Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dinh dưỡng cho nước ối

Nước ối giúp thai nhi khỏe mạnh

Không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, nước ối tạo thành một môi trường an toàn quanh em bé, giữ bé an toàn dù cơ thể mẹ có thể chịu các ngoại lực tác động khi bị va chạm hay trượt chân, ngã nhẹ.

Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ ổn định của thai nhi trong tử cung, tạo môi trường cho bé có thể tự do “bơi lội”, nhờ vậy mà các cơ và xương của bé có thể cứng cáp và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.

Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ thì nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi có thể ra đời dễ dàng nhờ vào chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối.

Chính vì những vai trò vô cùng quan trọng kể trên của nước ối đối với thai nhi nên nếu có những bất thường xảy ra với lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu như: ối ít, thiểu ối, thừa ối, đa ối đều có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Để bé phát triển và chào đời khỏe mạnh, mẹ cần duy trì lượng nước ối ở mức bình thường và chất lượng nước ối ổn định.

Ăn gì để nước ối trong? Chế độ dinh dưỡng

Các mẹ bầu nên duy trì một chế độ ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai để giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển thông qua nước ối. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi thường xuyên nuốt nước ối và cảm nhận được vị của ối nên một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ chất sẽ giúp vị giác của bé phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng, ngủ đủ. Nên nằm nghiêng về bên trái để giải phóng hệ thống tuần hoàn ở tử cung, tránh tình trạng tử cung chèn vào mạch máu, gây trạng thái khó thở cho các mẹ và đồng thời hạn chế quá trình trao đổi oxy của thai nhi.

Bổ sung nước cho cơ thể

Ngay từ khi dự định mang thai, bạn đã cần phải uống nước đầy đủ để giảm nguy cơ thiếu ối. Việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể giúp bạn giảm mệt mỏi khi mang thai.

Dinh dưỡng cho nước ối
Trong những ngày nóng bức hoặc sau khi vận động, bạn nên bổ sung thêm một ly nước so với ngày thường

Các mẹ có thể uống nước dừa 2-3 lần/tuần vì loại nước này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng loại thức uống này sẽ làm bé sinh ra trắng hồng đâu nhé. Đặc biết, trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu ối, bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước dừa để giúp bổ sung lượng ối một cách hiệu quả và cũng giúp cho ối trong hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào một loại trái cây. Có thể đa dạng nước uống, chủ yếu vẫn là nước tinh khiết, tiếp đến là các loại nước trái cây như cam, ổi, cóc, chanh dây, uống sữa, nước mía… Điều này có tác dụng củng cố sức khỏe của toàn cơ thể nói chung, giúp cho mẹ ít mắc phải các vấn đề bất thường trong quá trình mang thai.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những việc làm dễ sảy thai mẹ bầu nên tránh ngay!

Khi mang thai, chỉ cần một chút bất cẩn, mẹ cũng có thể bị động thai, thậm chí là có nguy cơ cao sinh non hay mất em bé. Vậy mẹ làm gì dễ bị sảy thai? Bạn hãy cùng tìm hiểu những việc làm dễ sảy thai để kiêng cữ tốt nhất có thể nhé.

Ăn đồ sống là một trong những việc làm dễ sảy thai 

Trong quá khứ, bạn có thể là tín đồ của những món đồ chứa thịt sống như sushi hay thịt bò tái chanh. Giờ đây, bạn sẽ phải từ bỏ thói quen đó vì sức khỏe bé cưng.

Thực phẩm chưa được nấu chín kỹ có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại như E. Coli, listeria, campylobacter, salmonella. Phụ nữ mang thai bị nhiểm những vi khuẩn này có thể bị xảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Bạn chỉ nên ăn những loại thực phẩm được nấu chín kỹ.

Cũng chỉ nên dùng những sản phẩm sữa đã được tiệt trùng, vì trong sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, vi khuẩn này thường gây ra nhiễm trùng não và tủy sống dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh thậm chí gây tử vong. Nó có thể làm mẹ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể truyền cho con trong quá trình mang thai hoặc lúc sinh con.

Làm gì dễ bị sảy thai? Có thói quen xoa bụng 

Vì lo lắng cho làn da bị rạn sẽ xấu đi nên nhiều mẹ dùng kem massage vùng bụng, vùng đùi. Cũng có nhiều mẹ nghĩ hành động xoa bụng khi mang thai là mình đang âu yếm con, gia tăng tình cảm giữa mẹ và con sau này nhưng không biết rằng hành động chính là một trong những việc làm dễ sảy thai. Việc xoa bóp lên thành bụng lúc mang thai sẽ làm tử cung xuất hiện các cơn co gây động thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh thiếu tháng.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được xoa bụng lúc mang thai. Nhưng bạn chỉ nên xoa bụng một cách nhẹ nhàng và không nên xoa bụng quá nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt đối với những mẹ đã có tiền sử sảy thai thì không nên xoa hay vỗ bụng.

Thể thể dục hay vận động nặng là những việc làm dễ sảy thai 

làm gì dễ bị sảy thai? bà bầu đi bộ nhiều

Nhiều người tin rằng nếu đi bộ thường xuyên có thể khiến việc sinh con diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng nếu mẹ đi bộ quá nhiều thì không tốt một chút nào đâu nhé! Đi bộ nhiều có thể tạo ra áp lực cho vùng xương chậu dẫn đến việc sinh non.

Mẹ có thể tập luyện những môn nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức. Tuyệt đối không được tham gia các hoạt động thể thao mạnh, tốn sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm gì dễ bị sảy thai? Ăn quá mặn

Muối đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đảm bảo cho các chức năng cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng ăn quá nhiều muối trong thực đơn hàng ngày có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp trong quá trình mang thai có thể dẫn đến nhiễm độc thai nhi. Do vậy, trong quá trình mang thai, bạn chỉ cần cung cấp cho thể 6g muối mỗi ngày thôi.

Ăn nhiều đồ lạnh làm ảnh hưởng đến thai

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai hơi cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể thông thường. Vì vậy, khi mang thai, bạn thường cảm thấy nóng bức bực bội hơn nhiều, đặc biệt trong cái nóng oi bức mùa hè hiện nay. Một ly nước đá hay một cây kem mát lạnh trong thời tiết này thật là thích biết bao! Nhưng mẹ phải hết sức cẩn thận.

Một trong những việc làm dễ sảy thai đó là bạn ăn quá nhiều đồ lạnh. Thói quen này sẽ khiến các mạch máu xung quanh vùng bụng co lại, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên hạn chế ăn những món lạnh trong quá trình mang thai để bảo vệ bé.

ăn đồ lạnh là một trong những việc làm dễ sảy thai
Đồ lạnh có thể giúp bạn giải nhiệt nhưng lại làm tăng khả năng gây sảy thai.

Uống trà và cà phê là những việc làm dễ sảy thai 

Đối với những mẹ “nghiện” trà hay cà phê thì giờ đây bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Vì uống quá nhiều trà với cà phê có thể khiến mẹ bị đau đầu, tim đập nhanh, mất ngủ. Ngoài ra, việc uống trà và cà phê trước khi ăn có thể khiến cơ thể mẹ khó hấp thụ được chất sắt trong các món ăn. Nếu không thể từ bỏ hoàn toàn thói quen này, bạn cũng nên hạn chế, chỉ nên uống khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày thôi nhé!

>> Xem thêm: 5 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ không ngờ tới

Thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai    

Thói quen này là một trong những việc làm dễ sảy thai nhất bởi ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Không chỉ hút thuốc chủ động mà việc hút thuốc thụ động cũng làm gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ. Hơn nữa em bé sinh ra có khả năng bị mắc các bệnh về hô hấp, chậm phát triển trí não và thể chất.

Làm gì dễ bị sảy thai? Ăn cay làm ảnh hưởng xấu đến bé 

Những việc làm dễ sảy thai không thể thiếu thói quen ăn cay. Những món ăn cay có thể kích thích vị giác của bạn, giúp bạn ngon miệng hơn khi ăn. Tuy nhiên, ăn cay trong thời gian mang thai sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé. Vì trong thực phẩm cay có chứa chất làm tê, làm tê liệt hệ thần kinh của bé, khiến bé không thể phát triển bình thường. Thậm chí nhiều trường hợp còn để lại dị tật ở hệ thần kinh.

Nếu bạn là “tín đồ” của các món cay thì vì sức khỏe con yêu, bạn ráng nhẫn nhịn một chút nhé!

