Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Đáp án cho mẹ bầu

Chỉ số ối bình thường trong thai kỳ là một thông số quan trọng. Khi xét nghiệm thai nhi, mẹ cần đọc kỹ các thông số này để biết góc ối sâu nhất bao nhiêu là dư ối, bao nhiêu là đủ và bác sĩ sẽ tư vấn các giải pháp tốt nhất cho bà mẹ mang thai.

Không phải mẹ nào cũng hiểu rõ vai trò cũng như kiến thức cơ bản về chỉ số nước ối. Vậy chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Cùng trở thành bà bầu thông thái sau khi đọc bài viết dưới đây.

Tất tần tật thông tin về chỉ số nước ối

Trước khi tìm hiểu chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, bạn cần nắm rõ nước ối và chỉ số nước ối là gì.

1. Bỏ túi khái niệm nước ối là gì?

Chất dịch màu vàng loãng xung quanh thai nhi chính là nước ối. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ. Cũng nhờ nước ối mà thân nhiệt của bé luôn ở mức ổn định.

Nước ối được coi là “lá chắn” bảo vệ thai nhi trước tác động từ bên ngoài. Theo chu kỳ tăng lên, nước ối trung bình đạt cao nhất vào tuần thứ 34 là khoảng 800ml. Thời điểm cuối thai kỳ, nước ối giảm xuống còn 600ml, vì thai đã lớn. Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường vì thế mà được xem xét dựa trên từng thời điểm trong thai kỳ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nước ối trung bình là tốt hay xấu? Bầu cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối

2. Chỉ số nước ối là gì?

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?
Chỉ số nước ối là gì? Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Chỉ số nước ối chính là thông số cho ta biết lượng ối trong bụng mẹ trong từng thời điểm. Ký hiệu của chỉ số nước ối là AFI, thường được bác sĩ dựa vào để báo với mẹ lượng ối có đủ hay không. 

Để tính được chỉ số AFI, người ta sẽ chia tử cung là 4 phần với hai đường cắt nhau tại rốn. Tiếp theo đó là đo bề sâu của khoang chứa ối lớn nhất của mỗi phần, cuối cùng là tính các số đo. Tuổi thai tăng thì lượng ối cũng tăng theo và đến những tháng cuối sẽ giảm. Chỉ số nước ối tính theo mm hoặc cm, được đo ít nhất 2 lần và cách nhau từ 2 – 6 tiếng. 

Thông thường, lượng ối theo từng thời điểm của thai kỳ là: 

  • 20 tuần: khoảng 350ml
  • 25 – 26 tuần: khoảng 670ml 
  • 32 – 36 tuần: khoảng 800 ml (có thể cao hơn)
  • 40 – 42 tuần: khoảng 540 – 600ml 

Bên cạnh màu sắc và tỷ trọng, chỉ số AFI giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất sức khỏe thai kỳ. Do đó mà các bác sĩ rất hay nhận được câu hỏi “chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường” mỗi khi thăm khám cho mẹ bầu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bảng chỉ số nước ối theo tuần: Mẹ bầu phải theo dõi để thai nhi luôn khỏe mạnh!

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Khi hiểu được tầm quan trọng của nước ối, mẹ bầu lại càng quan tâm xem chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường. Để thuận tiện theo dõi nước ối, mẹ có thể tham khảo bảng sau để biết chỉ số nước ối của mình có ổn hay không. 

Mức độ  Chỉ số AFI (cm) Lưu ý 
Bình thường  6 – 12 Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Dư ối 12 – 25  Dư ối ở mức an toàn, mẹ không cần quá lo lắng.
Đa ối  > 25 Trường hợp đáng báo động, mẹ cần hết sức lưu ý.
Thiếu ối <= 5 Thiếu ối có thể tăng khả năng sinh mổ, dị tật thai nhi và suy thai. 
Vô ối  <3 Có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc sinh non. 

Một khi đã nắm được chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, mẹ sẽ có được thai kỳ an toàn. Trong trường hợp nhận thấy chỉ số số bất thường, mẹ cần hết sức bình tĩnh. Bên cạnh đó là duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để chỉ số ối bình thường trong suốt tam cá nguyệt.

Thiếu ối và dư ối có sao không?

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối có sao không?
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối có sao không?

Chỉ số nước ối có thể thay đổi liên tục theo từng thời điểm. Vậy nên có lúc nước ối bình thường có lúc lại thiếu và dư ối. Khi nhận được kết quả như vậy, nhiều mẹ thấy bất an, liệu thai nhi có phát triển bình thường hay không.

1. Đối với thiếu ối

Thiếu ối được xét vào trường hợp không an toàn dành cho thai nhi. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm lại phụ thuộc vào thời điểm mẹ bị thiếu ối. 

  • 3 tháng đầu: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thiếu ối có thể làm sảy thai thậm chí là thai chết lưu. Thêm nữa sự phát triển của trẻ và chức năng phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • 3 tháng cuối: Thiếu ối khiến thai nhận được ít chất dinh dưỡng hơn, có nguy cơ sinh non. Thêm nữa, ngôi thai có khả năng bị đảo ngược do không đủ ối cản trở quá trình lâm bồn. Tuy nhiên so với 3 tháng đầu, mức độ nguy hiểm đã ít hơn. Nếu chẳng may thiếu ối vào tam cá nguyệt cuối, mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. 

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị vỡ ối sớm chính là thiếu ối. Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối nên mẹ cần hết sức lưu ý. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu đẻ sớm để bảo vệ sức khoẻ của em bé.

[inline_article id=263012]

2. Đối với dư ối 

Khác với thiếu ối, dư ối được xét vào tình trạng tương đối an toàn với mẹ bầu. Dù vậy vẫn có một số trường hợp dư ối là nguyên nhân sinh sớm, dị tật xương ở trẻ. Bên cạnh đó, dư ối có thể dẫn đến xuất huyết và thai chết lưu. 

Dư ối được chia làm hai loại: 

  • Dư ối cấp: Thường gặp ở tuần từ 16 – 20, làm chuyển dạ sớm nặng hơn là chất dứt thai kỳ. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau và khó thở nhiều hơn. 
  • Dư ối mạn. Chiếm đến 95% trường hợp dư ối, thường xảy ra ở những tháng cuối. Đối với trẻ bị dị tật bẩm sinh, nước ối nhiều có thể làm giảm cân nặng của bé khi sinh. 

Đối với dư ối, khi thấy các triệu chứng tức ngực, bụng to nhanh và đau đột ngột kéo dài thì cần theo dõi ngay. Đây là biểu hiệu thông báo tình trạng dư ối của bạn đã chuyển nặng.

Thiếu ối và dư ối thì cần làm gì?

chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường
Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thiếu ối và dư ối phải làm sao?

Cả thiếu ối và dư ối đều được phát hiện thông quá các đợt thăm khám định kỳ. Mẹ bầu cũng cần giữ bình tĩnh, nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Cách điều trị thiếu ối 

Đối với mẹ bị thiếu ối thì cần tìm nguyên nhân để điều trị, thông thường xuất phát từ bệnh lý của người mẹ. Trong 3 tháng đầu với trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu chấm dứt thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bị thiếu ối nặng thì cần nhập viện và truyền dịch túi ối để thai nhi phát triển. Ở thời điểm 37 tuần, mẹ có thể được yêu cầu đẻ mổ để bảo vệ thai nhi. Đừng quên uống đủ nước hoặc nước dừa để nước ối trong hơn. 

2. Cách điều trị dư ối 

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của dư ối mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trường hợp nhẹ thì dùng thuốc lợi tiểu để lượng ối ít đi. Trường hợp nặng thì có thể xem xét đến việc chọc ối để chỉ số ối giảm đi. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu uống thuốc giảm ối (chỉ áp dụng từ tuần 32 trở đi). Thêm nữa, dù nặng hay nhẹ thì mẹ bầu cần quan tâm và thay đổi thói quen sinh hoạt của mình: 

  • Bổ sung hải sản, thịt đỏ có lượng protein và đạm cao. 
  • Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ. Lưu ý hạn chế chế biến dưới dạng súp và canh. 
  • Ưu tiên hoa quả giàu chất xơ nhưng không mọng nước như táo, chuối, lê,.. 
  • Luôn ngủ đủ và đúng giấc. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Mong rằng qua bài viết trên, mẹ sẽ không còn thắc mắc “ chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường” nữa. Để bảo vệ bé trong suốt thai kỳ, mẹ đừng quên thăm khám định kỳ để được đo chỉ số AFI thường xuyên. Nếu chỉ số ối bình thường mẹ không cần lo lắng nhiều, còn kết quả là thiếu ối và dư ối thì cần bình tĩnh làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ! Hãy tin tưởng bác sĩ và cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ mẹ nhé! 

MarryBaby

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.