Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia

Khi mang thai, một trong những vấn đề mà mẹ bầu phải đối mặt chính là những nốt mụn đáng ghét “nối đuôi nhau” xuất hiện trên da. Mụn có thể xuất hiện trên mặt hoặc trên lưng và một số vị trí khác trên cơ thể. Vậy hiện có các phương pháp trị mụn cho bà bầu an toàn nào dành cho mẹ? MarryBaby mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết nhé.

Vì sao bà bầu nổi mụn khi mang thai?

Có thể nói, việc nổi mụn khi mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến và gần như các bà mẹ đều sẽ phải trải qua giai đoạn này. Thông thường, mụn trong thai kỳ sẽ nghiêm trọng hơn vào đầu thai kỳ và bắt đầu có sự cải thiện, thuyên giảm vào những tháng cuối cùng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng “đèn pin” xuất hiện suốt cả 9 tháng mang thai.

Những nốt “đèn pin” xuất hiện là do 4 nguyên nhân sau đây:

  • Nội tiết tố thay đổi: Trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, nồng độ hormone tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Lúc này, da sẽ chẳng khác gì một “chảo dầu” và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông nếu không được làm sạch đúng cách. Tắc lỗ chân lông do dầu thừa cộng với bụi bẩn, da chết chính là nguyên nhân gây mụn hàng đầu trong suốt thai kỳ.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Trong thai kỳ, hệ miễn dịch suy yếu khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, khiến vi khuẩn sinh sôi gây viêm lỗ chân lông dẫn đến mụn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu mẹ bầu tìm đến các sản phẩm trị mụn cho bà bầu hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp thì nguy cơ bị mụn trong thai kỳ cũng rất cao.
  • Tiền sử bị mụn trứng cá trước khi mang bầu: Theo các chuyên gia da liễu, các bệnh nhân đã bị mụn trứng cá trước đó thường dễ bị mụn trứng cá hơn trong thời kỳ mang thai.

Các loại mụn bà bầu thường gặp

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể mọc mụn khi mang thai với nhiều loại mụn khác nhau, có thể kể đến như:

  • Mụn trứng cá
  • Mụn thâm
  • Mụn ẩn
  • Mụn mủ, nổi đỏ

Trong đó, mụn ẩn và mụn trứng cá là những loại mụn thường gặp nhất và cũng tương đối dễ trị hơn so với các loại mụn mủ sưng đỏ hoặc mụn thâm.

tri mun trung ca cho ba bau

Những lưu ý trước khi trị mụn cho bà bầu?

Trước khi áp dụng các bí quyết trị mụn cho bà bầu, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Làm sạch da: Việc làm sạch da đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trị mụn và ngăn ngừa mụn suốt thai kỳ. Nên làm sạch da để lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên da gây viêm da dẫn đến mụn. 
  • Không sờ tay lên mặt: Khi mụn xuất hiện, bản năng tự nhiên của hầu hết chúng ta sẽ dùng tay sờ lên mặt, chạm vào nốt mụn. Điều này chỉ làm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông thêm nặng nề, khiến vi khuẩn trên tay xâm nhập vào trong da mặt và khiến nốt mụn viêm nhiễm, kích ứng, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị mụn cho bà bầu. Tốt nhất, không nên đưa tay sờ lên vị trí nổi mụn mẹ nhé!
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Vì mụn không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn có thể “hiện diện” ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi mẹ ra mồ hôi để tăng hiệu quả của các phương pháp trị mụn ẩn, trị mụn lưng cho bà bầu,…
trị mụn thâm cho bà bầu
Không nên nặn mụn hay đưa tay lên chạm vào mụn vì điều đó càng làm tình trạng nặng thêm.

Các cách trị mụn cho bà bầu

Trong thực tế lâm sàng, việc điều trị thường không được tối ưu hóa do thiếu dữ liệu an toàn và các khuyến nghị thống nhất về việc sử dụng các liệu pháp trị mụn khác nhau. Do đó, khi nổi mụn, khuyến cáo đầu tiên là mẹ không nên tự ý điều trị mà cần tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa và bác sĩ da liễu.

Các thông tin về phương pháp trị mụn cho bà bầu dưới đây chỉ nhằm cung cấp kiến thức cho mẹ bầu, không thể thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ.

Trị mụn bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên là một trong những giải pháp an toàn để loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da trong suốt thai kỳ. Các loại thảo dược thường lành tính, dễ sử dụng, không gây tác động xấu đối với sức khỏe mẹ và bé.

Một số giải pháp trị mụn tự nhiên cho bà bầu thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Thoa dầu dừa lên các vị trí mụn
  • Sử dụng giấm táo tươi
  • Trị mụn bằng mật ong,…

Hiện nay, nhiều mẹ bầu còn sử dụng các loại thảo dược trị mụn cho bà bầu. Phương pháp này cũng mang đến hiệu quả cao cho mẹ trong việc đẩy lùi mụn trên da. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không sử dụng một số thảo dược không an toàn cho mẹ và thai nhi như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da hay kháng sinh bôi tại chỗ nhằm trị mụn cho bà bầu đều phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn.

Đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, điều trị tại chỗ là tiêu chuẩn chăm sóc da đầu tiên khi trị mụn cho bà bầu. Nó cũng là một thành phần quan trọng của phác đồ điều trị mụn trứng cá nặng hơn và hỗ trợ điều trị với các thuốc uống. Theo Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ và Bệnh viện Da liễu Trung ương, một số chất bôi ngoài da và đặc tính của nó là:

  • Axit azelaic: Axit azelaic được xếp vào nhóm thai kỳ B vì các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có khả năng gây quái thai, nhưng dữ liệu trên người không tồn tại. Axit azelaic là một axit dicarboxylic tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, làm tan mụn và chống viêm nhẹ, với một lợi ích bổ sung là làm giảm chứng tăng sắc tố sau viêm.
  • Benzoyl peroxide: Mức độ hấp thu toàn thân khoảng 5% và sản phẩm chuyển hoá là benzoic acid, thanh thải nhanh qua thận nên nồng độ trong máu gần như không thay đổi so với bình thường. Nếu dùng bôi ngoài da ở diện tích nhỏ theo liều lượng của bác sĩ, benzoyl peroxide được cho là an toàn trên phụ nữ có thai.
  • Salicylic acid nồng độ thấp: Khi bôi, có 9-25% salicylic hấp thu toàn thân. Một nghiên cứu trên 50,282 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid liều thấp không gây ra dị tật, cân nặng thấp hay tử vong chu sinh. Một nghiên cứu khác trên 19,000 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid trong quý 1,2 thai kỳ thì không thấy bất thường trong sự phát triển của trẻ theo dõi đến 4 tuổi. Tuy nhiên khi dùng ở quý 3, salicylic acid dùng trị mụn cho bà bầu có thể gây đóng ống động mạch sớm và thiểu ối. Vì vậy, tránh dùng salicylic trên diện rộng trong thời gian dài ở quý 3 thai kì. Ngộ độc salicylic có thể xảy ra khi dùng mỡ methyl salicylate hoặc nồng độ cao trên diện rộng nhưng chưa thấy báo cáo ở những trường hợp điều trị trứng cá. Vì vậy, có thể dùng trên diện tích nhỏ trong thời gian ngắn.
các thuốc bôi ngoài da trị mụn cho bà bầu
Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Trị mụn bằng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ

Thuốc kháng sinh tại chỗ từ lâu đã được sử dụng để điều trị mụn viêm; erythromycin và clindamycin là 2 thuốc thường được kê đơn. Cả hai đều được xếp vào nhóm thai kỳ B. Sử dụng erythromycin tại chỗ trong thời gian ngắn và clindamycin an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.

Clindamycin và erythromycin tại chỗ làm giảm số lượng vi khuẩn P. acnes trong nang bã bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó ngăn chặn mụn viêm, dùng trị mụn cho bà bầu. Kết hợp liệu pháp kháng sinh tại chỗ với benzoyl peroxide tại chỗ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện hiệu quả điều trị.

trị mụn cho bà bầu
Phân loại FDA và mức độ an toàn của một số kháng sinh bôi tại chỗ. Nguồn: Bệnh viên Da liễu Trung ương.

Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc uống

Trong một số trường hợp, phụ nữ khi mang thai có thể gặp mụn trứng cá ở mức độ nặng. Và để trị mụn trứng cá cho bà bầu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng này. Thuốc kháng sinh trị mụn có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống kê đơn.

Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng chống viêm cũng như làm giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt da và trong các nang lông, bao gồm cả chủng vi khuẩn Curtobacterium acnes (còn được gọi là Propionibacterium acnes). Tuy nhiên, cần lưu ý, cách trị mụn cho bà bầu này có thể để lại một số tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé.

Trị mụn cho bà bầu bằng công nghệ

Trị mụn cho bà bầu bằng phương pháp ánh sáng, nếu muốn, mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn nhé.

Bên cạnh việc trị mụn bằng các loại mỹ phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp trị mụn bằng công nghệ, chẳng hạn như phương pháp laser và ánh sáng. Đặc biệt, phương pháp laser được xem là một trong những phương pháp trị mụn cho bà bầu tương đối an toàn.

Và nếu lựa chọn cách điều trị mụn này, mẹ cũng cần lưu ý rằng có nhiều loại laser và phương pháp điều trị ánh sáng khác nhau. Một số phương pháp có thể sử dụng các loại thuốc làm tê và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về tình trạng thai kỳ của mình trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào bạn nhé.