Làm gì dễ bị sảy thai? Ăn những thực phẩm có tính hàn

Mẹ bầu phải cực kỳ chú ý đến việc ăn uống của bản thân mình, luôn thận trọng với những thực phẩm mình ăn hằng ngày. Có rất nhiều loại thực phẩm nhìn thì ngon lành nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai. Trong thời gian mang thai, mẹ không nên ăn dứa, nha đam, đu đủ và các loại rau có tính hàn. Cua và ba ba tuy là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng trong 3 tháng đầu, thai kỳ còn chưa ổn định, mẹ cũng không nên ăn.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những triệu chứng mang thai cần đặc biệt chú ý

Thai ngoài tử cung là tình trạng mang thai bất thường, thai không nằm trong tử cung mà nằm ở phía ngoài. Thai ngoài tử cung là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với các mẹ trong thời gian mang thai. Thai ngoài tử cung sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng với đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ nếu không được phát hiện đúng lúc.Vì vậy, bạn nên đặc biệt chú ý những dấu hiệu sau đây trong quá trình mang thai.

Chảy máu âm đạo: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai ngoài tử cung. Âm đạo sẽ ra máu bất thường, sẫm màu, nhỏ giọt. Tuy nhiên, việc chảy một ít máu ở âm đạo cũng là hiện tượng bình thường khi mới bắt đầu. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Giảm HCG: Bằng những thiết bị kiểm tra, bác sĩ có thể cho bạn biết chỉ số HCG của mình. Nếu mang thai bình thường, chỉ số HCG sẽ tăng lên gấp 2 hoặc 3 lần so với chỉ số thông thường. Trường hợp thai ngoài tử cung, chỉ số này sẽ tăng chậm hoặc không tăng lên. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác có phải mang thai ngoài tử cung hay không.

Chuột rút: Thời gian đầu mang thai, bạn thường xuyên bị chuột rút nhẹ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chuột rút đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu âm đạo,… thì bạn nên lập tức đi khám bác sĩ ngay. Rất có thể bạn đang có thai ngoài tử cung đó.

triệu chứng mang thai
Đau bụng rất có thể là dấu hiệu của việc có thai ngoài tử cung.

Chóng mặt: Chóng mặt là một trong những dấu hiệu rất thường thấy. Hiện tượng này là do việc xuất huyết trong quá nhiều khiến bạn có cảm giác đau đầu, mặt tái, huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt.

>> Xem thêm: Thai ngoài tử cung và những nguy hiểm khó lường

Đau một bên bụng: Tuy cảm giác đau ở một bên bụng không phải là dấu hiệu thường thấy, nhưng nếu có hiện tượng này xảy ra, bạn cần phải hết sức lưu ý. Đặc biệt khi cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Áp lực trên ruột: Nếu bạn cảm thấy bụng hơi khó chịu, có cảm giác như bạn đang bị táo bón đi kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Huyết áp thấp: Việc rò rỉ máu ở âm đạo có thể gây tụt huyết áp cho thai phụ. Hơn nữa, nó còn gây cho bạn cảm giác khó thở và mệt mỏi.

Đau cổ: Ngay khi thai ngoài tử cung bị vỡ, bạn sẽ cảm thấy một vài cơn đau từ cổ. Đặc biệt khi cảm giác đau cổ đi kèm với các triệu chứng đau bụng và chảy máu âm đạo.

Buồn nôn: Đây là triệu chứng khó phát hiện nhất. Vì trong thời gian đầu của thai kỳ, buồn nôn là triệu chứng thông thường phổ biến nhất.

Xuất huyết: Nếu ống dẫn trứng bị hỏng, bạn sẽ bị chảy máu liên tục. Việc này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng. Bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cảnh giác khi bị chảy máu bất thường trong thai kỳ

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng mà trứng sau khi được thụ tinh không về làm tổ trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ổng dẫn trứng. Các triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung bao gồm: đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp và chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ.

Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm, do đó, các chị em nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai nhé.

Nhau tiền đạo

Đây là tình trạng thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi mà nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Điều này sẽ cản trở thai nhi tiến vào đường sinh để ra ngoài khi đủ ngày đủ tháng nên các mẹ bị nhau tiền đạo thường phải sinh mổ.

