Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

6 điều về chân gà công nghiệp chị em nên biết!

Giá chân gà công nghiệp có nhiều mức khác nhau. Đặc điểm được các bà nội trợ chọn mua là chân gà có nhiều thịt và chắc béo. Tuy nhiên, tiền nào của nấy. Bạn đừng ham rẻ mà mua phải loại kém chất lượng. Những chia sẻ dưới đây của MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho hội nội trợ nhé!

Phân loại chân gà công nghiệp

Chân gà công nghiệp chủ yếu có hai loại. Loại nhập khẩu và loại được nuôi trong nước.

1. Chân gà nhập khẩu

Nhiều nước trên thế giới họ không thích ăn chân gà nên đã xuất sản phẩm này qua nước ta. Tuy nhiên, nhiều công ty vì lợi nhuận nên đã nhập khẩu loại chân gà kém chất lượng; thậm chí hàng đã có mùi và chảy nhớt. Điều đó giải thích lý do tại sao nhiều nơi bán chân gà công nghiệp với giá cực rẻ.

Không ít quán ăn đã mua loại chân gà rẻ tiền này về chế biến bán cho khách. Quá trình tẩm ướp gia vị khiến không còn ai nhận ra đâu là chân gà ngon và đâu là loại phế phẩm, kém chất lượng.

Tốt nhất, để an toàn cho sức khỏe cả nhà, bạn nên mua chân gà tại những siêu thị, cửa hàng uy tín về chế biến; hạn chế ăn ngoài hàng quán.

>> Bạn có thể quan tâm: Cách chế biến món chân gà hầm đậu phộng bổ sung collagen

2. Chân gà tươi (từ gà nuôi trong nước)

Ngày nay, số lượng gà công nghiệp giết mổ trong nước mỗi ngày khá lớn, đến từ nhiều hộ gia đình và các cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp. Chân gà công nghiệp đến từ nguồn này có giá đắt hơn chân gà nhập khẩu có thể vài lần.

Trước thực tế về nguồn cung sản phẩm, điều đặt ra với chị em nội trợ là làm thế nào để mua được loại chân gà tươi ngon? Vì nhiều khi giá cả không hẳn đi kèm với chất lượng. Nếu không biết cách chọn mua, bạn hoàn toàn có thể mua phải sản phẩm hư, ôi với giá thành cao.

Chân gà nhiều thịt và chắc

[inline_article id=269916]

6 điều bất thường ở chân gà công nghiệp

Khi mua chân gà, nếu thấy các dấu hiệu sau thì bạn chớ mua nhé.

1. Mùi hôi

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu thấy chân gà có mùi lạ, hôi thì đừng mua dù giá rẻ. Vì đây có thể là loại gà đông lạnh để lâu được rã đông. Khi thấy chân gà có mùi hôi khó ngửi thì hãy bỏ qua đừng mua kẻo lại mất tiền oan đấy ạ.

2. Nổi u cục

Những nốt u sần ở chân gà cho thấy đây có thể là loại gà bệnh, kém phẩm chất, bạn không nên mua. Nếu ham rẻ mua những loại chân gà bệnh như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và người thân.

3. Chân gà có nhớt

Sờ vào chân gà nếu thấy nhớt thì đừng mua vì đây là loại gà ôi. Khi chân gà hết tươi, collagen có trong chân gà sẽ biến đổi tạo thành nhớt. Thường loại chân gà này cũng sẽ có mùi hôi, khó ngửi. Nếu bạn thấy chân gà vừa nhớt vừa có mùi thì hãy bỏ qua ngay vì đó là sản phẩm kém chất lượng đấy ạ.

>> Bạn có thể quan tâm: Cách luộc chân gà ngon “số dzách” và công thức làm muối chấm đúng chuẩn cho tiệc Tất niên

4. Chân gà bị bơm nước

Chân gà mập một cách khác thường có thể là loại được bơm nước. Để tăng lợi nhuận, người ta đã bơm nước vào chân gà để tăng trọng lượng. Một tiểu thương tiết lộ chân gà bơm nước có các ngón duỗi căng và to, càng chứa nhiều nước thì các ngón càng to và tách nhau rõ rệt. Vuốt thẳng từ trên xuống dưới các ngón thì thấy có hiện tượng chảy nước. Trong khi đó, chân gà không bơm nước thì bốn ngón cong gập hẳn vào, khi nắm hay bóp thịt sẽ phồng ra.

5. Chân gà có màu sắc trắng bệch hoặc thâm tím

Màu sắc cũng cho biết chất lượng chân gà công nghiệp. Không mua loại chân gà thâm tím, có vết máu đỏ sẫm hoặc có màu trắng bệch. Đây là loại kém chất lượng, để lâu hoặc bị tẩy trắng bằng hóa chất. Đừng mua chân gà khi thấy dấu hiệu này để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé.

6. Chân gà mềm nhũn

Để bán được giá, người ta thường rã đông chân gà và bảo đó là gà tươi. Song nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra ngay. Loại chân gà này sờ vào thấy mềm nhũn. Trong khi đó, gà tươi sờ vào thịt cứng, chắc. Hãy ấn nhẹ vào chân gà để cảm nhận độ mềm của sản phẩm khi lựa chọn nhé.

[inline_article id=263983]

Lưu ý khi ăn chân gà công nghiệp

Lưu ý khi ăn chân gà công nghiệp

– Theo chuyên gia dinh dưỡng, chân gà nhiều da, mỡ nên chứa nhiều chất béo no và cholesterol. Vì vậy, không nên ăn chân gà thường xuyên sẽ làm tăng cholesterol trong máu, gây bệnh mỡ máu.

– Chân gà đông lạnh để lâu, thậm chí đã ôi hư chẳng những không bổ béo gì mà còn chứa những độc tố. Người ăn phải có thể bị nhiễm trùng đường ruột, nôn ói, sốt cao…

– Chất bảo quản, chất tẩy trắng chân gà tuy không gây hại tức thời nhưng có thể tích lũy trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư.

Hy vọng từ những thông tin trên, bạn đã rút ra cho mình bí quyết chọn chân gà công nghiệp tươi ngon và an toàn cho sức khỏe gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn có những bữa cơm ngon với các bí quyết đến từ MarryBaby nhé!

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách nấu mì gói Hàn Quốc thơm ngon đúng điệu khó cưỡng!

Cách nấu mì gói Hàn Quốc có khó không? Điều này sẽ được MarryBaby chia sẻ trong bài viết sau đây. Cuối tuần này hãy bắt tay vào làm món ăn dễ “gây nghiện” này cho cả nhà nhé các mẹ ơi!

Lý do mì gói Hàn Quốc được nhiều người yêu thích

Các loại mì gói Hàn Quốc có sợi mì dai dai hòa quyện với nước sốt đậm vị, tạo nên hương vị thơm ngon hấp dẫn. Sợi mì Hàn Quốc to và dai hơn các loại mì gói thông thường. Mì không tẩm gia vị, không chiên đi chiên lại nhiều lần nên độ an toàn cho sức khỏe cao.

Nước súp là điểm hấp dẫn của mì ăn liền Hàn Quốc. Gói súp thường được hầm từ thịt, rau củ quả, kim chi với cách nêm nếm đậm đà. Bên cạnh đó, gói mì Hàn Quốc còn có nhiều loại gia vị ăn kèm theo như rong biển, rau củ sấy khô, cà rốt, hành lá, nấm, bắp cải làm phong phú và tròn vị cho món ăn.

Mì gói Hàn Quốc không những đa dạng ở hương vị mà còn có nhiều cách chế biến khác nhau, giúp người dùng không bị ngán. Tùy vào sở thích, bạn có thể chọn mì nước, mì khô, mì xào, mì tương đen hoặc ăn kèm với lẩu.

>> Xem thêm: Cách làm lẩu tokbokki chuẩn xứ Hàn để trẻ ăn thỏa thích

Cách nấu mì gói Hàn Quốc thơm ngon khó cưỡng

Đối với các loại mì Hàn Quốc, bạn có thể nấu theo cách hướng dẫn in trên bao bì. Đây là cách nấu đơn giản nhất, gồm mì và các thành phần gia vị có trong gói. Tuy nhiên, để món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng, bạn hãy tham khảo các cách chế biến dưới đây nhé.

1. Cách nấu mì gói Hàn Quốc

Nếu bạn đã từng mê mẩn với các món mì cay nhiều cấp độ thì chắc hẳn bạn không thể bỏ qua loại mì gói Hàn Quốc cay này. Đây là nguyên liệu chính chế biến nên món mì cay 7 cấp độ nổi tiếng một thời.

Chuẩn bị:

  • 1 gói mì cay Hàn Quốc.
  • Tôm, xúc xích, chả viên thịt bò…
  • Các loại rau củ: hành tây, ngô, bắp cải, nấm

Cách nấu mì gói Hàn Quốc

Sơ chế:

  • Tôm bóc vỏ, lấy chỉ đen, cắt đoạn tầm 2-3cm. Xúc xích và chả viên cắt vừa ăn, thịt bò thái lát mỏng.
  • Rau rửa sạch.
  • Làm nóng chảo, xào hành tây cùng tôm, xúc xích và chả viên cho chín tái.
  • Ngô (bắp), nấm, bắp cải… luộc chín trong nước sôi

Cách nấu mì gói Hàn Quốc cay:

  • Đun sôi nước, cho mì vào nấu trong 3 phút để sợi mì được mềm. Sau đó cho gói sốt cùng rau củ quả sấy khô vào nồi. Nếu bé chưa ăn cay được, mẹ lưu ý điều chỉnh lượng nước sốt để mì không quá cay nhé.
  • Tiếp theo, bạn cho lần lượt tôm, xúc xích, chả viên, thịt bò, ngô, bắp cải vào nồi nấu cùng mì.
  • Khi mì và các nguyên liệu đã chín, bạn tắt bếp và rắc vừng, rong biển có trong gói mì ăn liền Hàn Quốc vào cùng nhé.

Thành phẩm: Cho mì ra tô, rắc thêm một ít hành ngò là bạn đã có một tô mì gói Hàn Quốc cay đúng điệu, vừa ăn vừa tha hồ hít hà lại đảm bảo dưỡng chất cho con.

[inline_article id=161539]

2. Cách nấu mì trộn Hàn Quốc:

Bên cạnh cách nấu mì gói Hàn Quốc nước truyền thống còn có loại mì trộn với nước sốt đậm đà và lạ miệng.

Chuẩn bị:

  • 1 gói mì trộn Hàn Quốc
  • Xúc xích
  • Trứng gà
  • Cải thảo hoặc cải thìa, hành lá
  • Dầu ăn, tỏi băm.

Sơ chế:

  • Xúc xích cắt lát xéo.
  • Cải, hành lá thái khúc vừa ăn.
  • Trứng gà đập sẵn vào bát, không đánh tan.
  • Lấy phần mì trong gói ra và trụng với nước sôi tầm 2-3 phút cho đến khi thấy sợi mì mềm thì vớt ra.

Cách làm mì trộn Hàn Quốc 

  • Làm nóng chảo, phi dầu ăn với tỏi băm cho thơm rồi cho xúc xích đã cắt lát vào xào. Khi xúc xích chuyển sang màu vàng và có mùi thơm thì tiếp tục cho cải vào xào chung.
  • Đổ mì đã trụng chín ra đĩa. Cho gói sốt vào trộn đều để mì thấm gia vị.
  • Khi nước sốt đã hòa quyện vào sợi mì, cho xúc xích và rau đã xào chín vào trộn chung.
  • Tiếp tục đổ trứng ốp la, sau đó cho trứng lên trên cùng của đĩa mì trộn.
  • Rắc hành lá và vừng, rong biển thái sợi (nếu có).

Thành phẩm: Đĩa mì trộn có sự kết hợp của sợi mì dai dai, nước sốt đậm vị, cay cay chua chua, xúc xích và trứng béo ngậy của cách nấu mì gói Hàn Quốc này chắc chắn sẽ làm thỏa mãn các bạn nhỏ nhà bạn.

[inline_article id=259501]

Mách bạn bí quyết nấu mì gói Hàn Quốc ngon ngất ngây

– Sợi mì Hàn Quốc với đặc điểm to, dai và lâu mềm hơn mì bình thường. Vì vậy khi nấu mì gói Hàn Quốc, bạn nên nấu mì trong nước sôi tầm 3-4 phút mới đúng chuẩn nhé.

– Để món ăn thêm ngon miệng và nhiều dưỡng chất, bạn có thể thêm các nguyên liệu như xúc xích, thịt bò, tôm, mực, chả cá, bạch tuộc, nghêu.

– Đừng quên nấu thêm các loại rau để có chất xơ cho bạn nhỏ nhé. Các loại rau có thể nấu cùng mì gói Hàn Quốc như cải thảo, cải ngọt, bắp cải, su su, ngô, cà rốt, bó xôi.

– Dù là mì nước hay mì trộn thì cũng đừng quên chuẩn bị một ít kim chi ăn kèm nha. Vị chua chua ngọt ngọt của kim chi sẽ làm tăng hương vị cho món mì gói Hàn Quốc.

– Nếu bé chưa ăn được cay, bạn nên gia giảm gói sốt để vừa miệng bé nhé.

Mì gói Hàn quốc là món ăn lạ miệng và không kém phần hấp dẫn. Nếu vẫn chưa biết làm món gì cho bé, bạn có thể tham khảo công thức cách nấu mì gói Hàn Quốc như trên nhé. Với cách chế biến phong phú, món ăn nhiều màu sắc, mùi vị thơm ngon, chắc chắn sẽ làm hài lòng các thực khách nhí.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn ăn một lần là nhớ mãi

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn thơm ngon không hề khó làm chút nào. Bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây để trổ tài nấu cho gia đình và con yêu vào dịp cuối tuần nhé.

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn hình ảnh

Một nồi lẩu nghi ngút khói luôn là sự lựa chọn hấp dẫn vào những ngày đông lạnh. Nếu đã hơi ngán với những món lẩu quen thuộc, bạn có thể đổi vị cho gia đình, đặc biệt là thành viên nhí bằng cách lẩu cua đồng nấu cùng hột vịt lộn nhé.

Cách nấu lẩu cua đồng

Cua đồng có tính hàn, vị mặn, thường sống ở đồng ruộng. Mỗi con cua thường chỉ to bằng 1/4-2/4 bàn tay nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao. 100g cua đồng chứa khoảng 5.040mg canxi. Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho những trẻ bị còi xương hay bé đang trong độ tuổi phát triển chiều cao. Dưới đây là cách làm lẩu cua đồng ngon, giàu dinh dưỡng, MarryBaby mời bạn tham khảo nhé!

1. Chuẩn bị nấu lẩu cua đồng

– 1kg cua đồng
– 500g xương ống
– 300g thịt bò thái mỏng
– 2 miếng đậu hũ tươi
– Bún hoặc mì tùy thích và rau, nấm hương ăn lẩu
– 2 quả cà chua
– Gia vị: sả băm, tỏi băm, hành tím, dầu ăn, đường, muối, hạt nêm.

2. Sơ chế

– Rau ăn lẩu các loại rửa sạch, để ráo.
– Cà chua thái múi cau.
– Xương ống rửa sạch, trụng trong nước sôi 2-3 phút để xương ra hết chất bẩn. Ninh xương ống với 2 lít nước, 2 củ hành tím trong vòng 3 tiếng để lấy nước dùng.
– Cua đồng rửa dưới vòi nước cho sạch. Dùng dao tách nhẹ phần mai cua, gỡ lấy gạch cua bỏ vào bát. Phần thịt và vỏ cua đồng còn lại đem giã hoặc xay nhuyễn.
– Phi hành băm và tỏi băm trong chảo cho dậy mùi thơm. Sau đó, bạn cho phần gạch cua đã tách vào xào khoảng 5 phút.
– Cho phần cua đã xay vào 700ml nước rồi lọc qua rây lấy nước. Cho nước này vào nồi, thêm 1 thìa súp muối (bạn cần canh cẩn thận kẻo bị mặn) và nấu cho tới lúc nước sôi lăn tăn. Khi thấy trên bề mặt nước có một lớp riêu cua đóng lại, bạn nhẹ nhàng vớt hết phần riêu cua để riêng.
– Đậu hũ cắt miếng vuông, chiên ngập với dầu nóng để miếng đậu được giòn, ngon.

3. Cách làm món lẩu cua đồng

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

– Phi hành tím với dầu nóng cho đến khi hành chuyển sang màu vàng nhạt thì cho cà chua vào. Sau đó, cho sả băm và một thìa đường vào xào cho đến khi cà chua hơi mềm.
– Tiếp tục cho phần nước hầm từ xương ống, nước riêu cua và đậu hũ đã chiên vào nồi. Khi nước sôi, nêm hạt nêm, muối sao cho vừa miệng rồi tắt bếp.
– Đặt nồi lẩu đã nấu lên bếp điện ở bàn ăn. Bày bún, thịt bò, rau ăn lẩu và những miếng riêu cua ra đĩa. Nấu nước lẩu cho sôi nhẹ, sau đó bạn nhúng thịt bò, rau và ăn kèm với bún, riêu có sẵn.

Lẩu cháo cua đồng

1. Chuẩn bị nấu lẩu cháo cua đồng

– 1 kg cua đồng
– 500g xương heo
– Nấm rơm
– Rau ăn lẩu rửa sạch, để ráo nước
– Các gia vị: muối, đường, hành, ngò, tiêu.

2. Cách làm

hình ảnh Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

– Xương heo rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi hầm trong 3 tiếng để nấu nước. Dùng nước này nấu cháo để món cháo ngon ngọt.
– Cua đồng rửa sạch, chia ra hai phần: Phần gạch cua được xào với dầu và hành tím, phần vỏ và thịt cua đem xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt.
– Khi cháo gần chín, cho nấm rơm đã rửa sạch vào nấu cùng. Tiếp tục cho nước cốt cua đồng và gạch cua vào cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi thêm tiêu, hành ngò và tắt bếp.
– Khi ăn, bạn nấu cháo sôi lăn tăn rồi nhúng các loại rau vào ăn kèm.

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn, sườn sụn, bắp bò, tôm

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn (lẩu trứng vịt lộn cua đồng), sườn sụn, bắp bò, tôm sẽ cho một món ăn đầy sáng tạo và không kém phần bổ dưỡng, thường có mặt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

1. Chuẩn bị

– 1kg cua đồng
– 500g sườn sụn
– 500g bắp bò
– 400g tôm
– Hột vịt lộn: số lượng tùy theo sở thích và sức ăn của từng người. Bạn cũng có thể thay thế trứng vịt lộn bằng trứng cút lộn
– 3 miếng đậu hũ tươi
– 2 quả cà chua
– Rau ăn lẩu
– Gia vị: hành băm, tiêu, muối, hạt nêm, giấm, đường, nước mắm, sa tế, gừng
– Bún hoặc mì tùy thích

Nếu muốn món ăn có vị thanh đạm hơn thì phần nguyên liệu sườn sụn, bắp bò, tôm, bạn thay bằng 300g xương heo, 400g thịt bò xắt mỏng, thêm nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà và 1 trái dừa tươi lấy làm nước dùng.

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn hình ảnh

2. Sơ chế nguyên liệu trong cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn, sườn sụn, bắp bò tôm

– Cua đồng rửa sạch. Tách phần gạch cua vào một chén riêng
– Gạch cua đem xào với dầu và hành tím cho chín để làm riêu
– Phần cua còn lại đem xay nhuyễn, hòa với 1 lít nước rồi lọc qua rây
– Đậu hũ thái miếng vuông nhỏ, chiên vàng và vớt ra cho ráo dầu
– Sườn sụn rửa sạch, nấu trong nước sôi 20 phút, sau đó vớt ra đĩa
– Tôm lấy chỉ đen, rửa sạch rồi để ráo
– Bắp bò thái mỏng, ướp với một chút gừng, hạt nêm, tiêu và để trong vòng 20 phút để bò ngấm gia vị
– Cà chua thái múi cau
– Rau ăn lẩu rửa sạch, để ráo nước
– Gừng thái sợi để ăn kèm hột vịt lộn.

3. Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn sườn sụn, bắp bò, tôm 

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

– Phi hành tím với dầu nóng, sau đó cho cà chua đã cắt vào xào mềm. Tiếp tục cho nước cua đã lọc bã và sườn sụn vào nấu sôi. Nêm 1 thìa giấm, 1 thìa bột nêm để nước lẩu vừa thanh vừa đậm đà. Bạn có thể cho thêm sa tế nếu có sở thích ăn cay.

– Thành phẩm cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn: Bày nước lẩu và các món ăn đã chuẩn bị ra bàn. Nấu nước lẩu sôi nhè nhẹ rồi tách vỏ hột vịt lộn và cho vào nồi lẩu. Để nước sôi lăn tăn tầm 5-7 phút để hột vịt lộn chín và nước lẩu càng thấm chất ngọt. Ăn hột vịt lộn kèm với gừng thái sợi để không bị tanh và tăng hương vị.

– Các món ăn kèm như tôm, thịt bò, đậu hũ, rau ăn lẩu được nhúng chín và ăn kèm với bún hoặc mì.

♦ Nếu chọn cách nấu thanh đạm chỉ có lẩu cua đồng hột vịt lộn thì xương heo hầm trong 3 giờ để lấy nước dùng. Sau đó vớt xương heo ra, cho hành tỏi đã phi thơm và nước dừa vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đun cho nước sôi lăn tăn tầm 3 phút là tắt bếp. Đặt nồi lẩu lên bếp điện ở bàn ăn, nấu cho nước lẩu sôi trở lại rồi đập trứng vịt lộn vào. Lần lượt nhúng thịt bò, nấm, đậu hũ, các loại rau vào nước và ăn kèm với bún.

Lẩu cua đồng hột vịt lộn là món ăn vừa bổ dưỡng vừa lạ miệng. Các mẹ hãy cùng lưu lại cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn và các món trên để trổ tài trong dịp cuối tuần nhé. Với hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt, chắc chắn đây là món ăn khiến các bạn nhỏ thích mê mà còn đảm bảo chế độ dinh dưỡng nữa.

Thu Sương 

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

2 cách luộc khoai không cần nước, khoai thơm ngon bất ngờ

luộc khoai không cần nước
Bạn đã bao giờ thử luộc khoai không cần nước chưa?

Nếu như chưa bao giờ thử luộc khoai không cần nước, bạn sẽ bán tín bán nghi khi nghe về cách làm chín khoai này. Vì thực tế, luộc khoai có nước mà đôi khi khoai còn sượng hoặc bị khét. 

Có lẽ thấy mới tin, nào hãy cùng thử luộc khoai không cần nước nhé. 

Cách luộc khoai không cần nước

1. Luộc khoai không cần nước: dùng thìa inox

Chuẩn bị

  • 2-3 củ khoai
  • Một nồi inox đáy dày
  • Một chục thìa inox

Các bước thực hiện

– Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ chỗ sâu, hỏng. 

– Xếp thìa kín đáy nồi sao cho khi xếp khoai lên, khoai không chạm đáy nồi. Đậy nắp kín.

Luộc khoai lang bằng thìa inox

– Mở lửa nhỏ vừa, để trong khoảng 30-40 phút. Khi nào xiên đũa thấy mềm là khoai đã chín và ăn được.

Lưu ý: Khi luộc khoai không cần nước theo cách trên, bạn nên chọn nồi và thìa cùng chất liệu inox để không gây ra những phản ứng hóa học có hại cho món ăn.

Luộc khoai lang bằng thìa inox

2. Luộc khoai không cần nước: dùng muối

Chuẩn bị

  • 2-3 củ khoai
  • Một nồi inox, đáy dày
  • Một bịch muối bọt

Các bước thực hiện

– Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ chỗ sâu, hỏng. 

– Cho muối bọt phủ kín đáy nồi 1 lớp khoảng 1cm. 

– Xếp khoai vào nồi. Đậy nắp kín.

Luộc khoai bằng muối

– Đun trong khoảng 30-40 phút với ngọn lửa nhỏ vừa. 

– Tương tự cách luộc khoai bằng thìa inox, bạn dùng đũa để kiểm tra khoai chín chưa.

[inline_article id=266254]

Một số tác dụng nổi bật của khoai lang

1. Giúp giảm cân

Kết hợp ăn khoai lang với sữa chua, rau xanh hoặc salad vào buổi sáng vừa cung cấp đủ năng lượng vừa có tác dụng giảm cân. Vì khoai lang tạo cảm giác no lâu nhưng lại chứa ít calo. 

Bỏ vài củ khoai vào nồi và áp dụng 1 trong 2 cách luộc khoai không cần nước nói trên, bạn đã có bữa sáng lành mạnh cho mình.

2. Ngừa ung thư

Bên cạnh chất xơ, các vitamin và khoáng chất, khoai lang còn chứa protein có tên là sporamin. Protein trong khoai lang có khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư lưỡi, túi mật và trực tràng ở người.

Mặt khác, thành phần carotene rất cao trong khoai lang (loại khoai màu cam, đỏ) không chỉ giúp cải thiện thị lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn ngừa ung thư. Những người ăn khoai lang thường xuyên giảm đến hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

Đặc biệt, anthocyanin có trong khoai lang (nhất là khoai lang tím) là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Không chỉ cải thiện chức năng miễn dịch, nhận thức, sức khỏe thị lực, tim mạch, anthocyanin còn chống lại các tác nhân gây ung thư.

