Vậy cùng tham khảo cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất đối với từng cấp độ bỏng cụ thể là vết bỏng nhỏ, vết bỏng nghiêm trọng hay vết bỏng lan rộng…
Cách chữa bỏng nước sôi hiệu quả nhanh chóng với vết bỏng nhỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù là vết bỏng nhỏ (có thể thuộc cấp độ bỏng 1 hay 2) đều cần được chăm sóc y tế đúng cách. Các bạn cần thực hiện cách chữa bỏng nước sôi ở cấp độ 1 hay 2 theo đúng các bước dưới đây:
1. Rửa vết bỏng
Đầu tiên, bạn cần rửa vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo che phủ vết bỏng rồi ngâm vào nước lạnh. Xả nước lạnh lên vị trí bỏng và nhớ không dùng nước nóng để tránh kích thích vết bỏng.
Sau đó, bạn rửa sạch vết bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ. Không nền dùng sản phẩm có tính tẩy như oxy già vì có thể cản trở quá trình làm lành của làn da.
Trường hợp, quần áo mà dính trên da thì không cố cởi ra. Vết bỏng có thể nghiêm trọng hơn nên bạn có thể phải cắt bỏ quần áo (trừ phần dính vào vết bỏng) rồi chườm lạnh lên vết bỏng và quần áo khoảng 2 phút.
2. Làm lạnh vết bỏng
Rửa vết bỏng xong thì lại ngâm vết bỏng vào nước mát khoảng 15-20 phút. Không dùng đá viên hay xả nước lên vết bỏng vì có thể gây tổn thương cho làn da và gây nên sẹo.
Việc cần làm tiếp theo là nhúng khăn sạch vào nước mát và chườm lên vết bỏng. Nhớ là đặt nhẹ khăn lên vết bỏng và không thoa hay chà xát.
3. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Bạn cần chăm sóc vết bỏng sau khi làm mát để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ cần dùng tay sạch hay bông gòn thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Bacitracin.
Vết bỏng là vết thương hở thì dùng miếng gạc chống dính để thay thế phòng trường hợp sợi bông gòn có thể dính vào. Sau đó, các bạn dùng băng gạc không dính (Telfa) che lên vết bỏng.
Bạn nhớ thay băng gạc từ 1-2 ngày và thoa lại với thuốc mỡ. Chú ý, không gãi ngứa khi da non hình thành để tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể thoa các loại thuốc mỡ chiết xuất từ lô hội, bơ cacao… để làm giảm các cơn ngứa.
4. Điều trị cơn đau
Bát cứ vết bỏng nào cũng có thể gây đau. Vì vậy, sau khi hoàn tất việc che vết bỏng thì nâng vị trí bỏng cao hơn tim. Với cách đơn giản này có thể giúp bạn giảm sưng và giảm đau đáng kể.
Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil và Motrin). Hãy uống theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Cụ thể:
- Liều uống Acetaminophen là 650 mg mỗi 4-6 tiếng, tối đa 3250 mg mỗi ngày.
- Liều uống Ibuprofen là 400-800 mg mỗi 6 tiếng, tối đa 3200 mg mỗi ngày.
Cách chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo với những vết bỏng nghiêm trọng
Dưới đây là cách chữa bỏng nước sôi với những vết bỏng thật sự nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu xem bác sĩ hướng dẫn như thế nào đảm bảo không để lại sẹo xấu.
1. Gọi cấp cứu
Bạn xác định được cấp độ bỏng nước sôi nghiêm trọng (bỏng cấp độ 3 hoặc 4). Lúc này, bạn cần gọi ngay sự giúp đỡ. Vì với vết bỏng nghiêm trọng không thể điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
2. Chăm sóc nạn nhân
Sau khi đã gọi cấp cứu, bạn cần quan sát thật kỹ những phản ứng của bệnh nhân. Nếu người bị bỏng không có phản ứng hay bị sốc thì nói ngay cho nhân viên cấp cứu để họ biết cần phải chuẩn bị gì, làm gì khi tới.
3. Cởi bớt quần áo
Trong thời gian chờ nhân viên cấp cứu tới, bạn nên cởi bớt quần áo hay trang sức gần nhất vết bỏng. Chú ý, với quần áo hay trang sức dính vào vết bỏng thì cần để nguyên. Nếu bạn cứ cố kéo chúng ra có thể gây tổn thương nặng nề cho vùng da bị bỏng.
4. Che vết bỏng
Khi đã cởi hết phần quần áo quanh vết bỏng thì dùng băng gạc sạch và không dính để phủ vết bỏng. Thực hiện điều này có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Nhớ là không dùng vật liệu dính để áp vào vết bỏng. Nếu bạn nghi ngờ gạc có thể dính vào vết bỏng thì không nên làm gì mà đợi nhân viên cấp cứu đến sơ cứu.
Cách chữa bỏng nước sôi dân gian bằng nha đam (lô hội)
Ngoài 2 cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất ở trên, các bạn có thể tham khảo cách chữa bỏng bằng nha đam. Đây là một phương pháp chữa bỏng nước sôi trong y học cổ truyền.
Bởi trong nha đam có chứa nhiều thành phần tốt cho điều trị bỏng như nước, vitamin C… giúp làm dịu da da và ngăn ngừa quá trình hoại tử. Các bạn có thể áp dụng cách chữa bỏng nước sôi dân gian bằng lô hội khi ở mức cấp độ nhẹ.
- Dùng vải sạch phủ nhẹ nhàng lên vết bỏng và xả nước mát trong khoảng 15 phút.
- Lấy một ít nha đam rồi tách lấy phần gel bên trong thoa trực tiếp lên vết bỏng rồi để khô tự nhiên. Chờ khoảng 20-30 phút và rửa sạch với nước. Cứ sau 2 giờ lại lặp lại một lần như vậy để làm mát da, làm dịu vết bỏng.
- Nếu vết bỏng nước sôi tổn thương ở mức độ rộng thì sau quá trình xử lý bằng nước mát. Các bạn cần đưa người bị bỏng đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số chú cần nhớ khi xử lý vết bỏng nước sôi
Khi xử lý vết bỏng nước sôi dù ở cấp độ nhẹ hay nặng cũng cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây.
- Không nên bôi ngay kem đánh răng, mỡ trăn, kem trị bỏng lên vết thương.Vì điều đó có thể làm vết thương trở nên tệ và nguy cơ viêm nhiễm tăng lên.
- Bạn chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hay nước đá lên vết thương. Nếu để tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết bỏng càng nghiêm trọng hơn. Vì khi da đột ngột gặp lạnh làm biểu bì da co rút lại và vết bỏng lâu khỏi và viêm loét nặng hơn.
- Vết da bỏng nước sôi với diện tích lớn thì cần nhanh tay cắt hết lớp quần áo dính quanh đó. Đừng cố gắng cởi quần áo có thể va quệt khiến vết thương đau rát và dễ bị nhiễm trùng.
Bật mí ngay cách phòng tránh bỏng nước sôi hiệu quả
Bỏng nước sôi nhẹ hay nặng đều gây nên những hệ quả về sức khoẻ và thẩm mỹ. Do đó, cách tốt nhất là các bạn nên phòng tránh để hạn chế tối đa trường hợp không may có thể gây nên bỏng nước sôi.
- Hãy để một số vật dụng có thể gây bỏng như phích nước, bình siêu tốc… gọn gàng để tránh mọi người đi qua va phải.
- Bố trí bếp và nơi đun nấu ở vị trí phù hợp và sắp xếp gọn gàng, nhất là tránh xa tầm với của trẻ em.
- Không nên để thức ăn nóng, nước vừa đun sôi chỗ đông người trong gia đình qua lại.
Các bạn đã hiểu rõ cách chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo rồi đúng không nào.Vậy hãy ghi nhớ các bước và thực hiện theo đúng hướng dẫn khi bạn hay người thân không may bị bỏng nước sôi nhé! Nhớ là vết bỏng cấp đô nghiêm trọng thì cần sơ cứu ngay tại nhà và gọi nhân viên cấp cứu.
Xem thêm: