Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai bạn cần biết

Bạn sử dụng thuốc tránh thai nhưng vẫn gặp “sự cố” mang thai ngoài ý muốn? Hãy cùng MarryBaby điểm danh những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại thuốc sẽ có khả năng tương tác với nhau, dù cho bạn uống khác thời điểm trong ngày. Hãy cùng tìm hiểu những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai cũng như các yếu tố khiến việc dùng thuốc tránh thai của bạn chưa hiệu quả nhé.

Những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp được đánh giá là hiệu quả cao trong việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân không ngờ tới, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai, nhất là khi bạn đang trong thời gian sử dụng một hoặc vài loại thuốc khác.

Nếu bạn muốn đạt hiệu quả ngừa thai tối đa khi sử dụng biện pháp thuốc tránh thai, bạn nên cẩn trọng khi dùng kèm với những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai sau:

1. Kháng sinh

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh sẽ ít tương tác, làm mất đi tác dụng của thuốc tránh thai. Bạn có thể sử dụng thuốc trị mụn trứng cá (doxycycline, tetracycline), đau họng (ampicillin), nhiễm trùng đường tiểu (ciprofloxacin) hoặc nhiễm trùng âm đạo (metronidazole) trong thời gian dùng thuốc tránh thai mà không ảnh hưởng gì.

những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai
Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng hiệu quả của thuốc tránh thai

2. Thuốc động kinh và an thần

Những loại thuốc để điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực như barbiturates, carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, primidone, topiramate, felbamate và lamotrigine có khả năng khiến thuốc kém hiệu quả hơn.

3. Những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai – thuốc chữa bệnh HIV 

Một số thuốc điều trị HIV làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai như nevirapine hay nelfinavir và ritonavir, nhóm ức chế protease (darunavir, fosamprenavir, lopinavir, tipranavir).

4. Thảo dược trị trầm cảm St John’s Wort

St John’s Wort là một phương thuốc thảo dược để trị trầm cảm, lo âu hay mất ngủ. Dùng St. John’s Wort hoặc các dạng chiết xuất của nó có thể giảm nồng độ của hai loại hormone (estrogen và progestin) trong thuốc ngừa thai xuống 15%. 

những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai
Thuốc có thể làm giảm nồng độ của của thuốc tránh thai

Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai cùng với các thuốc khác

Những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai có thể khiến bạn rơi vào tình huống mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến những hệ luỵ không hay. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc khác trong thời gian dùng thuốc tránh thai, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên ngành.

Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tương tác của các loại thuốc bạn đang dùng, đồng thời khuyên bạn đổi qua một loại thuốc khác để hạn chế khả năng ảnh hưởng lẫn nhau.

Phương pháp tránh thai nào không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc trên?

Nếu đang sử dụng một trong những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai, bạn có thể tham khảo các phương pháp tránh thai khác để tránh tình trạng tương tác thuốc.

Một số các biện pháp tránh thai mà không dùng thuốc có thể kể đến như bao cao su, đặt vòng, cấy que tránh thai.

những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai
Đặt vòng có thể tránh tình trạng giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai

Bên cạnh những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai, còn có các yếu tố khác có thể khiến việc tránh thai bằng thuốc của bạn không thành công như mong đợi.

1. Uống thuốc không đều đặn

Việc uống thuốc tránh thai hàng ngày không đều đặn, ngày uống ngày không là nguyên nhân hàng đầu khiến thuốc tránh thai không phát huy tác dụng.

Nếu bạn quên uống thuốc tránh thai, không tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc thì bạn rất dễ mang thai nếu quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ.

2. Uống thuốc không đúng giờ

 Thông thường, thuốc tránh thai hàng ngày không những yêu cầu bạn uống đều đặn mỗi ngày mà còn quy định cụ thể về giờ uống để phát huy hiệu quả cao nhất. Nếu bạn uống thuốc không đều đặn, không đúng giờ thì có thể làm mất hoàn toàn tác dụng của thuốc.

3. Bị nôn mửa khi uống thuốc tránh thai

Nếu bạn bị ốm và nôn mửa khi vừa uống viên thuốc tránh thai, thuốc có thể chưa kịp hấp thụ hết. Vì vậy, nếu bị nôn sau khi uống thuốc, bạn nên uống bổ sung viên khác càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ lịch trình nhé.

4. Quan hệ không an toàn ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc

Thông thường, thuốc tránh thai sẽ bắt đầu được uống vào ngày thứ 2 hoặc thứ 5 của chu kỳ. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc vào giữa chu kỳ, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục không an toàn trong ít nhất 7 ngày sau đó để chờ thuốc tránh thai phát huy tác dụng.

5. Để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao

Thuốc tránh thai nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến hạn sử dụng của thuốc tránh thai khi dùng nhé.

Mách bạn cách sử dụng thuốc tránh thai hiệu quả

Khi lựa chọn phương pháp tránh thai bằng thuốc, bạn nên lưu ý một số điều sau

  • Đọc kỹ thông tin trên nhãn thuốc, thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng. Cách tốt nhất và an toàn nhất khi dùng thuốc tránh thai đó là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liệu trình uống thuốc được chỉ định.
  • Có thể sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ  dụng nhắc uống thuốc để hạn chế việc quên uống thuốc.
  • Nếu lỡ quên uống thuốc, nên uống bổ sung càng sớm càng tốt. Nếu quên uống 1 viên, khi nhớ ra nên uống viên thuốc đó ngay; viên sau uống vào đúng giờ uống quy định thông thường. Trong vòng 48 giờ sau đó, nên tránh quan hệ tình dục hoặc nếu có quan hệ tình dục thì dùng bao cao su. Sau đó uống tiếp vỉ thuốc như bình thường. Nếu quên uống 2 viên, uống bù ngay 2 viên thuốc cách nhau 12 giờ ngay khi nhớ ra; viên tiếp theo uống vào đúng giờ uống quy định thông thường. Nếu có quan hệ tình dục thì nên dùng bao cao su cho đến khi uống hết vỉ thuốc. Nếu quên uống 3 viên, bỏ vỉ thuốc đang uống; tránh quan hệ tình dục hoặc dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục, chờ cho đến khi xuất hiện kinh nguyệt trở lại và bắt đầu dùng vỉ thuốc mới. Tình huống này được xem như mới bắt đầu dùng thuốc, 7 ngày đầu tiên thuốc chưa có tác dụng nên cần tránh quan hệ tình dục, nếu có quan hệ tình dục phải dùng các biện pháp hỗ trợ khác như bao cao su hoặc màng chắn âm đạo.
  • Nên trang bị thêm phương pháp tránh thai dự phòng như bao cao su để “chữa cháy” trong những trường hợp quên, bỏ lỡ cử thuốc.

Thuốc tránh thai tuy được xem là biện pháp ngừa thai an toàn nhưng vẫn không đảm bảo được tuyệt đối 100%. Nguyên nhân là phương pháp này vẫn có thể bị tác động bởi một số yếu tố khách quan và chủ quan.

Bạn có thể tham khảo những thuốc làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khi tránh thai bằng thuốc để có thêm thông tin nhé.

By Huỳnh Thị Thu Sương

Cộng tác viên Huỳnh Thị Thu Sương đã có gần hai năm kinh nghiệm viết tin bài kiến thức cho các trang tin về sức khỏe, phụ nữ, mẹ và bé. Hiện tại, Thu Sương đang là cộng tác viên viết bài cho website MarryBaby, một trang tin với những bài viết hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.