Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tác dụng của cây hương thảo, loài thảo mộc tuy nhỏ mà có võ

Cây hương thảo rất thích hợp để trồng trong văn phòng hoặc nhà ở để xua đuổi côn trùng bởi cây có mùi hương dịu nhẹ, đem đến cảm giác thư thái, thoải mái cho con người nhưng lại là mùi hương khó chịu cho các loại côn trùng. Trong ẩm thực, hương thảo được xem như một loại gia vị. Trong y học, hương thảo cũng được xem như một vị thuốc. Vậy tác dụng của cây hương thảo gồm những gì?

Khi chăm sóc cây, bạn cần chú ý điều gì để cây không bị chết? MarryBaby sẽ chia sẻ đến bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về cây hương thảo

Hương thảo có tên tiếng Anh là Rosemary, 

Tên gọi khác: Mê điệt hương, Trạch lan

Tên khoa học: Rosmarinus officinalis.

Là một loại cây thuộc họ bạc hà, có nguồn gốc xuất xứ từ các khu vực Địa Trung Hải. Hoa hương thảo có nhiều màu như xanh nhạt, trắng hoặc tím. Trong số đó, loại hoa có màu hoa tím vẫn được ưa chuộng và trồng nhiều nhất.

Lá cây hương thảo hẹp và thon dài như lá kim thông. Cây có mùi thơm ngọt ngào nhưng không gắt. Chính vì mùi hương đặc trưng mà hương thảo thường được dùng như một gia vị hoặc để làm cây cảnh trong vườn nhà hoặc văn phòng.

Cây hương thảo thích hợp trồng ở khí hậu ấm áp, ra hoa từ tháng 3 – 5. Ở Việt Nam, hương thảo sống tại một số khu vực ở miền Trung và miền Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều ở Đà Lạt.

Tác dụng của cây hương thảo

Theo y học hiện đại, tinh dầu hương thảo có những tác dụng như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, dịu đau, hưng phấn thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm đầy bụng khó tiêu, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật, làm thuốc bổ đắng và có thể gây sảy thai.

Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, người ta ghi nhận hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxine, hoạt chất hàng đầu được biết đến như thủ phạm chính gây ung thư gan, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật, mà bị lên mốc.

Theo Y học cổ truyền, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp và làm long đờm, dễ khạc đờm.

Cây hương thảo còn được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe và đời sống.

1. Làm gia vị

Lá hương thảo thường được thêm vào các món ăn của vùng Địa Trung Hải như bò beefsteak, gà nướng, tôm nướng, sườn nướng. Hương thơm đặc trưng của loài cây này sẽ giúp khử đi mùi tanh, đồng thời tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.

Một số nơi còn dùng hoa hương thảo rắc lên món ăn khi chế biến xong. Màu tím của hoa làm món ăn thêm đẹp mắt và hài hòa.

tác dụng của cây hương thảo
Lá hương thảo giúp món ăn thêm hương vị hấp dẫn

2. Liệu pháp mùi hương

Toàn cây hương thảo có mùi thơm dễ chịu, giúp giảm stress, thư giãn tâm trí. Một nghiên cứu cho thấy hương thơm của hương thảo có thể giúp não hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm buồn ngủ và thậm chí cải thiện tâm trạng nhanh chóng và hiệu quả.

Với vẻ đẹp xanh mát và mùi hương tinh tế, hương thảo khiến không gian xung quanh trở nên thơ mộng và đầy sức sống. Cũng bởi mùi thơm đặc trưng nên hương thảo được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp.

Tinh dầu của cây thường được dùng làm nước hoa, kem dưỡng da, xà phòng thơm. Lá hoặc thân hương thảo phơi khô có thể cho vào túi thơm, để dưới gối hoặc trong tủ quần áo. Mùi thơm của loại thảo mộc này sẽ khiến bạn thoải mái và buông bỏ phiền muộn.

tác dụng của cây hương thảo
Tinh dầu hương thảo giúp bạn giảm stress, thư giãn tâm trí

3. Tác dụng của cây hương thảo, phòng ngừa chứng Alzheimer

Hương thảo được cho là có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi. Các nhà khoa học cho biết chiết xuất lá hương thảo có tác dụng trong điều trị và phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer).

4. Phòng bệnh ung thư

Chiết xuất từ hương thảo có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, điển hình như ung thư phổi. Đồng thời, theo một nghiên cứu trên tạp chí Biofactors, cây hương thảo hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.

5. Cây hương thảo ngăn ngừa rụng tóc

Tinh dầu từ cây hương thảo được chứng minh là hiệu quả và an toàn trong việc điều trị chứng rụng tóc.

6. Tác dụng của cây hương thảo đuổi muỗi

Trồng cây hương thảo có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí. Đặc biệt, loại cây này có khả năng đuổi muỗi rất tốt. Cây hương thảo tỏa ra mùi hương khá nồng, khiến các loài côn trùng như muỗi khó chịu và tránh xa.

7. Một số tác dụng khác của cây hương thảo

Hương thảo khi dùng để pha trà hay tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon, giảm đau đầu. Trà hương thảo còn có tác dụng hạ đường huyết và là lựa chọn tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Hương thảo có thể thúc đẩy lưu thông máu, giảm cholesterol, ức chế béo phì và có tác dụng giảm cân.

Tinh dầu được chiết xuất từ hương thảo có tác dụng chống co thắt, giảm đau đầu, dịu đau, giải độc, chống viêm. Cây hương thảo còn dùng ngâm rượu để xoa bóp cơ bắp lúc mệt mỏi.

Tác hại của cây hương thảo

Tác dụng của cây hương thảo trong đời sống và những lợi ích với sức khỏe là điều đã được chứng minh. Hương thảo sẽ an toàn với sức khỏe khi dùng với liều lượng thấp. Nếu bạn lạm dụng loại thảo mộc này, sử dụng với liều lượng cực lớn, có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Nôn mửa
  • Co thắt
  • Hôn mê
  • Phù phổi
  • Có khả năng gây sẩy thai

Ngoài ra, cây hương thảo không tốt cho những người cơ địa mẫn cảm với tinh dầu hoặc có tiền sử động kinh. Bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng cho đối tượng là phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

Cách chăm sóc cây hương thảo

Hương thảo là loại cây khá dễ trồng. Bạn có thể trồng bằng hạt hoặc mua sẵn cây giống từ các vườn ươm. Nếu đã có cây cũ, bạn nên trồng bằng cách cắt cành hương thảo để nhân giống. Trồng cây hương thảo bằng phương pháp cắt cành sẽ dễ trồng hơn và cho tỷ lệ sống cao hơn trồng hạt rất nhiều.

tác dụng của cây hương thảo
Trồng cây hương thảo bằng cách cắt cành để nhân giống

Khi trồng cây hương thảo để trên bàn làm việc, bạn nên lưu ý cách chăm sóc.

  • Nhiệt độ: Tốt nhất là 20 – 32 độ C
  • Tưới nước: Cây hương thảo sẽ phát triển tốt trong môi trường đất khô nên bạn không cần tưới quá nhiều nước. Đặc biệt, không nên tưới nước vào phần ngọn và lá cây.
  • Bón phân: Để cây phát triển tốt, bạn có thể bón vôi cho đất trồng theo định kỳ.
  • Tỉa cây: Khi cây có nhiều nhánh xum xuê, bạn cần cắt bớt nhánh hoặc uốn cây thành các hình theo ý thích. 

Nếu cây hương thảo không may bị chết, có thể do một số nguyên nhân dưới đây.

  • Cây được tưới nước quá nhiều hoặc tưới quá ít.
  • Độ ẩm của gốc cây hoặc độ ẩm trong không khí quá cao.
  • Cây đặt nơi quá kín, thiếu ánh sáng.
  • Bón phân không đúng cách: bón quá ít hoặc vượt quá liều lượng cho phép.

Từ lâu, tác dụng của cây hương thảo trong đời sống đã được nhiều người biết đến và sử dụng. Đây là loại thảo dược dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp trưng bày ở văn phòng và cả vườn nhà. Bạn còn chờ gì nữa mà không tậu một em hương thảo bé bé xinh xinh đi nào.

 Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách tránh để lại sẹo thâm, an toàn ngay tại nhà

Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách nặn mụn đúng cách chuẩn chuyên gia ngăn ngừa hình thành sẹo.

Nên hay không nên tự mình nặn mụn ngay tại nhà?

Nhiều người có suy nghĩ, nên hay không nên nặn mụn. Theo các chuyên gia da liễu thì vẫn nên nặn mụn cho làn da sớm khoẻ đẹp như xưa. Và điều quan trọng để việc nặn mụn đạt hiệu quả là thời điểm và cách nặn mụn.

cách nặn mụn đúng cách
Nên nặn mụn nhưng phải chọn thời điểm phù hợp và đúng cách

Khi nào nên nặn mụn là tốt nhất?

Nguyên nhân gây nên những nốt mụn xấu rất nhiều như lượng hormone trong cơ thể, sắc tố da rối loạn, cấu trúc làn da thay đổi hay những yếu tố tác động từ môi trường như môi trường ô nhiễm, nắng nóng, khói bụi…

Khi đó, nhiều người thường nặn mụn ngay khi chúng xuất hiện mà không tìm hiểu hay quan sát đặc điểm của nốt mụn. Vậy là có thể nặn mụn lúc nào mình thích?

Thực tế, thời điểm nặn mụn phù hợp rất quan trọng và nó hạn chế sự tổn thương trên da ngừa sẹo hiệu quả. Các bạn quan sát rồi chạm vào nốt mụn và dựa vào kinh nghiệm của bản thân để biết loại mụn nào đã chín, mụn nào chưa chín. 

Nếu mụn hình thành nhân mụn cứng và đã trồi lên bề mặt da thì chỉ cần một thao tác nặn khéo léo là có thể lấy hết nhân mụn. Nhưng chú ý với loại mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá, mụn đầu trắng thì khó xác định nhân và việc nặn mụn thường khó hơn.

Khi đã xác định được nhân mụn già thì cần lấy ra nhanh chóng tránh để tình trạng sưng, chai cứng. Còn với mụn nhỏ không nhân, mụn li ti thì nên  dùng kem bôi hay thuốc uống cũng giúp xẹp mụn.

Tác hại khôn lường của việc nặn mụn không đúng cách

Việc nặn mụn tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế nó có thể gây nên những tác hại khôn lường nếu không nặn đúng cách. Chúng có thể làm lây lan vi khuẩn hay gây viêm nhiễm nếu không khử trùng nốt mụn, dụng cụ nặn mụn và vệ sinh da mặt sau khi nặn.

Nặn mụn không đúng cách còn làm da tổn thương, gây nên vết thương hở lớn và dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lõm… Nhiều trường hợp, năn mụn sai cách và phải tới bệnh viện nhờ can thiệp do da đóng vảy, lên nhọt và thậm chí gây hoại tử da. Chính những tác hại nguy hiểm như vậy mà việc nặn mụn tại nhà đúng cách cần được chú trọng hơn nữa.

Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách tại nhà giúp cho da không bị sẹo thâm

Theo các bác sĩ da liễu, cách nặn mụn đúng cách là nên thực hiện vào buổi tối. Bởi đây là thời điểm mà làn da phục hồi và nghỉ ngơi. Các bạn hạn chế nặn mụn vào buổi sáng vì da đang yếu và buổi trưa là thời gian da tiết bã nhờn,thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm dễ phát sinh nhiễm khuẩn.

Vậy cùng theo dõi hướng dẫn cách nặn mụn đúng đúng chuẩn được chia sẻ từ các chuyên gia da liễu.

1. Làm sạch da mặt cùng dụng cụ nặn mụn

Bước làm sạch da mặt luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Vì điều này đảm bảo da không còn tạp chất hay vi khuẩn gây hại phát sinh. Còn dụng cụ nặn mụn cần được vệ sinh bằng cồn y tế hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

cách nặn mụn đúng cách
Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách là vệ sinh da mặt sạch sẽ

2. Xông mặt với nước ấm

Làm sạch da mặt thì đừng quên bước tiếp theo là xông mặt. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn bông sạch, thấm nước ấm và đắp lên da mặt khoảng 2-3 phút. Mục đích của việc xông da mặt là để bề mặt da mềm ra, lỗ chân lông giãn nở dễ thực hiện nặn mụn.

Những bạn nào dùng máy xông mặt thì nên thực hiện trước khi nặn mụn. Thời gian xông khoảng 10 phút để da giãn nở và nốt mụn cũng mềm hơn dễ dàng hơn khi nặn mụn.

3. Thực hiện nặn mụn

Quá trình nặn mụn được tính từ lúc bắt đầu nặn mụn đến khi lấy được nhân mụn ra khỏi làn da của bạn. Chú ý, với từng loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn trứng cá, mụn ẩn… có đặc điểm khác nhau.

Vì vậy, các bạn nên lựa chọn đầu cây nặn mụn (loại dẹp, loại vòng thép tròn) và thực hiện các thao tác nặn phù hợp để không gây tổn thương trên da gây sẹo xấu. Và nhớ trước khi nặn mụn hãy sát trùng lên vết mụn để đảm bảo vi khuẩn mụn không lây lan sang vùng da khác.

Cách sử dụng cây nặn mụn là để lên da và tập trung ấn mụn nhẹ nhàng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chờ đến khi nhân mụn lên hết thì lấy sạch máu, dịch và nước vàng thoát ra từ nhân mụn.

4. Vệ sinh da mặt sau khi nặn mụn

Sau khi lấy được nhân mụn thì đừng quên bước vệ sinh nốt mụn vừa nặn. Bởi điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn lây lan và chắc làn da của bạn không bị nhiễm khuẩn.

Vệ sinh da mặt sau khi đã lấy hết nhân mụn

 Một số lưu ý cần nhớ khi nặn các loại mụn khác nhau tại nhà

Cách nặn mụn đúng cách theo một quy trình chung là theo 4 bước ở trên. Tuy nhiên, mỗi loại mụn có đặc điểm và độ cứng đầu khác nhau. Do đó, các bạn cần tìm hiểu rõ yếu điểm của từng loại mụn và thực hiện nặn mụn theo từng cách khác nhau.

1. Cách nặn mụn đầu đen, mụn ẩn

Với mụn đầu đen, mụn ẩn có thể dùng cây nặn mụn đầu tròn. Đầu tiên, bạn cần đặt vòng tròn cây nặn mụn lên nốt mụn muốn nặn rồi ấn nhẹ một bên nốt mụn đầu đen, mụn ẩn. Sau đó, các bạn tiếp ấn nhẹ vào bên còn lại của nốt mụn.

Cứ lặp lại thao tác ấn mụn giữa các bên xung quanh cho tới khi nhân mụn trồi lên và được loại bỏ. Nhớ là thực hiện nhẹ nhàng, không ép mụn mạnh tay. Thực hiện đều đặn với lực nhẹ xoay vòng cho đến khi thấy nhân mụn trồi lên. 

Với mụn đầu đen ở cánh mũi thì nên đặt cây nặn mụn theo hướng từ trên xuống và hơi chếch để nặn nhanh hơn và không làm tổn thương làn da. Còn mụn ẩn ở hai bên má thì nhẹ nhàng kéo căng da mặt và dùng cây nặn mụn đầu tròn ấn xuống để nhân mụn nhanh chóng ra bên ngoài. 

2. Nặn mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu trắng đúng cách

Với các loại mụn trên rất khó nặn và chỉ một chút sai sót cũng để lại hậu quả là những vết sẹo rỗ xấu. Nặn mụn bọc, mụn trứng cá đúng cách cần thực hiện đúng các thao tác nặn mụn từ ngoài vào trong. Khi quan sát thấy mụn đã chín hay có nhân bên trong thì mới thực hiện nặn. 

Đầu tiên, bạn dùng lưỡi trích để rạch đầu mụn ra trước để tạo thành lỗ hở để nặn mụn dễ hơn. Sau đó, bạn lấy hết máu và dịch có trong nốt mụn bằng cách ấn nhẹ vùng da xung quanh nhân. Chú ý, bạn không được chạm trực tiếp vào các nốt mụn và không lấy nhân mụn theo chiều từ trên đỉnh xuống. Cuối cùng, bạn cố gắng nặn lấy hết hết sạch nhân mụn. 

3. Cách nặn mụn mủ đúng cách ngăn ngừa tổn thương da

Nặn mụn mủ nếu không cẩn thận thì vi khuẩn trong nhân mụn sẽ lan sang vùng da bên cạnh và mọc lên những nốt mụn mới. Vì vậy, nặn mụn mủ cần phải thực hiện đúng cách theo hướng dẫn của các chuyên gia da liễu. Bước đầu tiên, xông hơi da mặt trong thời gian từ 5 – 7 phút.

Tiếp theo, rửa tay thật sạch và bắt đầu tiến hành nặn mụn mủ. Lấy 1 miếng bông gòn, thấm đều cồn và chấm đều lên nốt mụn cần nặn. Dùng 2 đầu ngón tay trỏ ấn vào nốt mụn mủ cho cồi và mủ ra hết hoàn toàn và lau bằng khăn sạch. 

Vậy là các bạn đã hiểu rõ cách nặn mụn đúng cách không để lại sẹo xấu rồi đúng không nào. Nhớ thực hiện theo đầy đủ các bước theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia để nhanh chóng lấy lại làn da hết mụn, khỏe đẹp, tươi mịn rạng rỡ.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sâm cau có tác dụng gì mà nam giới rủ nhau uống mỗi ngày

Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì? Sâm cau thường được chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Cách chế biến thường gặp nhất ở sâm cau là ngâm rượu và nấu nước uống. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Giới thiệu cây sâm cau

Sâm cau là loại thảo dược sống lâu năm, thường mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam hoặc ở vùng núi trên Lâm Đồng.

Sâm cau thuộc họ thủy tiên Amaryllidaceae, có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Một số tên gọi khác của sâm cau như ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao.

Cây có thân cỏ, cao khoảng 40cm, dạng hình trụ dài. Sở dĩ gọi là sâm cau là bởi vì củ có tác dụng bồi bổ như sâm và lá sâm dài từ 15 – 40cm, rộng từ 12 – 35cm, có hình dạng giống lá cau. Hoa của cây có màu vàng, mọc thành cụm và nằm trong bẹ lá. Thông thường, mỗi cây thường có 3-5 bông hoa.

Phần rễ sâm cau có dạng củ, cắm sâu xuống đất. Sâm cau là loài cây thích những nơi ẩm ướt, ánh sáng ít, nhất là những vùng đất màu mỡ trong thung lũng, chân núi hoặc ven nương rẫy. Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang và Tây Nguyên.

sâm cau có tác dụng gì

Sâm cau có thân cỏ, hình trụ dài khoảng 40cm

Các loại sâm cau

Hiện nay trong tự nhiên và nuôi trồng người ta phát hiện có 3 loại sâm cau, trong đó mỗi loại có thành phần, hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau.

  • Sâm cau đỏ: Sâm cau đỏ còn được gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Cây mọc theo chùm, vỏ cây màu đỏ đậm. Sâm cau đỏ có tác dụng gì? Sâm cau đỏ có tác dụng chính là lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt được sử dụng  trong việc điều trị phong thấp, suy nhược thần kinh, chữa yếu sinh lý.
  • Sâm cau đen: Loại cây này còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Sâm cau đen không mọc thành chùm mà mọc riêng lẻ. Sâm cau đen thường được chế biến thành những bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý cho nam giới. Để cho công dụng tốt nhất, cây sẽ được thu hoạch ít nhất khi được 4 năm tuổi.
  • Sâm cau trắng: Đây là loại dược liệu quý hiếm. Theo đông y, sâm cau trắng có tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, tán ứ, ôn trung.

Sâm cau có tác dụng gì?

Các thành phần hóa học trong sâm cau như chất nhầy, glycoside phenolic, saponin và các hợp chất béo được chứng minh là có nhiều công dụng.

1. Sâm cau có tác dụng gì trong y học hiện đại

Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D). Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosterone (một nội tiết tố sinh dục nam). Chất Curculiginis A trong sâm cau hỗ trợ kích thích tình dục, tăng tần suất, thời gian quan hệ. Chất saponin giúp tăng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động sản xuất testosterone của tinh hoàn. Đồng thời, sâm cau còn giúp ngăn ngừa các vấn đề ở tinh trùng như tinh trùng yếu, kém di chuyển.

Với những đặc tính trên, sâm cau được sử dụng phổ biến trong việc cải thiện khả năng sinh lý của nam giới.

 Bên cạnh đó, dược lý học hiện đại ghi nhận tiên mao có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí hoặc môi trường có nhiệt độ cao, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, bảo vệ gan, kháng viêm, chống huyết khối, chống nấm, chống co giật, giúp trấn tĩnh, giảm đau, cải thiện làn da, tăng cường hoạt động cơ bắp, chống lão hóa, giúp phòng chống đái tháo đường, ung thư.

Ngoài ra, hàm lượng flavonoid và polyphenol có trong sâm cau được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thần kinh. Tại Ấn Độ, người ta còn sử dụng sâm cau để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, chống oxy hóa, chống ung thư và giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

2. Sâm cau có tác dụng gì theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.

Thường dùng chữa nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh suyễn, viêm gan vàng da; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương sau mãn kinh; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, viêm khớp mãn tính, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.

Từ lâu, sâm cau được người dân ở miền núi phía Bắc dùng để chữa đau đau lưng, thần kinh suy nhược, liệt dương. Ngoài ra, thảo dược này còn có nhiều công dụng trong việc điều trị ho, trĩ, vàng da, đi cầu lỏng, đau bụng, lậu, ghẻ lở. 

Liều lượng dùng của sâm cau là 6 – 12g/ngày, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu để uống.

Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?

sâm cau có tác dụng gì
Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau nấu nước giúp điều hòa huyết áp, chữa hen suyễn, tiêu chảy.

Sâm cau có tác dụng gì? Sâm cau nấu nước giúp điều hòa huyết áp, chữa hen suyễn, tiêu chảy. Ở Trung Quốc, nước sắc Sâm cau được dùng làm thuốc bổ, thuốc hồi sức để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính…

Dưới đây là một số công dụng của sâm cau khi nấu nước uống hàng ngày.

  • Điều hòa huyết áp: Uống nước sâm cau mỗi ngày với liều lượng thích hợp sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định, ngăn ngừa tai biến.
  • Chữa hen suyễn, tiêu chảy: Sâm cau có tính ấm giúp bồi bổ can thận, làm dịu cổ họng, hỗ trợ trị các bệnh hen suyễn, tiêu chảy.
  • Tăng cường sinh lý cho phái nữ: Không chỉ có tác dụng với phái mạnh, mà sâm cau cũng có khả năng tương tự với chị em trong việc điều trị các vấn đề sinh lý. Sâm cau có tác dụng làm ấm tử cung, hỗ trợ điều trị hiếm muộn.

Rượu sâm cau có tác dụng gì?

Sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì khác với sâm cau nấu nước uống? Với mỗi cách bào chế, loại thảo dược này sẽ mang đến một số công dụng khác nhau.

Cách sử dụng sâm cau phổ biến nhất đối với các đấng mày râu là ngâm rượu. Tuy nhiên, để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thì khi ngâm rượu bạn nên chọn đúng loại sâm cau, kết hợp thêm các vị thuốc bổ dương khác như ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung…

  • Chữa bệnh liệt dương: Sâm cau ngâm rượu có tác dụng rất tốt với những chàng đang gặp các vấn đề liệt dương, xuất tinh sớm. Nếu nam giới uống đều đặn 1 ly nước sâm cau mỗi ngày sẽ giúp cải thiện phong độ “giường chiếu”
  • Hỗ trợ chữa tê thấp: Rượu sâm cau khi uống hoặc xoa bóp có thể giảm các triệu chứng tê thấp, đau nhức toàn thân. Bài thuốc này cực hiệu quả với những người lớn tuổi hay nhức mỏi, thái hóa.
sâm cau có tác dụng gì
Sâm cau có tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ

Rượu sâm cau ngâm trong bao lâu là được?

Đa phần các bài thuốc ngâm rượu sẽ có tác dụng sau khi ngâm được 80 – 90 ngày. Nếu sản phẩm đã cắt lát, thời gian này sẽ rút ngắn hơn, tầm 40 ngày là bạn đã có thể dùng được.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng sâm cau

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi chế biến và sử dụng sâm cau, bạn cần lưu ý một số điểm sau.

  • Khi mua sâm cau, bạn nên tìm hiểu kỹ càng thông tin về nơi bán, nguồn gốc, xuất xứ, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Sâm cau nếu dùng quá liều lượng cho phép trong thời gian dài sẽ gây cường dương, hao tổn tinh lực.
  • Những người có thể trạng yếu như gầy gò, da khô, ra mồ hôi trộm, táo bón, nóng trong người, tâm tính căng thẳng được khuyến cáo không nên dùng sâm cau.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Sâm cau giá bao nhiêu tiền?

Sâm cau thường được bán dưới dạng tươi và khô. Giá sâm cau tươi dao động từ 70.000 – 120.000 VNĐ cho 1 kg. Sâm cau khô giá đắt hơn do mất thời gian và công sức chế biến, giá sẽ tầm 250.000 – 400.000 VNĐ 1 kg.

Bất kỳ phương thuốc quý nào cũng sẽ chỉ mang lại công dụng tốt nhất khi được sử dụng phù hợp với nhu cầu, thể trạng và đúng liều lượng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc sâm cau có tác dụng gì cũng như những điều cần lưu ý khi dùng loại thảo dược này.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Xuyên tâm liên là cây gì, công dụng ra sao bạn biết chưa?

Tuy nhiên khi Y học nước nhà được tiếp cận với nền Y học phương Tây với các kháng sinh phổ rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì cái tên Xuyên tâm liên lại như rơi vào quên lãng. 

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thế giới bắt đầu cuộc đua tìm thuốc điều trị thì các nhà khoa học lại phát hiện ra Xuyên tâm liên có các hoạt chất kháng virus Sars-cov-2 hiệu quả và làm giảm nhanh các triệu chứng của virus Sars-cov-2 gây ra trên người bệnh. 

Vậy Xuyên tâm liên là cây gì và công dụng ra sao? Bạn hãy cùng Marrybaby tìm hiểu nhé!

Xuyên tâm liên là cây gì?

Xuyên tâm liên là cây gì? Xuyên tâm liên còn có tên gọi khác là công cộng, khổ đởm thảo… Nó có tên khoa học: Andrographis paniculata; thuộc họ Ô rô Acanthaceae.

Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonexia, Australia và Trung Quốc. Xuyên tâm liên ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, hè, mùa đông cây tàn lụi, được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Cây xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao tầm 30 đến 80cm. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng.

Trên thân cây có nhiều đốt, cành lá mọc đối. Lá cây hình trứng thuôn dài hay hình mác. Hoa có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, quả dài 15mm.

Quả nang dài. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt. Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy để sử dụng và bảo quản.

xuyên tâm liên là cây gì
Xuyên tâm liên là cây gì? Đây là loại thuốc đông y được ưa chuộng từ nhiều năm qua

Công dụng của cây Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là cây gì và có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Xuyên tâm liên thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, khí hư, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường ruột, tăng huyết áp, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt..

Các nghiên cứu cho thấy rằng, 2 nhóm hoạt chất chính trong cây thuốc Xuyên tâm liên là Diterpen lacton và Flavonoid. Diterpen lacton gồm andrographolid, deoxyandrographolid, neoandrographolid,và các dẫn xuất, đã được chứng minh có tác dụng trong điều trị một số bệnh.

Nghiên cứu những tác dụng dược lý của vị thuốc xuyên tâm liên bao gồm:

  • Tác dụng chống viêm rõ rệt, các tác giả cho thấy khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận. Xuyên tâm liên đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị viêm phế quản cấp và mạn. Đối với viêm phế quản mạn (đa số là ở người lớn), kết quả tốt ở gần 80% trường hợp, ho và khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa các đợt viêm xa hơn.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Xuyên tâm liên có tác dụng kháng lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng. Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Shigella shigae và Mycobacterum tuberculosis. Hoạt chất có tác dụng với Shigella tan trong nước, hoạt chất có tác dụng với các chủng còn lại tan trong cồn cao độ.
  • Tác dụng hạ nhiệt: Xuyên tâm liên có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt do bệnh đường hô hấp.
  • Xuyên tâm liên chữa Covid-19: Một thời gian ở nước ta rộ lên chuyện mua và dùng xuyên tâm liên chữa Covid-19. Bởi đã có một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy một số thành phần trong cây này có tác dụng ức chế virus. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại tiềm năng trong tương lai chứ chưa có nghiên cứu thực nghiệm. Cho nên, không nên tự ý sử dụng cây thuốc này để phòng hay trị bệnh, để tránh tác dụng không tốt với cơ thể.
xuyên tâm liên là cây gì
Xuyên tâm liên chữa Covid-19 là thông tin đáng quan tâm hiện nay

Một số bài thuốc phổ biến từ xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là cây gì có thể điều chế thành những bài thuốc nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

  • Chữa ho do lạnh: Xuyên tâm liên 12g, địa cốt bì 10g, tang bạch bì 10g, cam thảo 8g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
  • Chữa cảm mạo, đau đầu: Xuyên tâm liên 45g tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột thuốc, chiêu thuốc bằng nước ấm. Dùng liền 5 ngày.  Sau đó ăn cháo nóng.
  • Hỗ trợ điều trị viêm amidan: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa mỗi vị 12g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm. Dùng liền 9 ngày.
  • Lở ngứa, rôm sảy, mụn nhọt: Lá xuyên tâm liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp tại chỗ. Kết hợp cho uống thuốc sắc: Kim ngân hoa, sài đất, bèo cái, lá trắc bá, lá tre, mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng đến khi khỏi.
  • Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu vàng do nhiệt lâm: Lấy 15 lá xuyên tâm liên tươi, rửa sạch, để ráo giã nát, thêm chút mật ong, hãm nước sôi uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
  • Hỗ trợ chữa viêm phế quản: Xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12g; vỏ quýt lâu năm, cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng 9 ngày.
  • Chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang: Xuyên tâm liên, bách bộ, kim ngân hoa, mạch môn lương bằng nhau 10g. Cho các nguyên liệu vào rửa sạch vào ấm sắc với một lít nước, uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong 1 tuần.
  • Chữa các bệnh liên quan đến gan: Cây xuyên tâm liên tươi 25g, cây xạ đen 15g, cây an xoa 15g. Đem sắc trên bếp đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa. Lấy nước chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống sau ăn.
  • Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hoá: Xuyên tâm liên 10g với 10g khổ sâm. Đun cùng với nước uống trong ngày đến khi hết những triệu chứng.
  • Chữa áp xe: Lá xuyên tâm liên, muối hạt, nước. Rửa thật sạch lá, cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt sau đó chắt lấy nước uống. Phần bã cho vào một khăn mềm, buộc lên vùng đang bị áp xe, mỗi ngày thực hiện một lần. Chú ý do dùng trực tiếp nên cần làm sạch lá, tránh để bị nhiễm trùng thêm cho ổ áp xe.
  • Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, herpes, viêm ngoài da: Xuyên tâm liên khô hoặc xuyên tâm liên dược liệu tươi mang đi sao vàng. Cho vào nồi đun cùng với 3 đến 5 lít nước trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước xông vùng bị bệnh đến khi nguội bớt rồi tắm, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
xuyên tâm liên là cây gì
Có nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là cây gì? Lưu ý, kiêng kỵ ra sao?

Mặc dù có nhiều công dụng nhưng do xuyên tâm liên là loại cây có tính hàn nên một số trường hợp cần lưu ý khi dùng loại dược liệu này:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
  • Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
  • Sử dụng cây xuyên tâm liên dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con;
  •  Người có chứng máu không đông, người bị chấn thương chảy máu, người sau phẫu thuật
  •  Người bị tụt huyết áp thận trọng khi uống Xuyên tâm liên.

Xuyên tâm liên là cây gì? Như vậy, Xuyên tâm liên vốn là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Nay đã được làm rõ hơn dưới góc nhìn khoa học về công dụng của nó.

Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về liều lượng, thời gian sử dụng và tương tác với các loại thuốc khác của vị thuốc này.

Trước khi sử dụng Xuyên tâm liên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để mang lại hiệu quả và phòng tránh tối đa tác dụng không mong muốn.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất

Nhưng trước khi biết rõ những loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất thì cùng tìm hiểu về vai trò của nó đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần biết nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ mắc phải một số bệnh nào.

Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu trái cây chứa nhiều kẽm, bạn cần biết chất này có vai trò gì. Theo các nghiên cứu sinh học, kẽm tham gia vào rất nhiều các quá trình hoạt động quan trọng trong cơ thể.

  • Kẽm tham gia vào quá trình gia tăng, phân chia tế bào; đồng thời tái tạo tổ chức giúp tế bào tổn thương được khôi phục nhanh chóng.
  • Kẽm cũng là yếu tố góp phần cho thai nhi sinh trưởng, phát triển bình thường. Bên cạnh đó, kẽm cũng tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan trong cơ thể.
  • Điều hoà vị giác và kích thích ngon miệng cũng cần sự góp mặt của kẽm.
  • Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Quá trình phát triển não bộ, dẫn truyền thần kinh và điều hoà các rối loạn thần kinh đều cần sự tham gia của kẽm.
  • Kẽm giúp điều hòa hormone trong cơ thể như hormone tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
trái cây chứa nhiều kẽm
Kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể

Bổ sung kẽm cho cơ thể như thế nào là đủ?

Không thể phủ nhận vai trò của kẽm đối với cơ thể. Nhưng bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như tình trạng sinh lí  của từng người. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, lượng kẽm cần thiết cho từng đối tượng sẽ được tính cụ thể như:

  • Trẻ 0 – 6 tháng cần lượng kẽm là 2 mg/ngày
  • Trẻ 6 – 12 tháng là 3 mg/ngày
  • Trẻ 1 – 3 tuổi cần trung bình lượng kẽm là 5mg/ngày
  • Trẻ 3 – 13 tuổi cần 10mg/ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi và người trưởng thành là 15 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai sẽ cần lượng kẽm từ 15 – 25 mg/ngày
Trái cây chứa nhiều kẽm
Bên cạnh trái cây chứa nhiều kẽm, chúng ta có thể bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm khác

Dễ mắc phải bệnh gì nếu cơ thể thiếu kẽm?

Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như suy giảm thính giác, xơ vữa động mạch, loét miệnggây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

1. Rụng tóc

Cơ thể thiếu kẽm sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hay các bộ phận khác của cơ thể. Vì kẽm chính là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein.Theo đó, kẽm giúp cho mái tóc của bạn dày và bóng mượt.

2. Một số bệnh mãn tính

Một loạt các bệnh liên quan mà bạn có thể gặp phải nếu thiếu kẽm như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh

Kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Nên có thể thiếu kẽm sẽ tác động đến các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.

3. Vết thương trở nên khó lành

Cơ thể thiếu kẽm dễ gặp phải tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn. Còn các vết thương sẽ rất mất nhiều thời gian để tự hồi phục.

4. Thị lực suy giảm

Kẽm có nhiều trong mắt, nhất là võng mạc. Bởi kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc rồi tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.

5. Rối loạn thính giác

Nên bổ sung trái cây chứa nhiều kẽm thì kẽm là một chất hoạt động như chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hay phần bên trong của tai. Vì vậy, những người có nồng độ kẽm thấp thường có biểu hiện ù tai.

6. Ảnh hưởng đến xương khớp

Ngoài canxi, kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào và thay mới collagen làm cho xương chắc khỏe.

7. Loét miệng

Theo nhiều nghiên cứu, loét miệng thường xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu kẽm. Bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm loét lở miệng.

Top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất và dễ dàng hấp thu vào cơ thể

Dù lượng kẽm cần thiết cho cơ thể không quá nhiều nhưng vẫn phải đủ. Bởi kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều quá trình sinh học phát triển của cơ thể. Cũng chính vì thế mà chúng ta có thể bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại trái cây.Vậy trái cây nào nhiều kẽm?

1. Lựu, trái cây chứa nhiều kẽm hàng đầu

Nói đến trái cây chứa nhiều kẽm không thể không nhắc đến lựu. Trong mỗi 100 gram quả lựu tươi chứa 1 mg kẽm. Kẽm có trong lựu chính là nguồn bổ sung hoàn hảo cho nam giới mắc phải các bệnh về sinh lý như giảm ham muốn, xuất tinh sớm

Trái cây chứa nhiều kẽm
Trái cây chứa nhiều kẽm nhất phải kể đến trái lựu

2. Bơ

Cứ 100g bơ chứa 1mg kẽm vừa tốt cho sức khoẻ vừa bổ sung lượng kẽm dồi dào trong bữa ăn hàng ngày. Các bạn có thể có thể ăn bơ cùng salad, ăn bơ chín, uống sinh tố hay làm kem bơ.

3. Mận

Một trong những trái cây nhiều kẽm không thể không nhắc đến là mận. Cứ 100g mận sấy khô sẽ chứa 0.77 mg kẽm. Mận với vị chua chua ngọt ngọt giúp kích thước vị giác của trẻ.

Đặc biệt, mận không chỉ giàu kẽm mà còn chứa nhiều nước, các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó, mận là món trái cây rất nên thêm vào khẩu phần ăn của mọi gia đình.

4. Trái cây chứa nhiều kẽm vị ngon: Quýt

Quýt có hạt chứa hàm lượng kẽm cực cao. Chúng đi vào cơ thể sẽ giúp phòng ngừa sự oxi hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc.

Mỗi  100 gram quả quýt tươi có chứa 0.35 mg kẽm. Vì vậy, các bạn đừng quên bổ sung loại trái cây này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

5. Dưa lưới

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dưa lưới ruột cam hoặc xanh chứa rất nhiều kẽm. Hàm lượng 0.18 mg kẽm sẽ có trong 100g dưa lưới. Ngoài chứa kẽm, dưa lưới còn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và đầy hơi.

6. Chuối

Chuối không chỉ chứa các chất dinh dưỡng như kali, mangan… mà còn có hàm lượng kẽm cực lớn. Vì vậy, các bạn đừng quên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày 1 trái chuối nhé!

7. Kiwi là trái cây chứa nhiều kẽm

Kiwi không chỉ có màu xanh bắt mắt cùng vị thơm dịu nhẹ mà còn chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất và trong đó có kẽm. Một trái kiwi thái lát sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 0.25 miligam kẽm.

8. Blackberries

Một chén blackberries tươi có chứa 0.53 miligam kẽm. Các bạn có thể dung nạp loại trái cây giàu kẽm này vào mỗi buổi sáng cùng bát ngũ cốc hay một bát sữa chua tươi.

Hy vọng với một số gợi ý về các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất, các bạn sẽ bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhớ là nếu bổ sung kẽm cho cơ thể bằng các loại trái cây chưa đủ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ngứa đầu dương vật, triệu chứng khó nói của chàng

Những bất thường xảy ra ở cậu nhỏ thường khiến cánh mày râu ngại ngùng, khó nói. Không ít chàng từng gặp tình trạng ngứa đầu dương vật hay dương vật nổi mụn nhưng đều chủ quan bỏ qua vì nghĩ không nguy hiểm.

Khi bị ngứa đầu dương vật, chàng không chỉ khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi còn tiềm ẩn nguyên nhân bệnh lý.

Vậy ngứa đầu dương vật, đầu dương vật nổi mụn đỏ ngứa do đâu? Cách khắc phục những vấn đề này là gì? Chị em hãy cùng đọc bài viết dưới đây để chia sẻ thắc mắc này với anh xã nhé.

Ngứa đầu dương vật, nguyên nhân do đâu

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa đầu dương vật ở nam giới như:

1. Do thói quen sinh hoạt

Nhiều nam giới không chú trọng khâu vệ sinh thân thể, đặc biệt là bộ phận dương vật. Nếu chàng chỉ rửa bên ngoài cậu nhỏ mà không lột bao quy đầu để vệ sinh phía trong thì sẽ dễ bị ngứa đầu dương vật. Lý do là trong bao quy đầu thường tích tụ nhiều chất bẩn, cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm.

Sau khi vệ sinh, chàng cần phải lau dương vật thật khô ráo. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, đồ lót quá chật hay chất vải không thoáng khí cũng là nguyên nhân khiến dương vật dễ bị ngứa và tổn thương.

2. Do dị ứng

Trong bột giặt, nước xả vải hoặc dung dịch vệ sinh có thể chứa chất hóa học dễ gây dị ứng cho cậu nhỏ. Một số nam giới lại bị ngứa đầu dương vật sau khi quan hệ tình dục do dị ứng với bao cao su.

3. Do cấu tạo bao quy đầu

Nam giới cấu tạo bao quy đầu bị hẹp hoặc dài thường có nguy cơ bị ngứa đầu dương vật cao hơn những trường hợp khác.

4. Do các nguyên nhân bệnh lý

Theo bác sĩ, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngứa đầu dương vật ở nam giới. Các bệnh lý có thể kể đến như viêm quy đầu, viêm bao quy đầu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục gồm sùi mào gà, mụn rộp sinh dục.

Cách xử lý khi ngứa đầu dương vật

Nếu đầu dương vật bị ngứa khiến chàng khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, tốt nhất chàng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Các vấn đề viêm nhiễm cơ quan sinh dục thường khó được dự đoán và tự điều trị tại nhà.

Việc gặp bác sĩ càng sớm thì các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng và tốt hơn. Dựa vào dấu hiệu và mức độ ngứa, bác sĩ có thể:

Tùy theo kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị và kê toa thuốc. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị ngứa đầu dương vật như:

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của histamin gây ngứa, thường được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật.
  • Nhóm thuốc corticosteroid ( hydrocortison, betamethason, prednisolon): Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống ngứa.
  • Nhóm thuốc bảo vệ da (glycerin, bơ ca cao, mỡ cừu): Là nhóm thuốc bôi ngoài da để tạo thành một lớp bảo vệ da, ngăn chặn các mô bị khô, giúp giảm ngứa, bỏng rát.
  • Nhóm thuốc làm se da (calamin, oxid kẽm): Có tác dụng làm đông tụ protein, bảo vệ da khỏi bị ngứa và làm se da nhanh.
  • Nhóm thuốc kháng virút: Thuốc chứa hoạt chất kháng virút như acyclovir, famciclovir, valacyclovir, tác dụng trị ngứa dương vật do bệnh mụn rộp sinh dục.
  • Nhóm thuốc kháng nấm: Thuốc viên với các hoạt chất kháng nấm như nystatin, clotrimazol, miconazol, được sử dụng trong điều trị ngứa dương vật do nấm bẹn.
ngứa đầu dương vật
Xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng

Đặc biệt, nếu ngứa đầu dương vật kèm theo các dấu hiệu sau, chàng cần đến ngay bác sĩ vì có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Sốt cao
  • Đau lưng hoặc đau hai bên hông
  • Dịch bất thường từ niệu đạo hoặc dương vật

Ngăn ngừa tình trạng đầu dương vật bị ngứa

Bằng cách điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt, chàng đã có thể hạn chế được tình trạng ngứa đầu dương vật.

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Tốt nhất, chàng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ nếu không chắc chắn về đối phương.
  • Vệ sinh cơ thể và cậu nhỏ sạch sẽ.
  • Không mặc đồ lót bó sát.
  • Chọn đồ lót làm bằng chất liệu co giãn, thoáng khí.
  • Luôn giữ vùng kín khô ráo.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh có nhiều hóa chất.
  • Hạn chế các động tác mạnh bạo, làm tổn thương cậu nhỏ.
ngứa đầu dương vật
Giữ gìn vệ sinh thân thể là cách để cậu bé hạn chế viêm nhiễm

Các vấn đề khác liên quan đến ngứa đầu dương vật

Bên cạnh ngứa đầu dương vật, cánh mày râu còn có thể gặp các vấn đề về cậu nhỏ dưới đây.

1. Đầu dương vật nổi mụn đỏ ngứa

Dương vật nổi mụn đỏ nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và biến mất sau 1 – 2 ngày thì có thể cho chàng vệ sinh kém hoặc do dị ứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và mức độ ngày càng nặng, có thể cậu nhỏ đã bị viêm nhiễm.

Các nguyên nhân khiến đầu dương vật nổi mụn đỏ ngứa:

  • Mụn rộp sinh dục
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh ghẻ sinh dục
  • Bệnh molluscum contagiosum
  • Viêm da tiếp xúc
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Vảy nến sinh dục
  • Bệnh chàm sinh dục

Các bệnh lý gây nên nổi mụn đỏ ở đầu dương vật đều có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu tình trạng ngứa và nổi mụn đỏ đầu dương vật kéo dài nhiều ngày, gây khó chịu, thậm chí là đau đớn, chàng nên đến bác sĩ ngay nhé.

ngứa đầu dương vật
Ngứa đầu dương vật do bệnh lý cần điều trị kịp thời

2. Đầu dương vật nổi mụn trắng không ngứa

Đầu dương vật nổi mụn trắng không ngứa thường do hai nguyên nhân chính.

Chuỗi hạt ngọc dương vật:

Đây là hiện tượng tế bào niêm mạc da phát triển bất thường. Triệu chứng thường thấy là các nốt mụn thịt, màu trắng nhỏ li ti xếp thành hàng quanh rãnh bao quy đầu, nhưng không cảm giác đau rát hay ngứa ngáy.

Nam giới trong độ tuổi sinh sản, tầm 20 đến 30 tuổi thường gặp tình trạng này. Lý do là vùng kín thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, khiến các nốt mụn dễ sinh sôi và phát triển.

Sùi mào gà:

Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, lây lan qua đường tình dục. Khi bị sùi mào gà, dương vật sẽ xuất hiện mụn trắng, có đỉnh hơi nhọn, bề mặt mụn hơi ẩm ướt và mềm, nằm đơn lẻ, nhưng không gây đau hay ngứa.

Bệnh có thể phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. Các nốt mụn lan rộng thành từng mảng lớn, nổi cộm, sần sùi, có màu hồng nhạt như mào gà và bông súp lơ. Khi nốt mụn vỡ ra sẽ gây chảy mủ, lở loét, ngứa và đau rát.

Nhìn chung, tình trạng đầu dương vật nổi mụn trắng không ngứa do chứng chuỗi hạt ngọc dương vật thì không nguy hiểm. Nam giới có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách giữ gìn vùng kín sạch sẽ.

Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, chàng nên nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngứa đầu dương vật gây khó chịu, mất tự tin, thậm chí ảnh hưởng đến phong độ của các quý ông trong “chuyện ấy”. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào với cậu nhỏ, chàng đừng ngần ngại mà hãy tìm đến sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sâm Đương Quy: Công dụng và cách dùng hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

“Sâm đương quy có tác dụng gì?” là câu hỏi thường được các đối tượng quan tâm đến sức khỏe thắc mắc. Theo như sử sách, loại sâm này đã được sử dụng trong hơn một nghìn năm như một loại gia vị, thuốc bổ và thuốc đặc trị ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này và giải đáp thắc mắc sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì? Một số thông tin được chia sẻ bởi MarryBaby sau đây sẽ là gợi ý tốt nhất dành cho bạn!

1. Sâm đương quy là gì? Các loại sâm đương quy

[key-takeaways title=””]

Sâm đương quy (có tên khoa học là Angelica sinensis) hay còn có tên gọi khác là tần quy, vân quy hay đương quy; thuộc họ Hoa tán Apra ceae. Sâm đương quy là một loại thảo dược có thân và rễ được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thông thường ở con người.

[/key-takeaways]

Loại sâm này mọc ở vùng núi cao với thời tiết mát mẻ ở Đông Á. Rễ màu nâu vàng của cây được thu hoạch vào mùa thu. Do các hợp chất thơm chứa trong cây, sâm đương quy thường có mùi nồng và riêng biệt. Mùi hương thường được mô tả là giống mùi xạ hương, đất hoặc thảo mộc.

Hiện này, có 4 loại sâm đương quy đó là: (1) Đương quy tươi; (2) Đương quy khô; (3) Đương quy rừng; (4) Đương quy Việt Nam.

2. Sâm đương quy có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia(NIH), sâm đương quy có tính dược liệu cao với nhiều thành phần được tìm thấy như vitamin nhóm vitamin E, B1, B12; và nhiều nguyên tố vi lượng. Nhờ các thành phần dồi dào có chứa trong dược liệu; sâm đương quy đã được y học hiện đại chứng minh có những tác dụng gì đối với sức khỏe.

Công dụng của sâm đương quy bao gồm:

  1. Hỗ trợ chữa các bệnh về da và xương khớp.
  2. Hỗ trợ chữa các bệnh viêm phế quản, viêm amidan.
  3. Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ.
  4. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về kinh nguyệt.
  5. Xoa dịu các triệu chứng của kinh nguyệt và mãn kinh.
  6. Cải thiện tình trạng huyết áp cao.
  7. Có khả năng làm giảm xuất tinh sớm.
  8. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

2.1 Hỗ trợ chữa các bệnh về da và xương khớp

Sâm đương quy có tác dụng gì? Ngoài công dụng điều trị bệnh thông qua phương pháp chế thuốc uống; loại sâm này còn có thể ngâm rượu để hỗ trợ chữa một số bệnh lý ngoài da hiệu quả. Vậy sâm đương quy ngâm rượu uống có tác dụng gì cho da?

Để trả lời cho câu hỏi rượu sâm đương quy có tác dụng gì; thì công dụng đầu tiên phải kể đến đó là bổ huyết, hoạt huyết, giải uất kết, giải độc tiêu viêm.

Do đó sâm đương quy có khả năng điều trị tốt một số bệnh lý về nội tiết; hoặc các bệnh về da như mụn nhọt, vết thương có mủ, hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp, đau do chấn thương ứ huyết, tê bì chân tay.

Khi cơn đau không quá nghiêm trọng thì bạn chỉ cần xoa bóp rượu thuốc thảo dược này lên khu vực đau nhức kèm theo biện pháp xoa bóp, cơn đau về xương khớp sẽ được thuyên giảm đáng kể.

2.2 Hỗ trợ chữa các bệnh viêm phế quản, viêm amidan

Sâm đương quy có tác dụng gì
Sâm đương quy có tác dụng gì? Giúp bồi bổ khí huyết hiệu quả

Do có tác dụng giải độc tiêu viêm nên loại dược liệu này có thể đóng vai trò như một loại thuốc kháng khuẩn rất tốt, chữa được các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan,…

Tuy nhiên sâm đương quy chỉ hiệu quả trong điều trị các bệnh lý hô hấp khi được dùng trong bài thuốc có kết hợp thêm các vị thuốc Đông y khác.

2.3 Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ

Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ
Sâm đương quy có tác dụng gì?

Mỗi ngày uống sâm đương quy có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu, sâm đương quy có khả năng tăng tuần hoàn máu, tăng lưu lượng mạch vành, giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, phòng chống đột quỵ do thiếu máu não. Trong đương quy chứa hàm lượng tinh dầu và sự góp mặt của ligustilide có tác dụng ổn định huyết áp.

Đặc biệt hoạt chất có trong đương quy còn có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của tiểu cầu, điều trị viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối não. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo thì bạn chỉ nên sử dụng 25 – 30ml rượu sâm đương quy trong 1 ngày.

2.4 Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về kinh nguyệt

Như đã trả lời cho câu hỏi sâm đương quy ngâm rượu uống có tác dụng gì? Sâm đương quy là vị thuốc vừa hoạt huyết vừa bổ huyết nên dùng thích hợp cho các trường hợp vừa huyết hư vừa ứ tích như phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh,…

Vì vậy mà các chị em tới tháng có thể an tâm sử dụng “thần dược” này để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe khi đến tháng nhé. Tuy nhiên, do có tác dụng hoạt huyết mạnh có khả năng gây sảy thai; nên sâm đương quy lại KHÔNG sử dụng cho phụ nữ có thai.

Sâm đương quy có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít; xoa dịu đau bụng kinh; trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, v.v. hiệu quả.

Đặc biệt, bạn sẽ còn bất ngờ với công dụng làm đẹp làn da, khiến da mịn màng, căng tràn sức sống của loại sâm này đấy.

[inline_article id=304234]

2.5 Xoa dịu các triệu chứng của kinh nguyệt và mãn kinh

7 Proven Health Benefits of Ginseng

Sâm đương quy đứng đầu trong các vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh ở chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do mà nhiều người ưu ái gọi sâm đương quy là “Nhân sâm dành cho phụ nữ”, rất được tin dùng hiện nay.

Đối với câu hỏi “Sâm đương quy có tác dụng gì?” hoặc “Loại sâm này sử dụng tốt với đối tượng nào?”; thì loại sâm này rất tốt cho các chị em phụ nữ sau khi sinh con hoặc trong và sau kỳ kinh nguyệt.

Nó có thể giúp xoa dịu hiệu quả của các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và mãn kinh.

2.6 Sâm đương quy còn có tác dụng gì khác cho sức khỏe?

Ngoài ra, những tác dụng gì mà sâm đương quy có khiến nó được mệnh danh là “thần dược”?

  • Cải thiện tình trạng huyết áp cao.
  • Có khả năng làm giảm xuất tinh sớm, như một thành phần trong kem bôi lên da.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Một nghiên cứu năm 2020 cho rằng sự kết hợp của đương quy, nhân sâm châu Á (Panax ginseng) và hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) làm giảm triệu chứng đau ngực ở một nhóm nhỏ người mắc bệnh tim.

3. Bài thuốc sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?

Sâm đương quy có tác dụng gì
Sâm đương quy có tác dụng gì khi dùng một cách khoa học

“Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?” là câu hỏi thường được nhiều chị em quan tâm vì đây là một sự kết hợp tuyệt vời dành cho phái đẹp khi chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện làn da, đẩy lùi quá trình lão hóa.

3.1 Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì?

Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì? Sâm đương quy ngâm mật ong có nhiều công dụng:

  • Chống lão hóa: Trong hỗn hợp sâm đương quy ngâm mật ong có chứa nhiều phytonutrients và chất chống oxy hóa; từ đó đẩy mạnh sự trao đổi chất, chống lão hóa cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng lâu dài ở liều lượng 6-12g/ngày.
  • Trẻ hóa da mặt: Sâm đương quy ngâm mật ong nếu được bổ sung đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chị em phụ nữ có được làn da hồng hào, cải thiện nhanh các các vết nhăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng sâm đương quy lâu dài có thể gây ở một số người có da màu sẫm trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, khi uống đương quy thường xuyên nên tránh phơi nắng hoặc gần nguồn có tia cực tím.
  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Tác dụng này là do sâm ngâm mật ong có khả năng cân bằng hoocmon và điều chỉnh lượng lớn estrogen ở trong buồng trứng.
  • Giúp tóc óng mượt, chắc khỏe: Nhờ một số thành phần như Ginsenoside Ro, carbohydrate, nên đương quy ngâm mật ong có những tác động tích cực đến mái tóc như tăng hàm lượng tế bào nhú da, kích thích tóc, ngăn sự rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn.
  • Tạm biệt “đôi mắt gấu trúc”: Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì cho đôi mắt? Sâm còn giúp đôi mắt trở nên sáng và đẹp hơn trong việc loại bỏ quầng thâm mắt.
  • Hỗ trợ giảm cân: Sâm đương quy ngâm mật ong hỗ trợ giảm mỡ thừa tại các vùng như bắp tay, bụng, lưng…

>> Bạn xem thêm: 12 cách nấu cháo yến mạch giúp giảm cân nhanh an toàn

3.2 Bài thuốc sâm đương quy ngâm mật ong

Nguyên liệu: 2 củ đương quy khô, 1 lít mật ong, 1 bình thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Củ sâm đương quy rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái mỏng
  • Cho sâm và 100ml mật ong vào tô sứ / thủy tinh. Chưng cách thủy hõn hợp trên khoảng 15 – 20 phút
  • Đổ hỗn hợp vừa chưng vào bình thủy tinh lớn rồi đỏ thêm mật ong vào cho ngập hết. Ủ trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng.

>> Bạn có thể tham khảo: Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe

4. Những ai không được dùng đương quy?

Những người bị dị ứng với các loại thực vật thuộc họ cà rốt, bao gồm tiểu hồi cần, hạt caraway, cần tây, thì là và rau mùi tây không nên dùng đương quy. Đương quy cùng họ với những cây này và có thể gây ra phản ứng.

Người đang sử dụng các loại thuốc như sau có thể gặp phản ứng với sâm đương quy:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc lorazepam, hoặc Ativan.
  • Thuốc disulfiram, hoặc Antabuse.
  • Thuốc naproxen, hoặc Naproxen và Aleve.
  • Đang sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
  • Đang sử dụng loại dược mỹ phẩm topical tretinoin.
  • Thuốc hạ sốt ibuprofen, hoặc thuốc Motrin và Advil.

Phụ nữ đang mang thai không được dùng sâm đương quy; vì loại cây này khiến tử cung co bóp và tăng nguy cơ sảy thai.

Những người đang có bệnh lý về tiêu hoá là biểu hiện của chứng tỳ vị thấp nhiệt, đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng sâm đương quy.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố. Bao gồm ung thư vú, buồng trứng và tử cung, không nên dùng đương quy vì các nhà nghiên cứu không chắc liệu nó có hoạt động như estrogen trong cơ thể hay không.

Trẻ em không nên dùng sâm đương quy vì chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng độ an toàn của loại sâm này với sức khỏe của trẻ.

Hãy luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu dùng thuốc và đọc kỹ các khuyến nghị của nhà sản xuất về lượng dùng.

5. Mua sâm đương quy ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Giá tiền của sâm đương quy tùy thuộc vào loại sâm, cụ thể:

  • Sâm đương quy tươi: 70,000 VNĐ/kg.
  • Sâm đương quy khô: 250,000 VNĐ – 300,000 VNĐ/kg.

Khi mua sâm đương quy, bạn lưu ý chọn những nơi sản xuất, cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả; hoặc hàng kém chất lượng nhé.

Sâm đương quy có tác dụng gì? Chắc hẳn sẽ không còn là câu hỏi khó nhằn đối với chúng ta đúng không nào? MarryBaby mong rằng với những thông tin thú vị này sẽ giúp bạn có cách sử dụng sâm đương quy thích hợp để điều dưỡng sức khỏe; khắc phục một số bệnh lý thường gặp nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Uống chanh muối có tác dụng gì cho sức khỏe và cơ thể?

Món nước tuy đơn giản, dễ làm nhưng cực tốt cho sức khỏe. Uống chanh muối có tác dụng gì? MarryBaby sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây.

1. Uống chanh muối có tác dụng gì cho sức khỏe?

1.1 Tốt cho hệ tiêu hóa

Chanh muối chứa nhiều chất xơ pectin, một chất có vai trò quan trọng cho sự hoạt động của đường ruột. Duy trì uống nước chanh muối với liều lượng thích hợp giúp cải thiện đường ruột, dễ tiêu hóa.

1.2 Thanh nhiệt cơ thể

Nước chanh truyền thống và nước chanh muối đều là thức uống giải nhiệt cơ thể cực kỳ hiệu quả. Nếu không có chanh muối; bạn có thể pha nước chanh bình thường và cho vào một xíu muối.

Khi cho muối vào nước chanh, muối sẽ trung hòa vị chua của chanh và vị ngọt của đường. Nước chanh pha muối sẽ có vị ngọt thanh và giải nhiệt tốt hơn.

>> Cùng chủ đề uống nước chanh muối: Dưa gang có tác dụng gì cho sức khỏe?

1.3 Giảm cân, giữ dáng

Nước chanh giúp tiêu hủy lượng mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện; bạn nên bổ sung nước chanh muối vào thực đơn hàng ngày để mau chóng có được vóc dáng mơ ước nhé.

Uống chanh muối có tác dụng gì
Uống nước chanh muối có tác dụng gì? Chanh muối có nhiều tác dụng với sức khỏe và sắc đẹp

1.4 Trị cảm, giảm ho

Một ly chanh muối pha cùng nước ấm sẽ là phương thuốc tự nhiên, hỗ trợ đánh bay các triệu chứng cảm, viêm họng. Lớp vỏ chanh muối với tinh dầu có tác dụng sát khuẩn và làm dịu cổ họng đang đau rát của bạn. Bên cạnh đó, vị mặn của muối còn giúp giảm ngứa cổ, trị ho.

1.5 Tác dụng tiêu đờm

Uống nước chanh muối ấm có tác dụng gì? Dầm chanh muối vào nước ấm sẽ giúp tan đờm rất nhanh. Ngoài ra, bạn có thể ngậm một lát chanh muối vào sâu cổ họng, sau đó nhai nuốt từ từ, cũng có tác dụng tiêu đờm, giảm ho.

1.6 Tăng cường sức đề kháng

Một số nghiên cứu cho rằng những người thường xuyên uống nước chanh muối sẽ ít cảm lạnh hơn người không sử dụng; hoặc nếu có cảm thì cũng nhanh khỏi hơn người bình thường. Nguyên nhân là do chanh muối chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn, virus gây bệnh.

Chanh muối có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác sẽ khiến bạn dễ “nghiện”. Việc uống nước chanh muối cũng là cách tăng cường lượng nước trong cơ thể. Khi cơ thể bổ sung đủ nước, sức đề kháng sẽ tăng; từ đó hạn chế các bệnh viêm nhiễm.

>> Cùng chủ đề uống nước chanh muối: Mận Hà Nội có tác dụng gì?

Tăng cường sức đề kháng
Uống chanh muối có tác dụng gì cho sức đề kháng?

1.7 Cải thiện làn da

Nước chanh muối với nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa sẽ ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, giúp làn da trở nên mịn màn, khỏe mạnh.

>> Cùng chủ đề uống chanh muối: Ăn dứa có tác dụng gì?

1.8 Tốt cho gan

Uống nước chanh muối mỗi ngày có tác dụng gì? Có công dụng giúp cơ thể loại bỏ các độc tố trong gan; đồng thời tăng lượng enzyme có lợi.

2. Cách làm nước chanh muối ngon tại nhà

Khi bạn đã biết “Uống chanh muối có tác dụng gì?”; hãy lưu ngay công thức làm chanh muối đơn giản. Bạn hãy tham khảo những bước sau đây nhé.

2.1 Chuẩn bị

  • Chanh tươi: 1 kg.
  • Muối nguyên chất: ½ kg.
  • Muối hột: nửa chén.
  • Nước đun sôi để nguội.
  • Hũ thủy tinh có nắp đậy.

2.2 Cách pha nước chanh muối

Bước 1: Sơ chế chanh

  • Chanh mua về rửa sạch, cắt bỏ hết phần cuống.
  • Dùng muối hột chà xát phần vỏ chanh để loại bớt vị the, đắng của vỏ.
  • Khi vỏ chanh chuyển sang màu xanh nhạt, bạn đã xong phần sơ chế.

Bước 2: Ngâm chanh lần 1

  • Lần lượt xếp đầy chanh vào hũ thủy tinh.
  • Rắc 2 muỗng muối bột đều lên chanh, sau đó đậy nắp lại.

Bước 3: Phơi chanh

Phơi hũ chanh đã ngâm với muối ngoài nắng, chọn nơi có ánh nắng tốt và phơi trong vòng 3 ngày liên tiếp. Lưu ý, bạn nên đậy nắp cẩn thận khi phơi nhé. Nên dùng hũ thủy tinh để ngâm chanh thay vì hũ nhựa để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sau 3 ngày phơi nắng, vỏ chanh ngả sang màu vàng nhạt là được.

Bước 4: Ngâm chanh muối

  • Nấu sôi hỗn hợp gồm 1 lít nước và 3 muỗng muối bột sao cho muối được hòa tan hoàn toàn.
  • Tắt bếp, để nước nguội hẳn rồi đổ nước vào hũ đựng chanh. Lưu ý, lượng nước nên ngập đầy hũ chanh để chanh không bị hỏng trong quá trình ngâm.
  • Bạn có thể dùng thanh tre hoặc miếng nhựa cứng chèn mặt trên của chanh để đảm bảo chanh được thấm đều nước muối.

Thành phẩm

  • Bảo quản hũ chanh muối ở nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ cao.
  • Sau 30 ngày ngâm, bạn đã có món chanh muốn thơm ngon để pha nước uống đãi cả nhà rồi đấy.

3. Một số bí quyết để bạn ngâm chanh muối ngon

  • Mẹo chọn chanh: Để làm chanh muối ngon, bạn nên chọn loại chanh già, to vừa phải, vỏ mỏng, láng mịn, màu hơi vàng, mọng nước. Quả chanh tươi ngon sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng, ngược lại chanh chứa nhiều thuốc trừ sâu sẽ có mùi hắc, nồng.
  • Cách xử lý váng trắng: Nếu bề mặt hũ chanh muối xuất hiện váng trắng, bạn nên vớt hết váng ra rồi cho thêm muối vào và tiếp tục đem phơi nắng. Một cách khác nữa là bạn rửa sạch chanh lại bằng nước ấm, sau đó nấu hỗn hợp nước muối khác và bắt đầu lại quá trình ngâm.
  • Cách vệ sinh dụng cụ: Hũ thủy tinh ngâm chanh cần được rửa sạch sẽ, tiệt trùng và phơi khô hoặc để cho thật ráo nước rồi mới cho chanh và muối vào ngâm.
Uống chanh muối có tác dụng gì
Không chỉ biết “Uống chanh muối có tác dụng gì?” bạn cũng cần biết chọn chanh già, to vừa phải, vỏ mỏng

Nước chanh hay nước ép hoa quả nói chung đều cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Uống chanh muối có tác dụng gì? Tác dụng của chanh muối với cơ thể là điều không cần bàn cãi, bạn đừng chần chừ mà hãy bổ sung ngay thức uống này vào thực đơn hàng ngày nha.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Kit test nhanh COVID-19 và các thông tin mới nhất bạn cần biết

Kit test nhanh COVID-19 hiện đang khá phổ biến không chỉ ở các cơ sở y tế mà còn đối với các đơn vị, hộ gia đình vì thao tác lấy mẫu dễ thực hiện cũng như cho kết quả nhanh chóng.

Tuy nhiên để lựa chọn được loại kit test phù hợp và có độ chính xác cao nhất thì bạn cần phải nắm một số thông tin cần thiết sau đây.

Lưu ý khi chọn mua kit test nhanh COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 đang ngày càng trở nên căng thẳng thế nên nhóm sản phẩm kit test nhanh COVID-19 dần trở nên đa dạng hơn để phục vụ người tiêu dùng cũng là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.

Ngày 01 tháng 8 năm 2021, Bộ Y tế đã có khuyến cáo cho người dân về việc không nên mua các bộ test nhanh được rao bán trên mạng, không có tên trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép.

Trên thị trường có nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo danh sách cập nhật của Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, tính đến ngày 11/2/2022 test nhanh kháng nguyên đã được Bộ Y tế cấp phép, trong nước có 3 sản phẩm hàng Việt Nam và 69 loại nhập khẩu từ nước ngoài (tiêu biểu nhất chính là 16 loại que được sử dụng nhiều tại Việt Nam).

Kit test nhanh COVID-19
Kit test nhanh COVID-19 đang sử dụng phổ biến hơnKit test nhanh COVID-19

Các loại kit test nhanh COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép

Dưới đây là 16 loại kit test nhanh COVID-19 tiêu biểu được Bộ Y tế cấp phép như sau:

TT Tên Kit test Xuất xứ Phương pháp test
1 Flowflex SARSCoV-2 Antigen Rapid Test Trung Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong mẫu ngoáy dịch mũi hoặc mẫu ngoáy dịch tỵ hầu của người
2 Trueline Covid-19 Ag Rapid Test Việt Nam Xét nghiệm định tính phát hiện kháng nguyên nCoV trong mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, của Công ty TNHH Medicon
3 Biosynex Covid-19 Ag BSS Pháp Xét nghiệm trong mẫu ngoáy dịch mũi hoặc mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
4 V Trust Covid-19 Antigen Rapid Test Đài Loan Xét nghiệm trong mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
5 CareStart Covid-19 Antigen Mỹ Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu
6 Espline SARS-CoV-2 Nhật Bản Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch mũi họng
7 Gen Body Covid-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.
8 Humasis Covid-19 Ag Test Hàn Quốc Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.
9 Asan Easy Test Covid-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm mẫu dịch tỵ hầu.
10 SARSCoV-2 Rapid Antigen Test Hàn Quốc Xét nghiệm trong mẫu phết mũi họng hoặc mẫu phết mũi họng và hầu họng
11 Panbio Covid-19 Ag Rapid Test Device Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu
12 Panbio™ Covid-19 Ag Rapid Test Device (Nasal) Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.
13 Standard Q Covid-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.
14 SGTi-flex Covid-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.
15 BioCredit Covid-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.
16 COVID-19 Ag Hàn Quốc Xét nghiệm kháng nguyên nCoV trong dịch tỵ hầu.

Kiểm tra và chuẩn bị kit test nhanh COVID-19 trước khi sử dụng

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm test nhanh các bạn cần chuẩn bị bộ sinh phẩm và dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 gồm các thành phần:

  • Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng.
  • Ống nhựa đựng dung dịch đệm.
  • Nút màng lọc nhỏ giọt.
  • Thanh/khay thử.
  • Giá đỡ ống chiết mẫu.
  • Hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra chuẩn bị thêm một cây kéo nhỏ để cắt que tỵ hầu, một bình xịt sát khuẩn, giấy thấm, đồng hồ đếm thời gian, túi rác đựng rác thải lây nhiễm nếu có loại màu vàng dùng cho y tế là tốt nhất.

Hướng dẫn cách lấy mẫu bệnh phẩm của từng loại kit test

Tiến trình lấy mẫu bệnh phẩm sẽ gồm có 6 bước thực hiện. Cụ thể như sau:

1. Trước khi lấy mẫu

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay bằng cồn sát khuẩn tay nhanh.

2. Chuẩn bị lấy mẫu

Lấy thanh/khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

Kit test nhanh COVID-19
Cách sử dụng kit test nhanh COVID-19 khá đơn giản

3. Lấy mẫu bệnh phẩm

Lưu ý: bệnh phẩm được lấy không đúng cách sẽ cho kết quả không chính xác

a) Lấy mẫu dịch tỵ hầu (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu)

Trước tiên bạn cầm ngay phía sau khất của que tỵ hầu, sau đó ngước cổ ra sau 70 độ, lưu ý tập trung thở bằng miệng, sau đó nhẹ nhàng đưa que tỵ hầu vào đến khi nào ngón tay cầm que tỵ hầu chạm mũi là đạt yêu cầu, sau đó miết nhẹ que tỵ hầu khoảng 8 – 15 giây rồi rút nhanh que tỵ hầu ra.

  • Đối với F0 là trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.
  • Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. 
  • Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 – 8 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

b) Lấy mẫu dịch mũi (đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi)

  • Lấy mẫu dịch mũi Tư thế người được lấy mẫu giống như lấy mẫu dịch tỵ hầu.
  • Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 5 – 8 giây.
  • Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

4. Tách chiết mẫu

Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt. 

Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

Kit test nhanh COVID-19
Lấy dịch mẫu đúng cách giúp kết quả test nhanh COVID-19 chính xác hơn

5. Đọc kết quả

Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.

Nếu thời gian đọc của test là 15 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 13 – 15 phút, nếu thời gian đọc của test là 30 phút thì thời gian vàng đọc kết quả là từ 28 – 30 phút.

Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian qui định của hướng dẫn sinh phẩm và nhà sản xuất.

  • Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch(vạch đỏ) chứng C (Control) .
  • Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T (Test).
  • Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Các bạn cần lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc thanh thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

Mong rằng những thông tín hữu ích về kit test nhanh COVID-19 đến từ MarryBaby sẽ giúp bạn có thể chọn mua được sản phẩm chất lượng và có thể tự thực hiện test nhanh tại nhà an toàn và chính xác nhất.

Đừng quên theo dõi thêm một số bài viết khác tại trang website này để nắm bắt kịp thời các cách điều trị covid cũng như là phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nổi mụn ở nhũ hoa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả mà an toàn ngay tại nhà

Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ về nguyên nhân, cách điều trị khi nổi mụn nhọt ở nhũ hoa. Bên cạnh đó, chị em cũng biết được cách ngăn ngừa nổi mụn ở nhũ hoa.

Nguyên nhân gây nổi mụn ở nhũ hoa chị em nào phụ nữ nào cũng cần biết

Các nốt sưng hoặc mụn trên núm vú có thể xuất phát từ một số nguyên nhân lành tính và phổ biến nhưng một số nguyên nhân khiến đầu ti mọc mụn khác có thể gây áp xe.

1. Các tuyến bã nhờn bao quanh khiến nhũ hoa bị nổi hạt

Tuyến bã nhờn (montgomery glands) là những hạt nhỏ trên quầng vú tiết ra một chất nhờn để bôi trơn. Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết mọi người với nhiều kích thước khác nhau ở mỗi phụ nữ nhưng không gây đau. Nhiều phụ nữ vẫn nhầm tưởng các hạt nhỏ này là do mình mọc mụn ở nhũ hoa mà không biết đây chỉ là tuyến bã nhờn.

Bên cạnh đó, hiện tượng nổi mụn xung quanh đầu nhũ hoa khi mang thai cũng có thể do các tuyến bã nhờn này. Chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi mang thai. Các hạt có nhiệm vụ tiết ra dầu để bôi trơn núm vú, ngăn ngừa khô da và kháng khuẩn.

Phụ nữ mang thai không nên kỳ cọ hoặc làm xây xát vùng da xung quanh nhũ hoa. Khi bạn cho con bú, bé sẽ chạm vào các hạt nhỏ để báo hiệu cho nhũ hoa tiết sữa và cũng giúp bé tìm đến đúng đầu ti của mẹ. Những hạt này sẽ biến mất đi sau khi bạn cai sữa cho con.

nổi mụn ở nhũ hoa
Nguyên nhân nổi mụn ở nhũ hoa có thể do các tuyến bã nhờn bao quanh

2. Nhiễm nấm men gây ra mụn trên nhũ hoa

Nếu bạn bị mọc mụn ở đầu nhũ hoa đi kèm với phát ban thì nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng nấm men. Những bệnh nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng với các triệu chứng khác như đỏ da và ngứa.

3. Mụn trứng cá do đổ mồ hôi nhiều

Mụn trứng cá có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bạn trong đó có nhũ hoa và thường có dạng mụn đầu trắng nhỏ.

Trường hợp này phổ biến ở những phụ nữ tập thể dục ở cường độ cao khiến da của họ bị chảy mồ hôi thấm với áo ngực gây ẩm ướt. Mụn trứng cá cũng có thể mọc trên nhũ hoa ở phụ nữ sắp tới ngày hành kinh.

4. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến ngực nổi mụn trắng

Nang lông xung quanh quầng vú bị tắc nghẽn có thể khiến lông mọc ngược, nổi mụn hoặc xung quanh núm vú nổi hạt.

Các lỗ chân lông bị tắc nghẽn thường sẽ tự hết nhưng trong một số ít trường hợp, lông mọc ngược có thể gây ra tình trạng áp xe ngực.

5. Áp xe dưới quầng vú gây ra nốt sưng

Áp xe dưới quầng vú là sự tích tụ mủ trong mô vú, thường xảy ra do viêm vú khi phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, nếu phụ nữ không cho con bú nhưng nhũ hoa nổi cục cứng đau hay áp xe thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

6. Ung thư vú gây nốt sưng trên nhũ hoa

Trong những trường hợp hiếm gặp, nốt sưng trên vú có thể là triệu chứng của ung thư vú nếu nốt sưng bị chảy máu hoặc chảy mủ.

Nổi mụn ở đầu nhũ hoa có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, mức độ nguy hiểm khi nổi mụn ở nhũ hoa còn tùy thuộc vào triệu chứng biểu hiện và nguyên nhân. Nếu nổi mụn ở đầu nhũ hoa do nguyên nhân là môi trường, chế độ sinh hoạt hay thói quen mặc áo ngực thì sau vài ngày tình trạng mụn sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Còn nếu nguyên nhân nổi mụn ở nhũ hoa liên quan tới bệnh lý đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì chị em cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:

  • Những nốt mụn ở đầu hay xung quanh nhũ hoa đau nhức.
  • Nốt mụn trên nhũ hoa sưng tấy lên với tình trạng phát ban, da đỏ.
  • Chị em thấy cục cứng nổi bên dưới nhũ hoa và cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
  • Bắt đầu xuất hiện các khối u, tiết dịch tại nhũ hoa, thay đổi kết cấu da, cảm thấy đau tức và đầu nhũ hoa tụt vào trong.
  • Nếu đầu nhũ hoa có xuất hiện chất màu trắng thì không cần quá lo lắng. Nhưng khi chất dịch chuyển sang màu vàng và kèm theo máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
  • Chị em phụ nữ cũng cần thăm khám ngay nếu mọc mụn ở đầu nhũ hoa kèm biểu hiện đau tức, có cục u.
nổi mụn ở nhũ hoa
Cần đi khám bác sĩ ngay khi chị em phát hiện mụn mọc đầu nhũ hoa có cảm giác đau tức

Bật mí cách khắc phục tình trạng mọc mụn ở đầu nhũ hoa hiệu quả nhanh nhất

Chị em phụ nữ nào gặp phải hiện tượng mụn mọc ở đầu nhũ hoa một thời gian tự biến mất thì không sao. Còn với những chị em gặp phải tình trạng mụn mọc ở nhũ hoa kéo dái và có xu hướng lan rộng và vùng xung quanh thì cần được thăm khám ngay để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp bằng thuốc.

Còn với phụ nữ đàn cho con bú và mọc mụn ở đầu nhũ hoa thì con tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh như nấm miệng, tưa miệng, nhiễm trùng… Lúc này, các mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài việc thăm khám bác sĩ, chị em phụ nữ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa hiện tượng mọc mụn ở đầu nhũ hoa.

  • Chị em chỉ nên mặc áo ngực phù hợp với size vòng 2; không nên mặc quá chất hay có đệm mút dày để tránh cản trở lưu thông máu và khó thoát mồ hôi.
  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, tránh tích tụ mồ hôi hay bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước từ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
  • Không nên ăn thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và uống các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café…
  • Thường xuyên tập luyện thể thao với bài tập nhẹ nhàng, hạn chế thức khuya, đủ đủ giấc để giúp tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.

Còn với chị em phụ nữ đang trong thời gian cho con bú thì có thể thực hiện một số cách dưới đây giúp ngăn ngừa mụn mọc đầu nhũ hoa hiệu quả như:

  • Cho bé bú hay hút hết sữa để ngăn ngừa hiện tượng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn.
  • Ngăn ngừa tình trạng viêm vú bằng cách cho con bú đồng đều ở cả 2 bên.
  • Nếu bé đang bị tưa miệng thì mẹ cho bé bú ít thời gian hơn.
  • Trước hay sau khi cho con bú mẹ cần đảm bảo tay được rửa sạch bằng xà phòng với nước ấm.
nổi mụn ở nhũ hoa
Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa mụn mọc ở ngực

Chú ý thông điệp của nhũ hoa báo hiệu khi sức khỏe của chị em phụ nữ có vấn đề

Chỉ cần quan sát những triệu chứng biểu hiện của nhũ hoa là chị em có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình. Cùng kiểm tra sức khỏe của chị em phụ chỉ đơn giản là quan sát nhũ hoa.

1. Chị em phụ nữ đang có hướng tăng cân

Nếu sau tuổi dậy thì mà chị em phụ nữ vẫn thấy núi đôi phát triển và lớn dần rõ rệt thì rất có thể là đang bị tăng cân.

2. Đang mang thai hay gặp tác dụng phụ khi dùng biện pháp tránh thai

Nhiều chị em dùng thuốc tránh thai hay dị ứng với bao cao su hay các hình thức tránh thai can thiệp nội tiết… dễ khiến kích thước và màu sắc của nhũ hoa thay đổi.

Và khi nhũ hoa thay đổi mà bạn không dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ thì cũng có thể nghĩ đến việc mình đã mang thai.

3. Chị em đang giảm cân

Bộ ngực của bạn nhỏ xuống nhanh chóng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang giảm cân không phanh đấy. Bởi bầu ngực được tạo nên từ các mô mỡ mà. Bên cạnh đó, vòng 2 nhỏ đi cũng có thể do sự hoạt động quá mức của tuyến giáp hay chị em mắc một căn bệnh mãn tính nào đó.

4. Có thể bị ung thư vú

Chị em phát hiện ra một bên nhũ hoa thay đổi hình dạng đáng kể, mọc mụn mủ, chảy dịch… rất có thể đây là các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh ung thư vú.

Nổi mụn ở nhũ hoa cũng không quá nguy hiểm như chị em phụ nữ nghĩ đúng không nào. Còn tùy thuộc vào biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Cách tốt nhất vẫn là chị em nên xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học để ngăn ngừa sớm hiện tượng nổi mụn ở nhũ hoa.

Xem thêm: