Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Nhau tiền đạo: Biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

1. Nhau tiền đạo là gì?

Nhau thai là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung. Trường hợp này được gọi là nhau tiền đạo (còn gọi là rau tiền đạo). Hiện tượng bánh nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung và đôi khi che lấp cổ tử cung này gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Đây là nguyên nhân chính gây ra chảy máu từ nhẹ đến nghiêm trọng trong những tháng cuối của thai kỳ, khi chuyển dạ và cả sau khi sinh.

Tùy vị trí nhau thai hình thành, có thể chia thành những loại nhau tiền đạo sau:

– Nhau tiền đạo bám thấp: Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một đoạn nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Nhau bám thấp thường chỉ gây chảy máu nhẹ, nhưng hầu hết sẽ làm vỡ ối sớm.

– Nhau tiền đạo bám bên: Bánh nhau bám vào đoạn dưới nhưng chưa tới cổ tử cung, gây chảy máu âm đạo nhẹ.

– Nhau tiền đạo bám mép: Bờ của bánh nhau sát mép cổ tử cung.

– Nhau tiền đạo bán trung tâm (nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn): Bánh nhau che kín một phần cổ tử cung. Khi tử cung mở hết có thể sờ thấy múi nhau và màng ối.

– Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che kín cổ tử cung, loại này thường gây chảy máu nhiều và rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

Các trường hợp nhau tiền đạo
Những vị trí bám bất thường của nhau thai

2. Nhau tiền đạo có nguy hiểm không?

Sẽ không phải là một vấn đề lớn nếu nhau tiền đạo được phát hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi thai lớn lên, phần cơ phía dưới gần cổ tử cung sẽ kéo dài ra, bánh nhau vì vậy sẽ được “đẩy” lên phía trên. Không thiếu những trường hợp được chẩn đoán nhau thai bám thấp trong 3 tháng đầu nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh nhau lại cách xa cổ tử cung.

Trường hợp nhau tiền đạo được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ ba thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo nặng, gây mất máu, thậm chí có thể tử vong. Thai nhi dễ bị sinh non, suy thai do thiếu máu. Tỷ lệ tử vong của thai nhi trong những trường hợp này khá cao, khoảng 30–40%.

[inline_article id=13027]

3. Nguyên nhân xuất hiện nhau tiền đạo

Không có một nguyên nhân rõ ràng trong các trường hợp hình thành nhau tiền đạo, nhưng khả năng xuất hiện nhau tiền đạo sẽ cao hơn nếu mẹ bầu nằm trong những trường hợp sau:

  • Đã từng xuất hiện nhau tiền đạo trong lần mang thai trước
  • Đã từng sinh mổ
  • Đã thực hiện một số phẫu thuật khác như loại bỏ u xơ, u nang tử cung, nạo phá thai…
  • Đã mang song thai hoặc đa thai
  • Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Thai phụ càng lớn tuổi, nguy cơ thai tiền đạo càng cao
  • Phụ nữ đã nạo phá thai nhiều lần
  • Sinh nhiều con với khoảng cách ngắn
  • Tử cung bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật
  • Tử cung sau khi phẫu thuật chưa được hồi phục đã mang thai

[inline_article id=69642]

4. Làm cách nào để phát hiện nhau tiền đạo?

Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo mà không gây đau đớn. Máu chảy ra do nhau tiền đạo thường đặc, sáng màu và xuất hiện đột ngột trong những tháng cuối thai kỳ.

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định mẹ bầu bị nhau tiền đạo là siêu âm. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, siêu âm có thể phát hiện người mẹ có bị nhau tiền đạo hay không. Ngoài ra, các chuyên gia có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu.

5. Làm gì khi được chẩn đoán nhau tiền đạo?

Nếu siêu âm theo dõi và phát hiện nhau tiền đạo, mẹ bầu sẽ được khuyến cáo nên tránh quan hệ khi mang thai và các hoạt động có thể gây chảy máu âm đạo, chẳng hạn như tập thể dục hoặc các hoạt động nặng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tuân thủ tất cả những điều sau:

  • Tuyệt đối không đưa vật gì vào âm đạo (như tampon chẳng hạn)
  • Không hút thuốc
  • Bổ sung đủ sắt theo liều lượng được bác sĩ kê toa
  • Hạn chế tư thế gập người và không nâng, vác đồ vật
  • Theo dõi tình trạng bản thân và đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào sau đây: cơn co thắt, chảy máu hay cảm giác đau.

Nếu xuất hiện nhau tiền đạo trong tháng cuối thai kỳ, có nhiều khả năng bạn sẽ được chỉ định sinh mổ, thậm chí trong trường hợp nhau thai chỉ giáp với cổ tử cung. Trong trường hợp mẹ bầu ra máu quá nhiều, cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi và chăm sóc.

6. Các biện pháp chữa trị nhau tiền đạo

Nếu thai chưa đủ 37 tuần và mẹ bầu chưa bị chảy máu nhiều, bác sĩhường đưa ra những biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi trên giường
  • Bổ sung sắt hoặc truyền máu nếu bà bầu bị thiếu máu
  • Thuốc chống co thắt nhằm hạn chế co thắt tử cung gây chảy máu.

Ngoài ra, mẹ bầu cần được siêu âm mỗi 1 cho đến 4 tuần. Bác sĩ cũng sẽ kết hợp đo sức khỏe thai nhi (Non Stress Test – NST) để chắc chắn thai vẫn phát triển khỏe mạnh.

Nếu bà bầu bị chảy máu nghiêm trọng, không những bầu cần được truyền máu mà bác sĩ còn có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai ngay để cứu mạng sống cho cả mẹ lẫn thai nhi. Quyết định mổ lấy thai phụ thuộc vào việc bầu có gần đến ngày dự sinh hay chưa và bầu có bị chảy máu nhiều không.

