Những bất thường liên quan đến nhau thai như bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu mang thai thường mang đến nhiều đe dọa cho thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể chỉ là một tình trạng tạm thời và khi được xử lý đúng cách, thai vẫn phát triển bình thường và bé ra đời mà không gặp khó khăn nào.
Mẹ biết gì về bóc tách túi thai?
Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.
Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%…
Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi mà từ đó nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, khi túi thai bị bong tách 30% thì nguy cơ sảy thai sẽ nằm ở mức 50%, trong khi đó, nếu tỷ lệ bong tách chỉ là 5-10% và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì khả năng giữ được thai rất cao.
Trong nhiều trường hợp, bóc tách nhau thai có thể bị nhầm với tình trạng phát triển tự nhiên của túi thai. Vì trong những tuần đầu tiên, túi thai còn nhỏ và khoảng trống giữa túi thai với lòng tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm là bong tách túi thai.
Cách nhận biêt tình trạng bóc tách túi thai
Những dấu hiệu điển hình của tình trạng bóc tác túi thai bao gồm đau bụng và ra máu.
Khi nhận thấy tình trạng chảy máu âm đạo, bà bầu đi siêu âm sẽ xác định được nơi tụ máu trên túi thai. Đây là đặc điểm để xác định tình trạng bong tách của túi thai.
Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu, nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.
Thực tế, tình trạng chảy máu âm đạo hay đau bụng khi mang thai cũng có thể được gây ra bởi nhiều vấn đề khác như bất thường ở nhau thai, bất thường ở tử cung…
[inline_article id=36369]
Mẹ bầu nào dễ bị bong tách túi thai?
Tuy nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Nhiều người cho rằng hiện tượng này xảy ra là do người mẹ vận động mạnh, nhưng thực tế không phải vậy. Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bong tách túi thai, bong nhau thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bao gồm:
- Các mẹ bầu đã có tiền sử bị nhau bong non, bong tách túi thai trước đó.
- Các mẹ bị cao huyết áp
- Các mẹ bị rối loạn đông máu
- Bất thường về nước ối
- Sử dụng chất kích thích
- Hút thuốc, uống rượu
- Bất thường tử cung như u xơ, u nang, sẹo tử cung.
Bóc tách túi thai và những lời khuyên cho mẹ bầu
- Nắm rõ cơ hội vượt qua hay từ bỏ: Những mẹ bầu gặp phải tình trạng bóc tách túi thai nên hiểu rõ nguy cơ mà mình đang đối mặt. Nếu thai bị bóc tách đến 50% thì rất khó để bảo toàn. Trong nhiều trường hợp, túi thai bị bóc tách sau khi hiện tượng sảy thai xảy ra. Bệnh nhân sẽ cần thảo luận kỹ với bác sĩ để cân nhắc lợi và hại, xem xét khả năng sống sót của phôi thai để quyết định tiếp tục theo dõi, xử lý hay đình chỉ thai kỳ.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định: Thông thường, khi đã chẩn đoán tình trạng bóc tách, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc an thai, dưỡng thai. Mẹ cần tuân thủ liều dùng và hướng dẫn sử dụng.
- Nghỉ ngơi nhiều: Khi gặp phải các trường hợp như bóc tách túi thai, bong nhau thai, dọa sảy thai, người mẹ nên nằm nghỉ nhiều, tránh làm bất cứ điều gì quá sức.
- Kiêng quan hệ: Trong thời gian điều trị cần kiêng quan hệ vợ chồng để tránh những ảnh hưởng đến sự ổn định của túi thai.
[inline_article id=86133]