[inline_article id=278911]

Các chất không nên dùng khi mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa và da liễu, khi sử dụng các loại mỹ phẩm trị mụn cho bà bầu, cần lưu ý KHÔNG sử dụng mỹ phẩm có chứa các thành phần như axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene vì có thể gây hại cho thai nhi. Một số chất mà Hiệp hội Phụ sản Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai như:

  • Accutane: (Loại X): Theo Tổ chức Dịch vụ Thông tin về Quái thai ở thai nhi (Organization of Teratology Information Services – OTIS), khoảng 25-35% trẻ sơ sinh do phụ nữ tiếp xúc với Accutane trong 3 tháng đầu của thai kỳ có biểu hiện dị tật bẩm sinh. Hình thái này bao gồm dị tật sọ mặt, dị tật tim và dị tật hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra còn có tăng nguy cơ sẩy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh khi sử dụng Accutane trong thời kỳ mang thai.
  • Retin-A: (Loại C): Retinol và Tretinoin (Retin-A) đều thuộc nhóm retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Theo OTIS, ít hơn 10% Retin-A đi vào máu của mẹ và ít hơn số đó đến được con. Ngay cả với những phát hiện này, Retin-A vẫn mang những cảnh báo về việc sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai. Dư thừa vitamin A dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi.
  • Tetracycline: (Loại D): Theo OTIS, tetracycline dường như gây ra một số ức chế sự phát triển của xương và làm đổi màu răng ở thai nhi. Do đó, việc dùng tetracycline cũng nên được tham vấn hoặc có sự chỉ định bác sĩ da liễu.

[inline_article id=161856]

Nổi mụn trong giai đoạn mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các nốt mụn xấu xí có thể khiến mẹ mất tự tin và từ đó dẫn đến tâm trạng căng thẳng, rối loạn lo âu. Do đó, hy vọng bài viết của MarryBaby có thể giúp mẹ gỡ rối và tìm được phương pháp trị mụn cho bà bầu phù hợp mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Khi mang thai, bà bầu có thể gặp tình trạng rạn da, da sần sùi, nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa mề đay gây khó chịu. Hơn nữa, một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ đó chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng. 

Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng những vấn đề về da, đặc biệt là việc nổi mụn lưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Vậy thực tế bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc của mình, cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Nguyên nhân vì sao bà bầu bị nổi mụn?

Mọc mụn khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Do hormone: Nồng độ hormone tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai sẽ khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Cộng với bụi bẩn, da chết, làn da của mẹ bầu sẽ rất dễ nổi mụn, đặc biệt là ở vùng da khó vệ sinh như lưng.
  • Phương pháp vệ sinh chưa phù hợp: Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng chính là phương pháp vệ sinh chưa phù hợp. Vùng lưng là khu vực khó vệ sinh và làm sạch hơn cộng thêm việc có ít sản phẩm chăm sóc da cho vị trí này nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất dễ gặp những nốt mụn chi chít trên vùng lưng của mình.
  • Do hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu, không kịp thời tăng sức đề kháng trong thai kỳ cũng khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong da và gây mụn ở lưng.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng ốm nghén khi mang thai cộng với việc dùng nhiều đồ bổ, thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít ăn rau xanh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi cũng khiến gan quá tải và dẫn đến mụn.
bà bầu bị nổi mụn ở lưng
Bà bầu bị nổi mụn ở lưng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường thấy nhất là lý do hormone gia tăng trong thai kỳ.

 

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một trong những điều mà mẹ bầu quan tâm nhất chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Theo đó, việc nổi mụn là một điều hoàn toàn bình thường ở mẹ bầu trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau khi bé yêu chào đời, những nốt mụn đáng ghét cũng dần “cáo lui” nên mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này và việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng về cơ bản cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài, mụn sưng đỏ nghiêm trọng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tự ti, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Lúc này, mẹ sẽ dễ cảm thấy căng thẳng, áp lực và chán ăn, mệt mỏi. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

>>> Mẹ lưu ý: Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước

Cách trị mụn lưng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, việc nổi mụn lưng ở bà bầu có thể tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn những nốt mụn này ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mụn sau đây:

1. Phương pháp tự nhiên cho tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng

Các phương pháp trị mụn lưng bằng nguyên liệu tự nhiên thường lành tính, an toàn với cả mẹ và bé. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thường gặp trong gian bếp nhà mình để đẩy lùi các nốt mụn trên lưng và các vị trí khác trên khắp cơ thể.

  • Chanh: Bên trong chanh có chứa axit citric – một chất chống oxy hóa để tẩy tế bào chết hiệu quả. Không chỉ vậy, chanh còn chứa vitamin C giúp kích thích collagen trên da, giúp giảm mụn viêm. Nếu bà bầu bị nổi mụn ở lưng, hãy lấy nước cốt chanh thoa lên lưng sau khi tắm và mát xa nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm là được. 
  • Hỗn hợp mật ong – bột quế: Khi nổi mụn trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp dạng sệt thoa đều lên lưng, đợi 30 phút rồi rửa sạch lại. Mật ong có khả năng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da cùng với quế kháng khuẩn và chữa lành vết thương sẽ giúp mẹ đẩy lùi mụn nhanh chóng.
  • Giấm táo: Một cách trị mụn lưng cho bà bầu khác chính là sử dụng giấm táo, pha với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi xịt lên vùng lưng bị mụn, đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Giấm táo có chứa các chất oxy hóa để loại bỏ tình trạng viêm da cũng như cân bằng độ pH để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng.
  • Nước cốt rau sam: Nước cốt rau sam được biết đến như một thần dược để trị mụn lưng ở mẹ bầu. Rau sam có tính mát nên có khả năng trị mụn cao. Mẹ có thể thoa nước cốt rau sam lên vùng lưng bị mụn và sau đó rửa sạch lại với nước mẹ nhé. Lưu ý, rau sam không dùng được cho phụ nữ mang thai nên mẹ bầu nhớ tuyệt đối không ăn loại rau này nhé,
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Mỗi tuần 3 lần, hãy thoa dầu dừa lên vị trí mụn, mát xa nhẹ nhàng rồi tắm lại với nước ấm mẹ nhé!

Khi áp dụng các cách trị mụn lưng cho bà bầu, cần lưu ý không phải nguyên liệu thiên nhiên nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Mẹ nên tránh một số “gương mặt tiêu biểu” như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

>> Mẹ nên xem thêm: Cách làm tinh dầu nghệ để trị mụn, chăm sóc da và tóc

cách trị mụn lưng cho bà bầu

2. Trị mụn lưng cho bà bầu bằng mỹ phẩm

Bên cạnh các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại mỹ phẩm để cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hiện nay, có rất nhiều sữa tắm và kem bôi để điều trị mụn. Mẹ nên nhớ chọn sản phẩm dùng được cho phụ nữ mang thai với bao bì có thể ghi “không gây mụn”, “sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông” hoặc “không chứa dầu” – Đó là những sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông.

Theo Mayo Clinic, các phương pháp điều trị da nói chung có chứa clindamycin (Cleocin T, Clindagel, những loại khác) được coi là an toàn trong việc điều trị mụn cho phụ nữ mang thai. Mặt khác, sự an toàn của việc sử dụng benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá khi mang thai vẫn chưa được các cơ quan y tế chấp thuận. Phương pháp điều trị này chỉ nên được sử dụng nếu thực sự cần thiết và phải có sự kê đơn, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, mẹ nên kiểm tra bảng thành phần và chắc chắn rằng sản phẩm trị tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng KHÔNG có chứa axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene. Bởi vì đây là những thành phần không an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Mẹ nên xem: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

3. Điều chỉnh một số thói quen để chăm sóc vùng da mụn lưng tốt hơn

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến khích mẹ bầu nói riêng, người gặp vấn đề mụn ở lưng nói chung cần thay đổi các thói quen để giảm tình trạng khó chịu này ở mẹ bầu. Bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, áo quần: Mẹ bầu dễ đổ mồ hôi và đó cũng là một trong các lý do mụn lưng phát triển. Hạn chế tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng bằng cách chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Giặt quần áo và thay đồ thường xuyên khi đổ mồ hôi cũng là một cách tốt mẹ nên làm.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Chà xát vùng da bị mụn có vẻ sẽ giúp tẩy tế bào chết. Nhưng thật ra điều này khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Khi kỳ cọ lưng lúc tắm và bôi thuốc trị mụn, mẹ cần phải nhẹ nhàng với vùng da này nhé.
  • Không nặn mụn, ngay cả trên lưng: Mẹ nên luôn ghi nhớ điều này. Nếu mẹ nặn mụn, việc đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng của mẹ bầu mà thôi.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Mọi người thường tin rằng tia nắng mặt trời sẽ giúp làm sạch mụn, nhưng thực tế ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, khiến tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài. Các tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn và làm mụn lâu khỏi hơn.
  • Chọn kem chống nắng không gây mụn, SPF 30, phổ rộng và chống nước. Kem chống nắng cần được thoa cho tất cả các vùng da mà quần áo sẽ không che phủ được dưới ánh nắng mặt trời, mẹ lưu ý nhé.

[inline_article id=174293]

Một số lưu ý cho bà bầu bị nổi mụn ở lưng

1. Bà bầu bị nổi mụn nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và thai nhi cũng như là yếu tố ảnh hưởng đến những nốt mụn trên lưng mẹ trong khi mang thai. Vì vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thành phần như:

  • Các thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 
  • Probiotics có chứa lợi khuẩn như sữa chua, tảo vi, trà kombucha, socola đen,…
  • Uống nhiều nước
  • Các loại rau củ quả, trái cây, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm

2. Bà bầu bị nổi mụn ở lưng không nên ăn gì?

Với bà bầu đang bị nổi mụn, cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm như: 

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
  • Thức uống nhiều đường (nước ngọt, tăng lực, sữa bò…)
  • Thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích
Muốn bà bầu hết mụn ở lưng , mẹ sẽ cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Bằng cách tránh xa đồ ăn gây nóng, dầu mỡ và uống nhiều nước…

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn? Khi nào bị mụn ở lưng cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng sẽ kết thúc vào gần cuối thai kỳ và sau khi sinh xong. Mẹ có thể không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn sưng đỏ và không được cải thiện sau khi áp dụng nhiều cách trị mụn lưng khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn lưng kéo dài khiến mẹ tự ti và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ.