Từ tuần thứ 37, nếu bầu bị mất nhiều máu và nhau thai không che kín hết cổ tử cung, bác sĩ có thể sẽ đề nghị chuẩn bị cho 1 ca sinh thường. Trong ca sinh, bầu sẽ được theo dõi kỹ càng với sự thăm khám của các bác sĩ và trợ giúp từ các thiết bị máy móc. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ

Khi nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm và thai nhi đã lớn, thường từ khoảng 37 tuần tuổi trở đi, bác sĩ sẽ cho mổ ngay.

Nhau tiền đạo khiến mẹ bầu xuất huyết nhiều, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Lúc này, mẹ bầu thường có các biểu hiện như choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, máu tạo cục, băng huyết. Nếu mất nhiều máu thì cần truyền máu bác sĩ sẽ mổ lấy thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý rằng vị trí của nhau tiền đạo có thể thay đổi trong thai kỳ, vì vậy cần mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên để đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Giảm đau khi mang thai
Nếu phải ngồi lâu, mẹ bầu nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau để thoải mái hơn

1/ “Thủ phạm” gây đau xương sườn khi mang thai

Đau xương sườn khi mang thai không phải chuyện lạ, đặc biệt đau sườn phải. Trong khi nhiều mẹ chỉ cảm thấy hơi âm ỉ trong khi những mẹ bầu khác lại có cảm giác như dao đâm. Thủ phạm chính gây nên những cơn đau này là hormone relaxin, một loại hormone được sản sinh trong những tháng cuối thai kỳ. Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng và hông kéo dãn ra tạo không gian cho bé cưng phát triển và hỗ trợ mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.

Với sự giãn nở của tử cung, dây chằng trong lồng ngực cũng căng ra, và mẹ bầu có thể cảm thấy được áp lực của bé trên lồng ngực của mình. Thậm chí, do phổi bị chèn ép nên giảm thể tích, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở hơn.

2/ Giảm đau khi bị đau xương sườn khi mang thai

Trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, nhất là khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Nếu cơn đau quá khó chịu, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về panadaine forte hoặc panadeine. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây táo bón, một triệu chứng cực kỳ khó chịu trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có thể, mẹ bầu nên tránh uống thuốc. MarryBaby mách mẹ một vài cách có thể giúp mẹ làm dịu những cơn đau xương sườn.

[inline_article id=69092]

– Mặc quần áo thoải mái: Những bộ quần áo cũ, ôm sát cơ thể chỉ làm cơn đau của bạn thêm nghiêm trọng, vì chúng sẽ làm tăng áp lực lên xương sườn của mẹ. Bạn nên mua một vài bộ quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Thay đổi tư thế: Khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước trong một thời gian dài, bạn đã vô tình đẩy bé vào vùng không gian nhỏ hơn. Việc này có tác động không tốt đến chứng đau sườn của bạn. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể. Một chiếc gối kê sau lưng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn hẳn.

Bài tập thể dục: Đứng thẳng mặt đối diện với bức tường cách chân khoảng 40cm, đưa cánh tay lên trước mặt. Tiếp theo chống 2 tay vào tường và từ từ kéo chúng lên cao, qua đầu, càng cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế cho đến khi bạn có thể quen và cảm thấy thoải mái. Động tác này kéo giãn xương sườn và cơ hoành trên tử cung giúp bạn dễ chịu hơn.

– Sử dụng gối ôm dành cho thai phụ sẽ giúp cải thiện những liên kết của cơ thể khi bạn nằm. Ngoài ra nó còn giảm áp lực cho xương sườn và xung quanh các mô khi nằm. Dùng gối để lót mình khi ngủ. Đặt gối dưới hông bạn chỗ của thai nhi sẽ giúp loại bỏ những căng thẳng từ cơ và xương và giảm đau xương sườn.

– Áo lót bụng là loại áo lót có băng dài hỗ trợ kéo dài vừa ở dưới bụng và nhẹ nhàng kéo bụng lên, giúp giảm căng cơ và giảm đau. Nó có thể làm giảm căng cơ bụng và giải phóng cơn đau sườn trước đó.

[inline_article id=69856]

3/ Kiểm soát cơn đau xương sườn trong thai kỳ

– Mặc áo ngực kích cỡ phù hợp để hỗ trợ và phân tán áp lực bởi bộ ngực nặng nề to lớn

– Thường xuyên tham gia các bài tập dành cho thai phụ, bài tập hít thở và yoga. Nó sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng và cơn đau.

Tư thế ngồi và ngủ cũng rất quan trọng. Cách tốt nhất là ngồi thẳng và dùng một cái gối nhỏ để kê lưng.

– Ngủ nằm nghiêng về bên nào bị đau sẽ làm giảm cơn đau bên đó.

– Thường xuyên đi bộ và không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

– Mát-xa nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ.

– Đặt một túi đá vào chỗ đau và nâng cao tay trong suốt thời gian đó.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

5 điều bà bầu nên lo lắng khi mang thai

Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu có thể được liệt kê như sau:

  • 78% các mẹ đều sợ con bị khiếm khuyết bẩm sinh.
  • 75% lại sợ sảy thai.

[inline_article id = 70428]

  • 74% sợ stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • 71% mẹ bầu lo lắng về chuyện sinh non.
  • 70% e dè về cơn đau đẻ.
  • 61% nhất định phải tránh xa món sashimi, đồ sống.
  • 60% lo xa một chút về chuyện cho con bú.
  • 59% lại lo xa về vấn đề giảm cân sau sinh.
  • 57% rất ngại tay xách nách mang đồ nặng.
  • 55% sợ mình sẽ đẻ rớt con trên đường đến bệnh viện.

Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó đây lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai

5 điều cần lo lắng khi mang thai

lo lắng khi mang thai, lưu ý khi mang thai
Hạn chế ăn đồ ngọt nếu bạn có triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Viêm nhiễm khi mang thai

Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nhghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.

Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non. Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.

2. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.

Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.

3. Thiếu tập luyện điều độ

Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.

Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, bạn tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.

4. Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.

5. Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.

Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Những vấn đề mẹ thường nghĩ đến nhưng có đáng lo?

Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.

Sự thật: Sảy thai rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai.

Tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cà phê mỗi ngày.

Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều nên con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.

Sự thật: Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ cơ thể bạn. Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.

lo lắng khi mang thai
Sự thay đổi hormone trong cơ thể dễ dẫn đến những lo lắng khi mang thai

Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Nên nhớ rằng không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé.

Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.

Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian.

Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Vì thế, nếu bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.

Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.

Sự thật: Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và trong quá trình mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

Lo lắng: Con tôi bị sinh non

Sự thật: Với sự phát triển của y học, rủi ro bé bị những biến chứng nghiêm trọng hoặc những vấn đề về phát triển khi sinh non đã giảm xuống mức rất thấp.

lo lắng khi mang thai
Tinh thần thoải mái là một yếu tố quan trọng của thai kỳ khỏe mạnh

Lo lắng: Tôi bị những triệu chứng như tiền sản giật.

Sự thật: Nguy cơ tiền sản giật thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi hoặc bị cao huyết áp đang mang thai.

Tiền sản giật sẽ không phát triển cho tới giai đoạn thứ 2 của thai kỳ và trong một số trường hợp, bệnh phát sinh muộn đến nỗi có một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm nguy cơ phát sinh bệnh này.

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào như là sưng mặt hoặc tay, nhìn mờ hoặc thường xuyên đau đầu, để giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.

Lo lắng: Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi không còn được như trước.

Sự thật: Hầu hết mọi thứ trở lại như cũ chỉ 6 tháng sau khi sinh và một khi thời điểm khó khăn đã bắt đầu qua đi và cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn, nhiều mẹ cảm nhận đời sống tình dục được cải thiện hơn rất nhiều so với lúc chưa có con. Họ quan hệ thường hơn và tìm được nhiều tư thế để thỏa mãn hơn trước đây.

Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không vượt qua được.

Sự thật: Bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây sẽ thấy nhiều phụ nữ đã làm được, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.

Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.

Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn.

Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.

Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng?

Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.

Âm đạo có bị giãn sau khi sinh không?

Câu trả lời là không. Âm đạo của phụ nữ được thiết kế giãn ra lúc vượt cạn để bé có thể chui ra ngoài nhưng ngay sau khi sinh xong, âm đạo sẽ dần trở lại kích thước bình thường. Hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ.

Mẹ sẽ bị chứng tiểu tiện không kiểm soát sau khi sinh?

Khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ sẽ bị giảm sau khi mang thai và sinh nở. Càng gần ngày “lâm bồn”, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh từ 6 tuần đến 3 tháng.

Ra nhiều dịch khi mang thai có là chuyện bình thường?

Phụ nữ mang thai có lượng hormone biến đổi cực kỳ thất thường. Thêm vào đó, lưu lượng máu xuống vùng xương chậu cũng gia tăng. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể tiết nhiều chất dịch trong lúc mang thai. Nếu mẹ thấy đau, rát, ngứa hoặc dịch lỏng loãng, nên đi khám phụ khoa vì có thể bạn bị viêm nhiễm hoặc vỡ nước ối.

Hay “xì hơi” và khó tiêu khi mang thai có bình thường không?

Thay đổi hormone khi mang thai làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 85% mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, ốm nghén khi mới mang thai. Chúng dần chuyển sang tình trạng dư axit hoặc khó tiêu về sau nhưng điều này hết sức bình thường.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Trị dứt điểm chứng đau cổ tay khi mang thai

Đau cổ tay khi mang thai phần lớn có liên quan đến hội chứng ống cổ tay, xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay tăng nhanh dẫn đến ngứa, đau và tê ngón tay và bàn tay khi mang thai.

sử dụng máy tinh khi mang thai
Thường xuyên sử dụng máy tính có thể khiến tay bạn đau nhiều hơn

1/ Dấu hiệu thường thấy

Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”.

[inline_article id=5267]

2/ Xử trí khi bị đau nhức cổ tay

– Thay đổi thói quen: Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay bạn. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính, mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy hoặc mẹ có thể sử dụng bàn phím Ergonomic keyboard, với thiết kế đặc biệt mang lại sự thoải mái cho người dùng. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.

– Tư thế ngủ thích hợp: Nếu những cơn đau làm phiền bạn lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.

– Tập thể dục: Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.

bàn phím Ergonomic Keyboard
Với thiết kế đặc biệt, bàn phím Ergonomic Keyboard có thể giúp mẹ bầu hạn chế những cơn đau cổ tay

3/ Trường hợp nào nên gọi bác sĩ?

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, cản trở giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thanh nẹp tay hoạc dây đeo cổ tay nếu thấy cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

[inline_article id=47452]

Thông thường, hội chứng ống cổ tay thường tự động biến mất hoàn toàn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy những cơn đau sau khi sinh, mẹ nên đi khám để được điều trị phù hợp. Trong trường hợp nghiêm trọng, một cuộc tiểu phẩu sẽ giúp bạn giảm bớt những áp lực lên dây thần kinh của bạn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

7 dấu hiệu cực nguy hiểm trong thai kỳ

1/ Xuất huyết âm đạo

Ra máu khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến với các mẹ bầu. Hầu hết xuất huyết âm đạo đều diễn ra ở tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu phát hiện thấy máu đỏ tươi, vón cục đông, đi kèm chứng chuột rút và cơn đau dữ dội từ tử cung.

