Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Làm gì khi bé bị chấn thương răng?

1/ Các triệu chứng chấn thương răng thường gặp?

– Răng lung lay

– Lệch sang 1 bên

– Lún vào bên trong ổ răng hay trồi ra

– Rơi ra ngoài xương ổ răng

– Gãy thân răng

– Gãy chân răng hoặc cả hai

Trẻ bị chấn thương răng
Trong bất kỳ trường hợp chấn thương răng nào ở trẻ, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ kiểm tra để có hướng chữa trị kịp thời.

Khác với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng.

Nếu răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau: Có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương xảy ra thì hiếm khi chỉ ở răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo. Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn.

[inline_article id = 61692]

2/ Cần làm gì khi trẻ bị chấn thương răng miệng?

Sơ cứu

Các loại chấn thương ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Hãy cho bé súc miệng bằng nước ấm, dùng miếng gạc ướp lạnh đắp vào chỗ nướu đau hoặc dùng bông ấn mạnh vào hốc răng chảy máu. Nếu đã cầm được máu và bé cảm thấy đau, hãy cho bé uống thuốc giảm đau. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

– Nếu răng không gãy hẳn

Có 2 trường hợp: Răng không gãy hẳn mà chỉ lung lay nhẹ, trường hợp này bé có thể dùng lưỡi đẩy răng vào chỗ cũ, ổn định lại ở hốc răng mà không bật ra hay chảy máu. Hoặc nếu bị lung lay mạnh, bị nứt, thậm chí tuỷ răng bị lộ ra ngoài. Bố mẹ cần đưa trẻ đến nha sĩ để có hướng chữa trị phù hợp.

– Nhổ răng

Sau các tai nạn răng miệng, nếu răng sữa bị va đập đổi màu sau vài tuần thì phải được nhổ đi, vì đó là dấu hiều cho thấy tuỷ răng đã bị hư.

– Tai nạn với nướu răng

Nếu nướu hay môi bé bị đứt hay bầm, hãy dùng một túi nhỏ đựng nước đá chườm lạnh vào chỗ bị thương. Nếu vết đứt lớn hơn 0,6cm hoặc rách rộng quá vành môi, hãy đưa bé đến chăm sóc ở phòng y tế phường, quận gần nhất. Bạn cũng đừng hoảng hốt nếu lưỡi bé bị thương và chảy máu nhiều. Lưỡi có nhiều mạch máu nên sẽ chảy máu nhiều hơn các cơ quan khác trong miệng, nhưng lưỡi thường tự lành mau.

– Chăm sóc răng sữa

Dù chưa phải là răng vĩnh viễn thì răng sữa vẫn cần được chăm sóc cẩn thận khi bị thương. Tai nạn với răng sữa có thể làm tổn thương mầm răng vĩnh viễn đang ở bên dưới và có thể làm chúng mọc chậm.

[inline_article id = 115293]

>>> Xem thêm các thảo luận có cùng chủ đề:

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

6 dấu hiệu giúp anh xã nhận biết vợ mang thai

1. Ngực vợ bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường

Sự thay đổi ở ngực là một trong những biểu hiệu sớm, đầu tiên của việc mang thai. Khi bà xã bạn mang thai được hai tuần, sự thay đổi hormone có thể khiến ngực cô ấy nhạy cảm hơn, thậm chí sẽ cảm thấy đau khi chạm vào.

Thế nên, nếu nghe cô ấy la lên khi bạn lỡ đụng phải: “Ái da. Cẩn thận chứ anh” là dấu hiệu có thai sớm khá rõ ràng và bạn sẽ khó mà không để ý đấy!

2. Vợ bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường

Bạn về nhà và thấy vợ đang nằm nghỉ trên sofa. Hãy suy nghĩ trước khi phàn nàn rằng bạn chẳng được may mắn nằm dài cả buổi trưa như cô ấy.

Dấu hiệu mẹ mang thai
Nhận biết dấu hiệu có thai sớm của vợ và biết cách chăm sóc, quan tâm, các anh xã đã giúp san sẻ phần nào những mệt mỏi, lo toan của vợ bầu đấy!

Bởi mệt mỏi cũng là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Trong suốt thời gian đầu khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể cô ấy sẽ tăng vọt, khi ở mức đủ cao, hormone progesterone có thể khiến buồn ngủ.

Cùng thời điểm đó, lượng đường trong máu sẽ trở nên thấp hơn, huyết áp giảm và máu được sản xuất nhiều hơn. Tất cả những yếu tố trên có thể kết hợp với nhau và làm vợ bầu của bạn dường như cạn kiệt năng lượng.

3. Dấu hiệu có thai sớm: Đi vệ sinh nhiều lần

Bà xã của bạn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và hay phải dậy đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm – điều này hơi khác với mọi ngày. Hai nguyên nhân gây nên hiện tượng này khi có thai là: Do lượng hormone trong cơ thể thay đổi, dẫn tới máu chảy qua bàng quang nhanh hơn, khiến cho bàng quang của cô ấy chóng đầy. Thứ 2 là do lượng máu tăng đột biến trong thai kỳ khiến cho cơ thể phải xử lý nhiều chất thải hơn, dẫn đến đi tiểu nhiều hơn.

4. Vợ bạn không còn thích ăn những thứ thường ăn

Điều đó có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc bữa trưa, bữa trà, bữa xế. Vợ yêu của bạn cũng cảm thấy khó chịu cả ngày và ngày nào cũng thế. Hoặc cho dù cô ấy không bị ốm nhưng vẫn cảm thấy buồn nôn suốt ngày, đồng thời không thích những thứ như cà phê hay đồ ăn nhiều dầu mỡ nữa.

5. “Em muốn ăn than, ngay bây giờ cơ!”

Hoặc cho xì dầu vào bát phở, ăn kèm với vài miếng cá khô. Thấy chưa, chuyện này là không bình thường chút nào. Đây rõ ràng là một dấu hiệu có thai sớm rất khác.

6. Vợ bạn hay khóc hơn trước

Sự thay đổi của hormone khi mang thai sẽ khiến tính tình bà xã của bạn trở nên rất nhạy cảm. Bạn có thể đối mặt với việc cô ấy dễ khóc hơn, hay cáu gắt và thường thấy buồn bã. Hãy ở bên cạnh và xoa dịu cho cô ấy bởi không ai khác ngoài bạn giúp vợ vượt qua những khó khăn, mệt mỏi do thai kỳ mang đến.