>> Tham khảo thêm: Mang thai bé gái mọc mụn nhiều hơn bé trai phải không?

Hy vọng những thông tin của MarryBaby có thể giúp mẹ hiểu thêm về vấn đề bà bầu bị nổi mụn ở lưng cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về mẹ và bé mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai có sao không và cách khắc phục hiệu quả

Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng mang lại khá nhiều sự bất tiện và khó chịu cho mẹ bầu. Bài viết này sẽ đưa cho mẹ thông tin tổng quan về tình trạng này, từ đó, đề xuất giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Tại sao bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai

“Thủ phạm” chính khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên là hormone hCG, nó làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận, làm bàng quan nhanh đầy hơn. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên đến 50% so với trước khi có thai. Điều này dẫn đến rất nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý thông qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm thấy các cơ của vùng chậu và thành tử cung giãn nở, điều đó kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Áp lực của tử cung khiến bàng quang làm hạn chế lượng nước tiểu lưu trữ cũng là nguyên nhân.

Ngoài ra, mẹ bầu có nhận thấy vào buổi tối, mẹ có xu hướng đi tiểu nhiều hơn ban ngày không? Vì khi nằm, phần chất lỏng ở chân có xu hướng trở lại bàng quang nhanh hơn, làm mẹ nhanh chóng muốn đi tiểu.

bà bầu đi tiểu nhiều 4

Bà bầu đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày?

Tuỳ thuộc vào lượng nước mà bạn uống trong một ngày. Đối với hầu hết mọi người, số lần đi tiểu bình thường mỗi ngày là từ 6-7 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Thậm chí, có người đi từ 4-10 lần một ngày cũng có thể là bình thường nếu người đó khỏe mạnh và hài lòng với số lần họ đi vệ sinh.

Mẹ bầu có thể đi tiểu với số lần bằng hoặc nhiều hơn số này, tuy nhiên không có con số cụ thể mà còn bị ảnh hưởng bởi cơ địa, chế độ ăn uống, thói quen, sinh hoạt, tình trạng bệnh (nếu có) của mẹ bầu. 

>>> Nên xem thêm: Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều và 16 dấu hiệu có thai chính xác nhất

Bà bầu đi tiểu nhiều có sao không?

Theo Marshfield Clinic Health System, số lần đi tiểu tăng lên trong thai kỳ là bình thường nếu không đi kèm với các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hay tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, tình trạng và mức độ đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ, tùy thuộc vào sự khác biệt về thể chất –  mối tương quan giữa các cơ quan trong tiểu khung của mẹ. Ví dụ như từ các khác biệt nhỏ về tử cung của mẹ trong mối quan hệ với bàng quang cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tần suất mà mẹ cảm thấy muốn đi vệ sinh. 

Một số thai phụ sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ nhưng một số khác thì vẫn vậy. Do đó, dù tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai có thể xáo trộn cuộc sống của mẹ bầu, vẫn có khả năng mẹ sẽ cảm thấy khá hơn trong ba tháng giữa thai kỳ và không phải chạy vào nhà vệ sinh cả ngày nữa.

đi tiểu nhiều khi mang thai
Tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thường dù thường gặp nhưng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, nếu không đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý.

Nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai thông thường: Do thai kỳ

Hiện tượng đi tiểu nhiều sẽ bắt đầu vào 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là vì trong thời gian đầu của thai kỳ, hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi: sự gia tăng của progesteron và hCG dẫn đến sự gia tăng lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể. Khi đó, thận của mẹ phải hoạt động nhiều hơn để thải chất thải ra khỏi cơ thể, lượng nước tiểu tăng lên đồng nghĩa với việc phải đi tiểu nhiều hơn. 

Ngoài ra, tam cá nguyệt đầu tiên cũng chứng kiến ​​tình trạng tử cung bắt đầu phát triển và kích thích bàng quang. Những lý do này sẽ khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn. Tình trạng này đôi khi khác nhau tuỳ từng thai phụ, có người chỉ thấy thay đổi nhỏ, nhưng có người phải đi tiểu nhiều lần, cùng với các vấn đề như ốm nghén khiến mẹ bầu rất mệt mỏi.

3 tháng giữa là giai đoạn mẹ bầu bắt đầu thích nghi với sự thay đổi, tử cung đang lớn dần trong khoang bụng mẹ. Nó sẽ giảm bớt áp lực lên phần bàng quang và hiện tượng đi tiểu cũng được giảm hơn so với 3 tháng trước.

Theo khảo sát từ các mẹ bầu vào giai đoạn 3 tháng cuối, tần suất đi tiểu sẽ tăng hơn bởi có lẽ trong tam cá nguyệt thứ ba. Vì khi đó tử cung và thai nhi lớn lên sẽ đè lên bàng quang. Áp lực này khiến tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối gia tăng, kéo dài cho đến sau khi em bé chào đời. Cùng với đau lựng, nặng nề, phù tay chân…đi tiểu nhiều khiến mẹ bầu thêm vất vả.

[inline_article id= 64047]

Nguyên nhân nguy hiểm: Do bệnh lý

Mặc dù, đi tiểu thường xuyên hơn thường là một triệu chứng mang thai bình thường. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe mà mẹ bầu không nên chủ quan.

Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu:

  • Cảm giác đau, rát khi đi tiểu
  • Màu nước tiểu đục hoặc có thể ra máu trong nước tiểu
  • Cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ nhưng sau đó chỉ là vài giọt nhỏ
  • Nước tiểu có mùi hôi và đục.

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu trên và nghi ngờ mình có thể mắc phải tình trạng bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị sớm.

bà bầu đi tiểu nhiều 3

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) 

Ở một số thai phụ, tiểu đường thai kỳ xảy ra khi lượng hormone thay đổi, khiến cơ thể của mẹ bầu khó xử lý lượng đường trong máu một cách hiệu quả do sự thiếu hụt insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai.

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Ở phần lớn phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, tình trạng rối loạn dung nạp đường sẽ sớm trở lại bình thường sau sinh làm đường huyết quay về như trước mang thai. Nhưng nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Do đó để phòng ngừa, mẹ sẽ cần được biết về nguy cơ tiểu đường thai kỳ khi khám thai, xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhằm điều chỉnh đường huyết kịp thời nhằm phòng ngừa những biến chứng bất lợi trong và sau thai kỳ.

Các nguyên nhân khác khiến mẹ đi tiểu nhiều khi mang thai

  • Uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác
  • Tăng cân quá nhiều, có thể gây áp lực lên bàng quang
  • Quá nhiều caffein
  • Thuốc có tác dụng phụ loại bỏ nước khỏi cơ thể 

Cách hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai

– Bài tập Kegel: Tập Kegel giúp mẹ bầu tăng cường sức mạnh các cơ vùng sàn chậu qua đó hổ trợ cho cơ thắt niệu đạo. Không chỉ vậy, Kegel còn giúp thắt chặt và thư giãn “cô bé” và “cửa sau” của mẹ bầu. Thường xuyên tập Kegel giúp mẹ bầu kiểm soát bàng quang tốt hơn, và đây cũng là biện pháp giúp mẹ thu nhỏ “cô bé” sau sinh một cách hiệu quả.

– Tránh các loại thực phẩm làm cơ thể giữ nước: Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 3 l nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, nên hạn chế cà phê, trà, soda, các loại nước ngọt có ga vì chúng chứa chất lợi tiểu, càng làm mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.

– Uống nhiều nước ban ngày và hạn chế vào ban đêm: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tranh thủ bổ sung nước vào ban ngày, giảm dần vào buổi chiều và hạn chế khi về đêm.

– “Tống” sạch nước tiểu trong bàng quang: Nghiêng người về phía trước trong lúc đi tiểu, tiểu trong tư thế thoải mái có thể giúp bạn đẩy hết lượng nước tiểu trong bàng quang. Cách này giúp bạn hạn chế tối đa những lần phải ra vào nhà vệ sinh.

bài tập Kegel
Bài tập Kegel là cách hiệu quả nhằm tăng sức bền của bàng quang, từ đó hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai ở mẹ bầu.

Bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến nước ối không? Khi nào tình trạng này sẽ khá hơn?

Tình trạng mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai, theo các chuyên gia là không làm ảnh hưởng đến nước ối. Vì nước ối và nước tiểu không liên quan đến nhau.

Trong đa số trường hợp, tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ được khắc phục ngay sau khi sinh con. Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, mẹ sẽ đi tiểu với số lượng lớn hơn và thậm chí thường xuyên hơn vì cơ thể đang thải trừ các chất lỏng còn lại từ quá trình mang thai. Nhưng chỉ sau chừng 1 tuần, đường tiết niệu của mẹ sẽ gần như trở lại như trước khi có thai

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Vì sao cần bổ sung vitamin cho bà bầu?

Thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Vì mẹ cần phải nuôi dưỡng cả bản thân và con của mình nên cơ thể sẽ cần nhiều vitamin hơn so với trước đây. Đặc biệt, bổ sung vitamin cho bà bầu càng trở nên quan trọng hơn đối với trường hợp mang thai đôi (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn). 

Việc bổ sung vitamin cho bà bầu có công dụng:

  • Hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra thuận lợi hơn
  • Giúp thai nhi phát triển toàn diện về sức khỏe, đặc biệt là não bộ 
  • Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi 
  • Tăng cường sức khỏe thai phụ
  • Điều trị bệnh liên quan đến thai nghén
  • Hạn chế một số bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai như sinh non, thai chậm phát triển, viêm nhiễm…

Cách bổ vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu (tháng 1-3)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên

  • Đóng ống thần kinh
  • Hình thành cột sống
  • Hình thành các hệ thống cơ quan cơ bản và các đặc điểm trên khuôn mặt
  • Hình thành các cơ, tế bào bạch cầu và dây thanh âm
  • Có nhịp đập trái tim đầu tiên
  • Hình thành cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

bổ sung vitamin cho bà bầu

Axit folic

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 800 mcg folate mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Sự phát triển và hoàn thiện ống thần kinh, cuối cùng sẽ trở thành cột sống của bé xảy ra từ ngày 14 đến ngày 28 của thai kỳ. Đồng thời, mức độ axit folic ảnh hưởng đến quá trình đóng ống thần kinh. Tuy nhiên, sự phát triển này diễn ra quá sớm trong thai kỳ nên mẹ bầu cần đảm bảo rằng mình đang tiêu thụ đủ lượng axit folic.

Thông thường, axit folic sẽ cần được dung nạp trước khi mang thai 1-3 tháng để chắc chắn rằng mẹ có đủ dưỡng chất này cho sự hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Sắt

Bên cạnh việc dùng vitamin bổ sung cho bà bầu, mẹ cũng cần dung nạp đủ sắt. FDA Hoa Kỳ cũng khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày. Lý do là vì nếu mẹ đủ chất sắt sẽ giúp thai nhi đang lớn nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp khỏe mạnh.

Sắt cũng giúp giữ cho cơ bắp, tim, phổi và các cơ quan khác của mẹ hoạt động khỏe mạnh đồng thời tăng cường năng lượng cho thai nhi.

DHA

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị mẹ bầu cần được cung cấp đủ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ. DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của não trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, DHA cũng giúp tăng chiều dài thai nhi và cân nặng sơ sinh của em bé.

Vitamin B6

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên bổ sung vitamin cho bà bầu với vitamin B6, liều lượng nên tiêu thụ là 2,5 mg vitamin B6 mỗi ngày trong thai kỳ. Theo uớc tính của tổ chức này, có đến gần 85% phụ nữ mang thai bị ốm nghén, phổ biến nhất trong ba tháng đầu. Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị vitamin B6 để giúp giảm buồn nôn, một trong những triệu chứng liên quan đến ốm nghén phổ biến.

>>> Mẹ xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu 3 tháng giữa (tháng 4-6)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai

  • Hệ thống cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển hơn nữa
  • Cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dục đã dần phát triển đầy đủ
  • Cấu trúc xương của thai nhi bắt đầu cứng lại
  • Mí mắt, lông mày, móng tay và tóc được hình thành
  • Bé có thể đóng, mở mắt
  • Cử động của bé phát triển hơn rất nhiều với các cú đạp, trườn, đá,…
  • Các giác quan được cải thiện hơn

Ngoài ra, lượng máu của mẹ tăng lên đến 50% trong tam cá nguyệt thứ hai để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể nhằm nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

vitamin bổ sung cho bà bầu

Vitamin D

Bổ sung vitamin cho bà bầu thì không thể thiếu vitamin D. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêu thụ 400 IU vitamin D mỗi ngày. Một trong những lợi ích chính của vitamin D là duy trì và xây dựng quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe.

Vì cơ thể trẻ sơ sinh tăng gấp đôi chiều dài trong tam cá nguyệt thứ hai, nên điều đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu là phải đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày của trẻ trong thời gian này. Nếu không, các chất dinh dưỡng sẽ bị lấy đi từ mẹ và được ưu tiên phân chia cho em bé.

Hơn thế, vitamin D không chỉ giúp xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh. Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ của người mẹ.

Canxi

Theo FDA, phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 1.300 mg canxi mỗi ngày. Canxi cũng đóng vai trò vai trò trong việc phát triển và duy trì sức mạnh của xương và răng khỏe mạnh, đồng thời giúp tim, dây thần kinh, cơ bắp và các hệ thống cơ thể khác của cả mẹ và thai nhi hoạt động bình thường.

Bổ sung canxi có lợi cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ. Đồng thời, việc này cũng có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương và nguy cơ bị tiền sản giật.

Như với bổ sung vitamin cho bà bầu với vitamin D, em bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ nếu nhu cầu canxi của em bé không được đáp ứng. Hậu quả là mẹ có nguy cơ loãng xương cao hơn. Do vậy, điều quan trọng và cần thiết là đáp ứng đủ nhu cầu về dưỡng chất này cho cả mẹ và bé.

Sắt

Phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày, theo khuyến nghị của cơ quan FDA. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu của phụ nữ tăng 50% và nhu cầu về hemoglobin của mẹ, đồng nghĩa, cũng sẽ lớn hơn nhiều.

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong quá trình hình thành hemoglobin của cơ thể, một loại protein màu đỏ trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tiêu thụ đủ sắt trong tam cá nguyệt thứ hai giúp thai nhi đang phát triển sẽ nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

DHA

Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ. DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của não trẻ sơ sinh. Trong ba tháng tiếp theo của tam cá nguyệt thứ hai, khi cơ thể em bé phát triển đáng kể. DHA cũng hỗ trợ cân nặng sơ sinh khỏe mạnh giảm nguy cơ sinh non.

>>> Mẹ tham khảo: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu 3 tháng cuối (tháng 7-9)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba

  • Sự phát triển của não tăng lên và hoàn thiện
  • Phổi, não và hệ thần kinh trung ương phát triển hơn nữa
  • Thính giác phát triển đầy đủ
  • Móng tay và móng chân của bé bắt đầu mọc
  • Nhiệt độ cơ thể hiện đã được kiểm soát bởi em bé
  • Tế bào mỡ dưới da dày lên để bé có thể sống ở bên ngoài tử cung

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

Sắt

Trong tam cá nguyệt thứ ba, lượng máu của mẹ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của em bé và nhau thai. Tiêu thụ đủ sắt trong tam cá nguyệt thứ ba giúp em bé đang lớn nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp khỏe mạnh. Thiếu sắt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân.

DHA

Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ và tiếp tục trong suốt thai kỳ.

Bộ não của trẻ phát triển đáng kể trong ba tháng cuối và DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của nó. DHA cũng giúp tăng chiều dài thai kỳ và cân nặng sơ sinh của em bé.

Canxi

Đối với những bà mẹ trong tam cá nguyệt thứ ba, việc cung cấp đủ canxi có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như nguy cơ bị tiền sản giật.

Vitamin D

Một trong những lợi ích chính của vitamin D là giúp cơ thể duy trì và xây dựng quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ ở người mẹ, thường xảy ra nhiều hơn trong ba tháng cuối thai kỳ.

Axit béo omega-3

Các axit béo omega-3 như axit docosahexaenoic, hay còn được gọi là DHA, giúp não và mắt của bé phát triển bình thường trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, khi sự phát triển não bộ của bé tăng lên.

Tuy nhiên, rất khó để có đủ DHA trong chế độ ăn uống của mẹ trừ khi mẹ ăn cá thường xuyên. Dù vậy thì nhiều mối lo lắng cũng đáng cân nhắc về việc mẹ có thể nhiễm thủy ngân và gây ngộ độc cho thai nhi nếu ăn nhiều cá biển. Do đó, việc bổ sung DHA từ nguồn bên ngoài là rất quan trọng và cần thiết

Các loại vitamin khác

Tất cả các vitamin và khoáng chất khác góp phần mang lại sức khỏe tốt khi mẹ vào giai đoạn quan trọng như ba tháng cuối của thai kỳ. Các vitamin bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C, E và K và các khoáng chất như magie, iốt và kẽm.

Bổ sung vitamin cho bà bầu là một việc cần thiết và luôn phải được duy trì xuyên suốt thai kỳ. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho bà bầu nên được coi là một chất bổ sung chứ không phải thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai.

>>> Mẹ nên xem: 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì và những điều mẹ cần chuẩn bị

Thực phẩm giàu vitamin cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Cơ thể mẹ không thể tự tổng hợp được vitamin. Vì vậy, nguồn dưỡng chất này bắt buộc cần bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất nhằm giúp mẹ bổ sung vitamin cho bà bầu theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa.

Axit folic

  • Trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và đậu
  • Ngũ cốc, bánh mì, gạo và mì ống.

Sắt

  • Thịt đỏ, thịt gia cầm
  • Đậu phụ 
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt

Vitamin C 

  • Các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, trái kiwi
  • Ớt chuông và bông cải xanh 

I-ốt

  • Hải sản, 
  • Muối ăn có i-ốt

Vitamin D

  • Để hấp thu vitamin D từ tự nhiên, mẹ bầu có thể dành thời gian tắm nắng khoảng 20- 30’/ngày.
  • các thực phẩm giàu vitamin D như pho mát, cá, trứng, sữa.

Vitamin A

  • Rau củ cà rốt, đu đủ, bí ngô 
  • Gan, dầu cá 
  • Các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai.

>>> Mẹ nên tham khảo bài viết rất hữu ích sau: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Những điều cần chú ý khi bổ sung vitamin cho bà bầu

vitamin bổ sung cho bà bầu

Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin cho bà bầu đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế việc nạp vitamin và khoáng chất thông qua một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Do đó, việc bổ sung vitamin cho bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ không được lạm dụng vitamin bổ sung cho bà bầu, tránh gây ra những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và bé. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ thông tin hữu ích về các loại vitamin bổ sung cho bà bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu là một điều các mẹ bầu luôn quan tâm hàng đầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức từ A – Z về việc tiêm phòng khi mang thai; bao gồm cả giá cả và lịch tiêm phòng cho bà bầu. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Vì sao mẹ bầu phải tiêm phòng khi mang thai?

1. Mẹ bầu và bé là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm

Như đã nói ở phía trên, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém khi chưa mang thai. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm của người mẹ bầu cũng rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai là một trong những biện pháp tốt nhất để nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

2. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Nếu người mẹ bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển.

3. Mẹ tiêm vaccine con được hưởng nhờ

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bé sơ sinh sau khi chào đời có được hệ miễn dịch thụ động từ mẹ. Thực tế cho thấy, một số loại vaccine có thể giúp thai nhi tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hơn nữa, vaccine còn giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời trước những căn bệnh hiểm nghèo.

[inline_article id=275903]

4. Tiêm phòng khi mang thai an toàn cho mẹ và con

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, nếu mẹ bầu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Và tiêm các mũi vaccine trước khi mang thai sẽ sẽ không gây hại cho mẹ và con

Bên cạnh đó, các mũi vaccine được khuyến cáo và cho phép tiêm chủng khi mang thai đều có nguồn gốc từ vaccine tái tổ hợp; hoặc vaccine bất hoạt. Các loại vaccine này không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Một số hệ quả khi mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi. Dưới đây là các hệ quả nếu mẹ bầu không tiêm phòng đầy đủ:

  • Nếu mẹ bầu bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng; thai chết lưu; sảy thai; sinh non.
  • Trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, không may mẹ bầu mắc bệnh quai bị. Thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh; trường hợp xấu nhất có thể thai chết lưu hoặc sinh non.
  • Còn trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu nhiễm rubella. Thai nhi sẽ có nguy cơ 90% bị dị tật não; tim; tai; mắt hoặc ngưng phát triển.
  • Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong khoảng tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ. Thai nhi sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh. Còn nếu chẳng may mẹ bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh; trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và có thể tử vong.
  • Tuy bệnh cúm không gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ. Nhưng nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đối với mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ cao sẽ lây cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với trẻ sơ sinh bị lây viêm gan B từ mẹ sẽ có khả năng diễn tiến xơ gan; hoặc ung thư gan khi trưởng thành.

[inline_article id=289698]

Mẹ bầu mấy tháng thì tiêm phòng khi mang thai?

Trước khi tìm hiểu về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, thai phụ cần hiểu về thời gian tiêm phòng. Trước khi mang thai, chị em cần tiêm đủ các mũi chuẩn bị mang thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng cần được tiêm phòng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC khuyến cáo, thai phụ cần tiêm các mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà và uốn ván vào tuần thai từ 27 -35 tuần. Điều này để phòng ngừa sớm bệnh ho gà cho bé sơ sinh. Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu đã tiêm các mũi này rồi thì có thể bỏ qua.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vaccine uốn ván. Thì mẹ bầu cần phải tiêm 2 mũi uốn ván; mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và cách thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Bên cạnh việc tìm hiểu bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, mẹ cũng nên biết về lịch tiêm phòng cho bà bầu. Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ:

1. Trước khi mang thai

  • Mũi 3 trong 1 (gồm sởi – quai bị – rubella): Trước khi có thai tiêm 1 mũi ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Thủy đậu: Tiêm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng và không tiêm khi đã mang thai.
  • Cúm: Tiêm 1 mũi/năm. Mẹ bầu có thể tiêm vào mọi thời điểm. Nhưng nên tránh tiêm vào 3 tháng đầu khi mang thai vì lúc này thai nhi còn yếu ớt sẽ gây ảnh hưởng đến con.
  • Viêm gan B: Mẹ bầu cần tiêm 3 mũi: Mũi 1 cách mũi 2 trong vòng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 trong vòng 6 tháng. Và mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó.

2. Trong khi mang thai

– Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu.

  • Mũi 1 sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi.
  • Mũi 2 lại cách mũi 1 trong vòng 1 tháng.

– Những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine phòng uốn ván thôi.

[inline_article id=172486]

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu

Dưới đây là một số bảng giá tiêm phòng cho bà bầu của các bệnh viện phụ sản và trung tâm Y tế uy tín. Mẹ bầu cùng tham khảo và so sánh nhé:

1. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại bệnh viện Hùng Vương

Nhìn chung, vaccine ở bệnh viện Hùng Vương có mức giá từ 61.498 – 1.205.791VNĐ/ mũi. Bảng giá được áp dụng từ năm 2021.

 lịch tiêm phòng cho bà bầu

 

 

 

2. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Viện Pasteur

Bảng giá tiêm phòng tại viện Pasteur TPHCM có mức giá dao động từ 95.000 – 1.415.000VNĐ/ mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 02/2022.

lịch tiêm phòng cho bà bầu ở trạm y tế

3. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, các mũi tiêm phòng có mức giá tùy vào gói đăng ký bán lẻ hay đặt mua theo yêu cầu. Nhìn chung, mức giá chỉ dao động từ 150.000 – 1.450.000VNĐ/mũi.

Bảng giá này áp dụng từ ngày 06/11/2021 đã bao gồm chi phí khám và tư vấn với Bác sĩ cũng như các tiện ích đi kèm.

bầu mấy tháng thì tiêm phòng

4. Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu – Trung tâm Y tế Quận 1

Tại Trung tâm Y tế Quận 1, bảng giá tiêm phòng cho bà bầu có mức giá các mũi tiêm dao động từ 72.890 – 947.993 VNĐ/mũi. Bảng giá này được áp dụng từ tháng 8/2020.

tiêm phòng khi mang thai

Hy vọng với những thông tin về bảng giá tiêm phòng cho bà bầu, MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc tiêm chủng khi mang thai. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe trong suốt thai kỳ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Lợi ích và cách nghe những bản nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái, giúp bé thông minh từ trong trứng

Nhạc bà bầu cho bé trai bé gái rất cần thiết cho thai kỳ. Trong quá trình mang thai, thói quen của mẹ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con và để tăng cường phát triển tế bào não mẹ bầu có thể cho thai nhi nghe những bản nhạc kích thích trí não.

Những lợi ích khi mẹ nghe nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái 

Theo một số nghiên cứu, khi mẹ nghe nhạc các tế bào não của mẹ sẽ tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi từ đó giúp tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.

Vì vậy nếu mẹ bầu thường xuyên nghe nhạc dành cho thai nhi thì em bé sinh ra cũng sẽ thông minh, lanh lợi, có trí nhớ tốt và phản xạ nhanh hơn.

Bên cạnh đó âm nhạc là một sợi dây vô hình giúp kết nối mẹ và bé, khi mẹ thường xuyên nghe nhạc dành cho bà bầu sẽ giúp bé cảm nhận được và gắn kết hơn với mẹ.

Đồng thời nhạc bà bầu dành cho bé trai, bé gái là những bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng, phù hợp với tất cả những ai muốn nghe nhạc để thư giãn. Vì vậy không chỉ giúp bé phát triển tốt hơn mà nghe nhạc cũng sẽ giúp mẹ giảm bớt đi sự căng thẳng, có tinh thần phấn chấn hơn.

nhạc bà bầu cho be trai
Nhạc êm dịu có tác dụng thư giãn cho cả mẹ và bé

Nhạc bà bầu cho bé nghe thế nào là đúng cách?

Từ tháng thứ 5 thai kỳ trở đi thai nhi đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài, kể cả tiếng bố mẹ trò chuyện với nhau, và đây là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé nghe nhạc bà bầu.

Khi mới bắt đầu mẹ chỉ nên cho bé nghe nhạc từ 5 – 12 phút mỗi lần, đến tháng thứ 6 thì tăng lên khoảng 20 phút, mỗi ngày nghe từ 1 đến 2 lần.

Khi chọn nhạc cho bé nghe, mẹ nên chọn những bản nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái có tiết tấu vừa phải, không nên quá nhanh vì nhạc nhanh, gấp sẽ làm bé hồi hộp, căng thẳng. 

Âm lượng cũng không được quá to và cũng không nên đột ngột tăng âm lượng từ nhỏ đến lớn sẽ khiến bé giật mình, hoảng hốt, sợ hãi. Nên điều chỉnh âm tần dưới 2000Hz, trong phạm vi 65 – 75 đề-xi-ben. ​​

nhạc bà bầu cho be trai
Từ 5 tháng trở đi bé đã có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài

Khi cho thai nhi nghe nhạc, nếu sử dụng loa ngoài mẹ bầu nên ngồi cách loa ít nhất 1 mét, còn nếu dùng tai nghe thì không nên áp sát vào bụng mà để cách da bụng khoảng 2cm và nên chọn loại tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo âm thanh không vượt quá mức cho phép.

Tuyệt đối không sử dụng điện thoại cho bé nghe nhạc vì sóng âm từ điện thoại phát ra sẽ gây hại cho bé. Mẹ cũng chỉ nên nghe những bản nhạc mình thích để cảm thấy thoải mái nhất, đừng ép bản thân nghe những bản nhạc mình không thích.

10 bản nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái 

Những bản nhạc có giai điệu du dương, nhịp nhàng, chẳng những giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần mà còn là lựa chọn hàng đầu giúp bé phát triển tốt nhất khi còn nằm trong bụng mẹ.

Những bản nhạc trữ tình, quê hương, những bài vè, đồng giao, nhạc thánh ca, nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng, nhạc thiếu nhi,… là những dòng nhạc thích hợp cho bé nghe khi còn trong bụng mẹ để giúp bé cảm nhận và nhạy bén hơn với thế giới bên ngoài.  

nhạc bà bầu cho be trai
Nhạc giao hưởng, thính phòng, quê hương là những bài nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái phù hợp nhất

Dưới đây là những bản nhạc gợi ý:

  • Baby (Mozart) – Ca khúc này có tiết tấu vui tươi rất tốt trong việc kích thích trí não của bé, đồng thời cũng giúp mẹ bầu suy nghĩ tích cực hơn.
  • From the New World (Antonin Dvorak) – Bài hát này giúp bé cân bằng cảm xúc, giữ bình tĩnh trong các tình huống, làm dịu tính nóng vội.
  • Vũ khúc chim quyên (Johan Emanuel Jonasson) – Thích hợp nghe vào buổi sáng để mẹ cảm thấy phấn chấn, yêu đời và có một ngày tràn đầy năng lượng.
  • Peter and the wolf (Sergey Prokofiev) –  m điệu mạnh mẽ rèn luyện sự cứng rắn và hoạt bát cho bé.
  • Peer gynt morning mood (Edvard Grieg) – Tiết tấu đa dạng, thích hợp nghe vào buổi sáng để đánh thức trí não của bé, giúp bé cảm nhận tốt hơn về cường độ âm thanh.
  • Kinderszenen (Robert Schumann) – Ca khúc mang âm điệu nhộn nhịp giúp bé cảm nhận sự tươi mới, mát mẻ của cuộc sống.
  • Tales from the Vienna Woods (Johann Strauss) – Bản nhạc này sẽ giúp tôi luyện sự linh hoạt, năng động và nhanh nhạy của bé.
  • Radetzky March (Johann Strauss) – Thanh âm mạnh mẽ, trào dâng, một ca khúc mang đến sức sống mãnh liệt cho bé.
  • Brahms’ Lullaby (Johannes Brahms) – Giai điệu nhẹ nhàng, du dương như lời ru của mẹ dành cho bé, bản nhạc này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
  • The four seasons (Antonio Vivaldi) – Ca khúc này mang đến bé sự cảm nhận nhiều hơn về thiên nhiên, đất trời, từ đó có cái nhìn tinh tế hơn và có xu hướng yêu thích cái đẹp, yêu thích nghệ thuật.