[inline_article id = 63431]

2/ Đau buốt khi đi tiểu

Với mẹ bầu, việc đi tiểu thường xuyên với tần suất chục lần mỗi ngày là chuyện bình thường, đặc biệt là trong các tháng cuối. Tuy nhiên, nếu đi tiểu kèm chứng đau buốt, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh này sẽ tăng khả năng sinh non, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé con trong bụng.

3/ Sưng và phù nề

Vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu gặp khó khăn trong chuyện đi lại vì chân sưng to và phù nề. Lưu lượng máu tăng khi mang thai chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu còn bị sưng ở bàn tay, các ngón tay và mắt, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

4/ Mệt mỏi cao độ

Buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi là dấu hiệu bình thường của các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên mệt đến nỗi bị ngất đi, mặt mày tái nhợt, bạn rất cần đến sự tư vấn của bác sĩ vào lúc này. Có thể mẹ bầu đang đối mặt với chứng thiếu máu, và được yêu cầu bổ sung thêm sắt, axit folic.

dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Mệt mỏi cao độ có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thai kỳ của bạn

5/ Cử động của thai nhi

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên thường xuyên để ý và theo dõi chuyển động của thai nhi. Cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể thai suy hay thai đã không còn phát triển nữa.

6/ Sốt cao

Nếu mẹ bầu sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt, nếu không cấp cứu kịp thời và điều trị thích hợp, rất có thể thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và thể chất.

7/ “Rò rỉ” nước ối

Tình trạng này không đáng “báo động” nếu mẹ bầu đang trải qua các tuần cuối của thai kỳ. Nó chỉ nguy hiểm khi mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 2. Nước ối “rò rỉ” chứng tỏ mỗi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ đang bị đe dọa.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

1/ Tam cá nguyệt thứ nhất

20-30% phụ nữ mang thai đều đối mặt với hiện tượng ra máu vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Mức độ xuất huyết có thể nhẹ hay nặng, và khoảng 50% trong số những phụ nữ này cuối cùng phải chịu hệ quả sảy thai. “Bức tường” âm đạo rất mỏng manh, vì vậy sau khi “giao ban”, bạn có thể bị ra máu. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác:

-Chảy máu cấy ghép: Sau khi trứng được thụ tinh và thành phôi,  phôi di chuyển xuống để cấy ghép vào thành tử cung. Quá trình này có thể gây ra tình trạng chảy máu nhẹ. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

-Sảy thai tự phát: Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi dù vẫn còn trong tử cung nhưng hoàn toàn đã dừng phát triển. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương thể chất, dùng thuốc không phù hợp, hoặc có thể không có nguyên do nào hết. Các dấu hiệu báo sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu, các cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới… Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cứ chảy máu trong thai kỳ là sảy thai, nhưng thực tế không phải vậy. Sảy thai thường xẩy ra khi bạn bị chảy máu và đi kèm với các triệu chứng trên.

[inline_article id = 46048]

-Sảy thai bị bỏ sót: Sẩy thai bị bỏ sót là thai chết trong tử cung khi tuổi thai dưới 20 tuần và mô thai không được tống xuất ra ngoài. Trong sẩy thai bị bỏ sót, thai chết nhưng không được tống xuất, với các sản phẩm của thai bị giữ lại trong tử cung trong 4 đến 8 tuần hoặc hơn.

Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng cấy ghép ở một nơi nào đó không phải là tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng của bệnh thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo, chuột rút, đau nhói ở vùng bụng.

-Một noãn bị hỏng: Là một noãn mà thai nhi không có thể thấy được trong túi bởi vì phôi thai đã bị thoái hóa hay không có.

-Mô ung thư: Đây là nguyên nhân ra máu hiếm gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Siêu âm cho thấy bạn có dấu hiệu mang thai nhưng phôi thai bị thay thế bởi những mô bất thường. Trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

2/ Tam cá nguyệt thứ 2 và 3

Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, bất kỳ tình trạng ra máu nào cũng đều là dấu hiệu cho thấy nhau thai đang có vấn đề.

ra máu bất thường khi mang thai
Bạn nên gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu phát hiện ra máu bất thường trong thai kỳ

Nhau tiền đạo: Là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc chảy máu quá nhiều. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để an toàn cho mẹ và bé. Nhau tiền đạo thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.

-Bong nhau non: Một lý do nữa khiến mẹ bầu có thể bị chảy máu là bị bong nhau thai một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi thành tử cung. Bong nhau non có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do mẹ bị chấn thương, lạm dụng các chất kích thích quá nhiều và thậm chí là cả độ tuổi mang thai của mẹ.

-Sinh non: Vài ngày hoặc 1-2 tuần trước ngày dự sinh, ra máu là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Tuy nhiên, hiện tượng lại xảy ra vào khoảng thời gian trước tuần 37, mẹ bầu nên đến trung tâm y tế gần nhất, vì bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non.

[inline_article id = 34140]

-Vỡ tử cung: Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Biến chứng vỡ tử cung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra và đó là điều khó tránh khỏi.

-Mạch máu tiền đạo: Đây biến chứng sản khoa hiếm gặp, đưa đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối. Mạch máu tiền đạo là mạch máu từ nhau hay dây rốn băng ngang đường sanh trước phần thai, thai nhi có thể bị mất máu hết khi vỡ mạch máu này do cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sanh.

3/ Xử lý khi ra máu bất thường

Trừ máu báo, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều đáng báo động với sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bạn luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này, đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn. Khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo, mẹ bầu nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn và đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Thời gian tiếp đó, bạn không nên tập luyện quá sức, quan hệ tình dục không phù hợp, thụt rửa âm đạo hoặc dùng tampon. Thay vào đó, nên uống nhiều nước. Sử dụng bông thấm máu, và có thể theo dõi tình hình máu ra nhiều hay ít dựa vào số lần thay bông. Nếu thai nhi đang có dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn cho đến khi hết đau và ngừng chảy máu, nói không với tampon và quan hệ tình dục. Theo dõi các dấu hiệu là điều rất cần thiết lúc này.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hen suyễn khi mang thai

hen suyen khi mang thai
Bà bầu có thể yên tâm dùng ống hít khi lên cơn hen

1/ Mang thai có làm bệnh nặng hơn?

Ảnh hưởng của việc mang thai với những mẹ bầu đã từng mắc chứng hen suyễn không thể dự đoán trước được. 1/3 số bà bầu cảm thấy khỏe hơn, 1/3 khác nhận thấy không có sự thay đổi nào và 1/3 còn lại cảm thấy bệnh tình nặng nề hơn.

Một đánh giá của các bài nghiên cứu về suyễn và thai sản chỉ ra rằng các triệu chứng của hen suyễn trở nên nặng hơn bình thường trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 (sau khoảng 13 tuần), và đỉnh điểm vào tháng thứ sáu. Một nghiên cứu khác cho thấy: Các triệu chứng thường tồi tệ nhất vào tuần 24 đến tuần 36. Sau đó các triệu chứng giảm dần và khoảng 90% phụ nữ không phải đối mặt với hệ quả do hen suyễn gây ra khi vận động hay sinh nở.

Cách tôt nhất để bà bầu đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh: Kiểm soát tốt các cơn hen bằng cách làm đúng phác đồ điều trị bệnh hen suyễn.

[inline_article id = 34662]

2/ Điều trị bệnh trong quá trình mang thai

Bạn cần tiếp tục các phương pháp điều trị đối với bệnh hen suyễn xuyên suốt thai kỳ. Trừ khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, bạn cần làm theo các phương pháp điều trị như trước. Nếu bạn ngừng điều trị và bệnh tình trở nên không thể kiểm soát, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và cân nặng của em bé.

Xuyên suốt thời kỳ mang thai bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các y tá vá bác sĩ giúp bạn kiểm soát cơn suyễn nếu có. Trường hợ bệnh hen suyễn của bạn trở nên tệ hơn, bạn sẽ được hướng dẫn các phương pháp phù hợp hơn.

Bạn có thể tiếp tục điều trị hen suyễn lúc cho con bú. Ngay cả khi bạn quá bận rộn trong việc chăm con, bạn cần lưu ý đến sức khỏe của chính mình và giữ cho bệnh trong tình trạng được kiểm soát.

3/ Dấu hiệu bệnh hen suyễn trở nên tệ hơn

–          Ho vào đêm hay sáng sớm, hoặc khi tập thể dục.

–          Thở khò khè.

–          Khó thở.

–          Tức ngực.

Bạn cũng có thể bị trào ngược axit trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày bị “rò rỉ” trở lại vào thực quản và có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên nói với các bác sĩ hoặc các chuyên gia về hen suyễn, những người có đủ chuyên môn để cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị tốt nhất.

4/ Kiểm soát bệnh hen suyễn khi mang thai

Nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn, một kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa bạn có thể điều chỉnh việc điều trị để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chẳng hạn, khi bạn bị cảm cúm, điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn nên tăng việc sử dụng ống hít hoặc bắt đầu sử dụng chúng nếu như bạn không sử dụng thường xuyên trước đây. Điều này hoàn toàn an toàn trong thai kỳ bà bầu nhé!

Trong khi đó, nếu bạn có thể luyện tập và làm việc bình thường, dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn phòng tránh hen suyễn trong thai kỳ:

–  Tránh hút thuốc.

–  Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị dị ứng.

–  Tránh và kiểm soát bệnh cúm mùa hè với thuốc antihistamines (an toàn với phụ nữ có thai).

–  Tránh tiếp xúc với chó, mèo, động vật nhiều lông.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những nguy hiểm không ngờ đối với mẹ bầu

>>> Mối nguy hiểm mang tên “sinh non”

>>> 8 việc nhà cần tránh khi mang thai

Những bức tường mới

Bạn có cảm thấy khó chịu mỗi khi ngửi thấy mùi sơn không? Mặc dù các nhà sản xuất đã cố gắng hạn chế những thành phần độc hại nhưng đa số các loại sơn hiện nay vẫn chứa những thành phần độc hại gây ung thư. Những loại sơn gốc dầu có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và sảy thai nhiều hơn những loại sơn gốc nước. Chưa kể thành phần tạo mùi có trong sơn cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu đang có ý định sơn lại nhà thì có lẽ bạn nên chờ thêm một thời gian nữa hoặc phải tránh xa ngôi nhà của bạn trong một thời gian rồi.

>>> Xem thêm: Nguy cơ sảy thai khi thường xuyên uống nước đóng chai

Tivi

Những bước sóng điện từ phát ra khi coi tivi có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé cưng trong bụng. Vì vậy, bạn phải lưu ý một vài điều sau khi coi tivi để đảm bảo an toàn nhé!

>>> Xem thêm: Mẹ bầu và những cách giải trí cần tránh

– Giữ khoảng cách an toàn: Bạn nên ngồi cách xa màn hình khoảng 2m, khoảng cách này vừa giúp bạn bảo vệ mắt vừa giúp tránh khỏi những bức xạ phát ra.

– Không nên xem tivi liên tục: Nếu thường xuyên ở nhà và cảm thấy buồn chán, bạn cũng không nên coi tivi liên tục trong nhiều giờ đâu đấy. Thời gian thích hợp nhất là khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó bạn nên cho mắt nghỉ ngơi một chút.

