Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Sàng lọc trước khi sinh NIPT là xét nghiệm cần thiết vì phương pháp này giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nhi có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ bầu có thể làm xét nghiệm này. Nhiều mẹ bầu thắc mắc trước khi làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Hãy dành chút thời gian cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của MarryBaby bạn nhé!

Xét nghiệm NIPT có thể phát hiện những bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sức khỏe mà phương pháp chẩn đoán này có thể phát hiện là gì. Thực tế, xét nghiệm NIPT không thể tầm soát được tất cả các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể. Thông thường, NIPT có thể xác định liệu thai nhi có nguy cơ mắc phải:

  • Hội chứng Down: Còn gọi là tam nhiễm sắc thể 21 do thai nhi bị thừa 1 NST số 21 trong bộ gene
  • Hội chứng Edwards: Thừa 1 NST số 18 trong bộ gene
  • Hội chứng Patau: Thừa 1 NST số 13 trong bộ gene
  • Rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y), chẳng hạn như hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter, hội chứng siêu nữ (XXX), hội chứng Jacob (XYY)…

Xét nghiệm NIPT có độ nhạy và độ chính xác cao, đặc biệt với các hội chứng Down, Edwards, Patau. Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích thực hiện xét nghiệm NIPT, đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Mang thai khi đã trên 35 tuổi 
  • Mẹ bầu hoặc chồng đã từng có con mắc rối loạn di truyền
  • Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh
  • Kết quả siêu âm thai cho thấy thai nhi có dấu hiệu bất thường
  • Xét nghiệm sàng lọc trước đó cho thấy có vấn đề tiềm ẩn.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm NIPT cũng có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi thông qua việc sàng lọc nhiễm sắc thể giới tính.

[/key-takeaways]

>>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? 

Giải đáp: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không ít mẹ bầu băn khoăn “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn sáng không?”. Thắc mắc này là dễ hiểu vì thực tế cho thấy việc tiến hành một số xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn, kể cả là bữa sáng.

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm NIPT, việc nhịn ăn là không cần thiết. Các mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA tự do ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Mẹ bầu có thể làm NIPT vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì lượng máu cần lấy khá nhiều, nên mẹ hãy nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trước khi lấy máu làm xét nghiệm nhé.

[recommendation title=”Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”]

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là không và mẹ bầu có thể tiến hành lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

[/recommendation]

Lưu ý cho mẹ bầu trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Làm xét nghiệm NIPT cần lưu ý những gì?

Mặc dù NIPT giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới di truyền của thai nhi từ sớm nhưng trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc:Kết quả của xét nghiệm NIPT chỉ cho biết thai nhi có nguy cơ mắc rối loạn di truyền hay không, chứ không giúp chẩn đoán bệnh.
  • Kết quả có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả (*):Mặc dù NIPT rất chính xác nhưng kết quả xét nghiệm có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả. Nguyên nhân là vì xét nghiệm NIPT phân tích ADN của cả mẹ bầu và thai nhi, do đó mà có thể phát hiện vấn đề di truyền ở người mẹ dù trước đó mẹ bầu không biết bản thân mắc phải. Nhìn chung, xét nghiệm NIPT tạo ra ít kết quả dương tính giả hơn so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác.
  • Không có ý nghĩa sàng lọc tất cả các vấn đề về NST hay rối loạn di truyền:Xét nghiệm NIPT không thể sàng lọc tất cả các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Chi phí xét nghiệm NIPT có thể khác nhau giữa các bệnh viện: Do đó, các mẹ bầu cần tìm hiểu trước về chi phí xét nghiệm để chủ động chuẩn bị tài chính.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi làm xét nghiệm:Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy cồn và chất kích thích có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT, nhưng nhìn chung, phụ nữ mang thai nên kiêng đồ uống có cồn và chất kích thích trong suốt thai kỳ.

[recommendation title=””]

(*) Kết quả dương tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi khỏe mạnh. Kết quả âm tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi không có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi lại có bất thường.

[/recommendation]

[inline_article id=330015]

MarryBaby hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được xét nghiệm NIPT có thể giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới số lượng nhiễm sắc thể với độ chính xác cao, đồng thời giải đáp được thắc mắc xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không. Hãy tham gia Cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng bàn luận và chia sẻ với chủ đề Review tất tần tật xoay quanh xét nghiệm NIPT các mẹ bầu nhé!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Nghén lạnh đẻ con trai: Mẹo đoán giới tính thai nhi này có chính xác?

Trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm dựa trên sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu để phỏng đoán giới tính của bé yêu. Trong đó, “nghén lạnh đẻ con trai” là một mẹo vặt đoán giới tính thai nhi khá thú vị mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thực hư về quan niệm nghén lạnh đẻ con trai và điểm mặt các nguyên nhân thực sự khiến mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai trong bài viết bên dưới nhé.

Nghén lạnh đẻ con trai: Mẹo đoán giới tính thai nhi này có chính xác?

Trước khi nhận định về độ chính xác của quan niệm “nghén lạnh đẻ con trai”, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tại sao thân nhiệt của phụ nữ thay đổi trong suốt thời gian bầu bí.

Quan niệm của y học cổ truyền cho rằng “thai tiền đa nhiệt, sản hậu đa hàn” có nghĩa là cơ thể người phụ nữ khi mang thai thường thấy nóng hơn bình thường. Do đó, có quan niệm cho rằng những mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ mà cảm thấy lạnh thường sẽ sinh con trai.

Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, khi bắt đầu thai kỳ, sự gia tăng trao đổi của cơ thể khiến lưu lượng máu và hormone tăng cao kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể. Điều này khiến mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng hơn nhưng cũng có mẹ bầu sẽ cảm thấy lạnh hơn tùy vào cơ địa. Và những thay đổi này là hoàn toàn bình thường, không có gì không ổn hay bất thường cả.

[key-takeaways title=””]

Về quan điểm mẹ bầu cảm thấy nghén lạnh và điều này dự đoán sinh con trai thì vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để kiểm nghiệm. Thế nên tỉ lệ dự đoán đúng chỉ là 50/50, mẹ bầu không sinh con gái thì sinh con trai mà thôi.

[/key-takeaways]

Bà bầu bị nghén lạnh khi mang thai: Nguyên nhân do đâu? 

nghén lạnh đẻ con trai
Bà bầu nghén lạnh đẻ con trai liệu có đúng?

Như vậy hẳn là bạn đã rõ mẹo đoán giới tính thai nhi rằng bà bầu bị nghén lạnh đẻ con trai có chính xác hay không. Vậy  nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị nghén lạnh khi mang thai?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, mặc dù, phần lớn các trường hợp bà bầu cảm thấy lạnh khi mang thai (dân gian gọi là nghén lạnh) đều là chuyện bình thường, nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần được lưu tâm để điều trị. Cụ thể:

1. Mệt mỏi khi mang thai 

Cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ để điều chỉnh nhiệt độ một cách chính xác, nhất là trong thời gian đầu mang thai. Do đó, nếu bà bầu không ngủ đủ giấc và thường xuyên làm việc quá sức, khiến cơ thể mệt mỏi thì những cơn ớn lạnh cũng có thể xuất hiện.

Hơn nữa, tình trạng mệt mỏi khi mang thai còn thường làm cho mẹ bầu dễ trở nên cáu kỉnh hơn và thường xuyên đi tiểu đêm nhiều, dẫn đến giấc ngủ cũng bị rối loạn và nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi thất thường. Vậy nên, để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nhớ sắp xếp công việc hợp lý và dành thời gian ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày nhé.

2. Chế độ ăn thiếu dưỡng chất 

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc nghén lạnh đẻ con trai có chính xác hay không, chị em bầu bí cũng quan tâm tìm hiểu mới mang thai nhưng luôn cảm thấy lạnh là do đâu.