Khi được cho nghe những bản nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái, bé sẽ dần cảm thụ được âm thanh, tác động đến hệ thần kinh và từ đó kích thích khả năng phản xạ ngay khi còn ở trong trứng.

Ngoài giúp bé thông minh hơn, những bản nhạc cũng giúp tính cách của bé điềm tĩnh và biết kiềm chế hơn. Bên cạnh đó âm nhạc cũng là một cách giúp mẹ bầu thư giãn, giảm bớt những lo lắng, mệt mỏi trong quá trình mang thai!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Vitamin B12 cho bà bầu: Dưỡng chất quan trọng bị lãng quên

Vitamin B là một trong những vi chất quan trọng đối với bà bầu, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12. Bổ sung axit folic (vitamin B9) có thể được ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ đến 70%, đây là điều mẹ bầu nào cũng “thuộc nằm lòng”. Nhưng còn vai trò quan trọng của vitamin B12 cho bà bầu đối với sự phát triển và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi như thế nào thì mẹ có biết không? Cùng xem bài viết này để nắm bắt lại những điều còn chưa rõ mẹ nhé.

1. Vitamin B12 cho bà bầu hỗ trợ như thế nào trong thai kỳ?

Vitamin B12: Cobalamin

Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước. Nó có sẵn trong một số loại thực phẩm hoặc được bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng và thuốc kê đơn. Bởi vì vitamin B12 chứa khoáng chất coban, vậy nên các hợp chất có hoạt tính vitamin B12 được gọi chung là “cobalamin”. 

Vai trò của vitamin B12 trong thai kỳ

vitamin B12 cho bà bầu

Vitamin B12 rất quan trọng để duy trì sức khỏe hệ thần kinh của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, bổ sung vitamin B12 cho bà bầu có những vai trò quan trọng như:

  • Cần thiết cho sự hình thành ống thần kinh, phát triển trí não và cột sống của bé.
  • Cùng với Folate (B9), vitamin B12 cho bà bầu có tác dụng tạo ra quá trình tổng hợp DNA và các tế bào hồng cầu.
  • Hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của não, dây thần kinh và tế bào máu của bà bầu.
  • Vitamin B12 duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách làm giảm mức homocysteine ​​cao, yếu tố chính gây ra bệnh tim.
  • Giúp cải thiện năng lượng, tâm trạng và mức độ căng thẳng của mẹ bằng cách hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein.
  • Giúp duy trì hệ thống thần kinh trung ương bình thường và các chức năng thần kinh bằng cách điều chỉnh sự tổng hợp myelin và axit béo.

Bà bầu không nhận đủ vitamin B12 có sao không?

Mẹ có biết? Nồng độ vitamin B12 thấp khiến nguy cơ con bị dị tật ống thần kinh cao hơn gấp 2,3 lần so với bình thường?

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tình trạng thiếu hụt B12 là khá hiếm. Nhưng nếu mẹ gặp tình trạng này, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển chứng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Điều này tương tự với các vấn đề có thể do thiếu vitamin B9 (axit folic). Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 ở mẹ bầu (nếu ở mức thấp hơn 180 pg/L) có liên quan đến tỷ lệ sẩy thai sớm hơn gấp 9 lần so với tình trạng vitamin B12 đầy đủ.

Những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng này có thể bao gồm:

  • Thiếu não – tủy sống và não không hình thành đúng cách
  • Encephalocele – các phần của não bắt đầu đẩy ra ngoài
  • Nứt đốt sống – cột sống của em bé không hình thành chính xác
  • Tổn thương não có thể xảy ra trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm cách để ngăn chặn bất kỳ sự thiếu hụt vitamin B12.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 6 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi

2. Cách bổ sung vitamin B12 cho bà bầu hiệu quả

Liều lượng cho phụ nữ mang thai

Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ 2,6 mcg mỗi ngày.

Theo đó, những mẹ bầu có nồng độ vitamin B12 thấp hơn lượng này sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao hơn gấp 2,3 lần so với những phụ nữ khác.

Bổ sung vitamin B12 cho bà bầu rất quan trọng ở giai đoạn đầu tiên. Vì đây là khoảng thời gian mẹ hay bị nôn nghén nhiều. Mẹ có thể bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc uống thêm viên đa vi chất dành cho bà bầu.

Chế độ ăn uống giàu vitamin B12

vitamin B12 cho bà bầu

Vitamin B12 được tìm thấy trong các loại thực phẩm tự nhiên như:

Gan và thận động vật

  • Thịt nội tạng là một số loại thực phẩm bổ dưỡng trên thị trường. Gan và thận, đặc biệt là từ thịt cừu, rất giàu vitamin B12 cho bà bầu.
  • Một khẩu phần gan cừu 100 gram cung cấp gần 150mcg vitamin B12 hằng ngày.
  • Gan bò, gan bê và thận cừu chứa khoảng 72mcg trên mỗi khẩu phần 100 gram.

Thịt bò

Thịt bò là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12. Một khẩu phần thịt bò 100 gram chứa khoảng 5,9 mcg vitamin B12. Ngoài ra, thịt bò dạng bít tết có chứa một lượng vitamin B2, B3 và B6, cũng như selen và kẽm. Đây là loại thực phẩm không thể bỏ qua khi bổ sung vitamin B12 cho bà bầu. Hàm lượng vitamin B12 cao hơn nếu thịt bò được nướng thay vì chiên. Điều này giúp bảo toàn hàm lượng vitamin B12 có trong thịt.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vitamin B2 có tác dụng gì đối với thai kỳ? Cách dùng vitamin B2 cho bà bầu

Ngao

  • Ngao là một nguồn protein nạc và chứa hàm lượng vitamin B12 rất cao. 100 gram ngao có chứa tới 99 mcg vitamin B12.
  •  Ngao cũng đã được chứng minh là một nguồn chất chống oxy hóa tốt. Điều thú vị là nước luộc ngao cũng chứa nhiều vitamin B12. 

Cá mòi

  • Cá mòi là loại thực phẩm siêu bổ dưỡng vì chúng chứa hầu như mọi chất dinh dưỡng với lượng tốt.
  • Một chén (150 gram) cá mòi ráo nước cung cấp 12mcg vitamin B12 cho cơ thể.
  • Hơn nữa, cá mòi là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cá ngừ

cá ngừ giàu vitamin B12

  • Ăn gì để bổ sung vitamin B12 cho bà bầu? Cá ngừ chứa hàm lượng vitamin B12 cao, đặc biệt là ở các cơ ngay dưới da, được gọi là cơ sẫm màu.
  • Một khẩu phần cá ngừ nấu chín 100 gram chứa cung cấp 10,9 mcg vitamin B12 vitamin B12.
  • Cùng một khẩu phần này cũng chứa một lượng lớn protein nạc, phốt pho, selen và vitamin A và B3.

Ngũ cốc tăng cường

  • Nguồn vitamin B12 này có thể hoạt động tốt cho người ăn chay và ăn chay trường, vì nó được tạo ra tổng hợp và không có nguồn gốc từ động vật.
  • Ngũ cốc tăng cường có thể là một nguồn cung cấp vitamin B, đặc biệt là B12. Nó cũng chứa vitamin B6 và một lượng vitamin A, folate và sắt. 
  • Ăn 1 cốc (240ml) ngũ cốc tăng cường, mẹ bầu bổ sung được 4,8 mcg vitamin B12.
  • Mẹ lưu ý chọn nhãn hiệu ít đường bổ sung sẽ tốt hơn cho sức khỏe nhé.

Cá hồi – Nguồn vitamin B12 cho bà bầu đồi dào

nguồn vitamin B12
Cá hồi – Nguồn vitamin B12 cho bà bầu đồi dào.
  • Cá hồi được coi là một trong những loài cá lành mạnh nhất.
  • Loài cá này là một nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh và vitamin B tuyệt vời.
  • Một khẩu phần cá hồi phi lê nặng 100 gram cung cấp khoảng 7,5mcg vitamin B12 và 1.171 mcg axit béo omega-3.

Sữa không bổ sung dinh dưỡng

  • Mặc dù đậu nành, hạnh nhân và sữa gạo không có nhiều vitamin B12 một cách tự nhiên, nhưng chúng thường được tăng cường, làm cho chúng trở thành một nguồn tuyệt vời của loại vitamin này.
  • Một cốc sữa đậu nành (240ml) có thể cung cấp tới 2,1 mcg vitamin B12 cho mẹ bầu.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát là nguồn cung cấp protein dồi dào và một số loại vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin B12.
  • Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể hấp thụ vitamin B12 từ các sản phẩm từ sữa tốt hơn vitamin B12 trong thịt bò, cá hoặc trứng.

Trứng

  • Trứng là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh và vitamin B tuyệt vời, đặc biệt là B2 và B12.
  • Hai quả trứng lớn (100 gram) chứa 1,1 mcg vitamin B12
  • Ngoài việc nhận được một lượng vitamin B12, trứng còn cung cấp  vitamin D cho cơ thể. Mẹ nên thêm loại thực phẩm quen thuộc này vào danh sách bổ sung vitamin B12 cho bà bầu nhé.

Các dạng bổ sung khác

Khi gặp tình trạng khó hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm, mẹ có thể cân nhắc những sản phẩm bổ sung vitamin B12 ở dạng khác.

Vitamin B12 có sẵn trong các chất bổ sung đa sinh tố/khoáng chất với mức từ 5 đến 25 mcg. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B12 cao hơn, từ 50–500 mcg, được tìm thấy trong các chất bổ sung tổng hợp có chứa các vitamin B-complex. 

Trong các chất chỉ bổ sung vitamin B12 cho bà bầu chứa khoảng 500–1.000 mcg. Ngoài các chất bổ sung qua đường uống, vitamin B12 có ở dạng chế phẩm ngậm dưới lưỡi dưới dạng viên nén hoặc viên ngậm.

Vitamin B12, dưới dạng cyanocobalamin và hydroxocobalamin, có thể được dùng qua đường tiêm như một loại thuốc kê đơn. Vitamin B12 cũng có sẵn dưới dạng gel xịt mũi theo toa. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy sinh khả dụng khi dùng đường mũi tương tự như liều uống.

[inline_article id=285543]

3. Tác dụng phụ và độc tính

Vitamin B12 cho bà bầu có tác dụng phụ nào không? Mẹ cần biết, chỉ một tỷ lệ nhỏ vitamin B12 có thể được hấp thụ qua đường tiêu hóa. Lượng hấp thụ phụ thuộc vào việc sản xuất các yếu tố nội tại trong dạ dày.

Vì vậy, hầu như không có tác dụng phụ nào liên quan đến việc hấp thụ nhiều vitamin B12. Mức ăn vào có thể chấp nhận được chưa được thiết lập.

Vitamin B12 có khả năng tương tác với một số loại thuốc. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến mức vitamin B12 như Thuốc ức chế axit dạ dày hoặc Metformin. Vì thế, khi bổ sung vitamin B12 cho bà bầu, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng sao cho hiệu quả nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Vitamin D cho bà bầu cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi, bổ sung sao cho đúng?

Bổ sung vitamin cho phụ nữ mang thai là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng. Bởi vì việc thiếu hụt hay dư thừa dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Một trong số các vi chất cần thiết cho mẹ bầu là vitamin D. Làm thế nào để bổ sung vitamin D cho bà bầu đúng cách là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. 

1. Vitamin D là gì?

a) Vai trò của vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin steroid từ một nhóm prohormone hòa tan trong chất béo. Hai loại vitamin có lợi cho cơ thể là Ergocalciferol (Vitamin D2) và Cholecalciferol (Vitamin D3). Trong đó Vitamin D3 được tổng hợp khi có sự tiếp xúc giữa da và mặt trời.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của vitamin D trong việc:

  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch 
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho
  • Cải thiện sức khỏe của xương
  • Giúp cơ, tim phổi và não hoạt động khỏe mạnh

Nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh tự miễn dịch, bệnh thần kinh, kháng insulin và bệnh tim mạch.

Với những lợi ích mà nó mang lại cho cơ thể, vitamin D nằm trong danh sách những loại vitamin cần thiết cho bà bầu cần bổ sung trong 9 tháng thai kỳ. Lợi ích nhằm đảm bảo xương con chắc khỏe từ khi còn trong bụng mẹ.

b) Tác hại khi bà bầu không đủ lượng vitamin D cần thiết

Một số ảnh hưởng được ghi nhận do sự thiếu hụt vitamin D cho bà bầu bao gồm:

Đối với thai nhi, vitamin D giúp thúc đẩy hoạt động và bài tiết Insulin, điều hòa miễn dịch và phát triển phổi. Do đó, nó có khả năng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong quá trình phát triển của thai nhi. Nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân. 

Việc thiếu hụt vitamin D nhận từ cơ thể mẹ gây ra cho thai nhi các tình trạng dị tật như:

  • Chậm phát triển đỉnh sọ 
  • Chậm mở rộng kích thước sọ và thóp 
  • Xương bị mềm do còi xương

>>> Mẹ có thể quan tâm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

vitamin d cho bà bầu
Khi mang thai, nhu cầu vitamin d cho bà bầu tăng cao, mẹ cần lưu ý bổ sung đủ vi chất này cho sự phát triển của thai nhi nhé.

2. Nhu cầu vitamin D cho bà bầu

Nhu cầu vitamin D của mẹ cao hơn trong thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mức vitamin D 1,25-dihydroxy cao hơn bình thường.  Sự gia tăng sinh lý của chất chuyển hóa có hoạt tính chỉ ra tầm quan trọng của vitamin D trong thai kỳ.

Theo khuyến nghị, liều lượng vitamin D cho bà bầu là 15 microgram (mcg), tương đương 600IU mỗi ngày. Nghiên cứu khẳng định vitamin D ở mức này an toàn cho cả mẹ và bé. 

 3. Cơ thể mẹ hấp thụ vitamin D bằng cách nào?

Thông qua ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời được xem là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên nên rất an toàn. Mẹ nên tiếp xúc  cánh tay, mặt và chân với ánh nắng từ 5-10 phút/lần, 2 hoặc 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, một số lưu ý khi bổ sung vitamin D cho bà bầu thông qua việc tắm nắng mà mẹ bầu nên nhớ là:

  • Nên để các vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì tia UV-B không thể xuyên qua lớp áo quần hoặc kem chống nắng.
  • Nên đội mũ, đeo kính râm để bảo vệ đầu khỏi tác hại của ánh nắng.
  • Không nên tiếp xúc quá lâu vì có thể gây ra một vài ảnh hưởng không tốt cho da và cơ thể như là: say nắng, cháy nắng, tổn thương mắt, lão hóa da, ung thư da,…

Bổ sung vitamin D cho bà bầu qua vitamin tổng hợp

Có hai dạng chính khi bổ sung vitamin D cho bà bầu. 

  • Ergocalciferol là dạng vitamin D dành cho người ăn chay
  • Cholecalciferol là dạng có nguồn gốc động vật, thường có nguồn gốc từ dầu gan cá hoặc cừu.

Dạng cholecalciferol là dạng dễ hấp thu và sử dụng nhất cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn chay trường có thể chọn dạng ergocalciferol.

Hầu hết các viên uống vitamin tổng hợp cho mẹ bầu đều có chứa vitamin D, do đó mẹ bầu có thể an tâm việc cung cấp đủ vi chất này cho cơ thể và thai nhi.

Trong trường hợp mẹ chỉ có nhu cầu bổ sung vitamin D3 đơn chất, mẹ có thể tham khảo sản phẩm Nordic Naturals Vitamin D3 có chứa đến 1000 IU vitamin D3 trong mỗi gel mềm. Vitamin D3 của sản phẩm ở dạng cholecalciferol dạng tự nhiên từ dầu ô-liu hữu cơ nguyên chất nên dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. 

Mẹ bầu nên nhớ khi có nhu cầu bổ sung vitamin tổng hợp cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

bổ sung vitamin d cho bà bầu
Mẹ bầu hấp thu vitamin D an toàn thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Vitamin D uống lúc nào

Vitamin D là một loại vitamin tan tốt trong chất béo. Các chuyên gia cho biết thêm, vitamin D không tan trong nước và chỉ hấp thụ trong máu một cách tốt nhất khi được kết hợp với thực phẩm giàu chất béo. Do đó, vitamin D được khuyến cáo nên bổ sung đồng thời trong bữa ăn để tối đa sự sự hấp thu cho mẹ bầu.

Bổ sung vitamin D cho bà bầu thông qua chế độ ăn uống

Ngoài những phương pháp trên, hãy bổ sung thêm vitamin D bằng việc tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin D. Mặc dù không được tìm thấy với một lượng lớn vitamin D trong thực phẩm, phương pháp này vẫn là lựa chọn tuyệt vời và an toàn cho phụ nữ mang thai.

[inline_article id=192785]

4. Những thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu

Để không bị thiếu hụt vitamin D, mẹ bầu cần cân nhắc đưa vào thực đơn hằng ngày của mình các loại thực phẩm dưới đây để bổ sung vitamin D cho bà bầu như:

  • 90 g cá da trơn nấu chín chứa tương đương 570 IU vitamin D;
  • 100 g cá hồi nấu chín chứa tương đương 360 IU;
  • 100 g cá thu nấu chín chứa tương đương 345 IU;
  • 50 g cá mòi đóng hộp để ráo nước chứa tương đương 250 IU;
  • 240 ml sữa tăng cường vitamin D chứa tương đương 100 IU;
  • 240 ml nước cam chứa tương đương 100 IU;
  • 240 ml sữa tách kem chứa tương đương 98 IU;
  • 15g bơ thực vật chứa tương đương 60 IU;
  • 240g ngũ cốc ăn liền chứa tương đương 40 IU;
  • 1 lòng đỏ trứng chứa tương đương 20 IU.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về việc bổ sung Vitamin D cho bà bầu. Hi vọng mẹ đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Vitamin D đối với cơ thể mẹ và sự phát triển của bé. Từ đó, mẹ cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thử tiểu đường thai kỳ (OGTT): thời điểm và quy trình thực hiện

Quá trình mang thai chứa rất nhiều nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó điển hình là chứng tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng khi không được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì lý do đó, mỗi thai phụ cần thực hiện thử tiểu đường thai kỳ khi đến thời điểm nhằm hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản.

Thử tiểu đường thai kỳ là gì? (OGTT)

Thử tiểu đường thai kỳ  (hay còn gọi là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ-OGTT) là một phương pháp giúp tầm soát bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai ở giai đoạn sớm.

Xét nghiệm được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các thai phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần.

Thử tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện vào buổi sáng khi thai phụ chưa ăn uống gì hoặc sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Các sản phụ sẽ được dặn dò ba ngày trước đó vẫn ăn chế độ tinh bột như bình thường.