– Không nên xem tivi khi ăn quá no hay vừa coi tivi vừa ăn vặt: Sau khi ăn no, bạn cần có thời gian để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn. Ngồi xuống coi tivi ngay sau khi ăn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

me bau 2
Thay vì xem tivi, bạn có thể đọc sách mỗi khi rảnh rỗi

Đồ nhựa

Hầu hết các loại đồ nhựa hiện nay, đặc biệt là những loại đồ nhựa tái chế được bày bán la liệt ngoài đường đều có chứa một loại chất dễ gây ung thư. Bạn nên cẩn thận khi mua những đồ nhựa không rõ nguồn gốc và cũng nên tránh không nên sử dụng các loại chén bát, đũa muỗng làm bằng nhựa tái chế không an toàn.

Các loại hóa chất, nước tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng

Công dụng của các loại thuốc này là dùng để diệt vi khuẩn và côn trùng nên chắc chắn trong nó phải chứa những thành phần độc hại rồi đúng không? Bạn nên tránh các sản phẩm có nhãn chứa chất độc, chẳng hạn những sản phẩm chứa chất glycol-, chất liên quan đến sảy thai và phenol-, chất làm tăng khả năng dị tật và thai chết lưu. Bạn cũng nhớ phải sử dụng bao tay khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nhé!

me-bau-5
Bạn nên cẩn thận khi sử dụng các loại nước tẩy rửa

Lò vi sóng

>>> Xem thêm: 7 thói quen xấu mẹ bầu cần tránh sau khi ăn

Đối với người bình thường, những bức xạ khi đóng, mở lò vi sóng hoàn toàn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Nhưng đối với những phụ nữ mang thai, việc sử dụng lò vi sóng có thể gây ra dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu. Bạn nên giữ khoảng cách 1 m khi sử dụng lò vi sóng và không nên kéo dài thời gian sử dụng.

Máy sấy tóc

Máy sấy tóc thường phát ra những bức xạ điện từ khi mở và sấy tóc. Và vì được sử dụng ở một khoảng cách khá gần với đầu nên nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ… của các mẹ bầu.

 MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cách hạn chế sinh non giúp yêu chào đời khỏe mạnh

Cách hạn chế sinh non dưới đây sẽ giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh. Mẹ hãy tham khảo để áp dụng vì con yêu nhé

5 Cách hạn chế sinh non

1. Ổn định tâm trạng của bản thân

Tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn hệ thống thần kinh của thai nhi. Khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi khiến tâm trạng bạn có những lúc lên xuống thất thường, đặc biệt khi bạn lại đang lo lắng nữa. Thật ra, lo lắng không làm bạn tránh được những nguy cơ sinh non mà thậm chí còn khiến nguy cơ này tăng cao lên rất nhiều nữa. Ngoài ra, việc không ổn định cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến mẹ đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau khi sinh.

2. Cách hạn chế sinh non: Cẩn thận với những loại thuốc an thai

Mang trong mình tâm trạng lo lắng nên nhiều mẹ tìm đến giải pháp thuốc an thai như một biện pháp trấn an tinh thần mình, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sinh non hoặc thai chết lưu. Tuy nhiên, ngay cả những loại thuốc đã được đảm bảo cũng sẽ có những tác dụng phụ nhất định, dù khả năng này thường rất ít. Tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ và chú ý những hướng dẫn cụ thể trong từng thời kỳ.

sinh non 1
Bạn nên chú ý giữ cho tinh thần ổ định, thoải mái khi mang thai

3. Cách hạn chế sinh non: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Nếu bạn là lần đầu mang thai, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về thai nhi, về những giai đoạn mang thai từ đó có sự chăm sóc đúng đắn nhất. Ngoài ra, khám định kỳ là cơ hội tuyệt vời để các bác sĩ nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về sức khỏe của cả mẹ và bé để đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất. Vậy nên, cho dù cảm thấy không có gì đặc biệt, bạn cũng nên tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhé!

4. Hạn chế những thói quen xấu

sinh non 2
Từ bỏ những thói quen xấu không những giúp bảo vệ sức khỏe bạn mà còn bảo vệ cho con yêu nữa đấy!

Ăn gì để hạn chế sinh non? Nếu bạn là một “con nghiện” thuốc lá, cà phê, rượu bia hay những đồ uống có chất kích thích khác thì bạn nên từ bỏ ngay được rồi đấy! Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc sinh non. Ngoài ra, những thức uống có cồn và caffein cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, khiến bé chậm phát triển về trí tuệ lẫn thể chất, nhiều trường hợp còn khiến bé bị khiếm khuyết về tim và khuôn mặt…

5. Làm sao để tránh sinh non: Tránh làm việc quá sức

Với cuộc sống tất bật hiện nay thì cho dù đang mang thai, nhiều mẹ vẫn phải gánh một khối lượng công việc rất lớn, chưa kể đến những người “cuồng”công việc nữa. Chắc bạn đang thắc mắc công việc thì có liên quan gì đến sinh non cơ chứ? Theo nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, những người bị stress nhiều trong công việc hoặc làm việc qúa sức sẽ có nguy cơ động thai và sinh non cao hơn những người bình thường. Vậy nên, đừng quá “ham công tiếc việc” mẹ nhé, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi vừa tốt cho sức khỏe của mẹ mà vừa bảo vệ cả bé nữa đấy!

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những điều mẹ bầu cần biết về thai trứng (chửa trứng)

mang thai trứng có nguy hiểm không

Thai trứng là tình trạng thai nghén bất thường xảy ra do sự phát triển quá mức của lớp tế bào nuôi có trong gai nhau. Điều này khiến một phần hoặc toàn bộ bánh nhau bị biến thành các túi nhỏ chứa đầy dịch giống như chùm nho. 

Theo thống kê, thai trứng xảy ra với tỷ lệ là 1/1.000 trường hợp mang thai. Tình trạng mang thai bất thường này thường là lành tính, nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng đáng sợ như: thai trứng xâm lấn hay ung thư tế bào nuôi. Trong bài viết này, Marry Baby mời bạn cùng tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng thai nghén không bình thường này.

Thai trứng là gì?

Thai trứng xảy ra khi một hợp tử hình thành và phát triển thành khối bất thường trong tử cung. Tuy không phải là một bào thai nhưng sự phát triển của thai trứng có những dấu hiệu gần giống với khi mang thai.

Nếu gặp phải tình trạng thai kỳ này, bạn cần được điều trị ngay lập tức để đảm bảo không gặp phải các di chứng về sức khỏe. Các mô tế bào này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản ở phái nữ.

Các bác sĩ sản khoa thường chia thai trứng theo 2 dạng như sau:

  • Thai trứng toàn phần: Không có phôi thai, các gai nhau phình to, mạch máu gai nhau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
  • Thai trứng bán phần: Có phôi thai bất thường, phần lớn gai nhau biến thành túi nước.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể phân loại thai trứng dựa vào tính chất:

  • Thai trứng lành tính: Lớp hợp bào không bị phá vỡ, lớp đơn bào không ăn vào cơ tử cung.
  • Thai trứng ác tính (thai trứng xâm nhập): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung, thậm chí  ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

Dấu hiệu nhận biết thai trứng

Trong trường hợp mang thai trứng, bạn vẫn có thể có các dấu hiệu mang thai tương tự như một thai kỳ bình thường, chẳng hạn như mất kinh, đau ngực, nôn ói, đi tiểu nhiều… Ngoài ra, có những triệu chứng cụ thể có thể chỉ ra mang thai trứng:

  • Chảy máu âm đạo bất thường có kèm cục máu đông
  • Buồn nôn nặng và ói mửa
  • Huyết áp tăng
  • Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
  • Có cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu
  • Các dấu hiệu của cường giáp bao gồm cảm giác lo lắng hay mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc không đều và đổ mồ hôi rất nhiều

Thực tế là hầu hết các triệu chứng kể trên cũng có thể xảy ra với một thai kỳ bình thường, mang đa thai hoặc là dấu hiệu cảnh báo sảy thai.

Nguyên nhân gây thai trứng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng mang thai trứng là do sự thụ tinh bất thường. Tế bào người chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, trong mỗi cặp sẽ có 1 nhiễm sắc thể đến từ cha, 1 nhiễm sắc thể của mẹ.

  • Trường hợp thai trứng toàn phần: 1 quả trứng rỗng (không có nhiễm sắc thể) được thụ tinh bởi 1 hoặc 2 tinh trùng và tất cả các vật liệu di truyền là đến từ người cha. Trong tình huống này, nhiễm sắc thể từ trứng của mẹ bị mất hoặc bất hoạt và nhiễm sắc thể của người cha được nhân đôi. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển như một khối u hay một cụm tế bào giống như bọc trứng và chiếm trọn không gian bên trong tử cung. Do đó, qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ dễ dàng nhận thấy hình dạng của chúng.
  • Trường hợp thai trứng bán phần: Nhiễm sắc thể trong trứng của người mẹ vẫn có nhưng tinh trùng người cha lại cung cấp hai bộ nhiễm sắc thể. Kết quả là phôi lại có 69 nhiễm sắc thể thay vì có 46 như bình thường. Điều này thường xảy ra khi hai tinh trùng thụ tinh với trứng, dẫn đến một bản sao thêm của vật liệu di truyền của người cha. Nhau thai phát triển thành thai trứng. Thai nhi hình thành mang những khiếm khuyết nghiêm trọng.

Ngoài ra có một vài trường hợp mang thai đôi gồm một thai bình thường và một thai trứng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Tình trạng chửa trứng được chẩn đoán như thế nào?

chẩn đoán mang thai trứng

Tình trạng mang thai trứng thường được chẩn đoán dựa vào các kết quả xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG (huyết thanh beta hCG)
  • Siêu âm doppler
  • Kiểm tra mô bệnh học của mô thai trứng
  • Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra xem ung thư có lan sang các khu vực khác của cơ thể không

Thực tế là trước khi chỉnh định bạn làm các xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, hỏi về những bệnh lý hay vấn đề thai kỳ mà bạn từng gặp phải. Điều này giúp các bác sĩ có thêm thông tin về việc sinh con hoặc gần đây, bạn có từng bị sảy thai hoặc phá thai hay không.

Việc chẩn đoán bạn có mang thai trứng hay không sẽ trở nên khó khăn nếu:

  • Lần mang thai và sinh nở gần đây là bình thường và bạn không có dấu hiệu nghi ngờ bị chửa trứng cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng.
  • Bị sảy thai và không biết mang thai trứng cho đến khi mô thai được xét nghiệm.

Người mang thai trứng có thể gặp phải những nguy cơ gì?

Trường hợp chửa trứng nhưng được chẩn đoán trễ có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Xuất huyết
  • Thiếu máu
  • U nang buồng trứng xoắn gây đau
  • Hơi thở nông (khi thai trứng lan đến phổi)
  • Tiền sản giật ảnh hưởng đến thận và chức năng gan
  • Sản xuất quá mức hormone tuyến giáp gây ra tim đập nhanh và các hiệu ứng hormone tuyến giáp khác

Nếu tình trạng chửa trứng không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng tăng sản nguyên bào nuôi (Gestational Trophoblastic Neoplasia – GTN) chẳng hạn như:

  • Nguyên bào nuôi tồn tại (gestational trophoblastic disease – GTD): tình trạng liên quan đến sự phát triển liên tục và bất thường của mô nhau thai.
  • Mô thai trứng xâm lấn, khối u tăng sinh xâm lấn vào thành tử cung, âm đạo và cấu trúc xương chậu khác.
  • Mô thai trứng di căn: các tế bào thai trứng di chuyển đến các cơ quan khác như phổi, gây ra các khối u thứ cấp.
  • Ung thư biểu mô tuyến, một loại ung thư lây lan nhanh chóng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thông qua các mạch máu hoặc hệ bạch huyết.

Do đó, trong trường hợp mang thai trứng, việc chẩn đoán sớm và kịp thời trở nên cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng kể trên.

Chửa trứng được điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị cho tình trạng chửa trứng bao gồm:

  • Thuốc: Nếu các tế bào bất thường phát triển lớn và không thể hút ra ngoài, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kích thích tử cung co bóp nhằm tống xuất khối thai bất thường này qua đường âm đạo.
  • Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (D & C): Bác sĩ sẽ tiến hành nong cổ tử cung và tiến hành nạo mô thai. Trước khi tiến hành thủ thuật này, bạn có thể được gây tê hoặc gây mê.
  • Nong cổ tử cung và hút thai (D & E): Thủ thuật này cũng được tiến hành sau khi gây mê hoặc gây tê. Một ống hút nhỏ sẽ được đưa vào tử cung qua ngả âm đạo để hút các tế bào bất thường ra.
  • Cắt bỏ tử cung: Trường hợp này chỉ áp dụng nếu mô thai trứng xâm lấn quá sâu và bạn không có ý định sinh con nữa.

Đôi khi, dù bạn đã tiến hành hút thai thì vẫn có một số tế bào còn tồn tại bên trong tử cung. Những tế bào này thường tự tiêu biến trong một vài tháng. Trường hợp chúng không tiêu biến, bạn cần phải được điều trị để loại bỏ. Điều này có thể xảy ra ở 10% các trường hợp mang thai trứng.

Đối với thai trứng loại nguy cơ cao hoặc tế bào trứng còn tồn tại sau điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hóa chất có tên gọi Methotrexate để hủy tế bào.

Những vấn đề liên quan đến việc mang thai trứng

1. Đối tượng nào có nguy cơ mang thai trứng?

Theo các chuyên gia sản khoa, yếu tố gia tăng nguy cơ mang thai trứng thường xảy ra ở các đối tượng sau:

  • Mang thai khi dưới 20 tuổi và lớn hơn 40 tuổi
  • Sinh con nhiều lần
  • Từng bị sảy thai
  • Là phụ nữ gốc Á
  • Bị thiếu hụt folate, beta-carotene hoặc protein
  • Tiền sử từng bị bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén (gestational trophoblastic disease) (tỷ lệ tái phát là 1/100).

2. Chửa trứng bao lâu thì có thể mang thai lại?

nồng độ hormone hCG

Bạn nên tránh thụ thai cho đến sau khi nồng độ hormone hCG trở lại bình thường, thường là trong 6 tháng. Trong thời gian này, bạn hãy áp dụng các biện pháp tránh thai như dùng viên uống tránh thai hàng ngày, bao cao su, màng chắn tinh trùng và không dùng dụng cụ đặt tử cung.

Nếu muốn mang thai lại, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ sản khoa để được tiến hành thăm khám nhằm đảm bảo mô thai trứng không còn tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra, để tránh các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra, tốt nhất bạn chỉ nên mang thai sau 1 hoặc 2 năm sau đó.

Nếu bạn mang thai trong vòng 6 tháng sau điều trị chửa trứng, nồng độ hormone hCG cao trong thai kỳ bình thường có thể tác động tới kết quả xét nghiệm máu làm sai lệch việc chẩn đoán. Do đó, để đảm bảo tình trạng chửa trứng đã được điều trị khỏi hoàn toàn và ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi trong lần mang thai tiếp theo, bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến khi bác sĩ đồng ý cho mang thai trở lại.

3. Tôi có nguy cơ mang thai trứng trở lại không?

Nếu bạn từng mang thai trứng thì nguy cơ gặp phải bất thường thai kỳ này trong lần mang thai tiếp theo là 1 – 2%. Trường hợp nếu bạn đã mang thai trứng 2 lần, nguy cơ gặp lại vấn đề thai kỳ này tăng lên 15 – 17,5%.

4. Có thể có cách phòng ngừa thai trứng được không?

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ về điều trị, thời điểm thích hợp để mang thai có thể giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mang thai trứng.

5. Chi phí điều trị mang thai trứng là bao nhiêu?

Trước khi tiến hành điều trị, bạn phải làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu (hCG, chức năng gan, chức năng thận, hormone tuyến giáp, công thức máu, đông cầm máu…), chụp X-quang tim phổi, siêu âm. Chi phí cho các cận lâm sàng này giao động trong khoảng 1 – 1,5 triệu đồng.

Trường hợp hút thai trứng đơn thuần, phí hút dao động khoảng 500 – 700 nghìn đồng. Trong quá trình hút nếu có chảy máu phải dùng thêm thuốc cầm máu, thậm chí truyền máu nếu mất máu nhiều. Nếu hút và có điều trị hóa chất sau hút thì chi phí thêm khoảng vài trăm nghìn tiền thuốc.

Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh bạn nằm viện bao nhiêu ngày thì tốn tiền giường bấy nhiêu ngày, phòng thường khoảng 300 nghìn/giường/ngày. Phòng dịch vụ giá cao hơn, tùy cơ sở. Trung bình 1 đợt điều trị là khoảng 7 ngày.

Tóm lại, viện phí của 1 đợt điều trị thai trứng có thể dao động 4 – 5 triệu. Nếu bạn có sử dụng bảo hiểm sẽ được thanh một phần trong số này, cụ thể thanh toán bao nhiêu bạn phải hỏi phía bệnh viện điều trị. Ngoài ra, việc điều trị chửa trứng có thể kéo dài nhiều hơn 1 đợt, bên cạnh đó là quá trình theo dõi hậu thai trứng trong khoảng 1 – 2 năm.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh hiện tượng mang thai bất thường này.

Lan Quan/Marry Baby

Bài viết có sự tham vấn y khoa của Thạc sĩ – Bác sĩ Sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung.