Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

7 dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, thời điểm thụ thai lý tưởng

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về hiện tượng rụng trứng là gì, tầm quan trọng của nó cũng như chỉ ra những dấu hiệu để bạn nhận biết thời điểm rụng trứng.

Hiện tượng rụng trứng là gì?

Rụng trứng là giai đoạn tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt khi trứng chín và được phóng thích khỏi buồng trứng. Sau khi rời buồng trứng, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng, nơi nó chờ gặp tinh trùng để thụ tinh. Nếu tinh trùng “không đến”, trứng sẽ thoái hóa và được đào thải qua kỳ kinh nguyệt.

Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Hiện tượng rụng trứng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà thời điểm rụng trứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn.

Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết nhất

Việc quan sát và nhận biết các dấu hiệu rụng trứng, sẽ giúp bạn dự đoán được thời điểm hành kinh cũng như chọn được thời điểm có cơ hội thụ thai cao nếu bạn đang có kế hoạch sinh con.

Dưới đây là 7 dấu hiệu rụng trứng và cách để bạn nhận biết.

Dịch cổ tử cung thay đổi

Dấu hiệu rụng trứng đầu tiên chính là sự gia tăng đáng kể dịch nhầy cổ tử cung. Chất dịch này thường trong, trơn và có kết cấu giống lòng trắng trứng, có tác dụng giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn trong quá trình đến gặp trứng.

Sau khi rụng trứng xong, lượng dịch cũng sẽ giảm dần và về lại mức thấp sau khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.

Dịch cổ tử cung sẽ tăng lên bất thường khi rụng trứng.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể thường tăng nhẹ khoảng 0,5-1°C trong giai đoạn rụng trứng. Theo lý giải của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ (American Pregnancy Association) cho biết, hiện tượng này là do nồng độ hormone thay đổi dẫn đến nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo.

Càng gần đến ngày rụng trứng, cơ thể bạn sẽ tăng dần nhiệt độ, tuy nhiên trước đó vài ngày nhiệt độ cơ thể sẽ thấp hơn mức bình thường. Việc theo dõi được nhiệt độ của cơ thể trong những ngày này cũng góp phần giúp bạn dự đoán được thời điểm rụng trứng.

Xuất hiện đốm máu

Xuất hiện đốm máu li ti dưới quần lót là một trong những dấu hiệu rụng trứng phổ biến khi quan sát bằng mắt thường. Điều này xảy ra do sự phá vỡ ở niêm mạc tử cung khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng. Còn tùy thuộc vào cơ địa của chị em mà hiện tượng này có thể xuất hiện hoặc không. Nếu có, hiện tượng này thường chỉ xuất hiện 1-2 ngày.

Đau bụng dưới hoặc đau đầu

Các cơn đau nhẹ ở bụng dưới hoặc vùng chậu có thể là dấu hiệu cho thấy rụng trứng đang diễn ra. Cảm giác này thường chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có thể đi kèm với các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng hoặc chuột rút.

Một số người có thể gặp các triệu chứng đau đầu, thậm chí là cơn đau nửa đầu vào thời điểm rụng trứng. Sự thay đổi nồng độ hormone có thể kích thích hoặc làm tăng cường các cơn đau đầu này.

Đau bụng dưới là dấu hiệu rụng trứng dễ xảy ra.

Dễ cáu gắt hoặc bực bội

Tâm trạng thay đổi thất thường là dấu hiệu của sự rụng trứng. Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi liên tục trong cảm xúc của bản thân. Việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố giúp điều chỉnh nồng độ hormone, từ đó làm giảm sự biến động cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tích cực, trong giai đoạn rụng trứng.

[recommendation title=””]

Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) cho thấy hormone sinh dục nữ ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự gia tăng hormone trong giai đoạn rụng trứng khiến phụ nữ dễ cáu gắt và nhạy cảm hơn bình thường.

[/recommendation]

Đau vùng chậu

Khi rụng trứng, buồng trứng sẽ phóng thích trứng cùng với một lượng chất lỏng khác. Trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung, trong khi chất lỏng từ buồng trứng có thể lan vào khoang bụng và vùng chậu, dẫn đến kích ứng và đau ở vùng chậu.

Ham muốn tình dục tăng cao

Trong thời gian rụng trứng, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến nhiều chị em cảm nhận được sự gia tăng ham muốn tình dục. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, hiện tượng này thường kéo dài khoảng 6 ngày, và đỉnh điểm của cảm giác ham muốn tình dục là khi hormone LH tăng cao nhất.

Mặc dù cơ thể mỗi người là khác nhau, nhưng nhiều chị em có thể có trải nghiệm ham muốn cao hơn trong thời gian rụng trứng, hoặc ngay khi kết thúc giai đoạn nang trứng, khi nồng độ estrogen đạt mức cao nhất.

Ngực nở ra và căng cứng

Cảm giác đau hoặc căng tức ngực là một dấu hiệu rụng trứng khá phổ biến ở phụ nữ. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến rõ rệt và kéo dài đến khi bắt đầu kỳ kinh. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone.

Estrogen kích thích sự phát triển của các ống sữa và mô tuyến vú. Trong khi đó, progesterone làm cơ thể giữ nước, gây cảm giác sưng và căng tức ở ngực. Sự thay đổi này khiến ngực phụ nữ trở căng hơn và cũng nhạy cảm hơn.

Dấu hiệu rụng trứng đã xuất hiện – Làm sao để xác định thời điểm rụng trứng?

Tính ngày rụng trứng

Cách đơn giản nhất để xác định ngày rụng trứng là đếm ngược từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Đầu tiên, hãy xác định ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Sau đó, đếm lùi lại 12 ngày, và đếm ngược tiếp 4 ngày nữa. Trong khoảng thời gian 5 ngày này, khả năng rụng trứng sẽ rất cao.

Dùng que thử rụng trứng

Đây là một phương pháp kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể giúp chị em xác định ngày rụng trứng và chuẩn bị cho kế hoạch thụ thai. Xác định được nồng độ hormone cao hay thấp cũng rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng quát.

Que thử rụng trứng là công cụ giúp phát hiện sự thay đổi hormone LH thông qua nước tiểu của bạn. Kết hợp với phương pháp tính ngày rụng trứng ở trên sẽ giúp gia tăng tỷ lệ xác định đúng thời điểm rụng trứng hơn nữa. Bạn nên sử dụng que thử rụng trứng vào khoảng 12 – 16 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, và khi que hiện 2 vạch đậm, bạn sẽ rụng trứng trong vòng 24 giờ tới. 

Que thử rụng trứng giúp xác định chính xác ngày rụng trứng.

Theo dõi dấu hiệu rụng trứng của cơ thể

Bạn có thể quan sát các dấu hiệu rụng trứng được nêu ở trên như sự thay đổi nhiệt độ trong cơ thể, dịch nhầy cổ tử cung, và cảm giác đau nhức để nhận biết dấu hiệu rụng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn theo dõi trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp

1. Rụng trứng bao lâu thì có kinh?

Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, sau khi rụng trứng khoảng 14 ngày thì sẽ bắt đầu kinh nguyệt. Được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tháng trước cho đến trước 1 ngày bắt đầu của kỳ kinh tháng sau. 

2. Có phải ai cũng có dấu hiệu rụng trứng không?

Câu trả lời là không hẳn. Có những bạn sẽ nhận thấy rõ ràng các dấu hiệu rụng trứng như đau bụng nhẹ, tăng dịch tiết âm đạo, thay đổi tâm trạng,… nhưng cũng có người lại không có bất kỳ dấu hiệu nào cả.

3. Có thể mang thai ngoài thời điểm rụng trứng không?

Mặc dù khả năng mang thai cao nhất là vào thời điểm rụng trứng, nhưng các thời điểm khác bạn vẫn có thể thụ thai. Tinh trùng có thể sống sót trong cơ thể phụ nữ từ 3 – 5 ngày.

Vì vậy, nếu bạn quan hệ tình dục trong khoảng thời gian vài ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng thì vẫn có khả năng mang thai như thường. Nếu muốn tránh thai, bạn nên tìm hiểu và sử dụng các biện pháp an toàn, phù hợp trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.

Kết luận

Việc nắm rõ các dấu hiệu rụng trứng không chỉ giúp chị em dễ dàng chủ động lên kế hoạch mang thai mà còn giúp hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản của mình. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nhé!

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Lá tía tô và những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Vậy lá tía tô có công dụng gì đặc biệt không? Nếu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thì đó là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về những lợi ích mà lá tía tô mang đến cho cơ thể nhé. Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nào.

Lá tía tô là gì?

Lá tía tô, còn được gọi với những cái tên thân quen như é tía, tử tô hay xích tô, là một loại cây thảo mộc dễ dàng nhận biết bởi thân cao có thể lên tới 1m. Lá tía tô mọc đối xứng, viền lá hình răng cưa, mặt dưới màu tía và đôi khi cả hai mặt đều có sắc tím đặc trưng.

Điểm đặc biệt của lá tía tô là toàn bộ cây đều được bao phủ bởi lớp lông nhám mịn và tỏa hương thơm nhờ các tinh chất tự nhiên. Phần lá thường được sử dụng nhiều nhất vì chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất có lợi.

Nhờ khả năng thích nghi tốt với nhiều loại khí hậu và điều kiện thời tiết tại Việt Nam, cây tía tô rất dễ trồng và chăm sóc, trở thành một loại rau gia vị phổ biến trong mỗi gia đình. Lá tía tô thường được dùng để ăn sống, chế biến món ăn hoặc pha nước uống. Không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho bữa cơm hàng ngày, lá tía tô còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

[key-takeaways title=”Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá tía tô tươi”]

  • 37 calo
  • 7g carbohydrate
  • 7g chất xơ
  • 3,2mg sắt
  • 18,3mg phốt pho
  • 170mg canxi (tương đương 23% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)
  • 13mg vitamin C (tương đương 43% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày)

[/key-takeaways]

Công dụng của lá tía tô

Lá tía tô không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn mà còn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia đình. Với màu xanh mướt điểm chút gân đỏ đặc trưng, loại lá này từ lâu đã được tận dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý như hen suyễn, rối loạn tiêu hoá, tiểu đường

Chống dị ứng

Nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) cho biết lá tía tô có khả năng chống dị ứng. Lá tía tô chứa axit rosmarinic – một hợp chất chống dị ứng mạnh, thậm chí hiệu quả hơn cả thuốc chống dị ứng hiện đại như tranilast.

Điều trị bệnh về đường hô hấp

Ở Trung Quốc, tía tô được xem như thảo dược quý dùng để hỗ trợ điều trị hen suyễn. Kết quả từ một nghiên cứu ở trên động vật của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) cho biết chiết xuất từ lá tía tô giúp giảm viêm, giảm co thắt đường thở, từ đó cải thiện đáng kể các vấn đề về hô hấp. Nhờ vậy mà bệnh nhân bị hen suyễn có thể cân nhắc đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô sẽ có hiệu quả tích cực đến quá trình điều trị.

Công dụng của lá tía tô
Lá tía tô khá hiệu quả trong việc điều trị hen suyễn hiệu ở mẹ bầu.

Phòng bệnh ung thư

Lá tía tô chứa nhiều hợp chất quý trong đó có luteolin – một chất chống oxy hoá có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, axit rosmarinic và triterpene có trong lá tía tô cũng có khả năng chống lại tế bào ung thư. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy chiết xuất axit rosmarinic và triterpene khi được bôi tại chỗ có thể hỗ trợ ức chế ung thư da.

Làm đẹp da và giảm kích ứng

Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng dầu hạt tía tô chứa rất nhiều axit alpha-linolenic (ALA) – một loại omega-3 quý giá, có khả năng làm đẹp da và giảm kích ứng hiệu quả. Axit rosmarinic tự nhiên cũng giúp làm dịu da mẩn đỏ và kích ứng, đặc biệt phù hợp cho da nhạy cảm. Chính vì những đặc tính này, dầu hạt tía tô thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường.

Ngoài ra, dầu hạt tía tô chứa chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và sạm màu, mang lại làn da mịn màng, khỏe mạnh. Đặc tính phục hồi tự nhiên của nó còn giúp cải thiện tổn thương da và tăng độ đàn hồi.

Điều trị bệnh gout và đường tiêu hoá

Lá tía tô chứa một lượng lớn chất xơ, độ kiềm cao hỗ trợ thúc đẩy quá trình thanh lọc làm giảm sự hình thành của axit uric, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đồng thời, loại lá này còn giúp cải thiện tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng, trào ngược dạ dày hay táo bón nhẹ.

Công dụng giúp giảm các cơn đau từ bệnh gout.

Hỗ trợ giảm cân

Theo nghiên cứu từ Viện Y học Quốc gia (Hoa Kỳ), chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm cân và cải thiện chỉ số lipid máu ở người béo phì. Đồng nghĩa với việc giúp giảm hấp thụ chất béo vào cơ thể, đồng thời tăng cường chuyển hóa nhờ vào lượng protein thực vật, khoáng chất và vitamin dồi dào. Đối với phụ nữ béo phì, uống nước lá tía tô hàng ngày là phương pháp giảm cân hiệu quả.

Chống trầm cảm

Hai hợp chất axit rosmarinic và axit caffeic trong lá tía tô được nghiên cứu là có hoạt tính chống trầm cảm. Tía tô còn là thành phần trong bài thuốc chống trầm cảm Banxia Houpo – một công thức y học cổ truyền lâu đời ở Trung quốc chuyên điều trị các rối loạn tâm lý.

Tầm quan trọng của lá tía tô trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, lá tía tô được xem là vị thuốc quý, giúp giải cảm một cách hiệu quả bởi nó có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác động vào ba kinh tâm, phế, tỳ. Lá tía tô mang lại nhiều công dụng chữa bệnh như phát hãn (toát mồ hôi để giải cảm), trừ ôn dịch và lý khí tiêu đờm, chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, giảm triệu chứng dị ứng, buồn nôn, đau trướng bụng, hỗ trợ điều trị bí đại tiện.

Cách nấu nước lá tía tô

Lá tía tô có thể được chế biến thành nhiều loại thức uống nhưng nước lá tía tô là một bài thuốc phổ biến hơn cả và có thể được sử dụng hàng ngày.

[key-takeaways title=”Cách chế biến và nấu nước lá tía tô”]

  • Rửa sạch 200g lá, giữ nguyên lá và cành rồi đem cắt khúc nhỏ.
  • Sau đó nấu với nồi 2,5 lít nước, nấu sôi trong khoảng 2 -3 phút là đủ.
  • Lọc lấy nước, sau đó thêm một ít đường phèn cùng vài lát cam hoặc chanh thái mỏng để hương vị dễ uống hơn.

[/key-takeaways]

Uống nước lá tía tô thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất

Để tận dụng tối đa công dụng của nước lá tía tô, bạn nên chú ý các điểm sau:

  • Dùng trong vòng 24 giờ: Nên uống trong ngày để đảm bảo hương vị và các dưỡng chất.
  • Không đun quá lâu: Khi nấu, không để nước sôi quá 15 phút vì sẽ làm bay hơi tinh dầu trong lá.
  • Tránh dùng khi bị cảm nóng: Người có triệu chứng cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
  • Dùng lượng vừa phải: Chỉ nên uống lượng nước tía tô vừa đủ mỗi ngày. Uống quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến cảm giác chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Câu hỏi thường gặp

1. Bảo quản lá tía tô lâu dài được không?

Vì lá tía tô khá nhanh hỏng nên để bảo quản được tươi lâu, bạn nên cắt bớt cuống lá rồi xếp vào trong hộp đựng thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa thì bạn có thể phơi khô.

2. Có nên dùng lá tía tô cho phụ nữ mang thai không?

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô, bởi nó có đặc tính chống sưng viêm, giảm ốm nghén thai kỳ, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị trầm cảm… là những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Nhưng mẹ vẫn cần lưu ý sử dụng với mức độ vừa phải để tránh các ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé nhé!

3. Uống nước lá tía tô có tốt không?

Nhiều người cho rằng việc uống nước lá tía tô hàng ngày thay cho nước lọc là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách và vừa phải. Cũng như mọi loại thực phẩm khác, sử dụng quá nhiều chưa chắc đã là giải pháp tốt. Theo y học cổ truyền, không nên dùng lá tía tô liên tục trong thời gian dài, vì một số hoạt chất có thể gây cao huyết áp, nóng trong người hoặc các tác dụng phụ khác.

[summary title=””]

Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước lá tía tô, chia nhỏ thành nhiều lần uống và vẫn bổ sung nước lọc để giúp cơ thể đủ nước bạn nhé!

[/summary]

Kết luận

Sở hữu nhiều hoạt chất có lợi, lá tía tô là một món quà từ thiên nhiên với vô số công dụng, từ cải thiện các bệnh đường hô hấp đến hỗ trợ giảm cân và làm đẹp. Việc bổ sung lá tía tô vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích lâu dài.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hỏi đáp Bác sĩ: Cách tránh thai sau sinh dành cho mẹ nuôi con bú?

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ liệt kê các cách tránh thai sau sinh an toàn và hiệu quả cho các mẹ bầu sau sinh, bao gồm cả phương pháp không sử dụng hormone và phương pháp có sử dụng hormone. Mời mẹ tìm hiểu nội dung bài viết.

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ,

Em mới sinh con được 6 tuần, em nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tại, em không có ý định sinh thêm con trong 2 năm tới. Bác sĩ cho em hỏi là trong trường hợp của em thì nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào sẽ tốt nhất cho mẹ và bé ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Ngọc Luyến – 28 tuổi, ngụ tại quận 6, TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Ngọc Luyến, 

Với câu hỏi mẹ nuôi con bú nên áp dụng cách tránh thai sau sinh nào để tốt cho cả mẹ và bé, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, hiện đang theo học tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ và Mang thai của MarryBaby sẽ giải đáp như sau:

Sau sinh, các cơ quan sinh dục của phụ nữ sẽ dần phục hồi sau khi thời kỳ hậu sản (kéo dài khoảng 6 tháng) kết thúc. Sau thời kỳ này là lúc chị em có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, đồng nghĩa với việc, cần sử dụng các biện pháp tránh thai nếu chưa có ý định mang thai trở lại. 

Với mẹ cho con bú như bạn Ngọc Luyến, bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong các cách tránh thai sau sinh dưới đây:

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai không sử dụng hormone được xem là cách tránh thai sau sinh an toàn khi không tác động đến nội tiết tố và không sử dụng các hormone tổng hợp như estrogen hoặc progesterone. Biện pháp này tận dụng cơ chế tự nhiên của cơ thể và tạo rào chắn để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.

Dưới đây là các biện pháp tránh thai không sử dụng hormone gồm có: 

1. Phương pháp cho con bú vô kinh

Phương pháp cho con bú vô kinh (LAM – Lactational Amenorrhea Method) không chỉ tiết kiệm mà còn an toàn, không tác dụng phụ. Đây là cách tránh thai sau sinh hiệu quả nhờ việc ngăn chặn rụng trứng, đặc biệt hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh khi mẹ chưa có kinh trở lại.

[key-takeaways title=”Để đạt hiệu quả lên đến 98%, mẹ cần tuân thủ các điều kiện:”]

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung sữa công thức hay ăn dặm.
  • Khoảng cách giữa các lần bú không quá 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm.

[/key-takeaways]

Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh, sau đó mẹ cần áp dụng một biện pháp ngừa thai khác.

Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên
Cho con bú cũng là một cách tránh thai sau sinh tương đối an toàn và tự nhiên

2. Sử dụng bao cao su

Bao cao su là một trong những cách tránh thai sau sinh dễ sử dụng nhất và phù hợp cho cả mẹ bầu lẫn mẹ đang cho con bú. Với cơ chế là sử dụng rào chắn bằng cao su ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. Bao cao su có cả loại dành cho nam và nữ, nhưng bao cao su nam phổ biến hơn nhờ tính tiện lợi.

Phương pháp này hiệu quả tốt, phổ biến, dễ sử dụng, có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, việc dùng bao cao su cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi sử dụng, hiệu quả thấp khi bao không đảm bảo chất lượng hay sử dụng không đúng cách.

3. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đưa vào trong buồng tử cung, bao gồm 2 loại là vòng tránh thai chữ T chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết. Trong 2 loại thì vòng tránh thai chứa đồng là loại phổ biến hơn, vì có tác dụng trong thời gian dài từ 5-10 năm và chi phí cũng tương đối thấp.

Khi sử dụng, vòng được đặt trực tiếp vào âm đạo; vòng sẽ giải phóng đều đều một lượng nhỏ hormone tổng hợp estrogen và progesterone (progestin) có tác dụng tránh thai. 

Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ của vòng tránh thai có thể bao gồm: rong kinh, đau bụng hoặc khó chịu khi quan hệ do vòng tránh thai đặt không đúng vị trí… Tuy nhiên cần lưu ý, nếu mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung thì sẽ có chống chỉ định.

Cách tránh thai sau sinh an toàn - Sử dụng que tránh thai chữ T
Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%.

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone

Biện pháp tránh thai có sử dụng hormone là được dùng để điều chỉnh hoặc ngăn ngừa tình trạng rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung hoặc làm đặc dịch nhầy cổ tử cung với mục đích ngăn tinh trùng gặp trứng.

Các cách tránh thai sau sinh có sử dụng hormone bao gồm: uống thuốc tránh thai, đặt vòng, miếng dán tránh thai, tiêm thuốc hoặc sử dụng que cấy tránh thai. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai có sử dụng hormone không giúp ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs).

1. Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa protesgin 

Phương pháp này phù hợp với mẹ đang cho con bú vì không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Ngoài khả năng ngừa thai hiệu quả, thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin còn giúp giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc có hiệu quả tránh thai cao, thuốc còn hỗ trợ giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ cần uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

[recommendation title=””]

Thuốc chống chỉ định tuyệt đối cho phụ nữ mắc các bệnh lý: ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các trường hợp đang thuyên tắc tĩnh mạch, xơ gan mất bù… và có thể gặp các tác dụng phụ khác như rong kinh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng tức ngực…

[/recommendation]

Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến bằng cách giải phóng hormone để ngăn rụng trứng.

2. Que cấy tránh thai Implanon 

Que cấy tránh thai là một nang mềm, hình trụ chứa nội tiết, vỏ là một chất dẻo sinh học, được đặt dưới da cánh tay bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Que cấy tránh thai được coi là phương pháp tránh thai sau sinh hiệu quả và hiện đại nhất khi mang lại hiệu quả ngừa thai lên đến 99%, với tỉ lệ dưới 1/100 phụ nữ mang thai mỗi năm khi sử dụng theo lời của chuyên gia.

Tác dụng que cấy kéo dài 3 năm đối với 1 nang Implanon hay 4 – 5 năm đối với dòng 2 nang (ví dụ Femplant). Việc áp dụng cách tránh thai sau sinh này có thể có một số tác dụng phụ sau cấy như: rối loạn kinh nguyệt, đau vùng cấy, đau hạ vị, nhức đầu, căng tức ngực, tăng giảm cân đột ngột.

[recommendation title=””]

Biện pháp tránh thai này chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ đang bị ung thư vú và chống chỉ định tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu khác), xơ gan, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân…

[/recommendation]

3. Tiêm tránh thai DMPA

Phương pháp này sử dụng một loại hormone progestin (Depot Medroxyprogesterone Acetate) được tiêm trực tiếp vào bắp bởi bác sĩ. Hiệu quả tránh thai kéo dài 3 tháng, sau đó mẹ cần tiêm nhắc lại để duy trì. Phương pháp này cũng có các tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, mụn, tăng giảm cân nặng… như các phương pháp tránh thai chứa progestin khác. 

[recommendation title=””]

Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối mà mẹ cần lưu ý như: phụ nữ đang bị ung thư vú, dị ứng với thành phần thuốc… Tương đối ở các phụ nữ: bệnh lý tim mạch, xơ gan mất bù, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, Lupus, ra máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân.

[/recommendation]

Kết luận

Các biện pháp tránh thai sau sinh đã liệt kê bên trên, mỗi cách đều có mặt lợi và mặt hại riêng. Do đó, để chọn được phương pháp phù hợp và an toàn nhất đối với mẹ, tốt hơn hết là mẹ hãy xin ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ.

[related-articles title=”” articles=”335007,333093,331143,325162,322654″][/related-articles]