Thử tiểu thai kỳ thực hiện khi nào?

Thời điểm thử tiểu đường thai kỳ tốt nhất được khuyến cáo là trong giai đoạn mang thai từ tuần 24 đến tuần thai 28. Những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến thời điểm thực hiện tầm soát tiểu đường thai kỳ phù hợp.

Thử tiểu đường thai kỳ
Thử tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe thai phụ

Ở lần khám thai đầu tiên các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ. bác sĩ sẽ thực hiện thử đường huyết bất kỳ  , nếu cho kết quả bất thường kèm với yếu tố nguy cơ sẽ được bác sĩ nội tiết tư vấn chế độ ăn để phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Và dù kết quả là bình thường hay bất thường, thai phụ vẫn sẽ được lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần tuổi.

-Trong trường hợp trong lần thử đường huyết lần khám thai đầu tiên , kết quả xét nghiệm chỉ ra bạn đã bị đái tháo đường từ trước đó, lúc này ban sẽ được kết luận luôn là đái tháo đường và sẽ không cần làm xét nghiệm OGTT.

Quy trình thử tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

Quy trình thử tiểu đường khi mang thai hiện nay thường được thực hiện theo phương pháp Chiến lược tiếp cận chẩn đoán 1 thì (one-step diagnostic approach) sử dụng test dung nạp 75 gramglucose (Oral Glucose Tolerance Test – OGTT):

.Cụ thể sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thai phụ sẽ được xét nghiệm glucose lúc đói. 
  • Bước 2: uống glucose 75g  đo đường huyết tại thời điểm 1 giờ sau khi uống đường. Bước 3: Lấy máu sau khi uống 2 giờ
Thử tiểu đường thai kỳ
Đường huyết ổn định cho bạn thai kỳ an toàn khỏe mạnh

Thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu có ít nhất 2 chỉ số vượt hoặc bằng các ngưỡng sau đây:

Thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu có ít nhất 1  chỉ số vượt hoặc bằng các ngưỡng sau đây:

Lúc đói ≥ 5.1 mmol/L( 92 mg/dL) và/hoặc 1 giờ sau ≥ 10.0 mmol/L(180 mg/dL) và/hoặc 2 giờ sau ≥ 8.5 mmol/L(153 mg/dL)

Những lưu ý cần như khi đi thử đái tháo đường thai kỳ

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống an toàn cho tất cả thai phụ khi thực hiện thử tiểu đường thai kỳ, Tuy nhiên, một số điều mẹ bầu có thể sẽ cần phải lưu ý một số điều khi thực hiện nghiệm pháp này đó là:

  • Một số thai phụ có thể sẽ có cảm giác buồn nôn khi uống dung dịch đường glucose. Tuy nhiên hoàn toàn không có hại gì và bắt buộc sẽ trải qua nếu muốn làm xét nghiệm.
  • Trong các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường phải nhịn đói nên mẹ bầu có thể mang theo một ít bánh ngọt để ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng.
  • Mẹ bầu nên mang theo ít sách, báo máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong lúc chờ đợi giữa các lần xét nghiệm.
  • Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bình thường. Không nên đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Khi thực hiện thử tiểu đường thai kỳ có người thân đi cùng ,vì khi nhịn đói quá lâu mẹ bầu có thể bị choáng, mệt mỏi.
  • Thai phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.
  • Kết quả xét nghiệm có thể có sai số nên bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ xét nghiệm lại vào các tuần sau của thai kỳ.
Thử tiểu đường thai kỳ
Thử tiểu đường khá đơn giản và cho kết quả chính xác cao

Những thai phụ nên chủ động thử tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ đặc biệt quan trọng và cần thiết với những thai phụ sau đây:

  • Mẹ bầu mang thai khi lớn hơn 40 tuổi
  • Mẹ bầu bị béo phì (BMI) lớn hơn 25
  • Mẹ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước
  • Có tiền sử sinh con nặng ký hơn 4kg
  • Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do
  • Tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bị rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroids, thuốc kháng virus, hoặc nhiễm HIV…

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà các mẹ bầu nên đặc biệt quan tâm và nên tiến hành thử tiểu đường thai kỳ khi đến thời điểm hoặc bản thân nằm trong nhóm nguy cơ cao.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính là biện pháp an toàn và duy nhất giúp mẹ bầu phát hiện sớm tình trạng bệnh để có thể chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh nếu có.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.

Hơn nữa, thói quen uống trà sữa đã duy trì từ nhiều năm liền đến khi có bầu không biết thế nào. Đừng lo nhé, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp ngay cho bạn trong bài viết này.

Trà sữa có lợi cho sức khỏe không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu có được uống trà sữa không, chúng ta cần biết thức uống này tốt hay hại cho sức khỏe.  Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là thức uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp hai loại đồ uống này với nhau kèm chất phụ gia để tạo độ ngọt thì lợi ích của trà và sữa sẽ bị hủy hoại.

Trà sữa thơm ngon là nhờ hương liệu thực phẩm. Hoặc sử dụng bởi các loại trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, trân châu trong trà sữa được làm từ tinh bột sắn, tinh bột lọc, chủ yếu là đường và phụ liệu nên chứa rất ít chất xơ và protein.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong trà sữa cực kỳ thấp nhưng năng lượng lại rất dồi dào. Thành phần kem béo trong sữa đặc có chứa rất ít vitamin và khoáng chất nhưng lại chứa nhiều loại thực vật hydro hóa. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu,…

>>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thai kỳ?

 bà bầu có được uống trà sữa không
Bà bầu có được uống trà sữa không?

Bà bầu có được uống trà sữa không?

Bà bầu có được uống trà sữa không? Câu trả lời là CÓ. Vì các bác sĩ sản phụ khoa của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng; việc tiêu thụ một lượng caffeine ở mức vừa phải sẽ không liên quan đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang bầu. Lượng caffeine mẹ có thể tiêu thụ trong một ngày dưới 200mg thì không có vấn đề gì cả.

Cho nên Bà bầu có được uống trà sữa không? Một cốc trà sữa khoảng 500ml có chứa trung bình từ 130 – 140mg caffeine. Nếu không uống quá nhiều và không uống kèm các loại đồ uống có chứa caffeine khác thì việc uống trà không gây hại đến mẹ và bé.

Tuy nhiên, thông tin này chỉ đúng khi mẹ uống trà sữa đảm bảo nguồn gốc. Các thành phần trong trà sữa như trân châu và siro cũng thế. Dù trân châu và siro là pudding an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ thì điều đó chưa hẳn.

Một điều đáng quan tâm khác nữa là trong trà sữa có hàm lượng đường cực kỳ cao. Cả đường, siro và trân châu có trong trà sữa có thể cung cấp cho mẹ bầu rất nhiều calo. Hoặc vô cùng vô cùng ít hoặc không chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.

Một cốc trà sữa trân châu cung cấp khoảng 340 calo cho người dùng. Nếu muốn uống trà sữa, mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể để không tăng cân quá nhanh trong thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi; đặc biệt là trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ.

[key-takeaways title=””]

Bà bầu có được uống trà sữa không? Thực tế, việc bà bầu có được uống trà sữa không, câu trả lời là có nhưng không nên. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều thức uống lành mạnh khác tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi như nước ép trái cây, sữa tươi không đường, trà gừng,..

[/key-takeaways]

>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Tác hại của việc uống quá nhiều trà sữa trong thai kỳ

Chúng ta đã biết bà bầu có được uống trà sữa không, và đây là những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa trong suốt quá trình mang thai:

1. Hấp thụ nhiều đường dễ gây béo phì và tiểu đường thai kỳ

Bà bầu có được uống trà sữa không? 1 ly trà sữa 473ml có chứa từ 34 – 45g đường tùy loại. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 25g trong một ngày. Như vậy, lượng đường trong một ly trà sữa 50ml cao gấp 2 đến 3 lần lượng đường cần thiết cho cơ thể.

Khi cơ thể hấp thụ nhiều đường khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin để kích thích cơ thể lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ thừa. Từ đó, gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường sẽ làm da mẹ bầu lão hóa nhanh hơn. Đường gắn vào các protein trong cơ thể làm đứt gãy các mô liên kết collagen và elastin trong da gây lão hóa sớm khiến da nhăn nheo chảy xệ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước rau má có tốt không? Lạm dụng ắt gây hại!

2. Bà bầu có được uống trà sữa không? Giảm lượng nước nạp vào cơ thể

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường bị nóng lên và cần bổ sung rất nhiều nước, nhiều hơn mức bình thường. Hôm nào mẹ bầu uống khoảng 2 ly trà sữa thì có gần 100ml trà sữa được nạp vào cơ thể, chỉ còn 1000ml còn lại là nước lọc tinh khiết.

Trà sữa không thể thay thế cho nước lọc. Cho nên, muốn cơ thể vận hành êm ái và lưu trữ được lượng enzim dồi dào trong dạ dày, bạn nên uống nhiều nước tinh khiết và hạn chế tối đa trà sữa.

bà bầu có được uống trà sữa không
Uống nước lọc giúp cơ thể mẹ tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu

3. Dễ gây nên tình trạng thiếu sắt

Bà bầu có được uống trà sữa không? Bà bầu uống nhiều trà sữa dễ bị thiếu sắt trong quá trình mang thai. Bởi các acid béo trong trà sữa sẽ ức chế hoạt động của các acid trong dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Do đó việc uống trà sữa thường xuyên sẽ làm mẹ bầu thiếu dinh dưỡng và thiếu sắt. Dẫn đến tình trạng cơ thể dễ mệt mỏi hơn, dễ tụt huyết áp, về lâu về dài dễ gây suy nhược cơ thể.

[inline_article id=79010]

Bà bầu có được uống trà sữa không? Bạn được uống nhưng hãy uống một cách có kiểm soát hoặc kiêng uống trà sữa trong khi mang thai để có một thai kỳ trọn vẹn. Sinh con xong, mẹ uống bù sau vẫn được mà!