Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tác dụng của quan hệ tình dục mà có thể bạn chưa biết

Một số tác dụng của quan hệ tình dục rõ ràng nhất là bạn có thể nhìn thấy chính là bạn sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh và tăng tuổi thọ khi thường xuyên gần gũi với bạn tình của mình. Ngoài ra, sự gần gũi này còn giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh và có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Ngoài những lợi ích đem lại cho sức khỏe, lợi ích của quan hệ tình dục lành mạnh còn giúp bạn cải thiện nhiều mặt khác trong cuộc sống nữa đấy!

Lợi ích của quan hệ tình dục đến từ cơn cực khoái

Nói về tác dụng của quan hệ tình dục, Giáo sư sản phụ khoa Kate White, Đại học Y khoa Boston, Hoa Kỳ cho biết: Đạt cực khoái khi quan hệ sẽ giúp giải phóng một lượng lớn các hormone vào trong máu. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, bình tĩnh hơn và ít căng thẳng hơn,

Tác dụng của quan hệ tình dục điều độ rất tốt cho sức khỏe và tinh thần

Theo Tiến sĩ White, những hormone này bao gồm:

  • Oxytocin, hay còn gọi là “hormone tình yêu”, giúp thúc đẩy cảm xúc yêu thương và gắn bó. Nó cũng được giải phóng trong quá trình chuyển dạ để giúp liên kết với em bé.
  • Dopamine, gây ra cảm giác thích thú, ham muốn và khoái cảm mãnh liệt.
  • Endorphins, “opiate tự nhiên” tạo cảm giác hưng phấn và giảm căng thẳng.
  • Serotonin, giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ.
  • Prolactin, hóa chất chính bắt đầu sản xuất sữa sau khi mang thai và đóng vai trò liên kết, cũng khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn sau khi đạt cực khoái.

Tuy nhiên, một điều chưa rõ là  những lợi ích nâng cao tâm trạng này có thể kéo dài bao lâu do thiếu nghiên cứu, Tiến sĩ White nói.

Theo Tiến sĩ Logan Levkoff, một nhà giáo dục tình dục được chứng nhận và là cố vấn của Hiệp hội các nhà giáo dục, tư vấn và trị liệu tình dục Hoa Kỳ, đạt đến cực khoái cũng có thể khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, điều này có thể cải thiện tâm trạng của bạn hơn nữa.

Tác dụng của quan hệ tình dục

1. Chữa lành tổn thương bằng chuyện chăn gối

Chuyện quan hệ nam nữ khiến bạn cảm thấy tốt theo nhiều cách khác nhau. Ngoài những lợi ích liên quan đến thể chất còn một khả năng ít người nhận ra, đó chính là chữa lành những tổn thương tâm lý.

Trong khoảng thời gian “dạo đầu” và đạt “cực khoái”, vùng não điều khiển thân nhiệt sẽ tiết ra hormone oxytocin. Những chuyên gia nghiên cứu tại trường đại học Rutgers bang New Jersey đã chỉ ra khả năng giảm đau bụng kinh của hormone này ở phụ nữ.

2. Tình dục giúp phòng ngừa ung thư

Theo một vài nghiên cứu, đàn ông trên 50 tuổi có đời sống tình dục đều đặn ít có khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn so với những người dành ít thời gian cho việc này. Một nghiên cứu của tập san BJU quốc tế chứng minh được rằng việc giao phối và thủ dâm có thể làm giảm nguy cơ ung tuyến tiền liệt ở đàn ông lớn tuổi.

Một nghiên cứu khác của tập san Hội đồng y khoa Hoa Kỳ cho thấy xuất tinh thường xuyên ở nam giới độ tuổi 20 – 30 cũng giúp họ ít khả năng mắc căn bệnh này.

3. Tác dụng của quan hệ tình dục: giảm stress

Lợi ích của sex có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm bớt lo âu và tìm lại tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu thực hiện những công việc áp lực cao như trình bày một bài diễn văn hay giải một câu đố toán học rắc rối.

Nghiên cứu cho thấy, những người có quan hệ tình dục trước khi thực hiện những thử thách áp lực này đều có huyết áp ổn định và mức độ stress thấp hơn những người không có quan hệ tình dục, thủ dâm hoặc chỉ gần gũi với bạn đời mà không giao phối.

Tác dụng của quan hệ tình dục
Yêu giúp giảm stress hiệu quả

4. Tình dục có tác dụng cải thiện tim mạch

Một nghiên cứu của tập san Sức khỏe cộng đồng và dịch tễ học cho thấy lợi ích của quan hệ tình dục không chỉ giúp làm tim đập nhanh hơn mà còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở nam giới.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ chết do đột quỵ ở đàn ông có đời sống tình dục thường xuyên thấp hơn những người chỉ gần gũi với bạn đời 1 lần một tuần hoặc ít hơn. Ngoài ra, khả năng tử vong vì đột quỵ không liên quan đến việc quan hệ thể xác thường xuyên.

5. Nâng cao lòng tự trọng

Một nghiên cứu được xuất bản trong cuốn “Thói quen tình dục” đã chỉ ra rằng tác dụng của quan hệ tình dục là nâng cao lòng tự trọng. Những người này cũng cho rằng quan hệ tình dục cũng làm họ cảm thấy có sức ảnh hưởng và cuốn hút hơn. Ngoài ra, một vài người cũng có xu hướng vị tha và muốn mình tốt đẹp hơn trong mắt đối phương.

6. Chất lượng tinh trùng được cải thiện khi “lên đỉnh”

Lợi ích của quan hệ tình dục thường xuyên giúp cho chất lượng tinh trùng ở nam giới được nâng lên đáng kể, giảm thiểu lượng tinh trùng bị lỗi DNA. Đàn ông khi trải qua chuyện giường chiếu hoặc xuất tinh hàng ngày có chất lượng tinh dịch tốt hơn sau một tuần so với những người không làm chuyện ấy.

Tác dụng của quan hệ tình dục
Yêu cũng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng phái mạnh

Để duy trì đời sống tình dục lành mạnh, điều dĩ nhiên bạn đừng quên các biện pháp bảo vệ an toàn. Bên cạnh đó, các cặp đôi cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh lây bệnh truyền nhiễm nhé.

Với những thông tin về tác dụng của quan hệ tình dục như trên, chúc đời sống của bạn thêm viên mãn và hạnh phúc!

Xem thêm:

Categories
Gia đình Giải trí

Tết nên đi du lịch ở đâu? 15 địa điểm phải du lịch dịp Tết 2024

Sau một năm đầy khó khăn, năm mới này, hãy cùng gia đình, bạn bè tận hưởng những chuyến đi du lịch tuyệt vời ngay trong nước nhé! Nếu bạn chưa biết Tết nên đi du lịch ở đâu cùng gia đình; hãy cùng tham khảo một số địa danh tuyệt đẹp này cho kỳ nghỉ của mình!

Theo thông tin chính thức, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, từ ngày 29 tháng chạp (ngày 8-2-2024) đến mùng 5 tháng giêng (ngày 14-2-2024). Trong đó có 5 ngày nghỉ Tết âm lịch và 2 ngày nghỉ hằng tuần. Bạn có thể dựa vào số ngày nghỉ để lên kế hoạch cho dịp Tết 2024 nên đi du lịch ở đâu.

1. Tết nên đi du lịch ở đâu? 15 địa điểm du lịch trong nước hấp dẫn nhất

Nếu bạn vẫn còn phân vân Tết nên đi du lịch ở đâu; hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!

1.1 Coco Beach Camp – Bình Thuận

Coco Beach Camp Bình Thuận
Tết nên đi du lịch ở đâu?

Coco Beach Camp là bãi biển tuyệt đẹp thuộc Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận; cách TPHCM 175km. Vài năm trở lại đây, Coco Beach Camp đã trở thành “hiện tượng du lịch” được nhiều du khách tìm đến.

Đến với Coco Beach Camp, bạn sẽ cảm thấy giống như mình đang bước lạc vào một thế giới khác. Bởi bãi biển ở đây khác lạ từ cách trang trí đến không khí sôi động, vui tươi của nó. Ngoài biển xanh, cát trắng, nắng vàng; Coco Beach Camp còn sở hữu những ngôi nhà xinh xắn đầy màu sắc, một quầy bar theo phong cách Hawaii và một sân khấu hoành tráng.

Bên cạnh đó, mỗi tối cuối tuần và dịp lễ, nơi đây còn tổ chức những bữa tiệc ánh sáng và âm nhạc sôi động, phục vụ tối đa nhu cầu giải trí cho du khách.

1.2 Đảo Điệp Sơn – Nha Trang

Đảo Diệp Sơn - Nha Trang
Nằm ở miền Trung xinh đẹp, Đảo Điệp Sơn là địa du lịch Tết thú vị của nhiều gia đình Việt

Nếu bạn là người yêu thích những bãi biển hoang sơ, độc đáo nhưng chưa biết Tết nên đi du lịch ở đâu thì một gợi ý cho bạn là đảo Điệp Sơn, Nha Trang. Ngoài bãi biển trong vắt, cảnh sắc hoang sơ thì nơi đây còn có con đường đi bộ dưới biển độc đáo. 

Con đường dưới biển dài gần 700 mét, rộng khoảng một mét và chỉ cách mặt nước chừng nửa mét. Đường này nối đảo Điệp Sơn với đảo lớn nên từ đây bạn có thể thả chân trần rồi nhẹ nhàng sải bước. Thi thoảng cũng sẽ có những đàn cá tung tăng bơi qua chân bạn; sóng vỗ rì rào và cát biển lấp chân, một sự bình dị khó tả.

1.3 Vịnh Vĩnh Hy – Ninh Thuận

Vịnh Vĩnh Hy - Ninh Thuận
Tết nên đi du lịch ở đâu?

Tết này nên đi du lịch ở đâu miền Trung? Cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 40km về phía Đông Bắc. Vĩnh Hy được nhiều du khách ví là “vùng vịnh đẹp như tranh” thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Đây chính là một điểm đến tuyệt vời cho bạn và gia đình trong những ngày đầu năm.

Nằm giữa núi rừng hùng vĩ, Vĩnh Hy hiện ra như một đại dương bao la xanh thẳm. Bạn chỉ cần đứng trên một phiến đá nhỏ gần mặt nước hay ngồi trên thuyền là có thể thấy tận đáy của vùng vịnh này.

Mặc dù còn khá hoang sơ, chưa được khai thác nhiều nhưng tại đây vẫn có những khu nghỉ dưỡng, resort sang trọng cho bạn nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem theo lều và các vật dụng cần thiết để nghỉ qua đêm tại khi đất trống gần biển.

Một số địa danh để bạn khám phá tại vịnh Vĩnh Hy gồm Hang Rái – Núi Chúa, bãi đá san hô cổ,…

1.4 Phố cổ Đồng Văn – Hà Giang

Phố cổ Đồng Văn - Hà Giang
Tết nên đi du lịch ở đâu? Phố cổ Đồng Văn – Hà Giang là một lựa chọn tuyệt vời

Hà Giang nổi tiếng với cao nguyên đá Đồng Văn, cùng những cung đường đèo chập chùng, nguy hiểm nhưng cũng rất đẹp và hùng vĩ. Du lịch cao nguyên đá Ðồng Văn là dịp để thử lòng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm. Đứng trên đỉnh Lũng Cú; bạn có thể nhìn bao quát quang cảnh hùng vĩ xung quanh. 

Không chỉ vẻ đẹp non nước hùng vĩ tại Đồng Văn làm chúng ta choáng ngợp mà cả những món ăn hết sức dân giã như cơm Lam Bắc Mê, cháo ấu tẩu, thắng dền, rượu ngô…cũng làm du khách nhớ mãi không quên.

>> Bạn xem thêm: Dịp Tết, Bà bầu nên đi du lịch ở đâu? 5 địa điểm du lịch thú vị mẹ nên trải nghiệm!

1.5 Khu du lịch Hồ Đại Lải – Vĩnh Phúc

Tết nên đi du lịch ở đâu?
Tết nên đi du lịch ở đâu?

Khu du lịch hồ Đại Lải có khí hậu ôn hòa, mát mẻ với núi non hữu tình, mặt hồ yên ả và những hàng cây xanh in bóng xuống mặt hồ. Đến với Đại Lải, đừng quên tham quan đảo Ngọc, đảo Chim, vãn cảnh chùa Linh Thông nằm ngay trong khuôn viên đảo Ngọc.

Ngoài ra, cũng có các hoạt động giải trí như bơi thuyền du ngoạn hồ, câu cá ở hồ Đại Lải chắc chắn sẽ mang tới cho bạn những giây phút thư giãn nhẹ nhàng và tạo những kỷ niệm đẹp bên gia đình. Một số món ăn khá hấp dẫn mà bạn có thể thưởng thức khi đến Đại Lải đó là: cơm lam, thịt lợn mán, cá nhỏ chiên giòn, gà nướng, trâu xào lá lốt…

1.6 Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

Đảo Lý Sơn cũng là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong dịp Tết

Không đông đúc và nhộn nhịp như Phú Quốc hay Côn Đảo, đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ nguyên nét hoang sơ bình lặng của mình. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những thắng cảnh tuyệt đẹp như ngọn hải đăng lớn, đình làng An Hải, núi Thới Lới, Âm Linh tự, chùa Đục – cổng Tò Vò,…

Những món ăn đặc sản và được trải nghiệm cuộc sống ngư dân ở đây sẽ trở thành ký ức khó quên cho bạn trong những ngày đầu năm mới này. 

1.7 Thác Bản Giốc – Cao Bằng

Tết nên đi du lịch ở đâu? Thác Bản Giốc - Cao Bằng
Tết nên đi du lịch ở đâu?

Tết nên đi du lịch ở đâu miền Bắc? Nếu bạn e ngại Sapa hay những địa điểm du lịch khác quá đông người thì thác Bản Giốc là một gợi ý không thể bỏ qua trong dịp Tết 2024 này.

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước đẹp nhất trên thế giới, nơi đây hầu như quanh năm đều mang trong mình một vẻ đẹp khó cưỡng. Giữa bốn bề đại ngàn rừng núi xanh thẳm, ngọn thác này hiện ra đẹp như miền cổ tích, làm xốn xang con tim bao du khách đến với nơi này. 

Bên cạnh thác Bản Giốc, bạn cũng có thể tham quan nhiều danh thắng cảnh khác tạo Cao Bằng như hang Pác Bó, động Ngườm Ngao, chợ cửa khẩu Tà Lùng, núi Các Mác, suối Lê Nin,…

Một số món đặc sản của nơi đây là rau dạ hiến, rau bò khai, bánh coóng phù, hạt dẻ Trùng Khánh, phở chua, cháo nhộng ong, chè dây, chè đắng, bánh khảo, mận Bảo Lạc, lê Đông Khê, cá hồ Thang Hen, măng chua, lạp sườn, vịt quay, lợn sữa quay… 

>> Bạn xem thêm: Có nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đi du lịch?

1.8 Chùa Yên Tử – Quảng Ninh

Tết nên đi du lịch ở đâu? Chùa Yên Tử
Tết nên đi du lịch ở đâu?

Chùa Yên Tử được xem một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Quảng Ninh. Lễ chùa đầu năm là một tục lệ quen thuộc của người Việt. Đến với Yên Tử, du khách không chỉ đến để hành hương cầu phúc mà còn là vì cảnh sắc vào dịp Tết Nguyên Đán tại nơi đây vô cùng đẹp.

Một khung cảnh hùng vĩ đan xen với huyền bí lại còn mang nét trang nghiêm thanh tịnh. Vẻ đẹp của Yên Tử đến từ những công trình kiến trúc chùa, tháp, tượng cổ kính được chế tác tỉ mỉ cùng với vẻ đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên nơi đây không chỉ có núi non trùng điệp mà còn có rừng trúc xanh bạt ngàn xanh tươi hút mắt.

1.9 Thành phố sương mù Đà Lạt

Thành phố Sương mù Đà Lạt
Tết nên đi du lịch ở đâu? Lên Đà Lạt để sống chậm, và tìm thấy chính mình

Đà Lạt có lẽ là một trong những địa điểm được yêu thích nhất, không chỉ trong dịp Tết Nguyên Đán; mà trong bất kỳ thời gian nào của năm.

Với bầu không khí se lạnh, nếp sống chậm rãi, những kiến trúc hiện đại đan xen với thiên nhiên, cây cỏ và sông nước; Đà Lạt xứng danh là thành phố mộng mơ; nơi mang lại cho bạn trải nghiệm tĩnh lặng và giúp bạn tìm về chính bản thân mình.

Nhịp sống hiện đại đôi khi khiến bạn cảm thấy như mình đang chạy đua không ngừng nghỉ. Vậy Tết Quý Mão 2023 này, hãy cho mình và gia đình được tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại cùng thiên nhiên và nếp sống thư thả; để tìm thấy năng lượng giúp bạn tiến xa với những mục tiêu của năm mới.

1.10 Ninh Bình – nơi chốn để tìm niềm an lạc

Tết nên đi du lịch ở đâu? Tràng An, Ninh Bình
Tết nên đi du lịch ở đâu? Ninh Bình là câu trả lời tuyệt vời cho bạn!

Ninh Bình là một địa điểm hoàn hảo để bạn chìm vào giữa thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Đi chèo thuyền ở Tràng An chắc chắn là “đặc sản” tuyệt vời nhất của địa điểm này. Bạn sẽ được ngước nhìn những rạng núi cao vời vợi; ngắm nhìn những ngồi đền cổ kính giữa thiên nhiên kỳ vĩ.

Hơn nữa, Ninh Bình còn có chùa Bái Đính, hiện là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á; bạn có thể đi thắp hương đầu năm và cầu nguyện cho mọi sự an lành trong năm 2024 sắp tới. Cuối cùng, bạn đừng quên thưởng thắc những món ăn đặc sản như dê núi, cơm cháy, miến lươn và cua đồng nhé.

1.11 Phú Quốc

Du lịch Phú Quốc
Tết nên đi du lịch ở đâu? Đảo Phú Quốc

Nếu bạn muốn tận hưởng không gian nghỉ dưỡng và bãi biển, Đảo Phú Quốc là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức những bãi biển tuyệt đẹp, tham gia các hoạt động thể thao dưới nước hoặc thăm Công viên Quốc gia Phú Quốc.

1.12 Sapa

Tết đi đâu du lịch
Tết nên đi du lịch ở đâu? Sapa

Sapa là thị trấn mờ sương với khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Đây là điểm đến lý tưởng để bạn ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang trải dài, những bản làng mộc mạc, yên bình. Bạn có thể tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: Fansipan, Sapa, Bản Cát Cát,…

Ngoài ra, bạn có thể tham gia trekking để khám phá cánh đồng hoa đào rực rỡ hoặc tận hưởng không gian yên bình của vùng núi.

1.13 Singapore

Tết nên đi du lịch ở đâu?
Tết nên đi du lịch ở đâu? Singapore

Singapore là một quốc đảo xinh đẹp với nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Vườn thực vật Gardens by the Bay, đảo Sentosa, Marina Bay Sands,… Bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: đi mua sắm, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng, thưởng thức các món ăn ngon của Singapore.

1.14 Malaysia

Du lịch Malaysia
Tết nên đi du lịch ở đâu? Malaysia

Malaysia là một quốc gia đa dạng với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bạn có thể tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: thủ đô Kuala Lumpur, thành phố George Town, đảo Langkawi,… và thưởng thức các món ăn ngon của Malaysia.

1.15 Thái Lan

Thái Lan
Tết nên đi du lịch ở đâu? Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia xinh đẹp với nhiều bãi biển, đền chùa, khu vui chơi giải trí hấp dẫn. Bạn có thể tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: thủ đô Bangkok, thành phố Chiang Mai, đảo Phuket,… và thưởng thức các món ăn ngon của Thái Lan.

2. Lưu ý gì khi đi du lịch Tết năm 2024 cùng với gia đình?

Sau khi bạn đã quyết định tết nên đi du lịch ở đâu; MarryBaby chia sẻ một vài mẹo để bạn và gia đình sẽ có chuyến đi trọn vẹn nhất!

  • Để giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, căn cước công dân; và những đồ vật hay sử dụng ở trong túi xách tay hoặc một nơi bạn dễ lấy ra nhất.
  • Mang theo túi ni-lông hoặc túi nhựa để đựng những quần áo bẩn, chưa kịp giặt.
  • Đem một số loại thuốc cần thiết (như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc táo bón hoặc thuốc chống say tàu, xe).
  • Nếu bạn có trẻ nhỏ đi du lịch cùng, hãy chuẩn bị tất tần tật những đồ dùng để chăm sóc cho bé như đồ chơi, gấu bông, bình bú sữa,…

>> Bạn xem thêm: Trẻ em đi du lịch cần chuẩn bị gì? Điều mẹ cần ghi sổ!

Trên đây là những địa điểm du lịch Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2024. Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc Tết nên đi du lịch ở đâu rồi nhé! Hy vọng với những địa danh trên sẽ giúp ích cho bạn một nơi du lịch, nghỉ dưỡng vào dịp lễ Tết sắp tới nhé!

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết – Mẹo dọn nhà sáng bóng

Với quan niệm “năm mới, vạn sự đều mới” nên việc dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa là thói quen của người Việt Nam từ xưa đến nay. Thế nhưng, dọn dẹp nhà cửa đón Tết khiến nhiều người ngán ngẩm vì không biết bắt đầu từ đâu. Làm sao để đánh bay những vết bẩn cứng đầu? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa của việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết

1. Dọn dẹp những bừa bộn của năm cũ để chào đón năm mới

Một năm trôi qua với biết bao lo toan, bộn bề và khoảng thời gian năm mới sắp đến chính là thời điểm để dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Để năm mới được “vạn sự như ý” thì trước tiên nhà cửa phải tinh tươm, gọn gàng và sạch sẽ. Ngoài ra, dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết còn mang thông điệp là sắp xếp lại những “bừa bộn” của năm cũ để chào đón năm mới An Khang, Thịnh Vượng.

2. Những âu lo, muộn phiền của năm cũ được xóa bỏ

Những đồ vật trong nhà không chỉ là những dụng phục vụ đời sống sinh hoạt cho gia chủ, mà nó còn là cánh tay đắc lực giúp không gian ngôi nhà được trọn vẹn hơn.

Vậy nên việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết, lau chùi, vệ sinh nhà cửa cũng chính là làm đẹp cho chính bản thân. Khi ngôi nhà được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là loại bỏ những điều không may mắn, những điều xấu trong năm cũ.

3. Chào đón những điều may mắn tràn đầy

Theo như phong tục của người Việt thì thần tài sẽ gõ cửa những ngôi nhà tinh tươm, sạch sẽ trong những ngày đầu của năm mới. Trên thực tế những ngôi nhà được dọn dẹp sạch sẽ hay sắp xếp ngăn nắp sẽ khiến gia chủ cảm thấy tự tin hơn khi mời những người thân, bạn bè đến chơi nhà.

Chính vì thế, dọn dẹp nhà cửa đón Tết sẽ góp phần mang đến điều may mắn cho gia đình.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

4. Kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Những bộn bề, lo toan, công việc bận rộn khiến các thành viên trong gia đình ít có cơ hội được sum họp đông đủ. Vậy nên tết là khoảng thời gian cả gia đình được sum họp đầy đủ nhất.

Thế nên, nhân cơ hội này, cả gia đình hãy chung tay dọn dẹp nhà cửa đón Tết, cùng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong một năm vừa qua, đêt ình cảm được gắn kết hơn.

5. Món quà ý nghĩa cho người phụ nữ trong gia đình

Suốt một năm người phụ nữ, người vợ, người mẹ luôn là người lo lắng từ bữa ăn, giấc ngủ hay cả những công việc dọn dẹp nặng nhọc. Tất cả đều do một tay người phụ nữ lo lắng chu toàn. Một năm với biết bao công việc mà chúng ta thường quên đi sự hy sinh to lớn và thầm lặng của họ. Vậy nên chung tay dọn dẹp nhà cửa đón tết chính là một món quà ý nghĩa dành để tri ân những người phụ nữ tuyệt vời ấy.

>> Bạn có thể tham khảo: Lì xì ngày Tết – Nguồn gốc và ý nghĩa của phong lì xì

Lên kế hoạch dọn nhà đón Tết

Chưa bắt tay vào dọn dẹp mà đã thấy chán vì không biết bắt đầu từ đâu. Đừng dọn dẹp một cách vô tội vạ, đụng đâu dọn đấy mà hãy dọn dẹp có kế hoạch. Cần dự tính được thời gian dọn nhà, việc nào làm trước việc nào làm sau, phòng nào dọn đầu tiên,…

Lên kế hoạch rõ ràng giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và giúp bạn luôn giữ vững “phong độ” mỗi khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

1. Vứt bỏ những món đồ không dùng đến

Dọn nhà là lúc bạn cảm thấy nhà của mình có rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, có những thứ mua về chưa dùng lần nào. Hãy mạnh tay vứt bỏ những món đồ không dùng đến hoặc gửi đến những người họ cần hơn để nhà cửa được gọn gàng, ngăn nắp.

Đồng thời, trả lại không gian sạch sẽ và tiết kiệm kha khá thời gian cho bạn. Như thế, công việc dọn nhà đón Tết sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

2. Lau dọn nơi dễ tích tụ bụi bẩn

Mặc dù bạn dọn nhà thường xuyên nhưng mạng nhện và bụi bẩn vẫn tích tụ ở những nơi như gầm ghế, kẹt tủ, kệ sách, nóc tủ, cửa sổ,… Đây toàn là những vị trí khó vệ sinh. Vì thế, khi vệ sinh chúng hãy thực hiện theo quy tắc: “dọn dẹp từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.” Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay để lấy sạch bụi bẩn tại những vị trí khó vệ sinh như trên.

dọn dẹp nhà cửa đón tết
Cửa sổ là vị trí tích tụ nhiều bụi bẩn nhất

3. Lau chùi cửa kính

Cửa kính là vị trí dễ nhận biết vết bẩn. Bạn có thể làm sạch kính bằng nước rửa chén hoặc dùng nước lau kính và giấy báo. Bột bắp có công dụng làm sạch kính một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, muối cũng có thể tẩy sạch các vết kính ố lâu này.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp rượu trắng và giấm để kính sạch bong kin kít. Tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà giúp công việc dọn nhà trở nên nhàn rỗi hơn.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết và những kiêng kỵ cần tránh

4. Lau sàn nhà

Để sàn nhà thật sạch, bạn nên thực hiện khâu lau sàn sau cùng. Hãy quét sạch bụi bẩn trong nhà trước vì ông đoạn này giúp cho bước lau nhà trở nên sạch sẽ và thơm tho hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng cây lau nhà bằng hơi nước hoặc lau nhà thông minh để lấy sạch bụi bẩn ở từng ngóc ngách trong nhà. Đừng quên sử dụng nước lau sàn có tính năng diệt khuẩn để loại bỏ những tác nhân gây hại một cách hiệu quả. Nhà cửa thơm tho là nhờ mùi hương của nước lau sàn đấy.

5. Vệ sinh chén, bát, nồi, đũa, muỗng

Bạn có thể chùi rửa chén bát, xoong nồi, đũa muỗng bằng nhiều cách như dùng nước rửa chén, tiệt trùng bằng nước sôi, dùng khăn sạch đã tiệt trùng lau lại lần nữa. Sau khi vệ sinh xong cần bày ở nơi khô ráo thoáng mát và sạch sẽ. Đừng quên vệ sinh kệ úp chén bát để tránh vi khuẩn bám ngược vào.

Nếu gia đình có điều kiện, hãy dùng máy sấy và tiệt trùng chén bát để tẩy sạch vết bẩn và vi khuẩn. Như thế vừa tiết kiệm thời gian vừa rửa được rất nhiều chén bát.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

Những vật dụng và vị trí quan trọng khi vệ sinh nhà cửa đón Tết

1. Vệ sinh tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh là điều không thể thiếu. Bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Ngắt nguồn điện.
  • Vứt hết những món đồ không cần thiết hoặc không dùng nữa trong tủ lạnh.
  • Tháo rời các khay/ kệ đựng thức ăn và vệ sinh chúng.
  • Dùng khăn lau với nước tẩy rửa đa năng hoặc nước rửa chén.
  • Sau đó, dùng khăn ướt lau sạch nhiều lần để loại bỏ hóa chất hoặc vi khuẩn bám trên thành tủ.
  • Cắt vài lát chanh để làm sạch và khử mùi cho tủ lạnh.
  • Mở tủ lạnh trong khoảng 5 phút cho bay hết mùi.
  • Cắm điện trở lại và cần để trống tủ lạnh trong khoảng 15 phút.
  • Bỏ hết các kệ đựng đã rửa sạch vào và sử dụng như bình thường.
dọn dẹp nhà cửa đón tết
Nên vệ sinh tủ lạnh trước khi trữ đồ ăn trong dịp Tết

2. Mẹo vệ sinh mặt bếp điện từ

Những vết bẩn bám trên bề mặt bếp điện từ thuộc top đầu vết bẩn cứng đầu. Cho nên, hãy dùng mẹo để công việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết thêm nhẹ nhàng hơn.

Bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, baking soda hay nước rửa chén để loại bỏ vết bẩn cũ và mới một cách nhanh chóng. Còn đối với vết bẩn cứng đầu, bạn nên dùng dao chuyên dụng, chọn loại lưỡi dao không quá sắc bén để cạy các vết bẩn mà không để lại vết xước trên mặt kính.

>> Bạn có thể tham khảo: Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

3. Cọ rửa sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và chứa nhiều vết bẩn khó loại bỏ. Cho nên, trước khi đón giao thừa, đừng quên lau chùi sàn nhà vệ sinh để nhà cửa luôn sạch sẽ và thơm mát nhé.

Đối với các vết bẩn bị ố vàng, hãy pha một ít muối ăn cùng nước sau sàn để vệ sinh nhé. Cách làm đơn giản lắm. Chỉ cần đổ hỗn hợp này lên sàn nhà và để yên trong 15 phút. Sau đó, dùng bàn chải nhà vệ sinh chà một lượt rồi xả sạch với nước. Vết bẩn sẽ biến mất, trả lại sàn nhà sạch kin kít và ngát hương thơm.

dọn dẹp nhà cửa đón tết
Nên dùng nước lau sàn cho tính diệt khuẩn khi lau chùi sàn nhà vệ sinh

4. Vệ sinh trần nhà

Dọn nhà có kế hoạch có lịch trình khiến bạn hưng phấn hơn đúng không? Tuy nhiên, đừng bỏ qua trần nhà khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết nhé. Ngôi nhà có trở nên sáng sủa, tươi mới hơn hay không là nhờ hiệu ứng trần nhà mang lại. Vì vậy, hãy để vệ sinh trần nhà là bước đầu tiên trong kế hoạch dọn nhà nhé.

MarryBaby đã bật mí một vài mẹo nhỏ để giúp bạn nhàn rỗi hơn khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Nhà sạch thì mát, bát sạch đón Tết mới vui phải không?

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết bằng lá chuối vuông đẹp

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối cũng rất đơn giản mà vẫn giữ nguyên được vị thơm ngon. Cùng theo dõi cách gói bánh chưng Tết bằng lá chuối có khuôn và không dùng khuôn dưới đây. 

1. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn 

Gói bánh chưng bằng lá chuối dùng khuôn dễ dàng chỉ với 8 bước là có thành phẩm đẹp, ngon để cùng hay biếu ngày Tết đều được. 

1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1.5kg gạo nếp
  • 700g thịt ba chỉ
  • 500 đỗ xanh
  • 1 bó lá chuối tươi
  • 1 bó lá nếp
  • 1 bó dây lạt đã chẻ mỏng

1.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Ngâm gạo và nước lá nếp

Bạn cần vo gạo nếp sạch và để ráo nước là việc cần làm đầu tiên. Lá nếp cũng cần rửa sạch và để ráo nước. Cho lá nếp vào nồi đun với khoảng 2 lít nước tới khi sôi thì cho một ít muối vào nồi.

Bước tiếp theo là ngâm gạo với nước lá nếp trong khoảng 8 tiếng. Thực hiện việc này sẽ giúp cho bánh chín dền hơn sau khi nấu. 

Bước 2: Sơ chế đỗ xanh

Gói bánh chưng với lá chuối, bạn cần ngâm đỗ xanh với nước ấm khoảng 2 tiếng đồng hồ. Chà sạch vỏ đỗ rồi tiếp tục ngâm đỗ xanh với nước sạch trong khoảng 6 tiếng. Sau đó, vo sạch đỗ xanh 1 lần nữa và để ráo nước. 

Bước 3: Sơ chế thịt

Rửa sạch thịt với nước sạch hay chần qua nước sôi để làm sạch bụi bẩn còn bám lại rồi để ráo nước. Thái miếng thịt dài, bản hơi to một chút; chú ý thái đều cả phần thịt nạc và thịt mỡ. Cho thịt đã thái vào tô lớn, ướp thêm gia vị như bột canh, tiêu…

Bước 4: Sơ chế lá chuối

Rửa sạch lá chuối và lau khô. Trong quá trình rửa lá chuối cần phải làm cẩn thận để lá chuối sạch mà không bị rách.

Bước 5: Tiến hành gói bánh

Cắt lá chuối đã sơ chế sạch thành từng miếng vuông thích hợp với khuôn gói bánh. Phần lá chuối to thì bạn gấp đôi theo chiều dọc và cho vào khuôn. Tiếp tục, cho gạo nếp vào khuôn và chỉ nên đổ gạo bằng ½ chiều cao của khuôn. Cho gạo xong thì rải đều đậu xanh và thịt xếp đều lên. Hoàn tất quá trình, bạn thêm một chút gạo lên phủ kín đỗ xanh và thịt. Cuối cùng, bạn gấp lá bánh và dùng lạt buộc định hình.

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối
Cách gói bánh chưng bằng lá chuối hay lá dong đều trải qua nhiều công đoạn

Bước 6: Buộc bánh chưng

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối là dùng 4 dây lạt, trong đó có 3 dây dọc và 2 dây ngang. Nhớ là trước khi buộc, bạn cần căn chỉnh mép bánh. Bạn cần chỉnh cho vuông và đều rồi mới cột dây lạt lại.

Bước 7: Xếp bánh và luộc chín

Bạn xếp bánh vào nồi thật ngay ngắn, sau đó đổ nước vào ngập bánh. Thời gian luộc bánh chưng gói bằng lá chuối trong khoảng 8 đến 10 tiếng. Trong suốt quá trình luộc bánh chưng, bạn cần giữ cho lửa đều để thành phẩm chín dền và giữ được màu xanh của lá. Chú ý, bạn nên bổ sung nước đều đặn, tránh để nước bị cạn. Nhớ là khi bổ sung nước chỉ được dùng nước ấm nóng .

Bước 8: Ép bánh chưng

Sau khi luộc bánh xong, vớt bánh và nhúng nhanh bánh chưng qua nước lạnh. Sau đó, bạn xếp bánh ra mâm và ép vừa cho ra bớt nước trong khoảng 2 đến 3 giờ là xong.

2. Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn cực đơn giản

Còn một cách gói bánh chưng bằng lá chuối mà chẳng cần dùng khuôn cũng cực dễ dàng. Các bạn nên tham khảo và lựa chọn cách gói bánh chưng bằng lá chuối phù hợp nhé!

2.1 Nguyên liệu cần có 

  • 1kg gạo nếp
  • 400g đậu xanh
  • 500g thịt ba chỉ
  • 1 bó lá chuối tươi
  • 1 bó lá nếp
  • 1 ít lá dứa
  • Lạt chẻ mỏng

2.2 Các bước tiến hành gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn sẵn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Các bạn cần rửa sạch lá dứa rồi mang xay nhuyễn, dùng rây lọc lấy nước cốt. Tiếp tục, bạn vo gạo và ngâm với nước; có thể ngâm với nước cốt lá dứa cùng chút muối trong khoảng 7 đến 8 tiếng rồi vớt ra để ráo.

Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành từng miếng dài và ướp với tiêu và bột canh. Còn lá chuối bạn rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Gói bánh chưng không dùng khuôn

Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn, xếp 2 mảnh lá chuối song song sát nhau. Thêm 1 mảnh lên trên, song song và ở chính giữa hai mảnh bên dưới. Sau đó, bạn thêm 3 đến 4 lớp lá chồng lên.

Bạn xếp tiếp lên trên 4 mảnh lá hình chữ nhật nhỏ để tạo thành hình chữ thập. Cho gạo lên lá rồi cho đỗ xanh, thịt, để hoàn thành lớp nhân bạn cho thêm 1 lớp gạo lên. Tiếp tục, bạn gấp 2 bên đối diện của hình chữ thập vào nhau và làm tương tự như vậy với 2 bên còn lại. Gấp hai bên lá vào nhau và nhớ cố định bánh lại bằng dây lạt. Sau đó, bạn gấp 2 bên còn lại bằng hình vuông và cố định lại bằng 1 dây lạt khác. 

Bước 3: Luộc bánh chưng

Xếp bánh vào nồi thật ngay ngắn cho nước vào ngập bánh rồi đun khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Sau mỗi tiếng cần kiểm tra để cho nước sôi thêm khi nước cạn. Đun chín bánh chưng để khoảng 2 tiếng đồng hồ cho bớt nóng rồi vớt bánh ra. 

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối
Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không quá khó

3. Một số chú ý cần nhớ khi chọn nguyên liệu gói bánh chưng bằng lá chuối

Nguyên liệu làm bánh chưng cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng để tránh sau khi lên thành phẩm ảnh hưởng tới chất lượng, bánh không dền hay không dẻo thơm. Do đó, mọi người cần ghi nhớ một số chú ý dưới để chọn được nguyên liệu gói bánh chưng bằng lá chuối ngon nhất. 

  • Chọn gạo nếp có hạt to, tròn đều, không bị gãy, màu trắng chứ không phải trắng đục.
  • Đậu xanh chọn vỏ mới, không bị sâu hay ẩm mốc. 
  • Chọn thịt ba rọi cân bằng có cả thịt nạc và mỡ. Không nên chọn miếng thịt lớp da bên ngoài quá dày, có màu đỏ hoặc hồng tươi. Lớp mỡ có màu trắng sáng, chắc là miếng thịt ngon. Bạn nên lấy tay ấn vào để kiểm tra độ đàn hồi của thịt hạn chế mua thịt không ngon. 

4. Mẹo bảo quản bánh chưng gói bằng lá chuối để được lâu

Dịp Tết, các gia đình đều gói bánh chưng bằng lá chuối với số lượng lớn khá lớn để ăn lâu dài. Vì vậy, việc bảo quản bánh chưng không bị cứng, mốc hay chua… đang được mọi người quan tâm. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng nấu theo cách truyền thống nếu giữ ở nhiệt độ phòng sẽ bảo quản được tối đa khoảng 10 ngày. Chú ý, thời gian này có thể giảm khi khâu chế biến mắc một số sai lầm như lá gói bánh còn nước, nhân thịt ướp nước mắm hay bánh bảo quản ở nhiệt độ cao. 

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối
Bánh chưng dễ bảo quản phù hợp làm thực phẩm dự trữ

Một cách bảo quản bánh chưng khác là để vào trong tủ lạnh. Cách bảo quản này có nhược điểm là bánh bị sượng, cứng. Nhưng khi ăn cho vào lò vi sóng hay hấp lại thì bánh dẻo như bình thường. Hay bạn có thể chế biến món bánh chưng rán. Món này thì hơi nhiều dầu mỡ nên hạn chế ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. 

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không quá khó mà vẫn giữ được màu xanh, bánh dền và vị thơm ngon như lá dong đúng không nào. Vậy các bạn hãy thực hiện cách gói bánh chưng đơn giản bằng lá chuối ngay trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới rồi. 

Categories
Gia đình Giải trí

Top những trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền phổ biến và vui nhộn

Mỗi một trò chơi dân gian ngày Tết đều mang một câu chuyện ý nghĩa, bản sắc vùng miền của từng địa phương và có hàm ý riêng. Nó không chỉ giúp mọi người nhớ về những ký ức vui vẻ, mà còn mang đến không khí sôi động, náo nhiệt để những cuộc gặp gỡ thêm phần thú vị.

Cùng điểm danh qua những trò chơi dân gian ngày Tết đặc sắc đó nhé!

1. Giá trị văn hóa của những trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Những trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là những trò chơi tiêu khiển mà nó còn giúp duy trì và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt hơn nữa; khi được chơi vào trong những dịp Tết cổ truyền sẽ góp phần làm cho bầu không khí thêm sôi động; đem đến những giờ phút giải trí thoải mái và đầy ắp tiếng cười.

2. Trò chơi dân gian ngày Tết thú vị

2.1 Ô ăn quan

Ô ăn quan (ô quan hay ô làng) là trò chơi dân gian quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của hầu hết chúng ta. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích.

Luật chơi cơ bản, cách chiến thắng:

  • Người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô bất kỳ trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình. Sau đó, người chơi lần lượt rải quân vào các ô (mỗi ô 1 quân) bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
  • Khi rải hết quân cuối cùng, nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó.
  • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Người thắng cuộc là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

 trò chơi dân gian ngày tết

[key-takeaways title=”Minigame “Ăn Tết đậm đà – Nhận lì xì khủng””]

[/key-takeaways]

2.2 Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian có từ lâu đời ở Việt Nam, luôn là trò được yêu thích trong các dịp vui như Hội đầu xuân. Ngoài ra, đây cũng là trò chơi phổ biến của trẻ em Việt vì sự đơn giản và vui nhộn.

Cách chơi trò chơi dân gian ngày Tết này như sau:

Tất cả người chơi cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, còn những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì dừng. Người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.

bịt mắt bắt dê

2.3 Đập niêu đất

Tết đến xuân về là cũng là thời khắc tưng bừng mùa lễ hội, không khí nhộn nhịp để đón chào một năm mới. Thêm vào đó, tết Nguyên đán cũng là dịp mà mọi người có thể cùng nhau hội ngộ sau một năm xa cách và cùng tham gia các trò chơi dân gian để tình cảm thêm khăng khít. 

Đập niêu đất là trò chơi dân gian đã được hình thành từ rất lâu đời và xưa kia khởi nguồn từ các làng quê miền Bắc. Để chuẩn bị chơi đập niêu đất người ta dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. 

Người chơi sẽ bịt mắt và cầm một chiếc gậy dài đứng vào vạch mốc rồi tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ.

trò chơi dân gian ngày Tết
Trò chơi dân gian ngày Tết đập niêu đất, tuy dễ nhưng vô cùng thú vị

Thông thường trò chơi này sẽ được tổ chức vào những dịp lễ hội và đặc biệt là trong ngày Tết cổ truyền. Trò chơi dân gian này cũng không quá khó nên mỗi lần tổ chức, đập niêu đất luôn đón nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đông đảo mọi người từ cụ già đến các bạn trẻ.

>> Bạn có thể tham khảo: Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

2.4 Đánh đu giao duyên mùa xuân

Cây đu của trò chơi này được cấu tạo từ 4 cây tre lớn tạo thành 2 trụ đu, được gọi là bàn đu và thượng đu. Tay đu là 2 cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt rất chắc chắn để người đu cầm được khi đu, bàn đu là chỗ để người chơi đặt chân đứng lên đó. Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. 

Thêm vào đó, đu đơn nữ sẽ có phần dịu dàng, nhẹ nhàng và uyển chuyển của người chơi. Thay vào đó, đu đơn nam lại thể hiện sự mạnh mẽ, nhịp điệu nhanh và bay lên cao hơn. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất vẫn là đu đôi nam nữ khi những đôi trai gái ở độ tuổi thanh xuân nhã ý muốn kết duyên, tìm bạn.

trò chơi dân gian ngày Tết
Đánh đu đôi nam nữ luôn được xem là nét hấp dẫn của trò chơi dân gian này

Ngày nay, đánh đu là trò chơi có tính phổ biến và gần gũi ở nhiều vùng miền khác nhau. Người chơi có thể đến từ mọi lứa tuổi, giai cấp và giới tính. Song, điều đáng lưu ý khi đây lại là một trò chơi được xếp vào loại mạo hiểm, người chơi cần phải giữ bình tĩnh, gan dạ khi tham gia trò chơi đầy thử thách như thế này.

2.5 Đi cà kheo thử thách khả năng thăng bằng

Phần nào giống với đánh đu, cà kheo được làm từ cây tre to vừa tay cầm, nhưng phải chọn cây tre già, tre lấy về tùy theo người cao thấp mà cắt phù hợp với tay, chân. Trước đây mọi người thường làm cà kheo rất cao, bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản thường đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái và đi bằng cà kheo.

trò chơi dân gian ngày Tết
Đi cà kheo thường rất dễ bắt gặp ở các lễ hội nhộn nhịp và ngày Tết

Mặc dù là một bộ môn rất khó chơi, đòi hỏi nhiều kỹ năng từ sức dẻo dai, sự khéo léo phối hợp nhịp nhàng vừa tay vừa chân cho đến tính kiên nhẫn, nhưng đi cà kheo đã và đang rất được ưa chuộng.

Người tham gia trò chơi dân gian ngày Tết này nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả đứng xem xung quanh. Và các cuộc thi cà kheo vào dịp đầu xuân luôn mang lại tràng tiếng cười sảng khoái.

>> Bạn có thể tham khảo: Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

2.6 Kéo co thi tài sức mạnh đầu năm

Ngày nay, kéo co đã trở nên vô cùng phổ biến, đây không chỉ là trò chơi dân gian ngày Tết mang nét truyền thống dân tộc mà hiện còn là hoạt động thường xuyên được các em học sinh giải trí tại trường học hoặc chuyến đi dã ngoại của các bạn trẻ.

Thời xưa, kéo co thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa, thể hiện mong ước của cư dân nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc.

Không chỉ dừng lại ở trò chơi dân gian, kéo co đã trở thành môn thể thao phổ biến

Trong các lễ hội cổ truyền, trò chơi kéo co thường có trong phần hội, thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Vì vậy, cùng bạn bè trải qua màn đấu kéo co vào dịp tết  âm lịch thì không khí sẽ đặc biệt và sôi động hơn đúng không nào?

>> Bạn có thể tham khảo: Bảng giá làm nail “chuẩn” để chị em sơn móng đón Tết 2023

2.7 Đấu vật khuấy động ngày xuân

Trong số các bộ môn phải dùng sức lực, đấu vật cũng là một trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo người Việt từ thời xa xưa hưởng ứng từ trước đến nay. Theo truyền thống trước khi bước vào trận đấu thực thụ, hai đô vật phải làm động tác biểu diễn màn chào hỏi. 

Đây không chỉ biểu diễn những động tác đẹp mắt, mà còn là nghi thức tâm linh của các đô vật hướng về Tổ tiên hướng về các vị anh hùng của dân tộc. Do đó các trận đấu luôn tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi trong tiếng hò reo cổ vũ hòa cùng tiếng trống thúc giòn giã.

Đấu vật là bộ môn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng

Quy định chung của trò chơi là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua ngã ngửa ra đất hay nhấc bổng được đối phương lên. Do đó trong môn vật này sức khỏe chưa đủ để bạn giành được thắng lợi mà còn cần cả sự mưu trí và nhanh nhẹn. Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết truyền thống.

[inline_article id=287662]

2.8 Chơi cờ người

Trong các lễ hội cổ truyền dịp Tết, người ta thường tổ chức chơi cờ người. Cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng, điều khác biệt là cờ người sử dụng người thật để thay thế cho các quân cờ. Bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đó có vẽ các ô cờ tướng tiêu chuẩn.

Luật chơi cơ bản, cách chiến thắng:

  • Sau khi các quân cờ đã vào vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để giới thiệu danh tính. Mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Theo quy định, đấu thủ cầm quân đỏ được đi trước, sau đó đến quân đen và luân phiên theo thứ tự cho đến hết.
  • Nghệ thuật thi đấu cờ người thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa vùng miền. Cờ người ở miền Bắc mang đậm dấu ấn diễn xướng dân gian thông qua các điệu múa kèm theo những bài vè đặc trưng. Còn hội cờ người ở miền Trung và miền Nam, phần biểu diễn của các quân cờ có phần sống động hơn, phải xuất tiến tới, tấn công quân cờ đối phương bằng các thế võ, dùng binh khí vô hiệu hoá, đánh ngã đối phương,…

chơi cờ người

Hy vọng rằng những gợi ý về các trò chơi dân gian ngày Tết này sẽ giúp cho ngày đầu năm của bạn thêm phần rộn ràng, vui vẻ.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp trend, đẹp sang trọng cho nàng thêm rạng rỡ

Vậy cùng tìm hiểu 11 mẫu nail đẹp nhất Tết 2022 rồi lựa chọn 1 mẫu phù hợp. Làm nail nhanh chóng để kịp đón Tết Nguyên Đán các nàng ơi!

1. Mẫu nail Tết màu pastel

Màu pastel nhẹ nhàng, lãng mạn nên chưa bao giờ lỗi thời mà ngày càng thịnh hành hơn. Các nàng thỏa sức thể hiện cá tính của mình với mẫu nail Tết màu pastel.

Đôi tay khéo léo, tài hoa của người thợ nail đã cho ra đời mẫu nail với đầy đủ kiểu dáng từ đính đá đơn giản, nhũ lấp lánh cho đến cả những mẫu nail có gắn viên đá to rất bắt mắt. Tone màu này pastel rất phù hợp với những cô nàng đang theo đuổi phong cách sang trọng, nữ tính. Nàng sẽ thật sự lôi cuốn khi kết hợp với những trang phục nữ tính, lịch sự. 

2. Nail hoạ tiết chấm bi

Mẫu nail họa tiết chấm bi ra đời giúp các bạn nữ vốn dĩ đã dịu dàng lại càng trở nên quyến rũ hơn. Chỉ với cách sắp xếp hoạ tiết tỉ mỉ và khéo léo của người thợ nail đã giúp cho đôi tay trở nên khác biệt và đầy thu hút.

Một mẫu nail Tết 2022 mà các nàng khó có thể bỏ qua đúng không nào. Vậy hãy chuẩn bị update ngay mẫu nail này và đưa nó vào bộ sưu tập mẫu nail Tết sắp tới. 

mẫu nail Tết
Nail chấm bi kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

3. Mẫu nail Tết 2022 đơn giản hoa đỏ 

Chỉ là mẫu nail với phong cách tối giản, chẳng có sự hỗ trợ của bất cứ phụ kiện lấp lánh nào cũng trở nên nổi bật. Tone màu của nail nail này thường là trắng hoặc hồng baby nhẹ nhàng nên rất dễ dàng phối trang phục. Người thợ nail sẽ điểm xuyết một vài hoạ tiết cành hoa trên nền sơn bóng nhẹ để phù hợp hơn với không khí ngày Tết.

Mẫu nail đơn giản hoa đỏ phù hợp với những bạn nữ có phong cách đơn giản, nhẹ nhàng. Một mẫu nail cũng rất đáng thử trong Tết Nguyên Đán 2022 đúng không nào. 

Nail hoa đỏ cực hợp cho thời điểm Tết đến xuân về

4. Mẫu nail tông màu vàng ánh kim

Tone đỏ là biểu tượng của sự may mắn thì màu vàng giúp nàng tỏa sáng hơn trong ngày nắng xuân rực rỡ. Một mẫu nail cũng theo phong cách đơn giản nhưng diện Tết lại cực kỳ phù hợp. Chỉ cần màu sơn vàng đính kèm thêm ánh kim là đã trở nên kiêu sa, bắt mắt hơn rất nhiều. 

5. Mẫu nail dễ thương cho cô nàng nhí nhảnh

Những cô nàng có phong cách nhí nhảnh, dễ thương thì mẫu nail này sinh ra là dành cho họ. Sự kết hợp khéo léo giữa hoạ tiết nhỏ và nổi bật với nhiều sơn nền khác nhau đã thực sự làm nên mẫu nail Tết rất ấn tượng. Một bộ nail sẽ giúp các cô nàng mê nail cảm thấy tự tin thể hiện mình trong những ngày Tết.

6. Mẫu nail đỏ ấn tượng, rực rỡ

Bộ sưu tập mẫu nail Tết 2022 không thể thiếu sự góp mặt của tone màu đỏ rực rỡ. Thấy màu đỏ chứng tỏ xuân về mà. Một mẫu nail màu đỏ nhưng không hề nhàm chán mà sẽ giúp nàng cảm thấy tự tin hơn. Vì đôi bàn tay của nàng sẽ trở nên quyến rũ, trắng hồng tự nhiên và sang chảnh hơn rất nhiều. 

Một sự sáng tạo hơn khi có thêm họa tiết của hoa đào, hoa mai, cây lá đẹp, đính đá… trên nền đỏ rực. Một cực phẩm sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho nàng. Một mẫu nail mà chỉ cần nhìn là cảm nhận được sắc xuân đang về trên mọi nẻo đường.

mẫu nail Tết
Mẫu nail Tết tông đỏ luôn được lòng các nàng dịp cuối năm

7. Mẫu nail màu xanh rêu

Mẫu nail dẫn đầu xu hướng Tết 2022 không thể không kể đến màu xanh rêu. Tone màu giúp nàng xua tan cái lạnh mùa đông để chào đón một mùa xuân đang về trên khắp mọi nơi. Một vài hoạ tiết đơn giản, có nét chấm phá là mẫu nail màu xanh rêu có thể tô điểm cho trang phục ngày Tết trở nên quyến rũ và nổi bật hơn.

8. Mẫu nail màu xanh ngân hà

Những bạn gái cá tính thì nhất định phải chọn mẫu nail Tết màu xanh ngân hà nhé. Một màu xanh ngân hà sẽ mang đến sự quyến rũ cho nàng. Muốn tăng thêm phần ma mị, cuốn hút; những người thợ nail có thể vẽ lên đó thêm các vì sao hay cung hoàng đạo.

9. Mẫu nail màu xanh bạc hà

Gam màu nhẹ nhàng và tinh tế chính là mẫu nail xanh bạc hà. Bàn tay của các nàng sẽ được khoác lên sự nữ tính, thanh mát và có pha chút điệu đà. Nhìn nàng sẽ thật sự nổi bật và có phong cách riêng không thể lẫn với bất cứ ai. Bởi đây là một tone màu rất kén chọn người dùng..

10. Mẫu nail Tết màu hồng đất

Một mẫu nail cũng đang nhận được sự yêu thích của rất nhiều bạn gái trong dịp Tết Nguyên Đán 2022. Nó không chỉ đơn thuần là một mẫu nail mà còn tô điểm giúp các bạn thêm xinh, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng vốn có của người phụ nữ. Đặc biệt, mẫu nail Tết này các nàng có tha hồ kết hợp với nhiều phong cách thời gian trang khác nhau.

11. Mẫu nail màu thạch anh

Đây là mẫu nail Tết không quá nổi bật với màu óng ánh nhưng màu thạch anh lại rất được lòng chị em. Bởi nhìn đôi tay của các nàng lúc này sẽ đẹp lung linh và huyền bí như những viên đá thạch anh. 

mẫu nail Tết
Nail thạch anh bí ẩn, sang trọng cho thêm hấp dẫn trong năm mới

Mỗi mẫu nail Tết mang một ý nghĩa riêng, tùy theo sở thích hay phong cách bản thân mà có sự lựa chọn phù hợp nhé nàng. Vậy ngay từ hôm nay hãy update một mẫu nail để kịp đón Tết Nguyên Đán 2022. Xin chúc các nàng cùng gia đình 1 năm mới an lành, hạnh phúc. 

Xem thêm:

Categories
Gia đình Giải trí

Quét nhà ngày Tết: Nguồn gốc và những điều cần kiêng kỵ

Ngoài những tục lệ đặc trưng của ngày Tết như chúc Tết, dọn nhà, khai xuân, xông đất,… một tục lệ nữa không thể thiếu chính là quét nhà ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, quét nhà trong những ngày Tết sẽ “quét” đi tất cả mắn và tài lộc trong năm mới. Do đó, cần kiêng quét nhà trong 3 ngày: mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Vì sao lại như vậy? Cùng MarryBaby tìm hiểu nguồn gốc thực sự của tục lệ này nhé.

quét nhà ngày tết
Ngày Tết người Việt có rất nhiều điều kiêng cữ

Nguồn gốc tục kiêng quét nhà ngày Tết có từ đâu?

Tết cổ truyền Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Tết cổ truyền Trung Quốc. Cho nên, tục kiêng quét nhà ngày Tết có thể bắt nguồn từ nhiều điển tích, điển cố hoặc những câu chuyện cổ tích có từ xa xưa của hai quốc gia.

1. Điển tích Trung Quốc có ghi trong “Sưu thần ký”

Một điển tích ghi chép trong cuốn “Sưu thần ký” của Trung Quốc đã giải thích cụ thể cho tục lệ này như sau:

“Ngày xưa, có một lái buôn tên Âu Minh đã được vị Thủy Thần ban tặng cho một người hầu tên Như Nguyệt để về phục vụ lúc đi qua hồ Thanh Thảo. Từ ngày được ban Như Nguyệt, công việc làm ăn, kinh doanh cũng như mọi chuyện trong gia đình Âu Minh thuận lợi vô cùng, phất lên như diều gặp gió. Chẳng mấy chốc, Âu Minh giàu lên nhanh chóng.

Đến một năm nọ, đúng vào ngày đầu năm – mùng 1 Tết, Như Nguyệt không may lỡ tay làm vỡ chiếc bình quý đắt tiền của Âu Minh. Vì quá tức giận nên Âu Minh đã phạt đánh Như Nguyệt khiến cô sợ quá trốn vào đống rác ở góc nhà và không dám ra.

Một lúc sau, vì không để ý nên vợ Âu Minh đã dọn nhà và hốt luôn đống tác có Như Nguyệt đang trốn đêm đổ ra ngoài đường. Kể từ đó, Như Nguyệt biệt tăm, không ai biết cô đang ở đâu, sinh sống ra sao. Chỉ biết gia đình Âu Minh bỗng trở lên khó khăn, hoàn cảnh gia đình cũng sa sút hơn hẳn.

Người dân trong làng thấy vậy mới bảo nhau rằng Như Nguyệt chính là vị thần tài và Thủy Thần ban tặng Âu Minh. Cô ấy chính là người mang đến may mắn, tiền tài cho nhà họ Âu mà Âu Minh không biết quý trọng. Chính vì thế, dân làng đã lập một bàn thờ cho Như Nguyệt với hy vọng cô ấy sẽ mang may mắn đến cho dân làng.

Đồng thời, vào đúng ngày mùng 1 Tết, dân làng ở đây cũng tuyệt đối kiêng việc quét nhà, hốt rác. Và tục lệ này tồn tại cho đến ngày nay.”

quét nhà ngày tết
Tục kiêng quét nhà ngày Tết xuất phát từ truyền thuyết Việt Nam và Trung Quốc

2. Bắt nguồn từ “Sự tích cái chổi” của Việt Nam

Bên cạnh điển tích của Trung Quốc, dân gian Việt Nam cũng truyền miệng một câu chuyện mang tên “Sự tích cái chổi” để giải thích cho tục lệ này:

“Ngày xưa ở trên trời có một người phụ nữ rất khéo tay và nấu ăn ngon nên Ngọc Hoàng đã giao cho bà công việc trông nom bếp núc, nấu ăn ở thiên trù. Tuy vậy, người phụ nữ này lại mang tính tham lam, có tật hay ăn vụng. Và bà cũng có một mối tính với người chăn ngựa trên thiên đình.

Tình yêu khiến bà mù quáng đến độ bà nhiều lần làm liều, lấy cắp rượu thịt trong thiên trù và đem đến cho người tình. Không những thế, bà còn nhiều lần dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão uống rượu thỏa thích đến khi say bí tỉ.

Một hôm nọ, khi đàn bày cỗ lên mâm để Ngọc Hoàng mở tiệc chiêu đãi quần thần thì bà bỗng nghe tiếng lão chăn ngựa từ đằng xa. Biết người tình đang tìm mình nên bà lật đật chạy ra đón và đưa lão trốn trong góc chạn.

Trong bóng tối, vì đã quen thói ăn vụng, lão thấy trên mâm có nhiều món ngon, cao lương mĩ vị khó cưỡng nên đã mở lồng bàn ra bốc lấy bốc để.

Khi những người hầu bưng mâm ngự thiện nên thì ai nấy cũng đều há hốc vì món ăn nào cũng giống như có người đã nếm trước. 

Ngọc Hoàng vừa trông thấy đã nổi cơn thịnh nộ. Tiếng quát của Ngọc Hoàng dữ dội đến độ làm cho mọi người đều sợ hãi. Người đàn bà thấy thế đã cúi đầu nhận hết tội lỗi và bị đày xuống trần gian làm cây chổi để làm việc luôn tay luôn chân không ngừng.

Về sau, khi thấy người đàn bà (đã biến thành cái chổi) làm việc liên tục không được nghỉ nơi nên Ngọc Hoàng đã thương tình ra lệnh cho nghỉ đúng 3 ngày trong năm. Đó là 3 ngày Tết Âm lịch.”

Bởi thế cho nên trong dịp Tết Nguyên đán, người dân thường không quét nhà là để cho cây chổi được nghỉ ngơi sau cả năm làm việc chăm chỉ.

Tại sao lại kiêng quét nhà ngày Tết?

Kiêng quét nhà vào ngày Tết là một trong những tục lệ lưu truyền ngàn đời nay. Từ những câu chuyện kể trên, người ta kiêng quét nhà là vì sợ sẽ quét đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới.

Đó là lý do vì sao chúng ta thường dọn nhà trước Tết, dù bận thế nào cũng phải xong trước đêm giao thừa để tránh phải quét nhà trong 3 ngày Tết đầu năm.

Ngoài ra, ở Nam Bộ còn có quan niệm rằng khi quét nhà sạch sẽ rồi thì nên cất chổi đi. Nếu như gia đình nào bị mất chổi trong 3 ngày Tết thì cả năm đó sẽ bị trộm vào nhà lấy hết của cải.

quét nhà ngày tết
Nên kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết để giữ được may mắn, tài lộc

Xử lý rác trong 3 ngày Tết thế nào?

Nếu không được quét nhà trong 3 ngày Tết thì nên làm gì với rác đây? Yên tâm nhé, quét nhà vẫn được nhưng đừng gốt và vứt vào thùng rác. Hãy tóm gọn vào một góc nhà và chỉ nên quét nhà vào cuối ngày. Như thế, của cải và tiền tài vừa không bị mất đi mà lại được giữ lại một nơi trong nhà.

Quét nhà ngày Tết tuy là một tục lệ có từ xa xưa nhưng đến nay vẫn chưa hề bị mai một. Hy vọng rằng, ý nghĩa việc không quét nhà vào ngày Tết sẽ trở thành hiện thực mang lại may mắn cho tất cả mọi người.

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm mứt Tết dai giòn sần sật, vuông tròn vị ngon!

Cách làm mứt Tết không quá khó. Ngoài các loại mứt truyền thống như mứt dừa, mứt thơm, mứt đạt đậu, mứt hạt sen,… bài viết này MarryBaby sẽ hướng dẫn các bạn làm bốn loại mứt mới vừa thơm ngon vừa mang lại dinh dưỡng cho cả gia đình.

Mứt tắc vàng – Gieo lộc vàng đón Tết

Mứt tắc vàng không chỉ là món mứt nhiều người yêu thích mà nó còn có công dụng trị bệnh nữa đấy. Chính vì thế, năm mới 2022 bạn hãy trở tài làm món mứt vừa thơm ngon vừa lạ miệng này nhé. Nguyên liệu và công thức sẽ được MarryBaby chia sẻ ngày sau đây:

Nguyên liệu cần có:

  • Trái tắc: 1.4kg
  • Nước vôi trong: 2 lít
  • Đường trắng: 800g
  • Muối: 1 thìa cafe

Cách làm mứt Tết tắc vàng như sau:

  • Tắc sau khi rửa sạch thì cắt đôi, vắt hết nước và rửa lại lần nữa với nước lạnh. Nước tắc lượt lấy hạt sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Tắc rửa xong thì ngâm với nước vôi trong khoảng 18 tiếng. Sau đó, vớt tắc ra và xả lại với nước lạnh vài lần đến khi nước trong thì thôi. Vắt nhẹ tắc cho khô nước.
  • Cho tắc và 800g đường đã chuẩn bị vào chảo lớn, trộn đều và để yên trong khoảng 8 giờ đồng hồ cho đường tan hết và tắc ngấm đều đường.
  • Bắt chảo lên bếp và đun với lửa. Đun đến khi nước tắc rút hết và cho muối vào chảo, nhẹ nhàng đảo đều, 10 phút lại đảo một lần.
  • Sau 30 phút, vớt tắc ra khỏi chảo và tiếp tục để lửa lớn cho đường trong chảo sánh lại.
  • Khi đường đã sánh lại, cho tắc vào trở lại, hạ lửa nhỏ và trộn đều nhẹ nhàng cho đến khi nước đường khô hết
  • Tắt bếp, để chảo mứt qua đêm cho nguội.
  • Cho mứt vào hũ và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
cách làm mứt tết
Mứt tắc vàng lên màu rất nịnh mắt

Mứt cà rốt – Không lo “dính phốt”

Không cần tìm đâu xa, cách làm mứt Tết – mứt cà rốt trong bài viết này đảm bảo ăn là ghiền. Cà rốt có thể cắt lát hoặc tỉa hoa được sên khô và áo lớp đường bên ngoài nhìn vô cùng bắt mắt.

Màu cam đặc trưng, vị ngọt nhẹ, bên trong dẻo dai bên ngoài giòn rụm, mứt cà rốt chắc chắn là món mứt “đắt khách” nhất trong mâm mứt ngày Tết đấy nhá.

Nguyên liệu cần có:

  • Cà rốt: 1kg
  • Đường trắng: 500g 
  • Vôi bột: 2 muỗng canh 
  • Phèn chua: 1 muỗng canh 

Cách làm mứt Tết cà rốt như sau:

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vuông hoặc tỉa hoa tùy ý. Hào vôi bột cùng 1.5 lít nước rồi ngâm với cà rốt khoảng 30 phút. Sau đó, vớt cà rốt ra và rửa sạch với nước cho hết mùi vôi.
  • Đặt nồi nước phèn chua lên bếp đun sôi. Tiếp đến, cho cà rốt vào chần khoảng 2 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Trộn cà rốt đã ráo với đường, để yên trong khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ cho đường tan. Khi đường tan hết, cho cà rốt vào chảo và bắt đầu sên trên lửa vừa.
  • Để mứt sôi khoảng 4 phút, nước đường bắt đầu sánh lại thì vặn lửa xuống mức nhỏ nhất. Nhanh tay đảo mứt liên tục đến khi thấy đường kết tinh và bám vào miếng cà rốt. Đảo đế khi cà rốt khô hẳn thì tắt bếp.
  • Đợi mứt thật nguội thì cho mứt cà rốt vào hũ thủy tinh hoặc túi zip bảo quản.
cách làm mứt tết
Mứt cà rốt thành phẩm có màu cam bắt mắt

Cách làm mứt Tết với bí đao – Mừng năm mới không “buồn đao” (buồn đau)

Một trong những loại mứt Tết nhà làm được nhiều người yêu thích nữa chính là mứt bí đao. Ngoài tác dụng làm đẹp, mứt bí đao mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cho nên, bạn hãy bổ sung thêm loại mứt tự nhiên này vào mâm mứt Tết nhé. Cách làm cũng khá đơn giản, bắt đầu ngay thôi.

Nguyên liệu cần có:

  • Bí đao: 1.5kg
  • Đường trắng: 400g 
  • Vôi bột: 1 muỗng canh 
  • Nước hoa bưởi: 1 muỗng cà phê 

Cách làm mứt Tết bí đao như sau:

  • Hòa tan vôi bột đã chuẩn bị với 1.5 lít nước lạnh, lọc lấy nước vôi trong.
  • Bí đao gọt vỏ và cắt bỏ phần ruột có hạt. Thái miếng vừa ăn dài cỡ ngón tay hoặc miếng vuông tùy ý.
  • Rửa bí qua nước lạnh rồi ngâm với nước vôi ít nhất 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
  • Vớt bí đao ra rổ và xả lại với nước cho thật sạch. Trải bí ra khay và hong gió cho khô. Hoặc có thể phơi nắng nóng trong vòng 4 – 5 tiếng (công đoạn này rất quan trọng tuyệt đối không nên bỏ qua).
  • Đổ ít nước vào đường và hòa tan. Bắt nồi lên bếp đun sôi với lửa vừa. Nước đường sôi, cho bí vào luộc với lửa nhỏ cho bí chín. Khi bí chín là vớt bí xếp ra khay ngay và phơi chỗ thoáng gió 4 tiếng.
  • Cho phần đường còn lại vào nồi cùng với nước lạnh, bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ. Khi nước đường sôi tầm 2 phút thì cho bí đã phơi nắng vào, tiếp tục sên đến khi đường hơi sánh là cho nước hoa bưởi vào. Tiếp tục sên cho đến khi đường khô, kết tinh và bám xung quanh bí. Tắt bếp.
  • Trải mứt bí ra khay và để nơi có gió trong vài tiếng cho mứt khô ráo hơn.
  • Cuối cùng, cho bí vào hũ thủy tinh hoặc túi zip bảo quản cẩn thận.

Mứt gừng thơm dẻo – Tạm biệt xui xẻo

Món mứt gừng này mang tên “Mứt gừng thơm dẻo – Tạm biệt xui xẻo”. Năm mới, ăn món mứt gừng này, gia đình bạn sẽ luôn gặp may mắn, phú quý và sung túc cả năm. Vị cay cay, the the đầu lưỡi cộng thêm màu vàng của mứt gừng góp phần làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm ấm cúng. 

Nguyên liệu cần có:

  • Gừng: 400g 
  • Thơm: 1/4 trái 
  • Đường trắng: 300g 
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê 

Cách làm mứt Tết mứt gừng như sau:

  • Gừng gọt sạch vỏ rồi thái lát mỏng, ngâm nước muối loãng 5 phút cho nhả bớt vị cay rồi rửa lại với nước cho sạch. Dứa cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy ý.
  • Đun 1 nồi nước sôi cùng nước cốt chanh rỏi cho gừng vào luộc từ 3 – 4 phút. Sau đó vớt ra, thay nước mới và luộc lần nữa cho gừng bớt cay. Thả gừng vào chậu nước lạnh và ngâm gừng trong khoảng 10 phút cho nguội, vớt ra để ráo.
  • Cho gừng, thơm và đường vào chảo to trộn đều và ướp trong khoảng 2 tiếng. Thi thoảng đảo đều cho gừng thấm nước đường.
  • Bắt chảo lên bếp, bật lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu, cứ 5 phút thì đảo một lần. Đảo đến khi nước đường rút bớt, sánh lại và kết tinh thì tắt bếp.
  • Mứt gừng thành phẩm có màu vàng tươi tắn, đường ngấm đều và vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Mứt gừng chuẩn phải lên màu vàng tươi, vị cay nhẹ và không bị đắng

MarryBaby đã chia sẻ công thức mà mứt tắc, mứt cà rốt, mứt bí đao, mứt gừng vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe. Thử ngay nhé, chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Thực đơn ngày Tết giúp mẹ có những mâm cơm ngon miệng, nhàn tênh

Vào dịp lễ Tết, mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần ăn những bữa cơm ngon, trò chuyện về một năm đã qua. Đây cũng là dịp mà bà con họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến chúc Tết, thăm hỏi và có thể dùng bữa cùng gia chủ để chia sẻ không khí hân hoan. Mẹ đã bỏ túi vài món tủ nào để trổ tài trong dịp này chưa? Cùng tham khảo thực đơn ngày Tết dưới đây để mâm cơm gia đình thêm trọn vẹn và ngất ngây, mẹ nhé.

Thực đơn ngày Tết – mùng 1

Mâm cơm cho ngày mở đầu năm mới được kỳ vọng sẽ đem đến ý nghĩa đoàn viên, sung túc, nhiều tài lộc. Thực đơn cho ngày mùng 1 gồm có giò xào ngũ sắc, canh chân giò hầm măng, nộm rau muống thịt bò.

1. Giò xào ngũ sắc:

Cái tên món ăn đã nói lên nhiều sắc màu rực rỡ. Một dĩa giò xào với nhiều nguyên liệu đan xen sẽ hứa hẹn một năm tươi mới, sáng sủa.

Cần chuẩn bị

– Thịt nạc vai đã xay nhuyễn: 300 gam

– Thịt ba rọi: 200 gam

– Tai lợn: 1 cái

– Trứng gà hoặc trứng vịt: 5 – 6 quả

– Nấm mèo: 3 – 4 tai

– Cà rốt: 1 củ

– Gia vị: Đường, nước mắm, hành khô, tiêu, hành lá, hạt nêm.

– Lá chuối

Thực đơn ngày Tết

Cách thực hiện

– Tai heo rửa sạch, luộc chín và thái miếng nhỏ.

– Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch rồi cắt hoặc băm nhỏ.

– Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi.

– Hành tím băm nhỏ.

– Trứng đập ra chén, cho hành lá, tiêu, ít hạt nêm, đánh tan rồi đem chiên trên dầu nóng.

– Trộn hỗn hợp gồm cà rốt, nấm mèo, tai heo, thịt ba rọi, thịt xay, nêm tiêu, nước mắm, muối, hạt nêm, đường và trộn đều, ướp 30 phút.

– Trải lá chuối sạch ra, cho lớp trứng chiên lên rồi múc hỗn hợp thịt cho vào. Lấy tay cuộn chặt lá chuối rồi cột dây bên ngoài để giữ cố định.

– Cho giò đã buộc kỹ vào nước sôi và luộc tầm 40 – 50 phút để giò chín, sau đó vớt ra để ráo nước.

– Giò xào ngũ sắc có thể ăn ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Mẹ nên làm món giò xào này vào những ngày giáp Tết để đến ngày mùng 1, mẹ chỉ việc lấy giò ra, cắt dây và lột bỏ lớp lá chuối là có thể thưởng thức.

[key-takeaways title=”Minigame “Ăn Tết đậm đà – Nhận lì xì khủng””]

[/key-takeaways]

2. Canh chân giò hầm măng

Cần chuẩn bị

– Chân giò: 1 kí

– Măng khô: 200 gam

– Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, tiêu, hành lá, dầu ăn.

Cách thực hiện

– Măng khô ngâm mềm, luộc nhiều lần với nước sôi để măng ra hết chất độc.

– Giò heo rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi đem ninh cho mềm.

– Xào sơ măng với dầu ăn và một ít hạt nêm, tiêu để măng ngấm gia vị.

– Khi giò hơi mềm, cho măng đã xào vào ninh chung cho tới khi giò và măng đều chín.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành lá và để nguội, thưởng thức.

3. Nộm rau muống thịt bò

Ông bà xưa quan niệm, ăn rau muống trong ngày đầu năm để muốn gì được nấy. Mẹ còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay món ăn ngon miệng này.

Cần chuẩn bị

– Cọng rau muống đã chẻ:  1 bó

– Thịt bò mềm thái mỏng: 400 gam.

– Gia vị: mắm, muối, đường, chanh, tỏi, ớt, lạc rang

Cách thực hiện

– Rau muống rửa sạch, để ráo.

– Thịt bò ướp cùng tỏi băm, chút muối, chút tiêu.

– Xào thịt bò trên lửa lớn, đến khi thịt săn lại thì tắt bếp.

– Pha nước trộn gỏi gồm: 2 muỗng mắm, 2 muỗng nước lọc, 1 muỗng đường, nửa quả chanh, tỏi ớt băm nhỏ rồi khuấy đều.

– Cho thịt bò vào trộn với rau muống, tiếp tục rưới phần mắm gỏi vào và trộn đều.

– Cuối cùng, rắc lạc rang để món gỏi dậy mùi thơm.

Thực đơn ngày Tết

Thực đơn ngày Tết – mùng 2

Nhiều người kiêng đi chúc Tết, xông nhà vào ngày đầu năm nên thường đợi đến mùng 2 mới khởi hành du xuân. Việc di chuyển nhiều cũng như tiếp đón nhiều khách dễ khiến mẹ không có thời gian để chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ.

Thực đơn ngày Tết đơn giản, gọn nhẹ cho ngày mùng 2 dưới đây sẽ giúp mẹ nấu thật nhanh mà vẫn đủ chất và ngon miệng.

1. Bánh chưng bánh tét ăn cùng dưa hành củ kiệu

Đây gần như là món ăn truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về. Hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một hoặc vài đòn bánh chưng, bánh tét, hũ dưa hành củ kiệu để thưởng thức trong ngày Tết cổ truyền.

Món ăn này được chuẩn bị hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần lột lớp vỏ lá chuối, sau đó dùng dao hoặc dây chỉ để cắt bánh ra những miếng vừa ăn. Món này có thể ăn trực tiếp hoặc chiên lên đều ngon. Vị ngọt ngọt chua chua của dưa hành củ kiệu sẽ là sự kết hợp hoàn hảo cho bộ đôi món ăn truyền thống này.

2. Gà luộc

Gà cũng là một trong những món ăn có mặt trong rất nhiều gia đình vào dịp Tết. Gà luộc là cách chế biến đơn giản, nhanh gọn mà vẫn đủ sức gây thương nhớ. Một dĩa gà vàng ươm, óng ánh, thơm nức, chấm cùng chén muối tiêu chanh sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn ngày Tết của mẹ.

3. Canh rau nấu thịt

Một bát canh rau sẽ bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, rất phù hợp trong những ngày Tết với quá nhiều món ăn “có thịt”. Mẹ có thể nấu canh với rau lang, rau muống, rau tiến vua, rau mồng tơi với chất đạm như tôm, thịt bò, thịt lợn băm, thịt viên. 

Thực đơn ngày Tết – mùng 3

Mâm cơm hết Tết sẽ ưu tiên những món nhẹ nhàng, thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo đủ chất và ngon lành. 

1. Nộm chay

Cần chuẩn bị

– 1 quả khế chua

– 1 quả dưa leo

– 1 củ cà rốt nhỏ

– Mộc nhĩ, dấm, đường, muối, lạc rang được giã nhỏ

– 1 bìa đậu phụ rán vàng

– Sợi mì chay

Cách thực hiện

– Các nguyên liệu được làm sạch, thái sợi với kích thước tương đương nhau để khi trộn nhìn đẹp mắt và dễ ăn hơn.

– Pha nước trộn chay gồm 3 muỗng xì dầu, 2 muỗng đường, nửa quả chanh, tỏi ớt băm nhỏ.

– Trộn đều các nguyên liệu với nhau, sau đó rưới nước sốt vào vào tiếp tục trộn cho nộm được ngấm gia vị.

– Sau cùng, mẹ rắc lạc rang lên để hoàn thành món nộm thanh đạm.

2. Nem rán

Nem cũng là một trong những món ăn có mặt trong rất nhiều mâm cơm gia đình vào dịp Tết. Thông thường, nem sẽ được cuốn vào những ngày giáp Tết và được cấp đông để dùng trong nhiều ngày.

Khi nào ăn, mẹ chỉ cần lấy từ tủ đông ra và chiên trên chảo dầu (hoặc nồi chiên không dầu) là đã có ngay dĩa nem rán nóng hổi, vừa thổi vừa ăn.

3. Cá sốt cà chua

Nếu đã cảm thấy hơi ngán với những món ăn từ thịt, mẹ có thể đổi bữa với món ăn từ cá. Có thể kể đến các loại cá sốt cà chua ngon như cá chim, cá thu, cá chẽm, cá nục, cá khế, cá bớp. 

Cách làm khá đơn giản. Trước tiên, mẹ rán cá cho chín vàng đều. 

Thực đơn ngày Tết

Sốt cà chua được làm như sau:

  • Phi dầu với hành tỏi cho thơm rồi cho cà chua đã được xay nhuyễn vào đảo đều.
  • Nêm nếm gia vị gồm hạt nêm, tiêu, nước mắm, chút nước lọc sao cho vừa miệng là được. Đun hỗn hợp cà chua với lửa liu riu để cà chua chín mềm.
  • Khi thấy nước sốt bắt đầu sánh lại thì cho cá đã chiên vàng vào.
  • Để nước sốt bám đều vào cá, mẹ hãy dùng muỗng rưới sốt lên bề mặt trên của cá trong quá trình nấu.
  • Cuối cùng, mẹ rắc ít hành lá và tắt bếp, chờ nguội là có thể thưởng thức món cá sốt cà chua thơm ngon.

Để có thực đơn ngày Tết đa dạng, đảm bảo đủ chất, ngon miệng nhưng không mất quá nhiều thời gian, mẹ nên tận dụng những món có sẵn. Những món như bánh chưng, bánh, tét, chả giò, giò xào, nem rán nếu đã có sẵn thì khi cần, chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã có thể thưởng thức được.

Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị một vài món vào những ngày giáp Tết để công việc nội trợ trong 3 ngày Tết được nhanh gọn, nhàn tênh nhé.

Dịp lễ Tết với rất nhiều hoạt động vui chơi dễ khiến các thành viên trong gia đình xao nhãng việc ăn uống, ăn qua loa hoặc bỏ bữa. Mẹ hãy bỏ túi một vài món tủ cùng một thực đơn ngày Tết phong phú, ngon miệng, nịnh mắt để mọi người không quên cơm nhà nhé. 

Xem thêm:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu giúp bạn trang hoàng nhà cửa đón xuân

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu rất quan trọng. Đào và bứng cây mai vàng vào chậu tưởng như là việc rất đơn giản nhưng thật sự rất khó và đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật để cây khi trồng vào chậu vẫn tiếp tục phát triển tốt.

Ngoài ra, chỉ cần một vài tác động nhỏ trong quá trình bứng và không biết phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu có thể khiến chúng ta lãng phí nhiều sức lực, thời gian và tiền bạc. 

Sau đây là những chia sẻ đến bạn cách chăm sóc, kỹ thuật đào trồng cây mai vàng mới trồng vào chậu đúng cách nhất.

Thời điểm tốt nhất để bứng mai

Hằng năm, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm được xem là thời điểm tốt nhất để bứng mai vàng, vì đây là mùa cây ngừng sinh trưởng. Lúc này, lá cây đã già, không còn ra tược non và không phát sinh thêm rễ cám. Toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự trữ trong thân. 

Cây mai vàng sẽ phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, đây là lúc hết mưa nên rất thích hợp bứng mai. Thêm vào đó, các mùa khác trong năm vẫn có thể bứng mai nhưng cần nhiều lưu ý hơn vì rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy, thời điểm vàng để bứng mai được xem là tháng 10 âm lịch.

Kỹ thuật đào trồng mai vào chậu

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu đầu tiên là chúng ta phải quan sát hướng cây mọc để thuận tiện cho việc đào và bứng cây, không làm ảnh hưởng đến các vấn đề sinh học của cây. Nếu sử dụng sai kỹ thuật đào trồng mai hay bứng sai hướng sẽ dẫn đến cây mai bị khô héo, có thể làm cây bị chết.

Sau khi xác định được hướng cây và dáng thế cây, tiếp theo cần cắt bỏ hết đọt non, lá non trên cây. Tiếp đến là tỉa bớt lá, cắt bỏ cành, nhánh thừa so với dáng thế. Việc này sẽ giúp ích cho cây giữ được lượng nước cần thiết trong thân không bị mất qua lá, đảm bảo sức khỏe cho cây lâu dài. Bên cạnh đó, cắt, tỉa cành lá còn giúp bạn không cần phải bứng bầu quá to, mà vẫn đảm bảo cho sự sống của cây. 

Cuối cùng, cắt, tỉa cành lá sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình bứng và ít tốn chi phí vận chuyển, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng bể bầu đất. Các bước kỹ thuật đào trồng mai vào chậu phải được thực hiện theo đúng quy trình vì chỉ cần sai một vài chi tiết nhỏ, có thể dẫn đến các tai nạn không đáng có.

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu rất quan trọng trong ngày Tết

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu không có bầu đất

  • Những cây cổ thụ lớn không thể bứng được bầu (không đánh được bầu). Sau khi cây mai bị vỡ bầu được đem về vườn, chúng ta cần dùng cây cưa hoặc kìm cộng lực cắt tất cả các rễ cây bị dập nát bỏ đi.
  • Tuy nhiên, có một điểm lưu ý rất quan trọng là khi trồng cây mai không bầu đất phải cắt các rễ bị dập nát, phải cắt hết cho đến phần rễ không bị dập nát và khi cắt vết cắt phải gọn gàng, nhanh tay và liền mạch.
  • Sau đó vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc kích rễ cho cây mai vào rễ cây, vào các đầu của ngọn rễ cây (trường hợp cây có bộ rễ nhỏ có thể pha thuốc kích rễ cho cây mai vào nước sạch rồi ngâm bộ rễ cây vào khoảng 10 đến 20 phút). 
  • Tiếp theo các bạn bôi keo liền sẹo vào các đầu rễ cái, đầu cành cắt của cây để ngăn cho cây không bị mất nước nhanh và ngăn các đầu rễ không bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn tấn công.
Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Hoa mai mất bầu đất cần chăm sóc cẩn thận

Cách chăm sóc cây mai con

Sau khi trồng được cây mai con 7 ngày các bạn có thể dùng thuốc kích thích. Một trong những loại thuốc được khuyên dùng dùng là ATONIK 1.8 SL hoặc bất kỳ loại thuốc kích rễ nào nhưng cần phải được pha thật loãng với nước sạch, không nên dùng liều lượng nhiều sẽ không tốt cho cây mai con, phun đều lên cây mai con. Cách 10 ngày pha thuốc và chăm sóc cây mai con để kích thước sự tăng trưởng của rễ.

Tiếp theo, cây mai con sẽ ra lá non và lá chuyển sang màu xanh đậm thì cho các chậu mai ra ngoài ánh nắng (chỉ tiếp xúc nắng buổi sáng khoảng vài giờ). Thời gian tốt nhất là từ 7h đến 8h30 sáng. Có thể dùng lưới che chắn nếu như vị trí cây mai con phải ở dưới nắng hằng ngày. 

 Một điều vô cùng quan trọng là bạn phải theo dõi chất trồng trong chậu nếu khô nước thì phải tưới sương đủ ẩm cho cây mai. Đồng thời phun sương lên lá mai vào chiều mát để giúp cây nhanh phát triển. Dùng các chất độn giữ ẩm cho gốc mai vào giai đoạn mùa khô, nắng nóng. Điểm lưu ý cuối cùng là không được để cây mai trong bóng râm.

Phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Hoa mai cần đủ nắng và ánh sáng để phát triển

Cách chăm sóc cây mai rừng mới đào về

Mai rừng là loài cây cảnh dễ sinh sống, sống mạnh và tương đối dễ trồng ở điều kiện thời tiết thế nào. Ta có thể trồng mai trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… thì mai vẫn phát triển tốt.

Mai rừng nói riêng hay các loài mai khác cũng như đều phải được chăm sóc kỹ lưỡng bằng các thao tác cơ bản như: tưới nước, phân bón và phòng tránh bệnh, trị bệnh. Những điều cơ bản nhưng lại là cách chăm sóc cây mai rừng mới đầu về được sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp như ý.

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có được phương pháp chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu tốt nhất để ngôi nhà thêm phần rực rỡ vào dịp Tết đến Xuân về. 

Xem thêm: