Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách luyện tập cho phổi cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể làm được

Chăm sóc và bảo vệ lá phổi là việc vô cùng quan trọng. Phổi không khỏe sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề về đường thở, mắc các bệnh về đường hô hấp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách luyện tập cho phổi khỏe mạnh không khó. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.

Tầm quan trọng của phổi

Phổi có chức năng chính là đưa oxy đi vào các tế bào máu (còn gọi là hồng cầu) thông qua hoạt động hít thở. Các tế bào máu này sẽ vận chuyển oxy đi nuôi khắp cơ thể. Phổi cũng hoạt động để cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Một số vai trò khác của phổi như:

  • Điều chỉnh độ pH trong máu bằng cách tăng hoặc giảm lượng khí CO2.
  • Lọc những cục máu đông (nếu có) trong tĩnh mạch.
  • Lọc bóng khí có thể hình thành trong máu.
  • Chuyển hóa chất hóa học angiotensin I thành angiotensin II trong máu. Đây là những hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Vì sao phải tìm hiểu cách luyện tập cho phổi

Hiện nay, các bệnh liên quan đến phổi ngày càng xuất hiện nhiều với diễn biến phức tạp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mới nhất có thể kể đến Covid-19 (Corona hay nCoV – gọi tắt là Covid), một bệnh về đường hô hấp, gây ra bởi virus SARS-CoV-2.

Các bệnh về phổi có thể xảy ra với bất cứ ai, khắp mọi độ tuổi, giới tính, nhất là đối tượng trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng kém.

Cách luyện tập cho phổi
Phổi là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể người

Khi phổi gặp vấn đề, tùy vào mức độ tổn thương mà bạn sẽ gặp các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.  Các triệu chứng bệnh phổi thường gặp như ho có đờm, thở khò khè, sốt, khó thở, người mệt mỏi, chán ăn.

Khi phổi bị tổn thương, bạn có thể gặp các bệnh sau:

  • Hen suyễn: Là hiện tượng đường thở bị viêm, nhiễm trùng. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ho, đau tức ngực và khó thở.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ra bởi luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Triệu chứng của bệnh bao gồm khó thở, ho, đau tức ngực, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy. Đây là loại bệnh mãn tính và có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, ung thư phổi.
  • Viêm phế quản: Là tình trạng viêm lớp niêm mạch trong ống phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho có đờm, thở khò khè.
  • Xơ nang phổi: Khi phổi nhiễm trùng, các chất nhầy tích lũy trong phổi ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng xơ nang phổi.

Ngoài ra, bệnh phổi còn có nguy cơ gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính, tắc mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.

Như vậy, để có cơ thể khỏe mạnh, phổi là một trong những cơ quan hàng đầu mà bạn cần chăm sóc và gìn giữ. Tìm hiểu và áp dụng cách luyện tập cho phổi sẽ có thể giúp bạn có một chiếc máy điều hòa không khí vận hành trơn tru, dẻo dai.

Cách luyện tập cho phổi

Có một số bài tập đơn giản nhưng lại có tác dụng tuyệt vời cho cơ quan hô hấp, đặc biệt là phổi.

cách luyện tập cho phổi
Hít thở sâu là một trong những cách luyện tập cho phổi

1. Hít thở sâu

Ở trạng thái bình thường, bạn sẽ hít thở khoảng 12 đến 15 nhịp mỗi phút. Để giúp giãn nở cơ phổi, tăng thể tích lưu thông khí, bạn có thể tập cách hít thở sâu.

Cách làm như sau:

  • Ngồi thẳng, thư giãn cơ mặt.
  • Từ từ hít không khí vào một hơi sâu nhất có thể, bụng căng lên.
  • Thở không khí ra bằng mũi và miệng

Động tác hít thở sâu được khuyến cáo nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy buổi sáng.

2. Ngồi đúng tư thế cũng là cách luyện tập cho phổi

Tư thế ngồi khom lưng khiến buồng phổi không mở rộng đúng mức cần thiết để chứa đủ không khí. Điều này khiến cho hơi thở bị ngắn lại, đồng nghĩa với lượng oxy được hít vào giảm đi.

Đó là lý do tại sao khi ngồi làm việc sai tư thế trong một thời gian dài, bạn dễ thấy chóng mặt, nhức đầu.

Bạn cần giữ tư thế ngồi đúng khi học tập hoặc làm việc. Bạn chỉ cần ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, vai thả lỏng, bàn chân đặt sát sàn và duỗi thẳng hai chân để đầu gối thấp hơn hông.

Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu. Tốt nhất, sau mỗi 45 phút hoặc 1 tiếng ngồi, bạn đứng lên đi lại vài vòng hoặc thực hiện một vài động tác thư giãn. Với cách làm này, chắc chắn sức khỏe và hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện.

3. Thở bằng bụng

Đây là bài tập để rèn luyện cho cơ hoành, phần cơ nằm phía trên bụng, có chức năng quan trọng trong việc hít thở.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên mặt sàn, chân duỗi thẳng.
  • Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
  • Hít một hơi thật sâu, từ từ kéo căng phần cơ bụng cho đến khi bạn cảm thấy bàn tay trên bụng cao hơn tay đang đặt trên ngực.
  • Thở ra chầm chậm bằng miệng trong 7 giây.

4. Bài tập làm rỗng phổi

Bài tập này giúp tăng khả năng lưu thông khí trong phổi, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Cách thực hiện

  • Đứng thẳng lưng, thả lỏng đầu gối.
  • Từ từ uốn cong bụng, gập người xuống, thở hết không khí trong phổi ra ngoài.
  • Trở về tư thế đúng, hai tay giơ thẳng lên trời đồng thời hít vào một hơi thật sâu.
  • Tiếp tục gập người và thở ra.
  • Tổng thời gian hít vào và thở ra cần duy trì khoảng 20 giây.
cách luyện tập cho phổi
Bơi lội không chỉ tốt cho phổi mà còn là bài luyện tập rất hữu ích cho tim.

5. Cách luyện tập cho phổi khỏe mạnh bằng bơi lội

Bơi lội là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp hít thở nhịp nhàng. Khi bơi, không khí được hít thông qua cả mũi và miệng, giúp cơ thể đào thải tốt carbon dioxide.

Bơi lội không chỉ tốt cho phổi mà còn là bài luyện tập rất hữu ích cho tim.

6. Đi bộ

Theo các bác sĩ, đi bộ là hoạt động tập luyện đơn giản, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi cho người mắc bệnh phổi. Khi đi bộ, bạn cần đi thẳng người, ngẩng cao đầu, vai thẳng và chân bước đều đặn. Cách đi này không làm khung xương sườn bị ép lại và phổi vẫn được giãn nở.

Chăm sóc phổi bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt

Ngoài việc áp dụng các cách luyện tập cho phổi, bạn còn có thể duy trì sự khỏe mạnh của bộ phận này thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt.

  • Chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, người ăn nhiều rau xanh thường có rủi ro bị ung thư phổi thấp hơn một nửa so với người ít ăn rau.
  • Chế độ vận động: Bơi lội, đi bộ, tập yoga, các bài tập thể thao nhẹ nhàng luôn là cách để bạn giữ gìn sức khỏe và sắc vóc hiệu quả.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc chiếm đến 85% trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi.
  • Môi trường sống lành mạnh: Không gian sống và làm việc sạch sẽ, ít khói bụi, không ô nhiễm sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
  • Bảo vệ bản thân trong thời kỳ dịch bệnh: Trong thời gian diễn ra dịch covid-19, bạn cần tuân thủ nguyên tắc 5k để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

Phổi của bạn sẽ được khỏe hơn nếu được luyện tập đúng cách và đều đặn. Cách luyện tập cho phổi không khó, không mất nhiều thời gian mà lại cực kỳ hiệu quả. Luôn dành một ít thời gian mỗi ngày để áp dụng các cách luyện tập cho phổi, bạn nhé.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đau ngực trước kỳ kinh và các mẹo giúp giảm đau hiệu quả nhất

Đau ngực trước kỳ kinh là hiện tượng rất thường gặp ở các chị em phụ nữ. Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị ngực căng đau trước kỳ kinh.

Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ít nhiều gì vấn đề này cũng sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ trở nên nhạy cảm. Hy vọng những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đón ngày đèn đỏ một cách nhẹ tênh nhất!

Như thế nào là đau ngực trước kỳ kinh?

Cảm giác ngực căng đau trước kỳ kinh có thể khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể đau ngực nhiều hơn vào những ngày trước kỳ kinh, sau đó giảm dần trong và sau kỳ kinh.

Dưới đây là một số biểu hiện đau vú trước kỳ kinh mà các chị em thường gặp:

  • Đau nhức, căng tức, khó chịu ở ngực.
  • Có thể đau ở một hoặc cả hai bên vú
  • Đau lan ra cả vùng dưới cánh tay, nách
  • Cảm thấy đau nhiều hơn ở vùng núm vú, đầu ti
  • Đôi khi cảm thấy đau nhói, đôi khi chỉ là cảm giác ngứa.
  • Đau và sưng có thể xuất hiện cùng lúc

Một số người cảm thấy đau ngực liên tục trong vài ngày, trong khi những người khác chỉ thấy thoáng đau mà không có để ý. Đau ngực trước ngày có kinh cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mặc áo ngực thông thường hoặc quần áo bó sát.

 Đau ngực trước kỳ kinh
Đau ngực là hiện tượng bình thường ở các chị em trước kỳ kinh

>> Bạn có thể tham khảo: Đau ngực khi có kinh: Mình biết cách trị sẽ ổn

Đau ngực trước kỳ kinh bao nhiêu ngày?

Câu hỏi đau ngực trước kỳ kinh mấy ngày thường không có câu trả lời chính xác cụ thể bởi với mỗi người thời gian đau tức ngực khác nhau, nhưng thường sẽ là từ 7-14 ngày trước kỳ kinh nguyệt.

Với bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì EstrogenProgesterone đều tăng trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14-28 trong một chu kỳ điển hình kéo dài 28 ngày.

Nồng độ estrogen cao nhất ở khoảng giữa chu kỳ, trong khi hàm lượng Progesterone tăng lên vào tuần trước khi nguyệt san ghé thăm.

đau ngực trước kỳ kinh
Thời gian đau ngực trước khi có kinh mấy ngày bạn biết chưa?

Mẹo xoa dịu cảm giác ngực căng đau trước kỳ kinh

Sau khi nắm được thời gian đau ngực trước khi có kinh bao nhiêu ngày thì tiếp đến sẽ là phần bạn mong chờ nhất. Một số mẹo hay sau đây có thể giúp bạn vượt qua những ngày “đèn đỏ” mệt mỏi một cách nhẹ nhàng nhất nhé!

1. Mặc áo ngực thoải mái khi đau ngực

Áo ngực độn có thể gây kích ứng da và không tốt khi bạn mặc lâu dài. Để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do đau ngực trước khi hành kinh, bạn nên mặc chiếc áo ngực hỗ trợ.

Bạn cũng có thể mặc áo không gọng và có kích thước thoải mái một chút so với vòng ngực của bạn vào những ngày mệt mỏi.

Nhiều chuyên gia cũng đề xuất bạn nên chọn kích thước áo ngực lớn hơn kích thước thông thường. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp bạn bị sưng ngực tại thời điểm trước ngày hành kinh.

Bạn nên chọn những chiếc áo ngực với chất liệu mềm, có thể co giãn và dễ chịu để cơ thể được thoải mái nhất.

>> Bạn có thể tham khảo: Đau nhũ hoa có phải mang thai?

1. Massage nhẹ nhàng giúp giảm đau ngực trước kỳ kinh

1.1. Lợi ích tuyệt vời của việc massage ngực

Massage ngực sẽ làm tăng lượng bạch huyết và lưu lượng máu di chuyển tới ngực, giúp vùng ngực mềm mịn và đàn hồi hơn. Hơn nữa, thói quen massage ngực thường xuyên cũng sẽ giúp vòng ngực của bạn quyến rũ hơn.

>> Bạn có thể tham khảo: Học cách massage ngực của người Nhật để biến “sân bay” thành “đào khổng lồ”

Massage là mẹo hay giúp giảm đau ngực trước kỳ kinh

1.2. Cách massage ngực giúp giảm đau ngực trước ngày kinh

Bạn có thể massage ngực nhẹ nhàng bằng những tinh dầu thiên nhiên (như dầu dừa, dầu ô liu, dầu mù tạt,…) với các bước massage sau đây:

  • Xoa hai bàn tay vào nhau để tay có độ ấm và mềm hơn vì bàn tay khô và lạnh có thể gây kích ứng da của bạn.
  • Nhẹ nhàng xòe các ngón tay của hai bàn tay và đặt lên hai ngực.
  • Massage ngực vào trong theo chuyển động tròn. Tay phải của bạn nên di chuyển theo chiều kim đồng hồ và tay trái nên di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.
  • Bạn đưa tay chuyển động nhẹ nhàng massage ngực, mỗi lần xoa ngực sẽ kéo dài trong vài giây. Tránh chạm vào núm vú. Nếu bạn cảm thấy đau ở vú, thì hãy giảm áp lực lại.
  • Bạn massage ngực ít nhất năm phút và không quá 15 phút. Hãy thực hiện 2 lần massage ngực/1 ngày trong ít nhất một tháng nếu bạn muốn kết quả nhanh hơn.

2. Chườm nóng hoặc lạnh: Giảm tình trạng ngực căng đau trước kỳ kinh

Chườm nóng là một liệu pháp có thể giúp bạn cải thiện lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể khi nhiệt độ tăng. Chườm nóng vùng ngực có thể giúp làm dịu sự khó chịu và chữa lành những cơn đau.

Bạn lấy khăn bông loại mềm thấm vào nước nóng và sau đó chườm lên bầu vú. Bạn cũng có thể cho nước ấm vào bình sữa rồi dùng khăn mỏng quấn quanh chai rồi chườm từ dưới bầu vú lên đầu ti.

Tương tự như vậy, bạn có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô, túi sưởi ấm để chườm vào vùng ngực bị đau trong vòng 15 – 20 phút.

>> Bạn có thể tham khảo: Tất tần tật những điều chị em cần biết về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Với câu trả lời của đau ngực trước kỳ kinh mấy ngày và các mẹo hay để giảm đau ngực, MarryBaby tin rằng thời gian trước và trong khi đến tháng của chị em sẽ không còn là cơn ác mộng khủng khiếp như trước kia nữa.

Đừng quên theo dõi thêm một số bài viết thú vị khác về cách chăm sóc cơ thể của chị em ngay tại website này nhé!

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Những câu nói hay về phụ nữ giúp truyền cảm hứng và động lực sống

Dưới đây là những câu nói hay về phụ nữ trưởng thành, những câu nói hay về phụ nữ tuổi 30. MarryBaby hi vọng những thông điệp này sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

1. Những câu nói hay về phụ nữ mạnh mẽ

Người phụ nữ bản lĩnh sẽ luôn không ngừng nỗ lực, tự tin vào bản thân mình. Đừng chỉ nhìn vào những yếu điểm bên ngoài; mà bỏ quên giá trị, sự mạnh mẽ ẩn giấu bên trong mình.

Những câu nói hay về người phụ nữ biểu thị sự mạnh mẽ được nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới nói ra. 

Người phụ nữ mạnh mẽ
Emma Watson chia sẻ câu nói hay về phụ nữ: “Cần tự biết đấu tranh cho chính bản thân mình.”

Ngay sau đây, chúng ta cùng theo dõi những câu nói hay về phụ nữ mạnh mẽ được yêu thích.

  1. Amy Morin: “Hãy là người phụ nữ sửa vương miện cho người phụ nữ khác mà không nói với cả thế giới rằng nó bị lệch.”
  2. Amy Poehler: “Xem những người tuyệt vời làm những gì bạn yêu thích là một cách hay để bắt đầu học cách tự làm điều đó.”
  3. Emma Watson: “Thật nhảm nhí khi nói những cô gái trẻ như nàng công chúa mỏng manh dễ vỡ. Không hề như thế, tôi đã xác định mình sẽ là một chiến binh – một người đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ”.
  4. Angela Bassett: “Tất cả chúng ta đều có mục đích sống; ngay cả khi chúng ta vẫn đang cố gắng hiểu đó là gì.”
  5. Elaine Welteroth: “Các chị em gái. Các bà mẹ. Các nữ giáo sư. Khi phụ nữ khẳng định chính mình, họ sẽ giải phóng sức mạnh của bản thân; và cho phép phụ nữ chúng tôi tỏa sáng hơn.”
  6. Gift Gugu Mona: “Một người phụ nữ mạnh mẽ là một cỗ máy chịu nhiệt và bão tố. Không có gì cô ấy không thể xử lý, “
  7. Michelle Obama: “Tình bạn giữa những người phụ nữ được xây dựng từ những sự tử tế nhỏ dành cho nhau. Chúng được trao đổi qua lại và lặp đi lặp lại.”
  8. Janice Trachtman: “Mọi thứ đều nằm trong khả năng của bạn, và sức mạnh của bạn nằm trong bạn.”
  9. Eleanor Roosevelt: “Một người phụ nữ giống như một túi trà, bạn không bao giờ biết cô ấy mạnh mẽ tới mức nào cho đến khi bạn đặt cô ấy vào nước nóng”.
  10. Diane Von Furstenberg: “Tôi chưa gặp một người phụ nữ yếu đuối, chỉ là họ chưa thể hiện hết sức mạnh của bản thân mình. Khi bi kịch kéo đến, họ mới chứng tỏ sự mạnh mẽ của mình”.

2. Những câu nói hay về phụ nữ thông minh

cau-noi-hay-ve-phu-nu-2
Câu nói hay về phụ nữ thông minh, bản lĩnh luôn nhận được sự tôn trọng từ người xung quanh

Khi nhắc đến những câu nói hay và truyền cảm hứng về phụ nữ, chúng ta không thể bỏ qua sự thông minh. Nó không chỉ thể hiện qua trí óc mà còn lối ứng xử khéo léo. Nhờ đó, bạn sẽ được đưa ra khỏi căn bếp để hướng đến nguồn tri thức vô tận.

Những câu nói hay về phụ nữ thông minh là:

  1. Sally Berger: “Bí quyết để dẫn đầu đó là hãy bắt đầu.”
  2. Byron Katie: “Thích tôi không phải là công việc của bạn, mà là trách nhiệm của chính tôi.”
  3. Hillary Clinton: “Hãy xem xét những lời chỉ trích, bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ đó. Nếu những lời chỉ trích đó là sai, hãy xem như những hòn đá lăn trên đường mà bạn đi qua”.
  4. Maya Angelou: “Một người phụ nữ khôn ngoan không muốn bị coi là kẻ thù trong mắt bất kỳ ai; một người phụ nữ khôn ngoan từ chối trở thành nạn nhân của bất kỳ ai”.
  5. Brigitte Bardot: “Còn gì đẹp hơn một người phụ nữ già nua trở nên thông thái cùng tuổi tác? Mỗi độ tuổi đều có thể khiến ta say mê, miễn là ta sống cùng với sự thông thái đó”.
  6. Đức mẹ Theresa: “Hãy làm những điều nhỏ bé với một tình yêu bao la.”
  7. Ingrid Bergman: “Thành công là khi bạn làm được điều bạn muốn; hạnh phúc là muốn điều bạn có thể đạt được.”
  8. Eleanor Roosevelt: “Người phụ nữ giống như một túi trà lọc; bạn sẽ không biết cô ấy mạnh mẽ đến mức nào cho đến khi nhúng túi trà ấy vào nước nóng.”
  9. Margaret Thatcher: “Nếu bạn muốn những điều nhất định được nói ra; hãy nhờ đến người đàn ông. Nhưng nếu bạn muốn những điều nhất định được hoàn thành; hãy tìm đến người phụ nữ.”
  10. Sarah Ban Breathnach: “Những ước vọng sâu kín nhất chính là những ước mơ từ con người chân thật của chính chúng ta. Chúng ta cần học cách tôn trọng điều đó. Chúng ta cần học cách lắng nghe điều đó.”

>> Xem thêm: Nhận diện gương mặt phụ nữ chuẩn tướng “vượng phu ích tử” chuẩn theo từng ngũ hành

3. Những câu nói hay về phụ nữ trưởng thành độc lập

người phụ nữ trưởng thành, độc lập
Câu nói hay về phụ nữ hiện đại dám thử sức và cạnh tranh với cánh mày râu trên mọi lĩnh vực

Độc lập tài chính là biểu hiện đặc trưng của người phụ nữ có ý chí, hiện đại. Bản thân luôn cảm nhận được sự tự tin và người xung quanh cũng trở nên tôn trọng bạn hơn.

Bạn đừng bỏ lỡ những câu nói truyền cảm hứng và hay về phụ nữ trưởng thành sau đây:

  1. Nora Ephron: “Trên tất cả, hãy là nữ anh hùng của cuộc đời bạn, không phải nạn nhân”.
  2. Khuyết danh: “Hãy là cô gái mạnh mẽ có thể vượt qua điều tồi tệ nhất”.
  3. Mae West: “Người phụ nữ đáng nể là người kiên trì theo đuổi mục kể cả khi cô ấy va vấp và thất bại liên tiếp.”
  4. Lynda Berry: “Hãy trông đợi những điều bất ngờ; và khi có thể, hãy trở thành điều không thể ngờ tới.”
  5. Alice Walker: “Cách từ bỏ quyền năng phổ biến nhất đó là khi bạn nghĩ rằng bạn không có chút quyền năng nào.”
  6. Gloria Steinem: “Phụ nữ chúng ta cần trở thành người đàn ông mà chúng ta mong muốn cưới.”
  7. Angelina Jolie: “Hãy thử tìm xem bạn là ai trong thế giới này và xác định những gì bạn cần để bản thân vẫn tốt khi chỉ một mình. Tôi nghĩ trong cuộc sống điều quan trọng nhất là tìm hiểu những cảm giác về bản thân mình. Làm được điều này, bạn có thể làm bất cứ điều gì khác”.
  8. Charlotte Bronte: “Tôi không phải là chim, vì thế tôi không cần một chiếc lồng giam giữ. Tôi là một con người tự do với một ý chí độc lập”.
  9. Mary Anne Radmacher: “Can đảm không cần phải gào thét. Đôi lúc, can đảm là giọng nói âm thầm, nhỏ nhẹ vào cuối ngày và nói rằng: “Mình sẽ thử lại vào ngày mai”.”
  10. Florence Griffith Joyner: “Khi gặp bất kỳ ai nói rằng tôi không thể; tôi sẽ lập tức không lắng nghe những người đó nữa.”

>> Bạn xem thêm: Chồng ngoại tình vợ nên làm gì? 10 cách xử trí thông minh của phụ nữ hiện đại

4. Những câu nói hay về phụ nữ tự tin

Bạn có nhận thấy rằng những câu nói hay về phụ nữ tuổi 30 không thể bỏ qua sự tự tin? Phong thái tự tin sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều trong con mắt của người khác. Nhờ đó, bạn sẽ trở nên thật bản lĩnh và tỏa sáng.

cau-noi-hay-ve-phu-nu-4
Câu nói hay về phụ nữ tự tin là điều kiện thiết yếu để phụ nữ khẳng định giá trị của bản thân mình

Những câu nói hay về phụ nữ tự tin bạn nên tự nói với chính mình mỗi ngày:

  1. Madonna: “Tôi rất cứng rắn, tôi rất tham vọng. Tôi biết chính xác mình muốn gì. Nếu điều đó làm tôi trông có vẻ khó ưa trong mắt người khác, tôi sẵn sàng”.
  2. Anais Nin: “Cuộc sống bó hẹp hay rộng mở phụ thuộc vào lòng can đảm của mỗi người.”
  3. Mae West: “Bạn chỉ sống có một cuộc đời; nhưng nếu bạn thực sự sống, bạn chỉ cần một là đủ.”
  4. Erica Jong: “Vấn đề là khi bạn không chấp nhận liều lĩnh cho bất kỳ điều gì, bạn đang mạo hiểm cuộc sống của mình nhiều hơn thế.”
  5. Paris Hilton: “Một người phụ nữ trông như thế nào không phải là vấn đề, chỉ cần cô ấy tự tin thì cô ấy sẽ luôn gợi cảm bất chấp tuổi tác”.
  6. Oprah Winfrey: “Sự đam mê là nguồn năng lượng. Hãy cảm nhận nguồn năng lượng ấy khi bạn chọn để tập trung vào những điều bạn thấy quan trọng.”
  7. Allegra Versace: “Rất nhiều người sẽ nói “quyến rũ” chỉ về những đường cong trên cơ thể. Nhưng với tôi, “quyến rũ” là một người phụ nữ tràn đầy tự tin”.
  8. Ellen DeGeneres: “Hãy tìm ra con người của mình và trở thành con người ấy. Đó là lý do cho sự tồn tại của bạn trên trái đất này. Đi tìm sự thật, sống với sự thật, và những điều khác sẽ tự nhiên đến.”
  9. Mary Kay Ash: “Đừng tự giới hạn chính bản thân mình. Rất nhiều người tự giới hạn bản thân về điều mà họ có thể làm. Bạn có thể tiến xa đến bất kỳ đâu nếu tâm trí của bạn cho phép. Những điều bạn tin tưởng, hãy nhớ lấy điều này, bạn có thể đạt được.”
  10. Eleanor Roosevelt: “Mỗi ngày, hãy làm một điều khiến bạn cảm thấy sợ hãi.”

[inline_article id=266267]

5. Những câu nói hay về phụ nữ và tình yêu

cau-noi-hay-ve-phu-nu-5
Trong tình yêu, người phụ nữ cần sự tỉnh táo và bản lĩnh – Câu nói hay về phụ nữ trong tình yêu sẽ hữu ích

Tình yêu chính là thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Nó mang đến cho người phụ nữ rất nhiều cung bậc cảm xúc nhau, từ vui vẻ, hạnh phúc đến khổ đau.

Tiếp theo đây, hãy cùng tham khảo những câu nói hay về người phụ nữ trong chuyện tình cảm:

  1. Lão Tử: “Được yêu một cách sâu sắc sẽ cho bạn thêm sức mạnh; và yêu ai đó sâu sắc sẽ cho bạn thêm sự can đảm.”
  2. Lauryn Hill: “Hãy chân thật, kể cả khi điều đó tàn nhẫn. Nhưng đó là cách duy nhất duy trì tình yêu.”
  3. Taylor Swift: “Chúng ta chỉ nên yêu thôi, chứ đừng ngã vào tình yêu. Bởi bất cứ thứ gì mà ngã thì cũng vỡ”.
  4. Oscar Wilde: “Phụ nữ là để yêu, không phải là để hiểu”.
  5. Paulo Coelho: “Khi yêu, chúng ta luôn cố gắng để trở thành một con người tốt hơn. Và khi chúng ta cố gắng hoàn thiện chính mình; mọi thứ quanh ta cũng trở nên tốt đẹp hơn.”
  6. Maya Angelou: “Mọi người sẽ quên điều bạn nói; họ cũng quên điều bạn làm; nhưng họ sẽ chẳng bao giờ quên bạn đã khiến họ cảm thấy như thế nào.”
  7. Leo F. Buscaglia: “Một tình yêu chân thật là khi bạn và người yêu có thể là chính mình. Anh ấy có thể cười cùng bạn, nhưng không bao giờ cười nhạo bạn. Anh ấy có thể khóc cùng bạn, nhưng không bao giờ khóc vì bạn. Anh ấy yêu cuộc sống, yêu chính mình và yêu việc được bạn yêu thương. Mối quan hệ như vậy được xây dựng từ sự tự do, và chẳng thể nào đến từ sự ghen tuông nhỏ nhặt.”
  8. Agnes Repplier: “Chúng ta sẽ chẳng thể nào yêu một người mà ta không thể cùng họ vui cười.”
  9. Hermann Hesse: “Mục đích của tình yêu không phải là trở thành con người mà ta không-phải-là. Mục đích của tình yêu là công nhận lẫn nhau; học hỏi từ nhau; và trân trọng con người chân thật nhất.”
  10. Carl Gustav Jung: “Cuộc gặp gỡ giữa hai tính cách giống như sự hòa trộn của hai loại chất hóa học. Nếu có phản ứng, thì sự tiếp xúc đó sẽ chuyển hóa.”

>> Bạn xem thêm: 32 dấu hiệu chàng yêu bạn rất nhiều và bạn rất quan trọng với chàng

Mỗi người sẽ tự nhìn ra nguồn động lực, cảm hứng đặc biệt cho riêng mình từ những câu nói hay về người phụ nữ. Hãy giữ cho mình suy nghĩ tích cực, tự tin, không ngừng học hỏi và trải nghiệm để biến cuộc sống trở nên tốt đẹp nhất.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nguyên nhân khiến khí hư màu hồng nhạt không nên xem thường

Khí hư màu hồng nhạt là hiện tượng thường gặp ở các chị em khi vừa mới bắt đầu hoặc kết thúc kỳ kinh mỗi tháng. Tuy đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng việc tìm hiểu và nắm một số nguyên nhân cơ bản khiến cơ thể ra khí hư màu hồng nhạt sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc điều dưỡng sức khỏe!

Nguyên nhân khiến âm đạo ra khí hư màu hồng nhạt

Sau đây là những nguyên nhân cơ bản khiến khí hư có màu hồng nhạt:

1. Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc kỳ kinh

Sở dĩ nói khí hư màu hồng không đáng lo ngại vì nó chỉ đơn giản là tín hiệu bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của các chị em.

Đây là lúc máu kinh chỉ vừa mới chảy hoặc đang chảy ít lại. Lượng máu kinh ít có thể bị pha loãng với các chất dịch âm đạo khác và chuyển thành màu hồng.

 Khí hư màu hồng nhạt
Khí hư màu hồng là do quá trình kinh nguyệt

2. Rối loạn kinh nguyệt khiến khí hư có màu hồng nhạt

Kinh nguyệt không đều cũng có thể khiến khí hư có màu hồng. Nếu thời gian hành kinh ngắn, kéo dài dưới 2 ngày, máu kinh sẽ xuất hiện dưới dạng đốm máu và có màu hồng thay vì màu đỏ.

Những thay đổi về cân nặng, tuổi tác hoặc căng thẳng đều có thể khiến chu kỳ kinh của bạn trở nên bất thường.

>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bất thường?

3. Mất cân bằng hormone dễ gây ra khí hư màu hồng

Mất cân bằng estrogen- progesterone thấp có thể khiến âm đạo tiết dịch màu hồng, kể cả khi bạn chưa đến ngày hành kinh. 

Nội tiết tố estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu nồng độ hormone này bị thiếu hụt, niêm mạc tử cung có thể bị bong ra bất thường, dẫn đến xuất huyết nhẹ gây chảy dịch màu hồng từ âm đạo.

4. Khí hư màu hồng nhạt do sử dụng biện pháp tránh thai

Việc bắt đầu sử dụng hoặc chuyển qua dùng các phương pháp tránh thai nội tiết có thể gây mất cân bằng estrogen – progesterone. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng tiết dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu.

5. U nang buồng trứng là dấu hiệu nguy hiểm

U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng phát triển ở một hoặc cả hai buồng trứng. U nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau. Một số nang buồng trứng cơ năng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt khiến khí hư màu hồng.

6. Quá trình làm tổ của phôi thai

Sự làm tổ là quá trình trứng được thụ tinh tự “vùi mình” vào nội mạc tử cung để tiếp tục phát triển. Quá trình này xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh và có thể gây chảy máu nhẹ, khiến khí hư màu hồng.

Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, bị trễ kinh hoặc xuất hiện dịch tiết màu hồng, hãy cân nhắc việc thử thai tại nhà.

Khí hư màu hồng nhạt
Khí hư màu hồng nhạt có thể là do bệnh lý

7. Mang thai ngoài tử cung khiến ra khí hư màu hồng

Có không ít chị em băn khoăn ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì? Bạn có biết mang thai ngoài tử cung có thể là một trong những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo. Nếu máu chảy ít và bị hòa lẫn với dịch âm đạo của bạn sẽ khiến khí hư màu hồng nhạt.

Trường hợp vẫn tiếp tục phát triển, thai ngoài tử cung có thể bị vỡ và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, khi thấy dịch tiết màu hồng hoặc chảy máu âm đạo kèm đau bụng dữ dội một bên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

8. Viêm âm đạo là bệnh lý khiến khí hư màu hồng nhạt

Khí hư ra nhiều kèm theo những biểu hiện màu sắc khác thường, có mùi hôi khó chịu, ngứa rát âm đạo… thì đó được gọi là khí hư bất thường.

Một khi khí hư có mùi hôi, ngứa và có màu sắc lạ thì rất có thể là dấu hiệu chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất đó là khí hư có màu hồng nhạt, có bọt hoặc loãng, ngứa âm đạo. Nếu do tạp khuẩn thì khí hư ra nhiều, đồng thời có màu trắng hồng, mùi hôi tanh khó chịu.

Ngoài ra, khi bị viêm cổ tử cung, vùng kín của nhiều chị em sẽ ra khí hư màu hồng nhạt, vàng hoặc xám kèm theo đó là hiện tượng tiểu rát.

Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng tránh khí hư màu hồng nhạt

Để tránh tình trạng khí hư màu hồng hoặc các màu khác lạ, chị em nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ.
  • Không sử dụng xà phòng thơm và các sản phẩm xịt vùng kín.
  • Không thụt rửa âm đạo: Nếu chị em càng thụt rửa, vi trùng, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập sâu vào bên trong. Chị em chỉ nên vệ sinh bên ngoài âm hộ, giữ cho âm hộ luôn được khô thoáng.
  • Sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và gây nhiễm trùng từ đường hậu môn.
  • Mặc quần lót chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, mặc quần vừa size.
  • Thay quần áo khi ẩm ướt, sau khi đi bơi.
  • Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.
  • Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày.
  • Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín vì sẽ làm mất cân bằng pH âm đạo, khiến vùng kín dễ viêm nhiễm.
  • Với băng vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”, cần thay sau 3 – 4 giờ sử dụng, dùng loại có chất lượng đảm bảo.
 Khí hư màu hồng nhạt
Nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu lạ

Bị ra khí hư màu hồng nhạt lâu ngày, chị em phải làm gì?

Tình trạng khí hư màu hồng thường có thể là bình thường; tuy nhiên tuỳ theo nguyên nhân của bệnh lý cụ thể mà có thể gây nên tình trạng viêm tắc vòi trứng, có thể gây vô sinh, hiếm muộn, chửa ngoài dạ con, dễ bị sảy thai, khó sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt nguy hiểm hơn hết chính là bệnh ung thư cổ tử cung sẽ có thể gây tử vong, còn những bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… thì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Do đó, ngay khi phát hiện khí hư màu hồng nhạt, đặc biệt kèm các triệu chứng khác mà không chắc chắn về tình trạng sức khoẻ phụ khoa của mình; chị em cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm ra hướng xử lý tốt nhất.

Với những thông tin thú vị chia sẻ về nguyên nhân khiến khí hư màu hồng nhạt, MarryBaby tin chắc rằng bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều về vấn đề sức khỏe của bản thân khi gặp phải tình trạng này.

Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết thú vị khác về vấn đề sức khỏe của phụ nữ được chia sẻ thường xuyên tại website này bạn nhé!

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ph âm đạo bình thường là bao nhiêu? Làm thế nào để cân bằng độ pH trở lại mức bình thường?

Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất về thắc mắc pH âm đạo bình thường là bao nhiêu cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến độ pH âm đạo. 

PH âm đạo là gì?

PH là một thang đo có giá trị từ 0-14 để đánh giá tính acid hay base của một chất. Nếu độ lớn hơn 7 được coi là có tính base và nhỏ hơn 7 là có tính acid. Còn âm đạo là một ống cơ trơn và nối âm hộ đến cổ tử cung.

Chúng bao gồm các lớp niêm mạc, hệ thống cơ trơn, mạch máu và thần kinh. Trong đó, niêm mạc âm đạo chính là các biểu mô, xếp nếp, có độ đàn hồi và rất nhạy cảm với nội tiết tố nữ estrogen. Âm đạo có chứa hệ vi sinh vật gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại, tạo nên sự cân bằng và không gây bệnh. 

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu
PH âm đạo là thang đo đánh giá môi trường axit trong tử cung

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Độ pH của âm đạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp xác định âm đạo có đang cân bằng, khỏe mạnh hay không. Vậy độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Trong âm đạo có trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm số lượng 50-80% và sinh ra acid lactic nên âm đạo có tính acid nhẹ từ 3.8-4.5. Đây được xem là mức pH âm đạo bình thường.  

Tại sao pH âm đạo lại quan trọng?

Khi môi trường âm đạo có tính axit với độ pH cân bằng từ 3.8- 4.5 sẽ tạo nên một hàng bảo vệ và ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn có hại và nấm men sinh sôi quá nhanh gây nhiễm trùng, viêm nhiễm cho âm đạo luôn khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu độ pH trong âm đạo cao trên 4.5 – môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn không lành mạnh phát triển. Âm đạo có độ pH cao sẽ tăng nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm dưới đây:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (vi khuẩn BV): Vi khuẩn phát triển quá mức sẽ gây nên dịch âm đạo màu xám, trắng hay vàng bất thường và có mùi tanh. Khi đi tiểu, chị em sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa. 
  • Bệnh Trich (Trich): Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Trich không gây nên triệu chứng nào rõ rệt nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh STD khác, thậm chí HIV.
  • Mất cân bằng pH âm đạo cũng là nguyên nhân làm giảm hay triệt tiêu khả năng sinh con. 

Những yếu tố làm mất cân bằng môi trường âm đạo

Để tìm hiểu pH âm đạo bình thường là bao nhiêu bạn cần biết nguyên nhân mất cân bằng pH. Nguyên nhân của sự thay đổi pH âm đạo bao gồm yếu tố sau:

1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn là tình trạng xảy ra khi số lượng vi khuẩn có trong âm đạo tăng quá mức. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nồng độ pH âm đạo.

Tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ngứa, rát hoặc đau ở âm đạo, nóng rát khi đi tiểu và dịch tiết có màu trắng hoặc xám.

2. Thói quen thụt rửa âm đạo

Nhiều người thường thụt rửa hoặc làm sạch âm đạo bằng dung dịch chứa giấm hay baking soda để giảm mùi âm đạo. Tuy nhiên trên thực tế, điều này có thể làm nặng mùi hơn do thụt rửa làm mất đi các vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến tính cân bằng pH âm đạo và có thể gây nhiễm trùng.

3. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Môi trường âm đạo của phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh thường có độ pH âm đạo trung bình là 5,3. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng pH âm đạo này là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ .

4. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Vì thế, khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu trong âm đạo có thể làm tăng nồng độ pH, gây mất cân bằng pH âm đạo.

5. Sử dụng thuốc kháng sinh là 

Thuốc kháng sinh thường được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt. Vì thế, thuốc kháng sinh này có thể dẫn đến mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không gây tăng pH âm đạo, tuy nhiên độ pH cao có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển UTI. Bên cạnh đó, sự giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể là nguy cơ mắc phải UTI, vì estrogen thấp làm tăng pH âm đạo.

Âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm.

Độ pH âm đạo tối ưu để tinh trùng di chuyển là từ 7.0 đến 8.5. Khi quan hệ tình dục, độ pH âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit thông thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng có thể di chuyển đến trứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của việc mất cân bằng pH âm đạo

pH âm đạo bình thường là bao nhiêu, mất cân bằng dẫn đến điều gì? Khi độ pH cao dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm trùng  có thể gây nên một số triệu chứng như: 

  • Dịch âm đạo có màu trắng, xám hay xanh lục. 
  • Âm đạo tiết dịch có mùi hôi hay tanh. 
  • Chị em cảm thấy ngứa vùng âm đạo. 
  • Nóng rát mỗi khi đi tiểu.
PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Mất cân bằng âm đạo pH dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe vùng kín của chị em

Bật mí cách cân bằng độ pH vùng kín hiệu quả mà an toàn

Nếu chị em phụ nữ nào có các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn hay tình trạng khác liên quan đến độ pH âm đạo thì nên đi khám bác sĩ ngay. Đừng cố gắng thụt rửa vì nó chỉ làm mất cân bằng độ pH hơn mà thôi.

Khi điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas, bác sĩ sẽ kê một trong loại thuốc kháng sinh dạng viên hoặc kem:

  • Clindamycin (Cleocin) điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Metronidazole (Flagyl) hay Tinidazole (Tindamax) điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc trichomonas.

Gợi ý cách duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh

pH âm đạo bình thường là bao nhiêu, làm sao để cân bằng? Để giữ cho độ pH của âm đạo luôn ở mức ổn định, chị em có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây: 

1. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Khi quan hệ tình dục nhớ dùng bao cao su. Không chỉ giúp chị em tránh mang thai ngoài ý muốn mà còn tạo hàng rào bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ngăn tinh dịch kiềm làm rối loạn nồng độ pH trong âm đạo. .

2. Không thụt rửa âm đạo

Không nên thụt rửa âm đạo vì có thể vô tình loại bỏ các vi khuẩn có lợi làm rối loạn hệ vi khuẩn. Theo đó, thay đổi pH âm đạo và có thể làm tăng mức độ pH.

Thực tế, âm đạo của chị em có khả năng tự làm sạch tự nhiên. Vậy nên, các chị chỉ cần vệ sinh bên ngoài âm đạo bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp. Nhớ vệ sinh xong cần lau khô để vùng kín khô thoáng. 

3. Giữ vệ sinh vùng kín

Thay băng vệ sinh thường xuyên khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho chị em mà còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm nguy cơ tăng pH âm đạo.

Chị em cũng cần lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh. Nhớ là chỉ rửa bên ngoài vùng kín tránh không thụt rửa sâu vào bên trong và lau khô sau khi rửa.

Tránh để ẩm ướt vùng kín và không mặc quần lót quá chật. Chị em nên chọn quần lót có chất liệu cotton với tính thấm hút mồ hôi cao.

PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

4. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chị em nên bổ sung các thực phẩm lành lạnh trong thực đơn mỗi ngày như hoa quả tươi, rau xanh, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt… Nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế uống trà, cafe hay các loại thức uống có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó, chị em đừng quên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

5. Ăn sữa chua

Mỗi ngày bổ sung cho cơ thể 1 hộp sữa chua vừa bổ sung canxi và vitamin D vừa là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus.

6. Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho môi trường âm đạo. Chú ý, trước khi sử dụng chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về dòng sản phẩm men vi sinh. 

7. Khám phụ khoa định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp chị em duy trì sức khỏe vùng kín. Nếu phát hiện âm đạo tiết dịch âm đạo bất thường thì nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách. Chị em đừng tự ý đặt các loại thuốc âm đạo. 

Vậy là chị em đã biết pH âm đạo bình thường là bao nhiêu và làm thế nào để duy trì mức ổn định đúng không nào. Độ pH là yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe vùng kín của chị em như thế nào.

Vì thế, chị em đừng chủ quan thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy quan tâm đến độ pH âm đạo để nó luôn ở mức cân bằng. 

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Đau đầu khi hành kinh và những phương pháp cải thiện hiệu quả

Cùng với đau bụng, mỏi lưng thì đau đầu khi hành kinh cũng là vấn đề nhiều chị em gặp phải vào ngày đèn đỏ. Trong thời kỳ này, hormone có sự giao động gây ra nhiều thay đổi cơ thể và đau đầu chính là ví dụ cụ thể.

Điều này khiến bạn thêm mệt mỏi, khó chịu và các sinh hoạt thường ngày cũng dễ bị xáo trộn. Vậy có những phương pháp nào giúp cải thiện tình trạng này?

MarryBaby sẽ đưa ra giải đáp trong bài viết hôm nay.

Có những loại đau đầu khi hành kinh nào?

Tình trạng đau đầu ngày hành kinh xuất hiện do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Thời kỳ này, cả 2 loại hormone sinh dục nữ này đều tăng cao.

Sau ngày rụng trứng, nồng độ giảm dần và xuống mức thấp nhất ngay trước khi bạn hành kinh. Lúc này, những con đau đầu dễ xuất hiện nhất.

dau-dau-khi-hanh-kinh-1
Những cơn đau đầu ngày hành kinh khiến chị em mệt mỏi và khó chịu

Có 2 loại đau đầu phổ biến khi hành kinh chính là đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt.

1. Đau đầu hormone

Mức độ của những cơn đau đầu hormone từ nhẹ đến trung bình. Nó có thể gây ra cảm giác khó chịu cho chị em, tuy nhiên không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.

2. Đau nửa đầu kinh nguyệt

Những cơn đau nửa đầu kinh nguyệt ảnh hưởng đến khoảng 60% chị em. Nó có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mức độ nặng hơn so với đau đầu hormone.

Đối với những bạn thường bị đau đầu trong những ngày thường thì tỉ lệ gặp phải càng cao hơn. Tuy nhiên, chứng đau đầu này sẽ không kèm theo các dấu hiệu khác như choáng váng đầu óc, hoa mắt,…

Triệu chứng đi kèm đau đầu khi có kinh

Đến tháng bị đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng,… Bên cạnh đó, chị em cũng gặp phải các triệu chứng kinh nguyệt phổ biến:

  • Thèm ăn
  • Mệt mỏi cực độ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Cách trị đau đầu khi hành kinh

Tùy theo mức độ nghiệm trọng của những đau đầu khi có kinh mà chị em sẽ áp dụng phương pháp khác nhau. Nếu cơn đau không quá nặng, chị em có thể thực hiện theo một số cách chữa trị tại nhà sau đây.

1. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng

dau-dau-khi-hanh-kinh-2
Việc ngồi thiền giúp đầu óc thư giãn và giảm tình trạng đau đầu được nhiều chị em áp dụng

Nếu bạn bị đau đầu khi hành kinh, hãy áp dụng những bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát cơn đau tốt hơn. Tham khảo một số gợi ý như: thiền, yoga, hít thở sâu.

Điều này giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cơn đau đầu hiệu quả. Đồng thời, nó cũng tác động thư giãn tinh thần, kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

2. Chườm lạnh giảm đau đầu

Cách chườm lạnh khi đến tháng bị đau đầu rất đơn giản và tiện lợi. Bạn chuẩn bị túi nước đá để chườm lên trán khoảng 10 phút rồi nghỉ 10 phút. Nó có thể giảm cảm giác đau và giảm viêm khá tốt.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ là việc làm cần thiết ngay cả khi bạn bị đau đầu khi đến tháng hoặc không. Tuyệt đối tránh tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi sẽ khiến những cơn đau càng tệ hơn.

4. Bổ sung caffeine giúp giảm cơn đau đầu

Một trong những cách giảm đau đầu vào những ngày đèn đỏ hiệu quả chính là bổ sung caffeine. Vì thế, bạn có thể ăn chocolate, uống trà có caffeine để bớt khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hàm lượng vừa phải và không được lạm dụng thường xuyên.

5. Liệu pháp massage cho phần đầu

dau-dau-khi-hanh-kinh-3
Động tác massage kết hợp bấm huyệt dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rõ rệt

Đối với cách này, bạn có thể áp dụng nếu bị đau đầu trước hoặc trong khi hành kinh. Nó có tác dụng thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm áp lực vùng vai, lưng và cổ. Liệu pháp massage cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau.

6. Bổ sung vitamin cho cơ thể

Các loại vitamin như B2, coenzyme Q10 và magie có thể làm giảm mức độ những cơn đau đầu khi hành kinh cho bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp nhất.

7. Thuốc giảm đau không kê đơn

Trong trường hợp những phương pháp phía trên không hiệu quả, chị em có thể uống các loại thuốc không kê đơn. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay có ibuprofen, aspirin, acetaminophen hay natri naproxen.

8. Châm cứu

Quá trình châm cứu sẽ kích thích giải phóng hormone endorphin giúp bạn giảm căng thẳng và đau đầu khi gần đến kỳ kinh nguyệt.

9. Liệu pháp hormone

Các liệu pháp hormone có thể cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn cần bổ sung estrogen (Estradiol) để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone.

10. Dùng thuốc chữa đau đầu khi hành kinh

Hiện nay, có một số loại thuốc chữa đau đầu vào ngày hành kinh như opioids, dihydroergotamine, ergotamin, glucocorticoids hay triptans. Tuy nhiên, bạn cần có sự tư vấn, kê toa, chỉ định liều dùng từ bác sĩ. Trường hợp đi kèm các triệu chứng khác, bạn có thể nhờ bác sĩ kê thêm toa thuốc.

Lưu ý: Bạn cần đi khám nếu trường hợp bị đau đầu khi hành kinh thường xuyên và nghiêm trọng. Cùng với đó có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như bị tê, co giật, khó khăn khi nói, rối loạn tinh thần, stress nặng,… Đặc biệt, những cơn đau đầu với triệu chứng nói trên mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng y tế nghiêm trọng.

Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những cơn đau đầu khi hành kinh cùng cách khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe và đi khám sớm nếu các triệu chứng của ngày đèn đỏ ở mức nghiêm trọng nhé.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 hiệu quả ngay tại nhà

Mặc dù khỏi bệnh nhưng Covid-19 vẫn để lại nhiều di chứng. Mất mùi sau khi khỏi Covid-19 là vấn đề khá nhiều người đang gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tâm sinh ý người bệnh. Vậy có những cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 nào? Có nên sử dụng thuốc hay không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

Hoạt động ngửi mùi của con người như thế nào?

Trước khi biết cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 bạn cần tìm hiểu vấn đề này. Mỗi lần con người thực hiện hoạt động ngửi, các phân tử mùi (aroma molecule) rất nhỏ lơ lửng trong không khí sẽ chạm vào tế bào tế bào thần kinh khứu giác ở trong mũi. Điều này tạo nên các tín hiệu thần kinh.

Tiếp đó, các tế bào khứu giác sẽ gửi tín hiệu nhận được đến tế bào thần kinh ở vùng tổng hợp mùi trên não. Lúc này, chúng ta có thể nhận ra tất cả mùi hương xuất hiện xung quanh.

Theo nghiên cứu, não có thể nhận ra được khoảng 1.000 tỷ loại mùi khác nhau. Các tế bào thần kinh ở vùng tổng hợp mùi trong não còn tạo ra trí nhớ mùi mỗi khi chúng ta có cảm xúc. Đặc biệt, tế bào khứu giác ở mũi cũng rất nhạy cảm. Nó có thể dễ dàng cảm nhận sự khác biệt nhỏ về mật độ của cùng một mùi.

Thông qua mũi và hoạt hoạt động ngửi, con người có thể định vị được mùi trong không gian. Nồng độ mùi khác nhau giúp chúng ta cảm nhận từ nguồn hương từ đâu bay tới. Trong trường hợp mũi bị nghẹt một bên, khả năng cảm nhận vị trí sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế, các tế bào thần kinh khứu giác và vị giác ở vùng não thường gắn kết với nhau. Điều này giúp chúng ta tăng cảm xúc, ăn uống ngon hơn. Mùi hương cũng được gửi tín hiệu đến bao tử và hệ tiêu hóa và gợi nên cảm giác đói bụng.

cach-khoi-phuc-khuu-giac-sau-covid-19
Mất khứu giác là một trong những triệu chứng phổ biến ở người đang và sau mắc Covid-19

Vì sao người nhiễm Covid-19 bị mất mùi?

Virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) xâm nhập tế bào cơ thể người thông qua thụ thể ACE2 (cổng ACE2). Các protein cầu gai nhận ra thụ thể ACE2 nên bám vào nhanh, giúp virus sáp nhập vào vỏ tế bào. Tiếp đến, virus chuyển gene vào trong gây nhiễm bệnh tế bào.

Thụ thể ACE2 có nhiều trên nhiều loại tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào ở hệ hô hấp. Điều này giải thích lí do vì sao Covid-19 thâm nhập cơ thể qua hệ hô hấp.

Tuy nhiên, riêng tế bào thần kinh khứu giác bên trong mũi không tồn tại thụ thể ACE2. Chính vì vậy, virus không thể tấn công, gây nhiễm để gây tổn thương tế bào khứu giác.

Nhưng tới tế bào khứu giác nằm giữa các tế bào hỗ trợ thần kinh (support cell) lại có thụ thể ACE2. Theo đó, khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể sẽ tấn công các tế nào này do nằm ở vùng mũi và đường hô hấp.

Nhiệm vụ của các tế bào hỗ trợ thần kinh là chuyển tín hiệu mùi vị lên não. Lúc bị virus gây tổn thương sẽ khiến vùng khứu giác không hoạt động. Tín hiệu không được gửi lên não gây ra triệu chứng mất mùi. Tùy theo từng biến chủng SARS-Cov-2 khác nhau có thể có hoặc không gây mất mùi ở người bệnh. Tuy nhiên, đa phần ca nhiễm tại Việt Nam đều xuất hiện triệu chứng này.

Cách khôi phục khứu giác sau Covid-19

Thông thường, các tế bào hỗ trợ thần kinh có thể thay thế sau khi cơ thể khỏi bệnh. Cụ thể, có khoảng 63% bệnh nhân phục hồi khứu giác sau 5 tuần và 95% sau 6 tháng.

Tuy nhiên, việc áp dụng các cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 sẽ có tác dụng rút ngắn thời gian. Dưới đây là một số phương pháp mà người mắc bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

1. Luyện tập ngửi mùi để khôi phục khứu giác

Có thể nói, đây là một trong những cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 dễ thực hiện nhất. Theo đó, việc dùng trí nhớ não bộ kết hợp với các mùi hương quen thuộc sẽ giúp cơ thể học lại cách ngửi mùi.

Cụ thể, bạn nên học ngửi từ 4 đến 6 mùi mỗi ngày. Mỗi lần đưa lên mũi ngửi từ khoảng 20 đến 30 giây. Tiếp đó, bạn nhắm mắt, hình dung và nhớ lại mùi này trước đây thơm hay khó chịu.

Bạn chỉ nên bắt đầu với các mùi hương đơn giản, quen thuộc (hương nước hoa, mùi người xung quanh, thức ăn,…), sau đó mới là các dạng mùi hương đặc trưng hơn.

Việc lặp đi lặp lại bài tập này nhiều lần trong ngày sẽ giúp chúng ta phục hồi khứu giác nhanh hơn. Đối với người mất vị giác, phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến.

cach-khoi-phuc-khuu-giac-sau-covid-19-2
Ngửi mùi hương chanh có tác dụng kích thích quá trình khôi phục khứu giác nhanh chóng

2. Thực hiện các động tác phục hồi khứu giác

Những động tác như xoa bóp bấm huyệt, tác động lực nhẹ lên vùng mũi xoang,… đúng cách cũng là cách khôi phục khứu giác sau Covid-19. Sau đâu là bài tập 5 động tác giúp làm ấm mũi, tăng cường lưu thông khí huyết.

Nó không chỉ có tác dụng cải thiện, khôi phục khứu giác mà còn hỗ trợ chữa nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng,… Bạn nên ngồi tư thế hoa sen hoặc ngồi bình thường để tập luyện.

  • Động tác 1: Xoa thân mũi. Bạn sử dụng 2 ngón trỏ và ngón giữa xoa bóp nhẹ nhàng vùng mũi từ dưới lên và từ trên xuống. Kết hợp hít vào thở ra mạnh. Thực hiện từ 10-20 lần.
  • Động tác 2: Day sụn xương mũi. Bạn đặt ngón tay tại vị trí tiếp giáp giữa xương mũi và xương sụn mũi, sau đó day ấn từ 10-20 lần.
  • Động tác 3: Day nguyệt nghinh hương. Dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt nghinh hương nằm ngay bên cạnh 2 cánh mũi và trên rãnh mũi má. Thực hiện day bấm 10-20 lần, mỗi lần khoảng 1-3 phút.
  • Động tác 4: Xoa chân cánh mũi. Bạn đặt cạnh ngón trỏ của tay bên này áp vào cánh mũi bên kia. Sau đó xoa mạnh lên xuống từ 10-20 lần.
  • Động tác 5: Vuốt và bẻ mũi. Thực hiện dùng tay vuốt đều mũi và bẻ đầu mũi qua lại 10-20 lần.
cach-khoi-phuc-khuu-giac-sau-covid-19-3
Thực hiện các động tác xoa mũi nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày cũng là cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 hiệu quả vượt trội

Có nên sử dụng cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 bằng thuốc chữa mất mùi?

Hiện nay, trong một số loại thuốc sử dụng điều trị Covid-19 mức độ trung bình hoặc nặng có tác dụng ngăn ngừa mất mùi hoặc giảm hiệu ứng viêm sưng lên tế bào thần kinh khứu giác.

Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt cân nhắc cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 này.

Nghiên cứu chỉ ra đa số người nhiễm Covid-19 tự động lấy lại khứu giác sau khoảng 6 tháng. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Thay vào đó, hãy áp dụng một số cách khôi phục khứu giác sau Covid-19 đơn giản trên đây nhằm hỗ trợ rút ngắn thời gian.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ho nhiều sau khi khỏi Covid-19: Thuốc điều trị và cách xử trí

Ho nhiều sau khi khỏi Covid-19 khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Lý do vì sao người từng mắc virus SARS-CoV-2 thường bị ho? Thuốc điều trị ho gồm những loại nào? Cách xử trí triệu chứng này tại nhà ra sao? Tất cả sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết này.

Tại sao Covid-19 lại gây ho?

Theo thống kê, có đến 50 – 70% người từng mắc Covid-19 thường ho khan hơn ho có đờm. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 19 ngày, một tháng hoặc nhiều tháng.

Ho là phản xạ cần thiết của cơ thể để loại bỏ các dịch tiết một cách quá mức của đường hô hấp do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh, hoặc để loại bỏ các dị vật đi vào đường thở. Bình thường, khi phát hiện thấy virus hoặc vi khuẩn, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy não.

Từ đó, kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp đẩy tác nhân gây bệnh ra ngoài. Do vậy cần lưu ý phân biệt 2 trường hợp: Ho có đờm và ho khan.

  • Trong trường hợp ho có đờm, không có chỉ định sử dụng các thuốc có tác dụng giảm ho, thay vào đó là các thuốc có tác dụng làm loãng đờm, long đờm và các biện pháp vỗ rung để giúp nhanh chóng loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp.
  • Ngược lại, trong trường hợp chỉ có ho khan, các thuốc giảm ho sẽ được cân nhắc sử dụng giúp làm giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi.Ở bệnh nhân từng mắc Covid-19, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, virus đã tấn công các dây thần kinh cảm giác, gây nhiễm trùng. Do đó, bạn thường xuất hiện những cơn ho dù đã khỏi bệnh.
ho-nhieu-sau-khi-khoi-Covid-19-1
Người bệnh thường ho sau khi khỏi Covid-19 là do phản xạ chống lại nhiễm trùng của cơ thể

Những cách điều trị ho nhiều sau khi khỏi Covid-19 phổ biến

Để giảm tình trạng ho nhiều sau khi khỏi Covid-19, bạn có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên, thuốc bổ phế, thuốc kháng sinh, thuốc long đờm,…

1. Làm giảm kích thích đường hô hấp

Ho nhiều khiến đường hô hấp bị kích ứng, đau rát và sưng tấy. Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian như mật ong chưng lá hẹ, siro lê, bạc hà, thảo dược rẻ quạt,… hoặc các loại thuốc bổ phế để làm dịu đường hô hấp, giảm ho hiệu quả.

2. Thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung khu hô hấp

Các thuốc giảm ho loại này chỉ được sử dụng trong trường hợp ho khan. Giảm ho nhiều sau khi khỏi Covid-19 bằng cách ức chế trung khu hô hấp có thể sử dụng các hoạt chất sau:

Hoạt chất codein

Codein có tác dụng giảm ho do có thể ức chế trực tiếp trung tâm gây ho nhưng không hề làm khô và tăng độ quánh cho dịch tiết phế quản. Khi bào chế, Codein thường kết hợp với Terpin để làm loãng dịch tiết đường hô hấp.

Codein thường dùng cho các trường hợp ho khan gây mất ngủ, khó chịu, cho các chứng đau vừa và nhẹ.

Lưu ý: Codein chống chỉ định với trẻ em dưới 1 tuổi, người có bệnh gan, suy hô hấp và phụ nữ có thai.

Hoạt chất dextromethorphan

Nhờ tác dụng ức chế trung tâm ho, dextromethorphan cũng có tác dụng giảm triệu chứng ho nhiều sau khi khỏi Covid-19 tương tự Codein nhưng ít tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.

Hơn nữa, Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, ho mạn tính. Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với thuốc, không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO) .

Người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng nên thận trọng.

Thuốc chống dị ứng nhóm kháng Histamin thế hệ cũ

Thuốc chống dị ứng Histamin thường sử dụng hoạt chất alimemazin và diphenhydramin để làm giảm các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là vào ban đêm.

Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần chú ý vì các thuốc thuộc nhóm này thường gây buồn ngủ cho người bệnh.

ho-nhieu-sau-khi-khoi-Covid-19-2
Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thường được chỉ định cho các trường hợp ho khan do dị ứng

3. Thuốc long đờm

Có 2 loại thuốc long đờm phổ biến, đó là: Làm tăng dịch tiết đường hô hấp và làm tiêu nhầy, loãng đờm.

Thuốc làm tăng dịch tiết: Là chất kích thích các tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch, làm ẩm cổ họng, giảm ho nhanh chóng. Các hoạt chất thường sử dụng là guaiphenesine, terpin, eucalyptol,… Lưu ý, khi dùng các thuốc này, bạn cần uống nhiều nước.

Thuốc tiêu nhầy, loãng đờm: Hai hoạt chất thường dùng để tiêu nhầy, loãng đờm cho người bị ho có đờm sau khi khỏi Covid-19 là:

  • Hoạt chất N-acetyl cystein: Thuốc Acemuc hoặc các loại tương tự có cùng thành phần.
  • Hoạt chất ambroxol: Thuốc Bisolvon hoặc các loại tương tự.

Khi sử dụng các thuốc nêu trên cần lưu ý:

  • Thuốc có thể gây co thắt phế quản, người bị hen phế quản không nên dùng.
  • Thuốc làm tiêu màng nhầy bảo vệ dạ dày nên có thể làm người bị dạ dày tá tràng trở nên nặng hơn.
  • Không dùng thuốc long đờm quá 10 ngày, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Xử trí ho kéo dài sau khi khỏi Covid-19 tại nhà

Dù bạn đã âm tính tính nhưng vẫn bị ho kéo dài. Tùy từng trường hợp ho khan hay ho có đờm mà có cách xử trí phù hợp, an toàn và cắt ngay cơn ho tại nhà.

1. Ho khan 

Nếu đã khỏi bệnh mà vẫn bị ho, nguyên nhân là do còn virus hoặc nhiễm virus đường hô hấp. Hoặc do dị ứng, hóa chất, khói thuốc cũng làm bạn bị ho.

Do đó, cách xử lý trong trường hợp này là sử dụng thuốc giảm ho bổ phế kết hợp thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin,…

Một số trường hợp khác, khi bị Covid-19 thường lo lắng, suy nghĩ nhiều, mất ngủ,… dẫn đến tăng tiết dịch dạ dày gây rối loạn co thắt dạ dày cũng gây ho khan.

Để giảm tình trạng này, bạn cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ giảm lo lắng và căng thẳng.

ho-nhieu-sau-khi-khoi-Covid-19-3
Có thể dùng siro giảm ho bổ phế để cải thiện tình trạng ho nhiều sau khi khỏi Covid-19

2. Ho có đờm

Trường hợp ho có đờm sau khi khỏi Covid-19 có thể là do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Để điều trị, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám và kê đơn thuốc. Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc long đờm là hai nhóm thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp này.

Ho có đờm cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phổi khác như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Do đó, bạn cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa hô hấp trong trường hợp tình trạng ho không cải thiện, để được điều trị dứt điểm.

Ho nhiều sau khi khỏi Covid-19 có thể là triệu chứng sau bệnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu một bệnh lý nào đó đang tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, muốn uống thuốc điều trị ho,bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm:

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ảnh hưởng của vaccine COVID-19 với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú

Tiêm vaccine COVID-19 là cách để có thể bảo vệ bạn tránh khỏi nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như giảm thiểu khả năng bệnh chuyển nặng nếu chẳng may mắc bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến sức khỏe  phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là điều khiến nhiều người lo lắng.

Trước khi tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, nhân viên y tế sẽ thực hiện khám sàng lọc và hỏi liệu bạn có đang mang thai hay không. Liệu việc khám sàng lọc này mang ý nghĩa gì và người chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú thì có được tiêm vaccine? 

Hãy cùng MarryBaby và Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn, Trường đại học Y dược Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng tìm hiểu ngay!

Nguy cơ nhiễm COVID-19 của phụ nữ mang thai

MarryBaby: COVID-19 có gây ảnh hưởng đến thai phụ? Liệu mẹ đang mang thai nhiễm COVID có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn: Theo các chuyên gia y tế, phụ đang mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19 so với những người không mang thai.

Ngoài ra, nếu bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai, sẽ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng hoặc diễn biến nặng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi đang phát triển, chẳng hạn như sinh non hoặc thai chết lưu.

Do đó, việc tiêm vaccine COVID-19 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp phụ nữ mang thai tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh chuyển nặng sau khi mắc COVID-19.

vaccine COVID-19
Tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh chuyển nặng sau khi mắc COVID-19

Phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú có thể tiêm vaccine COVID-19 hay không?

MarryBaby: Vaccine COVID-19 có an toàn với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:

Trên các diễn đàn sức khỏe, nhiều phụ nữ quan tâm việc chuẩn bị mang thai có nên tiêm vaccine COVID-19 hoặc đang cho con bú có tiêm vaccine COVID-19 được không.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang cố gắng/có ý định mang thai hoàn toàn có thể tiêm vaccine này. Thậm chí, những người đang mang thai nên tiếp tục tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19, bao gồm cả việc tiêm các mũi vaccine tăng cường khi đã đến thời gian.

Tính đến thời điểm hiện tại, các bằng chứng đều cho thấy tiêm chủng phòng COVID-19 trong thai kỳ là an toàn cho thai nhi và có hiệu quả bảo vệ đối với sức khỏe của người mẹ.

Hơn nữa, các loại vaccine COVID-19 không gây nhiễm COVID-19, kể cả ở những người đang mang thai hoặc trẻ sơ sinh (trong trường hợp mẹ đang cho con bú có tiêm ngừa) bởi không có vắc xin COVID-19 nào chứa virus sống.

Do đó, vaccine sẽ không gây nhiễm COVID-19 với bất kỳ ai, dù cho bạn có đang mang thai hay không. Do đó, bạn có thể yên tâm nếu quyết định tiêm ngừa COVID-19.

Vaccine COVID-19
Vaccine COVID-19 không gây nhiễm COVID-19

Trước khi và sau khi tiêm vaccine covid-19 thì các đối tượng phụ nữ có thai, và cho con bú cần chuẩn bị gì và chú ý gì để đảm bảo sức khỏe?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn: Trước, trong và sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 phụ nữ có thai và đang cho con bú cần chuẩn bị các thuốc và dụng cụ theo dõi sức khỏe sau tiêm như: nhiệt kế, thuốc hạ sốt giảm đau, lưu số liên lạc của nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để có thể liên hệ trong trường hợp cần thiết.Và vẫn cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bị nhiễm SARS-Cov-2 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

  • Thường xuyên đeo khẩu trang
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hoặc khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
  • Duy trì khoảng cách với người xung quanh, tránh tụ tập đông người

Tiêm phòng trong thời kỳ mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ em bé

Một số nghiên cứu cho thấy, việc mẹ tiêm phòng vaccine trong giai đoạn đang mang thai có thể giúp cơ thể có kháng thể để chống lại sự “xâm nhập” của virus SARS-CoV-2.

Không chỉ vậy, các kháng thể được tạo ra sau khi một người mang thai được tiêm vaccine COVID-19 còn được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này cho thấy, việc mẹ bầu tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19. 

Một nghiên cứu gần đây về hiệu quả của việc mẹ tiêm vaccine COVID-19 khi mang thai đối với trẻ sơ sinh cho thấy, khi được 6 tháng tuổi, có đến khoảng 57% trẻ sơ sinh có mẹ tiêm chủng ngừa COVID-19 trong thai kỳ có kháng thể có khả năng chống lại COVID-19. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có kháng thể chống COVID-19 do mẹ nhiễm COVID-19 trong khi mang thai là 8%. 

Ngoài ra, một số thống kê cho thấy, có đến 84% trẻ sơ sinh nhập viện vì COVID-19 do mẹ chưa được tiêm phòng trong thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng, việc người mẹ tiêm hai mũi vaccine COVID-19 trong thời kỳ mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh tránh khỏi việc nhập viện do nhiễm COVID-19.

Tuy cần có thêm dữ liệu để xác định xem những kháng thể chống lại COVID-19 có trong cơ thể trẻ sơ sinh sẽ hoạt động như thế nào nhưng nhìn chung, việc mẹ bầu tiêm ngừa COVID-19 có thể bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

MarryBaby: Có rủi ro với trẻ nếu mẹ tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ hoặc khi đang cho con bú?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn:

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể chỉ ra rủi ro đối với thai nhi và trẻ sơ sinh nếu mẹ tiêm ngừa COVID-19 trong thời gian mang thai hoặc khi đang cho con bú.

Dựa trên cách hoạt động của các loại vaccine trong cơ thể, các chuyên gia y tế tin rằng, vaccine COVID-19 không có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh.

Mẹ tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

Nên tiêm vaccine COVID-19 vào thời điểm nào thì tốt?

CDC và các tổ chức y tế uy tín, chẳng hạn như Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi (Society for Maternal-Fetal Medicine), khuyến nghị tiêm phòng COVID-19 vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu đã tiêm vaccine COVID-19, đừng chần chừ mà hãy tiêm liều nhắc lại ngay khi đủ điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mẹ tốt nhất trong thai kỳ.

MarryBaby: Trong các loại vaccine Covid-19 thì đâu là vaccine phù hợp nhất dành cho mẹ bầu và mẹ cho con bú?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn: Hiện nay hầu hết các loại vaccine được cấp phép sử dụng cho phòng bệnh Covid-19 đều cho thấy có hiệu quả và an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Theo đó, các vaccine trong danh sách dưới đây được khuyến cáo bởi WHO đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú:

  • Pfizer–BioNTech BNT162b2
  • Moderna mRNA-1273
  • AstraZeneca AZD1222 Vaxzevria™, SII COVISHIELD™ ChAdOx1-S [recombinant]
  • Janssen Ad26.COV2.S
  • Sinopharm BIBP
  • Sinovac–CoronaVac
  • Bharat Biotech BBV152 COVAXIN® 
  • Novavax NVX-Co2373

MarryBaby: Cách xử lý khi mẹ bầu và mẹ cho con bú bị sốt sau tiêm vaccine covid-19? Họ có được dùng thuốc hạ sốt không? Nếu được thì là những loại thuốc nào?

Thạc sĩ – Bác sĩ – Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn: Trong trường hợp bị sốt sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 ở phụ nữ có thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau có chứa Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng/1 lần. Uống mỗi lần cách nhau ít nhất 4-6h. Cần lưu ý dự trữ đủ số thuốc cần thiết cho khoảng 3-5 ngày.

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai hoặc đang cố gắng mang thai và lo lắng rằng việc tiêm vaccine có làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không thì hãy an tâm. Tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Do đó, không cần phải tạm trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm vaccine hoặc không tiêm vaccine vì đang có ý định mang thai.

Như vậy, có thể thấy, tiêm vaccine COVID-19 không gây ảnh hưởng xấu hay tác dụng phụ đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy, không có lý do gì để trì hoãn việc tiêm chủng mà hãy tiêm ngay khi có điều kiện để bảo vệ sức khỏe bản thân và trẻ sơ sinh bạn nhé!

>>> Xem thêm: 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các cách làm hồng âm đạo mà không phải chị em nào cũng biết

Thay vì bỏ tiền vào các liệu trình đắt đỏ tại Spa nhưng hiệu quả lại không thấy đâu, bạn có thể tham khảo các cách làm hồng âm đạo tại nhà sau đây để tiết kiệm thời gian và cả chi phí. Hiệu quả có thể vượt ngoài mong đợi nếu bạn thực sự kiên trì. 

Ở những cách làm âm đạo hồng hào được chia sẻ trong bài viết này, MarryBaby hy vọng bạn có thể chọn ra cho bản thân một công thức thiên nhiên an toàn và phù hợp nhất để cải thiện màu sắc của “cô bé”!

Nguyên nhân khiến “cô bé” không được hồng hào?

Trước khi tìm ra cách làm hồng âm đạo nhanh nhất tại nhà, bạn cần biết đâu là nguyên nhân khiến “cô bé” của bạn không được hồng hào. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Sự lão hóa
  • Do di truyền
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Viêm âm đạo
  • Da thiếu dưỡng chất
  • Bệnh cường tuyến giáp, suy yếu tuyến giáp, khiến các melanin sản sinh nhiều và da sẫm màu.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Thường xuyên cạo lông vùng kín 
  • Dùng các sản phẩm sữa tắm, kem dưỡng có tính chất kích thích melanin.
  • Thường xuyên mặc quần quá bó sát, không thấm hút mồ hôi.

Ngoài các nguyên nhân này, thì tình trạng cô bé bị thâm còn xuất phát từ việc mắc bệnh Gai Đen. Là một trong những loại bệnh đặc trưng thường xuất hiện tại vùng kín, nếp gấp ngay cổ và nách. Chúng khiến cho vùng da tại đây trở nên thâm sạm, đen lại và không còn hồng hào như trước, thậm chí chúng còn kèm theo mùi hôi khó chịu.

>> Bạn có thể tham khảo: 10 cách làm thơm vùng kín “phái đẹp” nên tận dụng ngay

cách làm hồng âm đạo
Vùng kín chị em dễ bị thâm màu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Những cách làm hồng âm đạo từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Cách làm âm đạo hồng bằng nguyên liệu thiên nhiên luôn được nhiều phái đẹp trên thế giới áp dụng thành công. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả làm đẹp như mong muốn thì quá trình thực hiện sẽ rất cần sự cố gắng đến từ phía bạn!

>> Bạn có thể tham khảo: 4 cách trị thâm vùng kín sau sinh để “cô bé” trở nên hồng hào

1. Cách làm âm đạo hồng hào bằng khoai tây

Khoai tây có tác dụng làm sáng da rất tốt. Do đó, nó thường xuyên xuất hiện trong nhiều công thức mặt nạ tại nhà. Không những thế, bạn còn có thể dùng khoai tây để làm hồng “cô bé” bằng cách cắt lát khoai tây rồi massage nhẹ nhàng các vùng bị sậm màu.

Bạn cũng có thể dùng thêm nước cốt chanh để tăng tác dụng làm sáng da của khoai tây theo cách sau:

  • Luộc chín 1 củ khoai tây, nghiền nhuyễn rồi thêm hai thìa cà phê nước cốt chanh
  • Trộn đều hỗn hợp rồi thoa vào vùng kín và massage trong 10 – 15 phút
  • Rửa sạch và lau khô vùng kín.

2. Cách làm cô bé hồng hào bằng sữa chua

Những cách dưỡng da bằng sữa chua không đường được nhiều nàng ưu ái nhờ độ dịu nhẹ và dễ chịu. Đây cũng là nguyên liệu có thể giúp da vùng kín sáng màu và trẻ trung hơn. Bạn có thể áp dụng cách làm hồng “cô bé” bằng sữa chua như sau:

  • Massage vùng kín với sữa chua trong 5 phút
  • Để yên trong 15 phút
  • Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm rồi lau khô.

3. Cách làm âm đạo hồng tại nhà bằng lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có thể giúp da bớt thâm, bớt khô và săn chắc hơn. Bạn có thể thực hiện cách làm hồng vùng kín tại nhà bằng lòng trắng trứng theo hướng dẫn sau đây:

  • Tách một lòng trắng trứng rồi đánh lên cho đến khi lòng trắng trứng bông đều
  • Dùng hỗn hợp bôi lên vùng bị sậm màu
  • Khi lòng trắng trứng bắt đầu khô, bạn rửa sạch bằng nước lạnh rồi lau khô.

4. Tinh dầu dừa là cách làm hồng âm đạo đơn giản

Tinh dầu dừa là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong các công thức làm đẹp, chăm sóc và làm da trắng mịn. Vì trong tinh dầu dừa có chứa hàm lượng các tinh chất cùng có lợi cho da như vitamin, khoáng chất giúp ức chế hàm lượng melanin và khiến da thêm trắng hồng.

Không chỉ vậy, chúng còn mang đến công dụng se khít lỗ chân lông cũng như giúp da thêm mềm mịn.

  • Để thực hiện cách làm hồng cô bé nhanh nhất bằng tinh dầu dừa, bạn cần chuẩn bị 1 – 2 muỗng tinh dầu dừa.
  • Tiếp đến, bạn cần vệ sinh thật sạch vùng da gây tại cô bé với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh
  • Bôi tinh dầu lên bàn tay đã rửa sạch và bôi lên vùng da xung quanh cô bé, kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng xung quanh trong 1 – 3 phút.
  • Cuối cùng, bạn giữ nguyên tinh dầu dừa trên da thêm tầm 5 – 10 phút và dùng nước sạch mát để vệ sinh lại chúng.

Tinh dầu dừa là một trong những cách làm cô bé vừa hồng vừa thơm tho nhanh nhất ngay tại nhà. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng cách này thường xuyên từ 3 – 4 lần/ tuần.

>> Bạn có thể tham khảo: Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh

cách làm hồng âm đạo
Làm hồng vùng kín bằng những phương pháp đơn giản

5. Cách làm âm đạo hồng hào bằng sữa tươi

Nếu biết cách sử dụng sữa tươi không đường để có làn da mềm mịn, bạn chắc hẳn không ngạc nhiên khi biết sữa tươi có thể giúp làm hồng vùng kín. Bạn có thể thực hiện các bước làm sáng da “cô bé” như sau:

  • Nhúng một miếng bông vào sữa lạnh
  • Dùng miếng bông thoa sữa lên vùng da bị sậm màu trong vòng 10 – 15 phút
  • Sau 15 phút, bạn rửa lại vùng kín
  • Thực hiện cách này hai lần một ngày.

6. Làm hồng vùng kín bằng cà chua

Cà chua có chứa vitamin C và E rất tốt cho da. Do đó, loại quả này thường xuyên được dùng để làm sáng da tay và chân. Bạn cũng có thể tận dụng những dưỡng chất tuyệt vời trong quả cà chua để chăm sóc da vùng kín theo cách sau:

  • Trộn đều hai thìa súp nước sạch, hai thìa súp nước ép cà chua, hai thìa súp nước ép khoai tây và một ít mật ong.
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng kín và để yên trong 15 phút
  • Rửa sạch lại bằng nước lạnh và lau khô.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

Những lưu ý khi thực hiện cách làm âm đạo hồng tại nhà

Nhằm ngăn ngừa tình trạng thâm sạm ở vùng kín không quay trở lại, cũng như không gây tình trạng kích ứng cho da bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế thực hiện các phương pháp làm đẹp cũng như làm sạch da như cạo, kem tẩy lông. Vì những cách này sẽ khiến cho vùng da xung quanh cô bé trở nên sậm màu, tối màu hơn.
  • Nên tránh mặc những loại quần áo cũng như đồ lót quá bó sát, khó hút mồ hôi mà nên lựa chọn loại quần áo vừa người, rộng và có chất liệu từ cotton.
  • Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với lối sống khoa học và tránh xa các loại thực phẩm gây hại cũng như kích thích hàm lượng melanin trên da.
  • Nên bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm như vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau củ quả.
  • Bạn nên áp dụng các cách làm hồng cô bé thường xuyên và cần kiên trì thực hiện. Vì đây là những cách có nguồn gốc tự nhiên nên mang đến hiệu quả chậm và tốn nhiều thời gian của bạn.
cách làm hồng âm đạo
Chăm sóc vùng kín cẩn thận tại nhà bạn nên biết

Mong rằng những cách làm hồng âm đạo tại nhà phổ biến nhất được nêu ra ở trên sẽ giúp bạn có thể cải thiện được màu sắc của “cô bé” một cách hiệu quả và an toàn nhất!

Đừng quên theo dõi thêm một số bài viết khác về việc làm đẹp của chị em để có thêm nhiều kinh nghiệm trẻ hóa làn da thú vị hơn nhé!