Với các mẹ bầu, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thai kỳ sẽ diễn ra như thế nào. Các chất dinh dưỡng được cung cấp thông qua những bữa ăn hằng ngày không chỉ giúp cơ thể của mẹ và bé khỏe mạnh hơn, mà còn ảnh hưởng đến sự gia tăng hormone thai kỳ, nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở bà bầu.

Thế nên, nếu mẹ bầu cảm thấy ớn lạnh thường xuyên trong những tháng đầu thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu dưỡng chất để tự điều chỉnh nhiệt độ. Hãy cố gắng bổ sung thật nhiều dưỡng chất trong mỗi bữa ăn như thực phẩm giàu đạm, trái cây giàu vitamin C, sữa chua… bạn nhé!

3. Thiếu máu

nghén lạnh đẻ con trai
Thiếu máu khi mang thai khiến bà bầu bị ớn lạnh
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, một bệnh lý thường gặp ở bà bầu, cũng là một trong các nguyên nhân gây ra triệu chứng ớn lạnh khi mang thai. Điều này xảy ra cơ thể không được cung cấp đủ lượng khoáng chất sắt cần thiết để tạo hồng cầu mang oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khác khi bị thiếu máu như:
  • Cơ thể suy nhược
  • Da nhợt nhạt
  • Nhịp tim không đều
  • Thường xuyên bị hụt hơi

[recommendation title=”Lưu ý cho mẹ bầu”]

Nếu có một trong các biểu hiện kể trên, mẹ bầu nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách, tránh để lâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

[/recommendation]

4. Nhiễm trùng

Việc bà bầu bị nghén lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng. Theo các chuyên gia, nếu mẹ bầu cảm thấy ớn lạnh nhưng đo nhiệt độ cơ thể lại cao hơn 37,8 độ C thì rất có thể mẹ bầu đang bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng. Tình trạng vừa ớn lạnh vừa sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên mẹ bầu cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay khi xuất hiện triệu chứng.

5. Huyết áp thấp 

nghén lạnh đẻ con trai
Ớn lạnh khi mang thai có thể do mẹ bầu bị huyết áp thấp

“Nghén lạnh đẻ con trai” là một mẹo đoán giới tính theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên, dưới góc độ của y học hiện đại, việc bà bầu cảm thấy lạnh khi mang thai không liên quan đến giới tính của thai mà mà thường là triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, do sự thay đổi không ngừng của nội tiết tố progesterone mà các mẹ bầu rất dễ mắc chứng huyết áp thấp. Nếu không áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Điều này có thể khiến thai nhi trong bụng không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết để phát triển.

Nếu bị huyết áp thấp khi mang thai, các chị em bầu bí có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Ớn lạnh
  • Làn da ẩm ướt
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Tầm nhìn mờ
  • Mạch yếu nhưng nhanh.

6. Vấn đề về tuyến giáp 

Ớn lạnh khi mang thai cũng là một biểu hiện khi mẹ bầu gặp vấn đề về tuyến giáp. Bởi hormone tuyến giáp đóng nhiều vai trò quan trọng trong thai kỳ như:

  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể
  • Cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé
  • Giúp kiểm soát nhịp tim cũng như nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu.

Tuy nhiên, các bệnh lý này rất khó để phát hiện vì một số triệu chứng như táo bón và mệt mỏi có thể giống với các triệu chứng mang thai. Chính vì thế, mẹ bầu cần đến kiểm tra định kỳ, làm xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp càng sớm càng tốt trong thai kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.

7. Căng thẳng

Căng thẳng không chỉ là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn không ngon, mà còn có thể là lý do khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi. Một số mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong khoảng thời gian ngắn và kèm theo đó là các biểu hiện như:

  • Đổ mồ hôi, ớn lạnh
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Hụt hơi
  • Đau ngực
  • Chân tay run rẩy

Hầu hết, các cơn hoảng loạn chỉ kéo dài tối đa 20 phút và trông rất đáng sợ, nhưng chúng không nguy hiểm. Mẹ bầu chỉ cần thả lỏng và giảm bớt lo lắng thì các đợt hoảng loạn sẽ giảm dần tần suất xuất hiện hay thậm chí là biến mất.

Trong phần cuối, MarryBaby sẽ mách mẹ một số dấu hiệu mang thai con trai sớm nhất và chính xác nhất bên cạnh mẹo nghén lạnh đẻ con trai, để các mẹ bầu tham khảo!

Các dấu hiệu mang thai bé trai theo quan niệm dân gian: Mẹ đã biết hay chưa? 

nghén lạnh đẻ con trai
Căn cứ vào nhịp tim cũng là một mẹo đoán giới tính thai nhi
Ngoài mẹo đoán giới tính thai nhi là “nghén lạnh đẻ con trai” thì dân gian cũng lưu truyền một số mẹo đoán biết mẹ bầu mang thai bé trai như sau:
  • Hình dáng bụng bầuTheo kinh nghiệm của các bà các mẹ, bụng bầu bé trai thường có xu hướng nhọn và nhô ra phía trước.
  • Nổi mụn trứng cá: Đây cũng là một dấu hiệu mà dân gian cho rằng mẹ bầu đang mang thai bé trai.
  • Kích thước ngực: Thông thường, khi mẹ gần sinh thì ngực sẽ to ra để chuẩn bị tạo sữa cho bé. Và theo quan niệm này, bà bầu có ngực phải to hơn ngực trái thì khả năng sinh bé trai sẽ cao hơn bé gái.
  • Xem rốn: Mẹ bầu sẽ sinh con trai khi rốn có kích thước to và lồi ra ngoài nhiều hơn.
  • Nhịp tim thai: Một số mẹ bỉm chia sẻ rằng, khi nhịp tim của thai nhi dưới 140 nhịp/phút thì có khả năng mẹ bầu đang mang một bé trai kháu khỉnh trong bụng đấy.

[inline_article id=268720]

MarryBaby hi vọng rằng dù là căn cứ vào quan niệm “nghén lạnh đẻ con trai” hay những dấu hiệu ốm nghén bé trai được liệt kê ở trên, thì mẹ bầu chỉ nên dự đoán vui vì tất cả đều không có căn cứ khoa học chứng minh về độ chính xác. Mặt khác, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, hạn chế căng thẳng, lo âu để có thai kỳ khỏe mạnh và chào đón bé cưng đến với thế giới này nhé. Bên cạnh đó, các mẹ bầu đừng quên gia nhập cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng trao đổi các kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ hữu ích nhé!

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Giải đáp băn khoăn: Có bầu thèm cay là mang thai con trai hay con gái?

Nếu thèm ăn cay khi mang thai thì có dấu hiệu gì? Có bầu thèm cay là con trai hay con gái? Nếu mẹ bầu đang thèm cay và cũng tò mò muốn biết giới tính của bé yêu thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé. Trước tiên, MarryBaby và mẹ bầu cần đi tìm hiểu vì sao lại thèm ăn cay khi mang thai nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu thèm các món ăn cay   

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả A. J. Hill vào năm 2015 trên 635 phụ nữ mang thai; có khoảng 3,3% thai phụ luôn thèm cay trong thai kỳ [1]. Trên thực tế, các chuyên gia vẫn không rõ nguyên nhân khiến cho mẹ bầu thèm cay là gì. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra giả thiết để giải thích vấn đề thèm cay của mẹ bầu có thể do các nguyên nhân sau [2]:

  • Thay đổi hormone thai kỳ: Sự thay đổi các hormone thai kỳ có thể khiến các dây thần kinh khứu giác và vị giác của mẹ bầu nhạy cảm hơn với một số mùi vị nhất định. Do đó, các mẹ bầu có thể cảm thấy thèm ăn các món ăn đậm vị, chẳng hạn như đồ ăn cay nóng. 
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Đôi khi, bà bầu thèm ăn cay chỉ do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, chẳng hạn khi thời tiết nóng bức mẹ bầu có thể thèm cay. Các món ăn cay nóng có thể làm mát cơ thể bằng cách kích hoạt cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt [3].
  • Dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng: Cảm giác thèm ăn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng và cần được bổ sung khẩn cấp. Vào những tháng đầu thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Do đó, ngoài việc bổ sung axit folic và i-ốt, mẹ bầu cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng đủ vitamin, khoáng chất và các nhóm dinh dưỡng.

>> Bạn có thể xem thêm: Đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim, lời đồn có “linh ứng”

Phụ nữ có bầu thèm cay là thai con trai hay con gái?

có bầu thèm cay là con trai hay con gái
Có bầu thèm ăn cay là trai hay con gái?

[quotation title=””]

Theo kinh nghiệm dân gian của ông bà xưa, nếu mẹ bầu thèm cay là dấu hiệu mang thai con trai. Đặc biệt, nếu mẹ bầu vừa thèm cay và thèm chua thì chắc chắn là mang thai con trai.

[/quotation]

Tuy nhiên, mẹo dự đoán giới tính thai nhi qua vị giác của mẹ bầu mà ông bà xưa đúc kết chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tính chính xác. Do đó, đây chỉ là mẹo dự đoán mang tính chất vui thôi và có độ tin cậy không cao mẹ bầu nhé.

Vị giác của mẹ bầu có thể thay đổi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều một món ăn nào đó trong thai kỳ cũng không tốt. Bên cạnh việc tìm hiểu có bầu thèm cay là sinh con trai hay con gái, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm việc mẹ bầu ăn cay có tốt không nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bà bầu nghén chua sinh con gì?

Mẹ bầu ăn cay có tốt cho thai kỳ không?

có bầu thèm cay là con trai hay con gái
Phụ nữ có bầu thèm cay là sinh con trai hay con gái? Và mẹ bầu ăn cay có tốt không?

Việc mẹ bầu thèm ăn cay trong khi mang thai được cho là an toàn không gây nguy hại cho thai nhi. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu thường bị ốm nghén. Nếu mẹ bầu bị ốm nghén từ nhẹ đến nặng thì không nên ăn thực phẩm cay nóng. Vì điều này có thể khiến cho tình trạng nghén thêm trầm trọng hơn.

Song khi đến tam cá nguyệt thứ haitam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu ăn cay có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, khó tiêu cũng như trào ngược dạ dày. Vì trong giai đoạn này, thai nhi sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, chiếm nhiều không gian trong bụng khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi mẹ bầu ăn thực phẩm cay nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

[recommendation title=””]

Mặc dù, việc ăn cay trong thai kỳ được cho là an toàn nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm này. Trong trường hợp bạn quá thèm cay thì cũng nên sử dụng với một lượng vừa phải không quá nhiều để tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe.  

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Nghén nặng sinh con trai hay gái? Đoán giới tính thai nhi qua các triệu chứng ốm nghén

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn thức ăn cay nóng 

có bầu thèm cay là con trai hay con gái
Có bầu thèm cay là thai con trai hay con gái? Mẹ bầu ăn cay có lợi gì không?

Bên cạnh việc tìm hiểu, phụ nữ có bầu thèm cay là sinh con trai hay con gái, có thể bạn chưa biết mẹ bầu ăn cay cũng mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích nếu mẹ bầu ăn thức ăn cay có thể nhận được:

  • Giúp thai nhi tiếp xúc với vị cay sớm: Khi mẹ bầu ăn cay thì thai nhi cũng ăn cay thông qua máu mẹ được cung cấp qua dây rốn. Do đó, điều này sẽ giúp thai nhi tập làm quen với món ăn cay từ trong bụng mẹ. 
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Việc ăn đồ cay làm giảm cholesterol xấu (low density lipoprotein cholesterol – LDL) và tăng cholesterol tốt (high density lipoprotein cholesterol – HDL). Điều này giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai con trai hay gái: 20 điều giúp mẹ đoán chính xác 99%

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn các thực phẩm có vị cay

Có bầu thèm cay là sinh con gì hay có bầu thèm cay là thai con trai hay con gái? Đây chỉ là một mẹo dự đoán giới tính từ kinh nghiệm từ dân gian và không có căn cứ khoa học đáng tin cậy. Bên cạnh đó, việc mẹ bầu ăn thực phẩm cay nóng được cho là an toàn nhưng cũng cần lưu ý những điều sau: 

  • Kiểm tra bao bì và hạn sử dụng khi mua gia vị: Mẹ bầu nên kiểm tra thật kỹ bao bì và hạn sử dụng của sản phẩm còn mới cũng như không bị rách, méo mó, phồng rộp, biến dạng. 
  • Sử dụng các loại gia vị chất lượng: Mẹ bầu cần ưu tiên chọn các loại gia vị có thương hiệu uy tín và được các cơ quan chức năng chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Không sử dụng các loại gia vị được bán rời: Các loại gia vị được bán rời có thể chứa các tạp chất không tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại gia vị này.
  • Liều lượng khi dùng các loại gia vị mới: Nếu mẹ bầu muốn sử dụng các loại gia vị mới thì chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ. Tuy nhiên tốt nhất, mẹ bầu nên đi mua nguyên liệu tươi và tự chế biến ở nhà cho an toàn.
  • Không nên ăn nhiều món cay trong một lần: Mặc dù, mẹ bầu ăn cay an toàn cho thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều món cay cùng một lúc thì có thể dẫn đến tác dụng phụ. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn cay mới lượng vừa phải và chỉ ăn khoảng 1-2 lần/tuần thôi nhé.

[inline_article id=267579]

Như vậy, phụ nữ có bầu thèm cay là sinh con trai hay con gái? Theo dân gian, mẹ bầu thèm cay là sinh con trai. Tuy nhiên, đây chỉ là một dự đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian không có chứng cứ khoa học xác thực. Mẹ bầu chỉ nên tham khảo và không nên quá tin tưởng vào điều này. Song, khi thèm ăn cay mẹ bầu chỉ nên dùng với lượng vừa phải tránh sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tác dụng phụ. Nếu mẹ bầu muốn tìm hiểm thêm về mẹo dân gian đoán giới tính thai nhi thì hãy tham gia vào cộng đồng của MarryBbay nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về giới tính thai nhi qua các sản phẩm của MarryBaby như:

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu, có nguy hiểm không?

Táo bón khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng này thường bắt đầu xuất hiện kể từ tháng thứ hai, thứ ba của thai kỳ. Vậy mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu, có nguy hiểm không, làm thế nào để khắc phục? 

Nhận diện các dấu hiệu táo bón khi mang thai 3 tháng đầu 

Các dấu hiệu táo bón khi mang thai 3 tháng đầu cũng giống như các dấu hiệu táo bón ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, chẳng hạn như: 

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân cứng, khô hoặc vón cục như phân dê 
  • Cảm thấy bụng chướng, đầy hơi
  • Phân khó đi hoặc đau khi đi đại tiện, thậm chí là bị chảy máu 
  • Cảm giác sau khi đi đại tiện không thể tống xuất hết phân ra ngoài… 

Các triệu chứng táo bón khi mang thai của mẹ bầu có thể trầm trọng hơn khi thai kỳ bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Đôi khi, việc mẹ bầu bị táo bón có thể dẫn đến tình trạng nứt hậu môn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai (nếu có).  

Táo bón khi mang thai hay cụ thể là táo bón khi mang thai 3 tháng đầu thường không nghiêm trọng nhưng đây có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác. Do đó, các mẹ bầu nên đi khám sớm, nếu: 

  • Bị táo bón nghiêm trọng
  • Phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu
  • Kèm theo triệu chứng đau bụng
  • Đôi khi có thêm tình trạng tiêu chảy. 

[key-takeaways title=”Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?”]

Theo các chuyên gia sản khoa, việc bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, bị táo bón khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thai kỳ và chất lượng cuộc sống. Tình trạng táo bón khi mang thai kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn… Ngoài ra, táo bón trong thời gian dài còn khiến chị em bầu bí mệt mỏi, chán ăn… có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

[/key-takeaways]

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu do viên uống bổ sung sắt
Viên uống bổ sung sắt – thủ phạm khiến mẹ bầu bị táo bón

Theo các chuyên gia sức khỏe, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và thói quen sinh hoạt – ăn uống hàng ngày của mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ táo bón, nhất là bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai bao gồm:

  • Nồng độ progesterone tăng lên khi mang thai: Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone progesterone hơn. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, progesterone cũng làm giảm nhu động ruột khiến phân lưu lại trong đường ruột lâu hơn. Điều này khiến lượng nước trong phân bị ruột già hấp thụ trở lại cơ thể làm cho phân trở nên cứng và khô khiến bạn gặp khó khăn khi đi tiêu. 
  • Tác dụng phụ của viên uống bổ sung sắt: Trong thai kỳ, chị em bầu bí cần khoảng 27-30 mg sắt mỗi ngày nên phải bổ sung chất sắt từ thực phẩm và viên uống vitamin trước khi sinh. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt có thể khiến vi khuẩn trong ruột khó phân hủy thức ăn hơn. Bên cạnh đó, thói quen uống không đủ nước có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, làm chất thải tích tụ nhiều trong đường ruột khiến bạn bị táo bón.
  • Ít vận động thể chất: Theo các chuyên gia, thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại, vận động. Nhiều mẹ bầu thậm chí cắt hẳn các hoạt động thể chất hằng ngày vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi (động thai, sảy thai). Điều này vô tình làm giảm nhu động ruột, là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Chế độ ăn uống: Hầu hết chị em bầu bí thường không ăn đủ chất xơ, uống đủ nước hoặc vận động thể chất đầy đủ để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Sự phát triển của thai nhi: Việc thai nhi đang phát triển dần lên trong thai kỳ khiến tử cung to ra, gây áp lực lên đường ruột khiến chất thải khó di chuyển ra khỏi cơ thể hơn.

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu cần khắc phục thế nào? 

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Táo bón khiến nhiều chị em bầu bí rất khó chịu, mệt mỏi, do đó, các chị em thường thắc mắc cách trị táo bón cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu là gì? 

Thực tế, một số thay đổi theo hướng tích cực trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện được tình trạng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Dưới đây là một số mẹo tự nhiên, chị em bầu bí có thể áp dụng để việc đi tiêu diễn ra nhẹ nhàng hơn: 

1. Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, chúng ta cần tiêu thụ từ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc ăn gì để không bị táo bón khi mang thai là các mẹ bầu hãy: 

  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ…như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… 
  • Tránh các loại ngũ cốc tinh chế như bún, phở, bánh mì trắng, cơm trắng, mì ống… vì chúng ít chất xơ và có thể là nguyên nhân góp phần khiến mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. 

2. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Việc chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp “giảm tải” cho hệ tiêu hóa. Từ đó có thể giúp giảm tình trạng táo bón khi mang thai và các triệu chứng thai kỳ khó chịu khác như buồn nôn, ốm nghén… 

3. Đảm bảo uống đủ lượng chất lỏng

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Uống đủ nước giúp giảm táo bón khi mang thai

Để giảm táo bón khi mang thai, các mẹ bầu hãy đảm bảo uống khoảng 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày – tương đương khoảng 1.5 đến 2.2 lít nước. Ngoài nước, các mẹ bầu có thể dùng thêm nước canh, nước luộc rau, nước ép trái cây để giúp phân mềm và dễ đi tiêu hơn.  

Lưu ý thêm là nếu sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm, đổ mồ hôi nhiều hoặc vận động thể chất…, mẹ bầu có thể cần nạp thêm nhiều lượng chất lỏng hơn. 

4. Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục vừa phải như đi bộ, bơi lội có thể giúp kích thích nhu động ruột, giúp quá trình bài tiết phân diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, để giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy đặt mục tiêu vận động thể chất ít nhất 20 – 30 phút/lần, 3 lần mỗi tuần nhé.  

5. Sử dụng thuốc 

Ngoài việc áp dụng các biện pháp kể trên, để giảm nhẹ tình trạng táo bón, các mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng các thuốc không kê đơn như thuốc metamucil có thể giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột và giảm táo bón. Để việc dùng thuốc không gây tác dụng phụ, các mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến dược sĩ về cách dùng cũng như liều lượng nhé! 

Nếu việc dùng thuốc không kê đơn kể trên không hiệu quả, mẹ bầu bị táo bón nên đi khám để bác sĩ kê toa các loại thuốc trị táo bón cho bà bầu phù hợp như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu. Trường hợp bà bầu bị táo bón nặng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc thụt phù hợp. 

[key-takeaways title=””]

Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết 

[/key-takeaways]

6. Ăn nhiều các thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic) 

Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua giúp giảm táo bón

Trong đường tiêu hóa của chúng ta tồn tại một hệ vi sinh vật đa dạng với cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ góp phần giúp hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng, từ đó hạn chế được các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy…. Lời khuyên là để giảm táo bón khi mang thai, mẹ bầu có thể cân nhắc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, yến mạch, trà kombucha… 

7. Giảm liều hoặc thay đổi thuốc sắt đang dùng 

Nếu nghi ngờ bản thân bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là do dùng viên uống bổ sung sắt, bạn có thể thử dùng liều ít hơn hoặc chia nhỏ liều ra dùng nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, hãy trao đổi với bác sĩ, bác sĩ có thể xem xét và kê đơn cho bạn dùng loại viên uống bổ sung sắt khác phù hợp hơn. 

8. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón

Một cách trị táo bón khi mang thai nhanh nhất là ngoài việc áp dụng các cách kể trên, mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây táo bón. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng táo bón kéo dài, thậm chí là có xu hướng trầm trọng hơn. Do đó, các chị em bầu bí bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu hay trong thai kỳ nên tránh xa các thực phẩm sau: 

  • Các loại thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng, bún, phở… 
  • Các chế phẩm từ sữa: Mẹ bầu bị táo bón nên tạm thời hạn chế dùng sữa và phô mai. Nguyên do là đường lactose trong sữa có thể gây tích tụ khí trong đường tiêu hóa, gây đầy hơi. 
  • Thịt đỏ: Thịt bò là một trong các loại thực phẩm giàu chất sắt, đây có thể là một trong những nguyên nhân góp phần khiến mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. 
  • Sô cô la: Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu gặp khó khăn khi đi tiêu, dù thèm đến đâu thì mẹ bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ sô cô la. Nguyên do là bởi trong thành phần của sô cô la có chứa các loại chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa. 
  • Chuối xanh: Chuối chưa chín do chứa một lượng lớn tinh bột, hợp chất gây nhiều khó khăn cho việc tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu cần tránh xa món này nhé!

Nhìn chung, việc mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu không quá nghiêm trọng. Nếu biết cách phòng tránh hiệu quả, mẹ bầu sẽ ngăn ngừa được tình trạng phiền toái này. Ngoài ra, mẹ bầu đừng quên tìm hiểu thêm “Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?” trên website MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mã số LAB trong NIPT là gì? Thực hư việc đọc mã số LAB biết giới tính thai nhi

Mã số LAB trong NIPT là gì?  Tại sao nhiều người lại truyền tai nhau mã số LAB có thể giúp xác định giới tính thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn đúng hơn về khả năng dự đoán giới tính của thai nhi bằng phương pháp này nhé. 

Xét nghiệm NIPT là gì?

NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ từ người mẹ, trong đó có chứa các mảnh ADN tự do của thai nhi.

Từ đó, NIPT có thể giúp chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể và tầm soát dị tật thai nhi từ sớm như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edwards (trisomy 18), và hội chứng Patau (trisomy 13), cùng một số bất thường khác.

Tuy xác định giới tính không phải mục đính chính của xét nghiệm NIPT, nhưng nhờ việc phân tích ADN, xét nghiệm này cũng có khả năng cho biết thai nhi là trai hay gái. Nếu xét nghiệm NIPT phát hiện nhiễm sắc thể Y, thì thai nhi là con trai. Ngược lại, nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con gái.

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì
Trước khi tìm hiểu mã số LAB trong NIPT là gì, bạn cần biết xét nghiệm NIPT là gì

Mã số LAB trong NIPT là gì?

Mã số LAB trong xét nghiệm NIPT là một dãy số duy nhất được sử dụng để xác định phòng thí nghiệm (laboratory) đã thực hiện xét nghiệm cho mẫu máu của bạn. Mỗi phòng thí nghiệm sẽ có hệ thống mã số LAB riêng biệt, không trùng lặp với nhau, giúp định danh và phân biệt kết quả xét nghiệm của từng thai phụ một cách chính xác và không bị nhầm lẫn với mẫu của người khác. 

Vai trò của mã số LAB trong xét nghiệm NIPT

Việc tìm hiểu vai trò của mã số LAB cũng giúp bạn hiểu rõ hơn mã số LAB trong NIPT là gì. 

  • Xác định nguồn gốc kết quả: Nhờ mã số LAB, bạn có thể biết được kết quả xét nghiệm NIPT của mình được thực hiện bởi phòng thí nghiệm nào, đảm bảo tính chính xác và uy tín.
  • Truy xuất thông tin: Mã số LAB giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế dễ dàng tra cứu và truy cập dữ liệu liên quan đến xét nghiệm của bạn, hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn thai sản hiệu quả hơn.
  • Đảm Bảo Tính Chính Xác của Kết Quả: Việc gán mã số LAB duy nhất cho mỗi mẫu xét nghiệm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhầm lẫn, đảm bảo rằng kết quả phân tích là chính xác và thuộc về đúng bệnh nhân. 
  • Bảo mật thông tin: Thay vì sử dụng tên hoặc các thông tin cá nhân khác, mã số LAB được sử dụng để nhận dạng mẫu, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân.

[key-takeaways title=””]

Mã số LAB trong NIPT không chỉ đơn thuần là một dãy số, mà còn là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác, bảo mật và hiệu quả trong quy trình xét nghiệm. Việc hiểu rõ vai trò của mã số LAB giúp bạn tin tưởng hơn vào kết quả xét nghiệm. 

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Mã số LAB trong NIPT có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?
Mã số LAB trong NIPT là gì? Có thể giúp xác định giới tính thai nhi không?

Mã số LAB thường được in trên phiếu kết quả xét nghiệm NIPT. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mã số này bằng cách quan sát kỹ trên phiếu kết quả.

Thường khi trả kết quả xét nghiệm NIPT, bác sĩ không cho bạn biết giới tính thai nhi vì tính nhân đạo. Do đó, một số mẹ trên cộng đồng bỉm sữa truyền miệng nhau về cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai nhi (xem thêm tại đây).

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu đọc 2 số cuối ở phần mã số Lab có thể dự đoán thai nhi là trai hay gái. Cụ thể, mã số chẵn thì thai nhi là bé gái và mã số lẻ là bé trai. Thật trùng hợp, nhiều mẹ thực hiện cách này mà lại chính xác.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa có chuyên gia nào xác minh tính thật – giả của cách đọc mã số LAB cho biết giới tính thai. Việc xác định giới tính thai chính xác nhất vẫn là thông qua siêu âm (sẽ cho kết quả chính xác hơn từ tuần 16-18 của thai kỳ trở đi) và kết luận của bác sĩ chuyên khoa.

[/key-takeaways]

[inline_article id=297449]

Như vậy, bạn đã biết mã số LAB trong NIPT là gì và khả năng xác định giới tính của dãy số này. Bạn không nên dựa vào mã số LAB để dự đoán giới tính thai nhi. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được thông tin chính xác và tin cậy nhất.

>> Bài đọc liên quan: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Vậy, trong trường hợp cần xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể liên quan đến giới tính của thai nhi, xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không? Trước hết, bạn cần tìm hiểu xét nghiệm double test là gì. 

Xét nghiệm double test là gì?

Double test (Double marker test hay dual marker blood test) là xét nghiệm máu sàng lọc huyết thanh – một xét nghiệm dự đoán nhằm phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi của phụ nữ mang thai, thường được thực hiện từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.

Để làm xét nghiệm này, bác sĩ lấy máu của người mẹ mang thai, sau đó đo định lượng của β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin) và PAPP-A (protein huyết tương A) có trong máu. Nếu nồng độ β-hCG và PAPP-A cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, điều này cho thấy có những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18 hay 21

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm double test có chính xác không? Đây chỉ là một loại xét nghiệm dự đoán nên không đưa ra kết luận chính xác thai nhi có mắc dị tật không, mà chỉ đánh giá nguy cơ của thai nhi mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể. Để xác định chắc chắn, cần phải thực hiện các xét nghiệm khác để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán.

[/key-takeaways]

Double test thường được thực hiện kết hợp với đo độ dày da gáy (NT) và các yếu tố từ phía mẹ hay còn gọi là combined test. Combined test cho độ chính xác cao hơn Double test đơn thuần. Hiện nay, Combined test thường bao gồm cả siêu âm hình thái học quý 1 để đánh giá tổng thể sự phát triển của thai nhi. Khi phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ thảo luận với gia đình để quyết định liệu có cần thực hiện các xét nghiệm xêm lấn khác không.

[recommendation title=””]

Mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết từ cộng đồng: Ý nghĩa của xét nghiệm double test trong sàng lọc dị tật sớm cho thai nhi

[/recommendation]

Xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không?

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Nhiều người nhầm lẫn rằng xét nghiệm Double test có thể xác định giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT bởi cũng là một xét nghiệm tầm soát dị tật về di truyền. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm Double test chỉ tập trung vào việc đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21. Nó không phân tích nhiễm sắc thể giới tính, do đó không cho biết được thai nhi là trai hay gái.

[/key-takeaways]

Mặc dù Double test không thể xác định giới tính thai nhi, nhưng vẫn có một số xét nghiệm khác có thể thực hiện chức năng này, ví dụ như:

  • Xét nghiệm NIPT
  • Siêu âm thai nhi

Tuy nhiên, việc xác định giới tính thai nhi chỉ nên thực hiện khi có chỉ định y khoa, vì có thể dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính trong xã hội.

[recommendation title=””]

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

[/recommendation]

Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?

Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?
Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?

Xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không thì câu trả lời là không. Song, một số xét nghiệm dưới đây có thể cho biết về giới tính thai nhi. 

  • Xét nghiệm không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing): Còn được gọi là xét nghiệm phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu của thai phụ). NIPT có thể phân tích ADN của thai nhi, bao gồm cả nhiễm sắc thể giới tính nam, giúp xác định được giới tính thai nhi.
  • Siêu âm từ tháng giữa thai kỳ: Siêu âm hình thái học quý 2 có thể giúp xác định giới tính thai nhi thông qua việc quan sát cơ quan sinh dục của em bé. Bắt đầu từ tuần 16-18 thai kỳ, siêu âm có thể cho biết giới tính thai nhi chính xác hơn.
  • Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (Chorionic Villus Sampling – CVS) và chọc ối: Các xét nghiệm này cũng cho biết giới tính thai nhi. Lưu ý: Tuy CVS và chọc ối có thể giúp xác định giới tính thai nhi, nhưng không được thực hiện chỉ vì mục đích xác định giới tính. Đây là các xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ cao gây sảy thai hoặc nhiễm trùng, chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán cụ thể về di truyền và nhiễm sắc thể của thai nhi.
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Các xét nghiệm cho biết giới tính thai
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Các xét nghiệm cho biết giới tính thai

[inline_article id=330814]

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Xét nghiệm Double test không thể cho bạn biết được giới tính thai nhi. Mục đích chính của xét nghiệm này là tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số phương pháp khác có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT, siêu âm thai từ quý 2…

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Biết được xét nghiệm NIPT là gì, những nguyên lý hoạt động của xét nghiệm NIPT sẽ giúp mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi “xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?”.

Xét nghiệm NIPT là gì?

NIPT (Non-invasive prenatal testing) là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Xét nghiệm này sử dụng một lượng nhỏ máu của mẹ bầu để phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ. Từ đó, NIPT có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể và tầm soát dị tật thai nhi, bao gồm:

  • Tam nhiễm sắc thể 13, 18 và 21.
  • Lệch bội nhiễm sắc thể giới tính (monoX, XXY, XXX, XYY, XXXY): Có thể thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể X hoặc Y

Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

Mục đích chính của xét nghiệm NIPT là tầm soát lệch bội nhiễm sắc thể. Song NIPT có phải là một xét nghiệm giới tính sớm không?

1. Khả năng xác định giới tính thai nhi của NIPT

Xét nghiệm NIPT có thể xác định giới tính thai nhi với độ chính xác cao lên đến 99%. Lý do là vì NIPT có thể phân tích DNA thai nhi trong máu mẹ, bao gồm cả DNA của nhiễm sắc thể Y. Nếu có DNA của nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con trai. Nếu không có DNA của nhiễm sắc thể Y, thai nhi là con gái.

[recommendation title=””]

Để đọc thêm những kinh nghiệm của các mẹ về vấn đề xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không, bạn hãy tham gia cộng đồng các mẹ trên diễn đàn MarryBaby của chúng tôi tại đây, biết đâu sẽ học hỏi thêm được nhiều điều thú vị từ các mẹ đi trước.

[/recommendation]

2. Mấy tuần thì xét nghiệm máu biết trai hay gái?

Ưu điểm của NIPT là một xét nghiệm giới tính sớm. Xét nghiệm NIPT nên được làm sau khi siêu âm hình thái học quý quý 1, tuy nhiên mẹ cũng có thể xét nghiệm NIPT ngay từ tuần 9 (không khuyến cáo).

Mấy tuần thì xét nghiệm máu biết trai hay gái? Từ tuần thứ 9, mẹ có thể xét nghiệm NIPT để biết giới tính thai nhi sớm
Mấy tuần thì xét nghiệm máu biết trai hay gái? Từ tuần thứ 9, mẹ có thể xét nghiệm NIPT để biết giới tính thai nhi sớm

3. So sánh NIPT với các phương pháp xác định giới tính khác

Nếu đã biết xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không thì còn phương pháp nào có thể cho biết được giới tính thai nhi nữa? Siêu âm, xét nghiệm chọc ối và sinh thiết gai nhau cũng có thể giúp bạn điều này.

3.1. Siêu âm

  • Phương pháp phổ biến, an toàn và chi phí thấp.
  • Tuy nhiên, độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật của bác sĩ, thai nhi, thời điểm thực hiện,…
  • Thông thường, siêu âm sẽ cho kết quả chính xác hơn khi mẹ thực hiện từ tuần 16-18 của thai kỳ. 

3.2. Xét nghiệm chọc ối/sinh thiết gai nhau

  • Cả 2 phương pháp đều giúp xác định giới tính thai nhi.
  • Tuy nhiên, đều là phương pháp xâm lấn, có nguy cơ gây sảy thai.
  • Chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng xét nghiệm chọc ối/sinh thiết gai nhau cho mục đích đoán giới tính thai nhi.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? Phương pháp này có thể xác định giới tính thai nhi với độ chính xác cao. Tuy nhiên, cần sử dụng NIPT một cách hợp lý, đúng mục đích. Mục đích chính của xét nghiệm này là thông qua máu của thai phụ, phân tích các ADN của thai nhi từ đó tìm kiếm các bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi, như hội chứng Down, trisomy 18 và trisomy 13.

[/key-takeaways]

Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT để biết trai hay gái

Trên tờ phiếu trả về kết quả xét nghiệm NIPT cho mẹ sẽ không cho bạn biết cụ thể giới tính của thai nhi. Chỉ có tờ giấy trả về kết quả cho bác sĩ mới tiết lộ điều này. Nếu bạn muốn biết kết quả xét nghiệm NIPT con trai, con gái thì có thể xin sự tư vấn của bác sĩ.

Thay vì quan tâm nhiều đến cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT để biết trai hay gái, bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến kết quả xét nghiệm NIPT cho biết nguy cơ thai nhi có bất thường nào không. Nếu kết quả xét nghiệm NIPT bình thường, phiếu kết quả sẽ ghi “Không phát hiện bất thường của tam nhiễm sắc thể 13, 18 và 21, lệch bội nhiễm sắc thể giới tính và tam các nhiễm sắc thể khác;”

[recommendation title=””]

Nhiều mẹ cũng có nhiều cách khác nhau giải thích về cách đọc kết quả xét nghiệm biết trai hay gái khá thú vị, bạn có thể xem thêm nếu tò mò nhé.

[/recommendation]

Lưu ý khi sử dụng xét nghiệm NIPT để biết giới tính thai nhi

1. Mục đích chính của NIPT

NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh, mục đích chính là phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể như tam nhiễm 13, 18, 21, hội chứng Turner, Klinefelter,…

2. Xác định giới tính thai nhi chỉ là tính năng phụ

Việc xác định giới tính thai nhi chỉ là tính năng phụ của NIPT, không phải mục đích chính.

3. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng NIPT để biết giới tính thai nhi

  • Việc xác định giới tính thai nhi bằng xét nghiệm NIPT là trái với đạo đức và pháp luật ở Việt Nam.
  • Việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng đến cấu trúc dân số và các vấn đề xã hội khác.
  • Do đó, ở tại các bệnh viện, bác sĩ thường không tiết lộ giới tính của thai nhi cho mẹ biết.  

4. Độ chính xác của xét nghiệm NIPT cho biết giới tính thai nhi

Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái? Câu trả lời là có
Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? Câu trả lời là có

Xét nghiệm NIPT có chính xác không? NIPT có độ chính xác cao nhưng không tuyệt đối (độ sai sót nhỏ, khoảng tầm 1%). Nguyên nhân dẫn đến sự sai sót có thể là do các bất thường sinh học hay khiếm khuyết về gene khác. Nếu xét nghiệm NIPT được thực hiện đúng lúc, độ chính xác có thể lên tới khoảng 99%.

5. Một số lưu ý khác

  • Nên thực hiện xét nghiệm NIPT tại các cơ sở uy tín, có chuyên môn cao.
  • Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm và cách đọc kết quả.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến kết quả xét nghiệm NIPT.

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu, có chính xác không và bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? NIPT có thể cho biết giới tính thai nhi với độ chính xác cao, tới 99%. Tuy nhiên, đây không phải là mục đích chính của xét nghiệm NIPT. Con cái chính là lộc trời cho, nên giới tính thai nhi dù trai hay gái, mẹ cũng hãy vui vẻ đón nhận nhé. Chỉ cần con sinh ra khỏe mạnh, bình an, không có dị tật đó chính là hạnh phúc của mỗi gia đình.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Siêu âm đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không?

Liệu đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái? Phương pháp này có chính xác 100%? Có cách nào để đoán giới tính thai nhi đúng không? Tất cả các thắc mắc của mẹ sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đo độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là lượng dịch tích tụ ở vùng sau gáy thai nhi. Mặc dù tất cả thai nhi đều có một lượng nhỏ dịch đo được ở vùng da gáy, nhưng thai nhi gặp hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác có kích thước NT lớn hơn gấp 2-3 lần so với thai nhi bình thường.

Đo độ mờ da gáy là một phần của xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Xét nghiệm này sử dụng sóng siêu âm để đo độ dày của lớp dịch dưới da ở vùng sau gáy của thai nhi, qua đó giúp phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay các bất thường khác. 

Bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy ở tuần thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày khi CRL nằm trong khoảng từ 45-84mm. Nếu đo độ mờ da gáy quá sớm (khi thai nhi còn quá nhỏ – dưới 11 tuần), sự xuất hiện của khoảng sáng sau gáy (gọi tắt là độ mờ da gáy) có thể chưa hoàn chỉnh, kết quả đo độ mờ da gáy có thể không chính xác. Còn nếu đo từ tuần 14 của thai kỳ, lúc này là nếp gấp da gáy.

Để thực hiện đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng của mẹ bầu. Kết quả sẽ cho biết độ dày của lớp dịch dưới da ở vùng sau gáy của thai nhi.

Các chuyên gia thường khuyến khích mẹ bầu tiến hành xét nghiệm đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test hoặc NIPT để có kết quả sàng lọc cao hơn.

Đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không?

Đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không?
Đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không?

Vì đo độ mờ da gáy liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể nên nhiều mẹ thắc mắc đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không. Trên thực tế, đo độ mờ da gáy chỉ chẩn đoán được lượng dịch tích tụ ở sau gáy của thai nhi, không cung cấp thông tin về giới tính.

Hiện nay, siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi sớm trong 3 tháng đầu (thường thực hiện cùng lúc với đo độ mờ da gáy), với một số chuyên gia và máy móc tốt, việc đánh giá và quan sát sinh dục thai nhi có thể nhận diện giới tính thai nhi một cách tương đối ở thời điểm phù hợp.

Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng có mối liên quan giữa độ mờ da gáy và giới tính thai nhi: con trai thường có lớp dịch dưới da ở vùng sau gáy dày hơn thai nhi là con gái. Song điều này hoàn toàn không có căn cứ khoa học. 

Các phương pháp chẩn đoán giới tính thai nhi khác

Nếu đã biết đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không, bạn có lẽ sẽ muốn tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán giới tính thai nhi. Vậy các phương pháp này là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

1. Siêu âm

>> Xem thêm bài viết thú vị về giới tính thai nhi: Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần bé trai tiết lộ những điều gì?

2. Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn trước sinh NIPT

  • Xét nghiệm NIPT được thực hiện dựa trên việc phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ, có thể phát hiện được các bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi, trong đó có nhiễm sắc thể giới tính. 
  • Do đó, NIPT giúp xác định giới tính thai nhi có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, khả năng sai sót vẫn có thể xảy ra. 

Trên cộng đồng các mẹ bỉm sữa của MarryBaby cũng bàn tán khá sôi nổi về chủ đề cách đọc giới tính của thai nhi thông qua xét nghiệm NIPT, nếu mẹ cũng muốn tham gia để học hỏi thêm kinh nghiệm, hãy đăng ký làm thành viên của cộng đồng MarryBaby và cùng theo dõi với chúng tôi.

Đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không? Câu trả lời là không. Bạn có thể thử xét nghiệm NIPT
Đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không? Câu trả lời là không. Bạn có thể thử xét nghiệm NIPT

3. Chọc ối

  • Chọc ối là một xét nghiệm xâm lấn, nên có mức độ rủi ro nhất định như gây sảy thai với một tỷ lệ nhỏ. Do đó, bác sĩ sẽ không đề nghị mẹ chọc ối nếu qua các xét nghiệm khác như đo độ mờ da gáy, NIPT cho kết quả thai nhi bình thường, khỏe mạnh.
  • Không chọc ối vì mục đích chẩn đoán giới tính

4. Sinh thiết nhau gai

5. Phương pháp dân gian

Ngoài các phương pháp mang tính khoa học trên, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các phương pháp dân gian để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, các phương pháp này không có cơ sở khoa học và không có tính chính xác, mẹ chỉ nên đọc để giải trí.

Một số ví dụ về phương pháp dân gian giúp mẹ bầu đoán giới tính thai nhi:

Chuyên gia giải đáp thắc mắc liên quan đến độ mờ da gáy khác

Chuyên gia giải đáp thắc mắc liên quan đến độ mờ da gáy khác
Chuyên gia giải đáp thắc mắc liên quan đến độ mờ da gáy khác

Bên cạnh thắc mắc đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái, nhiều mẹ khi nhận kết quả siêu âm từ bác sĩ cũng có thể có những thắc mắc liên quan dưới đây.

1. Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn tùy thuộc vào tuổi thai, nhìn chung nếu độ mờ da gáy từ 3-3,5mm trở lên được coi là tăng. 

Độ mờ da gáy cao có nguy cơ gì? Kết quả xét nghiệm đo độ mờ da gáy bất thường cho thấy nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down cao hơn. Lúc này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để có độ chính xác cao hơn về chẩn đoán.

2. Đo độ mờ da gáy có chính xác không?

Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính sàng lọc, không mang tính kết luận. Thai nhi có độ mờ da gáy cao không nhất thiết là có bất thường, và ngược lại. 

Khi nhận kết quả đo độ mờ da gáy, điều quan trọng là mẹ cần thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ để biết nên làm gì tiếp theo.

Liên quan đến đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái, thì phương pháp này cũng không cung cấp thông tin về giới tính thai nhi.

3. Độ mờ da gáy càng thấp con càng thông minh đúng hay sai?

Một chủ đề cũng đang gây tranh cãi nhiều trên cộng đồng các mẹ bỉm sữa là độ mờ da gáy càng thấp con càng thông minh. Điều này đúng hay sai? Độ mờ da gáy không liên quan đến việc con thông minh hay không.

Lý do con thông minh còn dựa vào nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng của mẹ, di truyền từ gia đình, môi trường sống của con và sự nỗ lực của con trong cuộc sống.

Như vậy, đo độ mờ da gáy có biết trai hay gái không? Câu trả lời là không nếu chỉ là siêu âm đo độ mờ da gáy nhé.

 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi làm cho giấc ngủ không được ngon giấc, ngủ chập chờn và không sâu. Để cải thiện giấc ngủ, bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không?

Bà bầu có thể uống trà sen trong tam cá nguyệt thứ nhất và suốt thai kỳ bởi trong trà sen có hai nguyên liệu chính là sen vàng và trà có những thành phần chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. 

Hạt sen có canxi, sắt, phốt pho, mangan, kali, vitamin B, axit amin và chất chống oxy hóa. Những chất này tốt cho sự phát triển của thai cũng như bà bầu có nguy cơ bị tiền sản giậttiểu đường thai kỳ.

Còn trong nước trà có chứa polyphenol và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, trà có chứa caffeine không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Do đó, bạn chỉ nên uống trà sen với lượng vừa phải không quá nhiều nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên uống nước trà xanh? Uống trà xanh như thế nào thì đúng cách?

Bà bầu uống trà sen vàng có trị mất ngủ không?

Bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng trị mất ngủ được không?
Bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng trị mất ngủ được không?

Uống trà sen vàng có trị mất ngủ không? Câu trả lời chính là tùy thuộc vào tim sen. Bởi vì, thành phần giúp trị mất ngủ chính của hạt sen là tim sen nhưng lại có vị rất đắng khó uống. Nếu bạn loại bỏ phần tim sen này ra khỏi trà thì không thể giúp ngủ ngon hơn mà lại có thể mất ngủ nhiều hơn nếu uống quá nhiều trà.

Ngoài trà sen vàng, bạn cũng có thể tìm hiểu bà bầu uống trà đường được không để làm phong phú thực đơn các món giải khát khi mang thai nhé. 

Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu uống trà sen vàng trong 3 tháng đầu được không; bạn cần tìm hiểu thêm về trà sen vàng có tác dụng gì nhé.

  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Hạt sen là nguồn cung cấp protein cần thiết cho hệ thần kinh và sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Điều hoà huyết áp: Tim sen có chứa “isoquinoline” là thành phần rất đắng giúp làm dịu và giãn mạch máu hỗ trợ kiểm soát huyết áp (1).
  • Giúp ngủ ngon: Trong hạt sen có tim sen giúp an thần nhẹ và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, vitamin và chất chống oxy hóa trong hạt sen cũng giúp điều chỉnh hoạt động của cơ thể mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn (2).
  • Kiểm soát tình trạng tiêu chảy: Hạt sen được sử dụng là một bài thuốc chữa tiêu chảy do mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai. Trong hạt sen chứa một lượng nhỏ alkaloid có  tác dụng chống co thắt ruột giúp giảm tiêu chảy (1).
  • Điều hòa lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu có thể tăng cao khi mang thai dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Trong hạt sen có chứa vitamin B phức hợp, chất xơ và một ít calo có thể giúp đốt cháy calo, giảm mức đường huyết trong máu.
  • Dưỡng ẩm cho da: Hạt sen được biết đến với đặc tính dưỡng ẩm và cấp ẩm từ bên trong làn da (3). Trà hạt sen có thể giúp ngăn ngừa mất cân bằng độ ẩm cho da, giảm hình thành tế bào sừng bất thường và ức chế quá trình oxy hóa protein trên da.

>> Bạn có thể xem thêm: Để tăng đề kháng, bà bầu uống trà tắc được không?

Bà bầu nên uống bao nhiêu tách trà sen mỗi ngày?

Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?
Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?

Khi tìm hiểu bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không; chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến việc nên uống bao nhiêu trà sen mỗi ngày đúng không? Ngoài hạt sen, trong trà sen vàng còn có thêm lượng trà có chứa caffeine. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ở mức 200 miligam/ngày khi mang thai.

Một tách trà nhỏ chứa khoảng 40 đến 50 miligam caffeine. Vậy nên, bạn có thể uống từ 3-4 tách trà sen mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều trà có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi và gây ra các biến chứng khác không tốt cho thai kỳ.

Những lưu ý khi dùng trà sen vàng trong thai kỳ

Như vậy, bà bầu 3 tháng đầu không những được dùng trà sen vàng mà còn rất tốt để cải thiện chứng mất ngủ. Tuy nhiên, khi dùng trà sen vàng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiêu thụ quá nhiều hạt sen: Nếu bạn dùng nhiều hạt sen có thể dẫn đến chứng đầy hơi và táo bón.
  • Thai phụ bị tiểu đường nên hạn chế dùng hạt sen: Hạt sen có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bạn dùng quá nhiều.
  • Thai phụ bị dị ứng: Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi ăn hạt sen thì không nên ăn nữa. Nếu bạn không cẩn thận có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=288066]

Tóm lại, bà bầu 3 tháng đầu có uống trà sen vàng được không? Bà bầu được uống trà sen vàng trong 3 tháng đầu. Hơn nữa, trà sen vàng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bà bầu và thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần uống ít, với lượng vừa phải để tránh những ảnh hưởng không tốt. 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là một tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vậy mẹ bầu bị mất ngủ có nguy hiểm không? Và cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là gì?

Phụ nữ mới mang thai có bị mất ngủ không?

Mẹ bầu mới mang thai có bị mất ngủ không? Hầu hết các thai phụ đều gặp phải tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu vì ốm nghén, đi tiểu nhiều, khó chịu trong thai kỳ…

Mất ngủ luôn là tình trạng “đáng báo động” đối với sức khỏe. Khi mang thai, bạn lại cần phải ngủ nhiều hơn bình thường để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Nếu bình thường, bạn cần ngủ từ 7-9 tiếng. Thì lúc mang thai, bạn cần ngủ từ 8-10 tiếng.

>> Bạn có thể xem thêm: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Cách ông bà đoán giới tính em bé

Biểu hiện khi mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau

Khi mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu sẽ cảm thấy rất khó để có một giấc ngủ ngon. Bạn có thể thường xuyên thức giấc lúc giữa đêm, ngủ chập chờn hoặc thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau.

Do đó, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bạn vào ban ngày như: 

  • Cáu gắt
  • Phản ứng chậm
  • “Chứng não sương mù” khiến đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung khi làm việc.

Lúc đó, bạn có thể cảm thấy như tâm trí và cơ thể đang “chống lại” bản thân khi cố gắng hết sức để thực hiện mọi sinh hoạt trong ngày để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. 

[key-takeaways title=””]

Nếu những biểu hiện trên trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đi khám sức khỏe nhé. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tư vấn cách cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

[/key-takeaways]

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ

Tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là do sự thay đổi hormone và cơ thể đang tập thích nghi với việc thai nhi đang phát triển trong tử cung. Điều này gây ra những cơn đau và khó chịu trong giai đoạn mới mang thai; trong đó có cả chứng mất ngủ thai kỳ.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone estrogen và progesteron chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu trong 3 tháng đầu mất ngủ. Và điều này có thể kéo dài trong thai kỳ khi thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực lên các khớp, lưng và bàng quang khiến mẹ bầu mắc đi tiểu đêm liên tục dẫn đến mất ngủ.

Bên cạnh những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ kể trên thì còn các yếu tố khác như:

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu và cách khắc phục

Những cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ nữa
Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Khi hiểu những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ; chúng ta sẽ dễ dàng tìm được những cách khắc phục. Mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn chính là thay đổi lối sống lành mạnh hơn với các mẹo sau:

1. Trước khi đi ngủ

  • Chọn các hoạt động hàng ngày giúp bạn dễ ngủ hơn: Bạn có thể tập thể dục nhẹ vào đầu ngày để khỏe mạnh và dễ ngủ vào ban đêm. 
  • Chợp mắt không quá 30 phút: Những giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn đỡ mệt nếu bị thiếu ngủ. Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
  • Giảm những lo lắng: Bạn hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ về những nỗi lo lắng trong lòng. Bạn cũng có thể viết những ưu tư của mình vào sổ nhật ký để giải tỏa căng thẳng.
  • Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bạn nên tránh dùng các thức uống có caffein trước khi đi ngủ trong vòng 8 tiếng. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ như xem TV, lướt mạng xã hội,…
  • Tránh uống nước trước khi ngủ: Để giảm bớt việc đi vệ sinh vào ban đêm, bạn hãy cố gắng tránh uống nước trước khi đi ngủ. Nếu miệng bạn bị khô hoặc khát nước chỉ uống không quá một ly nước trong 2 giờ trước khi đi ngủ hoặc uống từng ngụm nhỏ.
  • Khắc phục chứng ợ nóng vào ban đêm: Bạn hãy thay đổi từ việc ăn ba bữa lớn sang ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bạn cần tránh tiêu thụ các thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ. Và bạn tuyệt đối đừng đi ngủ trong vòng hai giờ sau khi ăn.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: Bạn có thể dùng một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng của các biến chứng thai kỳ. Ví dụ, nếu bị chuột rút ở chân, hãy tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống với ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây sấy khô, các loại hạt,…

2. Khi đến giờ đi ngủ

  • Thử nghiệm các liệu pháp thư giãn: Bạn có thể chọn thực hiện các điều sau như các bài tập thở, tập giãn cơ, thiền, yoga, tắm nước ấm hoặc massage.
  • Đừng nghĩ ngợi nhiều: Cần tránh nằm thao thức khi lên giường ngủ khiến mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu. Nếu bạn bị thức giấc lúc giữa đêm, hãy thử đứng dậy và thực hiện một số hoạt động thư giãn như thiền hoặc đọc sách (hãy dùng ánh sáng dịu khi thực hiện các hoạt động này).
  • Rèn luyện chu kỳ giấc ngủ: Bạn hãy cố gắng duy trì bản thân đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày. Ngoài ra, bạn hãy giữ phòng ngủ luôn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Bạn có thể đầu tư thêm một tấm nệm êm ái và một chiếc gối dành cho bà bầu để giấc ngủ được ngon hơn.
  • Nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất: Bạn hãy thử ngủ nghiêng về bên trái rồi ôm một chiếc gối và dùng một chiếc gối để đỡ bụng. Điều này sẽ giúp tốt cho việc tuần hoàn máu của cơ thể được tốt hơn. Nếu điều này không thoải mái, bạn hãy thử nghiệm với các tư thế ngủ khác nhau nhé.

[inline_article id=292353]

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Thậm chí, điều này còn có thể gia tăng hơn khi vào những tháng thai kỳ tiếp theo. Để có giấc ngủ ngon hơn, mẹ nên áp dụng các cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu đã đề cập ở trên. Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không cải thiện được giấc ngủ thì bạn hãy đi khám sức khỏe để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn nhé.