[inline_article id=2299]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Vai trò của bố đối với sự phát triển nhân cách trẻ

Theo một khảo sát trên quy mô lớn của Viện Nghiên cứu Gia đình Australia, các ông bố Úc thường dành trung bình ít hơn 30 phút để chơi với từng đứa con của mình mỗi ngày. Thế nhưng, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ trong giai đoạn tập đi cần sự quan tâm của cha nhiều hơn 30 phút/ ngày.Việc các ông bố tham gia vào quá trình nuôi dạy trẻ cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho sự phát triển và hạnh phúc của gia đình và con cái mình đấy!

Vai trò của bố đối với trẻ?

Điều gì khiến một ông bố lại quan trọng đến thế đối với trẻ tập đi và một ông bố có thể làm những điều gì mà một người mẹ không thể làm? Các nghiên cứu không chỉ ra cụ thể hoạt động nào mà những ông bố có thể làm được mà các bà mẹ thì không cả. Tuy nhiên, việc có cả bố và mẹ cùng tích cực tham gia nuôi dưỡng và cùng chơi đùa có thể tạo cho trẻ một ấn tượng về thời thơ ấu tốt đẹp và yên bình.

Ảnh hưởng của bố với sự phát triển của trẻ
Vai trò của bố còn là tấm gương để con trai noi theo, giúp trẻ nhận thức được bản thân và làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn.

Một ông bố năng động, vui vẻ và luôn luôn có mặt bên cạnh con sẽ giúp:

– Giảm thiểu những vấn đề về hành vi ở bé trai

– Giảm thiểu những vấn đề tâm lý ở bé gái.

– Giảm thiểu những hành vi tội phạm của trẻ em.

– Tăng trí thông minh, tính hiếu kỳ, khả năng lập luận và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Hòa đồng với bạn bè và có những kỹ năng xã hội khác

– Thậm chí là có thể có những cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn (ở tuổi 33) nếu chúng có được mối quan hệ gắn bó với người bố ở tuổi 16.

Đây chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn về những khía cạnh tích cực về hành vi của trẻ khi người bố tham gia vào việc nuôi dạy con cái, hơn là việc suốt ngày vắng mặt hoặc chỉ đơn thuần theo dõi sự phát triển của bé. Người bố tham gia gắn bó với con từ sớm, lâu dài và liên tục, thì lớn lên bé sẽ càng đạt được nhiều thành công, hạnh phúc hơn.

Vì thế, ngay từ bây giờ, khi con bạn đang ở tuổi tập đi, hay thậm chí là còn đang ẵm ngửa hoặc đã đi học mẫu giáo thì vẫn là thời điểm tốt nhất để bạn – một ông bố bắt đầu gắn bó với con mình đấy!

[inline_article id=113204]

2/ Bố đã biết cách dành thời gian cho bé cưng?

Dưới đây là một vài gợi ý hoạt động, để các đấng mày râu có thể chơi và dành nhiều thời gian cho con cái, cũng như xây dựng một mối quan hệ cha -con sâu sắc.

-Thời gian bố dành riêng cho mỗi đứa con

Đảm bảo lên kế hoạch dành thời gian chơi với con cái của mình. Cố gắng có một ngày mỗi tuần dành riêng cho bé. Đó có thể là hoạt động cùng đi dạo ở công viên hoặc khu vui chơi gần nhà, cùng ăn kem, đi chơi bên bờ biển, hoặc đơn giản là chỉ đi ra ngoài cùng với nhau. Điều này là rất quan trọng đối với trẻ, cho dù chúng 2 tuổi hay 22 tuổi.

– To ra một đêm “riêng” của gia đình

Khuyến khích các ông bố dành ra một đêm mỗi tuần tham gia vào đêm của gia đình, biến đêm đó trở thành một quãng thời gian thật đặc biệt khi mà không ai nghe điện thoại riêng, tivi và internet đều tắt hết và toàn bộ sự chú ý chỉ để dành cho bé và gia đình mà thôi. Sử dụng nó như một khoảng thời gian để nói về những vấn đề mà gia đình cần phải thảo luận, hoặc những điều mà bạn muốn bé học hỏi thêm.

– Đọc truyện cùng với nhau

Trẻ đang tập đi rất thích bố đọc sách cho nghe. Các ông bố nên đọc thật chậm rãi và hỏi những câu hỏi về cảm xúc của các nhân vật, hoặc bé sẽ cư xử như thế nào nếu rơi vào trường hợp tương tự. Điều này sẽ khiến khoảng thời gian bố kể chuyện cho con nghe trở thành một trải nghiệm đầy ắp tiếng cười.

– Cùng phát triển một kế hoạch

Một cách hay để thúc đẩy sự gắn bó giữa cha con là cùng nhau làm một món đồ thủ công hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó, như cùng tạo ra một cái bè, xây dựng một mô hình, một ngôi nhà cho búp bê hoặc một món đồ chơi mà bé có thể chơi cùng, hay bất cứ thứ gì khác đơn giản hơn. Nếu bố có vụng về một chút thì các bé cũng chẳng để ý đâu. Đó vẫn là một trải nghiệm gắn kết tuyệt vời và cả bố và bé đều có thể học thêm những điều mới mẻ.

[inline_article id=113789]

– Hãy cứ luôn ở bên cạnh và tham gia

Nếu bố chỉ đơn giản là “ở bên cạnh” và luôn có mặt khi bé cần, đó có thể tạo nên một sự khác biệt vô cùng lớn đối với thời thơ ấu của bé. Các ông bố luôn ở cạnh con mình có thể bất ngờ tham gia vào một cuộc đấu vật om sòm của lũ nhóc ngay trên sàn phòng khách trước bữa tối, hay giúp an ủi mấy đứa nhỏ chữa mấy vết thương lòng sau này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

“Bỏ túi” cho bố những trò chơi đơn giản với trẻ tập đi

1/ Những hoạt động ngoài trời

Trẻ tập đi thường rất thích chơi đùa ngoài trời. Rất nhiều hoạt động bên ngoài và trò chơi cho bé có thể giúp hai bố con có được khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

– Chơi nước

Có vô vàn những trò chơi gắn với nước, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các mùa nào trong năm. Trong thời tiết ấm áp, chơi trong vườn nhà với những cái vòi nước, bình tưới cây có thể khiến bé cực kỳ hào hứng. Bạn còn có thể dùng bồn tắm cho trẻ em (tuy nhiên không được được đổ nước trong bồn quá đầy và bạn phải luôn luôn bên cạnh giám sát bé).

Trong thời tiết lạnh hơn, bố có thể trải một tấm bạt lên sàn nhà và tạo ra một “trạm tiếp nước” trên tấm bạt. Nhiều xô nhựa chứa đầy nước, với những bình tưới và nhiều đồ chơi khác là đủ để bé cảm thấy thích thú rồi.

Bố chơi với trẻ
Khoảng thời gian bạn dành để gắn bó với bé có thể trở thành những kỷ niệm khó quên của bố con bạn sau này

– Đi dạo trong công viên

Hãy dẫn đứa con đang chập chững tập đi của bạn đi dạo trong công viên, đó là một trải nghiệm khó quên cho cả 2 bố con đấy! Cùng ngắm nhìn những chiếc lá, cây cối xanh tươi, lũ côn trùng và trò chuyện với bé những gì bé thấy. Trẻ em rất thích khám phá thế giới xung quanh chúng và đối với bé, mọi thứ đều mới mẻ cả.

– Khu vui chơi của trẻ em

Những trò chơi cho bé ở khu vui chơi của trẻ tập đi thường sẽ lấy mất của bố cả buổi trưa để bé chơi cho thoải mái. Vì vậy, nhớ mang theo vài món ăn nhẹ, nước uống và để bé chơi vui vẻ với những cầu trượt, xích đu, hay những trò chơi khác trong khu vui chơi đó.

[inline_article id=108678]

2/ Vui chơi trong nhà

Cũng có thể bố chơi với trẻ ở những trò vui trong nhà. Chỉ cần bố có chút ý tưởng và luôn sẵn sàng chơi, điều đó đã tạo cho con những niềm vui bất tận rồi.

Đọc sách

Khi đọc cho bé con nhà bạn nghe, không chỉ cả 2 bố con được tận hưởng ý nghĩa nội dung quyển sách mang lại, mà nó còn giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng hơn cho việc học đọc của bé sau này. Bạn có thể thiết lập “chuyện đọc” như một chuyến đi chơi bằng cách dẫn bé tới thư viện và mượn vài quyển sách, sau đó thoải mái vừa đọc sách vừa nhâm nhi vài món ăn vào buổi trưa.

– Chơi trò chơi

Có rất nhiều trò chơi trong nhà bạn có thể cùng chơi với bé. Bạn có thể chỉ đơn giản là bật nhạc và cùng nhảy múa với bé, hay bạn có cùng bé xếp những khối vuông để xây nhà. Các bà mẹ thường thích mấy trò “gọn gàng” hơn như thi ném đồ chơi vào thùng, còn với bạn – 1 ông bố thì có thể dùng một quả bóng mềm để ném qua ném lại với bé, hoặc xếp những chai rỗng ở cuối hành lang và dùng bóng để đánh ngã những cái chai đó như bạn vẫn chơi bowling vậy.

Chơi những trò như vỗ tay, hát đồng dao, trò bắt chước, hay trò ai nhanh hơn cũng thích hợp cho 2 bố con. Trò chơi xếp hình bằng những miếng gỗ lớn cũng rất vui đối với trẻ đang tập đi đấy!

[inline_article id=112749]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lợi ích không ngờ của âm nhạc với sự phát triển của trẻ

1/ Những lợi ích của âm nhạc với trẻ nhỏ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một trong những lợi ích của âm nhạc với trẻ nhỏ là góp phần tạo nên sự an toàn, thoải mái và bình yên đồng thời nghe nhạc giúp tăng bộ nhớ, sự chú ý và cả kỹ năng ngôn ngữ sau này. Theo một nghiên cứu tại Đại học Brigham Young, âm nhạc thậm chí còn giúp phát triển thể chất của trẻ sinh non.

âm nhạc với trẻ nhỏ
Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung mà thông qua đó sẽ giúp cho trẻ có được sự phát triển toàn diện về mọi mặt

– Âm nhạc giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Theo Tiến sĩ Brent Logan, tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” thì âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp sau này.

Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter thì lại cho rằng, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

 – Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động

Tiến sĩ Brent Logan cũng cho biết khi nghe nhạc, em bé (thậm chí là một thai nhi) sẽ có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc có khả năng kích thích em bé vận động một cách tự nhiên, vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.

– Âm nhạc giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn

Thật bất ngờ, âm nhạc còn kích thích trẻ ăn nhiều hơn, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất. Âm nhạc còn giúp tình thần thư giãn, trẻ thoải mái, phát triển khỏe mạnh và tăng cân

– Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng toán học

Một trong những khu chức năng có thể bị ảnh hưởng bởi âm nhạc là phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California- Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.

[inline_article id=110352]

2/ Nên cho trẻ tiếp cận âm nhạc như thế nào?

– Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhớ và thích những âm nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu bạn có thói quen cho con nghe nhạc ngay từ khi mang thai, hãy tiếp tục điều này sau khi sinh bé. Mẹ nên cho bé sơ sinh nghe lại những bài hát, bản nhạc mình thường nghe trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ cảm nhận được sự quen thuộc của nhịp điệu.

Bên cạnh đó, khi bé mới sinh ra, mẹ hãy ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng hát ru những giai điệu ngọt ngào, bé sẽ cảm nhận được âm nhạc và sự yêu thương trìu mến từ mẹ. Bởi với những trẻ được cha mẹ chơi cùng, cho nghe nhạc, dành cho những nụ hôn, cử chỉ âu yếm, tin tưởng sẽ phát triển hơn khoảng 10% so với những trẻ không được cha mẹ âu yếm và thân mật. Khi não bộ lớn hơn, phát triển hơn, trẻ sẽ dễ vượt qua những căng thẳng sau này hơn, có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

– Cho bé nghe nhạc hoặc nghe mẹ hát ru cùng một bài hát tại một thời điểm trong ngày sẽ giúp bé kết hợp bài hát với các thói quen, tạo một lộ trình thích thú cho bé.

– Hãy nói tên của bé: Mọi em bé đều thích nghe tên của mình. Vì vậy, khi hát cho bé nghe, hãy chèn tên bé trong các giai điệu. Khi bé nghe quen, mắt bé sẽ sáng lên thích thú đấy.

– Chọn những loại nhạc mà mẹ thấy thích và thoải mái khi nghe, ưu tiên những giai điệu nhẹ nhàng để bé cảm thấy dễ chịu, an toàn và gần gũi.

[inline_article id=861]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

 

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 cách “đánh thức” khứu giác của bé

Do đó, cha mẹ nên tận dụng thời gian trong giai đoạn ấu thơ để phát triển năng lực khứu giác cho bé.

1/ Thai giáo bằng khứu giác 

Mũi của thai nhi được hình thành ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Thông thường, để ngửi cần có không khí và hơi thở, do đó, hầu hết chúng ta đều cho rằng bào thai sống trong môi trường nước ối sẽ không cảm nhận được mùi. Tuy nhiên, trong thực tế, nước ối không chỉ bao bọc xung quanh thai nhi mà còn có cả trong khoang miệng, khoang mũi của bé, nhớ đó mà bé sẽ “ngửi” và “nếm” được mùi vị của nước ối. Nói cách khác, những gì mẹ ngửi thấy khi mang thai, bé cũng sẽ cảm nhận được, dĩ nhiên ở mức độ thấp hơn nhiều lần. Ở tuần thứ 36 khi ngày dự sinh đang đến gần, khứu giác của thai nhi đã hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, sẵn sàng trải nghiệm mọi loại mùi trên thế giới. Dựa trên quá trình phát triển khứu giác của bào thai, mẹ hoàn toàn có thể thực hành thai giáo bằng mùi hương đấy nhé.

2/ Cho bé ngửi mùi mẹ

Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, bé đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất “quyện hơi mẹ”. Hãy để cho bé làm quen với mùi thơm đặc trưng của mẹ như loại tinh dầu, nước hoa, kem dưỡng ẩm mẹ thường dùng sẽ giúp bé nhận ra mẹ mình.  Những hành động ôm ấp, cưng nựng, “hít hà” mùi vị giữa 2 mẹ con không những kích thích khứu giác trẻ phát triển mà còn làm tăng hormone tình yêu oxytocin giúp tạo ra mối liên kết mạnh mẽ giữa 2 mẹ con.

Phát triển khứu giác cho trẻ
Lần đầu tiên tiếp xúc với mẹ, khứu giác nhạy bén của bé nhanh chóng chộp lấy tín hiệu, nhớ và “nghiện” mùi vị của mẹ

3/ Trò chơi tìm vú mẹ

Trẻ rất hứng thú và dễ dàng nhận ra mùi thơm từ sữa của mẹ, đồng thời qua đó, nhận được mẹ và tìm được vú (nếu mẹ ôm vào lòng). Quan sát một đứa trẻ bú mẹ và chuyển động của trẻ tìm vú mẹ, giữ núm vú trong miệng của trẻ và mút sữa – quá trình này có sự tiến bộ nhanh chóng. Các bà mẹ nên chạm núm vú của mẹ vào các vị trí khác trên khuôn mặt em bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải – trái.

4/ Trẻ thoải mái với những mùi quen thuộc

Những lần đầu khi muốn để trẻ một mình, mẹ hãy đắp hoặc để bên cạnh trẻ chiếc áo hoặc cái gối còn lưu giữ mùi của bạn. Chắc chắn, mùi hương của mẹ sẽ giúp trẻ cảm giác thoải mái và an toàn. Ngay cả khi trẻ khó chịu, nếu đặt bé vào môi trường có những mùi quen thuộc như giường, cũi cũng sẽ làm dịu cơn bực bội đấy!

5/ Khuyến khích mùi yêu thích

Em bé của bạn đôi khi biểu hiện sự “ghiền” trước những đồ vật có mùi quen thuộc như chăn mền hay gối ôm cũ, đồng thời một chút thay đổi về mùi hương như sau khi bạn đem đi giặt cũng khiến trẻ nhận ra và quấy khóc. Mẹ đừng quá ngạc nhiên, bởi điều này thể hiện sự phát triển khứu giác của bé.

[inline_article id=109709]

6/ Kích thích trí nhớ của trẻ

Một phần của não bộ điều khiển khứu giác và phần này còn có thể giúp điều khiển trí nhớ. Điều này sẽ tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa những mùi hương cụ thể và những trải nghiệm của bé. Kết quả là sau một vài năm, một mùi hương có thể kích hoạt bộ nhớ trẻ và nhắc về khoảng thời gian hoặc cảm giác mà bé đã trải qua trong quá khứ.

7/ Sợ khi tiếp xúc mùi lạ

Khoảng 3 tháng tuổi, khứu giác của trẻ đã rất tinh nhạy để có thể phân biệt được mùi của người thân và người lạ. Điều đó giải thích vì sao trẻ trở nên lo lắng, hoảng sợ, thậm chí khóc lóc khi được người lạ ẵm bồng. Trong trường hợp này, mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện, xoa dịu để bé được an tâm. Một khi được tiếp xúc và cảm thấy an toàn, khứu giác bắt đầu quen được mùi thì trẻ vượt qua được nỗi sợ.

8/ Kích thích khứu giác bằng thực phẩm

Ăn dặm là giai đoạn tuyệt vời để kích thích khứu giác của bé phát triển. Bởi khi bắt đầu, bé sẽ sử dụng giác quan khứu giác để quyết định thích hay không thích các thực phẩm và hương vị mà bé bắt đầu được thử. Mẹ có thể cho bé ngửi mùi rau củ trong lúc chuẩn bị bữa ăn. Gian bếp của mẹ là một thế giới đầy những mùi vị khác nhau mà bé rất hào hứng để khám phá. Trước khi ăn, mẹ có thể đưa muỗng thức ăn đến gần mũi cho bé ngửi và cho bé biết đây là mùi vị gì, nếu bé ngậm miệng và quay đầu đi, có thể bé không thích mùi vị này và mẹ phải thử lại trong vài lần sau đó, dần dần bé sẽ làm quen với rất nhiều mùi vị mới khác nữa. Mẹ nên khuyến khích trẻ thói quen ăn uống lành mạnh hơn là kén chọn.

9/ Trò chơi “ngửi và nói”

Một cách rất hiệu quả để kích thích khứu giác đồng thời phát triển nhận thức và cả thính giác cho trẻ là để bé được ngửi những đồ vật an toàn xung quanh. Mỗi khi cho bé ngửi món đồ nào, mẹ hãy gọi tên thành tiếng đồ vật đấy. Hoặc gọi tên các loại mùi và vị khi bé ngửu và nếm như: “Không có mùi chua à?”, “Ồ, cái này mặn quá!”. Đây chính là lúc mẹ đang cho bé biết ý nghĩa của những từ ngữ ngay trước khi bé bắt đầu xây dựng vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ cho riêng mình.

10/ Cho trẻ ngửi nhiều mùi hương an toàn

Càng cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại mùi thơm thì khứu giác của trẻ càng có cơ hội phát triển tốt, giúp bé khám phá thế giới nhiều hơn nữa. Trẻ có thể phân biệt được nhiều loại mùi hơn bằng cách mẹ đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. Hay một chuyến dã ngoại có thể cho bé tiếp xúc với nhiều loại mùi hương khác nhau, từ hương thơm ngọt ngào của một bông hoa cho tới mùi hương đặc trưng của một quả bóng cao su,… Nhưng mẹ hãy lưu ý, tất cả những hương thơm dùng để đánh thức giác quan khứu giác cũng phải là những hương thơm an toàn, tự nhiên, không gây dị ứng cho bé nhé!

[inline_article id=105732]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Ngủ thế nào để con khỏe mạnh, chóng lớn?

Đối với trẻ em, giấc ngủ sẽ giúp hỗ trợ cho sự phát triển trí não và thể chất. Chính vì vậy, các bà mẹ trẻ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp trẻ có giấc ngủ dài và sâu hơn vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ mà còn thoải mái cho mình trong việc chăm con. Hãy cùng tham khảo một vài lưu ý vô cùng quan trọng dưới đây khi cho bé ngủ.

Những điều liên quan đến giấc ngủ của bé mẹ cần biết

Thời gian ngủTrẻ sẽ ngủ theo nhu cầu của cơ thể, độ dài giấc ngủ cũng khác nhau, cha mẹ chỉ nên tập cho con ngủ đúng giờ còn trẻ sẽ tự biết dậy khi đã ngủ đủ giấc.Các bác sỹ nhi khoa cho biết tuổi của bé càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều. Tùy theo sự phát triển của từng giai đoạn mà thời gian ngủ của bé sẽ dần dần được rút ngắn đi nhưng mỗi ngày phải đảm bảo ít nhất 10 giờ đồng hồ dành cho giấc ngủ của bé.

Trong thời gian ngủ, cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Vì vậy, nếu được ngủ đủ giấc, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn.

 

Lưu ý cho giấc ngủ của trẻ
Với trẻ em, một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của cơ thể.

Ngủ đúng giờ giúp phát triển nhận thức: Các nghiên cứu khoa học chứng minh hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất sau 1 giờ đồng hồ sau khi bé đạt được trạng thái ngủ sâu và trong khoảng thời gian từ 10 tối hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau. Nếu bỏ lỡ khoảng “thời gian vàng” này, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn nên cho bé đi ngủ từ 9h tối để cơ thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sản sinh ra các hormone tăng trưởng.

Bên cạnh đó, trẻ được ngủ theo một thời gian biểu nhất định sẽ có điều kiện phát triển toàn diện kỹ năng đọc, làm toán và nhận thức về không gian sau này.

Hoạt động trước khi ngủ: Cần duy trì ổn định một số hoạt động thể chất và bồi dưỡng tinh thần giúp bé cảm thấy thoải mái trước khi đi ngủ. Các chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ khuyên bạn nên tắm, mat-xa,  thay quần áo ngủ, kể chuyện cổ tích hoặc hát ru cho bé. Trước khi cho bé ngủ, bạn cũng nên có thói quen tắt đèn như một tín hiệu báo cho bé biết “giờ lên giường đã điểm”.

Cho bé mặc thoải mái, khô thoáng:  Nghiên cứu khoa học cho thấy số lần vận động trong khi ngủ của trẻ nhỏ nhiều gấp 2 lần người lớn, với những bé hiếu động con số thể lên đến 10 lần. Ngoài ra, vào ban đêm bé rất dễ tè dầm. Vì vậy, cần thay tã hoặc quần áo khô thoáng cho bé mặc đi ngủ để giúp bé thoáng khí, không bị ngấm mồ hôi và hạn chế thấm ngược nước tiểu vào người, để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn.

[inline_article id=105517]

Mẹ nên làm gì để trẻ có một giấc ngủ chất lượng?

Không gian phòng ngủ

Phòng ngủ của bé phải thông thoáng, mát mẻ và tốt nhất là có thể che kín ánh sáng khi cần thiết. Trong những năm đầu đời, thời gian ngủ ban ngày của trẻ rất nhiều, vì vậy nếu ánh sáng thường xuyên chiếu vào phòng sẽ gây khó ngủ, thậm chí hại mắt bé. Không gian trong phòng phải sạch sẽ, thơm tho, giường bé nằm phải giữ sạch tối đa và tránh để những vật cứng có thể gây nguy hiểm cho trẻ gần đó.

Âm thanh khi trẻ ngủ

Trẻ em rất nhạy cảm với tiếng động vì vậy nếu không gian xung quanh nơi trẻ ngủ thường có tiếng ồn, trẻ sẽ không thể ngủ sâu. Cần giảm tối thiểu các yếu tố kích thích lên hệ thần kinh của trẻ, trong đó tiếng ồn cũng là một yếu tố cần loại bỏ ngay từ đầu. Cha mẹ không nên xem tivi và dùng máy vi tính ở gần nơi bé ngủ.

Tập giờ ngủ cho trẻ

Đây là việc làm khá gian nan và khiến nhiều mẹ đầu hàng. Việc tập cho trẻ ngủ đúng giờ vừa phát triển trí não cho trẻ, tạo nếp sinh hoạt lành mạnh về sau vừa giúp mẹ chủ động thời gian. Hãy thiết lập những tín hiệu đặc trưng của việc đi ngủ, ví dụ để phòng tối, có tiếng nhạc du dương, vỗ nhẹ vào lưng bé, bé đòi chơi bạn cứ im lặng giả bộ, …lặp đi lặp lại như vậy bé sẽ hình thành phản xạ ngủ đúng giờ khi thấy các tín hiệu này.

Dạy trẻ tính độc lập khi ngủ

Tuyệt đối không ôm ấp con khi ngủ. Nhiều cha mẹ nghĩ ôm để con an tâm ngủ ngon, điều này rất phản khoa học. Việc cha mẹ ôm con có thể cản trở hô hấp của trẻ, thậm chí lây bệnh qua đường thở cho con. Hơn nữa, nếu bạn ôm ấp trẻ ngủ trong 3 tháng đầu thì sau đó giấc ngủ của bé sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó. Khi không được ôm nữa, bé sẽ ngủ không ngon và rất dễ tỉnh giấc.

Giấc ngủ trưa đặc biệt quan trọng

Trẻ có thói quen ngủ trưa có khả năng tập trung tốt hơn và thông minh hơn những đứa trẻ khác. Lý do là sau một giấc ngủ trưa, tinh thần trẻ sảng khoái, vận động linh hoạt nên càng kích thích não bộ phát triển. Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu ngủ là rất lớn, vì thế, cha mẹ hãy rèn cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh, bổ ích. Giai đoạn từ 0-2 tuổi chính là thời điểm dễ dàng nhất để đạt nền tảng này. Nếu qua đi, khi trẻ đã lớn hơn rất khó để tập lại từ đầu.

[inline_article id=81211]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

Trẻ nhỏ cũng có khả năng nhận biết và ghi nhớ từ và cấu trúc ngữ pháp khi nghe những câu cha mẹ, người thân nói. Vì thế khi được trò chuyện càng nhiều thì trẻ càng sớm biết nói và nói đúng.

Khi nào trẻ bắt đầu giao tiếp?

Ngay từ khi lọt lòng mẹ, tiếng khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Lúc này, trẻ lắng nghe những âm thanh và tiếng nói xung quanh, phản ứng khi nhận ra tiếng nói quen thuộc và giật mình khi nghe tiếng động lạ, bất ngờ. Trẻ có thể phát ra các âm thanh thể hiện sự thích thú hoặc bực tức.

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé
Tiếng nói yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ của bé tốt hơn

Khi được 4-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng phát ra những tiếng mô phỏng theo tiếng nói của người lớn và số từ trẻ bập bẹ sẽ ngày càng nhiều hơn, càng tròn vành hơn.

Từ 7 tháng tuổi, trẻ hiểu nhiều hơn các mệnh lệnh của mẹ, hiểu nghĩa của từ ngữ, vật hay việc mà từ đó nói đến. Lúc 18 tháng tuổi trẻ có thể hình dung và nắm bắt tốt các khái niệm thông qua hình vẽ mà không cần nhìn vật thật hay mẹ phải làm điệu bộ. Trẻ từ 0-2 tuổi sẽ nói ngày càng nhiều các từ đơn và đôi, chủ yếu là để biểu lộ cảm xúc, nhu cầu của bản thân bé, sau đó là đến các phạm trù trừu tượng hơn như thương, ghét, nhớ…

Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

– Đáp lại tiếng khóc

Nhiều phụ huynh muốn tập cho con không quấy khóc nên cố “ngó lơ” khi trẻ khóc quấy. Đây là cách rất sai lầm. Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.

[inline_article id=86401]

– Trò chuyện, trò chuyện và trò chuyện

Bạn có thể trò chuyện với con ngay từ khi con được 1 tháng tuổi. Đừng tưởng con không biết “nói” nhé. Hãy nhìn cái miệng đang hóng hớt của con, hãy nhìn đôi mắt đang rất chăm chú vào bạn. Khi bạn đáp lại những hành động ấy, nghĩa là hai phía đang nói chuyện với nhau rồi. Những cấu trúc đơn giản nhất của một cuộc trò chuyện đã được hình thành, trẻ hiểu rằng mình được trả lời khi có nhu cầu “giao tiếp”. Bạn có thể nói bất cứ điều gì, từ miêu tả lại thời tiết hôm nay, nói về những gì hai mẹ con đang làm, kể về người thân trong gia đình, chọc ghẹo bé,… càng nghe nhiều, ngôn ngữ của bé càng phát triển.

– Gọi tên sự vật nhiều lần

Hãy dùng câu ngắn và luôn lặp lại ít nhât 2 lần với trẻ, điều này giúp bé khắc sâu hơn trong trí nhớ, tạo dựng không gian ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ liên kết từ tốt hơn để hiểu ý nghĩa của từ vựng.

– Trực quan

Đừng ngồi trong phòng để dạy bé chữ “mây”, cũng đừng tập nói khi trẻ không nhìn thấy bạn. Hãy tập cho trẻ nhìn vào đồ vật thật, rồi nhìn vào miệng của mẹ khi phát âm, trẻ cần ghi nhớ khẩu hình để biết cách phát âm.

– Âm nhạc

Mẹ và gia đình sẽ phải là người hỗ trợ bé tích cực nhất trong giai đoạn này. Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, vừa tăng vốn từ vựng, vừa kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.

– Sách ảnh

Giai đoạn này những cuốn sách có nhiều hình ảnh sinh động, bắt mắt rất cần thiết. Vừa kể chuyện vừa chỉ vào các hình vẽ để giải thích cho trẻ các sự vật, hiện tượng. Đây cũng là cách đơn giản để mở rộng thế giới xung quanh trẻ.

– Đừng làm bé rối

Học nói là học nói, mẹ đừng quá “hiếu động” múa may, dùng ngôn ngữ hình thể nhiều khiến trẻ bị rối mà quên đi việc tập nói. Khi nghe mẹ nói chuyện, bé sẽ rất thích nói lại với mẹ, vì thế mẹ hãy nhớ chờ đợi sự phản hồi từ bé bằng cách nhìn vào mắt con trìu mến, yêu thương. Dù có thể mẹ không hiểu lời bé nói gì nhưng hãy đáp lại để tạo cho bé sự hứng thú và tự tin.

– Mở rộng phạm vi giao tiếp

Đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi mới mẻ như công viên, rạp xiếc, khu vui chơi, nhà người thân, cửa hàng…để trẻ làm quen với các tiếng nói lạ, ngôn ngữ phong phú trong cuộc sống. Tiếp xúc với càng nhiều hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp mở rộng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

[inline_article id=398]

Cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

– Sử dụng ngôn ngữ chuẩn (cả trong ngữ điệu và ngôn từ), tránh dùng từ không hay, từ lóng trước mặt trẻ và không nói ngọng theo trẻ.

 Độ phức tạp tăng dần: Đi từ dễ đến khó, từ cái thân thuộc đến cái ở xa, trừu tượng hơn.

Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Cho dù bé chưa nói được hay chỉ mới ê a những từ vô nghĩa thì ba mẹ vẫn hãy luôn kiên nhẫn trò chuyện với con. Chú ý lắng nghe con nói, nghe con nói hết rồi mới nhắc lại lời con nói theo cách chuẩn nhất để con hiểu và sửa sai theo cách cha mẹ vừa làm. Khi nói chuyện cha mẹ nên chọn những câu ngắn, đơn giản để con học và tiếp thu.

Luôn khen ngợi, động viên khi  trẻ nói được từ mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm sao dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc?

Một chương trình phát triển trí thông minh cho trẻ em tại Đại học Georgia (Hoa Kỳ) đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể học các kĩ năng nhất định một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Vì vậy, chính độ nhạy bén và cách giáo dục linh hoạt của bố mẹ liên tục và trong một khoảng thời gian nhất định có thể sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc từ lúc còn trong nôi.

Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ rất quan trọng

Chỉ số trí tuệ cảm xúc – EQ (Emotional Intelligence Quotient ) thường được xác định dựa trên khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc bản thân.

Trước hết, cảm xúc là chất xúc tác kết nối con người lại gần nhau. Bằng việc bồi đắp EQ cho trẻ, cha mẹ cũng đang dần hình thành nên sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa mình với con cái. Những bé có thể tự kiểm soát cảm xúc thường nhạy cảm với những biểu hiện của người khác, bé có thể dễ dàng đồng cảm hoặc chia sẻ. Điều này giúp bé có đời sống nội tâm phong phú và có thể làm việc tốt hơn.

Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Những cảm xúc tích cực như yêu thương, đồng cảm, hạnh phúc, hy vọng được định hình từ cách cha mẹ nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn nhỏ

EQ cao giúp trẻ học tập tốt, giải quyết các vấn đề và phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực. Chẳng hạn như trẻ sẽ trở nên thân thiện hơn, lịch sự, lễ phép, hòa đồng, có quan hệ tốt với gia đình, dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh

Ngoài ra, trẻ còn có khả năng cân bằng các cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm giác căng thẳng, lo lắng cũng như có thể xử lý tình huống linh hoạt hơn. Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé bây giờ và cả tương lai sau này.

[inline_article id=97679]

Làm thế nào để bồi dưỡng EQ cho trẻ?

Nhóm cảm xúc

– Người lớn phải hạn chế các cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, hung hăng, cáu gắt… khi có mặt trẻ. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả trong giai đoạn bầu bí, tâm trạng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến xúc cảm của thai nhi đấy!

– Mỉm cười với con thật nhiều để bé hiểu đó là tín hiệu của yêu thương, vui mừng,… Thái độ cha mẹ trước mặt con càng tích cực thì sẽ càng nuôi dưỡng những điều tương tự ở trẻ.

– Tạo cho con một môi trường an toàn, thân thiện và phù hợp với bởi trẻ lớn lên trong sự yêu thương sẽ học được tính tự tin và lòng nhân đạo.

– Luôn luôn có hồi đáp với mọi phản ứng của trẻ vì như thế sẽ giúp bé cưng thoải mái bộc lộ cảm xúc thật của mình hơn.

– Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia khi bé khó chịu. Trẻ sẽ cảm thấy ấm áp, không sợ hãi, từ đó hình thành cảm giác an toàn, giúp trẻ phát huy sự tự tin và thói quen chia sẻ, bày tỏ cảm xúc.

– Sử dụng những ngôn từ ngọt ngào với bé. Điều này giúp bé có một tính khí ôn hòa, nhã nhặn.

Nhóm lý lẽ

– Giải thích rõ lý do tại sao bạn không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé. Đừng nghĩ bé còn nhỏ sẽ không hiểu, dù không nói lại nhưng bé biết bạn muốn gì.

– Luôn bày tỏ phản hồi tích cực đối với hành vi tốt của bé,  khen ngợi nếu bé ăn ngoan, ngủ giỏi, biết cất đồ chơi… Được khích lệ bé sẽ càng tự tin và nhiệt tình hơn trong những điều tốt tương tự.

– Giải thích cho bé hiểu hành động của bé tác động ra sao đến mọi người xung quanh để trẻ biết chú ý hơn đến người khác, từ đó hình thành ý thức quan tâm cộng đồng.

Nhóm hoạt động

– Khuyến khích bé tham gia làm việc nhà với mẹ, chẳng hạn như xếp quần áo, lấy giúp mẹ chiếc khăn, dọn dẹp đồ chơi… Điều này sẽ giúp bé có ý thức chia sẻ, tạo dựng niềm vui được giúp đỡ và gắn bó với người xung quanh.

– Dạy con cách bày tỏ những cảm xúc như vui, buồn, nhớ, xấu hổ,… bằng lời nói, vì như vậy sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và được giúp đỡ.

– Tập một môn nghệ thuật. Ở độ tuổi này, môn vẽ là thích hợp nhất, thông qua trong quá trình vẽ, trẻ sẽ thể hiện được sự sáng tạo, đồng thời biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của chính mình.

– Cha mẹ nên phát huy lòng nhân ái và cởi mở ở trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, hoa cỏ, thú nuôi và những bạn bè đồng trang lứa.

[inline_article id=23567]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp vận động giúp trẻ phát triển toàn diện

Có thể chia làm 2 loại vận động: Vận động tinh để phát triển trí não và vận động thô để phát triển thể chất.

Phát triển nhóm vận động tinh

Đối với trẻ nhỏ, nên cho tương tác trực tiếp với người thật (có thể nhìn mặt, nghe giọng nói và quan sát các cử chỉ), cũng như với đồ vật có thể sờ, lúc lắc, cho vào miệng gặm … hơn việc chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính hoặc xem tivi, vì sẽ giúp trẻ tăng kỹ năng nhận thức nhiều hơn. Não bộ và đôi tay có liên quan mật thiết với nhau, do đó, các bài tập vận động để phát triển trí não đầu tiên chính là rèn luyện đôi tay cho trẻ.

Ngay khi trẻ còn chưa biết lật, các bà mẹ hãy đặt xung quanh nơi ngủ của bé những đồ chơi xinh xắn. Những vật này kích thích sự chú ý của trẻ và khiến trẻ có động lực tìm cách chạm vào chúng. Điều này rất hữu ích, dần dần trẻ có thể cầm được những vật đó và lắc chúng.

Bài tập vận động cho trẻ
Một vài trò chơi tuy rất đơn giản, nhưng nếu được duy trì đều đặn hằng ngày sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động của mình một cách nhanh chóng

Khi trẻ chưa biết bò, mẹ có thể bố trí nhiều đồ chơi quanh trẻ để tự con có thể với lấy. Tập cho bé cầm đồ vật, cầm thức ăn, bất cứ thứ gì trẻ thích với nhiều hình dáng, chất liệu, kết cấu,… khác nhau.

Khi bé lớn hơn, các trò chơi ngoài công viên với quả bóng, đồ chơi xúc cát, thậm chí là màu nước, bột khô, đất sét,… đều rất tốt. Việc chơi với những vật này sẽ giúp trẻ học được cách sử dụng đôi tay khéo léo và linh hoạt.

Ngoài ra cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi các trò chơi xếp hình, sử dụng đồ chơi bằng gỗ, nhựa, cao su an toàn, hướng dẫn trẻ đặt các khối vào đúng vị trí hoặc xây lâu đài, xếp toa tàu, các trò chơi tháo ráp…. Trẻ nhỏ thường rất hứng thú những trò này,  bên cạnh đó, còn có tác dụng rèn luyện tính tập trung cao.

Phát triển nhóm vận động thô

Các bà mẹ hãy kiên trì giữ lịch tắm nắng cho trẻ vì vitamin D tự nhiên từ mặt trời sẽ có tác dụng trực tiếp vào cơ, xương. Hãy tắm nắng cho trẻ mỗi ngày ít nhất cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

Khi trẻ còn nằm nôi, mẹ thường xuyên xoa nắn tay chân như một liệu trình massage giúp tuần hoàn máu.

Trẻ từ khi biết bò sẽ luôn luôn vận động và di chuyển. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ ngồi yên vì thực ra phương pháp này hoàn toàn không có lợi.  Bởi càng vận động, di chuyển nhiều bé càng khỏe mạnh, cứng cáp sớm. Việc mẹ cần làm là trông nom sao cho bé có thể chơi đùa một cách an toàn.

[inline_article id=106887]

Một số bài tập vận động có thể áp dụng

– Luyện cổ: Luyện cứng cổ sớm là cần thiết vì nó giữ an toàn cho trẻ và giúp bé lật, bò sớm để tăng khả năng vận động. Cho bé nằm sấp, đầu nghiêng về bên trái, vỗ nhé vào phần lưng của bé, như vậy sẽ giúp bé mau ngẩng cổ. Chỉ tập 2-3 lần 1 ngày, có thể kết hợp trong lúc thay bỉm.

Dùng đồ vật đưa qua đưa lại cho bé nhìn theo. Khi cổ bé đã cứng thì có thể luyện cho bé ngồi và đứng bằng cách cho ngồi, đứng trên đùi mẹ.

– Luyện ngón tay: Để bé nắm 1 ngón tay của mẹ rồi từ từ rút ngón tay ra, bé sẽ có phản xạ cố nắm lại. Đây là bài tập linh hoạt ngón tay và để bé biết dùng lực.

– Bài tập vỗ tay, đánh trống, xe giấy, gián giấy…. để bé cảm nhận được khái niệm lực và phản lực, tập sử dụng 2 tay cầm đồ và điều khiển để biết cách điều tiết lực 2 tay. Ngoài ra, tập cho trẻ sử dụng các đầu ngón tay.

– Cho bé đi tìm đồ chơi: Dùng khăn hoặc vật gì đó tạm che món đồ chơi bé thích lại rồi nói bé đi tìm, đây là cách luyện tập trí nhớ ngắn hạn của bé.

– Xem sách ảnh: Mẹ cùng bé luyện mắt, trí nhớ, vận động tay chính xác qua việc lật mở trang sách, chỉ hình. Bé có thể chưa nói được nhưng sẽ hiểu được những gì mẹ yêu cầu sau vài lần nghe lặp đi lặp lại đấy!

– Nhặt – ném bóng (đồ vật): Thả bóng, đồ vật xung quanh và yêu cầu bé nhặt đúng món đồ theo đúng màu sắc, hình dáng, vừa tập ghi nhớ màu sắc, to nhỏ, linh hoạt các bộ phận cơ thể như mắt, tay, chân, luyện khả năng tập trung khi nhìn và tìm kiếm.

 – Đóng, mở nút áo: Tập cho bé tự cài nút áo, tự kéo khóa… để tăng sự khéo léo của đôi tay.

– Chạy, nhảy, trượt : Tập đi thẳng bằng cách cho trẻ đi trên mặt phẳng có đường kẻ để men theo; dần dần tập đi với cầu thang có cha mẹ dắt tay; tập cho trẻ nhảy lên – xuống bậc thang thấp; chơi cầu trượt để biết tốc độ và giúp bé biết cách phản ứng với ngoại lực bên ngoài…

– Tập thể dục buổi sáng: Mẹ tập mẫu cho bé tập theo những động tác căn bản như hít thở, vươn vai, xoay trái, xoay phải…

[inline_article id=54118]

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng: