Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm bánh tráng trộn tại nhà đơn giản, thơm ngon đậm vị

Để thưởng thức bánh tráng trộn thơm ngon tại bất kỳ lúc nào; MarryBaby mách bạn cách làm bánh tráng trộn tại nhà siêu đơn giản mà không kém phần đậm đà so với ngoài hàng!

1. Nguyên liệu làm bánh tráng trộn tại nhà

Một khẩu phần bánh tráng trộn thơm ngon chắc chắn sẽ không thể thiếu:

  • 100g hành phi.
  • 1 thìa đậu phộng.
  • 1 – 2 cọng hành lá.
  • 40g rau răm thái nhỏ.
  • 4 quả tắc vắt lấy nước.
  • 60g khô bò và khô mực.
  • Nước sốt trộn bánh tráng.
  • 2 muỗng cà phê muối tôm.
  • 1 quả xoài xanh bào thành sợi.
  • 1 xấp bánh tráng xé nhỏ; hoặc cắt sợi.
  • 2-3 quả trứng cút hoặc 1 quả trứng gà tùy sở thích.
  • 2 muỗng cà phê sa tế (bạn có thể bỏ nếu không muốn ăn cay).

Tùy vào khả năng ăn uống của một người; hoặc một nhóm người mà bạn có thể tăng thêm số lượng hoặc giảm bớt nhé!

LƯU Ý: Trước khi trộn bánh tráng; bạn để những nguyên liệu này riêng biệt; không để lẫn với nhau. Có vậy mới trộn bánh tráng thơm ngon đậm đà đúng cách được.

[key-takeaways title=”Dụng cụ bạn cần chuẩn bị để trộn bánh tráng”]

  • Một cái thau.
  • Dao bào, kéo.
  • Tô, dĩa và găng tay ni lông.

[/key-takeaways]

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ rồi. Giờ bắt tay vào cách làm bánh tráng trộn tại nhà để thưởng thức thành quả tuyệt vời nhé!

2. Cách làm bánh tráng trộn tại nhà đơn giản nhưng thơm ngon đậm vị như ngoài hàng

cách làm bánh tráng trộn
Cách làm bánh tráng trộn thơm ngon, đậm vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Quất tươi vắt lấy nước và bỏ vỏ, bỏ hạt.
  • Lạc rang mẹ bỏ vỏ, có thể rang sơ và làm nóng lại.
  • Xoài bỏ vỏ và dùng nạo hoa quả bào thành dạng sợi.
  • Hành lá bạn nhặt, rửa sạch, cắt thành những đoạn nhỏ và chiên qua mỡ.
  • Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành lát nhỏ rồi phi thơm cho đến khi vàng giòn rụm.
  • Bánh tráng nên cắt thành dạng sợi nhỏ hơn sợi bánh đa một chút và dài khoảng 3 cm.
  • Trứng cút luộc và bóc sạch vỏ. Bạn có thể cắt làm đôi hoặc giữ nguyên để có thẩm mỹ.

Bước 2: Trộn bánh tráng

Sau bước sơ chế, tiếp theo là cách trộn nguyên liệu lại với nhau. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng giúp bạn có một thành phẩm dai giòn, hòa quyện nhiều loại nguyên liệu và hương vị đậm đà.

  • Đầu tiên bạn bóp bánh tráng với một chút mỡ hành.
  • Trộn khoảng tầm 30 giây bạn cho nước tắc, muối tôm, sa tế, nước sốt vào bóp đều.
  • 30 giây tiếp theo bạn cho xoài và rau răm vào bóp cùng.
  • Tiếp tục trộn đều tay khoảng 30 giây tiếp theo để cho ra đĩa.
  • Rắc lạc, thêm hành lá, bò khô và đặt trứng lên trên

Bạn lưu ý không nên trộn quá mạnh tay; trộn với lực vừa phải để các nguyên liệu giữ được độ giòn dai; mà không bị nát.

3. Cách làm nước sốt trộn bánh tráng ngon tuyệt hảo

nước sốt bánh tráng trộn
Cách làm nước sốt bánh tráng trộn thật ra vô cùng đơn giản

Nước sốt ngon làm nên thương hiệu bánh tráng trộn. Sau đây là những nguyên liệu giúp bạn làm nên loại nước sốt tuyệt hảo:

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng giấm.
  • 1 muỗng nước tương.
  • 1 muỗng nước sốt me.
  • Tỏi, ớt, sa tế dạng lỏng.
  • 1 thìa cà phê đường kính trắng.

[key-takeaways title=”Cách làm nước sốt trộn bánh tráng:”]

  • Bước 1: Cho giấm ăn, nước tương và đường vào một bát con. 
  • Bước 2: Khuấy đều các nguyên liệu lại cho đến khi tất cả hòa quyện vào nhau. 
  • Bước 3: Tỏi, ớt bạn cần xay thật nhỏ để cho vào hỗn hợp trên và tiếp tục khuấy. 
  • Bước 4: Cho thêm phần nước sốt me để tăng phần đậm vị. Tùy vào khả năng ăn cay mà bạn nên cho lượng sa tế phù hợp.

[/key-takeaways]

4. Biến tấu cách làm bánh tráng trộn tại nhà khác

4.1 Bánh tráng trộn sa tế

bánh tráng trộn sa tế
Cách làm bánh tráng trộn sa tế

Nguyên liệu:

  • 100g bánh tráng.
  • 1 quả xoài xanh, cắt vỏ.
  • Rau răm, tỏi phi, hành phi.
  • Gia vị: Sa tế, muối xay Tây Ninh.

Cách làm bánh tráng trộn sa tế:

  • Rau răm rửa sạch.
  • Xoài xanh rửa sạch, cắt vỏ, bào thành sợi.
  • Cắt bánh tráng thành những sợi đều vừa ăn.
  • Bỏ bánh tráng vào thau, bạn có thể vảy hoặc xịt nước để làm mềm bánh.
  • Sau đó, bạn cho sa tế, muối xay Tây Ninh vào và trộn đều với bánh tráng.
  • Cuối cùng, bạn rắc tỏi phi, hành phi; cho rau răm và xoài xanh vào trộn chung với nhau cho đến khi bạn thấy thành phẩm có sự hòa quyện cân bằng các loại nguyên liệu.

4.2 Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành

bánh tráng mỡ hành
Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành, thịt bằm

Nguyên liệu:

  • 100g bánh tráng.
  • 2 lạng thịt nạc dăm xay nhuyễn.
  • Gia vị: muối tôm, nước tắc, sa tế.
  • Hành lá, hành phi, tỏi, đậu phộng và ruốc heo.

Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành:

  • Hành lá rửa sạch, tỏi băm nhỏ để phi.
  • Bạn cắt hành lá thành những đoạn nhỏ.
  • Đậu phộng rang thơm rồi giã nhuyễn vừa ăn.
  • Bắc chảo làm nóng; cho dầu ăn vào rồi bỏ tỏi vào phi thơm.
  • Sau khi tỏi cháy xém màu vàng nâu; bạn bỏ thịt heo xay nhuyễn vào xào.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, khi thịt vừa đủ chín, bạn cho hành lá vào đảo nhanh rồi tắt bếp.
  • Cắt bánh tráng thành miếng nhỏ vừa ăn, rồi cho vào thau trộn đều với thịt bằm vừa xào.
  • Bạn cho muối tôm, nước tắc, sa tế, hành phi, ruốc và đậu phộng vào trộn chung. Và bỏ ra đĩa để thưởng thức thành quả của mình.

4.3 Cách làm bánh tráng trộn chay

bánh tráng chay
Cách làm bánh tráng trộn chay, ngon khó cưỡng

Nguyên liệu:

  • 25g khô chay.
  • 100g bánh tráng.
  • ½ quả xoài xanh cắt vỏ.
  • Rau răm, đậu phộng rang, hành phi, tắc
  • Gia vị: Nước tương, đường, nước cốt chanh, sa tế, muối, nước lọc

Cách làm bánh tráng trộn chay:

  • Rau răm và xoài rửa sạch.
  • Rau răm cắt thành lát vừa ăn, xoài xanh bào thành sợi nhỏ.
  • Bánh tráng bạn cắt sợi dài và có kích thước đồng đều với nhau.
  • Cách làm nước sốt bánh tráng trộn chay: Cho nước tương, đường, nước cốt chanh, nước lọc hòa quyện cho đến khi có nước sốt đạt được vị bạn ưng ý.
  • Trộn bánh tráng, rau răm, xoài xanh lại với nhau. Sau đó, cho thêm đậu phộng và hành phi làm tăng hương vị của hỗn hợp. 
  • Cuối cùng, bạn thêm nước sốt vào để hoàn thành cực phẩm bánh tráng chay của mình.

4.4 Cách làm bánh tráng trộn muối tôm Tây Ninh

bánh tráng muối Tây Ninh
Cách làm bánh tráng trộn muối tôm Tây Ninh

Nguyên liệu:

  • 100g bánh tráng.
  • ½ quả xoài xanh và rau răm.
  • Sợi khô bò, sợi khô mực, trứng cút. ruốc.
  • Tỏi phi, nước cốt sắc, hành phi, đậu phộng.
  • Gia vị: Muối tôm Tây Ninh, dầu sa tế, dầu ăn, muối

Cách làm bánh tráng trộn muối tôm Tây Ninh:

  • Rau răm và xoài gọt vỏ rồi rửa sạch.
  • Rau răm cắt thành lát vừa ăn, xoài xanh bào thành sợi nhỏ.
  • Bánh tráng bạn cắt sợi dài và có kích thước đồng đều với nhau.
  • Trứng cút luộc bóc vỏ. Đậu phộng rang thơm, lọc vỏ và xay nhuyễn.
  • Cho bánh tráng vào thau, rồi thêm vào nước cốt tắc, muối tôm Tây Ninh trộn đều.
  • Sau đó, trộn ít tỏi phi, hành phi, đậu phộng rang, xoài xanh, rau răm, ruốc sấy và sa tế rồi đảo đều tất cả nguyên liệu để thấm đều với bánh tráng.
  • Cuối cùng bạn cho thêm vài quả trứng cút theo ý muốn là hoàn thành.

4.5 Cách làm bánh tráng trộn khô (không nước sốt)

cách làm bánh tráng trộn khô
Cách làm bánh tráng trộn khô

Nguyên liệu:

  • 100g bánh tráng.
  • ½ quả xoài xanh.
  • 1-2 quả trứng cút.
  • Khô bò sợi, khô mực sợi.
  • Gia vị: nước tắc, muối ớt, sa tế.
  • Hành lá, tỏi phi, hành phi, đậu phộng rang, rau răm, 

Cách làm bánh tráng trộn khô:

  • Bánh tráng cắt thành sợi đồng đều nhau.
  • Bạn bỏ bánh tráng vào thau, rồi cho sa tế, muối tôm, sa tế, tỏi phi vào trộn đều.
  • Khi bánh tráng đã ướm màu vàng đỏ bắt mắt; bạn cho xoài, trứng cút, khô bò sợi và khô mực sợi, đậu phộng, rau răm và hành phi vào trộn.
  • Bỏ bánh tráng ra dĩa và nhâm nhi món bánh tráng trộn khô siêu ngon này nhé!

5. Một số câu hỏi thường gặp về cách làm bánh tráng trộn

5.1 Ăn bánh tráng trộn có béo không?

Để trả lời câu hỏi “bánh tráng trộn có béo không”, bạn cần bóc tách mức calo từ những nguyên liệu trộn bánh tráng. Theo đó:

  • 100g bánh tráng: 360 calo.
  • 40g rau răm: 15 calo.
  • 1 quả trứng cút: 156 calo.
  • ½ trái xoài xanh: 100 calo.
  • 30g đậu phộng rang: 161 calo.
  • 10g Khô bò, khô mực sợi: 20 calo.
  • Hỗn hợp các loại gia vị sa tế, muối tôm, nước tắc: 20 calo.

Như vậy, tổng cộng một bịch bánh tráng có ít nhất từ 832 calo trở lên

Vậy ăn bánh tráng trộn có béo không, câu trả lời là rất béo nếu bạn ăn vặt một cách thường xuyên; hoặc ăn quá nhiều khiến mức calo bạn nạp vào cơ thể trong một ngày vượt quá nhu cầu của cơ thể.

Hơn nữa, thành phần chủ yếu của bánh tráng trộn là carbs. Do đó, đây là một món ăn thiếu cân bằng về mặt dưỡng chất; nếu bạn ăn vặt bánh, bạn cần bổ sung thêm những thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất tốt và cân bằng.

5.2 Ăn bánh tráng trộn có hại gì cho sức khỏe không?

ăn bánh tráng trộn có béo không, có hại sức khỏe không

Bánh tráng trộn có hàm lượng calo cao; do đó, đây là một món ăn không thân thiện với cân nặng của bạn.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tác hại của món bánh tráng trộn đối với sức khỏe của con người. Nhưng đây là một món ăn nhiều carbs, thường có nhiều dầu ăn với lượng muối tương đối nhiều trong mỗi khẩu phần ăn.

Theo đó, nếu bạn ăn bánh tráng trộn với liều lượng không hợp lý, những tác hại của nó sẽ bao gồm:

  • Tăng nguy cơ cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ: Do lượng muối nạp vào nhiều hơn mức cần thiết.
  • Khiến quá trình trao đổi chất kém, nguy cơ béo phì: Bánh tráng trộn có rất nhiều carbs; nếu tiêu thụ nhiều sẽ khiến bạn bị tăng cân, có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
  • Dễ bị mỡ trong máu: Việc nạp vào cơ thể những chất béo không lành mạnh có thể làm tăng lượng LDL trong cơ thể, theo đó tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
  • Nguy cơ ngộ độc thực phẩm: Do bánh tráng trộn là một món ăn đường phố; các nguyên liệu có thể không được đảm bảo về mặt chất lượng. Đẩy bạn vào nguy cơ nhiễm khuẩn khi thưởng thức món ăn vặt được ưa thích này. 

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, bánh tráng trộn có thể là món gây hại cho sức khỏe; nếu bạn ăn một cách không kiểm soát, với liều lượng không hợp lý và nạp quá mức nhu cầu của cơ thể. Do đó, bạn cần chú ý đến thể trạng của mình nhiều và chú tâm đến liều lượng tiêu thụ món ăn này nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=300931]

6. Lưu ý khi ăn bánh tráng trộn

Không chỉ biết cách làm bánh tráng trộn; bánh tráng trộn bao nhiêu calo và có béo không; bạn còn cần quan tâm và chú ý đến việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ sức khỏe của mình.

Để có thể đảm bảo việc ăn bánh tráng trộn không gây ảnh hưởng cũng như tác động xấu đến sức khỏe của bạn, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Bạn nên uống nhiều nước khi ăn chúng.
  • Ăn cùng với các loại rau củ có chứa nhiều Vitamin C và chất xơ.
  • Chỉ nên ăn món ăn vặt này 1 – 2 lần mỗi tuần; với liều lượng 50g bánh tráng trộn/lần.
  • Nếu có thể; bạn hãy tự mình chế biến món bánh tráng trộn để thưởng thức vừa vệ sinh lại an toàn.
  • Hạn chế ăn chúng vào buổi tối vì chúng sẽ khiến bạn khó tiêu hóa và không thể ngủ ngon vì khó chịu.
  • Bạn muốn ăn bánh tráng nhưng vẫn muốn giữ gìn vóc dáng thon gọn thì hãy chăm chỉ tập luyện thể dục; cùng với một chế độ ăn healthy thì thỉnh thoảng ăn món ăn vặt yêu thích cũng không phải vấn đề đáng lo ngại.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết cách làm bánh tráng trộn tại nhà, vừa thơm ngon lại vừa an toàn. Đồng thời, giải đáp được thắc mắc bánh tráng trộn có béo không, có hại gì cho sức khỏe không và lưu ý để ăn vặt nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm nhiều có mập không?

1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm nhiều có mập không? Biết được lượng calo chứa trong 1 chén cơm là bao nhiêu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thiết kế khẩu phần ăn lành mạnh; và kiểm soát cân nặng tốt hơn.

1 chén cơm bao nhiêu calo?

Thông thường, trong 1 chén cơm có thể chứa khoảng 100g cơm. Cơm có thể được nấu từ nhiều loại gạo khác nhau, do đó, số calo trong 1 chén cơm là bao nhiêu tùy thuộc vào loại gạo bạn nấu.

  • 1 chén cơm trắng có 130 calo.
  • 1 chén cơm gạo lứt có 112 calo.
  • 1 chén cơm gạo Basmati có 191 calo.
  • 1 chén cơm gạo thơm hoa lài có 238 calo.
  • 1 chén cơm chiên không với dầu có 333 calo.

Riêng với cơm chiên, tùy vào nguyên liệu bạn chiên kèm, ví dụ như trứng hoặc cơm chiên dương châu; lượng calo trong mỗi chén cơm sẽ có sự thay đổi.

1 chén cơm bao nhiêu calo
1 chén cơm bao nhiêu calo? Gạo trắng khoảng 130 calo

100g cơm cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng tốt, cụ thể là:

  • Đạm: 2.64g.
  • Chất béo: 1.07g.
  • Tinh bột: 27.64g.
  • Năng lượng: 135 kcal.
  • Chất xơ: 0.4g.
  • Natri: 368mg.
  • Kali: 35mg.

Tóm lại, 1 chén cơm có bao nhiêu calo tùy thuộc vào loại gạo bạn nấu, dao động từ 112 – 191 calo.

>> Bạn xem thêm: Uống nước dừa buổi tối và ban đêm có tốt không?

Với hàm lượng dinh dưỡng và calo cao đến vậy thì ăn cơm nhiều có mập và béo không? Bạn tìm câu trả lời ở nội dung tiếp theo nhé!

Ăn nhiều cơm có mập và béo không?

ăn cơm nhiều có béo và mập không?

Thật ra, ăn cơm nhiều có mập hay béo không phải xem xét đến lượng tiêu thụ của bạn trong một ngày. 

Nếu lượng calo bạn nạp vào cơ thể lớn hơn nhu cầu của cơ thể bạn thì sẽ khiến bạn mập và béo. Đó là lý do vì sao biết 1 chén cơm bao nhiêu calo rất hữu ích để bạn điều chỉnh cân nặng.

Nhìn chung, thay vì hỏi ăn cơm nhiều có mập và béo không; bạn cần phải hiểu nhu cầu calo của cơ thể; và xem xét khối lượng calo bạn cần nạp vào mỗi ngày. Rồi chia số lượng calo cần cho mỗi bữa vào các thức ăn trong mỗi bữa.

Để dễ hiểu, bạn cùng xem ví dụ sau đây nhé: Bạn nặng 60kg, cao 1m7. Có tập thể dục ở mức trung bình từ 4-5 lần/ngày; và đang không mắc một bệnh lý nào.

Vậy, theo bảng tính số calories cần thiết, bạn sẽ cần khoảng 2000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng. Như vậy, nếu bạn ăn 3 bữa/ngày; mỗi bữa bạn cần nạp 666 calo; trong đó, bạn có thể chỉ nên tiêu thụ khoảng 400 calo từ gạo (*) và chia 266 calo còn lại cho thịt và chất xơ (hãy nhớ ăn nhiều chất xơ bạn nhé).

(*) Vì cơm, gạo chủ yếu cung cấp tinh bột, do đó, một chế độ cân đối đảm bảo cân bằng tinh bột, chất béo và đạm thì tinh bột cần chiếm khoảng 60%

Tóm lại, ăn cơm nhiều có mập và béo hay không tùy thuộc vào số lượng calo tổng thể từ tất cả món ăn của bạn trong một ngày; không chỉ phụ thuộc vào 1 chén cơm có bao nhiêu calo đâu nhé!

Lưu ý: Một số người chọn cách nhịn đói để giảm cân. Tuy nhiên, điều này gây ra 2 hệ lụy. Thứ nhất là khiến bạn mệt mỏi, không có năng lượng làm việc; thứ hai là khi bạn bị đói sẽ có xu hướng ăn thêm vào các bữa sau làm tăng cân nhiều hơn. Thay vào đó, bạn hãy ăn uống điều độ, lành mạnh, và kết hợp luyện tập thể dục để sống khỏe.

>> Bạn xem thêm: Thực đơn, chế độ ăn eat clean giảm cân chỉ trong 30 ngày!

Nên chọn cơm gạo lứt hay cơm gạo trắng?

Nên ăn gạo lứt hay gạo trắng?
1 chén cơm gạo lứt hay gạo trắng có bao nhiêu calo?

Nhiều người chọn ăn gạo lứt vì mong muốn giảm cân; tuy nhiên, như đã nêu ở trên, giảm cân hay không tùy thuộc vào lượng calo bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Không hẳn là do một loại thực phẩm cụ thể.

Do đó, nếu bạn muốn giảm cân, không chỉ biết 1 chén cơm bao nhiêu calo; mà bạn hãy tìm hiểu nhu cầu calo của bản thân; và giảm số lượng calo nạp vào mỗi ngày để có thể có vóc dáng bạn mong muốn.

Trong nội dung này, để lựa chọn cơm gạo lứt hay cơm gạo trắng; hãy cùng nhìn vào giá trị dinh dưỡng của 2 loại gạo này để quyết định bạn thích ăn loại gạo nào hơn nhé.

Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm Hoa Kỳ, dinh dưỡng 100g trong gạo lứt đã nấu chín bao gồm:

  • Chất đạm: 2.7g.
  • Tinh bột: 25.6g.
  • Chất béo: 0.97g.
  • Chất xơ: 1.6g.
  • Sắt: 0.56mg.
  • Canxi: 3mg.
  • Khoáng chất: 1mg.
  • Có Vitamin B6, E và K.

Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm Hoa Kỳ, dinh dưỡng trong 100g  gạo trắng đã nấu chín bao gồm:

  • Chất đạm: 2.7g.
  • Tinh bột: 24.54g.
  • Chất béo: 0.28g.
  • Chất xơ: 0.4g.
  • Sắt: 1.2mg.
  • Canxi: 10mg.
  • Khoáng chất: 2mg.
  • Có Vitamin B6 và E.

Cơ bản, cả gạo lứt và gạo trắng đều có vai trò chính là cung cấp tinh bột. Tuy gạo lứt có nhiều chất xơ và vitamin nhóm B, làm tăng đường máu sau ăn ít hơn gạo thường hơn; nhưng lại khó hấp thu hơn, có nhiều phytat nên sẽ cản trở hấp thu một số chất khoáng,

Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn ăn gạo trắng hay gạo lứt có thể khác biệt.

>> Bạn xem thêm: Ăn Healthy là gì? 14 thực đơn ăn uống healthy cho người mới bắt đầu

Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết 1 chén cơm bao nhiêu calo; liệu ăn cơm có mập và béo không; đồng thời lựa chọn được cho mình gạo trắng hay gạo lứt rồi nhé. Chúc bạn có thói quen ăn uống lành mạnh giúp duy trì, củng cố sức khỏe của mình.

[inline_article id=233546]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

[Hướng dẫn] Cách vệ sinh dương vật tại nhà an toàn và đúng cách

Sau bài viết này, bạn sẽ biết cách vệ sinh dương vật sao cho đúng cách; cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ là vô cùng cần thiết.

1. Vì sao nên biết cách vệ sinh dương vật?

Có phải bạn có thói quen tắm rửa qua loa? Cũng như ít khi vệ sinh dương vật kỹ? Bạn có biết, tắm rửa qua loa và không biết cách vệ sinh dương vật là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bựa sinh dục (smegma) không. 

Bựa sinh dục là sự tích tụ các chất cặn hình thành từ tuyến bã nhờn, nước tiểu; chất nhờn và tế bào da chết do bộ phận sinh dục tiết ra. Đây là phần chất dịch cặn có màu trắng ngà; dạng sệt tích tụ ở ngách kẽ bộ phận sinh dục như dưới bao quy đầu ở nam giới; hoặc xung quanh các nếp gấp môi âm đạo ở phụ nữ.

Mặc dù bựa sinh dục không hẳn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STIs). Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và làm sạch thường xuyên; bựa sinh dục sẽ kéo theo một số vấn đề như: mùi hôi; kích ứng; viêm nhiễm,..

Vậy có cách nào để vệ sinh dương vật tại nhà đơn giản không? 

2. Cách vệ sinh dương vật tại nhà đúng cách và an toàn

Vệ sinh dương vật đúng cách là vệ sinh những vùng xung quanh và bên dưới bộ phận sinh dục; thân dương vật; và cả bên trong bao quy đầu.

[key-takeaways title=”Hướng dẫn cách vệ sinh dương vật”]

  • Dùng hai ngón tay kéo nhẹ nhàng bao quy đầu xuống dưới, theo chiều thân dương vật.
  • Sử dụng nước vệ sinh vùng kín cho nam; hoặc xà phòng dịu nhẹ và dùng nước ấm để vệ sinh phần đầu dương vật.
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng phần đầu; và rãnh dương vật. Bạn lưu ý là tránh chà mạnh.
  • Rửa lại bằng nước sạch. Tốt nhất là nên dội nước từ từ vào dương vật; chú ý là không nên dùng vòi xịt áp lực để vệ sinh dương vật.
  • Sau đó nhẹ nhàng vẫy cho khô ráo; và kéo bao quy đầu trở về vị trí cũ.
  • ĐIỀU QUAN TRỌNG: Bạn hãy nhớ là phải rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh dương vật nhé.

[/key-takeaways]

Trường hợp bạn đã áp dụng cách trên để vệ sinh dương vật, nhưng vẫn chưa làm sạch hoàn toàn phần bựa sinh dục, do nó đã khô cứng. Lúc này, bạn không nên cố gắng gỡ; hay dùng vật sắc nhọn để cạo chúng ra; vì rất dễ gây tổn thương dương vật và làm vùng da này bị nhiễm trùng.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu dương vật của bạn bị đỏ hoặc viêm.

3. Có nên dùng xà phòng để vệ sinh dương vật không?

cách vệ sinh dương vật
Có nên dùng xà phòng để vệ sinh dương vật không?

Có nên dùng xà phòng để vệ sinh dương vật hay không? Câu trả lời là CÓ. Và bạn nên ưu tiên sử dụng các loại xà phòng chiết xuất từ thiên nhiên; dịu nhẹ, không mùi; cũng như tránh vệ sinh dương vật bằng nước quá nóng.

Cách vệ sinh dương vật đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng hàng ngày chính là: Dùng nước ấm để vệ sinh dương vật bằng những thao tác đã hướng dẫn ở trên.

>> Xem ngay: [Ảnh nét] 25+ tư thế quan hệ lên đỉnh & cách vợ chồng làm tình lâu ra

4. Có nên vệ sinh dương vật sau khi quan hệ không?

Có nên rửa cậu nhỏ sau cuộc mây mưa?

Sau khi quan hệ xong, bạn nên đi tiểu và thực hiện vệ sinh dương vật. Vì một số cặp đôi thường gặp tình trạng vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ. Thế nên việc vệ sinh vùng kín, hay vệ sinh dương vật sau khi quan hệ là rất cần thiết.

Biết cách giữ vệ sinh dương vật đúng cách, là sự kích thích để bạn tình quan hệ bằng miệng thoải mái hơn.

>> Bạn nên đọc thêm: Sau khi quan hệ nên và không nên làm gì?

5. Chọn đồ lót cũng là cách để giữ vệ sinh cho dương vật

chọn quần lót
Chọn đồ lót phù hợp để giữ vệ sinh cho vùng kín luôn khô thoáng

Đối với phụ nữ, họ sẽ muốn mình trở nên quyến rũ hơn trong bộ “nội y gợi cảm”; và đàn ông cũng không ngoại lệ. Thỉnh thoảng, đàn ông cũng thích chọn những chiếc quần lót “lạ”; để tăng sự kích thích cho bạn tình.

Nhưng bạn có biết, phần lớn những chiếc quần lót “kiểu lạ” thường được làm từ chất liệu như nylon và polyester. Đây là chất liệu ít thông thoáng và thấm hút kém. Trong khi đó, dương vật luôn cần được khô thoáng; để hạn chế bị ngứa hoặc có mùi hôi do nước tiểu đọng lại sau khi đi vệ sinh.

Chính vì thế, bạn hãy ưu tiên chọn đồ lót được làm từ chất liệu 95 – 100% Cotton; và luôn thay mới đồ lót sau 6 tháng.

6. Cạo lông vùng kín có phải là cách giữ vệ sinh dương vật không?

Có nên cạo lông dương vật? Cách vệ sinh dương vật
Có nên cạo lông dương vật? Cách vệ sinh dương vật

Thật ra, việc cạo bỏ phần lông mu vùng kín sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, và KHÔNG phải là cách để vệ sinh dương vật. Nhưng nếu bạn là người thuộc trường hợp muốn dọn sạch phần lông mu thì bạn có thể thực hiện theo các cách sau.

  • Dùng dao cạo râu mới để cạo sạch phần lông mu.
  • Waxing. Bạn tự thực hiện hoặc có thể đi ra các thẩm mỹ viện.
  • Tẩy lông vùng kín bằng các loại kem chuyên dụng.
  • Sử dụng tông đơ hoặc kéo để cắt tỉa lông vùng kín.
  • ĐIỀU QUAN TRỌNG: Bạn nên sử dụng các loại kem hoặc nước giữ ẩm để thoa lên vùng da sau khi cạo lông để hạn chế da bị kích ứng.

[key-takeaways title=”Tóm lại”]

  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào dương vật.
  • Vệ sinh dương vật bằng nước ấm mỗi ngày.
  • Sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng đồ lót được làm từ chất liệu Cotton.
  • Vệ vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Ưu tiên đi khám bác sĩ nếu bạn đang phải trải qua các tình trạng như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, dương vật bị đỏ, hẹp bao quy đầu,..

[/key-takeaways]

Như bạn đã biết, cách vệ sinh dương vật đúng cách tại nhà thật ra là đơn giản; và bạn có thể áp dụng ngay sau khi đọc xong bài viết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng thói quen tắm rửa sạch sẽ và ăn uống lành mạnh.

Vì đây chính là những yếu tố cấu thành nên chất lượng cuộc sống của bạn. Từ đó, bạn sẽ luôn biết cách giữ vệ sinh cho cơ thể và cả vùng kín (dương vật) của mình.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không? Nên uống gì?

Vậy ngộ độc thực phẩm nên uống nước gì để giải độc. Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này. 

1. Các triệu chứng nhận biết ngộ độc thực phẩm

Trước khi tìm hiểu ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay bất cứ loại nước nào khác không; hãy cùng điểm qua một số triệu chứng mà ngộ độc thực phẩm có thể hoành hành, khiến người bệnh khó chịu như thế nào nhé!

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể giống như các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột (Gastroenteritis). Các triệu chứng có thể từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng: 

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Chuột rút ở bụng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đầy bụng và đầy hơi.
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.

Thời gian khởi phát các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong khoảng 1-3 ngày. Nhưng các triệu chứng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào từ 30 phút đến 3 tuần sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Các triệu chứng kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh

  • Campylobacter: Các triệu chứng bệnh về dạ dày xuất hiện sau 2 đến 5 ngày và kéo dài từ 2 đến 10 ngày.
  • E. coli: Các triệu chứng liên quan đến dạ dày thường xuất hiện trong 3 đến 4 ngày; và kéo dài khoảng 1 tuần.
  • Listeria: Các triệu chứng giống như bệnh cúm hoặc dạ dày; thường xuất hiện trong vòng 3 tuần; nhưng có thể kéo dài đến 70 ngày.
  • Salmonella: Các triệu chứng giống như bệnh cúm và bệnh về dạ dày có thể xuất hiện từ 8 đến 72 giờ (thường là 12 đến 36 giờ) sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm; và kéo dài trong 2 đến 5 ngày.
  • Norovirus hoặc rotavirus: Các triệu chứng nghiêm trọng giống như bệnh cúm hoặc bệnh về dạ dày thường bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc virus gây bệnh; và kéo dài 1 hoặc 2 ngày (norovirus) hoặc đến 6 ngày (rotavirus).

Vậy có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm để mau khỏi hay không?

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì cho sức khỏe?

2. Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?
Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN uống nước tự pha với đường.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên uống càng nhiều nước càng tốt nhưng phải là các loại nước lọc; nước khoáng thông thường. Tuyệt đối không được uống nước ngọt có gas, bia rượu và các thành phần hóa chất khác. Vậy thì có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Vì sao bị ngộ độc thực phẩm không có nên uống nước đường?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng xác nhận có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm hay không. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân không nên ăn cũng như uống thực phẩm có chứa nhiều đường. Trong đó có nước ngọt, nước ép đóng chai. Người bị ngộ độc phẩm chỉ nên ăn và uống thức ăn nhạt và dễ tiêu.

Thế nhưng, dung dịch Oserol (chất bù nước có chứa nước, muối và đường) lại được khuyên dùng cho bênh nhân ngộ độc thực phẩm uống. Vì những lý do như sau:

Thứ nhất, người bị ngộ độc thực phẩm hay bị tiêu chảy và buồn nôn; triệu chứng khiến bệnh nhân mất nhiều nước. Việc uống nước có thể giúp bệnh nhân bổ sung lượng nước đã mất. Giúp giảm tỷ lệ sốt, đi tiểu ít, khô da, khô miệng, nhức đầu,…

Thứ hai, người nôn và tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến lừ đừ; thiếu năng lượng và tụt đường huyết. Nguồn năng lượng từ đường sẽ giúp người bị ngộ độc thực phẩm có thêm năng lượng; giảm tình trạng hạ đường huyết.

* Lưu ý: Oresol là dạng nước có quy trình sản xuất riêng; không tự pha tại nhà được.

[inline_article id=59086]

3. Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm

Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh uống nước đường, có nên uống nước gì khác khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Bên cạnh nên uống nước Oresol có chứa thành phần là đường; bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau để chữa ngộ độc thực phẩm:

  • Bài thuốc từ gừng: Sử dụng gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín, sau đó sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm từ riềng: Riềng ấm, củ gấu, gừng khô lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm từ chuối: Củ chuối cắt miếng cho vào đầy nồi, sau đó đổ ngập nước nấu với 40g muối. Sau đó lấy nửa lít nước sắc, uống để gây nôn.
  • Bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm từ chanh: Dùng khoảng 2 muỗng cà phê nước cốt chanh có pha thêm tí đường với liều lượng 2 lần/ngày để giảm nhanh các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách sơ cứu và chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả

Hy vọng với bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay không. Ngoài ra bạn cũng biết thêm được ngộ độc thực phẩm nên uống gì, đâu là bài thuốc dân gian chữa trị ngộ độc thực phẩm. Chúc các bạn có một sức khỏe đường ruột thật tốt. 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Chính vì lý do đó, hãy theo dõi bài viết này ngay để biết được các triệu chứng mình mắc có phải ngộ độc thực phẩm hay không. Nếu phải thì nên làm gì tiếp theo, sơ cứu và chữa trị như thế nào.

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm (Food poisoning) là tình trạng người bệnh ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn; ôi thiu; nhiễm vi khuẩn chẳng hạn như salmonella hoặc Escherichia coli (E. coli); hoặc virus chẳng hạn như norovirus.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể không quá nghiêm trọng chỉ hành người bệnh khó chịu trong nhiều giờ liên tục. Bệnh có thể khỏi nếu người bệnh được sơ cứu và chăm sóc đúng cách. 

Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? Ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi hoặc điều trị tại nhà thì sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Ngộ độc trung bình phải điều trị bằng thuốc kê đơn thì người bệnh khỏi sau 3 – 7 ngày.

Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thức ăn là tình trạng người bệnh ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn, ôi thiu, nhiễm vi khuẩn

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong vòng một đến hai ngày sau khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh. 

Các trường hợp ngộ độc thông thường sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Tiêu chảy, có thể có máu hoặc chất nhầy trong phân.
  • Co thắt dạ dày và đau bụng.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Lừ đừ và uể oải.
  • Ăn mất ngon.
  • Đau cơ bắp.
  • Ớn lạnh.
  • Sốt nhẹ.

Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể gây ra triệu chứng nặng dẫn đến tử vong. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu dưới đây cần phải đưa đến bệnh viện ngay:

  • Sốt cao hơn 39℃.
  • Nôn mửa thường xuyên.
  • Trong nước tiểu có máu.
  • Khó nhìn rõ và nói chuyện.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
  • Cảm thấy chóng mặt khi đứng lên.
  • Có các triệu chứng của mất nước như khô miệng và cổ họng, đi tiểu ít, không đi tiểu được.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sầu riêng kỵ gì? Thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêngQuả hồng kỵ với gì? Những đại kỵ khi ăn quả hồng

3. Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân chính: vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus.

Những mầm bệnh này có thể được tìm thấy trên hầu hết các loại thực phẩm mà con người ăn và uống. Tuy nhiên, nhiệt từ quá trình nấu nướng thường tiêu diệt mầm bệnh trên thực phẩm. Thực phẩm ăn sống, nấu không kỹ là nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến vì chúng không được thông qua quá trình nấu nướng.

Đôi khi, thức ăn sẽ tiếp xúc với các sinh vật trong phân hoặc chất nôn. Điều này dễ xảy ra khi chính bệnh nhân chuẩn bị thức ăn và không rửa tay trước khi nấu ăn. Nước cũng có thể bị nhiễm các sinh vật gây bệnh.

3.1 Vi khuẩn

Cho đến nay, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn gây ra trúng thực bao gồm:

  • E. coli, đặc biệt là E. coli sinh độc tố Shiga (STEC).
  • Vibrio.
  • Shigella.
  • Salmonella.
  • Campylobacter.
  • Clostridium botulinum.
  • Staphylococcus aureus.
  • Vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Nhiễm vi khuẩn
Vi khuẩn E.coli – Nguyên nhân gây ra trúng thực

3.2 Ký sinh trùng

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến như ngộ độc do vi khuẩn. Nhưng ngộ độc thức ăn do ký sinh trùng gây ra vẫn rất nguy hiểm. Các chủng ký sinh trùng bao gồm:

  • Trichinella.
  • Giardia lamblia.
  • Cryptosporidium.
  • Toxoplasma gondii.
  • Giun kim hoặc giun chỉ.
  • Giun đũa Ascaris lumbricoides.
  • Nhiều loại sán dây như: Taenia saginata (sán dây bo), Taenia solium (sán dây lợn), Diphyllobothrium latum (sản dây ca), Opisthorchiidae (sán lá gan) và Paragonimus (sán lá phổi).

Ký sinh trùng có thể sống trong đường tiêu hóa của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và không bị phát hiện trong nhiều năm. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu và những người mang thai có nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nếu một số ký sinh trùng cư trú trong ruột của họ trong thời gian dài.

3.3 Virus

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virus gây ra, chẳng hạn như:

  • Norovirus.
  • Rotavirus.
  • Astrovirus.
  • Sapovirus.
  • Virus gây viêm gan A.

Virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường ăn uống.

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thức ăn?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù vậy, rủi ro ở một số người có thể cao hơn những người khác bởi các yếu tố như:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.
  • Mang thai: Quá trình mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của cơ thể có thể tệ hơn trong khi bạn mang thai.
  • Trẻ nhỏ: Đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị các mầm bệnh tấn công.
  • Người mắc bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh gan hoặc HIV/AIDS.

5. Chẩn đoán và điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm

5.1 Cách chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm:

  • Thời gian mắc bệnh.
  • Thực phẩm bạn đã tiêu thụ.
  • Biểu hiện, triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và xét nghiệm thực phẩm bạn đã ăn để xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là gì. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để đánh giá xem bạn có bị mất nước do trúng thực hay không.

Cách chẩn đoán trúng thực
Cách chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

5.2 Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Cách sơ cứu khi ngộ độc thực phẩm

Khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên nên làm đó là sơ cứu đúng cách.

  • Do đã bị mất nhiều nước, bạn cần bổ sung nước hoặc Oresol.
  • Theo dõi nhịp tim vì người bị ngộ độc thực phẩm có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp. 

[key-takeaways title=””]

Khi bị trúng thực, bạn thường cảm thấy cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, các phương pháp tự gây nôn không được các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ khuyến khích; do đó, bạn đừng thực hiện tự gây nôn bằng cách dùng ngón tay đưa vào cổ họng.

[/key-takeaways]

Nếu bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, hãy nhờ người hô hấp nhân tạo. Nếu bị hôn mê, hãy đặt nằm đầu thấp, nằm ngửa, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, hãy nhanh chóng bệnh viện để được điều trị nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

5.3 Cách chữa trị ngộ độc thực phẩm 

Sau khi đã tiến hành sơ cứu, bạn có thể chữa trị ngộ độc thực phẩm như sau:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Chất điện giải, nước ép trái cây và nước dừa có thể cung cấp nước, phục hồi năng lượng cho cơ thể và giúp giảm mệt mỏi.
  • Uống thuốc không kê toa: Bị ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì? Bạn có thể uống thuốc giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy và giảm buồn nôn như bismuth subsalicylate, Pepto bismol. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống Pyrantel pamoate nếu ngộ độc do giun gây ra. 
  • Uống thuốc kê toa: Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều tự khỏi. Nhưng đối với một số người lớn tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc bệnh nặng hoặc phụ nữ mang thai thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc chữa trị tương ứng. 
  • Truyền dịch tĩnh mạch (IV): Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, cần áp dụng truyền dịch bù nước. Nếu bệnh nặng hơn bệnh nhân có thể nằm viện thêm vài ngày. 

Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát và thuyên giảm các dấu hiệu trúng thực nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Để cho dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong vài giờ.
  • Uống nhiều nước và nên uống từng ngụm nhỏ. Lưu ý không dùng thức uống chứa cồn hay caffeine.
  • Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.

5.4 Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì?

Khi bị ngộ độc thức ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy biếng ăn, cứ ăn vào là buồn nôn. Vậy bị ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì? Người bị ngộ độc thức ăn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột:

  • Cơm.
  • Chuối.
  • Mật ong.
  • Ngũ cốc.
  • Khoai tây.
  • Nước muối.
  • Bơ đậu phộng.
  • Bánh mì nướng.
  • Lòng trắng trứng.
  • Cháo bột yến mạch.

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Khi bị trúng thực, hãy uống:

  • Nước luộc gà hoặc rau
  • Các loại súp, đặc biệt là súp gà
  • Trà khử cafein như trà gừng, trà hoa cúc, trà lài,…
  • Nước ngọt không chứa caffein, chẳng hạn như Sprite, 7UP

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn Healthy là gì? 14 thực đơn ăn uống healthy cho người mới bắt đầu

5.5 Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?

Để tránh cho dạ dày của bạn trở nên khó chịu hơn, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa sau đây:

  • Thức ăn cay.
  • Thực phẩm đặc.
  • Đồ ăn nhiều chất béo.
  • Thực phẩm chiên xào.
  • Thực phẩm có nhiều đường.
  • Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa và pho mát.

Bạn cũng nên tránh:

  • Cafein.
  • Nicotine.
  • Rượu via, chất có cồn.

[inline_article id=261523]

6. Các cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:

  • Nấu thịt và hải sản chín kỹ.
  • Giữ dao và thớt luôn sạch sẽ.
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
  • Rửa tất cả trái cây và rau trước khi ăn chúng.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn.
  • Giữ tủ lạnh của bạn lạnh hơn 40 độ và tủ đông dưới 0 độ.
  • Rửa tay sau khi thay tã, xì mũi, chạm vào động vật và đi vệ sinh.
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ đồng hồ.
  • Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
  • Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
  • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, MarryBaby hy vọng bạn đã biết dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì và khi bị ngộ độc thức ăn nên làm gì để giảm nhanh triệu chứng.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ung thư vú có chữa được không? Có phải phẫu thuật cắt bỏ không?

Vậy ung thư vú có chữa được không? Và nếu là ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không và có thể sống trong bao lâu? Đừng bỏ qua thông tin quan trọng này bạn nhé!

1. Bị ung thư vú có chữa khỏi được không?

[key-takeaways title=”Ung thư vú có chữa được không?”]

Bị ung thư vú có chữa được không? Câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Tỷ lệ điều trị ung thư vú ở giai đoạn 0-I là 98%; giai đoạn II là 85-98%; và giai đoạn III là 70-90%. Tỷ lệ điều trị ung thư vú được sắp xếp theo Hệ thống xếp giai đoạn TNM phiên bản thứ 8 của Ủy ban hợp tác Phòng chống Ung thư Hoa Kỳ.

[/key-takeaways]

Vậy bị ung thư vú (giai đoạn cuối) có chữa được không? Ở giai đoạn ung thư vú di căn (giai đoạn IV) thường sẽ không thể điều trị dứt điểm. Đối với ung thư vú giai đoạn cuối; tỷ lệ sống sót à 22%; và tiên lượng thời gian sống sau đó là 2 – 3 năm.

Sau khi hiểu ung thư vú có chữa được không; bạn đọc tiếp để tìm hiểu về phương pháp điều trị thích hợp nhé.

2. 8 phương pháp điều trị hiệu quả ung thư vú

Ung thư vú có chữa được không
Ung thư vú có chữa được không? Các phương pháp điều trị

2.1 Phẫu thuật cắt bỏ khối u – Phẫu thuật bảo tồn vú

Phẫu thuật bảo tồn vú là cắt rộng khối bướu; cắt một phần tư hoặc cắt bỏ một phần vú. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và một phần nhỏ mô lành tính xung quanh khối u. 

Đối với một số bệnh nhân có khối u lớn, trước khi phẫu thuật, họ có thể sẽ phải trải qua một liệu trình hóa trị để thu nhỏ khối u. Sau đó mới phẫu thuật và cắt bỏ khối u. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định xạ trị vào toàn bộ tuyến vú; để giúp ngăn cản sự tái phát của bệnh.

2.2 Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (đoạn nhũ) có chữa được ung thư vú không?

Phẫu thuật cắt bỏ đoạn nhũ
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có chữa được ung thư vú không?

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú có khối u và vùng da trên bướu; kể cả quầng vú và núm vú kèm với bạch hạch vùng nách. Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị ung thư vú; nhưng không thể phẫu thuật bảo tồn tuyến vú. Hoặc cũng có số ít bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú cũng được chỉ định cho các trường hợp có tỷ lệ cao về nguy cơ bị đột biến gen BRCA1, BRCA2; tiền sử bản thân hoặc tiền sử người thân có liên quan.

>> Ung thư vú có chữa được không: Đối tượng nào có nguy cơ bị ung thư vú?

2.3 Phẫu thuật nạo vét hạch nách hoặc sinh thiết hạch lính gác (hạch gác cửa)

2.3.1 Phẫu thuật nạo vét hạch bạch huyết

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp ung thư vú xâm lấn (Invasive breast cancer – IDC); có hạch nách phát hiện khi khám bệnh hoặc bằng các phương pháp cận lâm sàng; hoặc các trường hợp ung thư vú tiến triển tại chỗ, ung thư vú dạng viêm sau khi hóa trị. 

Mục đích của phẫu thuật nạo vét hạch nách là giúp kiểm soát bệnh, giảm tái phát và cải thiện tiên lượng bệnh. Phương pháp này thường gây tác dụng phụ như phù tay; tổn thương thần kinh; giảm chức năng hoạt động vùng vai cùng bên nạo hạch nách.

2.3.2 Sinh thiết hạch lính gác (hạch gác cửa) có chữa được ung thư vú không?

Các hạch lính gác là hạnh bạch huyết đầu tiên mà các tế bào ung thư tiếp cận; nếu chúng đã di căn là do một phần của các hạch bạch huyết vùng nách. Và nếu bác sĩ nhận thấy có từ 3 hạch lính gác dương tính với các tế bào ung thư; các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để tiến hành nạo hạch bạch huyết ở nách. 

Phương pháp này giúp cho các bác sĩ giảm bớt các trường hợp nạo vét hạch nách, hạn chế được các tác dụng phụ do nạo hạch để lại. 

Sinh thiết hạch lính gác được chỉ định cho các trường hợp ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm; không ghi nhận hạch nách di căn khi khám bệnh hoặc các xét nghiệm kiểm tra; hoặc chỉ định trong các trường hợp ung thư vú tại chỗ trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú.

Bác sĩ sẽ thực hiện quy trình sinh thiết hạch lính gác bằng kết hợp đồng vị phóng xạ và thuốc nhuộm màu xanh lam để phát hiện chúng, sau đó kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xem có tế bào ung thư hay không. 

2.4 Phẫu thuật tái tạo vú (hoặc tạo hình)

Tái tạo vú là phẫu thuật để tạo ra một hình dạng vú mới giống với vú cũ của bạn sao cho cân xứng, bằng cách đặt túi độn hoặc tận dụng các mô từ bộ phận khác của cơ thể để tái tạo tuyến vú mới. 

Việc phẫu thuật tái tạo vú có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư vú (tái tạo lập tức); hoặc có thể được thực hiện sau khi cắt bỏ khối u (tái tạo trì hoãn).

2.5 Điều trị ung thư vú bằng Xạ trị

Xạ trị có chữa được ung thư vú không?
Xạ trị có chữa được ung thư vú không?

Xạ trị là sử dụng tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị thường được thực hiện sau khi phẫu thuật; hoặc sau khi hóa trị một tháng.

Số buổi xạ trị và thời gian xạ trị của bạn sẽ phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

2.5.1 Các hình thức xạ trị điều trị ung thư vú bao gồm:

  • Xạ trị vú: Được thực hiện sau phẫu thuật bảo tồn vú, xạ trị vào toàn bộ mô tuyến vú.
  • Xạ trị thành ngực: Được thực hiện sau khi cắt bỏ tuyến vú.
  • Xạ trị vào các hạch vùng: Nơi xạ trị nhằm vào nách và các khu vực xung quanh để loại bỏ bất kỳ khối u nào có thể có trong các hạch bạch huyết.

2.5.2 Tác dụng phụ của xạ trị

Điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị có thể để lại một số tác dụng phụ như sau:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Nguy cơ bị phù bạch huyết sau xạ trị.
  • Kích ứng và sạm da trên vùng xạ trị, có thể dẫn đến đau, mẩn đỏ; hoặc viêm da.
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị nhức đầu, ói mửa; thậm chí là bị suy tim, xơ phổi, viêm phổi.

2.6 Hóa trị có chữa được ung thư vú không?

Phương pháp Hóa trị thường được thực hiện dưới dạng điều trị ngoại trú, có nghĩa là bạn sẽ không phải nằm viện qua đêm.

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mục đích điều trị mà người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc hóa trị theo phác đồ hoặc hóa trị dạng tiêm truyền, đơn chất hoặc phối hợp nhiều thuốc. Hoá trị có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm.

  • Suy tim, viêm phổi,…
  • Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.
  • Mệt mỏi, suy nhược, tê tay, chân.
  • Rụng tóc, nổi mẩn ngứa da, sạm da, viêm móng.
  • Buồn ói, chán ăn, viêm niêm mạc miệng, đau bụng, tiêu chảy.
  • Giảm tế bào máu dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu, nguy cơ cao nhiễm trùng.

>> Bạn nên đọc thêm: Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị

2.7 Liệu pháp nội tiết (hormone)

Liệu pháp mọng nước
Ung thư vú có chữa được không? Điều trị bằng liệu pháp nội tiết

Một số bệnh nhân bị ung thư vú do nồng độ hormone estrogen hoặc progesterone; và được gọi là ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết. Bệnh nhân sẽ phải điều trị bằng liệu pháp nhằm làm giảm nội tiết trong 5 năm (hoặc lâu hơn) sau khi phẫu thuật.

Phụ nữ chưa mãn kinh: Sử dụng thuốc tamoxifen để ngăn không cho estrogen tiếp cận các tế bào ung thư dương tình với estrogen. Và bệnh nhân phải dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén, viên con nhộng.

Phụ nữ mãn kinh hoặc đã cắt chức năng buồng trứng: Sử dụng nhóm thuốc ức chế Aromatase (Letrozole, Anastrozol, Exemestan), hoặc thuốc điều hòa thụ thể nội tiết chọn lọc (Fulvestrant..).

2.8 Liệu pháp dùng thuốc điều trị nhắm trúng đích và miễn dịch

Phương pháp này là việc sử dụng các loại thuốc để nhắm thẳng vào khối u ác tính. Các loại thuốc thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm. (Không phải tất cả các loại ung thư vú đều có thể được điều trị bằng các liệu pháp này).

  • Thuốc ức chế PARP (Olaparib, Talazoparib…) chỉ định cho bệnh nhân có đột biến gen BRCA 1/2 dòng mầm.
  • Các thuốc nhắm đích thụ thể HER2 (Trastuzumab, Pertuzumab, Ado-trastuzumab, Emtansine, Neratinib, Lapatinib…); ức chế CDK 4/6 (Ribociclib, Palpociclib, Abemaciclib,…).
  • Các thuốc khác: Alpelisib, Everolimus,…

Liệu pháp miễn dịch: Các loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng bao gồm: Pembrolizumab, Dostarlimab,..

2.9 Hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho người bệnh

Trong quá trình điều trị ung thư vú, chắc hẳn bệnh nhân phần nào đó có thể cảm thấy cô đơn; thấy bản thân là gánh nặng cho mọi người.

Trường hợp bạn là người bệnh, thì cũng nên cởi mở và nhờ sự giúp đỡ mỗi khi thấy cần. Ngược lại, bạn có người thân là người bệnh, bạn có thể thông cảm cho sự cáu kỉnh đôi khi của; họ, vì họ thực sự khó lòng kiểm soát được tất cả.

Ngoài biết ung thư vú có chữa được không. Bạn cần biết một số cách cải thiện tâm trạng như:

  • Massage.
  • Tập Yoga.
  • Thiền định.
  • Các liệu pháp thư giãn.
  • Tập thở 15 – 20 phút mỗi ngày;
  • Đi bộ ngoài trời, dưới nắng chiều;
  • Tham gia một số câu lạc bộ tình nguyện;
  • Nếu bạn có người thân là người bệnh, hãy ngồi lắng nghe mà không cần cho ý kiến.

>> Ung thư vú ở nam giới có chữa được không: Ung thư vú ở nam giới là gì?

3. Chọn phương pháp điều trị ung thư vú phù hợp

Ung thư vú có chữa được không? Phương pháp điều trị phù hợp
Ung thư vú có chữa được không? Phương pháp điều trị phù hợp

Theo sổ tay chẩn đoán MSD Manual phiên bản dành cho chuyên gia, phương pháp điều trị ung thư vú sẽ được sắp xếp trình tự theo các giai đoạn ung thư. Cụ thể như sau:

[key-takeaways title=”Phương pháp điều trị ung thư vú theo các giai đoạn”]

  • Giai đoạn 0 (DCIS): Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u, bảo tồn vú, liệu pháp nội tiết.
    • Giai đoạn ung thư vú xâm lấn mô tiểu thùy (LCIS): Phẫu thuật cắt bỏ khối u; sử dụng thuốc Tamoxifen, hoặc Raloxifene, hoặc chất ức chế Aromatase. 
    • Ung thư biểu mô thuỳ, pleomorphic (đa hình thể): Phẫu thuật cắt bỏ phần khối u ác tính, có thể kết hợp với thuốc Tamoxifen.
  • Giai đoạn I và II (giai đoạn đầu) ung thư vú: Hóa trị thu nhỏ khối u (nếu khối u > 5cm). Phẫu thuật cắt bỏ khối u, bảo tồn vú, hoặc tái tạo vú. Liệu pháp điều trị toàn thân.
  • Giai đoạn III (tiến triển tại chỗ, bao gồm ung thư vú dạng viêm): Phẫu thuật cắt bỏ. Xạ trị sau phẫu thuật. Hóa trị hoặc liệu pháp nội tiết, hoặc cả hai.
  • Giai đoạn IV (ung thư đã di căn): Kết hợp nhiều liệu pháp nội tiết, hóa trị, cắt bỏ buồng trứng. 

[/key-takeaways]

Ung thư vú có chữa được không? Như bạn đã biết thì ung thư vú có thể điều trị được; và tỷ lệ thành công bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của ung thư.

Trong quá trình điều trị ung thư vú, dù là giai đoạn nào đi nữa thì rất cần sự góp sức của cả bệnh nhân, bác sĩ, hay thậm chí là những người thân của bệnh nhân để tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Nếu bạn chưa từng đi tầm soát ung thư, thì nên sớm thực hiện từ bây giờ nhé. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp “ung thư vú có chữa trị được không”.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

[Hướng dẫn] Cách nhìn – sờ – nắn nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú

Theo đó, bên cạnh việc đi khám, bạn cũng có thể áp dụng những cách nhìn sờ nắn để nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú, mặc dù đây chưa phải là cách chính xác nhất. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu!

1. Ung thư vú là gì?

[key-takeaways title=”Ung thư vú là gì?”]

Theo định nghĩa của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACSTrung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ CDC, ung thư vú (Breast cancer) là một bệnh lý nguy hiểm khi các khối u ác tính xuất hiện ở tế bào vú. Ung thư vú có thể bắt đầu ở bất kỳ bộ phận nào của vú; cũng như bất kỳ vú nào của phụ nữ.

[/key-takeaways]

Ở giai đoạn đầu của ung thư vú thường sẽ không gây đau đớn. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm tra và quan sát những dấu hiệu ung thư vú như sau:

  • Vú thay đổi kích thước hay hình dạng.
  • Vú tiết dịch, bị đau hoặc núm vú bị thụt.
  • Vú bị sưng, biến dạng hay có khối u cứng.
  • Da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay bị thay đổi.
  • Quầng vú hoặc núm vú thay đổi màu sắc hay có một số thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy.

Vậy cách để tự kiểm tra ung thư vú tại nhà; và cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm ung thư vú là làm như thế nào?

2. Hướng dẫn 5 bước tự khám phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vú

Cách kiểm tra ung thư vú tại nhà thường chỉ mất khoảng 15 – 20 phút; để kiểm tra xem hình dáng ngực và núm vú có sự bất thường nào không. Bạn có thể xem hình ảnh, kết hợp với đọc nội dung để thực hiện cho đúng.

2.1 Cách phát hiện ung thư vú qua hình dáng ngực

Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư vú
Điều cần lưu ý khi thực hiện cách nhìn sờ nắn nhận diện ung thư vú

Khi kiểm tra ung thư vú qua hình dáng ngực, bạn có thể phát hiện một số dấu hiệu bất thường như ngực có chỗ bị lõm, bị sưng hay bị sần da cam.

Bước 1: Bạn cởi áo và đứng trước gương sao cho có thể thấy cả hai bên ngực.

Bước 2: Đứng thẳng, chống hai tay lên hông và kiểm tra hình dáng tổng thể của bộ ngực. Bạn hãy chú ý kiểm tra kích thước; hình dạng và đường nét hai bên vú xem có bất thường không.

Bước 3: Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc cấu trúc của da ngực, núm vú và quầng vú không.

Bước 4: Sau đó bạn đứng khom người và cũng kiểm tra các bước tương tự, mục đích là để quan sát hình thái của vú ở 2 trạng thái: khi thả lỏng và khi căng các cơ ngực.

>> Bạn nên xem thêm: Tiền ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

2.2 Cách kiểm tra ung thư vú thông qua vận động cơ ngực

Vận động cơ ngực
Cách kiểm tra ung thư vú thông qua vận động cơ ngực

Bước 1: Bạn giơ hai tay lên sau đầu và kiểm tra xem hai bên ngực có cân đối nhau không.

Bước 2: So sánh kích thước, hình dạng và độ xệ của hai bên ngực xem có đồng đều không.

Bước 3: Kiểm tra khu vực nách xem có bất kỳ khối u bất thường nào không.

2.3 Cách kiểm tra ung thư vú qua núm vú

Kiểm tra núm vú
Cách nhìn sờ nắn nhận diện ung thư vú là kiểm tra núm vú

Núm vú cũng thể hiện một số dấu hiệu ung thu vú bạn có thể quan sát. Cách kiểm tra vùng này là:

Bước 1: Bạn vẫn đứng trước gương rồi hạ cả hai tay để kiểm tra núm vú xem có bất cứ vết lõm, vết sưng hoặc bị thụt không.

Bước 2: Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, bạn thả tay xem núm vú có quay về vị trí cũ không.

Bước 3: Đổi tay để kiểm tra núm vú bên phải theo cách tương tự.

2.4 Kiểm tra vú khi đứng

Cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú khi đứng
Cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú khi đứng

Bạn có thể thực hiện bước này khi tắm vì da ướt sẽ ít ma sát với ngón tay và bạn sẽ dễ dàng thao tác hơn.

Bước 1: Nâng cánh tay trái lên và sử dụng các ngón tay phải nhấn nhẹ nhàng vào ngực trái. Bạn sử dụng mặt phẳng các đốt ngón tay xa nhất (không phải đầu tận cùng của ngón tay, thường là 3 ngón giữa để cảm nhận bằng lực ấn nhẹ nhàng từ nông (da) đến sâu (mô tuyến vú) cho đến khi chạm vào các xương sườn.

Bước 2: Việc thăm khám phải toàn bộ vú; bạn có thể di chuyển ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới hết toàn bộ tuyến vú, sau đó kiểm tra lại tương tự theo chiều từ trong ra ngoài.

Bước 3: Hoặc bạn cũng có thể thăm khám bằng cách di chuyển các ngón tay theo chiều xoáy ốc từ trong núm vú ra ngoài đến hết toàn bộ tuyến vú.

Bước 4: Khi kiểm tra, bạn cần lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc, màu sắc hoặc kích thước tuyến vú.

Bước 5: Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.

2.5 Cách kiểm tra ung thư vú khi nằm

Cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú khi nằm
Cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú khi nằm

Khi đã đứng để kiểm tra các khối u ở ngực, bạn cũng cần kiểm tra ở tư thế nằm. Tư thế nằm giúp cho tuyến vú dàn trải và mỏng hơn; do đó dễ dàng cảm nhận những thay đổi sâu bên trong tuyến vú hơn.

Bước 1: Với bước này, bạn nằm xuống giường hoặc bất kỳ mặt phẳng nào sao cho đầu và vai dựa vào gối. Bạn nằm ngửa và đưa tay trái ra sau đầu.

Bước 2: Dùng tay phải để kiểm tra tuyến vú trái và vùng nách như hướng dẫn ở bước trên. Khi thực hiện; bạn lưu ý về bất kỳ thay đổi trong cấu trúc hoặc kích thước của ngực.

Bước 3: Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.

>> Bạn nên xem thêm: Cách kiểm tra ung thư vú ở nam giới.

3. Cách nhìn sờ nắn nhận diện ung thư vú có hiệu quả không?

Theo kết luận của tờ Tạp chí Khoa học Science Daily (Mỹ) đã từng kết luận thông qua khảo sát trên 400.000 phụ nữ ở Nga và Trung Quốc rằng; “cách nhìn sờ nắn nhận diện ung thư vú” là không hữu ích. 

Theo đó; Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng cho rằng “cách nhìn sờ nắn nhận diện ung thư vú” hoặc “cách tự kiểm tra ung thư vú – Breast self-examination (BSE)” chỉ nên được xem là cách giúp phụ nữ nhận thức và chú ý hơn đến sự thay đổi tuyến vú của mình; trong việc sớm nhận diện các dấu hiệu ung thư vú.

Mặc dù vậy, tự khám vú (tại thời điểm sau khi sạch kinh) là một việc cần được thực hiện định kỳ hàng tháng; và khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.

4. Điều cần lưu ý khi tự thực hiện kiểm tra dấu hiệu ung thư vú

Lưu ý khi tự nhận diện, sờ nắn xem ung thư vú

Khi tự kiểm tra tuyến vú; bạn nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác hơn. Bạn nên kiểm tra tuyến vú mỗi tháng một lần. Cách chọn ngày kiểm tra như sau:

  • Nếu bạn chưa mãn kinh: Hãy dành thời gian tự kiểm tra ung thư vú một vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc. Đây là lúc nồng độ hormone tương đối ổn định và ngực ít sưng và ít căng hơn.
  • Nếu bạn đã mãn kinh (không có kinh nguyệt từ một năm trở lên): Bạn chỉ cần kiểm tra ngực vào một ngày cố định mỗi tháng.

Trên thực tế, cách nhìn sờ nắn để nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư vú không phải là cách chính xác nhất, cũng như không thể thay thế hoàn toàn việc đi khám bác sĩ. Thay vào đó; bạn nên kết hợp cách tự kiểm tra ung thư vú cùng với các việc sau đây:

  • Khám sức khỏe và tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng/lần.
  • Siêu âm tuyến vú, chụp cộng hưởng MRI (*).
  • Chụp nhũ ảnh.

(*) Chụp MRI chỉ có chỉ định khi cần thiết; trên thực tế chỉ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh là đủ

>> Bạn nên xem thêm: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực

5. Đối tượng nào có nguy cơ bị ung thư vú?

Đối tượng nào có nguy cơ bị ung thư vú?

Ung thư vú thường rất phổ biến ở nữ giới và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên; một số đối tượng được khoanh vùng dưới đây là có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn:

[key-takeaways title=”Đối tượng có nguy cơ bị ung thư vú”]

  • Phụ nữ lớn tuổi.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Sinh con muộn hoặc chưa sinh con.
  • Tiền sử xạ trị vùng ngực khi còn nhỏ do bệnh lý khác.
  • Lối sống không lành mạnh, thường xuyên uống bia, rượu.
  • Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi và mãn kinh muộn 55 tuổi trở lên.
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mẹ; con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú.
  • Đột biến gen di truyền: Những ai đột biến gen BRCA1 và BRCA2 sẽ có nguy cơ ung thư vú buồng trứng cao hơn.
  • Dùng hormone để cải thiện một số vấn đề: Bạn có thể tăng nguy cơ ung thư vú nếu dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
  • Tiền sử bị một số bệnh ung thư: Những ai có tiền sử bị ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

[/key-takeaways]

Khi bạn đã biết cách tự kiểm tra; cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm ung thư vú, thì phần nhiều bạn đã bắt đầu có nhận thức và quan tâm hơn đến sức khỏe tuyến vú của mình.

Tóm lại, MarryBaby tin rằng những cách nhìn sờ nắn nhận diện sớm ung thư vú vừa nêu trên sẽ không quá khó để thực hiện; đồng thời bạn cũng đừng quên kết hợp với việc đi khám để kết quả được chính xác nhất nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sa sinh dục là như thế nào? Dấu hiệu bệnh là gì và cách điều trị ra sao?

Sa sinh dục là như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến sa sinh dục. Hãy theo dõi bài viết này để biết chi tiết hơn về bệnh lý này nhé.

1. Sa sinh dục là như thế nào?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI; sa sinh dục còn gọi là sa thành âm đạo hay sa âm đạo (uterine prolapse). Đây là tình trạng các cơ và mô xung quanh tử cung trở nên yếu đi; làm cho tử cung bị chùng xuống hoặc sa xuống âm đạo.

Sa sinh dục là có những mức độ như thế nào? Sa sinh dục sẽ có mức độ nặng và nhẹ tùy vào sự suy yếu của các cơ và mơ nâng đỡ tử cung. Tình trạng sa sinh dục được chia thành hai trường hợp:

  • Sa sinh dục không hoàn toàn: Khi tử cung đã bị chùng xuống đủ để lọt vào âm đạo. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Sa sinh dục hoàn toàn: Đây là trường hợp nghiêm trọng khi tử cung của bạn bị sa xuống và lòi ra khỏi âm đạo.

[key-takeaways title=”Sa sinh dục được chia thành 4 giai đoạn:”]

  • Giai đoạn I: Tử cung chùng vào phần trên của âm đạo.
  • Giai đoạn II: Tử cung sa xuống phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Tử cung tử cung lòi ra ngoài âm đạo xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Giai đoạn IV: Toàn bộ tử cung lòi ra ngoài âm đạo.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Khi con gái đến tháng phải làm gì để bớt đau và mệt mỏi

2. Dấu hiệu của sa tử cung hay sa sinh dục

Khi bạn bị sa sinh dục ở mức độ nhẹ thì có thể không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng khi tử cung của bạn bị chùng xuống hay sa xuống ở mức độ nặng hơn thì sẽ có các dấu hiệu sau.

Như thế nào là dấu hiệu của sa sinh dục?

  • Táo bón.
  • Cảm giác bị nặng ở cửa mình.
  • Đau khi vợ chồng quan hệ tình dục.
  • Đau ở xương chậu, bụng hoặc lưng dưới.
  • Xuất hiện cảm giác nặng nề, áp lực trong xương chậu và bị đầy hơi.
  • Gặp khó khăn khi đưa băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc những dụng cụ khác vào âm đạo.
  • Gặp các vấn đề về tiểu tiện như tiểu không tự chủ; đi tiểu thường xuyên hoặc đột ngột muốn đi tiểu (tiểu gấp).

Các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài hoặc khi ho và hắt hơi. Bởi vì các hoạt động này gây ra trọng lực dẫn đến áp lực lên các cơ vùng chậu khiến cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.

3. Nguyên nhân gây sa sinh dục là như thế nào?

Tử cung của bạn được giữ cố định trong khung chậu bởi một nhóm cơ và dây chằng (được gọi là cơ sàn chậu). Khi cấu trúc này bị suy yếu sẽ bị chảy xệ và không thể giữ tử cung của bạn đúng vị trí. Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sinh dục hay sa thành âm đạo sau đây:

3.1 Nguyên nhân do suy yếu của cơ quan trong cơ thể

  • Dây chằng và cân vùng sàn chậu bị yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung.
  • Thần kinh chi phối cân cơ vùng chậu bị tổn thương dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống cân cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

3.2 Nguyên nhân tác động từ các yếu tố khác

Các nguyên nhân như thế nào là có thể gây ra sa sinh dục?

  • Mang thai.
  • Tăng cân hoặc béo phì.
  • Tiêu chảy – táo bón mãn tính.
  • Lão hóa gây suy yếu cơ vùng chậu.
  • Giảm estrogen (sau thời kỳ mãn kinh).
  • Sinh con nặng cân qua đường âm đạo.
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc sinh khó, tổn thương vùng hội âm khi sinh em bé
  • Tăng áp lực trong ổ bụng (béo phì, ho mạn tính, khối u vùng chậu, táo bón, cổ trướng, thường xuyên phải nâng đỡ vật nặng…)

>> Bạn có thể xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín là lành tính nếu thuộc trong 5 nguyên nhân này

4. Đối tượng có nguy cơ bị sa sinh dục

Khi bạn đã hiểu sa sinh dục là như thế nào; bạn cần biết thêm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh này:

  • Lớn tuổi
  • Béo phì.
  • Thai quá lớn.
  • Táo bón mãn tính.
  • Phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Từng sinh con qua ngả âm đạo.
  • Có thể suy yếu mô liên kết vùng chậu do yếu tố di truyền.
  • Liên quan đến chủng tộc (phụ nữ da trắng thường mắc bệnh sa sinh dục nhiều hơn phụ nữ da màu).

5. Cách điều trị sa sinh dục là như thế nào?

Nếu bạn đã hiểu rõ về sa sinh dục là bệnh như thế nào; bạn cần đi khám ngay khi thấy dấu hiệu sa thành âm đạo hoặc sa sinh dục. Bác sĩ có thể điều trị bệnh theo các phương pháp sau:

tử cung lòi ra ngoài
Điều trị sa sinh dục là như thế nào?

5.1 Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Nếu tình trạng sa thành âm đạo ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn cách cắt bỏ tử cung. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết cắt trong âm đạo hoặc ở bụng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung. Điều này sẽ khiến cho bạn không thể mang thai nữa.

5.2 Cách chữa sa sinh dục là như thế nào? Phẫu thuật đưa tử cung vào vị trí cũ

Nếu mức độ sa sinh dục không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để đưa tử cung vào trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện gắn lại các dây chằng vùng chậu phần dưới tử cung để giữ cố định. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua âm đạo hoặc qua phần bụng tùy thuộc vào kỹ thuật của các bác sĩ.

5.3 Pessary âm đạo

Điều trị sa sinh dục là như thế nào? Pessary là một dụng cụ hình tròn làm bằng cao su được chèn vào âm đạo. Để chữa sa thành âm đạo khi mang thai, bạn sẽ đeo dụng cụ này cả ngày để giữ cố định tử cung đúng vị trí. Bạn cần làm vệ sinh dụng cụ thường xuyên và tháo ra khi quan hệ tình dục.

5.4 Cách các bài tập Kegal chữa sa sinh dục là như thế nào

Các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu. Đây là phương pháp điều trị cho trường hợp cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai mức độ nhẹ. Để thực hiện các bài tập Kegel, hãy siết chặt các cơ vùng chậu của bạn trong vài giây rồi thả ra. Bạn hãy lặp lại bài tập này 10 lần và có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

5.5 Chế độ ăn uống và lối sống

  • Tăng lượng nước và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
  • Duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp sẽ tạo ít áp lực hơn lên các cơ vùng chậu khi bạn đứng hoặc đi bộ.

>> Bạn xem thêm: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

[key-takeaways title=”Các cách phòng ngừa tình trạng sa sinh dục là như thế nào?”]

Những cách dưới đây sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện sa sinh dục hoặc sa tử cung bạn nên thử:

  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Tránh khiêng vác nặng.
  • Giảm cân nếu thừa cân.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không hoặc bỏ thói quen hút thuốc.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
  • Thực hiện các bài tập Kegel cho phụ nữ sa tử cung để tăng cường cơ sàn chậu.

[/key-takeaways]

[inline_article id=312373]

Như vậy bạn đã biết bệnh sa sinh dục là như thế nào rồi phải không? Khi nhận thấy các dấu hiệu sa thành âm đạo hay sa sinh dục bạn cần đi khám ngay nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp điều trị bệnh cùng với việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chữa được bệnh hiệu quả hơn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không? Biện pháp xử lý

Vậy lỡ bị tinh trùng bắn vào mắt thì có sao không, có nguy hiểm không? Có thể là có chủ đích hoặc không. Nhưng bạn cũng cần biết cách giải quyết nếu lỡ xảy ra vấn đề ở mắt.

1. Xuất tinh vào mặt và tinh trùng bắn vào mắt có sao không?

Thỉnh thoảng, có thể bạn, hoặc anh ấy (hoặc cả hai) muốn xuất tinh vào mặt để tăng thêm sự kích thích và hưng phấn cho cuộc yêu.

Nhưng đôi khi, tinh trùng bắn vào mắt có thể lây truyền một số bệnh nguy hiểm như bệnh Chlamydia (bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây viêm niệu đạo, hậu môn, mắt và cổ họng); bệnh Herpes sinh dục,… Không những thế, khi tinh trùng dính vào mắt còn có thể gây lẹo mắt; viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do một số vi khuẩn có trong tinh dịch.

Tóm lại, tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không, câu trả lời là CÓ NGUY HIỂM. Vì vậy, bạn và bạn tình của mình nên hạn chế để tinh trùng bắn vào mắt.

[key-takeaways title=”Các triệu chứng có thể xảy ra:”]

  • Sưng mí mắt;
  • Hơi ngứa và châm chích;
  • Đau mắt, rát mắt, mắt bị đỏ;
  • Nhìn mờ, như có một lớp màng trước mắt;
  • Mắt trở nên nhạy với ánh sáng (dễ chói mắt);
  • Nếu cơ thể phản ứng với tinh dịch, bạn có thể sẽ bắt đầu sốt.

[/key-takeaways]

>> Bạn nên đọc: 7 cách chơi đùa với “cậu nhỏ” chàng ước bạn biết sớm!

2. Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không, có lây nhiễm HIV không?

Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không
Tinh trùng bắn vào mắt có sao không, có nguy hiểm không và có bị lây nhiễm HIV không?

Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không, và có bị lây nhiễm HIV không? Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng đây không phải là đường lây truyền bệnh HIV phổ biến.

Theo cập nhật năm 2019 của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ), nguyên nhân lây nhiễm HIV lớn nhất là do nhiễm máu của người bệnh. Thế nên; việc tinh trùng bắn vào mắt có lây HIV hay không thì kết quả là không đáng kể.

[key-takeaways title=”Nếu người xuất tinh bị nhiễm HIV thì sao?”]

Rất hiếm khi bạn bị lây nhiễm HIV do tinh trùng dính vào mắt. Và để phòng ngừa cũng như giảm bớt cơn lo lắng; bạn có thể sử dụng thuốc phòng chống phơi nhiễm HIV (PEP) trong vòng 72 giờ; và lập tức đi khám bác sĩ.

[/key-takeaways]

3. Phải làm gì khi bạn tình lỡ để tinh trùng bắn vào mắt?

3.1 Rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý

Một trong những phương thức hữu hiệu nhất ngay lúc này là bạn hãy đi rửa mắt và mặt của mình. Bạn cũng có thể sử dụng nước; hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mắt và mặt, cho đến khi bạn cảm thấy chất nhầy của tinh dịch đã được rửa trôi.

3.2 Chườm mắt

 Chườm lạnh (hoặc ấm) để làm dịu mắt
Tình trùng bắn vào mắt có nguy hiểm và bạn không nên dụi mắt – Chườm lạnh (hoặc ấm) để làm dịu mắt

Tinh trùng bắn vào mắt có thể không nguy hiểm, nhưng có thể làm cho mắt của bạn bị ngứa. Và để giảm tình trạng này; bạn có thể chườm mắt bằng khăn nhúng nước ấm (hoặc lạnh). Hoặc bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) và Ibuprofen (Advil).

3.3 Không dụi mắt

Theo thói quen và phản xạ thông thường, khi có bất kỳ vật hoặc chất gì dính vào mắt, chúng ta sẽ dụi mắt để giải tỏa cơn khó chịu, cũng như muốn lấy chúng ra. Nhưng TUYỆT ĐỐI KHÔNG dụi mắt khi bị tinh trùng bắn vào mắt; vì rất có thể nó sẽ lan rộng và làm cho tình trạng nặng thêm.

3.4 Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng do tinh trùng bắn vào mắt gây ra nếu không thuyên giảm sau 24 giờ; mặc dù bạn đã áp dụng những cách trên, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Lúc này bạn ưu tiên nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt (Nhãn khoa) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Hướng dẫn quan hệ an toàn

Hướng dẫn quan hệ an toàn
Cách quan hệ an toàn cho những ai thắc mắc “Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không?”

Xuất tinh trên mặt có thể lựa chọn mà một số đàn ông rất thích và cảm thấy hứng tình hơn. Mặc dù vậy; nhưng để quan hệ tình dục an toàn hơn các bạn có thể chọn các cách sau:

  • Dùng bao cao su.
  • Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ (mỗi năm).
  • Hạn chế dùng chất kích thích khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế bắn tinh trùng lên mặt hoặc mắt của bạn tình.
  • Không quan hệ âm đạo nếu một trong hai người không đồng ý.
  • Hạn chế số lượng bạn tình (không nhiều hơn một người trong một mối quan hệ).
  • Giao tiếp và thỏa hiệp với bạn tình trước khi quan hệ nếu có những tư thế, hoặc xu hướng tình dục mới lạ.

>> Bạn nên đọc thêm: Tư thế quan hệ bằng miệng cho chàng và nàng đê mê

Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13-64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Giống với việc khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe bản thân.

Bài học rút ra ở đây là, nếu bạn muốn chiều lòng bạn tình và để anh ấy xuất tinh vào mặt, bạn có thể nhắm mắt, dùng tay che mắt hoặc cho anh ấy xuất tinh trong miệng để giảm nguy cơ tinh trùng bắn vào mắt.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết là tinh trùng bắn vào mắt là có nguy hiểm và cũng không nên lặp lại nhiều lần.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Âm hộ là gì? Dấu hiệu âm hộ bình thường và bất thường

1. Âm hộ là gì? Sự khác biệt giữa âm đạo, âm hộ, âm vật

Âm hộ (the vulva) bao gồm những bộ phận bên ngoài, nhìn thấy được của bộ phận sinh dục nữ. 

Sự khác biệt giữa âm hộ, âm đạo, và âm vật là gì? Âm đạo (vagina) và âm vật (clitoris) là những bộ phận của âm hộ (the vulva). 

  • Âm vật (clitoris) hay thường được gọi là hột le; đây là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm; nằm ở giữa và phía trên lỗ âm đạo. Đầu âm vật được che một phần bởi hai môi của âm hội, nằm trên niệu đạo.
  • Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung.

Thông thường, chúng ta sẽ nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo. Tuy nhiên, âm đạo chỉ là một phần của âm hộ; và bao gồm cả những phần bên ngoài, nhìn thấy được; và cả phần bên trong của bộ phận sinh dục nữ.

2. Cấu tạo của âm hộ

Cấu tạo của âm hộ bao gồm:

  • Gò mu hay còn gọi là đồi vệ nữ (vùng mô mỡ được bao phủ bởi lông mu).
  • 2 môi lớn (môi ngoài, được bao phủ bởi lông mu).
  • 2 môi bé (môi trong, không có lông).
  • Âm vật và lớp “mũ” trùm/bao phủ của âm vật (nằm ở phía trước của bộ phận sinh dục).
  • Tiền đình (bao quanh lỗ âm đạo và lỗ niệu đạo).
  • Lỗ niệu đạo (nằm phía dưới âm vật, hai bên lỗ niệu đạo có hai tuyến Skene).
  • Màng trinh (lớp màng mỏng, cách cửa âm đạo khoảng 2cm).
  • Lỗ âm đạo (cửa của âm đạo – một ống rỗng, thành ống là niêm mạc; dài 8 – 10 cm ở trạng thái bình thường, có khả năng co giãn rất tốt).
  • Đáy chậu (vùng da giữa âm đạo và hậu môn).

cấu tạo của âm hộ

Mỗi bộ phận cấu thành nên âm hộ sẽ có những chức năng khác nhau. Sau đây là nội dung chi tiết về các bộ phận trong âm hộ.

2.1 Gò mu (hay ngọn đồi vệ nữ)

Gò mu là phần tích tụ của mô mỡ dưới da nhô cao ngay bên trên âm hộ; nằm xung quanh môi lớn. Đến tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ phần mu, khu vực này còn được gọi là ngọn đồi vệ nữ.

2.2 Môi lớn (các nếp gấp phía ngoài)

Môi lớn là hai lớp da kéo dài xuống dưới từ gò mu xuống vị trí trước hậu môn. Cùng với môi nhỏ, môi lớn tạo thành lớp môi âm hộ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản của phụ nữ.

2.3 Môi bé (các nếp gấp phía trong)

Môi bé là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Môi nhỏ có sự khác biệt rất nhiều về kích thước, màu sắc, và hình dạng đối với từng người.

Một số người có thể còn có môi nhỏ nhô ra cao hơn cả môi lớn; hoặc môi bé bên to bên nhỏ; tất cả đều hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.4 Âm vật

Âm vật (hay thường được gọi là hột le) gồm quy đầu âm vật và môi âm vật. Đây là một khối mô cứng khoảng 1,5 cm nằm ở giữa và phía trên của âm hộ. 

Tại âm vật tập trung khoảng 8000 đầu dây thần kinh; nên đây là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.

>> Bạn xem thêm: Cách kích thích âm vật khiến nàng hưng phấn và sung sướng

2.5 Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo còn có tên gọi khác là cửa niệu đạo. Đây là nơi nước tiểu thoát ra từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra bên ngoài. Lỗ này nằm ngay trên lỗ âm đạo và dưới âm vật tầm 2cm.

2.6 Âm đạo

Âm đạo có hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung. Âm đạo là bộ phận có tính đàn hồi cao, có khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục; mang thai và sinh nở; tất cả đều được thực hiện qua âm đạo.

>> Bạn xem thêm: Các hình dạng của cô bé và những khám phá thú vị về “chỗ ấy”

2.7 Màng trinh

Màng trinh (the hymen) là một tấm màng mỏng nằm trong cửa âm đạo, cách cửa âm đạo từ 1-2cm. Màng trinh không thực sự có tác dụng gì đặc biệt, nó chỉ đơn giản là phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển.

Tùy theo cấu tạo cơ thể mỗi người mà một số ít bạn gái khi sinh ra đã không có màng trinh.

3. Chức năng của âm hộ

Chức năng

Chức năng của âm hộ rất đa dạng, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. 

Một số chức năng chính của âm hộ như:

  • Là “cửa mình” giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới.
  • Toàn bộ cấu phần của âm hộ là trung tâm của cơ quan sinh sản, cũng là nơi nhạy cảm nhất giúp phụ nữ có khoái cảm khi quan hệ tình dục.
  • Khi được kích thích, chức năng của âm hộ là tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo giúp hỗ trợ cho quá trình quan hệ tình dục thuận lợi hơn.
  • Các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ giúp làm sạch vùng kín, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.
  • Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa; xác định ngày rụng trứng.

Tuy âm hộ là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Cùng với tử cung, âm vật có vai trò cấp thiết cho sinh sản; và là cơ quan giúp tạo ra khoái cảm tình dục cho loài người.

4. Âm hộ thay đổi như thế nào trong từng giai đoạn cuộc đời?

Khi phụ nữ lớn tuổi hơn; lượng estrogen sẽ giảm đi, cơ thể mất chất béo và collagen. Do đó, da, mô và môi âm hộ sẽ trở nên mỏng hơn và kém đầy đặn hơn.

Việc âm hộ sẽ giảm sự đầy đặn theo tuổi; thậm chí môi âm hộ cũng có thể giảm kích thước; trở nên nhợt nhạt hơn vì lưu lượng máu đến khu vực này giảm.

Theo đó, qua mỗi giai đoạn của cuộc đời, âm hộ của phụ nữ sẽ thay đổi và có sự khác biệt.

Sự thay đổi của âm hộ theo từng giai đoạn cuộc đời

4.1 Sự thay đổi âm hộ khi đến tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, các cơ quan sinh sản, bao gồm cả âm hộ, thay đổi để đáp ứng với sự gia tăng estrogen và các hormone khác. 

  • Môi nhỏ phát triển và mở rộng hơn.
  • Lông mu bắt đầu mọc rất nhiều. Lượng lông mu tăng theo thời gian, trở nên dày hơn và xoăn hơn.
  • Màu sắc của âm hộ cũng có thể thay đổi một chút.

Ở người trưởng thành, màu của âm hộ thường thay đổi từ hồng nhạt đến nâu đỏ hoặc nâu sẫm.

4.2 Khi mang thai

Trong khi mang thai, mức độ hormone estrogen và progesterone tăng lên. Estrogen tăng và lưu lượng máu đến khu vực âm đạo tăng lên. Theo đó:

  • Âm hộ tăng kích thước.
  • Màu da ở âm hộ sẫm màu hơn.
  • Tiết dịch âm đạo cũng nhiều hơn bình thường.

Sự thay đổi nội tiết tố cũng gây ra sự mất cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo. Do đó, tỷ lệ viêm âm đạo thường cao hơn đối với phụ nữ mang thai.

Một số phụ nữ mang thai có thể bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo, âm hộ và hậu môn (bệnh trĩ). Tuy nhiên, tình trạng thường sẽ cải thiện sau khi sinh con.

4.3 Sau khi mang thai

Khi sinh con, vùng đáy chậu giãn ra để phù hợp với kích thước đầu của em bé. 

  • Đôi khi, da và các mô ở đáy chậu bị rách.
  • Các vết rách nhỏ có thể tự lành sau khi sinh mà không cần khâu, nhưng vết rách lớn có thể cần sự giúp đỡ phẫu thuật.
  • Một vấn đề khác có thể xảy ra sau khi sinh con là khô âm đạo, đặc biệt là trong thời gian cho con bú. Khô âm đạo là do thay đổi nồng độ hormone. Để giải quyết điều này, chất bôi trơn và liệu pháp estrogen tại chỗ có thể được sử dụng.

4.4 Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh thường bị giảm nồng độ estrogen, ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu.

  • Theo thời gian, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn và dần mất độ đàn hồi.
  • Estrogen giảm cũng làm cho lớp lót của đường tiết niệu trở nên mỏng hơn.

Trên thực tế, có nhiều bệnh về phụ khoa và các dấu hiệu bất thường xảy ra ở âm hộ mà phụ nữ không phải lúc nào cũng có điều kiện để thảo luận trực tiếp với bác sĩ

5. Âm hộ như thế nào là bình thường hoặc bất thường?

Sự thay đổi theo thời gian

Mỗi người phụ nữ sẽ có hình dáng, màu sắc và kích thước âm hộ khác biệt; sẽ không tồn tại hai âm hộ nào hoàn toàn giống nhau. Nếu bạn thấy bên trái và bên phải của âm hộ có sự chênh lệch về kích thước, hình dáng và màu sắc; điều này cũng có thể là bình thường.

Một số phụ nữ bị cắt âm đạo (female genital cutting); phẫu thuật thẩm mỹ; hoặc bị sẹo do sinh con cũng có hình dạng âm hộ khác biệt.

Bạn có thể sử dụng gương để nhìn ngắm âm hộ của mình. Khi bạn đã quen thuộc với hình dáng, kích thước và màu sắc của âm hộ; bạn cũng sẽ nhận thấy những thay đổi và có thể cân nhắc đi thăm khám bác sĩ phụ khoa nếu bạn thấy lo lắng.

6. Hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc âm hộ

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín phụ nữ

– Vệ sinh vùng kín:

  • Dùng tay để vệ sinh vùng kín.
  • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất thay thế xà phòng.
  • Vỗ nhẹ nhàng để làm khô bộ phận sinh dục sau khi vệ sinh.
  • Sử dụng kem dưỡng tăng cường hàng rào bảo vệ da nhạy cảm; trong trường hợp bạn thấy da bị kích ứng hoặc để bảo vệ da khỏi bị kích ứng do độ ẩm.

– Lựa chọn quần áo và giặt đồ:

  • Mặc quần lót bằng cotton.
  • Thay và giặt quần lót bị dính mồ hôi ngay sau khi tập thể dục.
  • Giặt quần áo bằng xà phòng hữu cơ hoặc xà phòng tự làm tại nhà.

– Đi vệ sinh và thời gian có kinh nguyệt:

  • Lau vùng kín từ trước ra phía sau khi đang ngồi trên toilet.

– Quan hệ tình dục:

  • Sử dụng chất bôi trơn glycerine có gốc nước.
  • Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV).
  • Sử dụng bao cao su làm đảm bảo chất lượng tốt.
  • Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) mỗi năm; hoặc trước khi thay đổi bạn tình.

– Đối với cạo lông vùng kín và bấm khuy âm đạo:

  • Có thể cạo tỉa nếu lông nhiều và dài gây khó khăn cho vệ sinh.
  • Rửa bằng xà phòng nhẹ và nước trước và sau khi cạo lông vùng kín.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang nghĩ đến việc xỏ lỗ bộ phận sinh dục.

Tóm lại, âm hộ là một bộ phận nằm bên ngoài, có thể quan sát được của vùng kín phụ nữ. Âm hộ giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới. Đồng thời, có vai trò kích thích và giúp phụ nữ có khoái cảm, đạt cực khoái.