Bên cạnh đó, do vị trí bám nhau bất thường nên cũng ảnh hướng tới quá trình tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai nhi khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Khi thấy âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc máu cục nhiều lần và lần sau nhiều hơn lần trước, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến nhau tiền đạo.

ra máu khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc âm đạo ra máu khi mang thai

Nhau bong non

Bên cạnh nhau tiền đạo, nhau bong non cũng là một bất thường nhau thai thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng nhất ở các bà bầu. Mẹ có thể bị ngất do mất quá nhiều máu hoặc gặp vấn đề về máu khó đông cũng như nguy cơ cao bị suy thận sau này. Nhau bong non khiến thai nhi không nhận đủ oxy dẫn đến thai chết lưu hoặc nếu may mắn hơn là sinh thiếu tháng.

Chảy máu nặng kèm đau bụng nhiều là dấu hiệu của nhau bong non mà mẹ cần đặc biệt chú ý vì tình trạng này đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé nên không thể xem thường.

Sảy thai tự nhiên

Nghe đến sảy thai chắc hẳn chị em đều thấy sợ hãi nhưng thực tế cho thấy đây là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai giai đoạn đầu. Có nhiều trường hợp thai bị sảy trước cả khi người mẹ biết mình có thai. Hiện tượng này được gọi là sảy thai tự nhiên, tức sảy thai sớm dưới 12 tuần thai và đa số trường hợp xuất phát từ bất thường nhiễm sắc thể khiến quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng bị lỗi nên thai không phát triển được và tự đào thải ra ngoài.

Đây chỉ là tai biến của sự thụ tinh chứ không phải dấu hiệu cho thấy bố hoặc mẹ có bệnh cũng như không thể làm được gì để ngăn chặn nên chị em đừng quá thất vọng mà nên kiên trì, cố gắng có thai lại.

Bên cạnh các nguyên nhân “đáng sợ” nói trên, vẫn có những tình trạng ra máu âm đạo không nguy hiểm cho mẹ và bé như trường hợp trứng sau khi thụ tinh bám vào thành tử cung gây bong tróc dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, để chắc chắn bé yêu được an toàn trong bụng mẹ, chị em thai phụ nên đi khám nếu thấy xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân nhé.

Lê Tú

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

5 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ không ngờ tới

Rau ngót sống

Chị em bầu nhớ không được ăn rau ngót sống hoặc ép rau ngót lấy nước uống nhé. Lý do là trong rau ngót tươi chứa hàm lượng cao papaverin có hoạt tính gây co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, rau ngót sống còn cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các mẹ.

Quả dứa

Dứa có thể giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn vì chứa nhiều enzym bromelain có tác dụng gây ra những cơn co thắt tử cung. Do đó, dứa thích hợp cho những chị em đã gần ngày dự sinh, còn những mẹ đang mang thai 3 tháng đầu thì cần tránh ăn hoặc uống nước ép dứa vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Đặc biệt, những thai phụ có bệnh dạ dày hoặc vấn đề về xương càng cần hạn chế ăn dứa do trong dứa chứa hàm lượng axit cao sẽ gây tiêu chảy hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

sảy thai
Dứa thuộc nhóm những thực phẩm dễ gây sảy thai

Cá biển

Các loại cá biển phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt như cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá ngân,… lại có thể là nguyên nhân gây sảy thai, sinh non hoặc thai nhi chậm phát triển trí não do chứa nhiều thủy ngân. Cũng bởi nguyên nhân này mà mẹ sẽ cần hạn chế các loại cá biển nói trên cho đến hết giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ vì não và hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi tác nhân môi trường.

Cua đồng

Cua đồng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nguồn canxi dồi dào là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, theo Đông y, cua đồng có tác dụng trục xuất khối u hoặc các khối cục tồn đọng, do đó có nguy cơ cao gây sảy thai hoặc sinh non.

Đặc biệt, bà bầu mới ốm dậy, hệ tiêu hóa còn yếu, đang bị tiêu chảy, cảm cúm, dễ lạnh bụng hoặc dị ứng càng nên hạn chế ăn cua đồng vì có tính hàn cao và chứa nhiều cholesterol.

Trà đặc

Trà đặc chứa hàm lượng floride cao cản trở quá trình hấp thu sắt dẫn đến thiếu máu. Bên cạnh đó, không thể không kể đến thành phần caffein làm tăng nhịp tim và có tác dụng lợi tiểu, do đó, tạo nên áp lực cho hệ tim mạch và hệ tiết niệu. Các mẹ đang cho con bú cũng không nên uống trà đặc vì axit tannic có trong trà sẽ ức chế tuần hoàn máu của tuyến vú, cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Các món ăn giúp cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai nên ăn gì?

Vỏ cây họ cam quýt

Cụ thể là vỏ cam, vỏ quýt, vỏ quất, còn gọi là trần bì, có tác dụng chống nôn khá tốt. Đó là lý do vì sao nhiều người thường đem theo chúng để ngửi khi lên xe nhằm chống say xe, buồn nôn. Bạn có thể ăn mứt trần bì hoặc đun nước uống.

Bí đao

Bí đao có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt tốt và giúp hạn chế buồn nôn. Bên cạnh việc chế biến thành món ăn cho bữa cơm hằng ngày, mẹ bầu cũng có thể ép bí đao lấy nước uống.

Củ cải

Tương tự như bí đao, củ cải cũng có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt và hạn chế buồn nôn. Củ cải giã nát hoặc ép lấy nước đun với mật ong là món uống giúp cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai.

Gừng

Gừng có vị cay và tính ấm, có khả năng tăng cường nhu động ruột và giảm co thắt dạ dày nên rất tốt cho việc chữa buồn nôn. Gừng tươi, nước gừng, mứt gừng hoặc kẹo gừng đều là sự lựa chọn lý tưởng để trị ốm nghén cho bà bầu.

om nghen khi mang thai 1
Gừng trị ốm nghén khi mang thai rất tốt

Công thức chế biến cho bà bầu bị ốm nghén

Dưới đây là một số món ăn và món uống sử dụng các nguyên liệu kể trên

Cháo mề vịt

Nguyên liệu

  • 1 cái mề vịt khô
  • 4 gram trần bì (vỏ quýt sấy khô)
  • 50 gram gạo hạt dài
  • 100 gram thịt nạc

Các bước thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu ở trên
  • Ngâm trần bì vào nước cho mềm
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước và đun sôi cho đến khi gạo mềm.
  • Dùng khi còn nóng

Bánh pudding sữa với nước gừng

Nguyên liệu

  • 200 ml sữa tươi
  • 10 ml nước gừng
  • 25 gram đường

Các bước thực hiện

  • Đun sôi sữa trong nồi. Thêm đường và tiếp tục đun trong hai phút.
  • Đổ sữa và nước gừng vào chén.
  • Để yên cho đến khi đặc lại.
  • Dùng khi còn ấm

Nước mận đen với gừng

Nguyên liệu

  • 15 gam gừng
  • 10 gram mận đen sấy khô
  • 4 chén nước
  • Đường nâu để làm ngọt

Các bước thực hiện

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào nồi.
  • Đun sôi cho đến khi nước rút còn khoảng 2 chén. Sau đó lọc lấy phần nước.
  • Thêm đường nâu và đun tới khi sôi.
  • Uống khi còn ấm hoặc để nguội và cho đá tùy sở thích.

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mang thai ngoài tử cung và những thắc mắc thường gặp

Mang thai ngoài tử cung nếu được phát hiện sớm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc để bảo tồn vòi trứng, hạn chế đau đớn và nguy hiểm. Điều trị nội khoa với Methotrexate xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây tại Việt Nam và được xem là phương pháp hiệu quả. Chị em nên tìm hiểu kỹ về chứng mang thai ngoài tử cung để biết cách phát hiện và điều trị đúng cách nhé.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng có thai nhưng phôi thai không phát triển trong tử cung mà làm tổ tại các vị trí khác như  vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung, thường gặp nhất là vòi trứng. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, thai ngoài tử cung có thể vỡ gây nhiễm trùng, không chỉ gây khó khăn cho sức khỏe sinh sản sau này mà còn đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:

  • Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung.
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục trong.
  • Tuổi trên 35
  • Ống dẫn trứng tự nối lại sau triệt sản nhiều năm.
  • Sau mổ giữ thai ngoài tử cung.
  • Sau điều trị vô sinh
  • Nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung
  • Đời sống tình dục không an toàn

Mang thai ngoài tử cungMang thai ngoài tử cung dấu hiệu như thế nào?

  • Đau đầu dữ dội
  • Chuột rút một bên
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
  • Đau vai
  • Mang thai ngoài tử cung bị ra máu

Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị

1. Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

♦ Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ có thể sờ thấy khối u cạnh tử cung, theo chiều dài vòi trứng, khi ấn bụng bệnh nhân thấy đau. Tuy nhiên phương pháp này là rất khó.

♦ Định lượng HCG khi bệnh nhân trễ kinh. Loại test này phát hiện có thai hay không nhưng không thể khẳng định được thai ngoài tử cung. Xét nghiệm Beta HCG nồng độ Beta hCG < 1500m lU/ml siêu âm không thấy khối thai trong tử cung theo dõi thai ngoài tử cung. Nếu HCG tăng gấp đôi là thai đang phát triển  và tiếp tục siêu âm kiểm tra giúp chẩn đoán tình trạng thai. Nếu sau 48 giờ chỉ số hCG không tăng là thai bất thường.

♦ Nội soi ổ bụng: Phương pháp chẩn đoán chính xác 100%.

Siêu âm mang thai ngoài tử cung: Không phát hiện túi thai trong tử cung nhưng phát hiện túi thai bên ngoài tử cung dạng cho hỗn hợp.Mang thai ngoài tử cung

2. Điều trị mang thai ngoài tử cung

Tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung và tình hình sức khỏe để bạn chọn những phương thức điều trị thích hợp.

♦ Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung được phẫu thuật để lấy khối thai trước khi nó phát triển quá lớn nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

♦ Điều trị bằng thuốc: Sử dụng Methotrexate điều trị thai ngoài tử cung thực chất là loại thuốc làm ngăn cản quá trình sửa chữa và tái tạo ADN, nghĩa là chấm dứt sự phát triển và sinh sôi của tế bào. Đây là một thuốc trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh ung thư. Phương pháp này tuy có ưu điểm là nhẹ nhàng không đau nhưng mất thời gian theo dõi nhiều ngày qua các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm và định lượng HCG. Điều trị nội khoa với bệnh nhân mang thai ngoài tử cung khi tử cung chưa vỡ và thai nhỏ (<3,5cm), Beta hCG nhỏ hơn10.000m IU/ml.

♦ Phương pháp bảo tồn: Là phẫu thuật nhằm lấy khối thai ngoài tử cung nhưng vẫn giữ lại vòi trứng. Việc làm này nhằm bảo tồn vòi trứng giúp cho khả năng mang thai lần sau sẽ tốt hơn. (Áp dụng khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, nếu đã vỡ thì phải cắt bỏ vòi trứng).

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề mang thai ngoài tử cung

1. Mang thai ngoài tử cung có hiện 2 vạch không?

Nguyên tắc hoạt động của que thử thai là dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của thai phụ do nhau thai tiết ra chứ không liên quan tới vị trí làm tổ của phôi thai, do đó, dù bạn mang thai trong hoặc ngoài tử cung, kết quả que thử thai vẫn là dương tính. Tuy nhiên do thai không vào trong lòng tử cung nên khi đi siêu âm thai sẽ không thấy được.Mang thai ngoài tử cung

2. Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Sau khi thử HCG trong nước tiểu thấy dương tính nhưng siêu âm ngã bụng không thấy khối thai trong lòng tử cung, bệnh nhân sẽ được siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để xác định vị trí khối thai. Đây là một kỹ thuật siêu âm nhằm phát hiện sớm thai ngoài tử cung vì có thể kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nữ gồm tử cung, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.

Bên cạnh đó, việc phát hiện thai ngoài tử cung còn có thể cần nhớ vào xét nghiệm nồng độ HCG trong máu và soi ổ bụng.

3. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Lý do là thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. 95-97% trường hợp thai ngoài tử cung là tại vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, nơi có hai mạch máu lớn của cơ thể.

[inline_article id=67049]

4. Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại?

Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm thì sử dụng thuốc là cách hiệu quả. Methotrexate là thuốc được dùng để ngăn chặn sự phát triển của khối thai nằm sai vị trí. Sau khi dùng thuốc methotrexate phải ít nhất 3 tháng sau mới có thể mang thai lại vì chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

5. Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?

Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, chị em vẫn có thể mang thai lại nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn người chưa từng gặp thai ngoài tử cung khoảng trên 10%. Tùy thuộc vào nguyên nhân thai ngoài tử cung, ảnh hưởng của lần mang thai trước và phương pháp điều trị, khả năng có thai lại bình thường sẽ khác nhau.

Trong các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, viêm nhiễm làm tắc hẹp vòi trứng là có nguy cơ cao nhất nên phụ nữ gặp phải tình trạng này cần theo dõi cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo.

Mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ nào cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vì vậy trước khi mang thai chị em nên đi khám sản khoa để phát hiện các yếu tố có thể gây mang thai ngoài tử cung và chữa trị sớm. Trường hợp đã mang thai ngoài tử cung chị em nên đến bệnh viện điều trị ngay kẻo nguy hiểm tới tính mạng và biến chứng thai ngoài tử cung có thể gây vô sinh nhé.

Marry Baby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tăng trở kháng động mạch rốn

Vừa rồi đi tái khám tại bệnh Viện Từ Dũ Bác sĩ chuẩn đoán em bé bị tăng trở kháng động mạch rốn, có nghĩa là chất dình dưỡng đến nuôi em bé bị chặn, mà hiện này e bé mình mới có 1,8 kg, so với 2 tuần trước (e bé tăng được 200gr trong hai tuần), mình lo lắng quá không biết làm sao khi bác sĩ lại đề nghị chọc ối vì nghi e bé bị bệnh Down nữa các mẹ ơi, do là bé đầu nên vc mình rất lo lắng. Mong các mẹ cho mình ý kiến? tk các mẹ

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đối phó với sinh non: Những kiến thức cần biết

Xin chúc mừng những mẹ bầu đã trải qua giai đoạn đầu và giữa thai kỳ an toàn và khoẻ mạnh, giờ các mẹ đang tiến dần đến giai đoạn cuối của thai kỳ – một giai đoạn quan trọng mà tất cả thai phụ đã và đang chuẩn bị cho một kỳ vượt cạn mẹ tròn con vuông. Trong giai đoạn này, nguy cơ sinh non là nỗi lo lắng hàng đầu của hầu hết các mẹ bầu. Vậy làm gì để hạn chế nguy cơ này, bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một số kiến thức cần biết về sinh non.

1. Khi nào được gọi là sinh non

Thường thì thai phụ khoẻ mạnh, sức khoẻ bình thường sẽ sinh em bé vào tuần thứ 40 của thai kỳ, thời gian sinh thực tế so với thời gian sinh dự kiến có thể sớm hơn hoặc chậm hơn một vài ngày tuy nhiên nếu bạn sinh em bé trước khi được 37 tuần tuổi (tính theo ngày đầu kỳ kinh gần nhất) thì được gọi là sinh non.

2. Sinh non ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Một điều chắc chắn là em bé sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Theo các nhà khoa học thì một ngày bé còn ở trong bụng mẹ (cho đến khi đủ tháng đủ ngày), bé sẽ phát triển bằng cả tuần so nếu bé sinh sớm hơn nên nếu bé sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mà bạn có thể thấy rõ nhất là: bé nhẹ cân, dễ bị suy hô hấp, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng, khó tiêu hoá và hấp thu kém…, tiếp đến các các nguy cơ khác như dễ bị tim bẩm sinh, các bệnh về dạ dày, võng mạc, một số trẻ sinh non sau này còn có nguy cơ rối loạn hành vi…  Do đó bé sinh non rất thiệt thòi về sức khoẻ cũng như (có thể) ảnh hưởng đến sự phát triển sau này nếu bé bị sinh non quá sớm.

3. Dấu hiệu sinh non

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cứ 10 trẻ ra đời, có một trẻ bị sinh non do đó sinh non không phải là hiện tượng hiếm gặp nên thai phụ không nên chủ quan và cần tìm biết về những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sinh non đó là:

  • Cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu.
  • Âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối.
  • Một số mẹ bầu lại bị đau thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy.

4. Làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non

Điều cần làm ngay khi có các dấu hiệu doạ sinh non như trên là cần nhanh chóng đến cơ cở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định cho bạn điều trị nội hay ngoại trú. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý phải nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không hoạt động mạnh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc khi cần để hạn chế cơn co thắt tử cung giúp hạn chế nguy cơ sinh non.

5. Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Đây là một trong những thắc mắc về sinh non được nhiều thai phụ quan tâm, câu trả lời là bạn dễ sinh non do những yếu tố như:

  • Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
  • Do sức khoẻ của mẹ như  mẹ bị cao huyết áp, viêm đài bể thận, tử cung dị dạng, tiền căn sanh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức….
  • Do nhau: nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.

Về phương diện sức khoẻ của mẹ thì ngay cả khi bạn không thuộc các nhóm trên thì vẫn có nguy cơ sinh non vì theo một nghiên cứu thì có đến 50% trường hợp sinh non là không có lý do cụ thể.

sinh non
Cần thông báo cho bác sĩ kịp thời các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

6. Có thể giảm nguy cơ sinh non?

Câu trả lời là có thể. Tuy có một số thai phụ dù không nằm trong nhóm có nguy cơ vẫn sinh non nhưng nếu trong quá trình mang thai, thai phụ chú ý chăm sóc sức khoẻ tốt thì cũng giúp giảm được phần nào nguy cơ sinh non do đó trong quá trình thai kỳ thai phụ cần lưu ý:

  • Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ bất cứ bất thường nào của cơ thể
  • Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học
  • Khi có những bệnh xuất hiện trong quá trình thai kỳ như tiểu đường khi mang thai, tăng huyết áp khi mang thai… cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng stress, không làm việc nặng nhọc.
  • Không hút thuốc, tránh việc sử dụng rượu bia.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi.

7. Chăm sóc trẻ sinh non

Trong trường hợp bé sinh non thì công sức cũng như thời gian mà bậc phụ huynh bỏ ra để chăm sóc bé sẽ vất vả và mệt mỏi hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường vì cơ thể bé yếu, cần nhu cầu chăm sóc đặc biệt, nhu cầu về dinh dưỡng đặc biệt để phát triển kịp như khi còn đang trong bào thai.

Thường nhu cầu dinh dưỡng, đạm, vitamin của bé sinh non sẽ rất cao trong khi khả năng hấp thụ lại yếu nên bé sinh non thường được giữ lại trong bệnh viện để thuận tiện chăm sóc với các trang thiết bị cần thiết, trong quá trình này bé được cho bú sữa mẹ kết hợp với chế độ dưỡng chất đặc biệt. Thường khi được 3600 gram và sức khoẻ ổn định thì bé được xuất viện. Sau khi xuất viện bác sĩ sẽ hướng dẫn, tư vấn cho bạn cách chăm sóc bé sinh non và tái khám theo đúng chỉ định bác sĩ.

Chư Kha

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cách trị ốm nghén cho bà bầu

Những triệu chứng của ốm nghén là mệt mỏi, nôn ói, buồn nôn… Nếu bà bầu bị nôn nhiều thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con do bị rối loạn điện giải hay tổn thương nội tạng…Dưới đây là tổng hợp cách trị ốm nghén cho bà bầu có hiệu quả tốt:

tri_om_nghen_cho_ba_bau

Thức ăn và cách ăn: Bà bầu nên chia từng bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói quá lâu vì nó sẽ làm bà bầu dễ bị nghén hơn. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo, những gia vị nặng mùi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6: bơ, khoai tây, thịt gà, cá (cá tuyết, cá hồi…) hay hỗn hợp vitamin tổng hợp kẽm và vitamin B6. Tuy nhiên, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống hỗn hợp vitamin này.

Các loại nước uống:  Bà bầu không nên uống thức uống lạnh hay quá ngọt và những loại nước có chất kích thích như: rượu, cà phê… Nên uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả tươi, súp để tránh bị mất nước. Vì mất nước có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, đắng miệng và chóng mặt.

Dành thời gian đi lại và nghỉ ngơi:  Để trị ốm nghén, bà bầu nên đi lại nhiều ở văn phòng hay tập thể dục buổi sáng và tối giúp giảm bớt các triệu chứng ợ nóng và buồn nôn. Đồng thời cũng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh lo lắng quá nhiều và căng thẳng, nếu không, triệu chứng ốm nghén sẽ nghiêm trọng hơn.  Lưu ý là khi mới ngủ dậy, bà bầu nên từ từ bước xuống giường để tránh chóng mặt và dể bị choáng ngã.

Các biện pháp thiên nhiên: Gừng và chanh là thảo dược trị ốm nghén cực kỳ hiệu quả. Chanh giúp bà bầu đỡ khô miệng, giảm cảm giác buồn nôn.  Trà gừng uống vào buổi sáng sau khi ăn hay bất cứ khi nào bà bầu có cảm giác buồn nôn. Bà bầu chỉ cần đặt một lát gừng tươi vào ly nước của mình hay thêm chút gừng vào các món ăn để khử những mùi khó chịu.

Hoàng Oanh