đấy!

24/ Học cách quấn tã cho bé.

25/ Học cách nói chuyện bằng giọng em bé và làm mặt xấu. Bạn sẽ chẳng thèm quan tâm thiên hạ để ý đến mình nếu như nó có thể làm cho con mình cười.

26/ Luôn luôn giữ một núm vú giả dự phòng ở trong túi.

27/ Cho bé tiếp xúc với nước (trong bồn tắm, chậu rửa hay bể bơi). Nhưng đừng có tới bãi biển nơi có bao nhiêu là cát, rồi nắng chói chang, sóng biển,… Bạn nên đợi cho bé lớn hơn một chút rồi hãy đưa bé đi.

28/ Mua xích đu trẻ em cho bé.

29/ Mua xe tập đi cho bé.

30/ Mấy cái chuông xinh xinh vẫn thường treo trên nôi của bé thực sự có ích.

31/ Để cún cưng trở thành một phần trong gia đình mới của bạn. Mang về nhà vài chiếc chăn bé đã từng đắp trước khi bạn đón bé về từ bệnh viện. Để cún cưng ngửi và làm quen với mùi của bé. Khi bé đã về nhà, giới thiệu cả hai với nhau theo một cách an toàn nhất. Nhớ là thú cưng của bạn cũng cần thời gian để thích nghi với việc toàn bộ sự chú ý của chủ bây giờ chỉ tập trung vào cục cưng nhỏ xíu với cái mùi mới tinh ở trong góc nhà kia thôi.

32/ Chừa chỗ trong tủ lạnh để chứa toàn bộ sữa mẹ vừa được bơm ra. Nhớ là phải thật nhiều chỗ trống nhé.

33/ Đề nhãn rõ ràng cho những bình nào chứa sữa mẹ. Bạn sẽ mắc cái sai lầm này một lần thôi.

34/ Khi bạn mở máy tính để đăng mấy tấm ảnh của thiên thần nhà mình trên facebook, tiện thể bạn cũng nên mở một quỹ tiết kiệm giáo dục cho bé luôn trước khi nó trở thành một trong những việc bạn dự định làm nhưng mãi mà chẳng thực hiện được.

35/ Giữ bé làm quen với môi trường ở nhà trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn chẳng muốn bé tiếp xúc với cả đống vi trùng ngoài kia đâu. Giữ bé ở trong nhà chỉ là tạm thời, bạn chỉ muốn cho bé có thêm thời gian để cứng cáp hơn trước khi cho bé nếm trải cái lạnh thực sự.

36/ Luôn quan tâm đến vợ bạn nhé. Nhắc cô ấy rằng cô ấy vẫn rất xinh đẹp và bạn yêu cô ấy rất nhiều. Vợ bạn có thể không cảm nhận thấy điều này ngay lúc đó nhưng những điều bạn nói ra sẽ giúp cô ấy cảm thấy vui hơn cho dù cô ấy cứ luôn miệng phủ nhận nó.

37/ Đừng chỉ chụp ảnh mà hãy quay cả phim. Và viết nữa. Đó là cách lưu giữ kỷ niệm giữa 2 bố con rất tuyệt vời đấy!

38/ Vợ chồng bạn cảm thấy mệt mỏi, quá tải, kiệt sức và chẳng còn nhận thức được mình đang làm cái quái gì nữa. Hãy kiên nhẫn với nhau bạn nhé. Cùng nhau học hỏi thôi, chẳng ai có mọi câu trả lời cả và mỗi đứa trẻ lại rất khác biệt.

[inline_article id=72022]

39/ “Đau chân tuổi đang lớn” là có thật, vậy nên khi bé tỉnh dậy và nói rằng chân bé rất đau vào lần thứ 6 trong đêm, đừng phớt lờ cơn đau của bé.

40/ Trên hết, luôn nhớ rằng, đây chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời bạn. Cố gắng lên. Nuôi con là một trải nghiệm vừa đáng sợ nhưng cũng rất tuyệt vời trong cuộc đời bạn đấy