Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ đừng bỏ lỡ sự phát triển của con nhé!

Thai nhi 4 tuần tuổi chính là giai đoạn phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt để hình thành và phát triển những cơ quan, bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, bé lúc này vẫn còn khá nhỏ và chưa rõ ràng. Hãy cùng MarryBaby khám phá hành trình phát triển diệu kỳ của bé.

Thai nhi 4 tuần tuổi tuy còn rất nhỏ nhưng mẹ có cảm nhận được không? MarryBaby mời bạn tìm hiểu ngay nhé!

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

1. Thai 4 tuần: Nhau thai và phôi thai bắt đầu hình thành

Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào? Trong khi bạn có thể chỉ mới bắt đầu tự hỏi liệu mình có mang thai hay không, thì phôi nang đã hoàn thành hành trình từ ống dẫn trứng đến tử cung.

Khi ở đó, phôi nang chui vào niêm mạc tử cung và làm tổ. Vì thế, nếu mẹ thắc mắc thai 4 tuần đã vào tử cung chưa thì câu trả lời là có. Ngay sau khi định cư trong tử cung, phôi nang sẽ trải qua quá trình phân chia lớn và tách thành hai nhóm. Một nửa phôi thai sẽ phát triển thành bé trai hoặc bé gái sau này, trong khi nửa còn lại hình thành nhau thai, huyết mạch của em bé – nơi dẫn chất dinh dưỡng và mang chất thải đi cho đến khi bé được sinh ra.

2. Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu và hình ảnh thai nhi 4 tuần tuổi

Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, thai 4 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu? Thai 4 tuần có tim thai chưa? Kích thước của bé vẫn chưa rõ ràng, chỉ khoảng 2mm, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

  • Ngoại bì: Ống thần kinh, não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi và men răng cho bé.
  • Trung bì: Thai 4 tuần có tim thai chưa? Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của con bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập cũng như bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương và mô dưới da.
  • Nội bì: Đây là lớp thứ ba, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.

3. Thai 4 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 4 tuần thì bạn đang ở tháng thứ nhất của thai kỳ. Đây chỉ là giai đoạn đầu và bạn vẫn còn 8 tháng nữa để đồng hành trước khi gặp mặt bé yêu ngoài đời.

Hình ảnh thai nhi 4 tuần
Hình ảnh thai nhi 4 tuần

Dấu hiệu khi mẹ mang thai 4 tuần

Mỗi mẹ mang thai đều có những dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai 4 tuần bạn có thể nhận thấy:

1. Chướng bụnng

Thai nhi sẽ tiếp tục phát triên nhanh chóng trong thời gian tới, nên bạn có thể cảm thấy hơi chướng bụng và đau bụng râm ran nhẹ, vì niêm mạc tử cung đang ngày càng dày hơn để chuẩn bị bảo bọc phôi thai nên chiếm nhiều không gian hơn bình thường.

>> Xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

2. Máu báo thai

Bạn có thể bị nhận thấy ít máu lốm đốm khi mang thai 4 tuần được gọi là máu báo thai. Hiện tượng này xảy ra do thai làm tổ.

Trong trường bạn thấy chảy nhiều máu, đốm máu kéo dài hơn hai ngày hoặc nếu bạn có lo lắng nào, hãy đến thăm khám với bác sĩ sớm.

3. Ngực căng

Cũng giống như bụng, ngực của bạn đang bắt đầu chuẩn bị cho công việc quan trọng là nuôi dưỡng con khi con mới chào đời. Số lượng tuyến sữa tăng lên, lớp mỡ cũng dày lên khiến ngực bạn trở nên to ra.

>> Xem thêm: Có thai nhưng không đau ngực: Khi nào bình thường? Khi nào bất thường?

4. Ốm nghén

Bạn có thể bị ốm nghén hoặc không khi mang thai được 4 tuần, vì tình trạng này thay đổi tùy theo từng người, với một số người chỉ cảm thấy buồn nôn nhẹ và những người khác thì nôn mửa. Tin tốt là triệu chứng khó chịu này thường giảm dần trong tam cá nguyệt thứ hai.

5. Ra dịch âm đạo

Khi bạn mang thai được 4 tuần, dịch tiết âm đạo tăng lên là một triệu chứng bình thường. Nếu bạn nhận thấy dịch âm đạo có mùi hôi hoặc vùng âm đạo bị đau hoặc ngứa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Mệt mỏi

Hormone progesterone ngày càng tăng nên khiến bạn dễ mệt mỏi.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 4 tuần tuổi

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 4 tuần tuổi

1. Sự thay đổi về thể chất

Mang thai 4 tuần có dấu hiệu gì? Mẹ có thể nhận thấy một số khó chịu khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai bắt đầu bị đau ngực, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Mẹ cũng có thể buồn nôn khi thai nhi 4 tuần tuổi, mặc dù thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài tuần tới.

Có thai 1 tháng bụng đã to chưa? Bụng mẹ vẫn chưa to. Những người xung quanh sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển đang diễn ra bên trong bạn. Tuy nhiên, mẹ cũng phải kiêng những món ăn có hại cho sự phát triển của bé như rượu, bia, cà phê… Đồng thời mẹ bầu cũng cần tránh uống nước dừa, ăn rau răm hay mướp đắng (khổ qua)… vì có thể gây sảy thai.

>>> Có thể mẹ quan tâm: 10 thực phẩm gây sảy thai và sinh non mẹ bầu cần biết

2. Sự thay đổi về tâm lý

Mẹ có thể thấy tâm trạng thất thường khi thai 4 tuần vì nội tiết tố tăng cao. Những cảm xúc tiêu cực, lo lắng và những thay đổi đột ngột này có thể mạnh mẽ nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Các bài tập thư giãn, mát-xa, ngủ và tuân theo chế độ ăn uống cân bằng là một số cách dễ dàng nhất giúp bản thân bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ vẫn có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng mà còn ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, thói quen tập thể dục sẽ giúp mẹ giảm stress để sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ phục hồi dễ dàng hơn sau khi sinh con nếu tiếp tục một số bài tập thể dục phù hợp trong suốt thai kỳ. Nên chọn những hoạt động an toàn và vừa phải, bạn có thể cân nhắc môn đi bộ và bơi lội, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ cần cân nhắc có nên tập thể dục hay không.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Tập thể dục khi mang thai: Khi nào nên nói không?

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 4 tuần tuổi phát triển tốt

1. Cách giảm đau ngực cho mẹ bầu

Nếu mẹ cảm thấy đau ngực khi thai nhi 4 tuần tuổi thì nên xếp gọn những áo ngực hiện tại lại và tìm mua các loại áo ngực mềm mại, không có gọng sắt hoặc áo ngực thể thao để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 4
Bộ ngực trở nên mềm, gia tăng kích thước và dễ bị đau là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất

2. Bổ sung vitamin D khi thai nhi 4 tuần tuổi

Hầu hết nguồn cung cấp vitamin D đến từ ánh nắng mặt trời hoặc sữa. Nếu không uống sữa, mẹ cần hấp thụ vitamin D từ các nguồn khác. Vitamin D cần thiết để duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh, ngoài ra dưỡng chất này còn giúp mẹ hấp thụ canxi, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin D có trong cá mòi đóng hộp, sữa, nước cam và lòng đỏ trứng.

3. Bổ sung chất béo tốt

Thai nhi cần một số chất béo thiết yếu như axit béo omega-3. Trong đó, DHA (một loại omega-3) là thành phần chính của não bộ và võng mạc của con người. DHA rất quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt của thai nhi.

Mẹ có thể bổ sung DHA từ các loại cá như cá hồi, cá hồi hoang dã, trứng. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng, nhưng cần có bác sĩ chỉ định.

4. Dinh dưỡng khi thai nhi 4 tuần tuổi

Thai 4 tuần tuổi nên ăn gì? Để có chế độ dinh dưỡng tốt trong tháng đầu tiên, mẹ nên tìm hiểu bài viết: Bầu tháng đầu nên ăn gì và tránh ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

5. Có thai 4 tuần bị ra máu nâu đáng lo không?

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt
Máu báo thai là dấu hiệu rõ ràng nhất khi bạn mang thai

Sau vài ngày trứng thụ tinh thành công tạo thành phôi thai, thai nhi di chuyển tìm 1 vị trí vào buồng tử cung và làm tổ lại đây. Để báo hiệu cho quá trình mang thai thì mẹ sẽ xuất hiện 1 ít dịch màu nâu. Máu báo thai chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, có thể xuất hiện từ 6 ngày sau khi rụng trứng cho đến vài tuần đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bị ra máu nâu ồ ạt thì đó có thể là dấu hiệu sảy thai 4 tuần tuổi. Ban đầu, mẹ có thể chỉ thấy xuất hiện chút máu nhạt, đau bụng dưới, mỏi lưng nhưng nếu tình trạng này kéo dài thậm chí tăng dần thì có thể dọa sảy thai rất nguy hiểm.

Tình trạng ra máu nâu ồ ạt còn là dấu hiệu cho thấy mẹ mang thai ngoài tử cung. Tốt nhất, khi thấy lượng máu nâu ra nhiều thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Để hiểu rõ hơn về ra máu khi mang thai tháng đầu, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Có thai 4 tuần quan hệ có sao không, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Bí quyết cho mẹ bầu 

Khi thai nhi 4 tuần tuổi, mẹ nên chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Mẹ nhớ ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết.

Mẹ nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.

Đến giai đoạn phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi cũng là thời điểm mẹ đã qua được tháng đầu tiên trong hành trình 40 tuần thai của mình. Mẹ hãy chú ý về dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cũng như không quên các mốc khám thai định kỳ để biết được sự phát triển của thai nhi trong các tuần tới có đạt chuẩn hay không nhé.

[inline_article id=2433]