Một số tác dụng nổi bật của khoai lang: ngừa ung thư

3. Ngừa tim mạch và tai biến mạch máu não

Khoai lang giàu hàm lượng vitamin B6, một loại vitamin có tác dụng hữu hiệu trong việc làm giảm nồng độ homocysteine trong máu. Nồng độ homocysteine tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy nồng độ homocysteine càng cao thì càng tăng rủi ro mắc các bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, phụ nữ dễ sảy thai, thai chết lưu…

4. Đẹp da, ngừa lão hóa

Các chất dinh dưỡng trong khoai lang như beta-carotene, vitamin A, C, các vitamin nhóm B… giúp làm đẹp da hiệu quả.

Bên cạnh ăn khoai lang, dùng khoai để đắp mặt nạ cũng là cách làm làm đẹp da hiệu quả. Chẳng hạn, sau khi luộc khoai không cần nước, bạn nghiền khoai đã chín với sữa chua hoặc sữa tươi rồi đắp lên mặt khoảng 15-20 phút. Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần sẽ giúp da căng mượt, sáng mịn.

Một số tác dụng nổi bật của khoai lang: đẹp da ngừa lão hóa

Lưu ý khi ăn khoai lang

– Nên ăn khoai lang và quả hồng cách nhau ít nhất là 5 tiếng trở lên. Nếu ăn cùng lúc có thể gây xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

– Không nên ăn khoai lang với cua cùng lúc vì nhẹ thì gây rối loạn tiêu hóa, nặng thì gây sỏi.

– Người mắc bệnh thận, bệnh dạ dày, người có hệ tiêu hóa kém hạn chế ăn khoai lang vì có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

<< Bạn có thể quan tâm: Khoai lang tím – Siêu thực phẩm mới giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng

Có thể nói, khoai lang tuy là món ăn dân dã nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể thỉnh thoảng luộc khoai không cần nước, vừa thưởng thức hương vị bùi thơm, vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm tương cà chua ăn dần ngon như ở nhà hàng

cách làm tương cà chua ăn dần
Cách làm tương cà chua ăn dần không khó đâu!

Học cách làm tương cà chua ăn dần để có món tương cà thơm ngon, an toàn cho gia đình là điều cần thiết. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích dùng tương cà ăn chung với các món như gà rán, xúc xích cá viên chiên… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chế biến các món làm từ sốt cà chua cho cả nhà. Tính ra, lợi cả đôi đường phải không nào?

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách chiên gà giòn không cần bột để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Cách làm tương cà chua ăn dần

Cách làm tương cà chua ăn dần khá đơn giản. 

Nguyên liệu

  • Cà chua 1kg
  • Hành tây 1 củ
  • Tỏi 1 củ
  • Giấm gạo 1/3 chén
  • Gia vị
  • 1 hũ thủy tinh 1kg

Cách làm

1. Sơ chế nguyên liệu

– Cà chua rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Dùng dao khứa múi cau ở phần đáy quả.

Cách làm tương cà chua ăn dần

Khi học cách làm tương cà chua ăn dần, bước dùng dao khứa múi cau ở phần đáy quả cà chua vô cùng cần thiết. Nhờ khứa múi cau nên cà rất dễ lột vỏ sau đó.

– Tỏi bóc vỏ, đập giập. 

– Hành tây lột vỏ, cắt nhỏ. 

– Hũ thủy tinh rửa sạch, phơi nắng để diệt khuẩn.

2. Xay cà chua

– Đun sôi nửa nồi nước rồi cho cà chua vào luộc trong khoảng 1 phút. Tắt bếp.

– Vớt cà chua ra, để nguội rồi bóc vỏ. 

– Cắt phần đầu quả, lấy hết hạt cà chua và phần lõi ra, chỉ lấy phần cơm quả.

– Xay nhuyễn các nguyên liệu gồm cà chua, hành tây, tỏi và 1/3 chén giấm.

– Lọc hỗn hợp qua rây để có món tương cà mịn.

Lưu ý: Nếu mẹ thích làm tương ớt cà chua thì có thể xay thêm vài trái ớt. Rõ ràng cách làm tương cà chua cay cũng đơn giản như cách làm tương cà chua ăn dần.

[inline_article id=266235]

3. Nấu tương cà

Đun sôi hỗn hợp cà chua thì mở nhỏ lửa. Đến khi hỗn hợp sền sệt thì nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.

Cách làm tương cà chua ăn dần: Cách nấu tương cà

4. Cách bảo quản tương cà

Chờ cho tương cà nguội thì múc vào hũ thủy tinh. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Cách chọn cà chua ngon

cách làm tương cà chua ăn dần, việc chọn cà sẽ quyết định độ sánh mịn, thơm ngon của món tương cà. Vì vậy, đây là khâu vô cùng quan trọng.

Chọn những quả có màu đỏ, da căng mịn, hơi mềm, cầm chắc tay, cuống còn tươi, dùng tay kéo nhẹ cuống vẫn dính chặt vào thân quả là chín tự nhiên. Những quả này thường nhiều bột và thơm ngon vị cà.

Tránh mua những quả có màu đỏ pha vàng, nhiều đường gân, sờ thấy cứng vì đó là những quả non, chín ép. Những quả quá mềm cũng không nên mua vì dễ úng bên trong.

Gợi ý một số món sốt cà chua thơm ngon

1. Sườn chiên sốt cà chua

Nguyên liệu

  • 500g sườn non
  • 2 lát gừng, 2 tép tỏi, 3 nhánh hành lá
  • 1 thìa cà phê vừng rang vàng
  • Gia vị: dầu ăn, muối, mắm, tương cà, đường, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.

– Hành lá cắt bỏ rễ, lặt sạch, rửa sạch, để ráo, cắt khúc.

– Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

– Sườn rửa sạch, vớt ra để ráo.

– Đun sôi nước, thêm gừng, đầu hành, 2 thìa cà phê muối và sườn vào. Luộc sườn 5 phút thì tắt bếp. Vớt sườn ra, khi ráo nước thì đem chiên vàng.

– Phi thơm tỏi. Cho 6 thìa súp tương cà, 1 thìa súp nước mắm và sườn vào đảo trên lửa liu riu khoảng 5 phút cho sườn thấm gia vị. Nêm nếm lần nữa cho vừa ăn rồi thêm hành lá trước khi tắt bếp.

– Cho sườn ra đĩa, rắc vừng lên để món ăn thêm hấp dẫn và tăng hương vị.

Gợi ý một số món sốt cà chua thơm ngon: Sườn chiên sốt cà chua

Nhờ biết cách làm tương cà chua ăn dần, mẹ có thể rút ngắn thời gian làm món sườn chiên sốt cà chua vì bỏ qua bước làm sốt cà.

2. Thịt nhồi nấm hương sốt cà chua

Nguyên liệu

  • 150g nấm hương tươi
  • 200g thịt heo xay
  • 3 tép hành lá, 2 tép tỏi
  • Gia vị: dầu ăn, muối, mắm, tương cà, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu

Cách làm

Gợi ý một số món sốt cà chua thơm ngon: Thịt nhồi nấm hương sốt cà chua

– Nấm cắt gốc, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.

– Hành lá lặt sạch, rửa sạch. Băm nhỏ đầu hành. Phần hành lá cắt khúc để riêng.

– Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

– Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, một chút tiêu, đầu hành lá băm nhỏ, để khoảng 15 phút cho thấm đều gia vị.

– Nhồi thịt vào nấm, chiên vàng mặt thịt.

– Phi thơm tỏi. Cho vào 4 thìa súp tương cà và 1 thìa súp nước mắm rồi xếp nấm hương nhồi thịt vào. Để nhỏ lửa. Hỗn hợp sôi thì đảo nhẹ tay cho thấm đều sốt. Nêm nếm vừa ăn và thêm hành lá rồi tắt bếp.

– Cho hỗn hợp ra dĩa, rắc thêm tiêu lên mặt.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm đậu phụ nhồi thịt sốt dầu hào siêu ngon, gia đình ai ăn cũng thích

Cách làm tương cà chua ăn dần không khó lại giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi chế biến các món sốt. Thêm nữa, tương cà hoàn toàn được làm từ cà chua, không phẩm màu hóa chất nên tốt cho sức khỏe cả nhà.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì, mách mẹ chiêu khiến bé nào cũng thích mê

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì rất phong phú. Bạn lưu lại ngay những chiêu làm món ngon rất đơn giản lại đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con yêu luôn ngon miệng để thuận lợi phát triển nhé!

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì

Tại sao mẹ nên cho trẻ ăn vặt?

Không ít gia đình cho rằng, trẻ ăn vặt thường xuyên sẽ tạo thói quen xấu, gây béo phì. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu lớn, nhất là từ 6 tuổi trở lên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng nhiều hơn.

Trẻ càng lớn thì thể tích dạ dày càng lớn. Ngoài các bữa chính, các bữa phụ sẽ cung cấp năng lượng cần thiết để trẻ hoạt động, tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển não bộ.

Bên cạnh đó, các bé thường xuyên vận động sẽ mau đói. Các món ăn vặt chính là “cứu tinh” tuyệt vời giúp trẻ luôn cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ.

Thời gian bữa phụ lý tưởng là khoảng 2-3 tiếng sau bữa sáng và chiều. Chỉ cần mẹ cho bé ăn các món đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý về thời gian thì ăn vặt sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé.

Giá trị dinh dưỡng của bột mì

Bột mì hay còn gọi là bột lúa mì – loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bánh mì.

Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với hầu hết các loại bột. Nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền.

Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì). Ngoài ra, bột mì có thể được bổ sung một số thành phần khác vì các mục đích công nghệ như:

  • Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen, hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thực phẩm thích hợp.
  • Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các acid amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.

Lúa mì là cây lương thực có sản lượng lớn trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa gạo. Tuy nhiên không trồng được ở Việt Nam. Tại Việt Nam có một số nhà máy nhập khẩu lúa mì từ nước ngoài, chế biến thành bột mì để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.

Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mua bột mì ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ khô, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hay các siêu thị với giá thành tương đối rẻ, chỉ từ 20.000đ – 80.000đ/kg tùy loại.

Thành phần hóa học trung bình của hạt lúa mì

Thành phần Hàm lượng(%)
Nước 14-15
Protein 13-15
Chất béo 2,3-2,8
Tinh bột 65-68
Đường trước chuyển hóa 0,1-0,15
Đường sau chuyển hóa 2,5-3,0
Xenluloza 2,5-3,0
Pentoza 8-9
Tro 1,8-2,0

Ngoài ra còn có dextrin, muối khoáng, men và một số chất khác.

Gợi ý món ăn vặt với các loại bánh làm từ bột mì

Bên cạnh những món ăn vặt quen thuộc như trái cây, rau củ quả, phô mai, trứng, sữa chua, MarryBaby mách nhỏ mẹ cách làm đồ ăn vặt từ bột mì với những loại bánh hấp dẫn như bánh quy bơ, bánh rán ngô mix đậu Hà Lan, bánh bột mì trứng sữa…

Những loại bánh này sử dụng nguyên liệu chính là bột mì, kết hợp cùng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Với cách chế biến đơn giản, dễ làm, chắc chắn mẹ sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho cách làm đồ ăn vặt từ bột mì khiến bé thích mê.

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản mẹ cần biết

Sau đây là một số cách làm đồ ăn vặt từ bột mì, mẹ có thể tham khảo để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

1. Cách làm bánh bột mì hấp dẫn: Bánh quy bơ thơm phức

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì

Mách mẹ cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản cho bé với món bánh quy bơ thơm phức, ngọt ngào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500g bột mì
  • 100g bơ nhạt
  • 300g đường cát
  • 2 quả trứng gà
  • 100ml sữa tươi
  • 1 thìa cà phê vani

Cách thực hiện

  • Làm tan chảy bơ nhạt rồi trộn đều với đường.
  • Cho trứng gà, sữa tươi, vani vào, trộn đều cho sánh mịn.
  • Dùng rây đổ bột mì từ từ vào hỗn hợp trên rồi nhào bột cho đến khi dẻo, mịn và không dính tay là được.
  • Lấy phần bột đã nhào trải ra mặt phẳng khô và sạch để cán mỏng. Dùng khuôn để tạo hình bánh theo sở thích.
  • Đem bánh đi nướng ở nhiệt độ 180ºC trong khoảng 15-20 phút.

Lưu ý, mẹ nên trải giấy nến lên khuôn trước khi cho bánh vào nướng và tạo khoảng cách giữa những chiếc bánh để chống dính nhé.

Sau khi bánh quy chín, để nguội, cho vào hộp bảo quản nơi thoáng mát.

2. Cách làm bánh bột mì hấp dẫn: Bánh rán ngô mix đậu Hà Lan giàu khoáng chất

đậu Hà Lan

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g bột mì
  • 200g đậu Hà Lan
  • 1 bắp ngô ngọt
  • 1 thìa bột nướng
  • 1 quả trứng gà
  • Một ít hành lá
  • 100ml sữa tươi

Cách thực hiện

  • Trộn đều hỗn hợp bột mì, bột nướng, trứng và sữa tươi cho sánh mịn.
  • Tiếp tục cho đậu Hà Lan, hạt ngô ngọt, hành lá xắt nhuyễn vào. Nêm ít muối và tiêu.
  • Dùng thìa múc hỗn hợp cho vào chảo dầu nóng. Rán lửa vừa khoảng 5 phút cho cả 2 mặt.
  • Dùng thìa ấn nhẹ mặt bánh cho chín đều.

3. Cách làm bánh bột mì chiên siêu đơn giản

hình ảnh Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 50 bột mì đa dụng
  • 2 quả trứng gà
  • 1,5 thìa sữa đặc
  • 1 thìa cà phê vani
  • Gia vị: 1/2 thìa muối, 1,5 thìa đường, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Khuấy đều hỗn hợp sữa đặc, bột mì.
  • Dùng trứng gà, đường, muối, vani đánh cho đến khi hỗn hợp nổi nhiều bọt rồi trộn đều cùng hỗn hợp trên.
  • Nếu muốn kỹ hơn, mẹ có thể lọc qua rây cho mịn.
  • Bắc chảo dầu lên bếp cho nóng, dùng thìa múc hỗn hợp đổ vào.
  • Rán bánh với lửa nhỏ cho chín vàng đều hai mặt.

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì này khá đơn giản nhưng lại đảm bảo dinh dưỡng. Mẹ có thể cho bé chấm bánh bột mì chiên với tương cà, tương ớt (nếu bé biết ăn cay) hoặc mayonnaise để tăng phần hấp dẫn.

4. Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì: bánh bao sữa thơm mềm

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì: bánh bao

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g bột mì
  • 30g đường cát trắng
  • 120g sữa tươi
  • 3g men nâu
  • Một ít bột nở
  • 1 thìa muối
  • Dầu ăn

Cách thực hiện

  • Đổ sữa tươi vào nồi đun ấm rồi cho bột nở, đường vào khuấy đều. Sau khoảng 15 phút thì cho men nở.
  • Trộn đều hỗn hợp bột mì, muối trong một chiếc âu. Sau đó cho hỗn hợp sữa tươi, dầu ăn vào âu bột. Nhào bột trong khoảng 15 phút cho đến khi tạo thành một khối dẻo mịn.
  • Trong một chiếc âu khác, thoa một lớp dầu ăn và đặt khối bột vào. Che kín miệng âu bằng khăn và ủ bột khoảng 1-2 tiếng chờ bột nở.
  • Chia bột thành các phần nhỏ bằng nhau, cán mỏng rồi cuộn tròn. Vo thành các khối tròn hay tạo hình theo ý thích.
  • Cho nước vào nồi hấp với 2 thìa giấm, đun sôi. Giấm sẽ giúp bánh bao trắng hơn.
  • Lót giấy nền bên dưới mỗi chiếc bánh rồi xếp vào xửng hấp. Hấp khoảng 25 phút là hoàn thành.

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì này rất thích hợp cho các bé. Mẹ có thể biến tấu món bánh bao sữa với các loại nhân khác nhau như đậu đỏ, khoai môn… để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

5. Làm bánh từ bột mì với món bánh rán Doraemon xốp mềm

bánh doraemon

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 250g bột mì
  • 5g bột nở
  • 60g đường
  • 2 quả trứng gà
  • 5ml nước lọc
  • 50g đậu đỏ

Cách thực hiện

  • Đậu đỏ đãi sạch, ngâm nước khoảng 3 tiếng cho mềm. Sau đó ninh đậu đỏ với lượng nước ngập mặt cho đến khi chín mềm.
  • Dùng máy sinh tố xay nhuyễn, rồi cho 50g đường vào trộn đều, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ khoảng 30 phút cho đường tan.
  • Đánh tan trứng gà với 10g đường, rây mịn. Tiếp theo cho bột vào trộn cho đến khi nhuyễn mịn. Đậy kín hỗn hợp bột bằng màng bọc thực phẩm khoảng 30 phút cho nở.
  • Múc bột đổ vào chảo dầu nóng cho chín vàng đều hai mặt.
  • Phết nhân đậu đỏ lên một mặt bánh và kẹp hai chiếc lại với nhau.

Với cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản này, mẹ sẽ tạo nên những chiếc bánh rán Doraemon xốp mềm, ngon ngọt mà bé nào cũng thích mê.

Hy vọng những cách làm đồ ăn vặt từ bột mì trên đây sẽ giúp mẹ có thêm ý tưởng tạo nên những loại bánh thơm lừng, bổ dưỡng. Công thức chế biến rất đơn giản mà thành phẩm lại cực kỳ thơm ngon, tốt cho sức khỏe của bé. Chúc các mẹ thành công!

Phượng Ngô

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Đậu đen ngâm giấm đánh bay vùng mỡ thừa “cứng đầu” cho phụ nữ sau sinh

đậu đen ngâm giấm
Bạn đã bao giờ nghe qua bài thuốc “thần kỳ” đậu đen ngâm giấm chưa?

Bài thuốc đậu đen ngâm giấm đã được lưu truyền từ rất lâu đời ở Nhật và Trung Quốc. Đặc biệt, đậu đen được xem là một loại thực phẩm dưỡng sinh truyền thống. 

Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, dưỡng can, làm sáng mắt.

Phân tích giá trị dinh dưỡng của đậu đen cho thấy đậu đen chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin nhóm B (B9, B1), các khoáng chất canxi, sắt, kẽm, magie, photpho, kali, natri, selen. 

Đậu đen còn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như saponin, anthocyanins, kaempferol và quercetin.

[inline_article id=270745]

Trong khi đó, giấm có vị chua, đắng, hơi ôn, có tác dụng dẫn thuốc vào can, giải độc, điều vị tiêu thực, hoạt huyết, giải độc sát khuẩn… Giấm có tác dụng gì? Người ta nhận thấy giấm mạng lại nhiều lợi ích như kích thích tiêu hóa, hỗ trợ sát khuẩn đường ruột, trị đau bụng do giun, tăng hấp thu canxi, phòng xơ cứng động mạch.

Tác dụng của đậu đen ngâm giấm

Khi ngâm giấm, đậu đen giải phóng các chất dinh dưỡng, góp phần giúp cơ thể hấp thu hiệu quả chúng hơn. Những tác dụng sau của đậu đen nhờ đó sẽ phát huy gấp nhiều lần.

1. Giảm mỡ máu

Đậu đen ngâm giấm chứa các thành phần giúp làm mềm, giãn nở các mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nghiên cứu cho thấy cứ 100 người thì đến 80 người có chỉ số lipid giảm khi được cho ăn đậu đen ngâm giấm trong 8 tuần.

2. Giảm huyết áp

Khảo sát 60 người bị huyết áp cao được cho ăn đậu đen ngâm giấm. Kết quả cho thấy tình trạng bệnh ở họ được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là đậu đen chứa các khoáng chất giúp ổn định huyết áp như kali, canxi và magie.

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Đậu đen giàu chất xơ nên là thực phẩm cần thiết cho người mắc bệnh tiểu đường.

4. Ngăn ngừa bệnh tim

Tác dụng của đậu đen ngâm giấm: Ngăn ngừa bệnh tim

Hàm lượng đáng kể chất xơ, kali, folate, vitamin B6 và phytonutrient trong đậu đen, đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, đậu đen còn chứa quercetin và saponin. Quercetin là một chất chống viêm tự nhiên đồng thời cũng có tác dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Saponin giúp giảm lượng lipid trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.

5. Cải thiện thị lực

Đậu đen chứa chất chống oxy hóa anthocyanin và vitamin A, theo đó ăn đậu đen ngâm giấm giúp bạn cải thiện thị lực, phòng tránh các bệnh về mắt như mỏi mắt, khô mắt.

6. Duy trì xương khỏe mạnh

Các thành phần có trong đậu đen như sắt, phốt pho, canxi, magie, mangan, đồng và kẽm đều góp phần xây dựng cũng như duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh.

7. Ngăn ngừa ung thư

Đậu đen chứa folate, selen, saponin. Folate có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA. Selen có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u. Saponin được biết đến với vai trò ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể.

8. Đẹp da, ngừa lão hóa, ngăn chặn tóc bạc sớm

Các chất chống oxy hóa trong đậu đen hoạt động một cách mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng tóc bạc sớm cũng như tăng độ săn chắc, mịn màng cho làn da.

9. Giảm cân

Giảm cân bằng đậu đen ngâm giấm là một phương pháp mang lại hiệu quả bất ngờ. Đậu đen chứa nhiều chất xơ nên duy trì cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Các thành phần trong giấm giúp tăng tốc độ phân hủy và đào thải chất béo, ngăn chặn mỡ thừa tích tụ, đánh bay những vùng mỡ “kiên cố” nhất, ngay cả vùng mỡ bụng.

Cách làm đậu đen ngâm giấm

Nguyên liệu: 500g đậu đen (nếu dùng đậu đen xanh lòng thì càng tốt), 1 lít giấm gạo, 1 hũ thủy tinh dung tích 2 lít. 

Các bước thực hiện:

– Loại bỏ các hạt đậu đen sâu, hư; rửa sạch đậu, để ráo nước rồi đem rang chín.

– Rửa sạch hũ thủy tinh, phơi nắng để diệt khuẩn.

– Cho đậu đen đã rang vào hũ thủy tinh, đổ giấm sao cho giấm ngập gấp đôi lượng đậu (trừ hao để đậu hút nước và nở ra là vừa). Đậy nắp kín rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

– Vì đậu đen đã rang nên chỉ cần để từ 3-7 ngày là sử dụng được. 

Cách dùng đậu đen ngâm giấm

Cách dùng đậu đen ngâm giấm

Mỗi ngày ăn 2 thìa súp đậu đen ngâm giấm trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong cho dễ ăn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu nước uống 5 loại đậu để bạn giữ dáng, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe

Lưu ý: Do đậu đen chứa purin nên người bị bệnh thận mãn tính, suy thận  không nên áp dụng bài thuốc này vì có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

7 tác dụng của nấm hương, thực phẩm níu giữ tuổi xuân của phụ nữ

tác dụng của nấm hương
Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết tác dụng của nấm hương đối với sức khỏe, sắc đẹp của phụ nữ.

Thật ra, chúng ta thường xuyên ăn một số loại thực phẩm vì nghe nói nó tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu nó tốt chỗ nào. Tương tự, bạn hay ăn nấm hương, từ món xào, món hầm cho đến món thịt đông, nhưng mấy ai biết tác dụng của nấm hương vô cùng tuyệt vời, đặc biệt là đối với sức khỏe, sắc đẹp của phụ nữ.

Tác dụng của nấm hương

Sau đây là 7 tác dụng của nấm hương khiến chị em không thể bỏ qua loại thực phẩm này.

1. Giúp phụ nữ luôn hồng hào, tràn đầy sức sống

Từ xa xưa, nấm hương đã được xem là vua của các loại rau (can chi thái vương). Theo đông y, một số tác dụng của nấm hương gồm bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết. Ngày nay, tây y xem nấm hương là một loại thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, trẻ em suy dinh dưỡng.

Thường những người bổ sung sắt muốn không bị thiếu máu phải ăn đủ đạm để tạo ra được huyết cầu tố. May mắn là trong nấm hương có đủ cả sắt lẫn protein (đạm). Theo ước tính, trong 100g nấm hương khô chứa 35mg sắt và 12-14g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác).

Nhờ đó, nấm hương chính là thực phẩm bổ máu, giúp chị em có được sắc diện hồng hào, khỏe mạnh.

[inline_article id=255098]

2. Cải thiện sắc đẹp làn da

Nấm hương chứa hàm lượng cao vitamin nhóm B, nhóm vitaimin đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và duy trì làn da hoàn hảo, từ dưỡng ẩm, làm trắng, ngăn ngừa lão hóa cho đến loại bỏ hắc tố gây nám và tàn nhang.

Bên cạnh đó, nấm hương còn chứa selen và kẽm, hai thành phần quan trọng không thể thiếu trong điều trị mụn trứng cá, cải thiện vẻ đẹp làn da.

3. Ngừa lão hóa

Tác dụng của nấm hương khiến chị em phải thêm loại nấm này vào thực đơn chính là ngừa lão hóa. Nấm hương chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương ở tế bào gây ra bởi các gốc tự do, giữ cho các tế bào của cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhờ đó mà giảm nguy cơ mắc ung thư và ngăn ngừa tình trạng lão hóa hiệu quả.

Một trong những chất chống oxy hóa mạnh có trong nấm hương phải kể đến L-ergothioneine, cao hơn hẳn so với L-ergothioneine có ở mầm lúa mì và gan gà (hai loại thực phẩm được xem là nguồn cung L-ergothioneine dồi dào từ trước đến nay).

Tác dụng của nấm hương: Cải thiện sắc đẹp làn da

4. Ngừa ung thư

Một trong những tác dụng của nấm hương khiến chúng ta buộc phải sử dụng nó thường xuyên là ngừa ung thư.

Polysaccharide lentinan trong nấm hương giúp chống lại các khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người, có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của các tế bào bệnh bạch cầu. Nó cũng được dùng cùng với các phương pháp điều trị ung thư chính để hỗ trợ những người bị ung thư dạ dày trong việc tăng khả năng miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, ngưới ta cũng đã tìm ra một chiết xuất mới được phân lập từ nấm hương, được xem là chìa khóa thành công để loại trừ HPV, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn hai tai nấm hương khô mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện sức đề kháng cũng như giảm các mức độ viêm trong cơ thể.

Nguyên nhân là nấm hương giàu chất chống oxy hóa. Thêm nữa, thành phần polysaccharide lentinan được nhắc đến ở trên có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể là tế bào lympho T và lympho B.

6. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Những người ăn nấm hương sẽ phát triển ít chất béo hơn trong gan, ít mảng bám trên thành động mạch và mức cholesterol thấp hơn. Nguyên nhân là do nấm hương chứa ba hợp chất giúp giảm cholesterol là eritadenine, sterol và beta glucan. Vì vậy, nấm hương rất tốt cho những người có tiền sử huyết áp cao. Đây là tác dụng của nấm hương mà người lớn tuổi cần lưu ý.

7. Giúp xương chắc khỏe

Trong 15g nấm hương sấy khô chứa 6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, nấm hương cón chứa chất ergosterol. Dưới tác dụng của tia cực tím, ergosterol sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp điều trị và phòng ngừa các rối loạn xương (như còi xương, nhuyễn xương).

Món ngon từ nấm hương

Món ngon từ nấm hương

Nấm hương có vị ngọt tư nhiên, khi nấu thành món ăn có mùi thơm đặc trưng. Để thực đơn thêm phong phú, chị em nên học cách chế biến đa dạng các món ăn từ nấm hương. Một số món ngon từ nấm hương phải kể đến như: nấm hương xào dầu hào, đậu hũ thịt băm nhồi nấm hương, bò xào nấm hương, nấm hương nhồi thịt, canh sườn heo hầm nấm hương…

Hiện nay, nấm hương không chỉ được thu hái tự nhiên trong rừng mà đã có nhiều nông trại chuyên sản xuất nấm hương sạch. Càng sử dụng nấm hương tươi mới, không hóa chất thì chúng ta càng được hưởng lợi nhiều từ tác dụng của nấm hương.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Bạn đã biết uống nước ép cà rốt đúng cách chưa? 4 hậu quả nghiêm trọng khi uống sai cách

uống nước ép cà rốt đúng cách
Bạn đã biết uống nước ép cà rốt đúng cách?

Cà rốt chứa vitamin A, C, B1, B6, K, E, D, đường, phốt pho, sắt, canxi, muối khoáng cùng một số chất chống oxy hóa như lycopene, lutein, xanthophyll, zeaxanthin. Vậy nên, uống nước ép cà rốt đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Trẻ em thường xuyên ăn cà rốt giúp ngừa rối loạn tiêu hóa, đề phòng chứng bệnh thiếu vitamin A. Đặc biệt, cà rốt còn có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư nên là thực phẩm rất cần thiết với mọi người.

[inline_article id=252696]

Tuy có mặt trong nhiều món ăn nhưng cách đơn giản nhất để nhận chất dinh dưỡng từ loại rau củ này là ép để uống. Với hương vị thơm ngon, đây chính là thức uống hấp dẫn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Uống nước ép cà rốt mỗi ngày có tốt không? Cũng như tất cả các thực phẩm khác, việc tiêu thụ cà rốt cần chừng mực. Nếu dùng quá nhiều dễ gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Trước đây ở Anh đã từng ghi nhận trường hợp một người đàn ông tử vong vì gan nhiễm độc trầm trọng do không uống nước ép cà rốt đúng cách. Anh ta uống cà rốt mỗi ngày, uống liên tục cà rốt trong 10 ngày liên tiếp, lượng tiêu thụ có khi đến 4,6 lít nước ép cà rốt/ngày. Da người này đã chuyển sang màu vàng trước khi tử vong.

Rõ ràng, vitamin A trong cà rốt rất hữu ích cho thị lực, giúp xương khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhưng hàm lượng vitamin A (và cả tiền vitamin A) có trong cà rốt rất cao. Chỉ 1 ly nước ép cà rốt 240ml đã cung cấp đến 255% DV (Daily Value: nhu cầu khuyến nghị hàng ngày). Vì vậy, uống nước ép cà rốt đúng cách mới có thể nhận đủ lợi ích từ nó. Trái lại, uống sai cách sẽ gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Thế nào là uống nước ép cà rốt đúng cách?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người khỏe mạnh chỉ nên uống nước ép cà rốt 2-3 ngày/tuần với liều lượng 100ml/lần uống. Thời điểm uống nước ép cà rốt tốt nhất là sau bữa ăn. Đặc biệt, các thực phẩm chứa nhiều chất béo trong bữa ăn trước đó sẽ giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ tinh chất trong cà rốt hiệu quả hơn.

Nếu mắc bệnh dạ dày thì bạn nên uống nước ép cà rốt sau bữa ăn khoảng 2-3 giờ và không được uống khi quá đói.

Uống nước ép cà rốt đúng cách chính là uống ngay khi vừa ép. Càng để lâu, chất dinh dưỡng sẽ càng hao hụt.

Nguy cơ khi uống nước ép cà rốt quá nhiều

1. Làm nghiêm trọng hơn bệnh tiểu đường

Nước ép cà rốt có ít chất xơ hơn cà rốt nguyên củ và chứa đường tự nhiên. Vì hàm lượng chất xơ thấp hơn có nghĩa là đường của nó được hấp thụ nhanh hơn, theo đó uống quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Nguy cơ khi uống nước ép cà rốt quá nhiều: Làm nghiêm trọng hơn bệnh tiểu đường

2. Gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản

Việc uống quá nhiều nước ép cà rốt sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô kinh trong một thời gian. Đặc biệt cà rốt chứa chất B bisabolen có tác dụng hạn chế sinh đẻ. Vậy nên uống thường xuyên cà rốt cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

3. Gây vàng da, nhiễm độc gan

Do cà rốt chứa nhiều beta carotene nên việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể làm da bạn vàng quạch, nghiêm trọng hơn bạn có thể bị nhiễm độc gan do dư thừa vitamin A.

4. Gây táo bón

Cà rốt chứa nhiều chất xơ nhưng lại ở dạng không hòa tan nên ăn cà rốt dễ dẫn đến tình trạng bị táo bón. Ngược lại, người mắc bệnh tiêu chảy lại cần ăn cà rốt để giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Lợi ích nhận được nếu uống nước ép cà rốt đúng cách

1. Ngừa các bệnh về mắt

Các lutein và beta carotene trong cà rốt rất tốt cho mắt. Vì vậy, uống nước ép cà rốt đúng cách sẽ giúp sáng mắt cũng như ngừa được các bệnh về mắt.

2. Đẹp da

Nước ép cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin A. Vì vậy, nước ép cà rốt có thể giúp ngừa lão hóa, duy trì làn da trẻ trung, đầy sức sống cho bạn.

3. Phòng ngừa các bệnh hô hấp

Nước ép cà rốt chứa các chất chống oxy hóa, có thể phòng ngừa các rối loạn về thở và một số bệnh đường hô hấp.

Lợi ích nhận được nếu uống nước ép cà rốt đúng cách: Phòng ngừa các bệnh hô hấp

4. Giảm thiểu cholesterol

Nước ép cà rốt chứa pectin, chất này có thể giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, nước ép cà rốt có thể làm sạch các chất tích tụ trong động mạch và phòng ngừa các bệnh như đột quỵ, đau tim.

5. Làm sạch thận

Uống nước ép cà rốt hàng ngày có thể giảm gánh nặng cho thận vì nó làm sạch cơ thể một cách tự nhiên.

6. Ngừa ung thư

Carotenoid trong cà rốt hoạt động như một chất chống ung thư. Vì vậy, uống nước ép cà rốt đúng cách có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, ung thư vú và bàng quang.

7. Ngừa thiếu máu

Nước ép cà rốt được cho là giúp cơ thể sản sinh máu, từ đó mà phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu.

8. Chống viêm

Uống nước ép cà rốt đúng cách có thể phòng ngừa và giảm triệu chứng của viêm khớp và các rối loạn do viêm khác.

Như vậy, chỉ có uống nước ép cà rốt đúng cách thì cơ thể mới hấp thu hết dưỡng chất từ loại thức uống bổ dưỡng này.

Hương Lê

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm lẩu tokbokki chuẩn xứ Hàn để trẻ ăn thỏa thích

Ẩm thực Hàn Quốc ngày nay đã dần phổ biến với đời sống người dân Việt. Ngoài cơm trộn, kim chi làm say đắm biết bao tâm hồn ăn uống thì bánh gạo tokbokki cũng tạo nên cơn sốt không hề kém cạnh. Tuy chỉ mới du nhập đây thôi nhưng món ăn xứ sở kim chi này đã chiếm được cảm tình từ các bạn trẻ và cả những em nhỏ lứa từ 6 tuổi trở lên. Nhiều người thắc mắc không biết cách làm lẩu tokbokki cho trẻ có khó hay không?

Câu trả lời là rất đơn giản bạn nhé. Chỉ mất một ít thời gian thôi là bạn đã có ngay một nồi lẩu bánh gạo thơm phức, dai mềm ngon miễn chê. Đây hứa hẹn sẽ là món ăn phù hợp để mẹ chiêu đãi các bạn nhỏ dịp cuối tuần. Nào cùng MarryBaby bắt tay vào thực hiện ngay bạn nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu tokbokki ngon đúng điệu, trẻ ăn mê tít mắt

Trước khi khám phá cách làm lẩu tokbokki, MarryBaby mời bạn điểm qua đôi nét về xuất xứ của món ăn này. Tokbokki (hay Tteokbokki) là món ăn truyền thống Hàn Quốc được bày bán tại các quầy hàng ven đường. Mặc dù có nguồn gốc từ ẩm thực cung đình, nhưng tokbokki hiện đã được biến tấu nấu cùng tương ớt cay và các nguyên liệu khác để phù hợp ăn trong thời tiết lạnh.

Với cách làm bánh gạo Hàn Quốc tokbokki mà MarryBaby gợi ý dưới đây, công thức đã được gia giảm sao cho hợp với khẩu vị của trẻ Việt.

1. Điểm danh các nguyên liệu cần có để làm lẩu tokbokki

Sau đây là những thành phần cần thiết được sử dụng trong cách làm lẩu tokbokki cho trẻ:

  • 300g bánh gạo làm sẵn mua tại siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ Hàn
  • 500g bạch tuộc tươi
  • 300g bò viên
  • 100g tôm thẻ
  • 200g chả cá Hàn Quốc
  • 3 quả trứng gà
  • Tương ớt Hàn Quốc
  • Phô mai
  • 200g nấm kim châm
  • Rau củ bao gồm bắp cải, cà rốt, ớt chuông, hành tây, hành tím, tỏi, boa rô
  • Gia vị

Ngoài bánh gạo và tương ớt Hàn Quốc không thể thay thế thì những món nhúng lẩu khác mẹ có thể biến tấu tùy vào sở thích của trẻ. Nếu có thời gian, bạn cũng nên tìm tòi cách làm bánh gạo từ bột nếp, bột năng và bột gạo theo hướng dẫn từ các website nấu ăn.

2. Sơ chế nguyên liệu để làm lẩu tokbokki

nguyên liệu dùng trong cách làm lẩu tokbokki cho trẻ

Đối với cách làm lẩu tokbokki cho trẻ, khâu sơ chế nguyên liệu khá quan trọng. Nếu làm không khéo, trẻ ăn vào sẽ dễ bị đau bụng hoặc gặp các bệnh về tiêu hóa khác. Để tránh việc này xảy ra, mẹ hãy thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

  • Để bạch tuộc không bị tanh, mẹ dùng kéo cắt dưới phần mắt để tách riêng phần thân và xúc tu. Kế đến là bỏ hết phần nội tạng rồi cho vào tô bóp kỹ với muối nhằm loại sạch chất nhờn. Cuối cùng, bạn rửa lại với nước sạch, để ráo và cắt khúc vừa ăn.
  • Tôm đem rửa sạch, cắt bỏ râu và rửa với nước muối để khử mùi tanh. Trong cách làm lẩu tokbokki cho trẻ thì tôm nên bóc hết vỏ và bỏ chỉ đen để trẻ dễ ăn hơn.
  • Chả cá Hàn Quốc, bạn chỉ việc cắt thành từng miếng vuông là được. Để tạo hình bắt mắt, mẹ hãy dùng tăm tre xiên theo chiều dọc miếng chả rồi kéo lại sao cho tạo được hình sóng uốn lượn.
  • Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi ngâm trong nước đã hòa tan nửa thìa cà phê muối tầm 5 phút, sau đó vớt ra rửa lại với nước lạnh.
  • Cà rốt, ớt chuông, bắp cải ngâm nước muối, rửa dưới vòi nước lạnh thật kỹ, cắt bỏ thân giữa rồi mới thái miếng vừa ăn.
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi thái miếng mỏng.

3. Cách làm lẩu tokbokki cho trẻ tại nhà cực đơn giản

Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế mọi nguyên liệu cần thiết, mẹ hãy bắt đầu thực hiện món lẩu này theo các bước:

  • Trước hết, mẹ cần pha được nước sốt lẩu bằng cách hòa 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê bột canh và 100g tương ớt Hàn Quốc vào cùng một chén nước tinh khiết rồi dùng đũa khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sệt.
  • Kế đến, mẹ phi hành, tỏi băm trong chảo cho thơm rồi cho sốt lẩu vừa pha vào, đảo đều tầm 2 phút. Đến khi thấy hỗn hợp sủi lăn tăn thì tiếp tục cho tôm, bạch tuộc và chả cá vào xào. Nước sôi hẳn mới cho bánh gạo, hành tây vào đảo đều tới khi sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Công đoạn sau cùng trong cách làm lẩu tokbokki có sẵn này là cho phần lẩu vừa làm ra nồi lẩu điện để cả nhà thưởng thức, thêm khoảng 1,5 lít nước dùng xương, nấm, bắp cải chờ đến khi sôi lần nữa là có thể ăn được.

Cách làm tokbokki phô mai cũng gần như tương tự các bước trên, có điều phần phô mai sử dụng sẽ nhiều hơn và nước dùng sẽ ít lại. Nếu trẻ không ăn cay được nhiều, mẹ có thể giảm tương ớt.

Tiết lộ những lợi ích ích bất ngờ từ món lẩu tokbokki

lợi ích khi ăn tokbokki

Như vậy là bạn đã biết cách làm lẩu bánh gạo Hàn Quốc tokbokki như thế nào. Món ăn này tưởng chừng vô bổ trong mắt người lớn nhưng thực tế lại đem đến nhiều giá trị sức khỏe cho người dùng, điển hình là:

  • Bổ sung carbohydrate: Đây là thành phần cơ bản trong thức ăn để cơ thể tạo năng lượng.
  • Cung cấp protein: Có vẻ bánh gạo chỉ toàn đường, bột nhưng ít ai biết rằng nó còn mang lại một lượng vừa phải protein cho cơ thể. Sở dĩ như vậy là vì thành phần làm nên bánh gạo có thể bắt nguồn từ gạo nâu nguyên cám, một số còn có nhân phô mai đem lại nguồn protein từ động vật.
  • Cung cấp chất xơ: Trong cách làm lẩu tokbokki, người ta thường cho vào nhiều rau, củ để ăn chống ngấy. Việc này sẽ tăng cường chất xơ cho trẻ, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
  • Phòng ngừa chứng thiếu máu: Bánh gạo còn được chứng minh là nguồn bổ sung sắt tốt cho trẻ. Khoáng chất này là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Chưa kể, sắt còn thúc đẩy sự phát triển của các nhóm cơ, chống lại chứng mệt mỏi mãn tính.

Vừa rồi là những chia sẻ về cách làm lẩu tokbokki cho trẻ tại nhà. Món lẩu này không những thơm ngon, đậm đà mà còn tiết kiệm kha khá thì giờ nấu nướng cho mẹ. Hy vọng đây sẽ là gợi ý cho thực đơn cuối tuần của gia đình bạn thêm nhiều niềm vui.

M.P